Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

(Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 128 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

............/..........

............/..........

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NƠNG ĐÌNH THÉP

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG
TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHỐNG
SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI - 2020

i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

............/..........

............/..........


HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NƠNG ĐÌNH THÉP

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG
TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHỐNG
SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

Mã số: 8 34 04 03

Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Thị Cường

HÀ NỘI - 2020

ii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đề tài "Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn” là cơng
trình nghiên cứu khoa học của riêng tơi. Các số liệu, kết quả nêu trong
Luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ
theo quy định.
Tác giả

Nơng Đình Thép


i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ tận tình của các Thầy, Cơ tại Học viện Hành chính Quốc gia và của
các Sở, Ban, ngành tỉnh Bắc Kạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo và bạn bè đồng
nghiệp đã dành sự quan tâm giúp đỡ tận tình trong suốt 02 năm qua.
Đặc biệt tơi xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn khoa học của Cơ giáo,
Tiến sĩ Hồng Thị Cường đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong q trình
hồn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày ….. tháng .... năm 2020
Tác giả

Nơng Đình Thép

ii


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài luận văn.......................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn .................................... 2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn .......................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn .......................................... 4
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn...................... 4

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ................................................... 6
7. Kết cấu của luận văn .................................................................................. 6
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ
MƠI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHỐNG SẢN . 7
1.1. Cơ sở lý luận về bảo vệ mơi trường trong hoạt động khống sản....... 7
1.1.1. Khái niệm về khống sản, bảo vệ mơi trường trong hoạt động khai thác
khoáng sản ..................................................................................................... 7
1.1.2. Đặc điểm của bảo vệ mơi trường trong hoạt động khai thác khống sản9
1.2. Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác
khống sản .................................................................................................. 12
1.2.1. Vai trị của quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong hoạt động
khai thác khoáng sản .................................................................................... 12
1.2.2. Các yếu tố tác động quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong hoạt
động khai thác khoáng sản ........................................................................... 13
1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai
thác khống sản ............................................................................................ 16
1.2.4. Cơng cụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai
thác khoáng sản ............................................................................................ 17
1.3. Các hoạt động khai thác khống sản tác động đến mơi trường ........ 21
1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong hoạt

iii


động khai thác khoáng sản ........................................................................ 22
1.4.1. Tỉnh Cao Bằng ................................................................................... 22
1.4.2. Tỉnh Thái Nguyên............................................................................... 26
1.4.3. Bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Bắc Kạn ......................................... 32
Tiểu kết chương 1 ....................................................................................... 34
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ MƠI

TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHỐNG SẢN TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN ....................................................................... 35
2.1. Khái quát về tỉnh Bắc Kạn .................................................................. 35
2.1.1. Vị trí địa lý, địa hình........................................................................... 35
2.1.2. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 36
2.1.3. Các yếu tố kinh tế - xã hội .................................................................. 40
2.2. Tình hình hoạt động khai thác khống sản tác động đến mơi trường
..................................................................................................................... 43
2.2.1. Thực trạng hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn 43
2.2.2. Thực trạng bảo vệ mơi trường trong hoạt động khai thác khống sản . 47
2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về bảo vệ mơi trường trong hoạt động
khai thác khống sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ..................................... 49
2.3.1. Hệ thống quản lý nhà nước về môi trường trong hoạt động khai thác
khống sản ................................................................................................... 49
2.3.2. Thực hiện chiến lược, chính sách và kế hoạch bảo vệ môi trường ...... 52
2.3.3. Về quan trắc và kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường trong hoạt động khai
thác khống sản ............................................................................................ 54
2.3.4. Giám sát mơi trường ........................................................................... 58
2.3.5. Công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường ....................... 60
2.3.6. Sử dụng công cụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong hoạt
động khai thác khoáng sản ........................................................................... 60
2.4. Đánh giá việc thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong

iv


hoạt động khai thác khoáng sản ................................................................ 70
2.4.1. Kết quả đạt được................................................................................. 70
2.4.2. Yếu kém ............................................................................................. 73
2.4.3. Nguyên nhân yếu kém ........................................................................ 75

2.4.4. Những vấn đề đặt ra trong quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong
hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ........................... 77
Tiểu kết chương 2 ....................................................................................... 81
Chương 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI
THÁC KHỐNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN ................... 82
3.1. Quan điểm, mục tiêu quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong
hoạt động khai thác khoáng sản ................................................................ 82
3.1.1. Quan điểm .......................................................................................... 82
3.1.2. Mục tiêu ............................................................................................. 83
3.2. Căn cứ đề xuất giải pháp quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
trong hoạt động khai thác khoáng sản ...................................................... 84
3.2.1. Thực trạng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai
thác khoáng sản ............................................................................................ 84
3.2.2. Nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai
thác khoáng sản ............................................................................................ 85
3.3. Giải pháp cơ bản nhằm tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ mơi
trường trong hoạt động khai thác khống sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ... 89
3.3.1. Sắp xếp hợp lý công tác cán bộ quản lý bảo vệ môi trường ................ 89
3.3.2. Tăng cường vai trò, nhiệm vụ của cơ quan chuyên môn ..................... 90
3.3.3. Nâng cao năng lực cán bộ quản lý mơi trường về hoạt động khai thác
khống sản cấp tỉnh, huyện, xã ..................................................................... 92
3.3.4. Hoàn thiện các công cụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường hướng
tới phát triển bền vững ................................................................................. 93

v


3.3.5. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát ở địa phương ....................... 98
3.4. Kiến nghị thực hiện giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi

trường trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.................99
Tiểu kết chương 3 ..................................................................................... 102
KẾT LUẬN ............................................................................................... 103
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 105

vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BVTM
ĐTM

: Bảo vệ môi trường
: Báo cáo đánh giá tác động môi trường

HĐKTKS : Hoạt động khai thác khoáng sản
HĐND

: Hội đồng nhân dân

KT-XH

: Kinh tế - Xã hội

ƠNMT

: Ơ nhiễm mơi trường

QCVN


: Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam

QLNN

: Quản lý nhà nước

QPPL

: Quy phạm pháp luật

TNKS

: Tài nguyên khoáng sản

UBND

: Ủy ban nhân dân

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ hệ thống quản lý nhà nước về bảo vệ mơi trường ............... 50
Hình 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức, bộ máy của Sở Tài nguyên và Môi trường
tỉnh Bắc Kạn ................................................................................................ 51
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1: Số lượng điểm quan trắc định kỳ theo các thành phần môi trường 55
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ biến động Số lượng các điểm quan trắc môi trường .... 55


viii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn
Tỉnh Bắc Kạn được tái thành lập tỉnh từ ngày 01 tháng 7 năm 1997; là
một tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa vùng Đơng Bắc với có tổng diện tích
tự nhiên là 4.868,41 km2, tổng dân số của tỉnh là 313.905 người với 7 dân tộc
cùng sinh sống. Tỉnh Bắc Kạn có phía Đơng giáp tỉnh Lạng Sơn; phía Tây
giáp tỉnh Tuyên Quang; phía Nam giáp tỉnh Thái Nguyên; phía Bắc giáp
tỉnh Cao Bằng và có vị trí quan trọng về mặt an ninh quốc phòng. Tỉnh Bắc
Kạn được biết đến là tỉnh có “suối đãi vàng, có Hồ Ba Bể, có nàng áo xanh”,
đặc biệt Hồ Ba Bể được ghi nhận là một trong 20 hồ nước ngọt đẹp nhất thế
giới, được công nhận là Vườn di sản ASEAN và năm 2011 được UNESCO
công nhận Hồ Ba Bể là một vùng đất ngập nước có tầm quan trọng của thế
giới - là khu Ramsar thứ 3 của Việt Nam. Tỉnh Bắc Kạn còn được biết đến là
một tỉnh “xanh” đạt tỷ lệ che phủ lên đến 72,4% và là tỉnh có độ che phủ rừng
lớn nhất cả nước. Bắc Kạn được đánh giá là một trong những tỉnh có thế
mạnh, tiềm năng về khoáng sản, đến nay đã phát hiện 273 mỏ và điểm khoáng
sản với 24 loại khoáng sản khác nhau. Khoáng sản phân bố ở hầu hết các
huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh, trong đó nhiều khống sản có giá trị, như:
chì, kẽm, sắt, vàng tập trung nhiều ở khu vực huyện Chợ Đồn, Ngân Sơn, Pác
Nặm, Na Rì; đá vơi và cát sỏi làm vật liệu xây dựng thông thường tập trung
chủ yếu ở huyện Chợ Đồn, Na Rì, thành phố Bắc Kạn, huyện Chợ Mới.
Trong những năm qua, ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng
sản tỉnh Bắc Kạn được quan tâm đầu tư, phát triển đã đem lại nhiều nguồn lợi
trước mắt, động lực cho phát triển các ngành kinh tế khác và đóng góp đáng
kể cho ngân sách tỉnh so với các lĩnh vực khác, giai đoạn 2011 - 2018, tỷ lệ
đóng góp ngân sách từ hoạt động khống sản chiếm 40% tổng thu ngân sách.
Tuy nhiên, khoáng sản là một tài nguyên đặc biệt, không tái tạo được và

không phải là vơ tận; HĐKTKS có sự tác động xấu nhất định đến môi trường,
1


như: các sự cố sụt lún tại thị trấn Bằng Lũng và xã Bằng Lãng, vỡ đập chứa
bùn thải quặng đuôi mỏ sắt Bản Cuôn 1, xã Ngọc Phái (huyện Chợ Đồn),
xưởng tuyển luyện khống sản phát tán khói bụi gây ô nhiễm làm cây thông,
cây mỡ chết tại xã Bằng Vân (huyện Ngân Sơn), xã Bằng Lãng (huyện Chợ
Đồn), xã Cẩm Giàng, huyện Bạch Thông. Các sự cố môi trường xảy ra với tần
suất cao hơn, ảnh hưởng tới cảnh quan, môi trường, đất đai, môi trường nước,
đặc biệt đối với sức khỏe con người và gây bức xúc trong dư luận.
Cùng với xu phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng
sản và trên cơ sở các quy định của pháp luật về HĐKTKS, tỉnh Bắc Kạn đã
ban hành nhiều quy định, chính sách QLNN về khống sản, mơi trường, phê
duyệt Quy hoạch thăm dị, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh Bắc
Kạn giai đoạn 2010 - 2020, có xét đến năm 2025; Quy hoạch bảo vệ môi
trường tỉnh Bắc Kạn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 đã bước đầu
đề cập đến cơng tác bảo vệ mơi trường trong hoạt động khống sản. Tuy
nhiên, chủ yếu tập trung định hướng cho việc khai thác tài nguyên khoáng
sản, tăng sản lượng khai thác khoáng sản năm sau cao hơn năm trước và chưa
quan tâm đến vấn đề cạn kiệt tài nguyên khoáng sản, ơ nhiễm mơi trường từ
hoạt động khống sản, chưa có giải pháp căn cơ về công tác quản lý nhà nước
về bảo vệ mơi trường trong hoạt động khống sản.
Từ những bất cập, hạn chế nêu trên, để đánh giá thực trạng công tác
QLNN về BVMT trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh
Bắc Kạn và đề xuất các giải pháp quản lý BVMT hiệu quả hơn. Tác giả lựa
chọn Đề tài "Quản lý nhà nước trong hoạt động khai thác khoáng sản trên
địa bàn tỉnh Bắc Kạn" để làm luận văn tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Hiện nay, có khá nhiều cơng trình, đề án nghiên cứu về lĩnh vực BVMT

tại các địa phương, tại các làng nghề, khu cơng nghiệp, xử lý chất thải trong
đó đã đề cập về vấn đề gây ÔNMT từ hoạt động khai thác khoáng sản;
2


Đề tài khoa học "Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý tài
nguyên khoáng sản năng lượng Việt Nam và BVMT", "nghiên cứu, đề xuất
giải pháp hiệu quả nhằm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác”- Chủ nhiệm đề
tài: TS. Lại Hồng Thanh (Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản);
Bài viết kết quả nghiên cứu khoa học “BVMT trong khai thác khoáng
sản: Cần một giải pháp đồng bộ và lâu dài” - Tạp trí mơi trường của Bộ Tài
nguyên và Môi trường (Thạc sỹ Trần Trung Kiên);
QLNN về khai thác tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam của tác giả
Nguyễn Thị Hiệp;
Các nghiên cứu về thực trạng khai thác khoáng sản ở Việt Nam đồng
thời rà soát hệ thống văn bản QPPL của Việt Nam về khoáng sản (Luật
khoáng sản, Luật BVMT và các văn bản có liên quan); Trên cơ sở đó, đề xuất
những giải pháp, nội dung cơ bản để thực hiện tốt hơn cơng tác QLNN về tài
ngun khống sản, cũng như đảm bảo cơng tác BVMT trong HĐKTKS.
Các cơng trình nghiên cứu đề xuất bảo vệ môi trường trong HĐKTKS
trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn:
UBND tỉnh đã xây dựng và phê duyệt phê duyệt kế hoạch ngăn chặn
ngăn chặn, xử lý hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến khoáng sản, trái
phép gây hủy hoại môi trường trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn;
Đề án “Nâng cao hiệu quả quản lý Quy hoạch, thăm dò, khai thác, chế
biến, vận chuyển và tiêu thụ khoáng sản, chống thất thu ngân sách từ
HĐKTKS trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2017-2020”;
Quy định quản lý HĐKTKS trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; Quy hoạch thăm
dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2013 - 2020;
"Nghiên cứu ảnh hưởng của công nghệ khai thác các mỏ kim loại chì

kẽm Bắc Kạn đến mơi trường" (Thạc sĩ Nguyễn Phúc Đán).
Các chương trình, đề án, dự án đã đề cập nâng cao hiệu lực, hiệu quả
cơng tác quản lý HĐKTKS, góp phần thực hiện tác BVMT được tốt hơn.
3


Cho đến thời điểm chưa có nhiều cơng trình làm rõ QLNN về BVMT
trong HĐKTKS một cách hệ thống từ góc độ của quản lý cơng; đặc biệt tại
các địa phương có tiềm năng về khống sản như tỉnh Bắc Kạn. Tác giả lựa
chọn đề tài luận văn "Quản lý nhà nước về mơi trường trong hoạt động
khống sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn" với góc độ tiếp cận riêng và khơng bị
trùng lặp với các cơng trình đã công bố.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng căn cứ khoa học, đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản
quản lý nhà nước về BVMT trong HĐKTKS trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống cơ sở lý luận về QLNN đối với công tác BVMT trong
HĐKTKS;
Phân tích thực trạng QLNN về cơng tác BVMT trong HĐKTKS trên
địa bàn tỉnh Bắc Kạn;
Đề xuất giải pháp cơ bản QLNN về công tác BVMT trong HĐKTKS
trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Hoạt động QLNN về BVMT trong hoạt động khai thác khoáng sản trên
địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về thời gian: 2011-2020.
- Về không gian: Điều tra nghiên cứu thực trạng công tác QLNN về

BVMT trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Phương pháp luận:
Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận duy vật biện
4


chứng và duy vật lịch sử để xem xét vấn đề QLNN đối với BVMT nói chung
và BVMT trong HĐKTKS nói riêng. Vận dụng cơ sở lý luận của Chủ nghĩa
Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Pháp luật trong Quản lý công, Khoa học
QLNN về kinh tế, xã hội.
5.3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đây là phương pháp chủ yếu được sử
dụng để xây dựng cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn của luận văn. Thơng qua
phân tích các tài liệu chính thức và khơng chính thức, từ các tài liệu được
cơng bố, các báo cáo, thống kê của Tổng cục Địa chất Khoáng sản, Bộ Tài
nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, UBND tỉnh Bắc
Kạn, các bài viết trên các báo, tạp chí chun ngành và một số trang Website
có liên quan tới vấn đề QLNN về BVMT trong HĐKTKS;
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Trên cơ sở tìm hiểu các cơng trình
nghiên cứu, các tài liệu, các báo cáo để đưa ra những đánh giá, nhận định thực
trạng về quản lý nhà nước về công tác BVMT trong HĐKTKS trên địa bàn
tỉnh Bắc Kạn; chỉ rõ nguyên nhân và đề xuất giải pháp phát huy ưu điểm,
khắc phục khuyết điểm, hạn chế trong QLNN về BVMT trong HĐKTKS trên
địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
- Phương pháp thống kê: Tác giả đã tiến hành thống kê số liệu, văn bản
liên quan về HĐKTKS và QLNN về BVMT trong HĐKTKS của Chính phủ, Bộ
Tài nguyên Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Tổng cục Địa chất
Khoáng sản, UBND tỉnh Bắc Kạn và một số bài viết, báo cáo khoa học khác. Từ
đó phân tích thực trạng QLNN về BVMT trong HĐKTKS tỉnh Bắc Kạn.

- Phương pháp so sánh: Tác giả so sánh các thông tin, số liệu liên quan
tới vấn đề nghiên cứu để thấy được sự thay đổi trong công tác QLNN về
BVMT trong HĐKTKS tỉnh Bắc Kạn trong thời gian qua.
- Tác giả đã sử dụng nguồn số liệu thứ cấp, từ các kết quả:
Báo cáo và báo cáo khảo sát, của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản
5


Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng.
Báo cáo của UBND tỉnh Bắc Kạn về công tác bảo vệ môi trường giai
đoạn 2011-2015 và các năm: 2016, 2017, 2018.
Báo cáo của UBND tỉnh Bắc Kạn về cơng tác quản lý khống sản giải
đoạn 2011-2015 và các năm: 2016, 2017, 2018.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa thực tiễn
Góp phần hồn thiện các cơ chế, chính sách và đề xuất các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả công tác BVMT trong hoạt động khai thác khoáng
sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trong thời gian tới.
- Ý nghĩa khoa học
Hoàn thiện cơ sở lý luận QLNN về BVMT trong HĐKTKS;
Đánh giá hiện trạng hoạt động QLNN về BVMT trong HĐKTKS thời
gian qua.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu thành ba chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
trong hoạt động khai thác khoáng sản
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong hoạt
động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
Chương 3: Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ

môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

6


Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG
TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHỐNG SẢN
1.1. Cơ sở lý luận về bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản
1.1.1. Khái niệm về khoáng sản, bảo vệ mơi trường trong hoạt động
khai thác khống sản
a) Khống sản
Khống sản là khống vật, khống chất có ích được tích tụ tự nhiên ở
thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lịng đất, trên mặt đất, bao gồm cả
khống vật, khống chất ở bãi thải của mỏ. Theo tính chất của cơng dụng,
khống sản được chia ra làm bốn nhóm: Khống sản kim loại, khống sản phi
kim, khống sản nhiên liệu và khoáng sản nước.
HĐKTKS là các hoạt động thăm dị khống sản, khai thác khống sản
hoặc chế biến khống sản.
b) Bảo vệ mơi trường trong hoạt động khống sản
Môi trường là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác
nhau, vì vậy cũng có nhiều định nghĩa khác nhau về môi trường. Môi trường
sử dụng trong lĩnh vực quản lý là khái niệm được hiểu như là mối liên hệ
giữa con người và tự nhiên, trong đó mơi trường được hiểu như là những yếu
tố, hồn cảnh và điều kiện tự nhiên bao quanh con người.
Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác
động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật (Điều 3 Luật
BVMT năm 2014). Con người, sinh vật trở thành trung tâm trong mối quan hệ
với tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo. Môi trường được tạo thành bởi

vơ số các yếu tố vật chất, trong đó những yếu tố vật chất tự nhiên như đất,
nước, không khí, ánh sáng âm thanh, các hệ thực vật, hệ động vật có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng hơn cả. Những yếu tố này được coi là những thành phần
7


cơ bản của mơi trường. Chúng hình thành và phát triển theo những quy luật tự
nhiên vốn có và nằm ngoài khả năng quyết định của con người. Con người chỉ
có thể tác động tới chúng trong chừng mực nhất định. Bên cạnh những yếu tố
vật chất tự nhiên, môi trường còn bao gồm cả những yếu tố nhân tạo. Những
yếu tố này do con người tạo ra nhằm tác động tới các yếu tố thiên nhiên để
phục vụ cho nhu cầu của bản thân mình, như: khai thác, chế biến khống sản,
thủy điện, cơng trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật.
BVMT trong HĐKTKS có thể hiểu là những hoạt động cải thiện mơi
trường khi thực hiện khai thác khống sản nhằm giữ cho môi trường luôn trong
lành, cân bằng sinh thái, giảm thiểu và ngăn chặn suy thối, ơ nhiễm và sự cố
môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
* QLNN về BVMT trong HĐKTKS:
QLNN là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà
nước và sử dụng pháp luật nhà nước để điều chỉnh các hành vi của con người
trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà
nước thực hiện, nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của con người, duy trì sự
ổn định và phát triển của xã hội.
QLNN về môi trường xác định rõ chủ thể là Nhà nước, bằng chức
trách, nhiệm vụ và quyền hạn của mình đưa ra các biện pháp, luật pháp, chính
sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường
sống và phát triển bền vững KT-XH quốc gia.
QLNN về BVMT trong HĐKTKS là QLNN về mơi trường đối với các
hoạt động thăm dị, khai thác và chế biến khoáng sản; các tổ chức, cá nhân
HĐKTKS phải thực hiện các thủ tục hành chính và phải có biện pháp phịng

ngừa, ứng phó sự cố mơi trường, thực hiện các yêu cầu về bảo vệ, cải tạo và
phục hồi môi trường, như:
(1) Thu gom và xử lý nước thải theo quy định của pháp luật;
(2) Thu gom, xử lý chất thải rắn theo quy định về quản lý chất thải rắn;
8


(3) Tìm kiếm biện pháp ngăn ngừa, hạn chế việc phát tán bụi, khí thải
độc hại và tác động xấu khác đến môi trường xung quanh;
(4) Xây dựng kế hoạch cải tạo, phục hồi mơi trường cho tồn bộ q
trình thăm dị, khai thác, chế biến khống sản và tiến hành cải tạo, phục hồi
mơi trường trong q trình thăm dị, khai thác và chế biến khống sản;
(5) Ký quỹ phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật;
(6) Khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản phải đảm bảo tiết kiệm,
hiệu quả, đảm bảo sự hài hòa lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp, người dân
và mơi trường.
1.1.2. Đặc điểm của bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác
khống sản
Tác động mơi trường của hoạt động khai thác mỏ bao gồm: Xói mịn
biến đổi địa mạo, sụt lún đất, sạt lở taluy, mất đa dạng sinh học, ô nhiễm đất,
ô nhiễm và suy giảm nước ngầm, nước mặt do hóa chất từ chế biến quặng.
Trong nhiều trường hợp, rừng ở vùng lân cận còn bị chặt phá để lấy chỗ chứa
chất thải mỏ; phá bỏ rừng, thảm thực vật bóc lớp đất mặt màu mỡ để khai thác
khống sản. Bên cạnh việc hủy hoại mơi trường, ô nhiễm do hóa chất cũng
ảnh hưởng đến sức khỏe người dân địa phương, ở những vùng hoang vu, khai
khoáng có thể gây hủy hoại hoặc nhiễu loạn hệ sinh thái và sinh cảnh; cịn ở
nơi canh tác thì hủy hoại hoặc nhiễu loạn đất trồng cấy và đồng cỏ. BVMT là
yếu tố quan trọng phát triển trong chiến lược phát triển bền vững của mỗi
quốc gia. Các HĐKTKS đều có những ảnh hưởng nhất định đối với mơi
trường tự nhiên, cảnh quan khu vực khai thác thay đổi, môi trường nước mặt,

nước ngầm, đất, ngay cả môi trường không khí khu vực khai thác, lẫn các khu
vực lân cận, có thể bị nhiễm bẩn; BVMT trong hoạt động khai thác khoáng
sản cũng là một phần quan trọng trong tổng thể các hoạt động BVMT.
Khống sản có vai trị rất quan trọng và là nguồn nguyên liệu chính cho
nhiều ngành công nghiệp then chốt, phục vụ sinh hoạt và bảo vệ sức khỏe con
9


người. HĐKTKS góp phần quan trọng trong hoạt động xuất khẩu để thu ngoại
tệ, đối ứng để nhập khẩu một số hàng hóa phục vụ sản xuất, tiêu dùng trong
nước; Thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào HĐKTKS góp
phần phát triển kinh tế, xã hội; Tăng thu ngân sách quốc gia; Tạo việc làm
cho người lao động; Thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế khác phục vụ
HĐKTKS. Ngành cơng nghiệp khống sản là một ngành chiếm tỷ trọng cao
trong nền kinh tế; là sản phẩm xuất khẩu chính, đem lại nguồn thu ngân sách
lớn của nhiều quốc gia, điển hình như cơng nghiệp khai dầu mỏ ở các nước
Tây Á, thác đồng ở Chilê, công nghiệp than đá ở Ucraina, Bruei, Cooet,
Venezuela. HĐKTKS diễn ra rất sôi động, phức tạp và nguy cơ tác động đến
môi trường là rất lớn. BVMT trong HĐKTKS có các đặc điểm sau:
- Sự tác động đến mơi trường từ HĐKTKS là rất lớn và không thể tái
tạo đối với các khoáng sản sau khi được khai thác, sử dụng. Công tác BVMT
phải được quản lý chặt chẽ và trách nhiệm BVMT thuộc về cơ quan QLNN
có thẩm quyền và trách nhiệm các tổ chức, cá nhân tham gia HĐKTKS.
Nhà nước với tư cách là chủ thể quản lý mọi hoạt động của đời sống xã
hội, HĐKTKS theo sự định hướng, quy hoạch phát triển và cấp giấy phép
HĐKTKS; Nhà nước thiết lập và trao quyền cho các cơ quan thực hiện chức
năng QLNN về môi trường trong HĐKTKS. Trong phạm vi thẩm quyền được
giao, các cơ quan QLNN có trách nhiệm thực hiện các biện pháp nhằm quản
lý tốt công tác BVMT trong HĐKTKS.
Các tổ chức, cá nhân HĐKTKS là chủ thể, tác nhân trực tiếp gây ra

những tác động đến mơi trường, do đó các chủ thể này có trách nhiệm thực
hiện các biện pháp nhằm BVMT trong HĐKTKS; Trước khi thực hiện
HĐKTKS, tổ chức cá nhân phải lập các biện pháp BVMT theo quy định của
pháp luật và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- BVMT trong HĐKTKS được Nhà nước quy định cụ thể thơng qua
văn bản QPPL về BVMT nói chung và BVMT trong hoạt động khai thác
10


khống sản nói riêng; cũng như các quy định cụ thể về HĐKTKS, cấp phép
HĐKTKS, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc đăng ký kế
hoạch BVMT, phê duyệt phương án cải tạo và phục hồi môi trường trong hoạt
động khai thác khoáng sản và thanh tra, kiểm tra HĐKTKS đồng thời tổ chức
thực hiện BVMT trong HĐKTKS để phát hiện và xử lý kịp thời các nguy cơ
sự cố, vi phạm các quy định về BVMT.
- Tác động mơi trường trong HĐKTKS có phạm vi ảnh hưởng rộng vừa
trực tiếp, vừa gián tiếp đến môi trường; sự tác động rất phức tạp và có tác
động ảnh hưởng lâu dài đến môi trường. BVMT trong HĐKTKS cần phải
được thực hiện đồng bộ, khoa học, chặt chẽ và đồng bộ; ngoài sự quản lý trực
tiếp của Nhà nước, sự chấp hành công tác BVMT của các tổ chức, cá nhân
HĐKTKS thì cần có sự tham gia giám sát của Nhân dân.
- Quá trình BVMT diễn ra thường xuyên, liên tục kể cả thời gian lâu
dài sau khi kết thúc HĐKTKS; chi phí BVMT là rất lớn; cơng tác BVMT rất
phức tạp, khó khăn. BVMT trong HĐKTKS cần thiết phải có sự đầu tư về
kinh phí, khoa học kỹ thuật, nguồn lực có trình độ chun mơn. Đồng thời,
phải có sự phân cơng, phân phân cấp và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan
chuyên môn, giữa các cấp; cũng như sử dụng kết hợp nhiều biện pháp kinh tế,
chính trị, tuyên truyền, giáo dục, pháp lý trong hoạt động BVMT.
- Các hoạt động khai thác khống sản có nguy cơ gây ra nhiều tác động
xấu đến môi trường xung quanh; việc thực hiện công tác BVMT trong

HĐKTKS là rất cần thiết, quan trọng nhằm giảm thiểu tối đa sự tác động đến
cảnh quan và hình thái mơi trường; tích tụ hoặc phát tán chất thải rắn; làm ảnh
hưởng đến nguồn nước, ơ nhiễm nước, ơ nhiễm khơng khí, ô nhiễm đất; làm
ảnh hưởng đến đa dạng sinh học; gây tiếng ồn và chấn động; sự cố môi
trường; tác động đến cơng nghiệp nói chung; tác động đến kinh tế - xã hội;
gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và an toàn của người lao động.
11


- Việc thực hiện tốt công tác BVMT trong HĐKTKS chính là đảm bảo
sự phát triển bền vững và sử dụng có trách nhiệm, có hiệu quả tài ngun
khống sản tự nhiên. Có vai trị quan trọng đối với q trình phát triển kinh tế,
xã hội của mỗi quốc gia; giảm thiểu sự tác động xấu đến an toàn, an ninh trật
tự, giảm thiểu tệ nạn xã hội khu vực có khống sản.
- Khống sản là tài sản của quốc gia; khai thác, sử dụng, quản lý tốt tài
nguyên khoáng sản và đặc biệt thực hiện tốt việc bảo vệ tốt môi trường trong
HĐKTKS sẽ là động lực, nguồn vốn ban đầu để phát triển các ngành kinh tế
khác; xây dựng cơng trình phúc lợi xã hội tại địa phương có khống sản.
1.2. Quản lý nhà nước về bảo vệ mơi trường trong hoạt động khai
thác khống sản
1.2.1. Vai trị của quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong hoạt
động khai thác khống sản
- BVMT nói chung, BVMT trong HĐKTKS nói riêng là vấn đề chung
của xã hội, Nhà nước phải quản lý về cơng tác BVMT vì sự tồn tại và phát
triển của xã hội.
- Nhà nước bảo đảm khoáng sản được bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp
lý, tiết kiệm, hiệu quả, làm nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế, xã
hội; đồng thời, phải đảm bảo về công tác BVMT trong HĐKTKS.
- Nhà nước thực hiện định hướng, quy hoạch và xây dựng quy định của
pháp luật về HĐKTKS đảm bảo tính hiệu quả KT-XH và BVMT.

- Xây dựng tổ chức, bộ máy, đào tạo phát triển nguồn nhân lực thực
hiện nhiệm vụ QLNN về BVMT nói chung, BVMT trong HĐKTKS nói
riêng; đầu tư, khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực BVMT; hợp tác, chuyển giao
công nghệ nhằm phát triển xanh và BVMT.
- Đầu tư cơ sở vật chất sẵn sàng ứng phó, phịng ngừa với các sự cố
môi trường trong HĐKTKS; đầu tư trở lại cho các địa phương, người dân nơi
có HĐKTKS.
12


- Xây dựng hệ thống pháp luật về tài nguyên khoáng sản phải gắn với
các yêu cầu về BVMT trong hoạt động khai thác khoáng sản. Bên cạnh những
cơ chế quản lý nhằm đảm bảo sự kiểm soát của nhà nước đối với nguồn tài
nguyên khoáng sản và giám sát đối với q trình khai thác, chế biến khống
sản, pháp luật về khống sản nói riêng và pháp luật về mơi trường nói chung
đều có riêng những quy định về vấn đề BVMT trong hoạt động khai thác
khoáng sản.
- Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn QLNN về hoạt động
khai thác khoáng sản cho các cơ quan QLNN từ Trung ương đến địa phương.
- Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn, QCVN quốc gia về môi trường
ngày càng được hồn thiện. Hoạt động khai thác khống sản có tác động trực
tiếp đến các thành phần của mơi trường như nước, đất, khơng khí.
- Xây dựng, ban hành các chính sách pháp luật nhằm thúc đẩy kinh tế
hóa trong lĩnh vực khai thác khoáng ngày càng được áp dụng rộng rãi và
mang lại hiệu quả cao, góp phần nâng cao hiệu quả kiểm sốt ƠNMT và tăng
nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Trong đó, quy định các khoản thu từ
HĐKTKS, như: Thuế tài nguyên; Phí BVMT đối với khai thác khống sản;
Phí BVMT đối với chất thải rắn; Phí BVMT đối với nước thải. Đồng thời,
khuyến khích việc áp dụng khoa học công nghệ trong HĐKTKS để nâng cao
tính hiệu quả kinh tế và giảm thiểu tối đa đến môi trường.

- Định hướng, quy hoạch và xây dựng chiến lược thăm dò, khai thác, sử
dụng hợp lý tài ngun khống sản.
- Tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về
BVMT trong hoạt động khai thác khoáng sản.
1.2.2. Các yếu tố tác động quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
trong hoạt động khai thác khoáng sản
QLNN về BVMT trong HĐKTKS chịu sự tác động của nhiều yếu tố
ảnh hưởng, tác động chủ yếu như sau:
13


- Yếu tố chính trị: Chủ trương, đường lối của Đảng đóng vai trị định
hướng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động BVMT trong HĐKTKS. Quan
điểm của Đảng về BVMT thể hiện qua nhiều giai đoạn, ở nhiều chỉ thị, nghị
quyết của Đảng; điển hình như: Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về
BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, Nghị
quyết số 02-NQ/TW ngày 25/4/2011 của của Bộ Chính trị về định hướng
chiến lược khống sản và cơng nghiệp khai khống đến năm 2020 và tầm
nhìn đến năm 2030, Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Hội nghị
lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa XI về chủ động ứng phó với biến
đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT, Chương trình hành
động số 12-CTr/TU ngày 06/8/2013 của Tỉnh ủy Bắc Kạn về chương trình
hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung
ương (khóa XI) về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản
lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Các quan điểm của Đảng là cơ sở để tiếp
thu nhiều nguyên tắc BVMT mới “phát triển bền vững cơng nghiệp khai
khống gắn với BVMT và đảm bảo quốc phòng - an ninh" là những quan
điểm mới, thể hiện nhận thức mới về BVMT trong HĐKTKS.
Trên cơ sở văn bản của Trung ương, Tỉnh Bắc Kạn ban hành nhiều văn
bản về BVMT trong HĐKTKS, như: Chỉ thị số 08-CT/TU ngày 02/7/2012

của BTV Tỉnh ủy về ngăn chặn, xử lý hoạt động khai thác, vận chuyển, chế
biến khống sản trái phép gây hủy hoại mơi trường, Kết luật số 10-KL/TU
ngày 28/7/2017 của BTV Tỉnh ủy về việc tiếp tục lãnh đạo thực hiện có hiệu
quả việc ngăn chặn, xử lý hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến khống
sản trái phép gây hủy hoại mơi trường với nhiều giải pháp thực hiện công tác
BVMT trong HĐKTKS.
- Yếu tố pháp luật: Hệ thống pháp luật có tác động trực tiếp đến công
tác quản lý về môi trường trong HĐKTKS và việc ban hành các văn bản
QPPL phù hợp với thực tế của địa phương; hoạt động BVMT trong HĐKTKS
14


có phạm vi rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực như: Luật BVMT, Luật khoáng
sản, Luật đầu tư, Luật xây dựng, Luật bảo vệ và phát triển rừng nên việc cụ
thể hóa các văn bản pháp luật của Trung ương vào điều kiện thực tiễn của địa
phương là rất cần thiết; tuy nhiên, giữa các Luật còn nhiều bất cập, chồng
chéo, chưa thống nhất nên ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý, như:
Những hạn chế trong các quy định của thuế tài ngun, phí và lệ phí mơi
trường, quỹ môi trường, bộ chỉ thị môi trường của tỉnh, hướng dẫn các văn
bản pháp luật còn chưa được cụ thể và chi tiết.
- Yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội: Nhân tố này có ảnh hưởng lớn đến kết
quả QLNN. Áp lực về phát triển kinh tế, về thu ngân sách đã tác động không
nhỏ đến hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản, đặc biệt đối với tỉnh nghèo
như tỉnh Bắc Kạn; để đảm bảo kế hoạch, chỉ tiêu phát triển kinh tế đã đề ra
khi các ngành kinh tế khác phát triển thì việc tập trung khai thác khống sản
là một trong những lựa chọn khơng thể tránh khỏi sự tác động xấu đến môi
trường từ hoạt động khai thác khoáng sản, giảm hiệu lực QLNN về BVMT
trong HĐKTKS và chỉ chú trọng đến lợi ích kinh tế.
Về văn hóa, xã hội: Mỗi địa phương, vùng miền có các đặc thù của
nhóm dân cư, các tầng lớp trong xã hội, phong tục tập quán, điều kiện KT-XH

khác nhau. QLNN về BVMT trong HĐKTKS cần căn cứ trên thực tiễn này để
đưa ra những quyết định phù hợp nhất, như: Tỉnh Bắc Kạn hơn 80% là người
dân tộc thiểu số, trình độ học vấn ở mức độ trung bình, nhận thức của người
dân về BVMT cịn hạn chế; trong khi, các mỏ khoáng sản hầu hết nằm trong
các vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống nên hoạt động khai thác khống
sản gây tác động khơng nhỏ đến đời sống, văn hóa của người dân và thậm trí
phát sinh tệ nạn, mất trật tự an tồn xã hội. Các yếu tố văn hóa, xã hội như:
Tập tục, tập quán, văn hóa bản địa cũng có tác động lớn đến QLNN, như các
người dân tộc thiểu số sinh sống tại các làng bản miền núi từ bao đời nay,
việc chuyển đổi nghề là một q trình khó khăn, đòi hỏi sự nỗ lực của các cấp
quản lý trong thời gian dài.
15


×