Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

(Luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện kế sách (tỉnh sóc trăng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.05 MB, 144 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chung Kim Nhung

PHÁT TRIỂN NƠNG NGHIỆP
HUYỆN KẾ SÁCH (TỈNH SĨC TRĂNG)

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chung Kim Nhung

PHÁT TRIỂN NƠNG NGHIỆP
HUYỆN KẾ SÁCH (TỈNH SĨC TRĂNG)

Chun ngành: Địa lí học
Mã số

: 8310501

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. ĐÀM NGUYỄN THÙY DƯƠNG

Thành phố Hồ Chí Minh - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Cái kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan, có nguồn
gốc rõ ràng.
Tác giả luận văn

Chung Kim Nhung


LỜI CẢM ƠN
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tác giả luận văn xin chân thành gởi
đến TS. Đàm Nguyễn Thùy Dương (Khoa Địa trường Đại học sư phạm thành
phố Hồ Chí Minh), người đã tận tình hướng dẫn tác giả thực hiện đề tài “PHÁT
TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN KẾ SÁCH (TỈNH SĨC TRĂNG)”. Chân
thành cảm ơn cơ đã hướng dẫn tác giả trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu
đề tài.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học sư phạm
thành phố Hồ Chí Minh, phịng Sau Đại học và tồn thể giáo viên khoa Địa đã
tạo điều kiện thuận lợi để tác giả được học tập và thực hiện đề tài.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các cơ quan ban ngành đã tạo điều kiện để
tác giả có những thơng tin bổ ích cho luận văn. Chân thành cảm ơn phịng thống
kê huyện Kế Sách, phịng Nơng nghiệp (nơng nghiệp) và phát triển nông thôn
huyện Kế Sách; cục thống kê tỉnh Sóc Trăng đã cung cấp cho tác giả những số
liệu thống kê hữu ích cho tác giả thực hiện được đề tài một cách thuận lợi.
Tác giả xin chân thành cảm ơn lãnh đạo sở GD&ĐT Sóc Trăng, Ban giám

hiệu trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Thị Minh Khai, các bạn bè
đồng nghiệp đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tác gia học tập và nghiên
cứu luận văn.
Sau cùng tác giả xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên,
giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tác giả an tâm trong suốt thời gian học tập
và nghiên cứu.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày … tháng… năm 2019
Tác giả luận văn

Chung Kim Nhung


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bản đồ
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
NƠNG NGHIỆP ............................................................................ 9
1.1. Cơ sở lí luận ................................................................................................ 9
1.1.1. Các khái niệm ................................................................................... 9
1.1.2. Vai trị của sản xuất nơng nghiệp đối với KT - XH ....................... 13
1.1.3. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp ............................................... 15
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố ngành nông
nghiệp ............................................................................................ 16

1.1.5. Các tiêu chí đánh giá phát triển nơng nghiệp vận dụng cho cấp
huyện ............................................................................................. 22
1.1.6. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp vận dụng cho cấp
huyện ............................................................................................. 25
1.2. Cơ sở thực tiễn .......................................................................................... 27
1.2.1. Thực trạng về phát triển nông nghiệp vùng ĐBSCL ...................... 27
1.2.2. Thực trạng về phát triển nơng nghiệp tỉnh Sóc Trăng .................... 29
1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho huyện Kế Sách ....................................... 32
Tiểu kết chương 1 ............................................................................................ 33


Chương 2. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN KẾ
SÁCH ............................................................................................ 35
2.1. Khái quát về huyện Kế Sách .................................................................... 35
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp huyện Kế Sách........ 35
2.2.1. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ ......................................................... 35
2.2.2. Nhóm nhân tố điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên .......... 37
2.2.3. Nhóm nhân tố KT - XH .................................................................. 40
2.2.4. Đánh giá chung ............................................................................... 46
2.3. Hiện trạng phát triển ngành nông nghiệp huyện Kế Sách ........................ 47
2.3.1. Khái quát chung về nông nghiệp huyện Kế Sách ........................... 47
2.3.2. Hiện trạng phát triển nông nghiệp huyện Kế Sách ......................... 50
2.3.3. Các hình thức tổ chức lãnh thổ huyện Kế Sách .............................. 82
2.4. Nhận xét .................................................................................................... 83
2.4.1. Những thành tựu ............................................................................. 83
2.4.2. Những hạn chế chủ yếu .................................................................. 85
Tiểu kết chương 2 ............................................................................................ 88
Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP HUYỆN KẾ SÁCH ĐẾN NĂM 2030........................ 90
3.1. Căn cứ để xây dựng định hướng phát triển nông nghiệp huyện Kế Sách 90

3.2. Định hướng phát triển nông nghiệp huyện Kế Sách đến năm 2030......... 94
3.2.1 Định hướng phát triển nông nghiệp theo ngành .............................. 94
3.2.2. Định hướng phát triển nông nghiệp theo lãnh thổ .......................... 97
3.2.3. Định hướng phát triển các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp
huyện Kế Sách ............................................................................... 99
3.3. Các giải pháp ............................................................................................ 99
3.3.1. Về thị trường ................................................................................. 100
3.3.2. Về cơ chế chính sách .................................................................... 101
3.3.3. Về quy hoạch ................................................................................ 103


3.3.4. Về vốn đầu tư ................................................................................ 105
3.3.5. Về khoa học, công nghệ, giống .................................................... 106
3.3.6. Về nguồn nhân lực ........................................................................ 109
3.3.7. Về cơ sở vật chất, hạ tầng kĩ thuật phục vụ cho nông nghiệp ...... 111
3.3.8. Về tăng cường hợp tác, liên doanh, liên kết trong sản xuất, kinh
doanh nông nghiệp ...................................................................... 112
3.3.9. Về tái cơ cấu ngành nông nghiệp ................................................. 113
3.3.10. Về phát triển chuỗi liên kết sản xuất .......................................... 114
3.3.11. Phát triển ngành nông nghiệp gắn với bảo vệ mơi trường và an
ninh – quốc phịng trên địa bàn huyện Kế Sách .......................... 116
Tiểu kết Chương 3 ......................................................................................... 117
KẾT LUẬN................................................................................................... 119
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 121
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Chữ viết đầy đủ

CDCC

Chuyển dịch cơ cấu

CNH

Cơng nghiệp hóa

ĐBSCL

Đồng bằng sơng Cửu Long

HĐH

Hiện đại hóa

HTX

Hợp tác xã

KT

Kinh tế

KT – XH

Kinh tế - xã hội


UBND

Ủy Ban Nhân dân

VnSAT
VietGAP

Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững
tại Việt Nam
Vietnamese Good Agricultural Practices


DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ
Bản đồ hành chính huyện Kế Sách năm 2019 …………………………….. 34
Bản đồ các nhân tố ảnh hưởng đến nông nghiệp huyện Kế Sách ………..… 37
Bản đồ thực trạng phát triển nông nghiệp huyện Kế Sách ………………… 48


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2. 1. Quỹ đất và diễn biến tình hình sử dụng đất nơng nghiệp huyện
Kế Sách giai đoạn 2007 – 2017..................................................... 51
Bảng 2. 2. Biến động diện tích trồng cây lương thực có hạt phân theo địa
phương giai đoạn 2007 - 2017 ...................................................... 57
Bảng 2. 3. Số lượng một số lồi vật ni chính của huyện Kế Sách từ năm
2007 đến 2017 ............................................................................... 74
Bảng 2. 4. Tốc độ tăng trưởng giá trị ngành chăn nuôi từ năm 2007 đến
2017 ............................................................................................... 75
Bảng 2. 5. Bảng các hạng mục đã được thực hiện của huyện Kế Sách .......... 79



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1. 1.

Biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế tỉnh Sóc Trăng năm 2007
và 2017 .................................................................................. 30

Biểu đồ 2. 1.

Biểu đồ thể hiện hiện trạng sử dụng đất của huyện Kế Sách
năm 2017 ............................................................................... 49

Biểu đồ 2. 2.

Biểu đồ thể hiện sự biến động cơ cấu giá trị ngành trồng
trọt huyện Kế Sách năm 2007 và 2017 ................................. 52

Biểu đồ 2. 3.

Biểu đồ tốc độ tăng trưởng giá trị ngành nông nghiệp
huyện Kế Sách giai đoạn 2007 - 2017 .................................. 53

Biểu đồ 2. 4.

Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu diện tích cây trồng huyện Kế
Sách giai đoạn 2010 - 2017 ................................................... 54

Biểu đồ 2. 5.

Biểu đồ thể hiện quy mô và tốc độ tăng trưởng giá trị ngành
trồng trọt huyện Kế Sách từ năm 2007 đến 2017 ................. 55


Biểu đồ 2. 6.

Biểu đồ thể hiện DT và SL lúa huyện Kế Sách giai đoạn
2007 - 2017............................................................................ 59

Biểu đồ 2. 7.

Biểu đồ thể hiện năng suất lúa cả năm phân theo thị xã/thị
trấn huyện Kế Sách năm 2017 .............................................. 62

Biểu đồ 2. 8.

Biểu đồ thể hiện DT và năng suất cây bưởi huyện Kế Sách
giai đoạn 2010 đến 2017 ....................................................... 66

Biểu đồ 2. 9.

Biểu đồ thể hiện DT và SL bưởi huyện Kế Sách giai đoạn
2007 - 2017............................................................................ 67

Biểu đồ 2. 10. Biểu đồ thể hiện diện tích gieo trồng thủy sản huyện Kế
Sách giai đoạn 2007 đến 2017 .............................................. 69
Biểu đồ 2. 11. Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng một số vật nuôi huyện
Kế Sách giai đoạn 2007 - 2017 ............................................. 71
Biểu đồ 2. 12. Biểu đồ thể hiện hình thức ni và sản lượng thủy sản
huyện Kế Sách giai đoạn 2007 - 2017 .................................. 76


1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Cho đến nay, nơng – lâm – thủy sản ở nước ta vẫn được coi là một ngành
kinh tế (KT) cơ bản. Điều đó được thể hiện ở chỗ khu vực nông nghiệp (nông
nghiệp), nông thôn chiếm 41,9% dân số lao động trong cả nước năm 2016 và
sơ bộ năm 2017 là 40,2%. Vì vậy, phát triển nơng nghiệp nơng thơn theo hướng
tích cực là điều kiện hết sức quan trọng để Việt Nam tiến hành cơng nghiệp hóa
(CNH) – Hiện đại hóa (HĐH) đất nước. Nếu như nói mục tiêu cơ bản của đất
nước đến năm 2020 là trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, khơng
vì thế mà ngành nơng nghiệp lu mờ vai trị của nó, điều đó được minh chứng
bởi sự phát triển ngày càng cao của ngành nông nghiệp cả về số lượng và chất
lượng.
Từ khi mới thành lập tỉnh Sóc Trăng nói chung và huyện Kế Sách nói
riêng, Kế Sách có những đóng góp nhất định vào sự phát triển kinh tế - xã hội
(KT – XH) của tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung. Hiện nay, trong cả
nước mức tăng 6,81% của toàn nền KT, thì trong đó khu vực nơng, lâm nghiệp
và thủy sản đã có sự phục hồi đáng kể với mức tăng 2,90% (cao hơn mức tăng
1,36% của năm 2016), đóng góp 0,44 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu
vực cơng nghiệp và xây dựng tăng 8,00%, đóng góp 2,77 điểm phần trăm; khu
vực dịch vụ tăng 7,44%, đóng góp 2,87 điểm phần trăm.
Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành thủy sản có mức tăng
cao nhất với 5,54% do sản xuất thủy sản năm 2017 có nhiều khởi sắc so với
năm 2016, đóng góp 0,17 điểm phần trăm vào mức tăng chung. Ngành lâm
nghiệp tăng 5,14%, do chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,03 điểm phần
trăm. Ngành nông nghiệp tăng 2,07% (năm 2016 tăng 0,72%), đóng góp 0,24
điểm phần trăm, cho thấy dấu hiệu phục hồi của ngành nông nghiệp sau những
ảnh hưởng nặng nề của thiên tai năm 2016, xu hướng chuyển đổi cơ cấu sản



2

phẩm trong nội bộ ngành theo hướng đầu tư vào những sản phẩm có giá trị KT
cao đã mang lại hiệu quả.
Trên phạm vi tồn tỉnh, sự đóng góp của ngành nông nghiệp cũng tăng
đáng kể trong tổng giá trị GDP. Năm 2010 nơng nghiệp của tồn tỉnh trong
tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành là 11.554.528 triệu đồng, năm
2016 là 17.774.038 triệu đồng, nghĩa là đã tăng 6.219.50 triệu đồng, tức là tăng
1,53 lần so với năm 2010.
Tuy nhiên sự phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng cịn chưa
đồng bộ, sản phẩm làm ra còn chưa thật sự ổn định về chất lẫn về lượng, đầu
ra của sản phẩm còn bấp bênh, còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố thị trường. Một
trong những địa phương cịn hạn chế trong phát triển ngành nơng nghiệp là
huyện Kế Sách, do đó tác giả muốn chọn đề tài “PHÁT TRIỂN NƠNG
NGHIỆP HUYỆN KẾ SÁCH (TỈNH SĨC TRĂNG)” để làm rõ thêm vấn đề
này và từ đó góp phần đẩy mạnh q trình phát triển ngành nơng nghiệp nói
riêng và KT tồn tỉnh nói chung.
2. Lịch sử nghiên cứu
Đề tài về nghiên cứu về ngành nông nghiệp thì đã có rất nhiều tác giả đề
cập từ cấp vùng đến cấp tỉnh và huyện, nhiều tác giả nghiên cứu về sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế hay như tác giả Nguyễn Thị Thu Ba có đề tài phát triển
nơng nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì CNH, năm 2012, tác giả đã đưa ra
đánh giá các điều kiện cho phát triển, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển
ngành nơng nghiệp tỉnh Sóc Trăng, thực trạng ngành nơng nghiệp tỉnh. Phân
bố nơng nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong giai đoạn 2000 – 2010 từ đó đề ra một số
giải pháp khả thi cho nền nơng nghiệp tỉnh Sóc Trăng phát triển bền vững và
đạt hiệu quả cao. Đồng thời đưa ra định hướng và giải pháp phát triển nơng
nghiệp tỉnh Sóc Trăng.
Cơ sở khoa học và biện pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu (CDCC)
KT nông nghiệp vùng ĐBSCL của tác giả Nguyễn Trọng Uyên – trường Đại



3

học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (năm 2007). Luận án tiến sĩ này đã nói
lên thực trạng của vấn đề CDCC nông nghiệp của ĐBSCL giai đoạn 1996 –
2005 đồng thời phân tích các tác động, đánh giá CDCC nông nghiệp đồng thời
tác giả nêu lên các giải pháp ngắn hạn và trung hạn cho quá trình CDCC nơng
nghiệp đó là đẩy mạnh CDCC theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng quy mơ đất
sản xuất của các chủ thể KT nông nghiệp, tăng cường liên kết sản xuất và tiêu
thụ nơng sản hàng hóa, tăng vốn đầu tư, tăng năng suất lao động nông nghiệp…
Phát triển sản xuất nơng nghiệp hàng hóa ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh
Long của tác giả Võ Thị Thanh Nguyên (2012). Trong luận văn thạc sĩ Địa lý
tác giả đã đánh giá thực trạng sản xuất nơng nghiệp hàng hóa ở huyện và từ đó
đưa ra giải pháp, định hướng cho phát triển nơng nghiệp hàng hóa của huyện
đến năm 2020.
Chuyển dịch cơ cấu cây trồng tỉnh Đắk Lắk của tác giả Nguyễn Thị Thùy
Hương (2014). Trong đề tài luận văn hạc sĩ Địa lý tác giả nêu cơ lí luận và thực
tiễn CDCC cây trồng, thực trạng cây trồng ở tỉnh Đắk Lắk và đề xuất giải pháp
CDCC cây trồng đến năm 2020.
Phát triển nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập của tác giả Bùi
Thị Minh Nguyệt và Trần Văn Hùng Trường Đại học Lâm Nghiệp (năm 2016).
Bài báo nghiên cứu khoa học đã nêu lên đặc điểm của ngành nông nghiệp và
tăng trưởng GDP của Việt Nam và vai trị của nơng nghiệp trong giá trị của kim
ngạch xuất khẩu Việt Nam, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì tác giả cịn
nêu ra được những thách thức mà ngành nơng nghiệp đang gặp phải, từ đó đưa
ra một số hướng giải quyết đối với nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập.
Nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng: Thực trạng và giải pháp phát triển, tác giả
Bùi Huyền Trang (2013). Trong luận văn thạc sĩ Địa lý tác giả nêu thực trạng

nông nghiệp của tỉnh Lâm Đồng đồng thời đề xuất giải pháp thúc đẩy sự phát
triển nông nghiệp của tỉnh.


4

Phát triển nông nghiệp tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2006 – 2016, tác giả Trần
Thị Mỹ Kiều (năm 2018). Luận văn nói lên ngành nơng nghiệp là ngành kinh
tế chính của tỉnh Tây Ninh và trong giai đoạn 2006 đến 2016 có sự thay đổi
theo hướng ứng dụng cơng nghệ cao và đã có những mặt tích cự nhất định. Tuy
nhiên bên cạnh đó tác giả cũng nêu lên những hạn chế, khó khăn đối với nơng
nghiệp tỉnh Tây Ninh, đồng thời luận văn cũng nêu lên những định hướng phát
triển đến năm 2030, trong đó tác giả đề xuất 11 giải pháp cho những định hướng
trong nông nghiệp.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài
3.1. Mục tiêu của luận văn
Tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển nơng nghiệp, phân tích
thực trạng phát triển ngành nơng nghiệp huyện Kế Sách từ đó đề xuất định
hướng và giải pháp phát triển nông nghiệp cho phù hợp điều kiện KT - XH của
địa phương.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Tổng quan có chọn lọc cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về phát triển nơng
nghiệp.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố và phát triển ngành
nông nghiệp huyện Kế Sách.
- Nghiên cứu hiện trạng phát triển nơng nghiệp của huyện Kế Sách nhằm
tìm ra những thành thành tựu và hạn chế của địa phương.
- Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển nơng nghiệp có hiệu quả cho
huyện Kế Sách đến năm 2030
3.3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài

- Thời gian nghiên cứu: từ năm 2007 đến 2017, thời gian định hướng đến
đến năm 2030.
- Khơng gian nghiên cứu: Tồn bộ huyện Kế Sách theo đơn vị hành chính.


5

- Nội dung nghiên cứu: sự phát triển ngành nông nghiệp của huyện Kế
Sách theo nghĩa hẹp bởi vì đối với huyện Kế Sách ngành trồng trọt và chăn
nuôi là chính cịn thủy sản và lâm nghiệp thì rất nhỏ bé trong hoạt động sản
xuất nông nghiệp của huyện; Nghiên cứu phân bố sản xuất nông nghiệp (trồng
trọt và chăn ni) theo hai khía cạnh: ngành và lãnh thổ, khơng nghiên cứu
thành phần kinh tế.
4. Hệ quan điểm và phương pháp nghiên cứu
4.1. Quan điểm
Quan điểm hệ thống: Theo quan điểm này, địa lý của một tỉnh là hệ thống
bao gồm các điều kiện tự nhiên và KT - XH. Như vậy bề mặt tự nhiên của Kế
Sách tồn tại hệ thống cấp thấp, bao gồm hệ thống khí hậu, đất đai, địa hình,
thực vật – động vật… Các yếu tố về tự nhiên và KT - XH có mối quan hệ lẫn
nhau tác động đến sự phát triển nông nghiệp nói riêng và KT - XH nói chung.
Quan điểm tổng hợp lãnh thổ: Đây là quan điểm nghiên cứu Địa lý quan
trọng, quan điểm này nghiên cứu đồng bộ, toàn diện các hợp phần của thể tổng
hợp địa lý trong mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa chúng để tạo ra lãnh thổ.
Với quan điểm này luận văn của tác giả phân tích đồng bộ các yếu tố tự nhiên
và KT - XH trong mối quan hệ lẫn nhau, tác động đồng đều đến sự CDCC KT
nông nghiệp của địa phương.
Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững: Con người chịu tác động của
môi trường tự nhiên và mơi trường KT - XH. Trong q trình phát triển, con
người đã làm biến đổi tự nhiên, gây ra những vấn đề môi trường nghiêm trọng.
Dựa trên quan điểm này tác giả đề xuất các giải pháp thúc đẩy sự phát triển lâu

dài của ngành nông nghiệp địa phương, nhằm góp phần bảo vệ và phát triển
KT địa phương.
Quan điểm lịch sử viễn cảnh: Các yếu tố địa lý biến đổi theo không gian
và thời gian. Do vậy để dự báo và giải thích các hiện tượng địa lý trong tương


6

lai, cần phải nắm vững quá khứ để làm rõ nguồn gốc phát sinh và phát triển
đồng thời dự báo cho tương lại được chính xác và hiệu quả.
4.2. Phương pháp
4.2.1. Phương pháp thu thập, tài liệu tài liệu, phân tích số liệu
Việc phân tích, đánh giá thực trạng nền KT theo khía cạnh ngành và lãnh
thổ là cơng việc phức tạp, các tiêu chí đánh giá có liên quan đến nhiều lĩnh vực.
Để thực hiện đề tài này, tác giả đã thu thập dữ liệu bằng cả số (thống kê), bằng
văn bản và dữ liệu không gian (bản đồ) từ nhiều nguồn khác nhau, có thống
nhất về thời gian (2007 – 2017). Sau đó tiến hành tổng hợp, phân tích chọn lọc
để có những tài liệu thực sự cần thiết, đáp ứng yêu cầu của đề tài.
4.2.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh
Trên cơ sở số liệu đã thu thập, bằng phương pháp phân tích, tổng hợp, so
sánh các mối quan hệ về không gian giữa các xã trong huyện, giữa huyện Kế
Sách với các huyện khác trong tỉnh Sóc Trăng, về thời gian phát triển theo các
ngành, các lĩnh vực KT, đặc biệt là các mối liên hệ về tự nhiên và nhân văn,
các mối quan hệ giữa hình thức và bản chất,… Qua đó làm rõ được những thuận
lợi và khó khăn của các nguồn lực phát triển nông nghiệp và những thành tựu
đạt được cũng như những hạn chế trong phát triển nông nghiệp của huyện Kế
Sách. Đồng thời, rút ra được những nhận định khoa học của đề tài.
4.2.3 Phương pháp thống kê toán học
Trên cơ sở tài liệu đã thu thập được từ phịng thống kê, Cục Thống kê tỉnh
Sóc Trăng, Ủy Ban Nhân dân (UBND) huyện Kế Sách, phòng Thống kê huyện

Kế Sách, phịng nơng thơn và phát triển nơng thơn huyện Kế Sách, UBND một
số xã trong huyện,… Tác giả sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý
số liệu thu thập được theo mục đích, tính tốn các chỉ số phát triển, tỉ trọng các
ngành, so sánh và đánh giá,… để thấy được vị trí và sự biến chuyển của nền
KT huyện Kế Sách trong thời kì mới.


7

4.2.4. Phương pháp bản đồ, GIS
Bản đồ trước hết là nguồn tài liệu tham khảo để triển khai đề tài, như: Hệ
thống bản đồ tự nhiên, KT - XH tỉnh Sóc Trăng, trong đó có huyện Kế Sách.
Đề tài cịn sử dụng GIS và phần mềm MapInfo để xây dựng các bản đồ có
liên quan cũng như thể hiện kết quả nghiên cứu.
4.2.5. Phương pháp thực địa
Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở khảo sát, tìm hiểu trực tiếp
các xã và một số địa bàn điển hình cho phát triển nông nghiệp của huyện. Trong
các chuyến thực địa, tác giả cũng đã có sự trao đổi với các nhà quản lí, phỏng
vấn một số cán bộ địa phương và hộ nông dân, hộ kinh doanh, ... về những vấn
đề liên quan đến đề tài. Từ kết quả thực địa, tác giả kiểm chứng, phân tích và
tổng hợp thơng tin đưa ra nhận định của mình.
5. Đóng góp của đề tài
- Kế thừa, bổ sung và làm sáng tỏ thêm cơ sở lí luận và thực tiễn về phát
triển nông nghiệp để vận dụng vào nghiên cứu ở huyện Kế Sách, tỉnh Sóc
Trăng.
- Làm rõ được những lợi thế và cơ hội phát triển; các hạn chế và thách
thức của các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển nông nghiệp của huyện Kế Sách.
- Nhận diện thực trạng nền nông nghiệp của huyện Kế Sách giai đoạn 2007
– 2017 dưới góc độ địa lý học.
- Đưa ra định hướng và đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm phát triển

nông nghiệp huyện Kế Sách đến năm 2030.
6. Cấu trúc luận văn
Đề tài: “PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP HUYỆN KẾ SÁCH
(TỈNH SĨC TRĂNG)”
Ngồi phần mở đầu, phần kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, phụ
lục. Nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương:


8

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển ngành nông nghiệp
Chương 2: Hiện trạng phát triển ngành nông nghiệp huyện Kế Sách
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển nông nghiệp huyện Kế
Sách đến năm 2030


9

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ PHÁT TRIỂN NƠNG NGHIỆP
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Các khái niệm
 Nông nghiệp
Hiểu theo nghĩa hẹp: nông nghiệp là ngành sản xuất ra của cải vật chất mà
con người phải dựa vào quy luật sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi để tạo ra
sản phẩm như lương thực, thực phẩm, … và các dịch vụ nông nghiệp.
Nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm cả ngư nghiệp và lâm nghiệp.
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất xuất hiện sớm nhất của xã hội loài
người và từ khi ra đời cho đến nay, nơng nghiệp ln đóng vai trị quan trọng
trong sự phát triển KT cũng như đảm bảo sự sinh tồn của lồi người như

Ănghen đã khẳng định: “nơng nghiệp là ngành có ý nghĩa quyết định đối với
tồn bộ thế giới cổ đại và hiện nay nông nghiệp lại càng có ý nghĩa như thế”
(Nguyễn, Lê, & Nguyễn , 2014).
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam (tập 3 – 2003), “Nông nghiệp là ngành
sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi,
khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để
tạo ra lương thực, thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông
nghiệp là ngành sản xuất lớn bao gồm nhiều chuyên ngành trồng trọt, chăn
nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng bao gồm cả lâm nghiệp và thủy sản”
Ngày nay, nông nghiệp hiện đại vượt ra khỏi sản xuất nông nghiệp truyền
thống, loại sản xuất nông nghiệp chủ yếu tạo ra lương thực cho con người hay
làm thức ăn cho các con vật. Các sản phẩm nông nghiệp hiện đại ngày nay
ngoài lương thực, thực phẩm truyền thống phục vụ cho con người còn các loại
khác như: sợi dệt (sợi bông, sợi len, lụa, sợi lanh), chất đốt (mê tan, dầu sinh
học, ethanol..), da thú, cây cảnh, sinh vật cảnh, chất hóa học (tinh bột, đường,


10

mì chính, cồn, nhựa thơng), lai tạo giống, các chất gây nghiện cả hợp pháp và
không hợp pháp như (thuốc lá, cocaine..).
Thế kỷ 20 đã trải qua một sự thay đổi lớn trong sản xuất nông nghiệp, đặc
biệt là sự cơ giới hóa trong nơng nghiệp và ngành sinh hóa trong nơng nghiệp.
Các sản phẩm sinh hóa nơng nghiệp gồm các hóa chất để lai tạo, gây giống, các
chất trừ sâu, diệt cỏ, diêt nấm, phân đạm.
 Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp: Theo K.I. Ivanov (1974), tổ chức lãnh
thổ nông nghiệp được hiểu là hệ thống liên kết không gian của các ngành, các
xí nghiệp nơng nghiệp và các lãnh thổ dựa trên các cơ sở quy trình kĩ thuật mới
nhất, chun mơn hóa, tập trung hóa và hợp tác hóa sản xuất, cho phép sử dụng
hiệu quả nhất sự khác nhau theo lãnh thổ về điều kiện tự nhiên, KT, lao động

và đảm bảo năng suất lao động xã hội cao nhất. (Đặng Văn Phan, 2008).
 Vùng nông nghiệp: Có nhiều quan niệm về vùng nơng nghiệp khác
nhau và sự phân chia vùng nông nghiệp dựa trên các cơ sở về điều kiện tự
nhiên, điều kiện KT xã hội khác nhau.
Vùng nông nghiệp là những lãnh thổ sản xuất tương đối đồng nhất về các
điều kiện tự nhiên, KT được phân chia với mục đích phân bố hợp lí và chun
mơn hóa đúng hướng các hoạt động sản xuất nông nghiệp trên cơ sở sử dụng
đầy đủ và có hiệu quả nhất các điều kiện sản xuất của các vùng trong cả nước
cũng như trong nội bộ từng vùng.
Mặc dù một lãnh thổ được coi như đồng nhất về các điều kiện tự nhiên,
KT - XH, song điều đó khơng có nghĩa là các điều kiện này tác động đến nơng
nghiệp hồn tồn giống hệt nhau ở mọi nơi, mọi lúc. Trên thực tế, cơ cấu sản
xuất của các xí nghiệp nơng nghiệp được phân bố trong các vùng có điều kiện
tự nhiên giống nhau nhưng có thể rất khác nhau.
Với các điều kiện như vậy, vùng nông nghiệp được coi như một lãnh thổ
có sự lặp lại của các kiểu sản xuất tương đối giống nhau hoặc của các kiểu sản
xuất khác nhau, nhưng liên quan mật thiết với nhau.


11

Tuy nhiên, ở một số vùng, ngoài các kiểu sản xuất đặc trưng có thể cịn có
cả một vài xí nghiệp khác khơng tiêu biểu cho vùng. Từ đó, có thể hiểu vùng
nông nghiệp là một bộ phận lãnh thổ của đất nước có sự lặp đi lặp lại một cách
có quy luật, sự kết hợp của các kiểu xí nghiệp nơng nghiệp, trong đó đa số kiểu
xí nghiệp đặc trưng cho vùng, cịn một vài kiểu khác có thể không thể hiện bộ
mặt của vùng. (Tuệ, Thông, Thanh, & Cúc, 2013).
 Phát triển nông nghiệp: Hiểu một cách chung nhất, phát triển nơng
nghiệp chính là tăng về quy mơ giá trị sản xuất nơng nghiệp; sự hồn thiện về
cơ cấu và sự nâng cao về hiệu quả KT - XH của sản xuất nông nghiệp.

 Cơ cấu ngành nông nghiệp: là mối quan hệ tỷ lệ về số lượng và giá trị
giữa các chuyên ngành, tiểu ngành bộ phận. Nói cách khác, cơ cấu ngành nơng
nghiệp phản ánh quan hệ tỷ lệ về giá trị sản lượng, quy mô sử dụng đất của các
chuyên ngành, tiểu ngành cấu thành nên ngành nông nghiệp. Các chuyên ngành,
tiểu ngành này được xem xét trên các quy mô: tổng thể nền KT, vùng và tiểu
vùng. Cơ cấu ngành nông nghiệp thể hiện vị thế của từng chuyên ngành, tiểu
ngành trong mối quan hệ với tồn ngành nơng nghiệp (qua các tỷ lệ khác nhau
tham gia vào ngành nông nghiệp) trong một thời gian nhất định. Trong cơ cấu
ngành nông nghiệp, các chuyên ngành, tiểu ngành có mối quan hệ mật thiết với
nhau, hỗ trợ nhau phát triển trong phạm vi về không gian, thời gian và trên cơ
sở điều kiện hạ tầng KT ở từng nơi.
 CDCC ngành nông nghiệp
Cơ cấu ngành nơng nghiệp là kết quả q trình phát triển về số lượng, chất
lượng ngành nông nghiệp trong khoảng thời gian nào đó, vì vậy nó khơng phải
là các quan hệ tĩnh mà luôn luôn biến đổi không ngừng theo sự phát triển của
các chuyên ngành, tiểu ngành tạo nên cơ cấu tồn ngành. Đó là sự thay đổi tất
yếu về tỷ lệ giữa các chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản
trên quy mô cả nước, trên các vùng KT - sinh thái; thay đổi về số lượng, loại
hình quy mơ các chủ thể tham gia sản xuất kinh doanh trong các chuyên ngành,


12

tiểu ngành ở các vùng sinh thái; sự thay đổi về mối quan hệ giữa nông nghiệp
với các ngành KT khác như: công nghiệp và dịch vụ cung ứng đầu vào cho sản
xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản và các hoạt động phân phối,
tiêu thụ nông sản làm ra. Như vậy, sự thay đổi về quan hệ tỷ lệ giữa các chuyên
ngành, tiểu ngành trong nông nghiệp là q trình CDCC ngành nơng nghiệp,
phản ánh lợi thế và khả năng phát triển của các chuyên ngành, tiểu ngành trên
tầm quốc gia, vùng và tiểu vùng.

Trong KT thị trường và sản xuất hàng hóa, sự thay đổi về tỷ lệ về quy mô,
giá trị giữa các chuyên ngành, tiểu ngành của ngành nông nghiệp theo hướng
tăng lên hoặc giảm xuống đều có mục đích đáp ứng cao nhất các yêu cầu của
người tiêu dùng về hàng hóa lương thực, thực phẩm tươi sống và chế biến. Như
vậy, CDCC ngành nơng nghiệp chính là q trình thích ứng của sản xuất nông
nghiệp với thị trường tiêu thụ các sản phẩm do ngành nông nghiệp làm ra trong
từng giai đoạn phát triển. Nói cách khác, kết quả CDCC nơng nghiệp phản ánh
mức độ thị trường hóa ở quy mơ quốc gia, quốc tế của từng ngành trong từng
giai đoạn, và là mục đích chung nhất trong phát triển nơng nghiệp ở tất cả các
quốc gia trên thế giới dưới tác động của CNH nền KT và tồn cầu hóa hội nhập.
Sự thích ứng của cơ cấu ngành nơng nghiệp với nhu cầu của thị trường ngày
càng cao thì tính ổn định của cơ cấu ngày càng lớn. Trong trường hợp ngược
lại thì nơng nghiệp rơi vào tình trạng khơng ổn định, phải giảm thiểu quy mô
sản xuất và giá trị các chun ngành, tiểu ngành khơng có lợi thế hoặc không
phù hợp với nhu cầu thị trường và tăng quy mơ sản xuất, giá trị các ngành có
lợi thế để đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Quá trình này diễn
ra liên tục, thường xuyên theo sự thay đổi của thị trường.
Như vậy, cách nhìn về CDCC ngành nông nghiệp là sự thay đổi về quan
hệ tỷ lệ giữa các chuyên ngành, tiểu ngành của ngành nông nghiệp theo lợi thế
so sánh và theo nhu cầu của thị trường tiêu thụ nhằm đưa cơ cấu ngành nông
nghiệp từ trạng thái nhiều bất cập sang trang thái ít bất cập hơn so với nhu cầu


13

thị trường và phát triển được các chuyên ngành có lợi thế, giảm thiểu các
chuyên ngành kém lợi thế trong nơng nghiệp. Theo đó, khái niệm về CDCC
ngành nơng nghiệp trong điều kiện hiện nay như sau: “CDCC ngành nông
nghiệp là quá trình thay đổi (tăng hoặc giảm) về quy mô, giá trị của các chuyên
ngành sản xuất thuộc ngành nơng nghiệp theo hướng thích ứng nhiều hơn với

nhu cầu thị trường đồng thời phát huy được lợi thế so sánh của từng chuyên
ngành, tạo ra cơ cấu ngành nông nghiệp mang tính ổn định cao hơn và phát
triển bền vững hơn trong KT thị trường và hội nhập”. (Nguyễn, Lê, & Nguyễn
, 2014)
1.1.2. Vai trị của sản xuất nơng nghiệp đối với KT - XH
Nông nghiệp, được hiểu là nông – lâm – thủy sản, là các ngành quan trọng
trong sản xuất cũng như trong đời sống của con người. Về mặt lí luận, vai trị
đó được thể hiện chủ yếu ở các điểm như sau:
- Vai trò đáp ứng nhu cầu cần thiết về lương thực, thực phẩm cho đời sống
và nguyên liệu cho công nghiệp.
Con người tồn tại và phát triển cần phải có cái ăn và những sản phẩm đó
chỉ có thể có được từ sản xuất nơng nghiệp. Dù xã hội lồi người có phát triển
đến đâu đi chăng nữa thì khơng một ngành KT nào có thể thay thế được vai trị
của các ngành nông nghiệp và thủy sản trong việc đáp ứng nhu cầu lương thực,
thực phẩm cho con người. Sự gia tăng dân số và sự thu hẹp diện tích (diện tích)
đất canh tác đang đặt xã hội loài người trước nguy cơ thiếu hụt nguồn lương
thực khơng cịn là mối quan tâm riêng của từng quốc gia mà đã trở thành một
thách thức lớn cho tồn nhân loại.
Nơng – lâm – thủy sản giữ vai trò to lớn trong việc phát triển KT ở hầu
hết các nước, nhất là ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, ngay cả ở những
nước phát triển, mặc dù tỉ trọng khu vực I trong GDP rất thấp, nhưng khối lượng
nông – lâm – thủy sản của các nước này khá lớn và không ngừng tăng lên.


14

Lương thực, thực phẩm là yếu tố đầu tiên, có tính chất quyết định sự tồn tại,
phát triển của con người và phát triển KT - XH của đất nước.
Ngoài việc đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho con người, sự phát
triển nông – lâm – thủy sản cịn có tác động đến hàng loạt ngành KT khác. Có

người cho rằng, thiếu hụt lương thực hồn tồn có thể giải quyết bằng cách
nhập khẩu. Nhưng trên thực tế, việc nhập khẩu lương thực có thể sẽ gây khó
cho nền KT, đặc biệt đối với các nước đang phát triển thường là các nước
nghèo. Hơn nữa, nhập khẩu lương thực là nhập khẩu hàng tiêu dùng và không
tạo ra giá trị thặng dư giống như việc nhập khẩu các thiết bị sản xuất, máy móc
hay nguyên liệu khác. Thực tiễn lịch sử của các nước trên thế giới đã chứng
minh, chỉ có thể phát triển KT một cách bền vững, chừng nào quốc gia đó đảm
bảo được vấn đề an ninh lương thực.
Phần lớn nguyên liệu của các ngành công nghiệp thực phẩm, đồ uống;
công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng được cung cấp từ các ngành nông – lâm –
thủy sản, mà trong đó chủ yếu là nơng nghiệp. Vì vậy, sự phát triển của các
ngành cơng nghiệp này phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp.
Một thước đo về vai trị quan trọng của nơng nghiệp đối với các ngành
cơng nghiệp chế biến là tỉ lệ đóng góp của nơng sản với tư cách là ngun liệu
trong tổng giá trị sản phẩm của ngành này. Theo World Bank, trong nhóm 17
nước có thu nhập thấp (GDP bình quân đầu người dưới 390 USD/người/năm),
tỉ lệ này trung bình là 46%, cao nhất là 92%; trong nhóm 43 nước có thu nhập
trung bình (GDP từ 390 – 3.500 USD/người/năm), tương ứng là 41% và 91%;
trong nhóm 8 nước phát triển (GDP trên 3.500 USD/người/năm), tỉ lệ này là
14% và 31%. nơng nghiệp đóng vai trị quan trọng trong sự phát triển của nhiều
ngành công nghiệp và ngược lại, thông qua công nghiệp chế biến, sản phẩm
nông nghiệp tăng lên nhiều lần về giá trị cũng như khả năng cạnh tranh, đồng
thời góp phần mở rộng thị trường, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển.


×