Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nhu cầu tư vấn tâm lý về giới tính của học sinh trung học cơ sở tại một số trường trên địa bàn thành phố hồ chí minh​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.55 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA TÂM LÝ HỌC

ĐÀO LÊ TÂM AN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

NHU CẦU TƯ VẤN TÂM LÝ
VỀ GIỚI TÍNH CỦA HỌC SINH
TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI MỘT SỐ
TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Tâm lý học

TP. Hồ Chí Minh, năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA TÂM LÝ HỌC

NHU CẦU TƯ VẤN TÂM LÝ
VỀ GIỚI TÍNH CỦA HỌC SINH
TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI MỘT SỐ
TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


Người thực hiện: Đào Lê Tâm An


Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ tâm lý Lê Duy Hùng

TP. Hồ Chí Minh, năm 2019


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khố luận tốt nghiệp này, lời cảm ơn đầu tiên em xin dành cho Tiến
sĩ Lê Duy Hùng, cũng là người Thầy đã góp ý và chỉnh sửa từng câu từ, số liệu trong
toàn văn cho em.Trong quá trình hướng dẫn đề tài, Thầy đồng thời cũng chỉ dẫn những
kiến thức mới liên quan đến đề tài cũng như kiến thức về vấn đề nghiên cứu khoa học.
Cùng với lời cảm ơn, em cũng xin gửi lời xin lỗi chân thành đến Thầy vì khả năng quản
lý thời gian, sắp xếp công việc của em vẫn cịn rất kém, nhiều lần trễ hẹn, khơng nộp bài
đúng hạn. Tuy nhiên, Thầy không hề trách mắng mà vẫn tạo mọi điều kiện để em có thể
hồn thành tốt nhất khoá luận này.
Tiếp sau, em xin gửi lời tri ân đến Thầy Cô khoa Tâm lý học và Ban Chủ Nhiệm
khoa vì đã tạo mọi điều kiện, hỗ trợ chúng em trong q trình thực hiện khố luận này.
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến Thầy Cơ trong hội đồng đã có những góp ý chi
tiết để em có thể chỉnh sửa và hồn thiện đề tài của mình.
Được là một trong số tám bạn làm khoá luận, em cảm thấy rất vinh dự và cũng có
chút áp lực vì em hiểu rằng hồn thành một đề tài khoa học vất vả hơn rất nhiều so với
học môn thay thế. Tuy nhiên, mọi sự cố gắng đều có ý nghĩa, em tin rằng việc hồn thành
khố luận này chính là bước đi đầu tiên của em trên con đường trở thành một người
nghiên cứu về lĩnh vực tâm lý học.
Em xin gửi đến Thầy Lê Duy Hùng, Thầy Cô khoa Tâm lý học lời chúc sức khoẻ
để tiếp tục hướng dẫn nhiều thế hệ sinh viên tiếp theo. Em kính mong Q Thầy Cơ sẽ
gặt hái được nhiều niềm vui, hạnh phúc và thành công trong công việc và cuộc sống.
Em xin gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến Thầy hướng dẫn và Quý Thầy Cơ!
Thành phố Hồ Chí Minh, 13 tháng 05 năm 2019
Tác giả khoá luận


Đào Lê Tâm An


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Các chữ viết tắt

Ý nghĩa

1

ĐTB

Điểm trung bình

2

NXB

Nhà xuất bản

3

HS

Học sinh

4


THCS

Trung học cơ sở

5

TV

Tư vấn

6

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Stt

Tên Bảng

Số Trang

1

Bảng 1.1. So sánh giữa “tư vấn tâm lý” và “tham vấn tâm lý”

24


1

Bảng 2.1. Bảng mô tả khách thể nghiên cứu thực trạng

41

2

Bảng 2.2. Ý nghĩa các giá trị trung bình của thang đo mức độ khó
khăn và nhu cầu tư vấn

44

3

Bảng 2.3. Ý nghĩa các giá trị trung bình về mức độ hài lịng

44

4

Bảng 2.4. Ý nghĩa các giá trị trung bình về mức độ mong muốn

45

5
6
7
8
9


Bảng 2.5. Ý nghĩa các giá trị trung bình về mức độ nhận thức các
yếu tố ảnh hưởng
Bảng 2.6. Mức độ khó khăn tâm lý về giới tính của học sinh THCS
Bảng 2.7. Mức độ khó khăn tâm lý của học sinh THCS về vấn đề sức
khoẻ sinh sản
Bảng 2.8. Mức độ khó khăn tâm lý của học sinh THCS về đặc trưng
tâm lý
Bảng 2.9. Mức độ khó khăn tâm lý của học sinh THCS về mối quan

45
48
48
50
53

hệ khác giới
10 Bảng 2.10. Nhu cầu tư vấn tâm lý về giới tính của học sinh THCS

58

11 Bảng 2.11. Nhu cầu tư vấn tâm lý của học sinh THCS về sức khoẻ

59

sinh sản
12 Bảng 2.12. Nhu cầu tư vấn tâm lý của học sinh THCS về đặc trưng

61


tâm lý
13 Bảng 2.13. Nhu cầu tư vấn tâm lý của học sinh THCS về mối quan

64

hệ khác giới
14 Bảng 2.14. Nhu cầu của học sinh THCS về hình thức tư vấn

65

15 Bảng 2.15. Nhu cầu của học sinh THCS về đặc điểm của nhà tư vấn

68

16 Bảng 2.16. So sánh giữa mức độ khó khăn tâm lý và nhu cầu tư vấn

74

tâm lý về giới tính


17 Bảng 2.17. Tự đánh giá của học sinh THCS về các yếu tố ảnh hưởng

75

đến nhu cầu tư vấn tâm lý về giới tính
18 Bảng 2.18. Yếu tố giới tính ảnh hưởng đến mức độ khó khăn và nhu

77


cầu tư vấn tâm lý
19 Bảng 2.19. Yếu tố môi trường học tập ảnh hưởng đến mức độ khó
khăn và nhu cầu tư vấn tâm lý

78


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Stt
1
2
3
4
5
6

Tên biểu đồ
Biểu đồ 2.1. Cách giải quyết những khó khăn tâm lý về giới tính của
học sinh THCS
Biểu đồ 2.2. Mức độ hài lòng của học sinh THCS sau khi giải quyết
khó khăn
Biểu đồ 2.3. Thực trạng học sinh THCS tìm đến sự giúp đỡ của nhà
tư vấn
Biểu đồ 2.4. Nguyên nhân học sinh THCS không tìm đến sự trợ giúp
của nhà tư vấn
Biểu đồ 2.5. Nguyên nhân học sinh THCS tìm đến nhà tư vấn
Biểu đồ 2.6. Mức độ hài lòng của học sinh THCS khi tìm đến sự giúp
đỡ của nhà tư vấn

Số

Trang
55
54
67
71
72
73


MỤC LỤC
PHẦN MỔ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................... 2
5. Giới hạn nghiên cứu ................................................................................................. 3
6. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ......................................................................... 3
7. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................. 6
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề................................................................ 6
1.1.1. Các nghiên cứu về giới tính trên thế giới ....................................................... 6
1.1.2. Các nghiên cứu về giới tính tại Việt Nam ..................................................... 9
1.2. Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu ................................................................. 13
1.2.1. Lý luận về nhu cầu tư vấn tâm lý về giới tính ............................................. 13
1.2.2. Lý luận về nhu cầu tư vấn tâm lý về giới tính của học sinh trung học cơ sở
................................................................................................................................ 29
Tiểu kết chương 1..................................................................................................... 38
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NHU CẦU TƯ VẤN
TÂM LÝ VỀ GIỚI TÍNH CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI MỘT SỐ
TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .................................. 39
2.1. Quá trình tổ chức nghiên cứu .......................................................................... 39

2.1.1. Giai đoạn nghiên cứu lý luận ....................................................................... 39
2.1.2. Giai đoạn nghiên cứu thực tiễn .................................................................... 39
2.2. Địa bàn và khách thể nghiên cứu .................................................................... 40
2.2.1. Địa bàn nghiên cứu ...................................................................................... 40
2.2.2. Khách thể nghiên cứu .................................................................................. 41
2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 42
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ................................................................. 42
2.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ........................................................... 42
2.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu ........................................................................ 46
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê .................................. 47
2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng nhu cầu tư vấn tâm lý về giới tính của học
sinh trung học cơ sở tại một số trường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh . 47
2.2.1. Thực trạng khó khăn và cách giải quyết về tâm lý giới tính của học sinh
trung học cơ sở ....................................................................................................... 47


2.2.2. Thực trạng nhu cầu tư vấn tâm lý về giới tính của học sinh trung học cơ sở
................................................................................................................................ 58
2.2.3. Mức độ tương quan giữa mức độ khó khăn tâm lý và nhu cầu tư vấn tâm lý
về giới tính của học sinh trung học cơ sở .............................................................. 74
2.2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tư vấn tâm lý về giới tính của học
sinh trung học cơ sở ............................................................................................... 75
Tiểu kết chương 2..................................................................................................... 80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 81
1. Kết luận .............................................................................................................. 81
2. Kiến nghị............................................................................................................ 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................... 85
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 90



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở (THCS) tại Việt Nam gần trùng với lứa tuổi thiếu
niên (11 – 15 tuổi), là lứa tuổi biến động nhiều từ thể chất đến tinh thần do các em trải
qua sự thay đổi của quá trình dậy thì. Thiếu niên trải qua sự cải tổ rất mạnh mẽ và sâu
sắc về cơ thể, sinh lý và tâm lý (Dương Thị Diệu Hoa (chủ biên), 2015, tr. 168). Chính
từ sự thay đổi đó đã dẫn đến hàng loạt vấn đề, khó khăn (tình cảm và rung cảm mới mang
tính chất giới tính, quan tâm nhiều đến bạn khác giới, xuất hiện tình yêu đầu đời, quan
tâm đến các vấn đề tình dục,…) mà các em khơng biết tham khảo từ đâu.
Giai đoạn này, học sinh THCS cũng thốt ly khỏi gia đình để khẳng định quyền độc
lập, dẫn đến mâu thuẫn với cha mẹ, càng làm cho những khó khăn về giới tính khó được
giải bày và chia sẻ (Trương Thị Khánh Hà, 2015, tr.186). Với văn hố phương Đơng,
người lớn lại ít đề cập đến các kiến thức về giới tính, dẫn đến việc các em phải nhờ cậy
đến bạn bè hay các thông tin khơng chính thống trên mạng, từ đó lại gây ra các hệ luỵ
khơng đáng có. Hàng loạt những sự kiện đáng buồn xảy ra trong thời gian qua được báo
chí đưa tin như: học sinh đánh ghen, yêu sớm, quan hệ tình dục khơng an tồn, phá
thai,… đã chỉ ra tính cấp thiết của việc thiếu sự can thiệp kịp thời của thầy cơ, gia đình,
cơng tác tư vấn tâm lý vẫn cịn nhiều thiếu sót. Tiến sĩ tâm lý học trẻ em và vị thành niên
tại Đại học Quốc Gia Hà Nội, Trần Thanh Nam, đã nghiên cứu 800 học sinh tại Hà Nội
và cho kết quả đến hết lớp 9 có khoảng 10% học sinh đã từng quan hệ tình dục; tính đến
hết lớp 12 thì con số là 39% (Quỳnh Trang, 2018). Đây là một con số rất đáng báo động.
Cuộc khảo sát tại một số trường THCS, THPT, đại học ở Hà Nội và Hải Dương do
Bộ GD&ĐT tiến hành cho thấy 93,57% số học sinh, sinh viên được hỏi cho biết thường
gặp phải những khó khăn vướng mắc cần phải chia sẻ trong học tập và đời sống hàng
ngày (trong đó khối phổ thơng là 95,33%, đại học là 85,92%). Đặc biệt ở lứa tuổi học
sinh phổ thơng, mức độ thường xun có những vướng mắc và cần chia sẻ là cao nhất
với 80,17%. Các em thường tìm đến diễn đàn mạng, bè bạn tâm sự chứ khơng thổ lộ với
gia đình hoặc thầy cơ. (Quỳnh Trang, 2015). Trong đề tài nghiên cứu về “Thực trạng

quản lý giáo dục giới tính tại các trường Trung học cơ sở thuộc quận 4 Thành phố Hồ


2
Chí Minh”, tác giả Cao Thị Tuyết Mai đã chỉ ra nguyên nhân dẫn đến các khuyết điểm
trong việc giáo dục giới tính chưa hiệu quả là vì: (1) Các bài học về giáo dục giới tính
thuộc mơn Sinh nằm cuối chương trình, giảng dạy sau khi thi HKII, vì vậy sự quan tâm
của các em không cao; (2) Đặc điểm nếp sống xã hội của người Việt Nam rất e dè khi
nói về vấn đề tình u, tình dục, sinh lý nam nữ; (3) Nhân lực thực hiện công tác giáo
dục giới tính thiếu kiến thức chuyên sâu, giáo viên ít quan tâm tìm hiểu đặc điểm tâm
sinh lý của học sinh, người có chun mơn về tâm lý hoặc sinh lý chỉ xuất hiện dưới
dạng báo cáo chuyên đề trước sân trường, không kịp lắng nghe và giải đáp các thắc mắc.
(Cao Thị Tuyết Mai, 2010, Tr.56-57). Chính vì vậy, ngày 18/12/2017, Thơng tư
31/2017/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn
tâm lý cho học sinh để có sự can thiệp kịp thời và giải quyết các khó khăn mà các em
đang đối mặt, trong đó nội dung tham vấn, hỗ trợ về vấn đề giới tính được đặt lên hàng
đầu. (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2017).
Tuy nhiên thực tế lại cho thấy một sự đối nghịch giữa việc các em có nhu cầu được
hỗ trợ tâm lý về vấn đề giới tính, nhưng lại gặp nhiều rào cản, dẫn đến việc khơng chủ
động tìm đến sự giúp đỡ của các nhà tâm lý. Nhằm tìm hiểu sâu hơn, đề tài “Nhu cầu tư
vấn tâm lý về giới tính của học sinh Trung học Cơ sở tại một số trường trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh” được xác lập.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng nhu cầu về nội dung và hình thức tư vấn tâm
lý về giới tính của học sinh THCS. Từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu
quả cho công tác tư vấn học đường hiện nay.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan các tài liệu có liên quan đến vấn đề giới tính, giáo dục giới tính và tư
vấn tâm lý về giới tính. Từ đó, hệ thống hoá cơ sở lý luận của đề tài.
- Khảo sát thực trạng và tìm hiểu sự tương quan giữa mức độ khó khăn và nhu cầu tư

vấn tâm lý về giới tính của học sinh THCS.
- Khảo sát nhu cầu về hình thức tư vấn, đặc điểm của người tư vấn cũng như đánh
giá của học sinh THCS về các yếu tố ảnh hưởng.


3
4. Giả thuyết nghiên cứu
- Học sinh THCS có khó khăn và nhu cầu tư vấn tâm lý về vấn đề giới tính ở mức độ
khá cao.
- Thực trạng việc học sinh THCS chủ động tìm sự hỗ trợ của nhà tâm lý về vấn đề
giới tính vẫn cịn thấp dù có nhu cầu cần được tư vấn.
5. Giới hạn nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu nhu cầu tư vấn tâm lý liên quan đến
vấn đề giới tính của lứa tuổi dậy thì chứ khơng nghiên cứu tồn bộ vấn đề tư vấn tâm lý
học đường nói chung. Ngồi ra, đề tài cũng tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu
này của học sinh Trung học cơ sở.
- Về địa bàn: Đề tài nghiên cứu học sinh THCS tại 3 trường sau: THCS Trần Văn Ơn
(Quận 1), THCS Bàn Cờ (Quận 3) và THCS Cách Mạng Tháng Tám (Quận 10).
6. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng: Mức độ khó khăn, nhu cầu tư vấn tâm lý về giới tính (hình thức tư vấn,
nội dung tư vấn và cách thức thoả mãn) của học sinh THCS.
- Khách thể: Học sinh và giáo viên một số trường THCS trên địa bàn TP.HCM.
7. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu, đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp sau:
Nhóm 1: Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
+ Mục đích: Hệ thống hố các tài liệu liên quan đến giới tính, giáo dục giới tính
cho học sinh, tư vấn tâm lý về giới tính. Xây dựng các khái niệm, cơ sở lý luận tư vấn
tâm lý về giới tính của học sinh THCS.
+ Cách tiến hành: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái qt hóa lý thuyết và

cơng trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngồi nước về các vấn đề có liên quan
đến giới tính, giáo dục giới tính. Song song đó, người nghiên cứu còn tham khảo các tài
liệu chuyên ngành tâm lý học, kết hợp với các từ điển tiếng Việt, tiếng Anh để đúc kết
ra các khái niệm công cụ của đề tài (Nhu cầu, tư vấn tâm lý, giới tính, nhu cầu tư vấn
tâm lý về giới tính của học sinh THCS).


4
Nhóm 2: Phương pháp thu thập thơng tin thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (Phương pháp chính):
+ Mục đích: Khảo sát thực trạng khó khăn tâm lý về giới tính, nhu cầu tư vấn giới
tính (nội dung, hình thức, cách thức thoả mãn) của học sinh THCS. Tìm hiểu các yếu tố
ảnh hưởng đến nhu cầu này của học sinh.
+ Nội dung bảng hỏi: Bảng hỏi gồm 10 câu (4 câu hỏi định danh) với 65 items, độ
tin cậy Cronbach's Alpha của bảng hỏi là 0,800.
+ Mã hố câu trả lời: Tính tỉ lệ phần trăm (Câu 2, 4, 5, 6) và tính điểm trung bình
(Câu 1, 3, 7, 8, 9, 10). Ở các câu hỏi phân theo mức độ, người nghiên cứu đã cân nhắc
và lựa chọn 3 mức độ (thay vì 5 mức độ như thông thường) do đặc điểm của khách thể
nghiên cứu rất khó phân biệt và trả lời chính xác theo thang 5 mức độ. Căn cứ theo thang
đo Likert, đề tài lấy giá trị cao nhất là 3 điểm, giá trị thấp nhất là 1 điểm và chia làm 3
mức. Điểm chênh lệch giữa mỗi mức độ là (3-1)/3 = 0.67.
- Phương pháp phỏng vấn sâu (Phương pháp bổ trợ):
+ Mục đích: Đề tài tiến hành phỏng vấn ý kiến của học sinh THCS trong quá trình
khảo sát bảng hỏi để tìm hiểu sâu hơn các khó khăn và nhu cầu tư vấn tâm lý về giới
tính. Ngồi ra, đề tài cũng lấy ý kiến của giáo viên, đại diện ban giám hiệu nhà trường
để tìm hiểu thực trạng về tư vấn tâm lý giới tính.
+ Nội dung: Phỏng vấn học sinh và giáo viên ở 3 mặt biểu hiện của nhu cầu tư vấn
về giới tính (sức khoẻ sinh sản, đặc trưng tâm lý và mối quan hệ khác giới). Bên cạnh
đó, người nghiên cứu cũng tìm hiểu sâu hơn về ngun nhân (tìm đến hoặc khơng tìm
đến) nhà tư vấn, thực trạng tư vấn học đường (về giới tính) tại trường học.

+ Cách tiến hành: Trong quá trình khảo sát bảng hỏi, người nghiên cứu xin phép
phỏng vấn và đặt câu hỏi gợi mở, ghi nhận câu trả lời của một vài học sinh. Ngoài ra,
người nghiên cứu cũng liên hệ thêm với học sinh thông qua mạng xã hội để lấy những ý
kiến cụ thể hơn trong quá trình bình luận số liệu. Đối với thầy cơ, người nghiên cứu tiến
hành gặp gỡ, xin phép được khảo sát học sinh của trường, đồng thời cũng ghi nhận các
ý kiến, thực trạng về vấn đề tư vấn tâm lý giới tính đang diễn ra tại trường.


5
Nhóm 3: Phương pháp phân tích thơng tin
- Phương pháp thống kê tốn học:
+ Mục đích: Xử lý các kết quả định lượng thu được từ cuộc khảo sát thực trạng để
làm cơ sở biện luận, tìm hiểu mối tương quan giữa các yếu tố.
+ Nội dung: Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha; Tính tổng, trị số trung bình,
tần số, tỉ lệ phần trăm; So sánh các giá trị trung bình, tỉ lệ phần trăm, tìm mối quan hệ
tương quan (Pearson). Ngoài ra, kiểm nghiệm T-test để so sánh các nhóm 2 giá trị, kiểm
nghiệm Anova được sử dụng để so sánh các nhóm có 3 giá trị trở lên.
+ Cơng cụ: Đề tài sử dụng phân tích thống kê và thống kê suy luận trên nền tảng
xử lý số liệu của chương trình SPSS 20.0 để nhận diện thực trạng nhu cầu tư vấn tâm lý
về giới tính của học sinh THCS cũng như tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu
này.


6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu về giới tính trên thế giới
Trên thế giới, vấn đề liên quan đến giới tính như: bình đẳng giới, sức khoẻ giới
tính, tình u, tình dục,… có bề dày về nghiên cứu, thu hút nhiều nhà khoa học tìm hiểu.
Có thể điểm qua một số ví dụ điển hình:

Cuối thế kỷ XIX, nhiều nhà khoa học ở Châu Âu đã bắt đầu tiến hành cơng tác
nghiên cứu về tính dục của con người. Các nhà khoa học đã bắt đầu mơ toả các bất
thường trong tâm lý tình dục và đồng tình với việc thực hiện các cơng tác tun truyền,
giáo dục giới tính một cách chính quy. Đến đầu thế kỷ XX, việc nghiên cứu về giới tính
được nhìn nhận nghiêm túc và khoa học. Một số nhà khoa học như “J. Bachocen (Thuỵ
Sĩ), J.Mac Lenan (Anh), E. Wetermach (Phần Lan), Lewis Henry Morgan (Mỹ) và X.M.
Kovalevxki (Nga),… không những đã gắn sự phát triển quan hệ tính dục với các dạng
hơn nhân và gia đình, mà cịn gắn với cả những yếu tố khác của chế độ xã hội và văn
hoá” (Bùi Ngọc Oánh, 2008, tr. 9).
Trong những năm 20 – 30 của thế kỷ XX, xuất hiện một làn sóng “phấn đấu vì
những cải cách tính dục”: địi quyền bình đẳng nam nữ, giải phóng hơn nhân khỏi quyền
lực nhà thờ, tự do ly hôn và sử dụng các biện pháp tránh thai, giáo dục giới tính trên cơ
sở khoa học,… Tuy nhiên, giai đoạn này vẫn chưa thật sự mang tính thực tiễn, khoa học.
(Bùi Ngọc nh, 2008, tr. 9).
Ở Nga, những cơng trình từ năm 1903 – 1904 của D.N. Zabanov và V.I. Iakovenko
mang tên “cuộc điều tra tính dục” được tiến hành, nhưng vấp phải sự phản đối của Nga
hoàng. Đến năm 1920, V.I. Lênin đã nói: “Cùng với việc xây dựng chủ nghĩa xã hội, vấn
đề quan hệ giới tính, vấn đề hơn nhân gia đình cũng được coi là cấp bách.” (Bùi Ngọc
Oánh, 2008, tr. 11).
Đồng ý với quan điểm ấy, A.X.Makarenko cũng đã viết: “Đạo đức xã hội đặt ra
những vấn đề về giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên. Sinh hoạt giới tính của con
người liên quan mật thiết với việc giáo dục về tình yêu, về đời sống gia đình tức là mối
quan hệ giữa nam và nữ, mối quan hệ dẫn tới mục đích hạnh phúc của con người, không


7
thể qn giáo dục loại tình cảm đặc biệt đó về giới tính.” (Bùi Ngọc Oánh, 2008, tr. 12).
Quan điểm của I.X.Kon cũng nhận thấy tầm quan trọng của việc giáo dục, trang bị kiến
thức giới tính cho thanh niên trước khi kết hôn.
Ở Thuỵ Điển (1921), vấn đề giới tính đã được nghiên cứu và xem tình dục là quyền

tự do của con người, tương tự như bình đẳng nam nữ, là trách nhiệm đạo đức của công
dân đối với xã hội (Nguyễn Văn Lê, Nguyễn Thị Đoan, 1997).
Ở các nước Châu Âu, việc trang bị kiến thức giới tính trong gia đình và trường học
được tiến hành từ rất sớm, tuy nhiên đến những năm 60 của thế kỷ XX thì mới được
khẳng định và nghiên cứu. Năm 1974, Hội nghị Quốc tế về tình dục ở Giơnevo đã thảo
luận đến sự cần thiết phải đưa tình dục vào giảng dạy tại các cơ sở của ngành giáo dục
và y tế. Tại Pháp, giáo dục giới tính như một phần của chương trình học từ năm 1973,
các trường cung cấp 30 – 40 giờ giáo dục giới tính, thậm chí cịn cung cấp bao cáo sơ
cho các học sinh lớp 8, 9. Năm 1983, hội nghị giáo dục giới tính ở Thuỵ Điển được thành
lập. Trong những năm 1984 – 1984, nhiều hoạt động của UNESCO đã làm sáng tỏ yêu
cầu về giáo dục đời sống gia đình, biên soạn nội dung chương trình về tài liệu giảng dạy
về giáo dục đời sống gia đình. Ở Đức, năm 1974, một chương trình giáo dục giới tính đã
được xây dựng rất tỉ mỉ, dạy từ học sinh lớp 8 với 15 chủ đề khác nhau.
Tại Hà Lan, chính phủ đã tài trợ và cung cấp gói giáo dục “Tình yêu dài lâu”, được
phát triển cuối thập niên 1980, có mục tiêu đào tạo cho thanh niên những kỹ năng tự đưa
ra quyết định về sức khoẻ và tình dục. Với sự quyết liệt của chính phủ, hầu hết mọi
trường cấp hai đều có các bài giáo dục giới tính như mộtal, Vol. 41 Issue 2, p402-406.
Powers, S. I., Hauers, S. T., & Kilner, L. A. (1898). Adolescent mental health. American
Psychologits, 44, 200-208.
Various Authors (2012). Oxford student’s Dictionary Third edition. Oxford University
Press. United Kingdom.
Young. K (2016). My Kid Needs to Know What? An Age By Age Guide to Sex Education
– And What to Do!
(by Cath Hakanson). Truy cập từ:
/>Trang web
Retrieved December 05, 2018.
Retrieved December 05, 2018.


90

PHỤ LỤC
Phụ lục 1: phiếu phỏng vấn sâu
Mẫu 1

PHIẾU PHỎNG VẤN HỌC SINH
Thân chào các bạn học sinh!
Cuộc thăm dò này giúp tơi tìm hiểu sâu hơn về những vấn đề mà các bạn đang
gặp phải có liên quan đến vấn đề giới tính (tình bạn, tình u, cách thức giao tiếp, chăm
sóc cơ thể,…). Đây là những cứ liệu rất quý báu đối với nghiên cứu của tôi. Tất cả những
thông tin sau đều được bảo mật.
Chân thành cám ơn các bạn đã giành thời gian hỗ trợ tôi trong quá trình phỏng
vấn.
Câu hỏi:
1. Đối với 3 vấn đề sau: Sức khoẻ sinh sản (chăm sóc cơ thể, phịng chống xâm hại
tình dục), các đặc trưng tâm lý (thể hiện bản thân, giao tiếp với bạn bè, người lớn) và
mối quan hệ khác giới (rung động, tình yêu, tình dục an toàn). Bạn đang gặp vấn đề lớn
nhất ở mặt nào?
2. Bạn đã chia sẻ vấn đề của mình với ai chưa? Bạn có chia sẻ và nhờ sự giúp đỡ từ
gia đình và thầy cơ khơng? Họ phản ứng thế nào?
3. Bạn có biết chuyên viên tâm lý và cách liên lạc với họ không? Bạn đã từng chủ
động tìm đến các chuyên viên tâm lý để nhờ sự giúp đỡ chưa?
4. Bạn thích hình thức tư vấn nào nhất? Vì sao? Người tư vấn nên có đặc điểm gì?
5. Theo bạn, vì sao học sinh THCS gặp nhiều khó khăn về vấn đề giới tính?


91
Mẫu 2
PHIẾU PHỎNG VẤN GIÁO VIÊN
Kính chào q Thầy Cơ!
Em là sinh viên khoa Tâm lý học, trường Đại học Sư phạm TP.HCM. Hiện nay

em đang tiến hành khoá luận tốt nghiệp nhằm tìm hiểu về những khó khăn và nhu cầu tư
vấn tâm lý về giới tính của học sinh THCS. Ý kiến và câu trả lời của Thầy Cô là những
căn cứ rất quan trọng đối với đề tài của em. Em xin cam đoan tất cả thông tin này đều
được bảo mật và chỉ phục vụ cho quá trình nghiên cứu
Em xin chân thành cám ơn Quý Thầy Cô đã dành thời gian trả lời phỏng vấn!
Câu hỏi:
1. Theo Thầy / Cơ, vì sao học sinh THCS lại có nhiều khó khăn liên quan đến vấn
đề giới tính? Học sinh có mong muốn được giải đáp các khó khăn này khơng?
2. Trường đã triển khai các buổi giảng dạy hay báo cáo chuyên đề về vấn đề giới
tính chưa? Ai là người thực hiện những buổi chia sẻ này?
3. Học sinh đã bao giờ chủ động tìm đến thầy cơ để chia sẻ những khó khăn về vấn
đề giới tính chưa?
4. Thầy / Cơ có biết thơng tin của trung tâm hoặc chuyên viên tư vấn tâm lý nào uy
tín khơng?


92
Phụ lục 2: Bảng hỏi khảo sát học sinh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM
KHOA TÂM LÝ HỌC
PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN
Xin chào các bạn học sinh!
Hiện nay, tôi đang thực hiện đề tài “Nhu cầu tư vấn tâm lý về giới tính của học
sinh THCS tại TP.HCM”. Phiếu khảo sát này được lập ra với mục đích tìm hiểu nhu
cầu của các bạn xung quanh việc trang bị kiến thức về giới tính. Rất mong bạn dành thời
gian trả lời đầy đủ, trung thực với ý của chính bạn tất cả câu hỏi dưới đây, khơng bỏ sót
câu nào.
Những số liệu này phục vụ cho mục đích tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng tư
vấn tâm lý về giới tính. Tơi cam đoan thơng tin sẽ được bảo mật và chỉ dùng vì mục đích
nghiên cứu.

Chân thành cám ơn các bạn.
Các bạn vui lòng đánh dấu “ X ” vào đáp án phù hợp với bạn.
A. THÔNG TIN CÁ NHÂN
1. Trường của bạn:
THCS…………………………………………………………………….
2. Giới tính của bạn:
Nam
Nữ
Khác
3. Hiện nay, bạn đang học:.
Khối 6
Khối 7
Khối 8
Khối 9
4. Học lực học kì vừa rồi của bạn là:
Xuất sắc
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
B. PHẦN CÂU HỎI
1. Đánh giá của bạn về các vấn đề: (Ở mỗi cột lớn, em đánh 1 dấu “X” vào ô
phù hợp)
- Mức độ khó khăn về tâm lý giới tính:
1. Chưa hoặc ít gặp khó khăn; 2. Khó khăn vừa phải; 3. Gặp khá nhiều khó khăn
- Mức độ nhu cầu tư vấn tâm lý giới tính:
1. Chưa cần tư vấn;
2. Cần được tư vấn;
3. Rất cần được tư vấn



93

Nội dung
1. Lo lắng vì sự phát triển của cơ thể (dậy thì, kinh
nguyệt,…)
2. Khơng hiểu rõ cách vệ sinh, chăm sóc cơ thể và cơ
quan sinh dục
3. Tị mị về các đặc điểm tâm lý và sinh lý của bạn khác
giới
4. Không biết ảnh hưởng của việc xem phim “người lớn”
đến sức khoẻ và tinh thần
5. Quản lý cảm xúc (dễ nóng giận, xúc động, sáng nắng
chiều mưa,…)
6. Mong muốn xây dựng 1 tình bạn đẹp, chân thành
7. Giải quyết mâu thuẫn với bạn bè
8. Hoang mang vì khơng biết cách chọn bạn phù hợp với
mình
9. Thể hiện bản thân phù hợp (trang phục, tóc tai, phát
ngơn trên mạng)
10. Tự đánh giá về bản thân (điểm mạnh, điểm yếu,…)
11. Lo lắng về vấn đề bất bình đẳng giới tính (Con gái
phải nhẹ nhàng, con trai phải mạnh mẽ,…)
12. Lo lắng vì khơng biết cách giải quyết mâu thuẫn với
gia đình
13. Lo sợ vì khơng biết cách bày tỏ suy nghĩ với người
lớn
14. Thất vọng vì người lớn khơng tin tưởng bạn
15. Rung động với bạn khác giới
16. Tình yêu tuổi học trò

17. Cư xử, giao tiếp với bạn khác giới
18. Kiến thức về giới tính thứ ba
19. Kiến thức về vấn đề tình dục an tồn
20. Hoang mang về vấn đề xâm hại tình dục và cách
phịng tránh

Mức độ khó
khăn tâm lý
giới tính
1
2
3

Nhu cầu tư
vấn tâm lý
giới tính
1
2
3


94

2. Khi gặp những khó khăn liên quan đến vấn đề giới tính, em thường giải quyết
như thế nào (Em được chọn nhiều đáp án phù hợp với bản thân)
Tâm sự, chia sẻ với ba mẹ, ông bà
Tâm sự, chia sẻ với anh, chị, em trong gia đình
Tâm sự, chia sẻ với bạn bè cùng giới tính
Tâm sự, chia sẻ với bạn bè khác giới
Tâm sự, chia sẻ với thầy, cô chủ nhiệm

Tâm sự, chia sẻ với thầy, cô bộ mơn
Tìm đến thầy/cơ làm cơng tác tư vấn tâm lý để được trợ giúp
Tự tìm hiểu, tự giải quyết, khơng chia sẻ với ai
Khác (vui lòng ghi rõ):………………………………………………………
3. Sau khi em giải quyết vấn đề như cách trên (tâm sự với người thân, bạn bè,
hoặc tự giải quyết), em cảm thấy:
Khơng hài lịng và thất vọng vì khơng giải quyết được vấn đề của em
Hài lịng một chút vì em nhận được vài lời khun có ích
Rất hài lịng vì họ giúp đỡ tận tình và em giải quyết được khó khăn của mình
4. Khi gặp những khó khăn liên quan đến vấn đề giới tính, em đã tìm đến sự hỗ
trợ của chuyên gia tâm lý chưa?
Chưa tìm đến (trả lời tiếp câu 5, bỏ câu 6 và câu 7)
Đã tìm đến (Bỏ qua câu 5, trả lời câu 6 và câu 7)
5. Ngun nhân em khơng tìm đến sự trợ giúp của các chuyên gia tâm lý khi gặp
khó khăn về vấn đề giới tính: (Em được chọn nhiều đáp án phù hợp với bản thân)
Chuyên gia tâm lý không làm em cảm thấy gần gũi, tin tưởng
Em đã quen tâm sự với bạn bè, gia đình nên khơng tìm đến tư vấn tâm lý
Kiến thức của chun gia tâm lý q khó hiểu
Em khơng biết chun gia tâm lý là ai, gặp ở đâu, liên hệ bằng cách nào,…
Em cịn ngại ngùng, khơng dám chia sẻ với ai, kể cả chuyên gia tâm lý
Khác (vui lòng ghi rõ lý do):....................................................................................
6. Nguyên nhân em lựa chọn sự trợ giúp của các chuyên gia tâm lý khi gặp khó
khăn về vấn đề giới tính: (Em được chọn nhiều đáp án phù hợp với bản thân)
Chuyên gia tâm lý tạo cho em cảm giác thoải mái, gần gũi
Em tò mò về chuyên gia tâm lý nên tư vấn thử cho biết
Em tin tưởng vào kiến thức chuyên môn của chuyên gia tâm lý
Em có nghe thầy cơ, bạn bè, gia đình,.. gợi ý đến gặp chuyên gia tâm lý
Vì vấn đề này nhạy cảm, chỉ có chuyên gia tâm lý mới có cái nhìn đúng đắn nhất
Khác (vui lịng ghi rõ lý do):………………………………



95
7. Sau khi em được chuyên gia tâm lý giúp đỡ, em cảm thấy:
Khơng hài lịng và thất vọng vì chun gia tâm lý khơng giúp được gì
Hài lịng một chút vì em nhận được vài lời khun có ích
Rất hài lịng vì sự giúp đỡ tận tình và em giải quyết được khó khăn của mình
8. Em cảm thấy thoải mái với hình thức tư vấn tâm lý nào dưới đây: (trong mỗi
hàng, em hãy chọn 01 mức độ phù hợp nhất và đánh dấu “X” vào ô tương ứng)
Câu trả lời
STT
Hình thức tư vấn
Rất mong
Bình
Khơng mong muốn
muốn
thường
1
Tư vấn trực tiếp mặt đối
mặt (chỉ có bạn và chuyên
gia tâm lý)
2
Tham dự buổi báo cáo
chuyên đề về giới tính
trước sân trường
3
Chuyên gia tâm lý lên
trực tiếp lớp học để tư vấn
về giới tính
4
Tư vấn qua điện thoại

5
Tư vấn qua internet
(Facebook, Mail, Zalo,…)
Hình thức khác (vui lịng
6
ghi rõ)
……………………………………………
9. Em mong muốn chun gia tâm lý có những đặc điểm gì để tư vấn vấn đề giới tính
hiệu quả: (trong mỗi hàng, em hãy chọn 01 mức độ phù hợp nhất và đánh dấu X vào ô
tương ứng)
Mức độ
STT Đặc điểm của chun gia tâm lý Rất mong
Bình
Khơng
muốn
thường
mong muốn
1
Bề ngồi dễ nhìn (ăn mặc lịch sự,
đẹp,…)
2
Dí dỏm, hài hước, dễ gần với học
sinh
3
Có kiến thức sâu rộng về vấn đề
giới tính
4
Tuổi tác (già, trẻ,…)



96
5
6
7
8
9
10

Không đánh giá, phán xét học sinh
Tôn trọng, không xúc phạm học
sinh
Cảm thơng, chia sẻ với khó khăn
của học sinh
Giữ bí mật vấn đề cá nhân của học
sinh
Đưa ra lời khuyên dễ hiểu, dễ thực
hiện
Khác (vui lòng ghi rõ)

………………………………………….

10. Các nhận định nào được liệt kê ở bảng dưới đây đúng với em ở mức độ:
(trong mỗi hàng, em hãy chọn 01 mức độ phù hợp nhất và đánh dấu X vào ô tương
ứng)
Mức độ
Mức độ đánh giá
STT
Đồng Phân Không
Các nhận định
ý

vân đồng ý
1
Gia đình q truyền thống, khơng cho em tìm hiểu
kiến thức về giới tính
2
Học sinh khơng biết chuyên gia tâm lý là ai, liên lạc
thế nào,…
3
Các chuyên gia tâm lý trong trường chưa giao lưu,
kết nối nhiều với học sinh
4
Vì ngại ngùng nên học sinh chỉ chia sẻ vấn đề giới
tính cho người quen (bạn bè, thầy cơ,…)
5
Những thơng tin về giới tính trên mạng có rất nhiều,
em có thể tự tìm hiểu, khơng cần chun gia tâm lý
Chân thành cảm ơn sự hợp tác giúp đỡ của các em
Chúc các em có một năm học thành công


97
Phụ lục 3: Biên bản phỏng vấn học sinh và giáo viên
BIÊN BẢN PHỎNG VẤN HỌC SINH
Quy trình phỏng vấn được diễn ra như sau:
1. Người nghiên cứu chào hỏi, xin phép được phỏng vấn.
2. Người nghiên cứu giải thích một số thuật ngữ cần thiết (nhu cầu tư vấn tâm lý
về giới tính, 3 mặt biểu hiện của nhu cầu này)
3. Người nghiên cứu đặt câu hỏi và ghi nhận câu trả lời.
4. Người nghiên cứu chọn lọc các câu trả lời phù hợp với đề tài để bổ sung cho quá
trình bình luận số liệu.

Học sinh 1: T.Đ.T - Học sinh lớp 9, trường THCS Bàn Cờ.
Hỏi: Trong vấn đề tâm lý giới tính, bạn gặp khó khăn nhiều ở vấn đề nào nhất?
Trả lời: Em gặp khó khăn nhiều nhất ở mảng giao tiếp với người lớn (yếu tố đặc
trung6 tâm lý). Em cho rằng em và ba mẹ khơng cùng “tần số” trong giao tiếp thì phải.
Đơi khi gia đình có chuyện, em cũng muốn tham gia đóng góp ý kiến nhưng ba mẹ cứ
gạt ra hoặc khơng quan tâm vì cho rằng con nít thì biết cái gì. Ba cũng hay nói “con trai
khơng nên nhiều chuyện” nên khi mình muốn giải bày cũng rất khó.
Hỏi: Theo em, vì sao học sinh THCS hay gặp khó khăn về vấn đề giới tính?
Trả lời: Em thấy giai đoạn này các bạn thường dậy thì, cơ thể có sự biển đổi. Bên
cạnh đó, các bạn cũng bắt đầu biết để ý, yêu người khác, nên nhiều vấn đề phức tạp có
thể xảy ra. Em cũng thấy bản thân mình dễ nóng tính, khó kiềm chế hơn trước.
Hỏi: Nếu được chọn một hình thức tư vấn tâm lý vế giới tính mà em thích nhất và
khơng thích nhất, em sẽ chọn cái nào? Vì sao?
Trả lời: Em thích nhất hình thức thầy cơ lên trực tiếp lớp học để giải đáp và tư vấn
về giới, vì em thấy như vậy tạo sự gần gũi, học sinh trong lớp cũng đã quen với nhau.
Hình thức em cảm thấy khơng thích nhất là tư vấn qua điện thoại vìkhơng có sự tương
tác trực tiếp, em không biết nhà tư vấn là ai nên cũng rất khó giải bày. Ngồi ra, tư vấn
qua điện thoại cũng khơng kiểm sốt được việc bảo mật thông tin.


98

Học sinh 2: T.H - Lớp 6 trường THCS Cách Mạng Tháng Tám.
Hỏi: Bạn đã bao giờ chủ động tìm đến sự giúp đỡ của nhà tư vấn chưa?
Trả lời: Đã có lần em tính tìm đến nhưng em cảm thấy khơng quen, thầy cơ cũng
khơng có những hoạt động giao lưu nên em cảm thấy không gần gũi và tin tưởng.
Hỏi: Em có cảm thấy khó khăn trong việc thể hiện bản thân ở ngoài đời hay trên
mạng xã hội khơng?
Trả lời: Em thấy vấn đề này khá bình thường vì đầu tóc được trường quy định, trên
mạng xã hội em chỉ đăng những thông tin về game, phim ảnh,.. nên em cũng không quá

quan tâm về việc thể hiện bản thân.
Học sinh 3: Q.N - Lớp 8, trường THCS Trần Văn Ơn.
Hỏi: Trong các vấn đề về tâm lý giới tính, em gặp khó khăn nhiều nhất ở vấn đề nào?
Trả lời: Em cảm thấy vấn đề về mối quan hệ khác giới là điều em còn nhiều băn
khoăn nhất. Trong đó đặc biệt là về vấn đề cách giao tiếp, cư xử trong tình u, em cũng
tị mị về vấn đề tình dục.
Hỏi: Trong vấn đề về tình bạn, tình yêu và tình dục, em cảm thấy vấn đề nào khó nói
và mình cịn thiếu kiến thức nhiều nhất? Em thường tìm hiểu thơng qua kênh nào?
Trả lời: Vấn đề tình bạn và tình u em cịn có thể chia sẻ với gia đình hay anh chị,
nhưng khi nhắc đến tình dục thì khác, người lớn thường rất ngại chia sẻ. Em là nữ nên
vấn đề này trao đổi với ba mẹ cịn khó hơn. Mỗi lần em muốn hỏi đến mẹ lại bảo em có
ý định gì xấu hay sao, rồi bảo cịn nhỏ khơng nên tìm hiểu những điều này. Chính vì vậy
em phải hỏi bạn bè mới biết.
Học sinh 4: Y.N, học sinh lớp 7 trường Cách Mạng Tháng Tám.
Hỏi: Khi gặp các khó khăn hay có thắc mắc về vấn đề giới tính, em thường tâm sự
với ai? Vì sao?


×