Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Tài liệu Đề tài " Lịch sử ra đời và bản chất tiền tệ " docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.97 KB, 8 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Tiền tệ có giá trị không phải vì nó có giá trị tự thân mà vì những gì tiền tệ có
thể trao đổi được. Giá trị của tiền là số lượng hàng hóa và dịch vụ mua được bằng
một đơn vị của tiền tệ, ví dụ số lượng hàng hóa và dịch vụ mua được bằng một
Dollar. Nói cách khác giá trị của tiền là nghịch đảo của giá cả hàng hóa.
Các ngân hàng quốc gia thường theo đuổi một mục đích thực tế và cố định
khi điều chỉnh lượng tiền. Mục đích này thường là bình ổn giá, tức là chống lại lạm
phát. Để có thể giới hạn tỷ lệ lạm phát ở một mức độ hợp lý với nền kinh tế quốc
dân, ngân hàng quốc gia cố gắng giữ lượng tiền đồng bộ với sự phát triển kinh tế.
Lượng tiền tăng quá nhanh hay tốc độ quay vòng của tiền tăng lên trong khi
lượng tiền không thay đổi sẽ dẫn đến mất cân bằng giữa tiền đang có và hàng hóa.
Sự mất cân bằng này sẽ làm tăng mức giá chung và người ta gọi đó là lạm phát.
Lạm phát có thể được phân loại theo vận tốc (lạm phát vừa phải, lạm phát
phi mã, siêu lạm phát) hay theo giai đoạn (giai đoạn tăng tốc, giai đoạn ổn định,
giai đoạn giảm tốc). Lượng tiền có thể tăng vì chính sách lãi suất của ngân hàng
quốc gia hay vì nợ quốc gia tăng đột ngột.
Khi lượng tiền giảm đi hay tốc độ quay vòng tiền giảm xuống trong khi
lượng tiền không đổi thì giá cả có thể sẽ giảm liên tục trong một thời gian, người ta
gọi đó là giảm phát. Lượng tiền giảm đi cũng có thể là do các biện pháp của ngân
hàng quốc gia gây ra khi vận tốc quay vòng tiền giảm đi (khi người dân hay doanh
nghiệp hạn chế tiêu dùng và đầu tư hơn và tiền được tiết kiệm nhiều hơn là tiêu
dùng).
Dưới đây chúng ta sẽ nghiên cứu về quy luật lưu thông tiền tệ, vì sao lại có
lạm phát xảy ra và những biện pháp khắc phục lạm phát.
Lịch sử của tiền tệ chính là lịch sử phát triển các hình thái giá trị từ thấp đến
cao, từ hình thái giản đơn cho đến hình thái đầy đủ nhất là tiền tệ.
Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên: Đây là hình thái phôi thai của giá
trị, nó xuất hiện trong giai đoạn đầu của trao đổi hàng hoá, trao đổi mang tính chất
ngẫu nhiên, người ta trao đổi trực tiếp vật này lấy vật khác. Ví dụ: 1m vải = 10 kg
thóc. Ở đây, giá trị của vải được biểu hiện ở thóc. Còn thóc là cái được dùng làm
phương tiện để biểu hiện giá trị của vải. Với thuộc tính tự nhiên của mình, thóc trở


thành hiện thân của vải. Sở dĩ như vậy vì bản thân thóc cũng có giá trị. Hàng hoá
(vải) mà giá trị của nó được biểu hiện ở một hàng hoá khác (thóc) thì gọi là hình
thái giá trị tương đối. Còn hàng hoá (thóc) mà giá trị sử dụng của nó biểu hiện giá
trị của hàng hoá khác (vải) gọi là hình thái vật ngang giá. Hình thái vật ngang giá
có 3 đặc điểm: giá trị sử dụng của nó trở thành hình thức biểu hiện giá trị; lao động
cụ thể trở thành hình thức biểu hiện lao động trừu tượng; lao động tư nhân trở
thành hình thức biểu hiện lao động xã hội. Hình thái giá trị tương đối và hình thái
vật ngang giá là hai mặt liên quan với nhau, không thể tách rời nhau, đồng thời là
hai cực đối lập của một phương trình giá trị. Trong hình thái giản đơn hay ngẫu
nhiên thì tỷ lệ trao đổi chưa thể cố định.
Chức năng của tiền tệ và quy luật lưu thông tiền tệ:Bản chất của tiền tệ được
thể hiện qua các chức năng của nó. Theo C.Mac tiền tệ có 5 chức năng:
- Thước đo giá trị: Tiền tệ dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của các hàng
hóa. Muốn đo lường giá trị của các hàng hóa, bản thân tiền tệ phải có giá trị. Vì
vậy, tiền tệ làm chức năng thước đo giá trị phải là tiền vàng. Để đo lường giá trị
hàng hóa không cần thiết phải là tiền mặt mà chỉ cần so sánh với lượng vàng nào
đó một cách tưởng tượng. Sở dĩ có thể làm được như vậy, vì giữa giá trị của vàng
và giá trị của hàng hóa trong thực tế đã có một tỷ lệ nhất định. Cơ sở của tỷ lệ đó là
thời gian lao động xã hội cần thiết hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó. Giá trị hàng
hóa được biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả hàng hóa. Do đó, giá cả là hình thức biểu
hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa. Giá cả hàng hóa do các yếu tố sau đây quyết
định:
+ Giá trị hàng hóa
+ Giá trị của tiền
+ Ảnh hưởng của quan hệ cung cầu hàng hóa
Để làm chức năng thước đo giá trị thì bản thân tiền tệ cũng phải được đo
lường. Do đó, phải có đơn vị đo lường tiền tệ. Đơn vị đó là một trọng lượng nhất
định của kim loại dùng làm tiền tệ. Ở mỗi nước, đơn vị tiền tệ này có tên gọi khác
nhau. Đơn vị tiền tệ và các phần chia nhỏ của nó là tiêu chuẩn giá cả. Tác dụng của
tiền khi dùng làm tiêu chuẩn giá cả không giống với tác dụng của nó khi dùng làm

thước đo giá trị. Là thước đo giá trị, tiền tệ đo lường giá trị của các hàng hóa khác;
là tiêu chuẩn giá cả, tiền tệ đo lường bản thân kim loại dùng làm tiền tệ. Giá trị của
hàng hóa tiền tệ thay đổi theo sự thay đổi của số lượng lao động cần thiết để sản
xuất ra hàng hóa đó. Giá trị hàng hóa tiền tệ (vàng) thay đổi không ảnh hưởng gì
đến “chức năng” tiêu chuẩn giá cả của nó, mặc dù giá trị của vàng thay đổi như thế
nào. Thí dụ 1USD vẫn bằng 10 xu.
- Phương tiện lưu thông: Với chức năng làm phương tiện lưu thông, tiền làm
môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa. Để làm chức năng lưu thông hàng hóa
ta phải có tiền mặt. Trao đổi hàng hóa lấy tiền làm môi giới gọi là lưu thông hàng
hóa.
Công thức lưu thông hàng hóa là: H – T – H, khi tiền làm môi giới trong trao
đổi hàng hóa đã làm cho hành vi bán và hành vi mua có thể tách rời nhau cả về thời
gian và không gian. Sự không nhất trí giữa mua và bán chứa đựng mầm mống của
khủng hoảng kinh tế.
Trong lưu thông, lúc đầu tiền tệ xuất hiện dưới hình thức vàng thoi, bạc nén.
Dần dần nó được thay thế bằng tiền đúc. Trong quá trình lưu thông, tiền đúc bị hao
mòn dần và mất một phần giá trị của nó. Nhưng nó vẫn được xã hội chấp nhận như
tiền đúc đủ giá trị.
Như vậy, giá trị thực của tiền tách rời giá trị danh nghĩa của nó. Sở dĩ có
tình trạng này vì tiền làm phương tiện lưu thông chỉ đóng vai trò chốc lát. Người ta
đổi hàng lấy tiền rồi lại dùng nó để mua hàng mà mình cần. Làm phương tiện lưu
thông, tiền không nhất thiết phải có đủ giá trị. Lợi dụng tình hình đó, khi đúc tiền
nhà nước giảm bớt hàm lượng kim loại của đơn vị tiền tệ. Giá trị thực của tiền đúc
ngày càng thấp so với giá trị danh nghĩa của nó. Thực tiễn đó dẫn đến sự ra đời của
tiền giấy. Bản thân tiền giấy không có giá trị mà chỉ là dấu hiệu của giá trị và được
công nhận trong phạm vi quốc gia.
+ Phương tiện cất trữ: Làm phương tiện cất trữ, tức là tiền được rút khỏi lưu
thông đi vào cất trữ. Sở dĩ tiền làm được chức năng này là vì: tiền đại biểu cho của
cải xã hội dưới hình thức giá trị, nên cất trữ tiền là một hình thức cất trữ của cải. Để
làm chức năng phương tiện cất trữ, tiền phải có đủ giá trị, tức là tiền vàng, bạc.

Chức năng cất trữ làm cho tiền trong lưu thông thích ứng một cách tự phát với nhu
cầu tiền cần thiết cho lưu thông. Nếu sản xuất tăng, lượng hàng hóa nhiều thì tiền
cất trữ được đưa vào lưu thông. Ngược lại nếu sản xuất giảm lượng hàng hóa lại ít
thì một phần tiền vàng rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ.
+ Phương tiện thanh toán: Làm phương tiện thanh toán, tiền được dùng để
trả nợ, nộp thuế, trả tiền mua chịu hàng… Khi sản xuất và trao đổi hàng hóa phát
triển đến trình độ nào đó tất yếu nảy sinh việc mua bán chịu. Trong hình thức giao
dịch này trước tiên tiền làm chức năng thước đo giá trị để định giá cả hàng hóa.
Nhưng vì là mua bán chịu nên đến kỳ hạn tiền mới được đưa vào lưu thông để làm
phương tiện thanh toán. Sự phát triển của quan hệ mua bán chịu này một mặt tạo
khả năng trả nợ bằng cách thanh toán khấu trừ lẫn nhau không dùng tiền mặt. Mặt
khác, trong việc mua bán chịu người mua trở thành con nợ, người bán trở thành
chủ nợ. Khi hệ thống chủ nợ và con nợ phát triển rộng rãi, đến kỳ thanh toán, nếu
một khâu nào đó không thanh toán được sẽ gây khó khăn cho các khâu khác, phá
vỡ hệ thống, khả năng khủng hoảng kinh tế tăng lên.
+ Tiền tệ thế giới: Khi trao đổi hàng hóa vượt khỏi biên giới quốc gia thì tiền
làm chức năng tiền tệ thế giới. Với chức năng này, tiền phải có đủ giá trị, phải trở
lại hình thái ban đầu của nó là vàng. Trong chức năng này, vàng được dùng làm
phương tiện mua bán hàng, phương tiện thanh toán quốc tế và biểu hiện của cải nói
chung của xã hội.
Tóm lại: 5 chức năng của tiền trong nền kinh tế hàng hóa quan hệ mật
thiết với nhau. Sự phát triển các chức năng của tiền phản ánh sự phát triển của sản
xuất và lưu thông hàng hóa.
b) Quy luật lưu thông tiền tệ:
Tiền là hình thức biểu hiện giá trị của hàng hóa, nó phục vụ cho sự vận động
của hàng hóa. Lưu thông hàng hóa và lưu thông tiền tệ là hai mặt của quá trình
thống nhất với nhau. Lưu thông tiền tệ xuất hiện và dựa trên cơ sở của lưu thông
hàng hóa. Ở mỗi kỳ nhất định, lưu thông hàng hóa bao giờ cũng đòi hỏi một lượng
tiền cần thiết cho sự lưu thông. Số lượng tiền này được xác định bởi quy luật chung
của lưu thông tiền tệ. Quy luật này được thể hiện như sau:

M =
V
QP.
Trong đó: M: số lượng tiền cần thiết trong lưu thông
P: giá cả của đơn vị hàng hóa
Q: khối lượng hàng hóa dịch vụ đưa vào lưu thông
V: số vòng lưu thông của đơn vị tiền tệ
Khi tiền vừa làm chức năng phương tiện lưu thông, vừa làm chức năng
phương tiện thanh toán thì lượng tiền cần thiết cho lưu thông được xác định như
sau:
M =
V
PQPQPQPQ
dkb
+−−
)(
Trong đó: PQ: tổng số giá trị hàng hóa và dịch vụ đem lưu thông
PQ
b
: tổng giá cả hàng hóa bán chịu
PQ
k
:tổng giá cả hàng hóa khấu trừ nhau
PQ
d
: tổng giá cả hàng hóa đến kỳ thanh toán
Quy luật lưu thông tiền tệ này là phổ biến đối với mọi nền kinh tế hàng hóa.
Theo “ vietnamnet.vn” thì ước tính mới nhất của Tổng cục Thống kê, chỉ số
giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam vào tháng 12/2007 đã tăng 12,6% so với tháng
12/2006. Đây là mức tăng giá cao nhất trong vòng 12 năm qua.

Lạm phát giai đoạn 1995-2007, tính theo CPI tháng 12
mỗi năm so với tháng 12 năm trước.
Đúng là giá lương thực thực phẩm, giá dầu tăng cao trong năm 2007. Do hai
nhóm hàng hoá này đều là sản phẩm ngoại thương chủ đạo của Việt Nam và đồng
thời chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu CPI, đây chắc chắn là một trong những
nguyên nhân gây ra lạm phát cao ở Việt Nam trong suốt năm 2007.
Nhưng nếu giá lương thực thực phẩm và giá dầu lửa thế giới là nguyên nhân
chính, thì các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan cũng phải chịu sức ép
tăng giá tương tự. Tuy nhiên, trong khi tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam trong năm 2007
lên tới hai chữ số, thì Trung Quốc chỉ chịu lạm phát ở mức 6,5% và Thái Lan 2,9%.
Khác biệt rõ rệt nhất giữa Việt Nam với các quốc gia có lạm phát thấp hơn,
như Trung Quốc, Thái Lan, đó là tốc độ tăng cung tiền. Tính tới cuối tháng 6/2007,
lượng tiền mặt trong lưu thông và tiền gửi ngân hàng ở Việt Nam đã tăng tới 21,1%
so với đầu năm. Con số tương ứng của Trung Quốc và Thái Lan lần lượt là 10% và
1,4%.
Tăng trưởng kinh tế liên tục và ở mức cao đòi hỏi lượng tiền đưa vào lưu
thông cũng phải tăng lên tương ứng. Tuy nhiên, khi chênh lệch giữa mức tăng cung
tiền và tăng GDP quá lớn thì áp lực lạm phát sẽ nảy sinh.
Năm 2007 lạm phát của Việt Nam đã lên đến 12,6%, mức tăng kỷ lục trong
một thập kỷ qua. Về cơ bản, lạm phát luôn được xem là một hiện tượng tiền tệ,
nghĩa là lượng tiền tăng quá mức so với khối lượng hàng hóa trao đổi trong nền
kinh tế. Ở Việt Nam, nhằm hỗ trợ cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế luôn ở tốc độ
cao, lượng tiền được mở rộng liên tục trong nhiều năm trở lại đây và nhiều người
nghi ngờ rằng đó là lý do của lạm phát. Tuy vậy, cũng trong năm qua nhiều yếu tố
khách quan đã tác động đến giá cả, chẳng hạn như lũ lụt, bệnh dịch trên gia cầm –
những yếu tố tác động đẩy giá lương thực thực phẩm tăng cao, giá một số nguyên
vật liệu hàng công nghiệp tăng do nhu cầu của Trung Quốc tăng mạnh, và đặc biệt
là giá xăng dầu tăng vọt. Song, cho đến thời điểm cuối năm, khi tất cả các yếu tố
trên được tổng hợp và phân tích bằng các công cụ khác nhau thì vai trò chính của
chính sách tiền tệ và tín dụng không thể bỏ qua.

Trong năm 2007, giá hàng lương thực thực phẩm (chiếm gần 43% trọng số
trong tỷ số giá tiêu dùng) được xem là nhân tố chính làm tăng chỉ số giá chung.
Trong khi đó, giá cả của các nhóm hàng hóa khác, đặc biệt là nguyên vật liệu của
ngành xây dựng (như sắt, thép, ximăng…) cũng tăng vọt bởi sự gia tăng của giá
dầu nhập khẩu. Nhưng so với những nước láng giềng, được xem là có cùng nhóm
nhân tố ảnh hưởng, thì lạm phát của họ gần như là được kiểm soát hoàn toàn. Điều
này có nghĩa là nguyên nhân chính của lạm phát ở Việt Nam phải được lý giải ở
một nguyên nhân khác.
Gần đây, một lượng lớn vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam, dưới dạng đầu tư
trực tiếp (FDI) lẫn đầu tư gián tiếp (FPI). Trong tình huống này, Ngân Hàng Nhà
Nước (NHNN) đã có sự lựa chọn giữa hai chính sách:
- Nới lỏng tỷ giá để tiền đồng Việt Nam tăng giá nhằm hạn chế sức ép lên lạm
phát, điều này có thể dẫn đến làm tổn thương xuất khẩu và khuyến khích
nhập khẩu.
- Hoặc là mua vào lượng lớn ngoại tệ dẫn đến tăng dự trữ và giữ cho tỷ giá ổn
định (hoặc là phá giá đôi chút cho đến giữa năm 2007) để hỗ trợ xuất khẩu
và tăng trưởng thúc đẩy GDP.

×