Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở TỈNH THÁI BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.39 KB, 25 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ THANH HOA
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở TỈNH
THÁI BÌNH

Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 60 31 01
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM VĂN DŨNG
Hà Nội - 2013
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nông nghiệp là ngành sản xuất cơ bản của xã hội đáp ứng
những sản phẩm thiết yếu cho đời sống xã hội, cung cấp nguyên liệu
đầu vào cho các ngành khác trong nền kinh tế.
Trong những năm qua, Thái Bình với 90% dân cư sống ở
nông thôn và 58,49% lao động nông nghiệp, đã đạt được những thành
tích quan trọng trong việc sản xuất nông nghiệp như giải quyết công
ăn việc làm, tăng thu nhập, tăng giá trị sản xuất nông nghiệp góp
phần nâng cao đời sống nhân dân, làm thay đổi diện mạo nông thôn,
phát triển kinh tế, xã hội
Tuy nhiên, nếu xem xét ở góc độ bền vững thì phát triển
nông nghiệp của tỉnh Thái Bình đang có nhiều vấn đề bức xúc đặt ra.
Sản xuất nông nghiệp đã và đang có dấu hiệu gây tác động
tiêu cực đến môi trường như làm giảm đa dạng sinh học, suy thoái tài
nguyên, chưa có bước đột phá phát triển nông nghiệp, chưa thật sự
chú ý phát triển theo chiều sâu, chưa chú ý đến vấn đề môi trường
cũng như vấn đề xã hội trong nông nghiệp và nông thôn. Đứng trước
những khó khăn và thách thức đó thì việc xây dựng một nền nông


nghiệp phát triển theo hướng bền vững ở tỉnh Thái Bình có ý nghĩa lý
luận và thực tiễn quan trọng. Vì những lý do trên nên đề tài “Phát
triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Thái Bình” được
chọn làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Phát triển bền vững nói chung và phát triển nông nghiệp theo
hướng bền vững nói riêng là một vấn đề khoa học được đề cập ở những
1
khía cạnh khác nhau, qua tìm hiểu tác giả thấy có một số công trình khoa
học nổi bật sau:
- Phát triển bền vững ở Việt Nam – thành tựu, cơ hội, thách
thức và triển vọng của Nguyễn Quang Thái Ngô Thắng Lợi (2007),
Nxb Lao động – xã hội. Đề tài đã đề cập đến phát triển bền vững nói
chung ở Việt Nam chưa nêu cụ thể về phát triển nông nghiệp bền
vững ở một địa phương nhất định.
- Công nghiệp hóa từ nông nghiệp, lý luận thực tiễn và triển vọng
áp dụng ở Việt Nam của Đặng Kim Sơn, Nxb Nông nghiệp, 2007. Trong
công trình của tác giả Đặng Kim Sơn thì phát triển nông nghiệp được tiếp
cận từ lý thuyết phát triển nông nghiệp, kinh nghiệm của một số nước và
triển vọng của Việt Nam chưa đi sâu phân tích ở góc độ phát triển bền
vững nông nghiệp.
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn ở
Việt Nam - Con đường và bước đi của Nguyễn Kế Tuấn (2006), Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội thì phát triển nông nghiệp bền vững được
tác giả tiếp cận chủ yếu dưới góc độ đánh giá tác động của việc phát
triển nền nông nghiệp bền vững đối với nền kinh tế.
- Nông nghiệp Việt Nam trong phát triển bền vững (2004),
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, do Nguyễn Từ chủ biên. Đây là
cuốn sách có nhiều bài viết có giá trị bàn về vị trí và vai trò của
ngành nông nghiệp trong sự phát triển kinh tế bền vững chung của

đất nước.
- Đề tài “phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Việt Nam - thực
trạng và giải pháp” Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đặng Thị Tố Tâm lại
nghiên cứu sâu về phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất lớn,
sản xuất hàng hóa.
2
Ngoài ra có nhiều công trình nghiên cứu nhưng chỉ ở dạng
những bài báo đăng trên các báo, tạp chí, những báo cáo trong các
hội thảo khoa học.
Các công trình nghiên cứu, các bài viết, tham luận trên đều
đề cập đến phát triển nông nghiệp bền vững ở các góc độ khác nhau.
Đối với tỉnh Thái Bình, nghiên cứu phát triển nông nghiệp theo
hướng bền vững trong thời kỳ đổi mới đất nước chưa có một công
trình nào đề cập đầy đủ, toàn diện và hệ thống. Do vậy, đây là một đề
tài độc lập, đề cập một cách đầy đủ hệ thống về phát triển nông
nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Thái Bình. Các công trình, tài
liệu trên là cơ sở để tác giả kế thừa có chọn lọc trong quá trình làm
luận văn, đồng thời trên cơ sở các tư liệu, tài liệu về phát triển nông
nghiệp của tỉnh Thái Bình để làm rõ sự phát triển nông nghiệp bền
vững ở tỉnh Thái Bình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích của luận văn:
Trên cơ sở hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát
triển nông nghiệp bền vững, luận văn đi sâu nghiên cứu thực trạng
tình hình phát triển nông nghiệp ở tỉnh Thái Bình và đưa ra các giải
pháp để phát triển nông nghiệp của địa phương theo hướng bền vững
trong thời gian tới.
- Nhiệm vụ của luận văn:
+ Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về phát triển bền vững,
phát triển bền vững nông nghiệp từ góc độ lý luận và thực tiễn.

+ Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển nông nghiệp bền vững
ở một số địa phương.
3
+ Phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững ở
tỉnh Thái Bình và những vấn đề đặt ra.
+ Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển nông nghiệp
theo hướng bền vững ở Thái Bình trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: là ngành sản xuất nông nghiệp và
các yếu tố có liên quan đến phát triển nông nghiệp theo hướng bền
vững ở tỉnh Thái Bình.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu phát triển nông
nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Thái Bình dưới góc độ kinh tế
chính trị.
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu sản xuất nông nghiệp Thái
Bình từ năm 2000 đến nay và đề xuất các giải pháp đến năm 2020.
- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu sản xuất nông
nghiệp theo nghĩa hẹp trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp trừu tượng hóa khoa học
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp thống kê so sánh
- Phương pháp lôgic – lịch sử
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Hệ thống hoá được những vấn đề lý luận về phát triển nông
nghiệp theo hướng bền vững trong bối cảnh mới của đất nước và thế
giới.
- Khái quát kinh nghiệm phát triển nền nông nghiệp theo
hướng bền vững của một số tỉnh. Trên cơ sở đó, luận văn rút ra bài
học kinh nghiệm cho tỉnh Thái Bình.

4
- Phân tích thực trạng về việc phát triển nông nghiệp theo
hướng bền vững ở tỉnh Thái Bình chỉ ra những mặt đạt được, những
mặt hạn chế cũng như nguyên nhân của những hạn chế đó.
- Đánh giá vai trò của nền nông nghiệp theo hướng bền vững
đối với quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và nâng cao
chất lượng cuộc sống cho dân cư nông thôn.
- Đưa ra các quan điểm, các giải pháp để phát triển nền nông
nghiệp bền vững ở tỉnh Thái Bình trong thời gian tới.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài
gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông
nghiệp bền vững
Chương 2: Thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng bền
vững ở tỉnh Thái Bình thời gian qua.
Chương 3: Quan điểm, giải pháp tiếp tục phát triển nông
nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Thái Bình
5
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG
1.1. Khái luận chung về phát triển nông nghiệp bền vững
1.1.1. Những khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Phát triển bền vững
Hội nghị thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và Phát triển tổ
chức ở Rio de Jenerio (Braxin) năm 1992 đã đưa ra khái niệm “Phát
triển bền vững là sự phát triển nhanh đáp ứng những yêu cầu hiện tại
mà không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai
sau”.

Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về PTBV tổ chức ở
Johannesburg (cộng hòa Nam Phi) năm 2002 đã bổ sung và hoàn
chỉnh khái niệm về phát triển bền vững: “Phát triển bền vững là quá
trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba
mặt của sự phát triển”.
Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về PTBV đã được kết
tinh và phản ánh đầy đủ nhất trong Chương trình nghị sự 21 của Việt
Nam: “Mục tiêu tổng quát của PTBV là đạt được sự đầy đủ về vật
chất, sự giàu có về tinh thần và văn hóa, sự bình đẳng của công dân
và sự đồng thuận của xã hội, sự hài hòa của con người và tự nhiên;
phát triển phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa được ba mặt là
phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường”.
Từ những cơ sở lý luận nên trên, tác giả cho rằng: Phát triển
bền vững có nội dung lớn và phong phú, không chỉ hàm nghĩa phát
triển kinh tế bền vững mà còn bao hàm nội dung phát triển xã hội bền
vững và gắn kết chặt chẽ với bảo vệ môi trường sinh thái.
6
1.1.1.2. Phát triển nông nghiệp
Phát triển nông nghiệp là một quá trình không phải trong
trạng thái tĩnh. Quá trình thay đổi của nền nông nghiệp chỉ sự tác
động của quy luật thị trường, chính sách can thiệp vào nền nông
nghiệp của chính phủ, nhận thức và ứng xử của người sản xuất và
người tiêu dùng về các sản phẩm và dịch vụ tạo ra trong lĩnh vực
công nghiệp. Nền nông nghiệp phát triển là kết quả của quá trình phát
triển nông nghiệp.
1.1.1.3. Phát triển nông nghiệp bền vững
Theo tổ chức lương thực và Nông nghiệp (FAO, 1992) định
nghĩa: Phát triển nông nghiệp bền vững là quá trình quản lý và duy trì
sự thay đổi về tổ chức, kỹ thuật ngày càng tăng của con người về
nông phẩm và dịch vụ vừa đáp ứng nhu cầu của mai sau.

Ở nước ta, vấn đề PTNNBV là một trong những nội dung
được đề cập ở quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/8/2004 của
Thủ tương chính phủ về “Định hướng phát triển ở Việt Nam”
Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam chỉ rõ: “Phát triển nông
nghiệp bền vững là quá trình sản xuất ngày càng nhiều hàng hóa theo
yêu cầu của thị trường, phải đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, bảo
tồn và phát triển được các nguồn tài nguyên như đất, nước, không
khí, rừng và đa dạng sinh học [24, tr.10].
Các định nghĩa trên đã đề cập đến những giác độ khác nhau,
rất lý thú và sâu sắc về phát triển nông nghiệp bền vững. Tuy nhiên
để làm tốt các mục tiêu đó không phải là chuyện dễ dàng. Với cách
tiếp cận trên, tác giả luận văn có thể đưa ra quan niệm về PTNNBV ở
tỉnh Thái Bình như sau:
7
Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Thái Bình
là quá trình Đảng bộ, chính quyền, các cơ quan, ban ngành chức
năng, các thành phần kinh tế và nhân dân nhận thức và vận dụng các
quy luật khách quan, đường lối của Đảng, chính sách phát triển kinh
tế của Nhà nước vào thực tiễn nền nông nghiệp Thái Bình nhằm đảm
bảo nông nghiệp tăng trưởng nhanh, bền vững và ổn định, phân phối
công bằng sản phẩm và tài nguyên nông nghiệp, sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên, làm tăng sự công bằng giữa các thế hệ và hoàn
thiện chất lượng cuộc sống.
1.1.2. Tiêu chí phát triển bền vững trong nông nghiệp
1.1.2.1. Tiêu chí bền vững về kinh tế nông nghiệp
Một là, bảo đảm nhịp độ tăng trưởng liên tục, ổn định và hiệu
quả.
Hai là, áp dụng cơ giới hóa, ứng dụng khoa học, công nghệ
vào sản xuất, chế biến nông sản, nhất là công nghệ sinh học.
Ba là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Bốn là, Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
1.1.2.2. Tiêu chí bền vững về xã hội
Tiêu chí phát triển bền vững về xã hội trong nông nghiệp
phải tạo điều kiện cho mọi người, nhất là những người trong hoàn
cảnh khó khăn đều có cơ hội tiếp cận công bằng các dịch vụ cơ bản
về giáo dục, y tế, thông tin…mang tính an sinh xã hội luôn giữ một
vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện công bằng xã hội ở nước ta
hiện nay.
1.1.2.3. Tiêu chí bền vững về môi trường trong nông nghiệp
Thứ nhất, khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
hiện có để thỏa mãn nhu cầu con người.
8
Thứ hai, giữ gìn và bảo tồn chất lượng tài nguyên thiên nhiên
cho các thế hệ mai sau.
Thư ba, ngăn chặn ô nhiễm, lạm dụng hóa chất trong sản
xuất nông nghiệp.
1.1.3. Điều kiện phát triển nông nghiệp bền vững
1.1.3.1. Môi trường kinh tế vĩ mô
Để phát triển bền vững phải tạo lập môi trường vĩ mô thuận
lợi cho phát triển nông nghiệp như ổn định hệ thống chính trị, xã hội,
tạo lập môi trường pháp lý, bảo vệ được lợi ích chính đáng của nông
dân, xây dựng môi trường văn hóa giáo dục phù hợp với yêu cầu phát
triển KT - XH; củng cố, mở rộng quan hệ hữu nghị với các nước.
1.1.3.2. Các nguồn lực cơ bản
Nguồn lực tự nhiên
Nguồn lực về cơ sở vật chất kỹ thuật
Nguồn lực về con người
1.1.3.3. Vai trò quản lý của nhà nước
Nhà nước định hướng cho nông nghiệp phát triển theo hướng
CNH, HĐH

Nhà nước tạo điều kiện tốt nhất để nông nghiệp phát triển
như việc xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ cho nông nghiệp…
1.2. Kinh nghiệm một số địa phương trong phát triển
nông nghiệp bền vững
1.2.1. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh
Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo chiều sâu trên cơ sở
ứng dụng tích cực các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới tiên tiến…
9
Mục tiêu phát triển nông nghiệp của Bắc Ninh đến năm 2020
đó là, bên cạnh việc bảo vệ an ninh lương thực, tập trung xây dựng
các khu nông nghiệp công nghệ cao với quy mô khoảng 200 ha…
Thực tiễn phát triển sản xuất nông nghiệp của Bắc Ninh tới
nay đã đạt được những thành tựu quan trọng đặt cơ sở tiền đề đẩy
mạnh quy mô sản xuất theo hướng chất lượng cao
1.2.2. Kinh nghiệm của tỉnh An Giang
Thứ nhất, thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo chiến lược
xây dựng cơ cấu kinh tế toàn diện và ổn định…
Thứ hai, An Giang hướng đến mô hình GAP với chương
trình ba tăng, ba giảm (tăng năng suất lúa, tăng chất lượng lúa gạo,
tăng hiệu quả kinh tế; giảm lượng giống gieo sạ, giảm lượng thuốc
trừ sau, giảm lượng phân đạm).
Thứ ba, cấp tín dụng cho người nghèo và hỗ trợ vốn cho
nông dân sản xuất với các chính sách ưu đãi.
Thứ tư, An Giang xây dựng mô hình liên kết bốn nhà. (Nhà
nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp).
1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thái Bình
Một là, xác định đúng đắn mối quan hệ giữa công nghiệp và
nông nghiệp trong quá trình CNH, HĐH và phát triển KT - XH của
Thái Bình.
Hai là, phát triển nông nghiệp gắn với việc bảo vệ tài nguyên

môi trường.
Ba là, phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn liền với vấn đề
xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của dân cư vùng nông thôn.
Bốn là, để có sự kết cấu “bốn nhà” trong sản xuất chế biến,
tiêu thụ.
10
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG
BỀN VỮNG Ở TỈNH THÁI BÌNH
21 Giới thiệu khái quát về tình hình kinh tế, xã hội ở tỉnh
Thái Bình
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội
Thái Bình là một tỉnh ven biển thuộc khu vực đồng bằng châu
thổ sông Hồng, ba bề giáp sông lớn, một bề giáp biển đông, khí hậu ôn
hòa, đất đai màu mỡ.
Thái Bình là một tỉnh có mật độ dân số cao so với các tỉnh
trong cả nước (1.155 người/km
2
). Đến năm 2012, dân số Thái Bình là
1.786.500 người, số trong độ tuổi lao động là 1.052.000 người
(chiếm 58,9%) tổng dân số, trong đó số dân và số lao động nông
nghiệp chiếm tỷ trọng lớn (90% dân số và 58,46% lao động nông
nghiệp).
2.1.2. Tiềm năng cho phát triển nông nghiệp bền vững của
tỉnh Thái Bình
Diện tích đất tự nhiên toàn Tỉnh là 154.351 ha trong đó: Đất
nông nghiệp là 103.955 ha, đất lâm nghiệp có rừng là 2.500 ha, đất
chuyên dùng là 25.978 ha, đất thổ cư là 12.445 ha và đất chưa sử
dụng, sông ngòi là 9.431 ha.
Thái Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt

độ trung bình hàng năm từ 23 – 24
0
C.
Tiềm năng và nguồn lợi thủy sản Thái Bình được xem là một
thế mạnh của Tỉnh với ba thủy vực khác nhau: nước ngọt, nước lợ và
nước mặn.
Đường bộ nội tỉnh khá phát triển, Thái Bình hiện có mười
11
tuyến đường chính, các đường đều có thể nối tiếp với quốc lộ, khai
thông và dễ dàng đi các huyện trong tỉnh.
Tài nguyên khoáng sản ở Thái Bình rất phong phú với trữ
lượng tương đối lớn, có một số loại tài nguyên chất lượng tốt, giá trị
kinh tế cao là nguồn nguyên liệu để phát triển công nghiệp như khí
đốt, sét chịu lửa, cao lanh, nước khoáng…
2.1.3. Đặc điểm dân cư và các nguồn lực xã hội khác
Tính đến năm 2012 dân số Thái Bình là 1.786.500 người,
trong đó dân số nông thôn là 90%, dân số thành thị 10%, bình quân
mỗi hộ gia đình có 3,75 người. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên hiện
nay là 8,4%/năm. Số người trong độ tuổi lao động là 1.052.200 người
trong đó lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp chiếm 58,49%
[13, tr.17]. Lao động qua đào tạo chiếm 23,5% (công nhân kỹ thuật
và nghiệp vụ 13,5%, trung cấp53,5%, cao đẳng, đại học và trên đại
học 4,5%)…
2.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng bền
vững ở tỉnh Thái Bình trong những năm qua
2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thái
Bình
2.2.1.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Giai đoạn 2006 - 2012 tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn
năm trước cụ thể: năm 2006 là 12,85%; năm 2007 là 14,36%; năm

2008 là 15,07%; năm 2009 là 14,5%; đặc biệt năm 2010 là 17,0%,
năm 2011 là 15,7%, năm 2012 là 16,1%.
2.2.1.5. Tình hình sử dụng đất đai, áp dụng cơ giới hóa, khoa
học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
12
Chính sách giao đất, giao rừng ổn định, lâu dài cho người lao
động đã gắn chặt lợi ích của họ với tư liệu sản xuất chủ yếu nhất là
đất đai.
Thực hiện chương trình cơ giới hóa nông nghiệp đến nay
Thái Bình đã cơ giới hóa hơn 90% khâu làm đất, 100% khâu xay sát,
98% khâu tuốt lúa, 75% khâu vận tải, 95% khâu tưới tiêu, việc áp
dụng máy trong khâu thu hoạch gieo cấy (xạ hàng) đã và đang được
triển khai. Lĩnh vực bảo quản chế biến nông sản được quan tâm đầu
tư, năm 2012 có 15.000 cơ sở chế biến (tăng 3.000 cơ sở so với năm
2006) [49, tr.7].
2.2.1.6. Thị trường tiêu thụ
Việc tiêu thụ hàng hóa của các hộ nông dân, các trang trại
sản xuất vẫn còn hạn chế do công nghiệp chế biến trên địa bàn Tỉnh
chưa phát triển mạnh. Sự hợp tác liên kết giữa các hộ trang trại với
các doanh nghiệp công nghiệp chế biến chưa đồng bộ.
2.2.1.7. Vai trò của Nhà nước trong phát triển nông nghiệp
- Xóa bỏ các rào cản tạo điều kiện cho thị trường phát triển.
- Định hướng hỗ trợ PTNN theo hướng bền vững bằng các
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội.
- Bảo vệ môi trường sinh thái, các hộ nông dân trong quá
trình sản xuất nông nghiệp gây ra những ảnh hưởng xấu tới môi
trường.
2.2.2. Tình hình giải quyết các vấn đề xã hội khu vực nông
nghiệp nông thôn tỉnh Thái Bình
2.2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp và

vấn đề giải quyết việc làm trong lao động
.
13
Trong 6 năm qua (2007 - 2012) Thái Bình đã tạo việc làm
mới cho 96.578 lao động, ngoài ra còn tạo thêm việc làm cho hàng
vạn lao động ở nông thôn trong những lúc nông nhàn; nâng tỷ lệ thời
gian lao động ở khu vực nông thôn từ 74,69% năm 2001 lên 79,19%
năm 2005 và 82,40% năm 2012, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ
20% năm 2001 lên 25,6% năm 2005 và 34% năm 2012 [13, tr.20].
2.2.2.2. Xóa đói giảm nghèo
Thực hiện “chương trình xóa đói giảm nghèo”, “chương trình
xóa nhà tranh tre”, “chương trình áo ấm tình thương”. Từ năm 2006
đến năm 2011 Tỉnh đã thực hiện thành công 19 dự án nghèo, số hộ
được giảm nghèo thuộc chương trình xóa đói giảm nghèo đã tăng lên
hàng năm, năm 2006 là 100 hộ, đến năm 2010 là 700 hộ [24, tr.24],
góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của Tỉnh từ 7,8% năm 2001 xuống
5,3% năm 2005 và 4,1% năm 2010 (theo chuẩn nghèo cũ).
2.2.2.3. Sản xuất lương thực đã giải quyết được vấn đề đảm
bảo cơ bản của dân cư
Hiện nay năng suất lúa của Thái Bình đạt tới 13,1 tấn/ha,
đưa lương thực bình quân đầu người đạt 723 kg/người/năm.
Sản xuất lúa của Thái Bình ổn định và nổi trội so với các tỉnh
trong khu và cả nước do thâm canh tăng năng suất cây trồng, năng
suất lúa.
2.2.2.4. Cải thiện đời sống dân cư
Thu nhập bình quân chung của dân cư năm 2008 là 842.000
nghìn đồng, năm 2012 là 1.516.000 đồng tăng 29,59% [13, tr.181].
Toàn Tỉnh có 99,7% số hộ dùng điện, 90% số hộ dùng nước sạch,
87,5% số hộ có máy thu hình, 70% số hộ có nhà xây kiên cố, 75% số
hộ có xe máy.

14
2.2.2.5. Phát triển văn hóa, y tế, giáo dục, thể dục thể thao
Về văn hóa: Năm 2012 có 85,6% số hộ đạt tiêu chuẩn gia
đình văn hóa, có gần 58,4% số thôn, làng đạt tiêu chuẩn văn hóa,
một số hủ tục trong tiệc cưới, tang lễ…được đẩy lùi ở địa
phương.
Về y tế: Tỉnh đã chú trọng đầu tư phương tiện kỹ thuật,
chú ý quan tâm nhiều hơn đến việc khám chữa bệnh. Chất lượng
và tốc độ phục vụ tăng, tốc độ phát triển về số lượng giường bệnh
trên một vạn dân là 110,12%, số lượng bác sỹ trên vạn dân bình
quân hàng năm tăng 20,5%. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em và tỷ lệ
trẻ em chết dưới 5 tuổi giảm rõ rệt qua các năm.
Về giáo dục: Năm (2011 - 2012) tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp
tương đối cao, trung học cơ sở 99,61%, trung học phổ thông 99,08%.
Ngành giáo dục của Tỉnh giữ vững đạt kết quả phổ cập giáo dục tiểu
học đúng độ tuổi và đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục trung
học cơ sở ở 100% xã, phường, thị trấn.
Về thể dục, thể thao: Toàn Tỉnh đã có 850 câu lạc bộ, có
373 sân bóng đá (60 - 50m), 8 bể bơi đạt tiêu chuẩn, 948 sân bóng
chuyền, 1.505 sân cầu lông, 957 bàn bóng bàn, 17 sân quần vợt
(trong đó có 9 sân do tư nhân đầu tư) phục vụ phong trào thể dục, thể
thao.
2.2.3. Vấn đề môi trường trong phát triển nông nghiệp
2.2.3.1. Phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với sử dụng hiệu
quả và bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên
Tỉnh đã có quyết định 05/2008/QĐ/UB ngày 18/1/2008 ban
hành một số chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại
trên địa bàn Tỉnh trong đó tất cả các loại hình trang trại đều được sử
15
dụng đất để phát triển kinh tế với thời gian tối thiểu 20 năm, được

phép xây dựng nhà cấp bốn để làm kho chứa vật tư, thức ăn chăn
nuôi, nhà bảo vệ, nhà nghỉ tạm của người lao động, xây dựng
chuồng trại chăn nuôi và các công trình phục vụ sản xuất kinh
doanh dịch vụ phù hợp với yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh.
2.2.3.2. Bảo vệ môi trường sinh thái
Thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp theo hướng
bền vững trong thời gian qua tỉnh Thái Bình hết sức quan tâm đến
công tác bảo vệ môi trường và phòng chống ô nhiễm môi trường.
Yêu cầu về bảo vệ môi trường sinh thái chống ô nhiễm đất,
nguồn nước, không khí, sự xâm nhập của các loại hóa chất như phân
bón, thuốc trừ sâu, rơm rạ sau thu hoạch, chất thải trong chăn nuôi…
ngày càng được quan tâm đòi hỏi Thái Bình phải xây dựng một nền
nông nghiệp bền vững trên địa bàn.
2.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển nông nghiệp
theo hướng bền vững ở tỉnh Thái Bình
2.3.1. Thành công
2.3.1.1. Ổn định chính trị
Xây dựng hệ thống chính trị ở nông thôn luôn có ba vấn đề
Tỉnh thường xuyên quan tâm: (1) xây dựng đội ngũ cán bộ đủ năng
lực, trình độ lãnh đạo cơ sở; (2) tăng cường củng cố tổ chức bộ máy
của hệ thống chính trị ở nông thôn phù hợp; (3) quan tâm đến chính
sách với cán bộ cơ sở. Hiện nay, số cơ sở Đảng trong sạch chiếm
80% tổng số cơ sở Đảng trong toàn Tỉnh, số chính quyền cơ sở đạt
vững mạnh 87%, số Mặt trận Tổ quốc đạt vững mạnh 83,78%, số Hội
nông dân đạt vững mạnh 85,6%, số Hội phụ nữ đạt vững mạnh 89%,
16
Hội cựu chiến binh đạt vững mạnh 98,26%, Đoàn thanh niên đạt
vững mạnh 75%.
2.3.1.2. Phát triển kinh tế ổn định và có hiệu quả
Một là, Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản trong giai đoạn

2006 - 2012 tăng trưởng theo hướng tích cực, bình quân tăng
2,5%/năm.
Hai là, cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng
tiến bộ.
2.3.1.3. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội nảy sinh trong khu
vực nông nghiệp, nông thôn
Báo cáo kết quả thực hiện chương trình giảm nghèo (2006 -
2012) trong thời gian qua Thái Bình đã thực hiện tốt việc lồng ghép
chương trình giảm nghèo với các chương trình phát triển KT - XH
hướng vào mục tiêu giảm nghèo nên đã giảm được 60.578 hộ nghèo
tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,5%, từ 5,3% năm 2006 xuống còn 2,8% năm
2012 [45, tr.13].
2.3.1.4. Từng bước xây dựng một nền nông nghiệp theo
hướng phát triển sạch, môi trường tự nhiên được bảo vệ
Trong những năm qua, tỉnh Thái Bình đã bước đầu quan tâm
đến thực hiện các biện pháp tích cực trong phát triển nông nghiệp,
nông thôn gắn với khôi phục, bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh
thái, giảm thiểu rủi ro, tích cực góp phần vào sự phát triển bền vững
của đất nước. Đã triển khai và thực hiện đến năm 2015 và định
hướng đến năm 2020, xử lý chất thải chăn nuôi bằng Biogas… Thực
hiện chương trình dự án khí sinh học Biogas trong các trại chăn nuôi
để giảm ô nhiễm môi trường tạo khí đốt cho nông hộ, trên toàn Tỉnh
đến nay có 9000 hầm khí Biogas [49, tr.15].
17
2.3.2 Những hạn chế
Một là, ruộng đất nông nghiệp Thái Bình vẫn còn chia nhỏ,
manh mún, không phù hợp với yêu cầu của việc sản xuất hàng hóa
lớn tập trung.
Hai là, quá trình cơ giới hóa nông nghiệp và việc áp dụng
các quy trình kỹ thuật sản xuất tiên tiến diễn ra chậm, hầu hết các

khâu sản xuất nông nghiệp đều làm thủ công dẫn đến năng suất lao
động nông nghiệp chưa cao.
Ba là, năng lực cạnh tranh của hàng nông sản còn thấp làm
tổn hại cho cư dân nông nghiệp.
Bốn là, phần lớn các hoạt động sản xuất nông nghiệp trên
địa bàn vẫn sử dụng quá mức các yếu tố phân bón, thuốc trừ sâu…
phá vỡ cân bằng của môi trường sinh thái ngay trong nông nghiệp.
Năm là, vấn đề công bằng xã hội trong phát triển nông
nghiệp, nông thôn còn nhiều bất cập.
Sáu là, xuất hiện tình trạng dân không thiết tha với ruộng
đồng
2.3.3. Một số vấn đề đặt ra
Thứ nhất, mâu thuẫn giữa yêu cầu đẩy nhanh ứng dụng các
thành tựu khoa học công nghệ hiện đại trong PTNN theo hướng bền
vững với khả năng có hạn về trình độ nhân lực và vốn.
Thứ hai, mâu thuẫn giữa xây dựng, mở rộng quy mô các
vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn tập trung, chuyên canh với
sự bất cập về kết cấu hạ tầng và dịch vụ.
Thứ ba, mâu thuẫn giữa yêu cầu tăng trưởng kinh tế nông
nghiệp với bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái
Chương 3
18
QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở TỈNH THÁI BÌNH
3.1. Bối cảnh mới ảnh hưởng đến phát triển bền vững
nông nghiệp ở tỉnh Thái Bình
3.1.1. Bối cảnh quốc tế
Một là, xu hướng thương mại nông sản
Hai là, xu hướng ngày càng gia tăng giám sát đối với chất
lượng sản phẩm, tiêu chuẩn quy trình sản xuất.

Ba là, xu hướng phát triển khoa học và công nghệ…
Bốn là, biến đổi khí hậu toàn cầu và những hiện tượng thời
tiết bất thường, thiên tai và dịch bệnh…
3.1.2. Bối cảnh trong nước
- Những thay đổi về cơ cấu dân số, lao động và kinh tế…
- Vai trò của Nhà nước, vai trò giữa ba trụ cột “Nhà nước, thị
trường, xã hội” đang có nhiều thay đổi tích cực trong giai đoạn quá độ
sang kinh tế thị trường ở Việt Nam.
- Tác động của biến đổi khí hậu
3.1.3. Bối cảnh của tỉnh Thái Bình
- Hoạt động khoa học công nghệ đã có chuyển biến tích
cực…góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển KT - XH của
Tỉnh.
- Công tác quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp cũng
như quy hoạch vùng sản xuất ở cơ sở tuy đã có chủ trương chỉ đạo
nhưng về triển khai thực hiện đạt kết quả thấp.
Biến đổi khí hậu toàn cầu và những hiện tượng thời tiết bất
thường không theo quy luật,
19
3.2. Các quan điểm phát triển nông nghiệp theo hướng
bền vững ở tỉnh Thái Bình
Một là, PTNN theo hướng bền vững phải dựa trên một nền
tảng ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại cho phép phát huy tối
đa các nguồn lực, tạo ra thị trường hàng hóa đa dạng, phong phú.
Hai là, phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững đảm bảo
giữ vững an ninh lương thực với an ninh xã hội và an ninh môi
trường…
Ba là, kết hợp chặt chẽ PTNN theo hướng bền vững với xây
dựng nông thôn mới và củng cố quốc phòng, an ninh…
Bốn là, PTNN theo hướng bền vững, phải dựa trên cơ sở cơ

chế thị trường định hướng XHCN để phát huy mọi tiềm năng…
Năm là, PTNN theo hướng bền vững đặt dưới sự lãnh đạo
của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, phát huy tính chủ động sáng tạo
của địa phương, vai trò chủ thể của nông dân.
3.3. Giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng bền
vững ở tỉnh Thái Bình
3.3.1. Nhóm giải pháp về cải thiện môi trường kinh tế vĩ

3.3.1.1. Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng nông thôn phục
vụ cho việc phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững
Thứ nhất, phát triển hệ thống thủy lợi.
Thứ hai, phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn.
Thứ ba, phát triển mạng lưới cung cấp điện.
Thứ tư, phát triển hệ thống thông tin liên lạc
3.3.1.2. Giải pháp về cơ chế chính sách
3.3.1.3. Giải pháp về tổ chức thực hiện
20
3.3.2. Nhóm giải pháp về các nguồn lực cơ bản
3.3.2.1. Huy động và sử dụng có hiệu qủa đất đai theo hướng
bền vững
Thứ nhất, tiến hành khảo sát đánh giá lại đất đai theo số
lượng, chất lượng và các điều kiện gắn với đất đai
Thứ hai, đẩy mạnh thâm canh nông nghiệp, đồng thời tích
cực mở rộng diện tích bằng khai thác và tăng vụ.
Thứ ba, phải sử dụng một cách tiết kiệm quỹ đất nông
nghiệp, đặc biệt là việc chuyển đất nông nghiệp sang mục đích khác.
Thứ tư, quá trình chuyển đổi ruộng đất cần tập trung đẩy
mạnh ở những vùng ruộng đất phân tán, mạnh mún, ruộng đất trũng
canh tác bấp bênh bằng biện pháp dồn điền đổi thửa…
Thứ năm, kết hợp chặt chẽ giữa khai thác với bảo vệ, bồi

dưỡng và cải tạo ruộng đất, tăng cường quản lý của chính quyền
Tỉnh, địa phương đối với ruộng đất.
3.3.2.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong
phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững
Thứ nhất, triển khai nghiên cứu, đánh giá và phân loại lực
lượng lao động nông thôn hiện nay
Thứ hai, biện pháp quan trọng để sử dụng đầy đủ và hợp lý
nguồn nhân lực nông nghiệp là phân bổ hợp lý giữa các vùng
Thứ ba, kết hợp chặt chẽ giữa thâm canh, khai hoang và tăng
vụ, phát triển chăn nuôi và đẩy mạnh công tác trồng rừng và tu bổ
rừng.
Thứ tư, thực hiện các biện pháp nâng cao trình độ văn hóa,
kỹ thuật, nghiệp vụ cho người lao động trong nông thôn trên địa bàn
Tỉnh.
21
3.3.2.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn trong sản
xuất nông nghiệp theo hướng bền vững
Thứ nhất, xác định đúng đắn phương hướng đầu tư vốn.
Thứ hai, vốn đầu tư ngân sách và các nguồn vốn khác cần sử
dụng có hiệu quả theo mục tiêu phát triển.
Thứ ba, huy động và sử dụng nhiều hơn vốn tín dụng.
3.3.2.4. Sử dụng đúng hướng nguồn vốn vay theo chính sách
ưu đãi
3.3.2.5. Đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học, công
nghệ thân thiện với môi trường trong phát triển nông nghiệp
Thứ nhất, xây dựng và thực hiện tốt chương trình áp dụng
tiến bộ kỹ thuật công nghệ trong sản xuất nông nghiệp.
Thứ hai, tăng cường năng lực khoa học công nghệ của ngành
nông nghiệp…
Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng các giống cây

trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng tốt phù hợp với từng tiểu
vùng sinh thái, đáp ứng yêu cầu đa dạng hóa về sinh học và phát triển
theo hướng bền vững.
Thứ tư, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến trong bảo
quản, chế biến sau thu hoạch cho từng loại sản phẩm.
Thứ năm, thực hiện tốt công tác phối hợp “bốn nhà” trong
nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ…
3.3.3. Nhóm giải pháp về nâng cao vai trò quản lý của nhà
nước
3.3.3.1. Điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp theo
hướng phát huy lợi thế so sánh gắn với thị trường
22
Một là, cụ thể hóa quy hoạch PTNN cho từng loại sản phẩm
nông nghiệp trên từng địa phương tạo ra sự kết hợp giữa quy hoạch
ngành và lãnh thổ.
Hai là, theo dõi, nghiên cứu những biến đổi thị trường nông
sản trong và ngoài nước những thành tựu khoa học công nghệ.
Ba là, chỉ đạo việc thực hiện các pháp lệnh quy hoạch để tạo
cơ sở pháp lý cho việc xây dựng ban hành, điều chỉnh và quản lý
thực hiện quy hoạch phát triển nông nghiệp.
3.3.3.2. Hoàn thiện hệ thống chính sách nông nghiệp
Một là, hoàn thiện chính sách đất đai, hoàn thiện việc sửa đổi
bổ sung luật đất đai theo hướng tiếp tục khẳng định đất đai là sở hữu
của toàn dân,
Hai là, chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển
nông nghiệp.
Ba là, thực hiện cho vay vốn trực tiếp đến hộ sản xuất đảm
bảo nguyên tắc thỏa mãn nhu cầu vốn vay bảo toàn và phát triển vốn,
sử dụng vốn có hiệu quả KT - XH
Bốn là, chính sách khoa học công nghệ phục vụ phát triển

nông nghiệp.
3.3.3.3. Nâng cao vai trò quản lý nhà nước đối với thị trường
nông sản
3.3.3.4. Phát triển khoa học công nghệ để nâng cao năng
suất, chất lượng hiệu quả và khả năng cạnh tranh của nông sản.
3.3.3.5. Xây dựng và triển khai các chiến lược phát triển
nông nghiệp bền vững.
3.3.3.6. Đổi mới tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với
nông nghiệp.
23
KẾT LUẬN
Vấn đề phát triển bền vững đã được nghiên cứu sâu rộng
trên thế giới nhưng đối với Việt Nam nói chung và tỉnh Thái Bình nói
riêng vẫn đang là vấn đề có tính thời sự. Phát triển nông nghiệp theo
hướng bền vững càng trở lên cấp thiết hơn nhằm hoàn thành sự
nghiệp CNH, HĐH đất nước, phát triển kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong những năm qua, việc PTNN theo hướng bền vững của
Thái Bình đã đạt được nhiều thành tựu khá toàn diện cả về kinh tế,
văn hóa, xã hội, môi trường. Sản xuất nông nghiệp tăng trưởng khá
ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn được cải
thiện, xã hội nông thôn nhìn chung ổn định, có nhiều việc làm tiến bộ
về bảo vệ môi trường sinh thái…
Để PTNN theo hướng bền vững trong thời gian tới có hiệu
quả đòi hỏi phải thực hiện một cách đồng bộ hệ thống các quan điểm
và giải pháp chủ yếu mà luận văn đã đề cập. Thực hiện những quan
điểm và giải pháp này đòi hỏi phải có sự nỗ lực của các cấp, các
ngành mà trước hết là vai trò chủ thể của giai cấp nông dân, những
người trực tiếp lao động sản xuất trong ngành nông nghiệp, đây là
nhân tố có tính chất quyết định tới sự phát triển nhanh, bền vững

trong PTNN của Tỉnh.
Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững là một vấn đề
bức thiết, vấn đề lớn, có nhiều khó khăn và phức tạp trong mỗi bước
đi. Vì vậy tác giả luận văn tiếp cận nghiên cứu và đề xuất hệ thống
quan điểm, phương hướng và giải pháp góp phần phát triển nông
nghiệp của tỉnh Thái Bình theo hướng bền vững trong thời gian tới.
24

×