Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.79 KB, 5 trang )
HỘP SƠ CỨU TẠI NHÀ
Hầu hết các nhà thuốc và siêu thị lớn cung cấp những hộp sơ cứu làm sẵn tại
nhà. Tuy vậy, bạn có thể tự lắp ghép một bộ sơ cứu cho chính bạn để phục vụ tốt nhất
cho nhu cầu gia đình của bạn.
CẤT GIỮ DỤNG CỤ SƠ CỨU
Dụng cụ nên được cất giữ trong hộp chống thấm nước, được dán nhãn rõ ràng
để dễ nhận biết. Biểu tượng của hộp sơ cứu châu Âu là sọc trắng trên nền xanh.
TRONG BỘ SƠ CỨU NÊN CÓ NHỮNG GÌ?
Hãy xem xét cẩn thận nhu cầu mà bạn phải có cho bộ sơ cứu ở nhà. Bộ sơ cứu
của bạn nên có những dụng cụ với công dụng sau:
· Xử trí những trường hợp chảy máu nhiều
· Đắp được vết thương và vết bỏng nhỏ
· Làm sạch được vết trày da và vết đứt nhỏ
· Nâng đỡ được căng bong gân và xương gãy
· Đắp được vết bỏng lớn
· Làm được băng ép lạnh
Thêm vào đó, bạn phải có những thuốc đối kháng trong hộp sơ cứu của bạn như
thuốc giảm đau và những thuốc dự phòng trong gia đình.
Số lượng mỗi loại dụng cụ sẽ tùy vào số người, lứa tuổi và hoạt động của
những người trong nhà. Trẻ con, ví dụ, thường có nhiều vết bầm dập, trày xướt nhỏ
trên cơ thể và do đó có lợi điểm từ những miếng dán với nhiều màu sắc. Lứa tuổi
thanh thiếu niên thích thể thao có thể dễ bị bong và trật gân hơn.
DỤNG CỤ CÓ THỂ CÓ
Gạc có kích thước nhỏ, trung bình và lớn.
Những cái này là những miếng xốp vô trùng với băng dán dính mà có thể được
dùng cầm máu chảy nhiều hoặc đắp lên những vết thương nhỏ.
Băng hình tam giác: Đây là những miếng có nhiều công dụng. Được gấp vào
trong miếng xốp, chúng có thể được dùng như một băng ép lạnh hoặc một miếng xốp
bao quanh vùng đau. Chúng có thể được dùng để đắp lên vết bỏng hoặc vết trày xướt
lớn hoặc nâng đỡ xương gãy. Xem băng hình tam giác