Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

(Luận văn thạc sĩ) thực trạng nhận thức của học sinh lớp 10 về nội dung giáo dục sức khỏe sinh sản tại một số trường THPT ở nội và ngoại thành TP hồ chí minh​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (992.05 KB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

VÕ THỊ TÍCH

THỰC TRẠNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH
LỚP 10 VỀ NỘI DUNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE
SINH SẢN TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG THPT Ở NỘI
VÀ NGOẠI THÀNH TP. HCM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

VÕ THỊ TÍCH

THỰC TRẠNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH
LỚP 10 VỀ NỘI DUNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE
SINH SẢN TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG THPT Ở NỘI
VÀ NGOẠI THÀNH TP. HCM
Chuyên ngành: Tâm lý học
Mã số: 60 31 04 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ
TÂM LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. ĐỒN VĂN ĐIỀU


Thành phố Hồ Chí Minh - 2015


3


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Mẫu chọn 1. Học sinh .................................................................................................... 44
Mẫu chọn 2. Giáo viên .................................................................................................. 45
Mẫu chọn 3. Phụ huynh ................................................................................................. 46
Bảng 2.3.1. Những trở ngại tâm lí của học sinh trong quá trình lĩnh hội các nội dung
SKSS ....................................................................................................... 46
Bảng 2.3.2. Đánh giá của học sinh về hình thức dạy và học SKSS nên được sử dụng47
Bảng 2.3.3. Nơi tìm hiểu khi có những vướng mắc về những nội dung SKSS .......... 49
Bảng 2.3.4. Ý kiến đồng ý của học sinh về việc đưa nội dung giáo dục SKSS vào
trường THPT............................................................................................ 51
Bảng 2.3.5. Đánh giá khó khăn học sinh gặp phải khi học chủ đề ............................. 53
Bảng 2.3.6. Đánh giá trở ngại của học sinh khi học những nội dung SKSS .............. 54
Bảng 2.3.7. Đánh giá chung của học sinh về nội dung SKSS được học ở trường
THPT ....................................................................................................... 55
Bảng 2.3.8. Đánh giá của học sinh về phương pháp dạy SKSS ở Trường THPT ...... 56
Bảng 2.3.9. Đánh giá khó khăn của học sinh khi gia đình biết được học những nội
dung SKSS ở Trường THPT ................................................................... 58
Bảng 2.3.10. Đánh giá khó khăn của học sinh từ phía bản thân khi học những nội dung
SKSS ở Trường........................................................................................ 59
Bảng 2.3.11. Tự đánh giá của học sinh về việc cần thiết của các nội dung SKSS được
học ở trường THPT .................................................................................. 61
Bảng 2.3.12. Tự đánh giá của học sinh về sự hiểu biết về các biện pháp tránh thai .... 62
Bảng 2.3.13. So sánh đánh giá khó khăn gặp phải khi học chủ đề theo giới ở nội thành63
Bảng 2.3.14. So sánh đánh giá khó khăn gặp phải khi học chủ đề theo giới ở ngoại

thành ........................................................................................................ 64
Bảng 2.3.15. So sánh đánh giá trở ngại khi học những nội dung SKSS theo giới ở nội
thành ........................................................................................................ 65
Bảng 2.3.16. So sánh đánh giá trở ngại khi học những nội dung SKSS theo giới ở
ngoại thành............................................................................................... 66


Bảng 2.3.17. So sánh đánh giá chung về những nội dung SKSS học ở trường THPT
theo giới tính ở nội thành ......................................................................... 67
Bảng 2.3.18. So sánh đánh giá chung về những nội dung SKSS học ở trường THPT
theo giới tính ở ngoại thành ..................................................................... 67
Bảng 2.3.19. So sánh đánh giá của học sinh về phương pháp dạy SKSS ở Trường
THPT theo giới tính ở nội thành .............................................................. 68
Bảng 2.3.20. So sánh đánh giá của học sinh về phương pháp dạy SKSS ở Trường
THPT theo giới tính ở ngoại thành .......................................................... 69
Bảng 2.3.21. So sánh đánh giá khó khăn khi gia đình biết được học những nội dung
SKSS ở Trường THPT theo giới tính ở nội thành ................................... 70
Bảng 2.3.22. So sánh đánh giá khó khăn khi gia đình biết được học những nội dung
SKSS ở Trường THPT theo giới tính ở ngoại thành ............................... 71
Bảng 2.3.23. So sánh đánh giá khó khăn từ phía bản thân khi học những nội dung
SKSS ở Trường THPT theo giới tính ở nội thành ................................... 72
Bảng 2.3.24. So sánh đánh giá khó khăn từ phía bản thân khi học những nội dung
SKSS ở Trường THPT theo giới tính ở ngoại thành ............................... 73
Bảng 2.3.25. So sánh đánh giá việc tiếp thu một số nội dung SKSS được học ở Trường
THPT theo giới tính ở ngoại thành .......................................................... 74
Bảng 2.3.26. So sánh sự tự đánh giá về mức độ hiểu biết một số biện pháp tránh thai ở
ngoại thành............................................................................................... 75
Bảng 2.3.27. So sánh sự tự đánh giá về mức độ hiểu biết một số biện pháp tránh thai ở
nội thành .................................................................................................. 76
Bảng 2.3.28. Ý kiến của giáo viên về việc hướng dẫn kiến thức SKSS cho học sinh

THPT ....................................................................................................... 77
Bảng 2.3.29. Các hình thức giáo viên thường biết trong việc tổ chức giáo dục SKSS . 78
Bảng 2.3.30. Đánh giá của giáo viên về mức độ biết những chủ đề SKSS .................. 79
Bảng 2.3.31. Đánh giá của giáo viên về trở ngại khi tiến hành những nội dung SKSS 80
Bảng 2.3.32. Đánh giá của giáo viên về sự cần thiết của nội dung giáo dục SKSS ..... 81
Bảng 2.3.33. Đánh giá của giáo viên về yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục SKSS ........... 82


Bảng 2.3.34. So sánh đánh giá của giáo viên ở nội thành về mức độ biết những chủ đề
giáo dục SKSS theo thâm niên ................................................................ 83
Bảng 2.3.35. So sánh đánh giá của giáo viên ở ngoại thành về mức độ biết những chủ
đề giáo dục SKSS theo thâm niên ........................................................... 84
Bảng 2.3.36. So sánh đánh giá của giáo viên ở nội thành về trở ngại khi tiến hành
những nội dung SKSS theo thâm niên..................................................... 85
Bảng 2.3.37. So sánh đánh giá của giáo viên ở ngoại thành về trở ngại khi tiến hành
những nội dung sức khỏe sinh sản theo thâm niên .................................. 86
Bảng 2.3.38. So sánh đánh giá của giáo viên nội thành về sự cần thiết của giáo dục
SKSS theo thâm niên ............................................................................... 87
Bảng 2.3.39. So sánh đánh giá của giáo viên ngoại thành về sự cần thiết của giáo dục
SKSS theo thâm niên ............................................................................... 88
Bảng 2.3.40. So sánh đánh giá của giáo viên nội thành về yếu tố ảnh hưởng đến giáo
dục SKSS theo thâm niên ........................................................................ 89
Bảng 2.3.41. So sánh đánh giá của giáo viên ngoại thành về yếu tố ảnh hưởng đến giáo
dục SKSS theo thâm niên ........................................................................ 90
Bảng 2.3.42. Ý kiến của phụ huynh về việc hướng dẫn kiến thức SKSS cho học sinh
THPT ....................................................................................................... 91
Bảng 2.3.43. Tự đánh giá của phụ huynh mức độ biết về chủ đề giáo dục
SKSS ........................................................................................................ 92
Bảng 2.3.44. Ý kiến của phụ huynh về khó khăn thường gặp khi trao đổi với con cái về
những nội dung giáo dục SKSS ............................................................... 93

Bảng 2.3.45. Đánh giá của phụ huynh sự cần thiết phải hiểu biết về những nội dung
SKSS ........................................................................................................ 94


DANH MỤC VIẾT TẮT



SKSS

: Sức khỏe sinh sản



GD SKSS

: Giáo dục sức khỏe sinh sản



SKSS VTN

: Sức khỏe sinh sản vị thành niên



SKTD

: Sức khỏe tình dục




VTN

: Vị thành niên



VTN/TN

: Vị thành niên/Thanh niên



QHTD

: Quan hệ tình dục



BPTT

: Biện pháp tránh thai



VNĐSS

: Viêm nhiễm đường sinh sản




LQĐTD

: Lây qua đường tình dục



RHIYA

: Sáng kiến sức khỏe thanh thiếu niên Châu Á



SKSS/TD

: Sức khỏe sinh sản/tình dục



GD

: Giáo dục



THPT

: Trung học phổ thơng




VN

: Việt Nam



HS THPT

: Học sinh trung học phổ thông


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài: ........................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu: ..................................................................................................3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu: .................................................................................................3
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu:............................................................................4
4.1. Đối tượng nghiên cứu: ..........................................................................................4
4.2. Khách thể nghiên cứu: ..........................................................................................4
5. Giả thuyết nghiên cứu: ................................................................................................4
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu: ................................................................................4
7. Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................................4
7.1 Phương pháp nghiên cứu cơ sở lý luận: ................................................................4

7.2 Những phương pháp nghiên cứu thực tiễn: ...........................................................4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................5
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................5
1.1.1. Nghiên cứu vấn đề trên thế giới ........................................................................5
1.1.2. Tài liệu và cơng trình nghiên cứu vấn đề ở việt nam: .......................................8
1.2. Một số khái niệm liên quan đến đề tài ....................................................................16
1.2.1 Lý luận về nhận thức, về nội dung SKSS .........................................................16
1.2.2. Lý luận về sức khỏe sinh sản, giáo dục sức khỏe sinh sản, nội dung giáo sục
sức khỏe sinh sản .......................................................................................................19
1.2.3. Đặc điểm tâm lý học sinh THPT: ....................................................................35
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ...............................................................39
2.1. Khái quát về tình hình giáo dục ở địa bàn TP. HCM .............................................39


2.2. Thể thức và phương pháp nghiên cứu ....................................................................40
2.2.1. Dụng cụ nghiên cứu.........................................................................................40
2.2.2. Mẫu chọn .........................................................................................................41
2.3. Thực trạng nhận thức của học sinh lớp 10 về nội dung giáo dục sức khỏe sinh sản
(SKSS) tại một số trường trung học phổ thông (THPT) ở nội và ngoại thành TP.HCM
.......................................................................................................................................44
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................82
1. Kết luận......................................................................................................................82
1.1. Kết quả nghiên cứu lý luận .................................................................................82
1.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng. ..........................................................................82
2. Kiến nghị ...................................................................................................................84
2.1. Đối với nhà trường: ............................................................................................84
2.2. Đối với gia đình. .................................................................................................85
2.3. Đối với xã hội. ....................................................................................................87
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................88
PHỤ LỤC ......................................................................................................................92



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Ngày nay, tuổi dậy thì ở vị thành niên xảy ra sớm hơn, hiện tượng này có thể
được giải thích là do điều kiện sinh hoạt vật chất được cải thiện đáng kể làm cho sự
phát triển thể chất của trẻ em ngày nay thuận lợi hơn và nhanh hơn trước đây, thêm
vào đó là những sách báo, văn hóa phẩm, phim ảnh, internet kích thích sự tị mị của
trẻ em cũng làm cho tốc độ phát triển có chiều hướng tăng nhanh hơn. Điều đáng quan
tâm ở đây là: về thể chất, các em phát triển rất mạnh nhưng về kinh nghiệm sống và
cách xử thế lại còn rất chậm. Với một thể xác cao to, tràn đầy sức sống nhưng các em
lại chưa hiểu biết đầy đủ về chính mình và chưa có kinh nghiệm phịng tránh những
tác động xấu của môi trường sống. Điều này đặc biệt đúng trong những vấn đề có liên
quan đến tình dục và sức khỏe sinh sản.
Tình yêu học đường bùng nổ, sinh hoạt tình dục ở một bộ phận vị thành niên
đang diễn ra với mức độ khác nhau có xu hướng gia tăng tạo ra hậu quả xấu như có
thai sớm, phá thai, mắc các bệnh lây qua đường tình dục (kể cả HIV/ AIDS). Những
hậu quả xấu này tác hại trực tiếp ngay cho lớp trẻ và để lại mối lo âu cho phát triển các
thế hệ mai sau.
Thiếu hụt kiến thức về sức khỏe sinh sản và kỹ năng sống là nguyên nhân chủ
yếu dẫn đến số lượng mang thai ở tuổi vị thành niên ngày càng tăng cao. Điều này ảnh
hưởng không tốt tới sức khỏe và khả năng học tập của thanh thiếu niên. Theo Hội Kế
hoạch hóa gia đình Việt Nam, bình qn mỗi năm có khoảng 300.000 ca nạo phá thai
ở độ tuổi 15-19 trong đó 80-90% là học sinh, sinh viên cao nhất so với các nước Đông
Nam Á và thứ 5 thế giới, và tỷ lệ vị thành niên có thai trong tổng số người mang thai
tăng liên tục qua các năm. Việc mang thai ở tuổi vị thành niên để lại những hệ lụy và
hậu quả nặng nề do các bà mẹ nhỏ tuổi còn quá trẻ, thể chất và tinh thần chưa phát
triển để sẵn sàng làm mẹ. Giáo dục sức khỏe sinh sản dường như vẫn là một khái niệm

mới trong xã hội Việt Nam. Ở nhiều gia đình, các bà mẹ khơng giải thích được cho
con những điều căn bản nhất về việc giáo dục sức khỏe sinh sản cho con cái. Cha mẹ
cũng chưa hiểu được rằng nhu cầu tìm hiểu về sức khỏe sinh sản của con cái là điều tự


2

nhiên, cần thiết và tất yếu nên họ không giáo dục cho con về vấn đề này, nhiều người
hiểu vấn đề nhưng vì ngại nên khơng muốn nói ra. Ở nước ta, giáo dục sức khỏe sinh
sản không được hiểu theo đúng nghĩa của nó. Gia đình Việt Nam ngày nay còn chịu
ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng phong kiến và bởi vậy, việc giáo dục sức khỏe sinh
sản hạn chế trong những lời răn dạy về đạo đức.
Hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản phổ biến trong các gia đình chỉ dừng lại
ở góc độ dạy vệ sinh thân thể ở tuổi dậy thì. Với nhiều bậc phụ huynh, giáo dục tình
dục hầu như chưa bao giờ được đặt ra. Trên thực tế đã có nhiều trường hợp các em
nam phạm tội hiếp dâm, các em nữ có thai ở tuổi vị thành niên. Nhiều trẻ ở lứa tuổi
14-15, cịn cắp sách đến trường, chưa có kinh nghiệm về cuộc sống gia đình nhưng đã
phải làm cha mẹ do thiếu hiểu biết về tình dục. Đây là vấn đề làm đau đầu người lớn
và người ta cho rằng nguyên nhân là do tác động từ kinh tế thị trường, sự du nhập của
văn hóa từ bên ngồi, chạy theo lối sống ăn chơi, suy đồi về mặt đạo đức. Được biết
trong một cuộc khảo sát gần 4700 thanh niên chỉ có 2,6% cho biết kiến thức về giới
tính được bố mẹ giáo dục. Trung tâm nghiên cứu tâm lý và sự phát triển nhanh của
thanh thiếu niên giải thích: “Các bậc phụ huynh ln cho rằng những vấn đề liên quan
tới sức khỏe sinh sản rất tế nhị. Mặt khác, con mình cịn q nhỏ để tìm hiểu về những
vấn đề ấy. Có khi chính phụ huynh cũng không nắm rõ kiến thức về sức khỏe sinh sản
để diễn đạt cho con mình hiểu”. Chính vì thế mà nhiều trường hợp đáng tiếc đã xảy ra
như: Con thủ dâm quá mức, quan hệ tình dục trước tuổi trưởng thành, mắc các bệnh
lây lan qua đường tình dục… Bố mẹ thường tránh né, ngại ngùng khi trẻ hỏi về chuyện
tình dục. Chính vì các quan niệm sai lầm đó của các bậc phụ huynh mà khơng ít lần
người lớn “đỏ mặt” trước các thắc mắc của trẻ.

Về phía nhà trường hiện nay những trường hợp nữ học sinh trở thành mẹ hay
những cái chết thương tâm bởi bản thân vướng vào con đường tình yêu, tình dục quá
sớm… khơng cịn xa lạ. Đó là hệ quả tất yếu từ việc “xem nhẹ” chương trình giáo dục
sức khỏe sinh sản trong trường học hiện nay. Chương trình giáo dục sức khỏe sinh sản
hay bị bố mẹ né tránh cho rằng việc của nhà trường. Nhưng thực tế hiện nay ở trường
học, việc giáo dục sức khỏe sinh sản chưa được thực hiện đến nơi đến chốn nên học
trò đang phải tiếp cận kiến thức một cách “nửa vời”. Vì vậy cha mẹ phải quan tâm đến


3

con cái ở lứa tuổi này để nhận biết đúng sự thay đổi của con cái để có sự uốn nắn kịp
thời . Để cho các em ít hoang mang lo lắng trước sự thay đổi của bản thân, bởi vậy
việc giáo dục sức khỏe sinh cho các em là hết sức cần thiết. Cũng như giáo dục nói
chung, giáo dục sức khỏe sinh sản phải được tiến hành có phân hố tuỳ theo từng lứa
tuổi, có khối lượng và hình thức phù hợp để đứa trẻ có thể nhận thức được. Muốn giáo
dục đúng thì các bậc cha mẹ phải nắm bắt được và biết tất cả các giai đoạn phát triển
thơng thường và những dấu hiệu khơng bình thường để cho đứa trẻ sớm có những hiểu
biết về bản thân của mình thì ngay từ lúc đang cịn nhỏ.
Chúng ta cần đưa nội dung sức khỏe sinh sản để giáo dục cho học sinh. Bên
cạnh những chương trình học ở nhà trường, các em cần có những thơng tin rõ ràng, dễ
hiểu về sự phát triển giới tính, sức khỏe sinh sản và kế họach hóa gia đình, những vấn
đề về giới tính và bình đẳng giới, về những bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục, như
HIV/AIDS, càng sớm càng tốt. Nâng cao nhận thức cho học sinh THPT về sức khỏe
sinh sản để các em không quan hệ tình dục sớm và các em biết trì hỗn quan hệ tình
dục đến sau hơn nhân, khi quan hệ tình dục thì hãy chọn biện pháp an tồn và có trách
nhiệm.
Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Thực trạng
nhận thức của học sinh lớp 10 về nội dung giáo dục sức khỏe sinh sản (SKSS) tại
một số Trường Trung học Phổ thơng (THPT) ở nội và ngoại thành Tp.HCM”

2. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở khảo sát thực trạng nhận thức của học sinh lớp 10 với nội dung giáo
dục sức khỏe sinh sản, từ đó đề tài hướng tới việc nâng cao nhận thức đối với nội dung
giáo dục sức khỏe sinh sản cho các em.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1. Nghiên cứu một số vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài.
3.2. Khảo sát thực trạng nhận thức của học sinh lớp 10 đối với nội dung giáo dục sức
khỏe sinh sản.
3.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của học sinh lớp 10 THPT đối
với nội dung giáo dục sức khỏe sinh sản.


4

4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Thực trạng nhận thức của học sinh lớp 10 đối với nội dung giáo dục sức khỏe
sinh sản.
4.2. Khách thể nghiên cứu:
Học sinh ở một số trường THPT nội và ngoại thành Tp.HCM
5. Giả thuyết nghiên cứu:
Nhận thức của học sinh lớp 10 ở một số trường nội và ngoại thành Tp.HCM đối
với nội dung giáo dục sức khoẻ sinh sản chưa đầy đủ và khơng có sự đồng đều.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu:
- Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng nhận thức của học sinh lớp 10 THPT
về một số nội dung giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên tại một số trường THPT
nội và ngoại thành Tp.HCM.
- Về mặt nhận thức, chúng tôi chỉ khảo sát về vốn hiểu biết của các em đối với một
số nội dung giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên, một số kiến thức cụ thể về sức
khoẻ sinh sản và nhận thức về sự cần thiết của nội dung giáo dục sức khoẻ sinh sản.

7. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, chúng tơi sử dụng phối hợp
các phương pháp nghiên cứu như sau:
7.1 Phương pháp nghiên cứu cơ sở lý luận:
Sử dụng phương pháp thu thập tài liệu, đọc sách, tham khảo các cơng trình
nghiên cứu có liên quan đến đề tài
7.2 Những phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
*Phương pháp bảng thăm dò ý kiến:
+ Mục đích phương pháp này nhằm giải quyết nhiệm vụ tìm hiểu thực trạng nhận
thức và thái độ của học sinh PTTH đối với nội dung giáo dục sức khoẻ sinh sản.
* Phương pháp toán thống kê:
+ Mục đích: Dùng phương pháp tóan thống kê để xử lý các số liệu điều tra để
định hướng các kết quả nghiên cứu.


5

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Trên thế giới
SKSS là một vấn đề của đời sống giới tính của con người nên nó được quan tâm
từ khá lâu. “Ngay từ thời Cổ đại, giới tính đã được quan tâm tìm hiểu rất thơ sơ, mang
màu sắc cảm tính bằng một hệ thống thần thoại cổ đại và các khảo luận về tình yêu
như “Kama Sutra” của Ấn Độ, “Nghệ thuật yêu” của Ovidious,“Chuỗi ngọc của
người yêu” của Hazma, “Phaedr” và “ Bữa tiệc” của Platon…Trong đó các tác giả
“khơng những đặt cơ sở các chuẩn mực về đạo đức và tơn giáo cho tình u, mà cịn
cố gắng cung cấp những kiến thức về sinh học và tâm lý học tình dục”. [26]
Cơng tác nghiên cứu khách quan các vấn đề về giới tính, tính dục chỉ thật sự được tiến
hành ở thời kì Phục hưng, khi bộ mơn Giải phẫu và Sinh lý bắt đầu phát triển. Trong
thời kỳ này, những khía cạnh của tính dục, nhất là xét về phương diện đạo đức và giáo

dục được người ta nghiên cứu tới.
Vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, các đề tài nghiên cứu về giới tính được
mở rộng hơn…Cho đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX các nhà khoa học J.Bachocen
(Thụy Sĩ), J. Mac Lennan (Anh), E. Westermach (Phần Lan), Ch. Letourneau và A.
Espinas, Lewis Henry Morgan (Mỹ), X.M. Kovalevxki (Nga)…không những đã gắn
sự quan hệ tính dục với các dạng hơn nhân và gia đình, mà cịn gắn cả với yếu tố khác
của chế đệ xã hội và văn hóa. Nhiều nhà khoa học: R. Kraft Ebing (Áo), M. Hischfeld
và A. Moll (Đức), H. Ellis (Anh), A. Forel (Thụy Sĩ),… đã bắt đầu tiến hành cơng tác
nghiên cứu khách quan về tính dục của con người. Họ đã miêu tả hàng loạt dạng bất
thường trong tâm lý tính dục và tán thành việc xúc tiến cơng tác giáo dục tính dục một
cách khoa học. [11; tr 10,11]
Trong những năm 20 – 30 của thế kỉ XX, việc nghiên cứu tính dục phát triển
mạnh và gắn với phong trào gọi là “Phấn đấu vì những cải cách tính dục”, địi hỏi bình
đẳng nam nữ, giải phóng hơn nhân khỏi quyền lực nhà thờ, tự do li hơn và sử dụng các
biện pháp phịng tránh thai, giáo dục tính dục trên cơ sở khoa học…Tuy nhiên, những


6

lý luận trong thời kì này cịn nặng tính tự biện, tách rời khỏi cơ sở xã hội và thực tiễn.
[11]
Năm 1926, T.Vande Velde (Hà Lan), đã cho ra đời cuốn “Hôn nhân hiện đại”,
cuốn sách khoa học đầu tiên về sinh lý học và kĩ thuật trong hôn nhân, trong đó người
phụ nữ được coi là người bạn đời có vai trị và chức năng tình dục tương đương với
người chồng.
Các cơng trình nghiên cứu tiến hành tại những nước khác nhau đã chứng minh
rằng, việc định hướng tâm lý tính dục và hành vi của con người phụ thuộc vào những
đặc điểm về văn hóa và vai trị, địa vị xã hội của họ. [11]
Nhiều nhà bác học lớn đã nghiên cứu các khía cạnh của đời sống tính dục, góp
phần xây dựng tính dục học thành một khoa học độc lập theo một quan điểm chủ đạo

có hệ thống, trong đó liên kết nhiều phương pháp và thủ pháp sinh lý, lâm sàng và tâm
lý xã hội. Các vấn đề giới tính đã thu hút sự nghiên cứu của nhiều chuyên gia thuộc
nhiều lĩnh vực khác nhau như sinh học, y học, xã hội học, tâm lý học…
Nhiều nhà lãnh đạo hoạt động xã hội, hoạt động chính trị nổi tiếng của Liên Xơ
(V.I. Lênin, Marxim Gorki, Maiacovxki, Secnưsevxki; đặc biệt là A.X Makarenko và
V.A. Sukhomlinxki) đã đưa ra nhiều quan điểm khoa học về đời sống giới tính, tình
u hơn nhân gia đình…
A.X. Makarenko cho rằng, thanh niên cần “phải học tập cách yêu đương, phải
học tập để biết tình yêu, phải học tập cách sống hạnh phúc, và như thế có nghĩa là học
tập để biết tự trọng, học tập để biết cái vinh hạnh được làm người. Trong các bài giảng
giới tính, ơng cho rằng: “Chúng ta phải giáo dục con em chúng ta làm sao để các em
có thái độ đối với tình yêu như đối với một tình cảm nghiêm túc và sâu nặng, để các
em được hưởng khối cảm của mình, tình u của mình, hạnh phúc của mình trong
khn khổ gia đình”. [26]
Sukhomlinxki đã khuyên nhủ thanh niên: “Hãy sáng suốt và yêu cầu cao trong
tình yêu. Tình yêu là một loại tình cảm mãnh liệt, nhưng lý trí phải điều khiển trái
tim”. “Nữ tính chân chính là sự kết hợp tính dịu dàng và tính nghiêm khắc, sự âu yếm
với tính cứng rắn. Tình u và sự nhẹ dạ khơng đi cùng nhau. Tình u có thể chính


7

đáng về mặt đạo đức, khi những người yêu nhau được kết hơn bằng tình bạn vững
bền”. [26]
Từ những năm 1968, hầu hết các địa phương của Liên Xô bắt đầu chú ý tổ chức
việc hướng dẫn và tổ chức giáo dục điều trị, hướng dẫn các vấn đề về giới tính, nhất là
đời sống tình dục và quan hệ hôn nhân. Việc nghiên cứu và điều trị những bệnh về tính
dục đã được tiến hành. Ngay từ đầu những năm 70, việc giáo dục giới tính cho học
sinh đã được đề xuất giảng dạy ở một số nơi. Năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô
đã ra chỉ thị cho tất cả các trường học trong cả nước thực hiện giáo dục vệ sinh và giáo

dục giới tính cho học sinh các trường phổ thơng. [26]
Ở Đức có rất nhiều các nhà khoa học nổi tiếng với những công trình nghiên cứu
về giới tính và giáo dục giới tính như: R. Neubert, Aresin, Smolka, Hopman và
Klemm, Linser, Polte, Dierl, Grassel…[26]
Nhiều nước như Tiệp Khắc, Hungary, Ba Lan…đều đã tiến hành giáo dục giới
tính cho học sinh phổ thơng bằng những chương trình bắt buộc. Các nước phương Tây
như: Anh, Đan Mạch, Thụy Điển, Mỹ…đã tiến hành giáo dục cho học sinh khá sớm
(1966). Ở Pháp chương trình giáo dục nội dung này được thực hiện từ năm 1973. Đặc
biệt một số nước châu Á, châu Phi, Mỹ Latin cũng đưa giáo dục giới tính vào nhà
trường phổ thơng và đã đạt kết quả tốt. Trung Quốc đã tiến hành giáo dục giới tính cho
học sinh từ năm 1974 và hiện nay là một trong những nước có nhiều cơng trình nghiên
cứu, có sự phát triển cao trong nghiên cứu khoa học về giới tính. [26]
Ngay các nước Đơng Nam Á như: Thailand, Malaysia, Indonesia, Singapore,
Philippines…cũng đã thực hiện nội dung giáo dục này. Nội dung giáo dục giới tính đã
được lồng ghép một cách hợp lý vào nhiều bộ mơn văn hóa khác, chủ yếu là mơn kế
hoạch hóa gia đình qua các giờ chính khóa và qua các hoạt động ngoại khóa theo mức
độ khác nhau ở các lứa tuổi khác nhau. Các hình thức tổ chức dạy học, những phương
pháp và những phương tiện dạy học về giới tính rất được quan tâm và cuốn hút học
sinh, làm cho quá trình giáo dục đạt hiệu quả cao. Việc giáo dục nội dung này cũng đã
được mở rộng ra ngoài nhà trường, đến các tầng lớp nhân dân khác nhau qua rất nhiều
hình thức giáo dục phong phú, qua các trung tâm tư vấn và đã được xã hội ủng hộ.
[26]


8

Trên thế giới, vấn đề SKSS được quan tâm nhiều từ khoảng thập niên 90 của thế
kỷ XX., do yêu cầu của việc giáo dục dân số, sự phát triển của các khoa học nghiên
cứu về giới tính, đặc biệt là do tình hình phức tạp của đời sống xã hội về các tệ nạn xã
hội, về sự bùng nổ dân số, về sự phát triển của những lối sống không lành mạnh trong

thanh thiếu niên.
Hơn nhiều thập kỷ qua, tình dục và sức khỏe sinh sản thanh thiếu niên đã ngày
càng trở thành những vấn đề của nhiều quốc gia. Trong nhiều nước, vấn đề này cũng
liên quan nhiều nhất đến HIV/AIDS của những người trẻ tuổi. Ở một số nước khác thì
vấn đề này lại là nguyên nhân ảnh hưởng đến việc có con sớm ở thanh thiếu niên; vấn
đề khác cũng quan trọng khơng kém đó là những hành vi tình dục của thanh thiếu niên.
Kinh nghiệm cho thấy rằng, những chương trình và những nghiên cứu ngày càng nhiều
gần đây đều khơng có tính khả thi trong việc ngăn chặn tình dục thanh thiếu niên và
bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên khi mà khơng có sự chỉ dẫn sâu rộng. Thêm
vào đó, có nhiều bằng chứng cho thấy rằng ngày càng có nhiều nguy cơ gây ảnh
hưởng đến sức khỏe sinh sản vị thành niên và thật không đơn giản để làm giảm những
nguy cơ ấy.
1.1.2. Vấn đề ở việt nam:
Từ sớm những năm 1990, rất nhiều chương trình và những hoạt động giáo dục
sức khỏe sinh sản thanh thiếu niên đã được triển khai và thực hiện ở nhiều vùng khác
nhau ở Việt Nam. Những chương trình và những họat động này thì rất đáng giá trong
việc tập trung vào việc truyền thông về thông tin giáo dục nhưng không cung cấp
những phương pháp tránh thai hoặc những dịch vụ về sức khỏe sinh sản khác. Thêm
vào đó, những thơng điệp về thông tin sức khỏe sinh sản này được truyền tới thanh
niên thông qua những bài giảng đạo đức mà điều này thường nhanh chóng làm giới trẻ
chán nản. Những chương trình dạng này khơng thu hút được sự quan tâm của giới trẻ.
Cuối cùng, tất cả những chương trình này mà phụ thuộc phần lớn vào những nguồn
quốc tế, đều khơng thành cơng nhiều và hầu hết những chương trình này chỉ được thực
hiện trong phạm vi nhỏ. Điều này đã ảnh hưởng đến khả năng duy trì các dự án và khả
năng để tạo ra những mơ hình thành công.


9

Từ năm 1988, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện chương trình “Giáo dục dân

số, tình dục và cuộc sống gia đình” với sự hỗ trợ Quỹ dân số liên hiệp quốc và
UNESCO ở trên 17 tỉnh thành trên cả nước. Giai đoạn đầu tiên, chương trình “Giáo
dục tình dục và đời sống gia đình, được thực hiện từ 1988 – 1993 và như một thí điểm.
Vào năm 1994, chương trình đã được mở rộng đến tồn quốc, và thuật ngữ “Giáo dục
dân số” đã được thành tiêu đề nghe khắp nơi. Từ năm 1998 – 2000, thời kỳ được gọi
là “Giáo dục dân số và sức khỏe sinh sản”. Những chương trình này thường được liên
kết với các ngành sinh học, ngành địa lý, ngành quản lý đơ thị dân cư, hoặc thêm
những chương trình hoạt động của học sinh lớp 8, nhưng thường chương trình chỉ tập
trung phần lớn vào học sinh lớp 10 đến lớp 12. Mặc dù những chương trình có những
giá trị tích cực, nhưng để mở rộng ra đến với những thanh thiếu niên thì thật sự là rất
khó khăn. Hầu hết những giáo viên cảm thấy bối rối khi nói về giới tính và tình dục
với những học sinh. Nhiều giáo viên nghĩ rằng Trường học là mơi trường khơng thích
hợp để nói về những vấn đề này, và tốt hơn hết để cho cha mẹ thực hiện trách nhiệm
này, để thảo luận những vấn đề này với con cái của họ. Sách dùng cho giáo viên và
sách dùng cho học sinh thì cung cấp thơng tin rất ít và những người huấn luyện thì lại
được trang bị một cách nghèo nàn và nhận được rất ít sự quan tâm.
Từ năm 1997, Bộ Giáo dục và Đào tạo được sự hỗ trợ của Quỹ dân số liên hiệp
quốc đã chỉ đạo chương trình đào tạo và giáo dục quốc gia về phát triển dân số và sức
khỏe sinh sản. Một phần mở rộng từ những vấn đề về kế hoạch hóa gia đình, dự án đã
mở lối cho các vấn đề khác bao gồm: dạy cho thanh thiếu niên về những vấn đề về sức
khỏe sinh sản, hướng dẫn những khóa học từ xa cho tất cả những giáo viên để cung
cấp cho họ những thông tin về dân số và sức khỏe sinh sản, và hướng dẫn một khóa
học khác cho những giáo viên cấp THCS để giúp họ dạy những chủ đề nhạy cảm này.
Vào cuối năm 2001, những sách giáo khoa hướng dẫn tự học dành cho giáo viên,
“Giáo dục sức khỏe sinh sản thanh thiếu niên”, đã được mở rộng và phổ biến bởi Bộ
Giáo dục và Đào tạo, và Bộ đã chỉ đạo các Sở Giáo dục và Đào tạo khuyến khích các
giáo viên sử dụng những sách giáo khoa này để bồi dưỡng thêm kiến thức cho họ. Tài
liệu này thực sự có ích vì tất cả những thông tin về sức khỏe sinh sản thanh thiếu niên
được trình bày một cách tồn diện và chính thức; Nó khơng những có ý nghĩa thiết



10

thực để cho giáo viên có thể vận dụng chúng tối đa trong việc giảng dạy mà chúng còn
khắc phục được những nội dung nghèo nàn và mơ hồ trong chương trình giáo dục sức
khỏe sinh sản cho thanh thiếu niên ở Trường.
Một vài quy mô nhỏ khác là một số hoạt động, dự án ở Trường học được tiến
hành ở nhiều nơi khác nhau trong cả nước. Ví dụ như từ năm 1996, Văn phòng hỗ trợ
giáo dục ở Thành phố HCM với sự ủng hộ của Tổ chức bảo trợ trẻ em Anh Quốc, đã
tiến hành giáo dục HIV/AIDS cho học sinh từ tiểu học đến trung học ở một số Trường
trên địa bàn Thành phố HCM.
Một số hoạt động và chương trình dành cho cộng đồng cũng đã được thực hiện.
Những hoạt động này bao gồm những câu lạc bộ, những trung tâm tư vấn, những
đường dây tư vấn qua điện thoại miễn phí, những chương trình phân phát tờ rơi thơng
tin, và những chương trình thơng tin giáo dục truyền thông.
Những câu lạc bộ, những trung tâm tư vấn, những đường dây tư vấn qua điện
thoại: Liên đồn Thanh niên Việt Nam đã có vai trị chính trong việc dẫn đầu thí điểm
cho chương trình giáo dục sức khỏe sinh sản thanh thiếu niên từ sớm những năm 1990.
Rất nhiều mơ hình thử nghiệm của những hoạt động thông tin giáo dục truyền thông,
đã được mở rộng và thực hiện dưới những chương trình thử nghiệm trong quy mô nhỏ,
được tài trợ bởi những nhà hảo tâm quốc tế. Những mơ hình này bao gồm những câu
lạc bộ cho những thanh niên chưa lập gia đình, câu lạc bộ cho các cặp thanh niên, và
những cuộc thi về dân số và kế hoạch hóa gia đình. Sử dụng những mơ hình và những
hoạt động can thiệp như những Trung tâm tư vấn, những đường dây nóng, và những
đội ngũ cung cấp, truyền thông, thông tin giáo dục qua điện thoại, mà sau đó đã được
mở rộng và áp dụng cho 6 tỉnh thành của cả nước dưới sự hỗ trợ của Quỹ dân số liên
hiệp quốc - dự án tài trợ trong khoảng từ năm 1996 – 2000, mang tên “Ủng hộ cho sự
cải tiến của sức khỏe sinh sản vị thành niên”, Đoàn Thanh niên Việt Nam đã thực hiện
và phổ biến nhiều tờ rơi thông tin giáo dục truyền thông bao gồm những áp phích,
những tờ rơi, và những cuốn sổ tay nhỏ, đặc biệt trong cuốn sổ tay này được in nhiều

thông tin về “Tâm lý và sinh lý tuổi mới lớn”, “Tình bạn và tình yêu” và “Những đều
cần biết về HIV/AIDS dành cho giới trẻ” đã được phát hành và phân phát một cách
rộng rãi đến những thanh thiếu niên.


11

Dự án thành phần RAS/03/P51 thuộc chương trình RHIYA Việt Nam trong 33
tháng (4/2004 – 12/2006). Mục tiêu của dự án là cải thiện hành vi và thực hành SKSS,
tăng cường sử dụng các dịch vụ SKSS và tư vấn cho VTN/TN ở những vùng có dự án
(Trường PTTH Marie Curie, TP.HCM và Trường ĐHSP TPHCM). Mơ hình đồng
đẳng viên của dự án được đặc biệt hoan nghênh và giới thiệu là “Mơ hình cần được
nhân rộng tại các trường ở TPHCM” vì tính phù hợp và hiệu quả, đồng đẳng viên đã
thực sự làm chủ trong các hoạt động của dự án và tiếng nói của các bạn đã được cộng
đồng, cha mẹ lắng nghe. Dự án RAS/03/P51 cũng đã phát hàng chục ngàn tờ rơi về
SKSS cho VTN/TN với những nội dung được in đẹp, trình bày súc tích, phù hợp với
đối tượng, và dự án cũng đã phát hàng ngàn cuốn sách mỏng về “Tâm sinh lý lứa
tuổi”, bao cao su, thuốc tránh thai khẩn cấp…
Sách giáo khoa về giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cho thanh thiếu niên:
Dự án trong 3 năm (1995 – 1997) “Bồi dưỡng kiến thức về sức khỏe sinh sản cho
thanh thiếu niên” đã được Hội liên hiệp phụ nữ đảm trách dưới sự hỗ trợ của tổ chức
Path (Canada) đã phát hành những cuốn sách về giáo dục tình dục và sức khỏe sinh
sản cho thanh thiếu niên và cộng đồng.
Bộ GD&ĐT kết hợp với Ban Giáo dục Dân số - Kế Hoạch hóa Gia đình đã phát
hành tài liệu “Giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản và đời sống gia đình, phát hành
1998.
Ủy ban Dân số Quốc gia và Kế hoạch hóa gia đình phát hành các tài liệu dành
cho giáo viên giảng dạy về “Sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục thanh thiếu niên”
(tập 1, 2, 3), sách phát hành năm 2000.
Quỹ dân số thế giới kết hợp với Trung tâm giáo dục đạo đức công dân - Viện

khoa học giáo dục, cùng với Cục V26 - Bộ Công an và Trung tâm dạy nghề KOTO đã
phát hành sách dành cho tuổi vị thành niên “Trị chuyện về giới tính, tình dục và sức
khỏe sinh sản”, phát hành tháng 8/2004.
Chương trình “Sáng kiến SKSS vị thành niên và thanh niên ở Châu Á” (RHIYA),
do Liên minh Châu Âu và Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc phát hành cẩm nang hướng
dẫn hoạt động truyền thông thay đổi hành vi tăng cường SKSS và sức khỏe tình dục
cho VTN/TN (tập 1, 2, 3), phát hành tháng 6/2005. Chương trình nhằm thúc đẩy việc


12

thực hiện Chương trình hành động của hội nghị quốc tế về dân số và phát triển 7 nước
Nam và Đơng Nam Á, trong đó có Việt Nam. Từ năm 1997, RHIYA đã được triển
khai khá thành công tại Việt Nam, ưu tiên các lĩnh vực bình đẳng giới, tăng cường tiếp
cận thông tin, tư vấn và sử dụng các dịch vụ thân thiện về SKSS – tình dục cho vị
thành niên và thanh niên Việt Nam. Đến năm 2005, chương trình đã thiết lập mơi
trường chính sách thuận lợi cho thông tin và dịch vụ SKSS cho vị thành niên, thanh
niên ở cấp quốc gia và địa phương.
Những bài học về những kỹ năng trong cuộc sống cho thanh thiếu niên: Từ năm
1996, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Hội Chữ Thập Đỏ đã thực hiện bài học về những kỹ
năng trong cuộc sống cho thanh thiếu niên ở trên 7 tỉnh thành cả nước với sự hỗ trợ
của UNICEF. Chương trình này tập trung vào việc giáo dục những kỹ năng trong cuộc
sống và phòng chống HIV/AIDS. Trong Trường học, một chương trình về kỹ năng
trong cuộc sống (ví dụ như: Việc đưa ra quyết định, sự quyết đốn, sự chọn lọc có giá
trị) đã được thiết kế bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo và được lồng ghép trong nhiều mơn
học chính khóa của Trường. Với những thanh thiếu niên ngồi Trường học, cũng có
một khóa học mà được thiết kế bởi Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam và Hội Chữ Thập Đỏ
Úc cũng đã được đưa vào thực hiện.
Những chương trình về thơng tin giáo dục, truyền thơng: Chương trình thơng tin
giáo dục, truyền thơng mang tầm cỡ quốc gia đầu tiên về sức khỏe sinh sản được tổ

chức dưới sự hỗ trợ của Quỹ dân số liên hiệp quốc - hỗ trợ cho dự án VIE/97/P12 của
Liên đoàn thanh niên Việt nam, tháng 5/1998. Những mục tiêu của chương trình này là
nhằm giúp thanh thiếu niên nhận thức về những lợi ích của việc trì hỗn những hành vi
tình dục q sớm và đồng thời động viên những người đã có quan hệ tình dục rồi thì
nên có những kiến thức về tình dục an toàn. Bắt đầu là Hà Nội, chiến dịch đã thực hiện
trên 8 Tỉnh và Thành phố. Để chắc chắn cho chiến dịch thành cơng, Liên Đồn Thanh
Niên Việt Nam đã thực hiện với sự hỗ trợ những phương tiện truyền thông rộng lớn
cấp Trung ương và cấp tỉnh, Trường học, những tổ chức Đoàn Thanh niên, tổ chức y
tế, Trung tâm tư vấn, và những hội và những tổ chức khác.
Chương trình Marie Stopes International tại Việt Nam (MSIVN) bắt đầu hoạt
động tại Việt Nam từ năm 1989. Đặc trưng MSIVN là được cấu tạo bởi hai bộ phận


13

cung cấp dịch vụ: một trung tâm tĩnh tại và một đội lưu động. Trung tâm tĩnh tại cung
cấp dịch vụ cho dân cư ở khu vực đô thị và đội lưu động đi tới những vùng nông thôn
xa xôi để có thể tiếp cận và cung cấp dịch vụ SKSS cơ bản cho người nghèo. Tính đến
tháng 9/2004, chương trình MSIVN đã cung cấp các dịch vụ lâm sàng cho 340.707
phụ nữ với tổng số 615.007 dịch vụ. Khoảng 1 triệu người đã nhận được thông tin và
kiến thức về kế hoạch hóa gia đình và sinh sản thơng qua các khóa giáo dục truyền
thơng và tư vấn được thực hiện tại các trung tâm Marie Stopes tại Việt Nam. Cho đến
nay có khoảng triệu tài liệu thơng tin giáo dục truyền thông cung cấp thông tin đa dạng
về kế hoạch hóa gia đình và SKSS. Khoảng 230 khóa thông tin truyền thông và hơn
350 chuyến lưu động đã được thực hiện để cung cấp thông tin và dịch vụ cho một số
khi vực dân cư rất nghèo của Việt Nam.
Những hoạt động về thông tin giáo dục, truyền thông sáng tạo khác: Từ giữa
những năm 1990, những hoạt động phòng chống HIV/AIDS cho thanh niên đã được
thực hiện rất tích cực trong những chương trình sức khỏe sinh sản thanh thiếu niên.
Những nỗ lực này đã được thực hiện từ những hoạt động về truyền thông, thông tin

giáo dục, bao gồm tư vấn và giáo dục với những hình thức sáng tạo như “café
condom”, “café tư vấn”, “Hội qn trẻ” và “nhóm bạn giúp nhau”. Những hình thức
này được hình thành và thực hiện bởi Hội liên hiệp Thanh niên tại nhiều cấp khác
nhau. Những thanh thiếu niên đến những nơi này để uống càfê và những thức uống
nhẹ và có thể được yêu cầu tư vấn, được phát những ống kim tiêm mới, bao cao su.
Tuy nhiên, rất ít những mơ hình về HIV/AIDS mà có thể giải thích hiệu quả hơn cho
người trẻ tuổi để giúp họ thay đổi hành vi. Những dự án sáng tạo khác cũng tập trung
vào việc phòng chống HIV/AIDS và giáo dục sức khỏe sinh sản được thực hiện trên
khắp 3 miền, do Quỹ dân số phát triển thế giới tài trợ cho Hội liên hiệp thanh niên, dự
án “Sân khấu lưu động và những khóa học về kỹ năng cuộc sống cho giới trẻ”; Ví dụ
như: Một dự án dùng những thông tin HIV/AIDS bằng video và những vở kịch cho
những người thanh niên Khmer với Hội đồng dân số của Tỉnh Trà Vinh; Giải đá bóng
và phịng chống HIV/AIDS cho những thanh thiếu niên ở Tỉnh Quảng Ninh.
Hoặc như Dự án RAS/03/P51 đã phát động cuộc thi viết và vẽ về tình huống
SKSS/SKTD lứa tuổi VTN/TN tại TPHCM, cuộc thi đã chuyển tải được tâm tư,


14

nguyện vọng và ý kiến VTN/TN đến các nhà lãnh đạo cộng đồng, những nhà cung cấp
dịch vụ, cha mẹ, thầy cô giáo và các cán bộ dự án của chương trình RHYIA hiểu và
đáp ứng nhu cầu VTN/TN trong việc ủng hộ và vận động chính sách truyền thơng và
thay đổi hành vi.
Sự lồng ghép về sức khỏe sinh sản trong những chương trình và những hoạt động
khác: Sức khỏe sinh sản cũng được thấy trong những chương trình và những hoạt động
khác như việc khuyến khích sự bình đẳng về giới và vai trò của nam giới trong việc
chăm sóc sức khỏe sinh sản đã được thực hiện bới những tổ chức lớn như Hội liên hiệp
phụ nữ Việt Nam, Hội liên hiệp nhà nông và Tổ chức chữ thập đỏ. Hầu hết những
chương trình và hoạt động này đều được hỗ trợ bởi những tổ chức quốc tế và những tổ
chức phi chính phủ.

Những hoạt động và những chương trình được thực hiện bởi những tổ chức lớn
thì thường phổ biến những thơng tin về kế hoạch hóa gia đình, những phương pháp
ngừa thai, và những biện pháp phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên. Tuy
nhiên, những tổ chức này đã sử dụng những phương pháp về thông tin giáo dục truyền
thông vẫn chưa đủ mới để có thể hấp dẫn giới trẻ, đặc biệt những thanh thiếu niên
ngồi xã hội. Những phương pháp của họ có khuynh hướng là trình bày bằng những
bài giảng đạo đức hoặc những hoạt động khác tương tự như vậy.
Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều các cơng trình nghiên cứu về SKSS vị thành niên
đã được thực hiện như:
Dự án “Bình đẳng giới và đẩy mạnh sự tham gia của nam giới trong SKSS” –
VIE/97/P11, các số liệu cho thấy thanh niên và vị thanh niên hiện nay biết rất ít về
khái niệm SKSS. Kết quả điều tra cho thấy có tới 26.1% số thanh niên và vị thành niên
khơng biết cụm từ SKSS hoặc KHHGĐ.
Khảo sát của Hội liên hiệp Phụ nữ TPHCM trong năm 2005 về “Thực trạng và
giải pháp SKSS vị thành niên” hơn 1.100 đối tượng từ 14 – 18 tuổi, kết quả là có 16,9
% đã quan hệ tình dục; 19,2% khơng biết hành vi nào có thể mang thai.
Kết quả điều tra của chương trình “Sáng kiến SKSS vị thành niên và thanh niên
Châu Á” viết tắt là RHIYA, do liên minh Châu Âu và Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc
năm 2006, cho thấy thanh niên và vị thành niên Việt Nam vẫn thiếu kiến thức và kỹ


15

năng cần thiết trong chăm sóc SKSS, chưa tiếp cận và sử dụng các dịch dụ thân thiện
về chăm sóc SKSS.
Luận án tiến sĩ cấp nhà nước chuyên ngành Lý luận và lịch sử sư phạm học của
NCS Nguyễn Thế Hùng. Trong luận án, tác giả đã xác dịnh những yếu tố ảnh hưởng
đến việc bồi dưỡng năng lực giáo dục SKSS VTN, xây dựng cơ sở lý luận về các biện
pháp bồi dưỡng năng lực SKSS VTN cho các bậc cha mẹ, hệ thống hóa một số khái
niệm giáo dục SKSS VTN. Luận án cũng đã xác định thực trạng nhận thức và năng lực

giáo dục SKSS VTN của các bậc cha mẹ, làm rõ được các khó khăn, hạn chế của thực
trạng trên, đồng thời đề xuất và tổ chức thực nghiệm các biện pháp bồi dưỡng đối với
các bậc cha mẹ về GD SKSS VTN.
Kết quả điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam, tên viết tắt
tiếng Anh là SAVY). Điều tra là kết quả của sự đầu tư và sự phối hợp chặt chẽ giữa
chính phủ Việt Nam gồm: Bộ Y Tế, Tổng cục Thống kê và các cơ quan của Liên hiệp
quốc bao gồm: Tổ chức y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng liên hiệp quốc
(UNICEF), được tiến hành trên phạm vi toàn quốc 7.584 vị thành niên và thanh niên
trong độ tuổi từ 14 đến 25 đã lập gia đình và chưa lập gia đình từ các vùng thành thị,
nông thôn, kể cả vùng dân tộc thiểu số thuộc 42 tỉnh thành trên cả nước. Trong cuộc
điều tra này đã cho chúng ta thấy về kiến thức tình dục và SKSS ở thanh thiếu niên
cịn nhiều bất cập. Ví dụ như thanh thiếu niên hiểu được hiệu quả của bao cao su
nhưng thái độ đối với bao cao su còn khá tiêu cực, đồng nhất bao cao su với những
quan hệ khơng đàng hồng như mại dâm. Các phương tiện tránh thai thì các cặp vợ
chồng sử dụng nhiều nhưng những người độc thân có quan hệ tình dục thì sử dụng
khơng thường xun. 2/3 nữ thanh thiếu niên còn hiểu biết hạn chế về thời điểm dễ có
thai nhất trong chu kỳ kinh nguyệt. Điều tra cũng cho thấy thanh thiếu niên Việt Nam
được cung cấp nhiều thơng tin về SKSS, tuy nhiên mức độ chính xác của thông tin mà
họ nắm được vẫn chưa như mong muốn, đặc biệt là các thông tin về các bệnh lây
truyền qua đường tình dục.
Ngồi ra cịn có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về SKSS vị thành niên của các
đơn vị văn hóa, giáo dục địa phương trên cả nước cũng như là các đề tài nghiên cứu
cho luận văn Thạc sĩ và các bài báo cáo khoa học trong các hội nghị, hội thảo. Điều


16

này đã cho thấy sự quan tâm sâu rộng của các nhà nghiên cứu, các nhà giáo dục đối
với vấn đề SKSS cho vị thành niên.
1/11/2014, tại Hà Nội đã diễn ra “Hội nghị toàn quốc lần thứ hai về Nghiên cứu

sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục: Từ bằng chứng tới chính sách” do Bộ Y tế,
Trường Đại học Y tế công cộng và Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc phối hợp tổ chức.
Mục tiêu chính của Hội nghị nhằm Chia sẻ và thảo luận các kết quả nghiên cứu
mới nhất về lĩnh vực SKSS/SKTD tại Việt Nam. Bên cạnh đó, hội nghị đã thảo luận
ứng dụng các kết quả nghiên cứu trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách và
chương trình về SKSS/SKTD tại Việt Nam và thảo luận về định hướng nghiên cứu
khoa học trong lĩnh vực SKSS/SKTD trong giai đoạn tiếp theo.
1.2. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.2.1 Nhận thức, về nội dung SKSS
* Nhận thức
Nhận thức là một trong 3 mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người (nhận thức,
tình cảm và hành động). Nhận thức có quan hệ chặt chẽ với tình cảm và hành động
cũng như với các hiện tượng tâm lý khác của con người.
Hoạt động nhận thức là một hoạt động rất đặc trưng của con nguời nói chung và
của mỗi người nói riêng. Nhận thức – đó là mơt lĩnh vực hết sức phức tạp, khi tìm hiểu về vấn
đề này cần xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Nhận thức là hoạt động của chủ thể nhằm
khám phá thế giới xung quanh, dĩ nhiên kết quả của hoạt động là nhằm tìm ra chân lý hay sự
thật về những thuộc tính và quy luật khách quan của một sự vật cụ thể.
* Khái niệm chung
Hiện nay, trong TLH có các cách hiểu nhận thức như sau:
- Nhận thức là sự phản ánh (xét dưới góc độ phản ánh).
- Nhận thức là hoạt động.
- Nhận thức được xem như một quá trình lĩnh hội.
Hoạt động nhận thức là một hoạt động bao gồm nhiều quá trình khác nhau, thể
hiện những mức độ phản ánh khác nhau và mang lại những sản phẩm khác nhau về
hiện thực khách quan.
Trong luận án Tiến sĩ của Trần Thị Minh Ngọc, tác giả đã xây dựng khái niệm



×