Tải bản đầy đủ (.pdf) (199 trang)

(Luận văn thạc sĩ) chủ nghĩa hiện đại trong tác phẩm của vũ trọng phụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 199 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
--------------------------

KIỀU THANH UYÊN

CHỦ NGHĨA HIỆN ĐẠI
TRONG TÁC PHẨM CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM

Thành phố Hồ Chí Minh - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
--------------------------

KIỀU THANH UYÊN

CHỦ NGHĨA HIỆN ĐẠI
TRONG TÁC PHẨM CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ:

62 22 01 21

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


1. GS. TS. HUỲNH NHƯ PHƯƠNG
2. TS. NGUYỄN MẠNH HÙNG

Thành phố Hồ Chí Minh - 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của GS.TS. Huỳnh Như Phương và TS. Nguyễn Mạnh Hùng.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được
ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 2 năm 2019
Tác giả luận án

Kiều Thanh Uyên


MỤC LỤC

DẪN NHẬP ...................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .......................................................... 4
4. Giả thuyết khoa học .................................................................................. 5
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 7
6. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 8
7. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 9
8. Đóng góp của đề tài................................................................................. 11
9. Cấu trúc của luận án ................................................................................ 11

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CHỦ
NGHĨA HIỆN ĐẠI VÀ VŨ TRỌNG PHỤNG ........................................... 13
1.1. Chủ nghĩa hiện đại – lịch sử và khái niệm ....................................... 13
1.1.1. Bối cảnh phát sinh trào lưu chủ nghĩa hiện đại............................. 13
1.1.2. Đặc điểm trào lưu chủ nghĩa hiện đại ........................................... 18
1.1.3. Khái niệm “hiện đại, “thời hiện đại” và “chủ nghĩa hiện đại”..... 23
1.2. Tình hình nghiên cứu chủ nghĩa hiện đại và Vũ Trọng Phụng ở
Việt Nam..................................................................................................... 28
1.2.1. Trước năm 1945 ............................................................................ 28
1.2.2. Từ năm 1945 đến năm 1975 ......................................................... 33
1.2.3. Từ năm 1975 đến nay .................................................................... 36
CHƯƠNG 2. CHỦ NGHĨA HIỆN ĐẠI VÀ VŨ TRỌNG PHỤNG
TRONG BỐI CẢNH VĂN HỌC VIỆT NAM 1930 – 1945....................... 50
2.1. Bối cảnh tiếp nhận chủ nghĩa hiện đại trong văn học Việt Nam giai
đoạn 1930 – 1945 ....................................................................................... 50


2.1.1. Bối cảnh lịch sử, xã hội và văn hóa .............................................. 50
2.1.2. Bối cảnh văn học ........................................................................... 54
2.1.3. Hệ quả hiện đại hóa xã hội và văn học ở Việt Nam nửa đầu thế
kỷ XX ...................................................................................................... 58
2.2. Trào lưu chủ nghĩa hiện đại trong văn học Việt Nam giai đoạn
1930 – 1945 ................................................................................................. 65
2.2.1. Đối sánh bối cảnh xuất hiện trào lưu chủ nghĩa hiện đại ở phương
Tây và Việt Nam ..................................................................................... 65
2.2.2. Bản sắc trào lưu chủ nghĩa hiện đại ở Việt Nam .......................... 68
2.3. Yếu tố chủ nghĩa hiện đại trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 –
1945 ............................................................................................................. 74
2.3.1. Yếu tố chủ nghĩa hiện đại trong thơ .............................................. 75
2.3.2. Yếu tố chủ nghĩa hiện đại trong văn xuôi hiện thực ..................... 77

2.4. Vũ Trọng Phụng với các trào lưu văn học hiện đại ........................ 80
2.4.1. Vũ Trọng Phụng với chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa tự nhiên ..... 81
2.4.2. Vũ Trọng Phụng với trào lưu chủ nghĩa hiện đại ......................... 84
CHƯƠNG 3. CHỦ NGHĨA HIỆN ĐẠI TRONG TÁC PHẨM CỦA VŨ
TRỌNG PHỤNG NHÌN TỪ BÌNH DIỆN CHỦ ĐỀ ................................. 93
3.1. Vấn đề phi nhân ................................................................................. 93
3.1.1. Cái nhìn tồn diện ......................................................................... 97
3.1.2. Tinh thần dân chủ ........................................................................ 102
3.2. Vấn đề tha hoá .................................................................................. 105
3.2.1. Sự tự tha hóa ............................................................................... 109
3.2.2. Đám đơng tha hóa ....................................................................... 115
3.3. Vấn đề tính dục................................................................................. 120
3.3.1. Con người ẩn ức .......................................................................... 123
3.3.2.Con người sinh lý ......................................................................... 126


CHƯƠNG 4. CHỦ NGHĨA HIỆN ĐẠI TRONG TÁC PHẨM CỦA VŨ
TRỌNG PHỤNG NHÌN TỪ BÌNH DIỆN THI PHÁP............................ 135
4.1. Phương thức tiếp cận hiện thực ...................................................... 135
4.1.1. Mơ hình tự sự ẩn ý – tượng trưng ............................................... 138
4.1.2. Thủ pháp cắt dán điện ảnh .......................................................... 142
4.2. Thủ pháp nghịch dị .......................................................................... 150
4.2.1. Nhân vật nghịch dị ...................................................................... 152
4.2.2. Tình huống nghịch dị .................................................................. 158
4.3. Tính biểu trưng ................................................................................ 163
4.3.1. Phương thức chi tiết hóa ............................................................. 165
4.3.2. Phương thức mơ hình hóa ........................................................... 167
KẾT LUẬN .................................................................................................. 172
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ......................................... 177
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 179

PHỤ LỤC ..................................................................................................... 191


1

DẪN NHẬP

1. Tính cấp thiết của đề tài
Q trình hiện đại hoá văn học Việt Nam khởi động từ những năm
1900 – 1930 là kết quả tất yếu của cuộc hội nhập văn hoá lần thứ hai – tiếp
xúc với văn hoá phương Tây. Những năm 1930 – 1945 là giai đoạn gặt hái
thành quả của công cuộc hiện đại hoá văn học dân tộc. Chỉ trong một thời
gian ngắn, văn học Việt Nam đã chịu ảnh hưởng và tiếp nhận nhiều trào lưu,
trường phái, khuynh hướng sáng tác của văn học phương Tây. Vì vậy, văn
học Việt Nam giai đoạn này là những năm sôi động cả về lực lượng sáng tác,
trào lưu, khuynh hướng, số lượng tác phẩm cũng như tầng lớp tiếp nhận.
Biểu hiện rõ ràng nhất của cơng cuộc hiện đại hố văn học Việt Nam
nửa đầu thế kỷ XX là sự tiếp nhận và vận dụng những khuynh hướng, trào lưu
văn học phương Tây của lực lượng sáng tác. Từ chủ nghĩa lãng mạn đến chủ
nghĩa hiện thực, hay chủ nghĩa tự nhiên và những trào lưu, khuynh hướng thời
thượng chủ nghĩa hiện đại đều hiện diện trong đời sống văn học Việt Nam
nửa đầu thế kỷ XX.
Chủ nghĩa hiện đại (Modernism) cũng là một trong những trào lưu có
ảnh hưởng đến văn học Việt Nam thế kỷ XX. Một số hiện tượng văn học Việt
Nam theo trào lưu chủ nghĩa hiện đại có thể kể đến như thơ tượng trưng, thơ
siêu thực của phong trào Thơ Mới, thủ pháp nghịch dị trong sáng tác của Nam
Cao, Vũ Trọng Phụng, hay chủ nghĩa hiện sinh, tiểu thuyết dòng ý thức trong
văn học miền Nam 1954 – 1975. Thế nhưng, với tư cách là một trào lưu tư
tưởng và nghệ thuật có ảnh hưởng đến văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX,
chủ nghĩa hiện đại lại chưa được nghiên cứu và giới thiệu rộng rãi ở Việt Nam.



2
Trong bối cảnh văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX cùng lúc tiếp
nhận nhiều trào lưu văn học phương Tây để đẩy nhanh q trình hiện đại hóa
bắt kịp xu hướng văn học thế giới, Vũ Trọng Phụng là một trong những nhà
văn sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu chủ nghĩa hiện đại. Tuy đời sống và đời
viết ngắn ngủi nhưng Vũ Trọng Phụng đã để lại một số lượng khơng ít các tác
phẩm “gây tiếng vang” trên văn đàn. Xét về phương diện nội dung, tác phẩm
của Vũ Trọng Phụng chủ yếu chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện thực của văn
học phương Tây. Một số nhà nghiên cứu còn cho rằng, tác phẩm của Vũ
Trọng Phụng có một số yếu tố của trào lưu chủ nghĩa hiện đại như vấn đề tính
dục (libido) theo lý thuyết Phân tâm học của Sigmund Freud, vấn đề phi lý.
Mặt khác, Vũ Trọng Phụng còn chịu nhiều ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện đại
trong bút pháp nghệ thuật. Do vậy, tác phẩm của Vũ Trọng Phụng gây nhiều
bỡ ngỡ trong tiếp nhận với những thủ pháp nghệ thuật hiện đại khi mới xuất
hiện trên văn đàn. Song, cho đến nay, vấn đề chủ nghĩa hiện đại trong văn học
Việt Nam nói chung cũng như trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng nói riêng
chưa được quan tâm đầy đủ.
Chúng tơi chọn đề tài Chủ nghĩa hiện đại trong tác phẩm của Vũ Trọng
Phụng để khảo sát về chủ nghĩa hiện đại với vai trò là một trào lưu du nhập từ
phương Tây và bắt rễ trong môi trường văn học Việt Nam, đồng thời nghiên cứu
về Vũ Trọng Phụng với tư cách là một trong những nhà văn chịu ảnh hưởng của
chủ nghĩa hiện đại. Trên cơ sở đó, luận án đưa ra những đánh giá về vị trí cũng
như vai trò của chủ nghĩa hiện đại trong đời sống văn học Việt Nam nửa đầu thế
kỷ XX. Đặc biệt, luận án củng cố những giá trị về tư tưởng và nghệ thuật trong
tác phẩm của Vũ Trọng Phụng qua lăng kính của chủ nghĩa hiện đại.


3

2. Mục đích nghiên cứu
Trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX,
cùng với chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện thực và một số trào lưu khác,
chủ nghĩa hiện đại đã góp phần khơng nhỏ trong cuộc canh tân đó. Nhưng do
một số điều kiện lịch sử và bối cảnh văn hóa mà chủ nghĩa hiện đại chưa đi
hết con đường cùng với văn học Việt Nam. Nghiên cứu về đề tài Chủ nghĩa
hiện đại trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, chúng tơi mong muốn tìm kiếm
và chỉ ra những dấu hiệu cũng như các yếu tố của chủ nghĩa hiện đại ở cả bình
diện chủ đề cũng như bình diện thi pháp trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng.
Khi thực hiện luận án, chúng tơi cịn hướng đến những mục tiêu như sau để
đạt được kết quả có ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn.
Đầu tiên, luận án trình bày tổng quan về vấn đề chủ nghĩa hiện đại cũng
như tình hình nghiên cứu trào lưu chủ nghĩa hiện đại ở Việt Nam. Luận án
cịn tổng hợp, phân tích về tình hình nghiên cứu vấn đề chủ nghĩa hiện đại và
tác phẩm của Vũ Trọng Phụng theo tiến trình lịch sử văn học Việt Nam.
Tiếp theo, luận án góp tiếng nói khẳng định về vị trí cũng như vai trò
của chủ nghĩa hiện đại trong đời sống văn học Việt Nam. Luận án tạo lập một
cái nhìn bao quát về quá trình tiếp nhận, vận dụng chủ nghĩa hiện đại trong
đời sống văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Chúng tơi cịn tổng hợp cũng
như đánh giá lại những ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa tự
nhiên trong toàn bộ tác phẩm thuộc thể hư cấu của Vũ Trọng Phụng. Trên cơ
sở đó, luận án bước đầu đưa ra nhận định tổng quan về vấn đề chủ nghĩa hiện
đại trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng.
Cuối cùng, mục tiêu chính của luận án là khảo sát, chọn lọc những yếu
tố chủ đề và thủ pháp nghệ thuật trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng in đậm
dấu ấn của chủ nghĩa hiện đại. Luận án cịn phân tích và luận giải ngun


4
nhân cũng như chỉ ra mức độ tiếp nhận chủ nghĩa hiện đại của Vũ Trọng

Phụng. Rộng hơn, luận án còn hướng đến chỉ ra những điểm khác biệt trong
nội dung tư tưởng và thủ pháp nghệ thuật của tác phẩm Vũ Trọng Phụng so
với các tác phẩm văn xuôi hiện thực nói riêng cũng như các tác phẩm cùng
thời nói chung. Trên cơ sở những khảo sát về yếu tố chủ nghĩa hiện đại trong
tác phẩm của Vũ Trọng Phụng ở cả phương diện chủ đề và thi pháp, luận án
hướng đến khẳng định, Vũ Trọng Phụng là một trong những nhà văn tiên phong
tiếp thu chủ nghĩa hiện đại của văn học phương Tây. Qua đó, chúng tơi mong
muốn mở ra một hướng tiếp cận mới đối với tác phẩm của Vũ Trọng Phụng để
có cái nhìn tồn diện hơn về tài năng và phong cách của nhà văn này.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Về khách thể nghiên cứu, đối với đề tài này có hai khách thể nghiên
cứu cần lưu ý, đó là chủ nghĩa hiện đại và tác phẩm của Vũ Trọng Phụng.
Đối với chủ nghĩa hiện đại, luận án tập trung khảo sát, tổng hợp tài liệu
để chỉ ra được những đặc điểm, tính chất và biểu hiện của nó trong văn học
nghệ thuật. Luận án cịn phân tích và chỉ ra những đặc trưng của chủ nghĩa hiện
đại đặt trong bối cảnh văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Là một trào lưu tư
tưởng xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở phương Tây và dần lan
rộng khắp thế giới, vì vậy, việc nghiên cứu về chủ nghĩa hiện đại là vấn đề
đáng lưu tâm. Tuy nhiên, do hạn chế về khả năng tìm kiếm, thu thập tài liệu
nên luận án chủ yếu khảo sát các tài liệu nghiên cứu bằng tiếng Anh khi nghiên
cứu về chủ nghĩa hiện đại. Qua đó, luận án làm rõ khái niệm và chỉ ra những
đặc điểm quan trọng của chủ nghĩa hiện đại trong văn học nghệ thuật.
Nghiên cứu về Chủ nghĩa hiện đại trong tác phẩm của Vũ Trọng
Phụng, luận án hướng vào đối tượng chính là yếu tố chủ nghĩa hiện đại trong
các tác phẩm được sáng tác theo phương thức hư cấu của Vũ Trọng Phụng.


5
Qua khảo sát và đối sánh với các đặc điểm chủ nghĩa hiện đại phương Tây, ở
bình diện chủ đề trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, luận án tập trung vào

các vấn đề như vấn đề phi nhân, vấn đề tha hóa và vấn đề tính dục. Cịn ở
bình diện thi pháp, luận án chủ yếu khảo sát các thủ pháp như phương thức
tiếp cận hiện thực, tính biểu trưng và thủ pháp nghịch dị. Tuy vậy, luận án
không áp đặt những yếu tố, biểu hiện của chủ nghĩa hiện đại vào tác phẩm của
Vũ Trọng Phụng một cách khiên cưỡng, gượng ép để có được kết quả nghiên
cứu. Ở đây, luận án nghiên cứu đối tượng trên tinh thần khoa học, khách quan
nhằm chỉ ra mức độ ảnh hưởng cũng như đánh giá khả năng tiếp nhận và vận
dụng chủ nghĩa hiện đại trong đời văn ngắn ngủi của Vũ Trọng Phụng.
4. Giả thuyết khoa học
Trên cơ sở tổng hợp cũng như phân tích các tài liệu, cơng trình nghiên
cứu về chủ nghĩa hiện đại và tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, chúng tôi đặt ra
những giả thuyết khoa học như sau khi thực hiện luận án.
Trước hết, trên cơ sở những tài liệu về bối cảnh lịch sử, thời điểm xuất
hiện các trào lưu, trường phái văn học phương Tây trong sự đối sánh với bối
cảnh văn học Việt Nam, luận án đưa ra giả thuyết khoa học về vai trị, vị trí
của chủ nghĩa hiện đại trong văn học Việt Nam. Mặc dù chưa để lại nhiều dấu
ấn rõ nét nhưng chủ nghĩa hiện đại có một vai trị nhất định trong tiến trình
văn học Việt Nam, đặc biệt là trong đời sống văn học Việt Nam giai đoạn
1930 – 1945. Chủ nghĩa hiện đại phương Tây du nhập vào Việt Nam khi là
một trào lưu thời thượng chứ không phải là một trào lưu đã qua như chủ nghĩa
lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực. Theo chúng tôi, sự tiếp nhận chủ nghĩa hiện
đại của văn học Việt Nam cịn có sự tương đồng về mặt thời gian, nghĩa là sự
tiếp cận mang tính cập nhật, thời sự chứ không phải là sự tái diễn lại những
trào lưu đã qua của phương Tây.


6
Bên cạnh đó, luận án cịn chú trọng khảo sát tư liệu, cơng trình, bài báo
nghiên cứu và phân tích văn bản tác phẩm ở bình diện chủ đề cũng như thi
pháp để đưa ra giả thuyết khoa học về vấn đề chủ nghĩa hiện đại trong tác

phẩm của Vũ Trọng Phụng. Sự kết hợp giữa chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tự
nhiên với chủ nghĩa hiện đại đã đem lại sức sống và sự độc đáo cho sáng tác
của Vũ Trọng Phụng. Do những điều kiện khách quan (việc tiếp nhận chủ
nghĩa hiện đại trong văn học phương Tây ở Việt Nam hạn chế về thời gian) và
chủ quan (đời văn ngắn ngủi) nên Vũ Trọng Phụng chưa đi đến cùng con
đường của chủ nghĩa hiện đại. Vì vậy, sự tiếp nhận và vận dụng chủ nghĩa
hiện đại vào đời sống văn học Việt Nam bị gián đoạn một thời gian nhưng
đang được các nhà văn trẻ tiếp nối.
Về phương diện chủ đề và thi pháp trong tác phẩm của Vũ Trọng
Phụng, nhiều nhà nghiên cứu, phê bình, lý luận văn học đã quan tâm, nghiên
cứu trong các công trình, bài báo khoa học. Đặc biệt, các nhà nghiên cứu
thường chú ý đến các yếu tố như ở khía cạnh tư tưởng chủ đề là vấn đề “vô
nghĩa lý”, vấn đề hiện thực, vấn đề tính dục, vấn đề tha hóa; ở phương diện
thi pháp là tính trào phúng, mỹ học nghịch dị, tính hiện thực, nghệ thuật xây
dựng nhân vật, tình huống truyện. Đó là những cơng trình nghiên cứu tâm
huyết cũng như cung cấp nhiều tư liệu quý báu về tác phẩm Vũ Trọng Phụng
khi tìm hiểu về cả phương diện chủ đề nói chung và gắn với yếu tố chủ nghĩa
hiện đại nói riêng. Vì vậy, một mặt, luận án tổng hợp những cơng trình nghiên
cứu về phương diện chủ đề và thi pháp chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện đại
trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng. Mặt khác, luận án khảo sát và phân tích
các vấn đề chủ đề lẫn thủ pháp nghệ thuật gắn với trào lưu chủ nghĩa hiện đại
trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng. Trên cơ sở đó, chúng tơi tạo lập một cái
nhìn bao quát về chủ nghĩa hiện đại trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng ở cả
phương diện chủ đề và thi pháp.


7
Tóm lại, khi tiến hành nghiên cứu đề tài Chủ nghĩa hiện đại trong tác
phẩm của Vũ Trọng Phụng, chúng tôi đặt ra giả thiết, tác phẩm của Vũ Trọng
Phụng không chỉ chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện thực hoặc chủ nghĩa tự

nhiên mà còn mang dấu ấn của chủ nghĩa hiện đại. Tuy mức độ ảnh hưởng
đậm nhạt khác nhau ở từng tác phẩm, từng giai đoạn sáng tác và còn vụng về
nhưng Vũ Trọng Phụng là một trong những nhà văn sớm có ý thức tiếp nhận
chủ nghĩa hiện đại. Những giả thuyết khoa học này được đặt ra trên cơ sở các
tài liệu, tư liệu về chủ nghĩa hiện đại, bối cảnh văn học và tác phẩm Vũ Trọng
Phụng. Những giả thuyết khoa học trên cũng là phương hướng nghiên cứu sẽ
được triển khai trong luận án.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện đề tài nghiên cứu Chủ nghĩa hiện đại trong tác phẩm của
Vũ Trọng Phụng, luận án thực hiện các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, luận án xử lý và phân tích các tài liệu về trào lưu chủ nghĩa
hiện đại như cơ sở lý luận, đặc trưng, đặc điểm cũng như những ảnh hưởng
đến đời sống văn học nghệ thuật. Chúng tơi cịn hệ thống hóa các đặc trưng
của chủ nghĩa hiện đại trong văn học phương Tây để làm cơ sở đối sánh với
văn học Việt Nam.
Thứ hai, luận án tổng hợp các cơng trình, bài báo và ý kiến của các nhà
nghiên cứu, chuyên gia lý luận, phê bình văn học để có thể thấy được tình
hình nghiên cứu tác phẩm Vũ Trọng Phụng. Với dung lượng hạn chế, luận án
chỉ chọn một số cơng trình, bài báo, quan điểm, ý kiến của các nhà nghiên
cứu phù hợp với hướng nghiên cứu của luận án chứ khơng tổng hợp tồn bộ
tình hình nghiên cứu tác phẩm của Vũ Trọng Phụng.
Thứ ba, luận án khảo sát ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện đại trong đời
sống văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 trên cơ sở đối sánh với đặc


8
trưng của chủ nghĩa hiện đại theo lý luận văn học phương Tây. Ở nhiệm vụ
nghiên cứu này, luận án tập trung khảo sát trong giai đoạn văn học 1930 –
1945 vì hai lý do. Một là, giai đoạn văn học 1930 – 1945 gần như song song
với thời điểm xuất hiện của chủ nghĩa hiện đại, do đó, sự ảnh hưởng có dấu ấn

đậm nét và rõ ràng hơn các giai đoạn khác trong tiến trình văn học Việt Nam.
Hai là, Vũ Trọng Phụng là nhà văn xuất sắc của văn học giai đoạn 1930 –
1945. Do đó, khảo sát ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện đại trong đời sống văn
học Việt Nam để có cái nhìn hệ thống khi đưa ra nhận định về vấn đề chủ
nghĩa hiện đại trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng. Trên cơ sở đối sánh với
đặc trưng chủ nghĩa hiện đại phương Tây và bản sắc chủ nghĩa hiện đại trong
văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, luận án xác định yếu tố chủ nghĩa hiện
đại trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, đồng thời đưa ra những luận giải rõ
ràng, hợp lý và khoa học.
Cuối cùng, dựa trên cơ sở về bối cảnh tiếp nhận ở Việt Nam cũng như
quá trình vận dụng trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, luận án tiến đến xác
định vai trò và mức độ ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện đại đối với tác phẩm
của Vũ Trọng Phụng.
Những nhiệm vụ nghiên cứu trên đây được tiến hành bằng các phương
pháp cụ thể trong từng chương, mục của luận án để đạt được kết quả nghiên
cứu theo như mục tiêu đã đề ra.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài Chủ nghĩa hiện đại trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng chủ yếu
khảo sát và nghiên cứu ở bình diện lý thuyết lẫn bình diện thực tiễn sáng tác.
Trong đó, chúng tơi tập trung khảo sát yếu tố chủ nghĩa hiện đại thể hiện đậm
nét ở bình diện chủ đề và thi pháp. Đây chính là phạm vi nghiên cứu của luận án.


9
Luận án triển khai nghiên cứu trên cơ sở tài liệu về các vấn đề liên quan
đến đối tượng nghiên cứu như cơng trình khoa học, bài nghiên cứu, bài báo
khoa học và tác phẩm của nhà văn. Tuy nhiên, do khả năng hạn chế, không
thể thu thập và tổng hợp tất cả các tài liệu, cơng trình nghiên cứu về chủ nghĩa
hiện đại ở cả trong lẫn ngoài nước, luận án sẽ chọn lọc những cơng trình
nghiên cứu phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Đối với các cơng

trình nghiên cứu về Vũ Trọng Phụng và tác phẩm, chúng tơi gặp khó khăn khi
tìm lại những tài liệu về Vũ Trọng Phụng ở miền Nam giai đoạn 1954 – 1975.
Các thao tác nghiên cứu sẽ được thực hiện trên cơ sở tơn trọng tính khách
quan để đưa ra những nhận định mang tính khoa học.
Vũ Trọng Phụng là một nhà văn tài năng với tác phẩm thuộc nhiều thể
loại. Số lượng tác phẩm của Vũ Trọng Phụng khơng nhiều, do đó, luận án sẽ
khảo sát những tác phẩm thuộc thể loại hư cấu, bao gồm truyện ngắn, tiểu
thuyết và kịch bản văn học (Phụ lục). Luận án chủ yếu phân tích cũng như lấy
dẫn chứng ở thể loại tiểu thuyết và một số truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng,
bởi dấu ấn của chủ nghĩa hiện đại rõ ràng hơn cả.
Luận án cịn có tham vọng góp phần nghiên cứu về vai trị và vị trí của
chủ nghĩa hiện đại trong văn học giai đoạn 1930 – 1945. Để có kết quả khoa
học, khách quan cũng như có giá trị thực tiễn, luận án liên hệ và so sánh với
một số tác giả, tác phẩm đương thời hoặc cùng chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa
hiện đại trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.
7. Phương pháp nghiên cứu
Luận án Chủ nghĩa hiện đại trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng
hướng đến nghiên cứu quá trình tiếp nhận và vận dụng chủ nghĩa hiện đại của
Vũ Trọng Phụng ở cả phương diện chủ đề, tư tưởng lẫn thi pháp trong tác
phẩm. Vì vậy, luận án sẽ vận dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu
chuyên ngành lẫn liên ngành, cụ thể như sau:


10
Phương pháp nghiên cứu lịch sử được sử dụng để nghiên cứu về tiền đề
xuất hiện chủ nghĩa hiện đại trong văn học Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ
XX, đồng thời nghiên cứu về quá trình tiếp nhận và vận dụng trào lưu chủ
nghĩa hiện đại vào sáng tác của Vũ Trọng Phụng.
Chủ nghĩa hiện đại cũng như tác phẩm của Vũ Trọng Phụng không phải
là một hiện tượng riêng lẻ, tách biệt mà nằm trong một hệ thống nhất định. Vì

vậy, phương pháp nghiên cứu hệ thống được sử dụng để làm rõ vai trò và vị trí
của chủ nghĩa hiện đại (trong hệ thống các trường phái, trào lưu ở Việt Nam),
tác phẩm Vũ Trọng Phụng (trong tiến trình văn học dân tộc) và yếu tố chủ
nghĩa hiện đại trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng (trong chỉnh thể tác phẩm).
Phương pháp loại hình được sử dụng để khảo sát và phân loại cách thức
xây dựng nhân vật hoặc tình huống truyện trong tác phẩm của Vũ Trọng
Phụng. Phương pháp này hỗ trợ cho việc tìm kiếm cũng như phân tích mơ
hình nhân vật mang tính biểu trưng và cách thức xây dựng tình huống truyện
trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng. Trên cơ sở đó, luận án đánh giá về mức
độ ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện đại đối với tác phẩm của Vũ Trọng Phụng.
Phương pháp so sánh được sử dụng khi đối chiếu bối cảnh lịch sử xã
hội ở phương Tây vào thời điểm chủ nghĩa hiện đại xuất hiện và Việt Nam
vào thời điểm tiếp nhận chủ nghĩa hiện đại. Luận án xác định bản sắc chủ
nghĩa hiện đại ở Việt Nam so với chủ nghĩa hiện đại ở phương Tây, đồng thời
đánh giá mức độ ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện đại trong đời sống văn học
Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Phương pháp này còn được sử dụng khi chỉ ra
sự khác biệt ở cả phương diện chủ đề và thi pháp chịu ảnh hưởng của chủ
nghĩa hiện đại trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng so với các nhà văn hiện
thực cùng thời hoặc các nhà văn cùng chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện đại.


11
Phương pháp thi pháp học được sử dụng khi khảo sát và chỉ ra yếu tố
chủ nghĩa hiện đại hiện đại trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng ở phương diện
hình thức nghệ thuật. Phương pháp này cịn sử dụng để phân tích và chỉ ra vai
trị của thủ pháp chủ nghĩa hiện đại trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng.
Ngồi ra, chúng tơi cịn sử dụng thêm các thao tác nghiên cứu khác một
cách hợp lý theo từng mục tiêu đề ra ở từng chương mục cụ thể.
8. Đóng góp của đề tài
Chúng tơi thực hiện đề tài Chủ nghĩa hiện đại trong sáng tác của Vũ Trọng

Phụng với mong muốn góp tiếng nói làm sáng tỏ một số vấn đề còn bỏ ngỏ.
Luận án chỉ ra vai trò và mức độ ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện đại
trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng. Là một trong những nhà văn sớm tiếp
nhận chủ nghĩa hiện đại nhưng do đời sống và đời viết ngắn ngủi nên Vũ
Trọng Phụng chỉ mới tiếp nhận ở chừng mực nhất định. Tuy nhiên, điều này
đã cho thấy ý thức tiếp nhận cũng như nỗ lực cập nhật những trào lưu tư
tưởng hiện đại, thời thượng nhằm bắt kịp xu hướng văn học thế giới của
những nhà văn nửa đầu thế kỷ XX.
Chúng tơi cịn mong muốn đề xuất cách tiếp cận tác phẩm Vũ Trọng
Phụng qua lăng kính chủ nghĩa hiện đại. Luận án hướng đến khẳng định Vũ
Trọng Phụng là một trong những nhà văn tiên phong tiếp thu chủ nghĩa hiện
đại của văn học phương Tây, cũng như góp tiếng nói khẳng định về tài năng
và phong cách của nhà văn này trong tiến trình văn học dân tộc.
9. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần dẫn nhập và kết luận, cấu trúc của luận án gồm bốn chương.
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về chủ nghĩa hiện đại và Vũ
Trọng Phụng: hệ thống hóa và giới thiệu khái quát về cơ sở lý luận, đặc điểm,


12
tính chất của trào lưu chủ nghĩa hiện đại. Ở chương này cịn tổng hợp những
cơng trình nghiên cứu để có cái nhìn lịch đại về vấn đề chủ nghĩa hiện đại và
Vũ Trọng Phụng. Luận án còn chọn lọc những ý kiến, cơng trình nghiên cứu
liên quan đến chủ nghĩa hiện đại hoặc về các yếu tố, dấu ấn của chủ nghĩa
hiện đại trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng.
Chương 2. Chủ nghĩa hiện đại và Vũ Trọng phụng trong bối cảnh văn
học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945: đối sánh giữa bối cảnh văn học phương
Tây và Việt Nam để thấy những đặc điểm riêng có của chủ nghĩa hiện đại
trong văn học Việt Nam. Luận án cịn khảo sát và phân tích hành trình tiếp
nhận các trào lưu tư tưởng phương Tây trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng

từ chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa tự nhiên đến chủ nghĩa hiện đại.
Chương 3. Chủ nghĩa hiện đại trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng
nhìn từ bình diện chủ đề: tập trung khảo sát và luận giải các yếu tố chủ nghĩa
hiện đại ở bình diện chủ đề trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng qua các vấn
đề phi nhân, vấn đề tha hóa và vấn đề tính dục.
Chương 4. Chủ nghĩa hiện đại trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng nhìn
từ bình diện thi pháp: tập trung khảo sát và phân tích yếu tố chủ nghĩa hiện đại
trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng qua các thủ pháp nghệ thuật, gồm phương
thức tiếp cận hiện thực, thủ pháp nghịch dị và tính biểu trưng.


13

CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VỀ CHỦ NGHĨA HIỆN ĐẠI VÀ VŨ TRỌNG PHỤNG

Chủ nghĩa hiện đại là trào lưu tư tưởng xuất hiện ở phương Tây và có
ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn học nghệ thuật thế giới cuối thế kỷ XIX đến nửa
đầu thế kỷ XX. Trong bối cảnh tiếp nhận trào lưu tư tưởng phương Tây nửa
đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa hiện đại cũng có ảnh hưởng và chi phối đến văn
học Việt Nam.
1.1. Chủ nghĩa hiện đại – lịch sử và khái niệm
1.1.1. Bối cảnh phát sinh trào lưu chủ nghĩa hiện đại
Về phương diện xã hội, kinh tế và chính trị, theo Leigh Wilson trong
bài Bối cảnh lịch sử của văn chương chủ nghĩa hiện đại (Historical Context
of Modernist Literature) (Wilson, 2009) cho rằng, Chiến tranh thế giới lần
thứ nhất gây nhiều tổn thất ở phương Tây về cả tài chính, vật chất, đặc biệt là
nỗi đau tinh thần (sự mất mát, thất lạc người thân, sự phá tàn phá những vùng
quê, làng mạc). Chiến tranh thế giới thứ nhất là một trong những sự kiện đau

thương nhất của thế kỷ XX với 9 triệu người chết ở các quốc gia tham chiến;
phá hủy ba đế chế Ottoman – Thổ Nhĩ Kỳ, Áo – Hungari và Nga, chế độ quân
chủ Đức. Hơn nữa, nó cịn để lại những hậu quả dai dẳng và âm ỉ về sự mất
mát, đau thương, ly tán, thất lạc của những gia đình, cộng đồng. Đó cịn là sự
hủy hoại thể xác lẫn tinh thần, những ám ảnh, những ký ức kinh hoàng của
những người tham chiến, lãng phí về kinh tế và cịn là ngun nhân dẫn đến
cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai.


14
Không chỉ Đức phải chịu đựng về mặt kinh tế do phải chi trả đền bù mà
cả những lực lượng tham chiến ở châu Âu đều tiêu tốn chi phí khổng lồ cho
chiến tranh. Chẳng hạn như nước Anh – trung tâm của châu Âu – tiêu tốn
50% lợi tức quốc gia vào cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Đến năm
1920, nền kinh tế của Anh suy yếu và phải vay mượn của Mỹ, đặc biệt, sự sụp
đổ của phố Wall vào tháng 10/1929. Mỹ cùng Nhật trở thành hai thị trường
mới nổi của thế giới với hàng hóa tiêu dùng và là đối thủ cạnh tranh của châu
Âu. Châu Âu còn đối mặt với những thay đổi trong lòng xã hội, chẳng hạn
như, cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nền kinh tế tư bản làm xuất hiện chủ
nghĩa đế quốc thực dân. Xã hội tư bản vừa đối mặt với giai cấp lao động trong
nước, vừa phải giải quyết mâu thuẫn gay gắt với các dân tộc thuộc địa. Kinh tế
suy giảm cũng là nguyên nhân làm cho mối quan hệ giữa các đế quốc càng căng
thẳng. Có thể nói, Chiến tranh thế giới thứ nhất và những hậu quả của nó cịn
kéo theo sự sụp đổ niềm tin vào khả năng nhận thức thế giới của con người.
Về phương diện khoa học, kỹ thuật, nhiều phát minh đã ảnh hưởng trực
tiếp và sâu sắc đến tư tưởng thế kỷ XX. Trong đó có ba học thuyết mang tính
bước ngoặt là học thuyết Sự lựa chọn tự nhiên của Charles Darwin (1859), học
thuyết Phân tâm học của Sigmund Freud (1890), học thuyết Tương đối của
Albert Einstein (1905).
Ngược thời gian về thế kỷ XVIII, thời đại Ánh sáng được xem là thời

đại của tư duy duy lý với triết học Descartes và sự phát triển vượt bậc của
khoa học, chính trị, xã hội, luật pháp, đạo đức, mỹ học. Thời hiện đại đã giũ
bỏ lịng tơn sùng mù quáng của đấng siêu nhiên ngoài vũ trụ, cơ sở triết lý
thời trung cổ và cả các định chế văn hóa, xã hội bị chi phối tuyệt đối của tầng
lớp vua chúa, quý tộc, tăng lữ trong suốt hơn mười lăm thế kỷ. Tư duy duy lý
được xem là chìa khóa vạn năng cho mọi cánh cửa của thời đại Ánh sáng như


15
nhà nghiên cứu Trần Quang Thái trong cơng trình Chủ nghĩa hậu hiện đại
nhận định:
Quá trình hình thành các hệ thống triết học ở thời kỳ hiện đại dựa trên nền tảng
lý tính và vị thế đặc quyền trung tâm của chân lý như cơ sở vững chắc, đáng tin cậy
nhất. Lý tính được sử dụng như cơng cụ vạn năng nhằm khám phá và xây dựng các
chuẩn mực lý thuyết lẫn thực hành, trên nền tảng này tư tưởng và các hành động của
từng cá nhân, xã hội hình thành. Cuộc cách mạng tư duy ở thời đại Khai sáng đã ảnh
hưởng đến nước Mỹ và các quốc gia khác mục tiêu cuối cùng nhằm xóa bỏ chế độ
phong kiến, gầy dựng trật tự xã hội mới, tiến bộ, hợp lý và công bằng hơn. (Trần
Quang Thái, 2006, tr.49)

Trong thời đại Ánh sáng, tư duy duy lý của khoa học kỹ thuật chi phối
toàn bộ tư tưởng, quan điểm và đời sống xã hội. Chẳng hạn như lý thuyết của
Newton về chuyển động giải thích được mọi điều từ quỹ đạo của hành tinh
cho tới các đợt thủy triều và sự rơi của quả táo cho đến đường đạn đạo. Trước
đó vài thập kỷ, James Clerk Maxwell đã thiết lập một lý thuyết xác định ánh
sáng. Sự kết hợp giữa lý thuyết của Newton và Maxwell đã giải thích được
mọi hiện tượng trong tồn bộ vũ trụ. Nói như vậy để thấy sức ảnh hưởng và
chi phối của tư duy duy lý trong thời đại Ánh sáng.
Tuy nhiên, thế kỷ XX lại khởi đầu với một trạng thái bất định, hỗn
loạn. Cho đến năm 1900, châu Âu vẫn ở trong trạng thái ổn định nhưng đó

cũng là dấu mốc cho những thay đổi lớn của nhân loại. Theo F. David Peat
trong cuốn Từ xác định đến bất định: Những câu chuyện về khoa học và tư
tưởng của thế kỷ 20 (2015), năm 1900 được xem là năm cực điểm của giai
đoạn bùng nổ các phát minh. Nhà nghiên cứu này cho rằng những tư tưởng và
các cơng trình phát minh đều bắt đầu bộc lộ những yếu tố làm thay đổi thế
giới quan, biến đổi xã hội một cách sâu sắc:


16
Trong khi thế kỷ 20 đã khởi đầu bằng cái xác định chắc chắn thì nó lại kết
thúc bằng cái bất định hỗn độn. Khơng bao giờ chúng ta cịn có thể có một niềm
kiêu hãnh về trí tuệ của chúng ta như hồi đầu thế kỷ 20 nữa! Trong niềm say mê
cuồng dại đối với khoa học và công nghệ, chúng ta đã đánh giá quá cao khả năng
của mình trong việc điều khiển và kiểm sốt thế giới xung quanh. Chúng ta đã bỏ
quên sức mạnh xung lực của tư duy phi luận lý (vô thức). Chúng ta đã quá tự hào
với những thành tựu tri thức, quá tự tin vào khả năng của chúng ta, quá bị thuyết
phục rằng nhân loại sẽ bước những bước dài trên trái đất giống như thần thánh.
(Peat, 2015, tr.16)

Cùng quan điểm, Đỗ Lai Thúy trong cơng trình Thơ như là mỹ học của
cái khác cũng cho rằng, thế kỷ XIX kết thúc với sự ổn định hoàn hảo của tư
duy duy lý nhưng cũng chính thời điểm đó đã mở ra một trang mới cho lịch
sử của thế kỷ XX:
Thế giới lúc này là một tập hợp những khả năng, hay những thế giới song song
ở không gian đa chiều và chỉ khi có sự tương tác với ý thức người thì một trong
những khả năng, hoặc thế giới mới biến thành hiện thực, tức trình hiện trong khơng
gian ba chiều của chúng ta. Tuy nhiên, những tương tác như vậy, cả ở ý thức lẫn
trong thế giới hạ nguyên tử là hoàn toàn ngẫu nhiên, nên thực tại trở nên bất định,
hỗn loạn, khơng cịn dễ nắm bắt được bản chất của chúng, hay đúng hơn những bản
chất của chúng. Hoặc đơn giản chỉ vì chúng khơng có bản chất cố định bất biến. Sự

khủng hoảng thực tại này kéo theo một khủng hoảng khác là sự biểu đạt thực tại mà
triết học và nghệ thuật đều đã trải qua và đang cùng nhau giải quyết. (Đỗ Lai Thúy,
2012, tr.11)

Sự phát triển của kỹ thuật giúp con người hiểu biết về bản chất, năng
lực bản thân, các mối quan hệ và phục vụ cho những nhu cầu của con người.
Nhưng theo nhà nghiên cứu Phương Lựu trong cơng trình Lý thuyết văn học
hậu hiện đại, chính những phát minh khoa học, kỹ thuật cũng đã làm sụp đổ


17
hoàn toàn niềm tin vào khả năng nhận thức và tầm ảnh hưởng của tư duy duy
lý vào cuối thời hiện đại:
Người ta bất giác kêu lên “Thượng đế đã chết rồi”, biết bao lí trí, đạo đức và
niềm tin kết tinh từ hàng ngàn đời của nhân loại hầu như tiêu biến. Bản tính của
nhân loại bị hồi nghi, con người đầy lo âu trước vận mệnh và tiền đồ của mình.
Mặt khác, khoa học phát triển nhanh, đời sống vật chất càng nâng cao, kéo theo đời
sống tinh thần nghèo nàn. Máy tính, người máy do con người chế tạo ra, trở lại
khống chế con người, làm cho họ mất đi tính chủ thể. Con người nhiều khi phải tự
hỏi: “Ta là ai? Từ đâu đến? Rồi sẽ đi về đâu?”. Phản ứng cũng là một loại phản ánh
trước thực tế đó, chủ nghĩa hiện đại mới ra đời và hàm chứa một sự chuyển biến dữ
dội trong quan niệm về cuộc đời và con người. (Phương Lựu, 2011, tr.58)

Về phương diện văn hóa nghệ thuật, từ những năm 1880 đến Chiến
tranh thế giới lần thứ hai, thế giới bị ảnh hưởng bởi văn hóa Mỹ và châu Âu.
Về xuất bản, sự liên kết giữa thương mại và văn hóa đem đến nền văn hóa đại
chúng. Việc xuất bản ồ ạt hướng đến người đọc có học vấn thấp và mang tính
giải trí đã hình thành thuật ngữ “best sellers” (sách bán chạy nhất) lần đầu tiên
vào năm 1890. Điều này bắt đầu từ Đạo luật Giáo dục vào năm 1870 cho
phép mở rộng giáo dục dẫn đến sự chuyển đổi của việc xuất bản hướng đến

tính giải trí. Tức là, việc xuất bản cần phải đáp ứng những tầng lớp người đọc
mới, cả những tầng lớp lao động với học vấn hạn chế. Năm 1896, những tờ
báo khổ nhỏ hàng ngày đầu tiên, The Daily Mail do Alfred Harmsworth thiết
kế một cách rõ ràng, hấp dẫn với tính năng giải trí và giá thành thấp để số
lượng lớn nhất người đọc có thể tiếp cận. Tuy nhiên, mối liên kết giữa thương
mại và nghệ thuật cũng gây ra nhiều lo ngại về sự xuống cấp của văn hóa.
Trong bối cảnh đó, chủ nghĩa hiện đại xuất hiện níu kéo những chuẩn mực
truyền thống nhằm hướng đến văn hóa đặc tuyển, văn hóa tinh hoa, đồng thời
hạn chế sự xuống cấp của văn hóa nghệ thuật trong thời đại cơng nghiệp hóa
và thương mại hóa.


18
Nhiều hình thức mới của giải trí sản xuất thơng qua những phát triển kỹ
thuật như máy hát, rạp chiếu phim và đài phát thanh. Từ những bộ phim đầu
tiên chỉ dài một vài phút cho đến những phim dài hơn được chiếu ở rạp ngày
càng tăng lên. Hoạt động nghệ thuật của diễn viên hài Charlie Chaplin và một
số diễn viên khác góp phần hình thành thuật ngữ “celebrity” (người nổi tiếng)
vào năm 1914. Những thành tựu khoa học kỹ thuật và thương mại đã làm xuất
hiện nhiều loại hình nghệ thuật mới như điện ảnh, nhiếp ảnh. Các loại hình
nghệ thuật như hội họa, kiến trúc, điêu khắc, văn học, âm nhạc cũng ứng dụng
những kỹ thuật và chất liệu mới từ thành quả của sự phát triển khoa học kỹ
thuật. Sứ mệnh của chủ nghĩa hiện đại là tiên phong, thử nghiệm nhằm tìm
kiếm cũng như đề xuất những cách thức biểu đạt mới phù hợp với bối cảnh và
yêu cầu của thời đại.
Tóm lại, sức tàn phá của hai cuộc chiến tranh lớn cùng với sự phát triển
của khoa học kỹ thuật ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội và văn hóa của
con người. Đồng thời, hệ thống niềm tin, thế giới quan, nhân sinh quan cũng
bị lung lay đến tận gốc rễ. Thế giới quan khoa học đã chi phối mọi lĩnh vực và
mở ra một thế giới mới đối với con người.

1.1.2. Đặc điểm trào lưu chủ nghĩa hiện đại
Con người bước sang kỷ nguyên của khoa học và kỹ thuật với những sự
tiện lợi, nhanh chóng. Nhưng từ sự nhận thức lại của khoa học, kỹ thuật qua
những phát minh khoa học như thuyết Tương đối của Albert Einstein đã phủ
định bức tranh thế giới tất yếu và phổ quát của Newton; thuyết Phân tâm học
của Sigmund Freud chứng minh rằng, ngồi ý thức, con người bị chi phối bởi
vơ thức, bản năng; thuyết Sự chọn lựa tự nhiên của Charles Darwin đã cho
thấy sức mạnh bí ẩn của tự nhiên vượt khỏi sự hiểu biết của con người. Thời
đại Ánh sáng với triết học duy lý của René Descartes không còn chỗ đứng
vững chắc trong cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Khuôn mẫu “trung tâm


19
luận” châu Âu cũng mất dần vị trí độc tơn với sự tự nhận thức diễn ra hàng
ngày của khoa học. Trong bối cảnh đó, chủ nghĩa hiện đại xuất hiện để thực
hiện cùng lúc hai nhiệm vụ. Một là đối thoại, phản hồi lại tư duy duy lý như
một sự tự nhận thức để điều chỉnh. Hai là định hình và định vị lại khn mẫu
của thời đại Ánh sáng. Vì vậy, chủ nghĩa hiện đại khơng cắt đứt, phủ nhận hoàn
toàn với tư duy duy lý mà là một trào lưu mang tính “tự điều chỉnh nội bộ”.
Theo những phân tích và tổng hợp ở trên về phân kỳ lịch sử thời hiện
đại, thời điểm, bối cảnh xuất hiện của các trào lưu tư tưởng ở phương Tây,
chủ nghĩa hiện đại mang những đặc điểm chủ yếu như sau.
Thứ nhất, tinh thần cơ bản của chủ nghĩa hiện đại là “Make it new”(1)
(Làm mới nó) (Dettmar & Kevin J.H, 2006, tr.1). Trong nghiên cứu về ý
nghĩa của khái niệm hiện đại, thời hiện đại, chủ nghĩa hiện đại, Susan
Stanford Friedman cũng cho rằng, “Chủ nghĩa hiện đại là cuộc nổi loạn. Chủ
nghĩa hiện đại là ‘Làm mới nó’”

(2)


(Friedman, 2001, tr.493). Thời điểm chủ

nghĩa hiện đại xuất hiện gần như đồng thời với tư duy duy lý của thời đại
Khai sáng mất đi chỗ đứng, hệ thống niềm tin, thế giới quan ở trạng thái bão
hòa. Theo nhà nghiên cứu Trần Quang Thái trong cơng trình Chủ nghĩa hậu
hiện đại, chủ nghĩa hiện đại xuất hiện như một nhu cầu thay đổi, cách tân, đổi
mới tự thân để tìm kiếm những hình thức biểu đạt mới trong văn học nghệ
thuật vào cuối thời hiện đại:
Trong một thời gian dài, chủ nghĩa hiện đại đã khẳng định tính bổ sung lẫn
nhau giữa lý trí và khối cảm theo lối phóng túng và quý tộc ở thế kỷ XVIII, tư sản ở
thế kỷ XIX, bình dân ở thế kỷ XX, nhờ nâng cao mức sống xã hội. Được giải thoát
Theo Kevin J.H. Dettmar trong Lời giới thiệu cho cuốn sách A Companion to Modernist Literature and
Culture, ‘Make it new’ là lời kêu gọi bởi nhà thơ Chủ nghĩa hiện đại Ezra Pound – hạt nhân trong sự sáng tạo
thẩm mỹ của Chủ nghĩa Hiện đại. Ezra Pound thừa nhận câu nói đó là do một hồng đế Trung Hoa khắc lên
bồn tắm của mình.
(1)

Trong bài Definitional Excursions: The Meanings of Modern/Modernity/Modernism, “Modernism was
rebellion. Modernism was “make it new”.
(2)


×