Tải bản đầy đủ (.docx) (164 trang)

(Luận văn thạc sĩ) hoàn thiện kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH ernst young việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 164 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ
HỒN THIỆN KIỂM SỐT CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KIỂM TỐN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CƠNG TY TNHH ERNST & YOUNG
VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh

NGUYỄN THỊ NGỌC HƯƠNG

Hà Nội – Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ

HỒN THIỆN KIỂM SỐT CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KIỂM TỐN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CƠNG TY TNHH ERNST & YOUNG
VIỆT NAM

Ngành: Kinh doanh
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 83.40.101

Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Hương


Người hướng dẫn Khoa học: PGS,TS. Trần Thị Kim Anh

Hà Nội – Năm 2019


3

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan luận văn “Hồn thiện kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán
báo cáo tài chính tại Cơng ty TNHH Ernst & Young Việt Nam” là cơng trình do tơi tự
nghiên cứu và hồn thành dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học.
Các số liệu và kết quả trình bày phản ánh trong bản Luận văn thạc sỹ này là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả luận văn


4

MỤC LỤC


vi

LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô của
Trường Đại học Ngoại Thương, những người đã trang bị kiến thức cho em trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, em xin trân trọng cám ơn người
hướng dẫn khoa học đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt q trình nghiên cứu và
hồn thiện đề tài.
Em cũng xin cám ơn các đồng nghiệp tại Công ty TNHH Ernst & Young Việt
Nam đã hết lòng giúp đỡ em thu thập số liệu để em hoàn thành tốt được luận văn
của mình.
Vì kiến thức bản thân cịn hạn chế, trong q trình hồn thiện luận văn này em
khơng tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ
thầy cơ.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2019

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Ngọc Hương


vii

DANH MỤC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Tiếng Việt

BCTC


Báo cáo tài chính

CLKT

Chất lượng kiểm tốn

CMKiT

Chuẩn mực kiểm tốn

CPAVN

Cộng đồng kiểm toán Việt Nam

DNKT

Doanh nghiệp kiểm toán

KTĐL

Kiểm toán độc lập

KTV

Kiểm toán viên

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn



vii

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

BẢNG
Hình 2.1 Vị trí của Ernst & Young Việt Nam
Hình 2.2 Thị phần của Ernst & Young Việt Nam
Hình 2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Ernst & Young Việt
Nam
Hình 2.4 Tổ chức thực hiện và bố trí nhân sự tại Ernst & Young Việt
Nam
Hình 2.5 Phương pháp kiểm tốn theo mơ hình hoạt động của
doanh nghiệp
Hình 2.6 Lập kế hoạch kiểm tốn và đánh giá rủi ro tại Ernst &
Young Việt Nam
Hình 2.7 Tiến hành các thủ tục kiểm tốn
Hình 2.8 Cách đánh tham chiếu trên giấy tờ làm việc của KTV
Hình 2.9 Kiểm sốt trong giai đoạn thực hiện kiểm tốn
Hình 2.10 Sốt xét thực hiện thủ tục xác nhận tính độc lập trên nền
tảng EY Canvas tại Cơng ty A
Hình 2.11 Sốt xét thực hiện thủ tục tìm hiểu về đơn vị được kiểm
tốn
Hình 2.12 Sốt xét thực hiện thủ tục đánh giá rủi ro tại Cơng ty A
Hình 2.13 Sốt xét thực lập kế hoạch chiến lược và kế hoạch kiểm
tốn tại Cơng ty A

TRANG
36
38

41

Hình 2.14 Sốt xét trong giai đoạn thực hiện kiểm tốn tại Cơng ty
A
Hình 2.15 Sốt xét trong giai đoạn kết thúc kiểm tốn tại Cơng ty A
Hình 2.16 Sốt xét trong giai đoạn kết thúc kiểm tốn tại Cơng ty A
Hình 2.17 Kiểm sốt trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm tốn tại
Cơng ty B
Hình 2.18 Kiểm soát trong giai đoạn thực hiện kiểm toán tại Cơng
ty B
Hình 2.19 Kiếm sốt trong giai đoạn kết thúc kiểm tốn tại Cơng ty
B
Hình 2.20 Top 10 cơng ty kiểm tốn có doanh thu lớn nhất năm
2017 (nguồn cpa.vn)

80

45
46
48
49
51
67
75
77
78
79

81
82

84
85
86
87


ix

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Luận văn về đề tài “Hồn thiện kiểm sốt chất lượng dịch vụ kiểm tốn báo
cáo tài chính tại Cơng ty TNHH Ernst & Young Việt Nam”, nhằm phân tích thực
trạng và đánh giá về hoạt động kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm tốn báo cáo tài
chính tại Cơng ty TNHH Ernst & Young Việt Nam.
Để đạt được mục đích nghiên cứu nói trên, đề tài đã tập trung nghiên cứu
những vấn đề sau:
-

Hệ thống hoá những lý luận chung về chất lượng kiểm tốn báo cáo tài chính, kiểm
sốt chất lượng kiểm tốn báo cáo tài chính.

-

Tìm hiểu thực trạng kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính tại
Cơng ty TNHH Ernst & Young Việt Nam. Từ đó phân tích ưu, nhược điểm, hạn chế,
chỉ rõ những hạn chế trong kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán BCTC tại Ernst
& Young Việt Nam.

-

Đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện kiểm sốt chất lượng dịch vụ kiểm tốn

báo cáo tài chính tại Cơng ty.
Luận văn sẽ có đóng góp nhất định cho việc hồn thiện kiểm soát chất lượng
dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính cho Cơng ty TNHH Ernst & Young Việt Nam
như sau:

-

Đánh giá được thực trạng chất lượng cung ứng dịch vụ tại Cơng ty.
Tìm ra các giải pháp hồn thiện, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong hoạt động
kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính, từ đó hồn thiện kiểm
sốt chất lượng dịch vụ kiểm tốn báo cáo tài chính để đáp ứng được nhu cầu khách
hàng tốt hơn.


9

MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài.
Báo cáo tài chính là một nguồn thơng tin vơ cùng quan trọng cung cấp thơng
tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh
nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu
cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Hiện
nay, với xu thế mở cửa thị trường, phát triển kinh tế mạnh mẽ, thì việc huy động
vốn để đảm bảo mở rộng sản xuất kinh doanh cũng là một nhu cầu tất yếu, việc các
công ty huy động vốn trên thị trường thơng qua kênh chứng khốn cũng phù hợp
với xu thế phát triển này. Do đó, chất lượng thông tin của các công ty niêm yết luôn
được xem là mối quan tâm của nhiều chủ thể trên thị trường, đặc biệt là các nhà đầu
tư. Vì lẽ đó, nhà đầu tư cần được đảm bảo rằng họ được cung cấp thông tin trung
thực và đáng tin cậy về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Để đảm bảo độ tin cậy
của thơng tin tài chính do cơng ty đại chúng công bố, theo khoản 3, điều 16 của

Luật Chứng khốn có quy định báo cáo tài chính hằng năm của các công ty đại
chúng phải được kiểm toán. Thực tiễn cũng đã chứng minh kiểm toán báo cáo tài
chính đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong công tác quản trị công ty cũng như giải
quyết các xung đột về lợi ích giữa Ban Giám đốc, Hội đồng quản trị, các cổ đông…
tại các Công ty Cổ phần. Kết quả kiểm toán trung thực, khách quan sẽ là căn cứ
đánh giá trình độ quản lý của Ban giám đốc, xác định các khoản lương, thưởng cho
đội ngũ quản lý Doanh nghiệp. Kiểm tốn báo cáo tài chính cịn là cơng cụ kiểm
sốt quản lý của các cổ đông nhằm ngăn chặn hành vi gian lận, che giấu, biến báo
số liệu kế tốn. Thơng tin trên báo cáo tài chính đã được kiểm tốn của doanh
nghiệp, đặc biệt đối với công ty niêm yết trên thị trường chứng khốn cịn là cơ sở
để các nhà đầu tư xem xét, cân nhắc và đưa ra những quyết định đầu tư. Như vậy,
có thể thấy tầm quan trọng của các Cơng ty kiểm tốn độc lập hiện nay đặc biệt là
chất lượng của dịch vụ kiểm toán được cũng cấp bởi các Công ty này.
Ra đời trong bối cảnh đất nước đổi mới, thị trường kiểm toán độc lập Việt
Nam đã phát triển song hành cùng với sự phát triển của nền kinh tế, của Thị trường


10

chứng khoán và trở thành điểm tựa niềm tin của thị trường. Từ năm 1991 đến nay,
đánh dấu sự hình thành ban đầu với 2 cơng ty kiểm tốn đầu tiên, sau gần 30 năm,
theo thống kê của Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam thị trường kiểm toán độc
lập ở Việt Nam đã được mở rộng với 185 cơng ty với khoảng 15.000 nhân viên và
hơn

2.000

người




chứng

chỉ

Kiểm

tốn

viên

hành

nghề

( Thị trường kiểm tốn ngày càng mở rộng, có nhiều
bước tiến lớn, nhưng trên con đường song hành cùng sự minh bạch của nền kinh tế,
đòi hỏi phải nâng cao chất lượng hoạt động của khối doanh nghiệp này. Muốn nâng
cao chất lượng, cần tiến hành kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán. Nhận thức
được tầm quan trọng của viêc kiểm sốt chất lượng kiểm tốn, từ năm 1998, Bộ Tài
chính đã tổ chức các cuộc kiểm tra về chất lượng cung cấp dịch vụ báo cáo tài chính
đối với cơng ty kiểm toán, nhưng việc kiểm tra chỉ thực hiện trên một số Công ty và
chủ yếu là thực hiện với các Cơng ty có quy mơ nhỏ trên thị trường do hạn chế
trong bộ máy nhân sự. Tuy nhiên, với bối cảnh cạnh tranh ngày càng cao giữa các
doanh nghiệp kiểm tốn thì một trong các nhân tố giúp các công ty này khẳng định
lợi thế cạnh tranh của mình trên thị trường được thể hiện qua chất lượng của các
thơng tin cung cấp trên báo cáo kiểm tốn. Do vậy, việc nâng cao chất lượng kiểm
toán là một trong những yêu cầu cấp thiết để có thể tồn tại và phát triển lâu dài.
Với những vấn đề nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện kiểm soát
chất lượng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính tại Cơng ty TNHH Ernst & Young

Việt Nam” làm đề tài cho Luận văn Thạc sỹ của mình.
2 Tình hình nghiên cứu.
2.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi
Về quy trình kiểm tốn báo cáo tài chính, nghiên cứu của các tác giả Alvin
A.Rens và James K.Loebbecker được xem như mở ra một luồng lý luận mới và
được xem là lý thuyết kinh điển trong kiểm toán báo cáo tài chính. Tác giả đã nêu ra
quy trình kiểm tốn báo cáo tài chính cơ bản gồm 3 giai đoạn: lập kế hoạch kiểm
toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán.


11

Về chất lượng kiểm toán, tác giả Jonas Tritschler (2013) trong nghiên cứu của
mình đã có nghiên cứu về mối liên hệ giữa các sai sót của báo cáo đã cơng bố với
đặc thù của doanh nghiệp kiểm tốn từ đó nêu ra các phương pháp đo lường chất
lượng kiểm tốn dựa trên các sai sót được phát hiện trên.
Về kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, các tác giả như Cushing (1989),
Chandler (1991) và nghiên cứu của Viện kế tốn cơng chứng Mỹ (1992 và 2002),
các nghiên cứu này đều chỉ ra được các ưu, nhược điểm của kiểm sốt chất lượng
kiểm tốn tại các Cơng ty kiểm tốn với quy mơ khác nhau.
Ngồi ra, trên thế giới các nghiên cứu về chất lượng kiểm toán độc lập cũng
được thực hiện rất nhiều và xuyên suốt trong một thời gian dài với nhiều hướng tiếp
cận khác nhau. Nghiên cứu theo hướng đo lường là một cách tiếp cận trong nghiên
cứu về chất lượng kiểm toán. Theo hướng nghiên cứu đo lường chất lượng đầu ra,
theo DeFond và Zhang (2014), một phần trong số các trường hợp báo cáo tài chính
trình bày lại và Bản án thi hành kế toán kiểm toán (sau đây gọi tắt là AAER Accounting and Auditing Enforcement Realease) xác định là có gian lận quản lý, đó
là bằng chứng cho chất lượng kiểm tốn kém, bởi vì người sử dụng và các nhà điều
hành pháp luật cho rằng phát hiện gian lận là trách nhiệm của các kiểm toán viên.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra hai hạn chế của phương pháp đo lường này.
Thứ nhất, các trường hợp báo cáo tài chính trình bày lại và AAER tương đối hiếm

vì vậy làm giảm ý nghĩa thống kê của kết quả nghiên cứu và thiếu tính thực tế do cỡ
mẫu quá nhỏ. Theo như kết quả kiểm tra 436 AAER đầu tiên (1982 -1993) của
Dechow và cộng sự (1996) cho thấy, trong khoảng 12 năm có 165 trường hợp mơ tả
kiểm tốn viên thiếu chất lượng, như vậy bình quân mỗi năm chỉ có 14 trường hợp.
Hay kết quả điều tra 1.485 AAER trong giai đoạn từ năm 1994 đến năm 2003 của
Francis (2004) kết luận đa số các AAER không hướng về kiểm tốn viên. Hạn chế
thứ 2, khi khơng xảy ra trường hợp báo cáo tài chính trình bày lại hay các AAER,
thì khơng có nghĩa là cuộc kiểm tốn đó có chất lượng cao. Theo DeFond và Zhang
(2014), một cuộc kiểm tốn chất lượng thấp vẫn có thể ngăn chặn được những lỗi
đã bị phát hiện trong các trường hợp báo cáo tài chính trình bày lại hay AAER,
nhưng không ngăn chặn được những sai phạm về các nguyên tắc kế toán (GAAP)


12

về hành vi chi phối thu nhập. Về phương pháp đo lường chất lượng kiểm toán qua
chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính, các nghiên cứu của Magee và Tseng (1990);
Antle và Nalebuff (1991) cho rằng chất lượng báo cáo tài chính (đã được kiểm tốn)
là một thành phần của chất lượng kiểm toán, giả thuyết này dựa trên quan sát thực
tế báo cáo tài chính là sản phẩm chung của nhà quản lý và kiểm tốn viên. Vì vậy,
mối liên hệ giữa chất lượng kiểm toán và chất lượng báo cáo tài chính là chặt chẽ và
trực quan. Khi mà chất lượng kiểm toán được xem là một sự đảm bảo cao hơn tính
trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính, thì đo lường chất lượng báo cáo tài chính
là phương pháp thích hợp để đo lường CLKT. Phương pháp được sử dụng nhiều
nhất là dựa trên mơ hình dồn tích bất thường của Jones (1991). Các nghiên cứu sử
dụng phương pháp này như của Becker và cộng sự (1998), Francis và cộng sự
(1999), Zhou và Elder (2004); Chen và cộng sự (2011), Balsam và cộng sự (2003),
Krishnan (2003), Reichelt và Wang (2010), Chi và cộng sự (2011). Đo lường chất
lượng kiểm tốn thơng qua chất lượng báo cáo tài chính là phương pháp đo lường
được chất lượng đầu ra thực tế của quy trình kiểm tốn. Tuy nhiên, phương pháp

này ít trực tiếp hơn so với phương pháp sử dụng đại diện là báo cáo tài chính trình
bày lại và GC, bởi vì ảnh hưởng của kiểm tốn viên đến chất lượng báo cáo tài
chính là hạn chế hơn.
Theo hướng nghiên cứu đo lường chất lượng đầu vào, phương pháp này sử
dụng các yếu tố đầu vào là quy trình kiểm tốn để đánh giá lại chất lượng kiểm toán
với hai đai diện thường được sử dụng là các đặc điểm riêng biệt của kiểm tốn viên
và giá phí kiểm tốn.
Về đặc điểm riêng biệt của kiểm toán viên, như nghiên cứu của Wang và cộng
sự (2008) tìm kiếm các yếu tố dẫn đến việc khách hàng lựa chọn kiểm toán chất
lượng cao (Big N). Một số nghiên cứu khác sử dụng chúng như là biến độc lập, để
kiểm tra liệu các đặc điểm riêng biệt của kiểm tốn viên có ảnh hưởng đến chất
lượng kiểm tốn cung cấp hay khơng. Như nghiên cứu của Craswell và cộng sự
(1995) kết luận, thương hiệu và tính chun mơn hóa là một trong những yếu tố làm
phí kiểm tốn của nhóm Big N cao hơn mức trung bình; hay Francis (2004) cho
rằng báo cáo tài chính khách hàng của Big N có chất lượng cao hơn; cịn nghiên cứu


13

của Lennox và Pittman (2010b) khi kiểm tra mối quan hệ giữa khách của Big N với
gian lận kế toán đã đưa ra kết luận gian lận kế toán ở khách hàng của Big N là thấp
hơn. Đặc trưng của các thước đo này là các đặc điểm cố định của kiểm tốn viên.
Có nghĩa là kiểm tốn viên khơng thể cải thiện được chất lượng kiểm tốn mà mình
cung cấp bằng cách trở thành Big N, hay là chuyên gia trong ngắn hạn. Ngược lại,
khách hàng kiểm tốn có thể cải thiện chất lượng kiểm toán mà họ nhận được, bằng
cách chọn một Big N hay kiểm toán viên có tính chun mơn hóa để kiểm tốn cho
mình. Về phí kiểm tốn, rất nhiều các nghiên cứu có cùng quan điểm cho rằng, một
mức phí kiểm tốn cao có thể làm tăng nỗ lực áp dụng các kỹ thuật chất lượng của
kiểm toán viên, tăng khả năng sử dụng các kiểm tốn viên có chất lượng cao và như
vậy làm cho CLKT tăng lên (như nghiên cứu của DeAngelo 1981; Simunic, 1984;

Francis, 1984; Palmrose, 1986; Francis và Stokes, 1986; Francis và Simon, 1987;
Chaney và cộng sự, 2004).
Có thể thấy, các nghiên cứu theo hướng đo lường chất lượng kiểm toán rất đa
dạng, chúng cho thấy các nhà nghiên cứu đã nỗ lực tìm kiếm các cách thức để đo
lường chất lượng kiểm toán và đạt được những kết quả nhất định.
2.2 Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Về phương pháp tiếp cận, Nguyễn Thị Mỹ (2012), Đoàn Thanh Nga (2016),
Đinh Thị Thu Hà (2016) đã thực hiện nghiên cứu khái qt trên phương diện kiểm
tốn BCTC.
Ngồi ra, một số nhà khoa học nghiên cứu khái quát trong qua quá trình nghiên cứu
về kiểm tốn BCTC như Vương Đình Huệ và Đoàn Xuân Tiên (1997), Nguyễn Thị
Mỹ (2012), Đoàn Thanh Nga (2016).
Về kiểm soát chất lượng kiểm toán từng cuộc kiểm toán của Nguyễn Thị Mỹ
(2012) cho rằng kiểm soát chất lượng kiểm toán thực sự tốt khi cuộc kiểm toán
được kiểm soát ngay khi cuộc kiểm toán bắt đầu và duy trì trong suốt cuộc kiểm
tốn để đảm bảo ngăn chặn kịp thời các loại rủi ro. Tuy nhiên, các cơng trình này
các nhà nghiên cứu cũng mới chỉ dừng lại việc khái quát nội dung kiểm soát chất


14

lượng dịch vụ kiểm tốn trong q trình nghiên cứu về phương diện kiểm tốn báo
cáo tài chính chưa phản ánh
Ngồi ra, cịn có các nghiên cứu liên quan đến kiểm tốn báo cáo tài chính
cũng đã được đề cập và bàn luận nhiều, ví dụ luận án tiến sỹ của Phạm Tiến Hưng
(2009) đã phân tích đặc thù của BCTC các doanh nghiệp xây lắp ảnh hưởng đến
kiểm toán BCTC các doanh nghiệp đồng thời tác giả cũng hệ thống hóa lý luận liên
quan đến quy trình kiểm tốn, đối tượng kiểm toán, phương pháp kiểm toán, kiểm
soát chất lượng kiểm tốn trong kiểm tốn báo cáo tài chính đối với loại hình doanh
nghiệp này. Hạn chế của nghiên cứu này là kiểm soát chất lượng kiểm toán báo cáo

tài chính khơng phải là đối tượng và mục tiêu nghiên cứu chính, mà chỉ là một phần
hoặc được dùng cho các bình luận khác liên quan, chưa đi sâu tìm hiểu về kiểm sốt
chất lượng dịch vụ kiểm tốn.
2.3 Khoảng trống nghiên cứu
Qua tổng quan về các cơng trình nghiên cứu trong và ngoài nước, học viên
nhận thấy các cơng trình này đã nghiên cứu cả lý luận và thực tiễn về kiểm soát chất
lượng kiểm toán. Tuy nhiên, chưa có cơng trình nào đặt vấn đề nghiên cứu một cách
có hệ thống và đầy đủ các vấn đề về thực trạng hoạt động kiểm soát chất lượng dịch
vụ kiểm tốn báo cáo tài chính do Các cơng ty kiểm tốn độc lập có vốn đầu tư
nước ngồi thực hiện và đưa ra giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác kiểm soát chất
lượng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính do các Cơng ty này thực hiện. Đây là
điểm mà Luận văn của nghiên cứu sinh sẽ làm sáng tỏ, cho thấy đề tài luận văn thật
sự cần thiết, có tính thời sự.
3 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu là hồn thiện kiểm sốt chất lượng dịch vụ kiểm tốn
báo cáo tài chính tại Doanh nghiệp kiểm toán độc lập trên cả hai giác độ lý luận và
thực tiễn. Đó là:
Thứ nhất, hệ thống hóa những lý luận chung về chất lượng kiểm tốn báo cáo
tài chính, kiểm sốt chất lượng kiểm tốn báo cáo tài chính.


15

Thứ hai, tìm hiểu thực trạng kiểm sốt chất lượng dịch vụ kiểm tốn báo cáo
tài chính tại Cơng ty TNHH Ernst & Young Việt Nam. Từ đó phân tích ưu, nhược
điểm, hạn chế, chỉ rõ những hạn chế trong kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán
BCTC tại Ernst & Young Việt Nam.
Thứ ba, nêu ra thực trạng một số Cơng ty điển hình đang được cung cấp dịch
vụ kiểm tốn BCTC tại Cơng ty TNHH Ernst & Young để từ đó đề xuất các giải
pháp nhằm hồn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính

tại Cơng ty Ernst & Young Việt Nam.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính tại Cơng
ty Ernst & Young Việt Nam.
4.2 Phạm vi nghiên cứu của Luận văn
+ Về nội dung: Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung vào kiểm soát chất
lượng dịch vụ kiểm toán BCTC trong hoạt động kiểm tốn độc lập, khơng nghiên
cứu đối với hoạt động kiểm toán Nhà nước và hoạt động kiểm tốn nội bộ. Đi sâu
nghiên cứu cơng tác kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán qua việc kiểm sốt
trong tồn bộ Cơng ty TNHH Ernst & Young và kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm
toán đối với từng cuộc kiểm toán từ giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện
kiểm toán, kết thúc cuộc kiểm toán và kiểm sốt chất lượng sau kiểm tốn do Cơng
ty TNHH Ernst & Young thực hiện cho các khách hàng của cơng ty, trên cơ sở đó
đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện thủ tục này.
+ Về thời gian khảo sát: Đi vào nghiên cứu cơng tác kiểm sốt chất lượng dịch
vụ kiểm tốn báo cáo tài chính trong giai đoạn 2018-2019 do Công ty TNHH Ernst
& Young thực hiện.
5 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu thực trạng tại công ty, tác giả đã thực hiện các
phương pháp:


16

Phỏng vấn các thành viên trong Phịng kiểm sốt chất lượng và đào tạo của
Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam dựa trên các bảng câu hỏi đã được chuẩn
bị và tóm tắt kết quả phỏng vấn để có được thông tin chung và nắm được thực tế
đang diễn ra tại Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam.
Nghiên cứu quy trình và tìm hiểu thực tế áp dụng được ghi chép trong các hồ

sơ kiểm tốn của Cơng ty TNHH Ernst & Young Việt Nam.
Tham gia thực tế vào cuộc kiểm tốn báo cáo tài chính tại Cơng ty TNHH
Ernst & Young Việt Nam.
Tổng hợp các tài liệu hội thảo và tạp chí chuyên ngành để rút ra những tồn tại
trong cơng tác kiểm sốt chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập và các bài học
kinh nghiệm từ các quốc gia khác.
6 Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và danh mục
sơ đồ bảng biểu, danh mục từ viết tắt, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận cơ bản về kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán BCTC.
Chương 2: Thực trạng kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm tốn BCTC tại Cơng
ty TNHH Ernst & Young Việt Nam.
Chương 3: Nhận xét và các giải pháp hồn thiện kiểm sốt chất lượng dịch vụ
kiểm tốn BCTC tại Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam.
Do hạn chế về mặt thời gian và nguồn tài liệu tham khảo nên luận văn khơng
thể tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy, em cũng rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp, đanh giá của các thầy cơ để bài luận văn của em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cám ơn PGS,TS. Trần Thị Kim Anh đã tận tình hướng dẫn,
chỉ bảo vào giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện bài luận này.


17

CHƯƠNG 1:
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KIỂM
TỐN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1 Khái qt về chất lượng dịch vụ kiểm toán BCTC
1.1.1 Khái niệm, ý nghĩa và tầm quan trọng của chất lượng dịch vụ kiểm toán
BCTC
1.1.1.1 Khái niệm và ý nghĩa của chất lượng kiểm toán và chất lượng dịch vụ kiểm

toán BCTC
Chất lượng là một phạm trù phức tạp. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về
chất lượng, theo quan niệm cổ điển, chất lượng sản phẩm là tổng hợp những đặc
tính bên trong của sản phẩm là tổng hợp có thể đo được hoặc so sánh được nó được
phản ánh giá trị sử dụng và tính năng của sản phẩm đó đáp ứng những yêu cầu qui
định trước cho nó trong những điều kiện xác định về kinh tế xã hội. Hiện nay, theo
quan niệm hiện đại, có một số định nghĩa về chất lượng được đưa ra bởi các chuyên
gia về chất lượng như sau:
- Theo Philip Crosby: chất lượng là sự tuân thủ các yêu cầu. Theo quan điểm
này thì các nhà thiết kế phải đưa ra yêu cầu đối với sản phẩm và những người công
nhân sản xuất phải tuân thủ những yêu cầu này. Chức năng của chất lượng ở đây là
chức năng thanh tra, kiểm tra xem những yêu cầu đưa ra đã được tuân thủ một cách
chặt chẽ hay chưa .
- Theo Joseph Juran: chất lượng là phù hợp với mục đích. Định nghĩa này của
Juran đã đề cập tới nhu cầu của khách hàng về sản phẩm mà doanh nghiệp định
cung cấp. Chức năng của chất lượng ở đây không phải chỉ là chức năng thanh tra,
kiểm tra mà còn là một bộ phận của công tác quản lý của tất cả các chức năng trong
tổ chức.
- Theo Deming và Ishikawa: Chất lượng là một q trình chứ khơng phải là
một cái đích. Theo định nghĩa này thì chất lượng là một trạng thái liên quan tới sản


18

phẩm, dịch vụ, con người, quá trình đáp ứng hoặc vượt qua kỳ vọng của khách
hàng, vì vậy nó địi hỏi các tổ chức phải liên tục cải tiến chất lượng.
Như vậy, trong mỗi lĩnh vực khác nhau, với mục đích khác nhau nên có nhiều
quan điểm về chất lượng khác nhau. Tuy nhiên, có một định nghĩa về chất lượng
được thừa nhận ở phạm vi quốc tế, đó là định nghĩa của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa
Quốc tế. Theo điều 3.1.1 của Tiêu chuẩn ISO 9000:2005 thì “chất lượng là mức độ

phù hợp của sản phẩm hoặc dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu đề ra hoặc định trước của
người mua”.
Về bản chất, các định nghĩa trên đều nêu nổi bật cái cuối cùng mà cả người
sản xuất và người tiêu dùng đều muốn đạt tới là sự thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng với
các điều kiện nhất định. Như vậy, dù với loại hình nào đi chăng nữa, các sản phẩm
tạo ra đều phải có sự đảm bảo về chất lượng thì mới tồn tại và phát triển được lâu
dài. Kiểm toán là một hoạt động đặc biệt, một loại hoạt động dịch vụ đảm bảo để
các đối tượng sử dụng an tâm, tin cậy về chất lượng của thơng tin đã được kiểm
tốn xác nhận. Do vậy, sản phẩm kiểm toán phải đạt những tiêu chuẩn chất lượng
nhất định. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220 (VSA 220 - Kiểm soát chất
lượng hoạt động kiểm toán): “Chất lượng hoạt động kiểm toán là mức độ thỏa mãn
của các đối tượng sử dụng kết quả kiểm tốn về tính khách quan và độ tin cậy vào ý
kiến kiểm toán của kiểm toán viên; đồng thời thỏa mãn mong muốn của đơn vị được
kiểm toán về những ý kiến đóng góp của kiểm tốn viên nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh, trong thời gian định trước với giá phí hợp lý.”.
Chất lượng kiểm tốn ở đây được hiểu trên khía cạnh mức độ thỏa mãn của
đối tượng sử dụng các BCTC. Q trình kiểm tốn tương tự như một q trình sản
xuất, nó diễn ra theo trình tự các bước cơng việc nhất định, từ khâu lập kế hoạch
kiểm toán, tiến hành kiểm toán đến lập báo cáo kiểm tốn. Để có được các sản
phẩm kiểm tốn đạt chất lượng thì tất cả các giai đoạn của q trình kiểm tốn đều
phải đạt được những tiêu chuẩn nhất định.
Với bản chất là hoạt động dịch vụ đặc biệt, khái niệm về chất lượng dịch vụ
kiểm tốn cũng chính là sự thỏa mãn khi sử dụng “sản phẩm” là các báo cáo tài


19

chính của các đối tượng sử dụng. Như vậy, chất lượng dịch vụ kiểm tốn khơng
phải là một kết quả ngẫu nhiên, nó là kết quả của sự tác động của hàng loạt yếu tố
có liên quan chặt chẽ với nhau. Chất lượng dịch vụ kiểm toán phải được thường

xuyên nâng cao, thường xuyên kiểm soát. Muốn đạt được chất lượng mong muốn
cần phải quản lý một cách đúng đắn các yếu tố liên quan.
1.1.1.2 Tầm quan trọng của chất lượng dịch vụ kiểm tốn báo cáo tài chính
Kiểm tốn là một loại dịch vụ đặc biệt, dịch vụ làm cho người dùng tin, an tâm
về chất lượng các con số, an tâm về tính trung thực, khách quan, đầy đủ, hợp pháp,
hợp lý, hợp thủ tục của các thông tin kinh tế, tài chính, nhất là các thơng tin tổng
hợp trên báo cáo tài chính.
Như vậy, chất lượng dịch vụ kiểm tốn có ý nghĩa rất quan trọng, trước hết là
đối với người sử dụng kết quả kiểm toán, ý kiến kiểm tốn chính là cơ sở để họ tin
tưởng và sử dụng các thông tin mà họ được cung cấp. Ý kiến kiểm toán là sản phẩm
cuối cùng của một cuộc kiểm tốn báo cáo tài chính. Mọi sự không phù hợp nào
trong việc đưa ra ý kiến của kiểm tốn viên và cơng ty kiểm tốn đều làm ảnh
hưởng đến quyết định của những người sử dụng kết quả kiểm tốn và có thể gây ra
các thiệt hại về kinh tế đối với họ.
Đối với kiểm toán viên và cơng ty kiểm tốn sự khơng phù hợp trong ý kiến
kiểm tốn cũng như khơng làm thoả mãn sự hài lịng của khách hàng về dịch vụ
cũng có nghĩa là cơng ty gặp rủi ro kiểm tốn, mất uy tín và có nguy cơ mất thị
trường khách hàng. Chất lượng kiểm toán phản ánh kết quả làm việc, hiệu quả của
quy trình kiểm tốn cơng ty áp dụng, là yếu tố quan trọng trong cạnh tranh thu hút
khách hàng, xây dựng uy tín của cơng ty với khách hàng.
1.1.2 Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng dịch vụ kiểm toán BCTC
Hiện nay, dịch vụ kiểm toán bao gồm dịch vụ kiểm tốn cơng (do kiểm tốn
nhà nước hoặc kiểm tốn nội bộ ở khu vực cơng đảm nhận và đối tượng thường là
tài sản cơng, là tài chính nhà nước), và dịch vụ kiểm tốn mang tính chất thương
mại (cịn gọi là dịch vụ kiểm tốn khu vực tư, do các đơn vị làm dịch vụ kiểm toán


20

hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và có mục đích lợi nhuận, nhằm cung cấp dịch

vụ kiểm toán cho mọi khách hàng có nhu cầu và được pháp luật cho phép).
Đã là dịch vụ (như sản phẩm, lao vụ khác), thì phải có chất lượng đảm bảo.
Chất lượng đó là do các chủ thể kiểm toán tuân thủ các nguyên tắc kiểm tốn và
chuẩn mực kiểm tốn, có quy trình, phương pháp và đặc biệt là có một đội ngũ kiểm
tốn viên có phẩm hạnh tốt và có năng lực chun mơn cao, có tính chun nghiệp
trong thừa hành nhiệm vụ. Xã hội công dân và xã hội tiêu dùng đề có cái nhìn sắc
nhọn và những tiêu chí đánh giá khắt khe đối với chất lượng dịch vụ kiểm tốn. Bởi
vì, chất lượng dịch vụ kiểm tốn khi được đề cao sẽ giúp cung cấp những thông tin
đáng tin cậy để người dùng tìm ra các quyết định tương ứng. Quyết định đó đơi khi
sẽ là sự thành bại của một quyết sách đầu tư, một sự chọn lọc đối tác, một giải pháp
về tài chính, về thị trường… Người sử dụng dịch vụ kiểm toán tuỳ vào cương vị của
họ, tuỳ hồn cảnh làm việc mà có những nhìn nhận khác nhau về chất lượng dịch vụ
kiểm tốn. Theo định nghĩa về chất lượng kiểm toán theo VSA 220, chất lượng dịch
vụ kiểm tốn có thể xem xét ở ba góc độ, và đây cũng xem như là các tiểu chuẩn cơ
bản để đánh giá chất lượng dịch vụ kiểm tốn: mức độ sử dụng thơng tin thỏa mãn
đối với tính khách quan và độ tin cậy của kết quả kiểm toán; mức độ đơn vị được
kiểm toán thỏa mãn về ý kiến đóng góp nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh; và báo cáo độc lập được phát hành theo đúng thời gian đã đề ra
trong hợp đồng kiểm tốn và chi phí dịch vụ kiểm toán ở mức hợp lý.
1.1.2.1 Mức độ sử dụng thơng tin thỏa mãn đối với tính khách quan và độ tin cậy
vào kết quả kiểm tốn
Tính khách quan, độc lập của kiểm toán viên là điều kiện trước hết để đảm bảo
ý nghĩa và giá trị sử dụng của dịch vụ kiểm toán độc lập. Ý kiến kiểm tốn đưa ra
khơng làm tăng thêm lượng thơng tin cho những người sử dụng kết quả kiểm toán
mà chỉ đảm bảo cho những đối tượng này về tính trung thực hợp lý của các báo cáo
tài chính mà họ được cung cấp. Sự đảm bảo này được chấp nhận và có giá trị bởi:
(i) ý kiến kiểm tốn được đưa ra bởi chun gia kiểm tốn có đủ năng lực, trình độ
chun mơn; (ii) tính độc lập, khách quan của ý kiến kiểm toán. Những người sử
dụng kết quả kiểm tốn chỉ thật sự hài lịng và thoả mãn khi họ tin tưởng rằng ý



21

kiến kiểm toán đưa ra dựa trên các cơ sở đó. Để đánh giá được chỉ tiêu này, người ta
xem xét tính tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp của kiểm tốn viên và của cơng ty
kiểm tốn, điều này thể hiện khá rõ qua tính chuyên nghiệp của kiểm tốn viên
trong q trình thực hiện cơng việc kiểm tốn. Việc đánh giá đó cần bao qt các
khía cạnh sau: đảm bảo tính độc lập, khách quan và chính trực; kiến thức, kỹ năng,
kinh nhiệm của kiểm toán viên; các phương pháp thu thập và đánh giá bằng chứng
kiểm toán; cơng tác giám sát, quản lý cuộc kiểm tốn; các thủ tục soát xét, phát
hành báo cáo kiểm toán; và các khía cạnh khác.
Trong đó, tính độc lập là nhân tố hàng đầu, tác động trực tiếp đến chất lượng
kiểm tốn, bởi vì trong hoạt động kiểm tốn mọi ý kiến nhận xét, đánh giá, kết luận
cũng như kiến nghị của kiểm toán viên đều phải dựa trên những bằng chứng kiểm
toán và quy định của pháp luật. Kết quả kiểm tốn có thể bị sai lệch nếu kiểm tốn
mất tính độc lập trong hoạt động, nhất là kiểm tốn đối tượng cơ quan, doanh
nghiệp nhà nước, cơ quan hành chính, nơi dễ bị ảnh hưởng bởi những quyết định
chính trị. Để đảm bảo được tính độc lập cho hoạt động kiểm tốn thì doanh nghiệp
kiểm tốn phải được độc lập về các vấn đề cơ bản, như: địa vị pháp lý, chi phí hoạt
động và nhân sự.
1.1.2.2 Mức độ đơn vị được kiểm toán thỏa mãn về ý kiến đóng góp nhằm mục đích
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
Mục tiêu chính của kiểm tốn độc lập báo cáo tài chính là đưa ra ý kiến độc
lập về tính trung thực và hợp lý của các báo cáo tài chính. Do vậy ở chỉ tiêu thứ
nhất là thể hiện sự thoả mãn về tính khách quan, độc lập và tin cậy vào ý kiến kiểm
toán của những người sử dụng kết quả kiểm tốn thì ở chỉ tiêu này lại là sự thoả
mãn của đơn vị được kiểm toán về giá trị gia tăng mà kiểm toán viên có thể cung
cấp cho đơn vị. Đối với các nhà quản lý đơn vị được kiểm toán, việc phát hiện và
ngăn ngừa các sai sót trong quản lý tài chính, kế tốn khơng phải lúc nào cũng hồn
hảo và kiểm sốt được tồn bộ. Báo cáo tài chính do đơn vị lập nên vẫn có thể có

những sai sót trọng yếu do những hạn chế trong hệ thống kiểm soát của đơn vị.
Trách nhiệm của các kiểm toán viên là phải đảm bảo rằng báo cáo tài chính đó
khơng có sai sót trọng yếu, và nếu có kiểm tốn cần chỉ ra những sai sót đó để đơn


22

vị sửa chữa, điều chỉnh hoặc là cơ sở cho việc khơng đưa ra ý kiến chấp nhận tồn
phần. Đó chính là cơ sở để các nhà quản lý đơn vị tin tưởng và đặt hy vọng vào
những phát hiện và những kiến nghị, đóng góp của kiểm tốn viên theo đó có thể
sửa đổi và đảm bảo rằng báo cáo tài chính của họ là trung thực và hợp lý. Hơn nữa,
thông qua những phát hiện và kiến nghị của kiểm tốn viên các nhà quản lý đơn vị
có thể hồn thiện hệ thống kiểm sốt của mình và nâng cao hiệu quả quản lý tài
chính kế tốn của đơn vị.
Mức độ thoả mãn của các nhà quản lý đơn vị đối với những đóng góp của
kiểm tốn khơng cụ thể hố được bằng số lượng bởi có thể có hoặc có thể khơng có
các phát hiện và kiến ghị góp ý hồn thiện hệ thống kiểm sốt của đơn vị mà chỉ có
thể đánh giá ở sự hài lòng và đánh giá cao của các nhà quản lý doanh nghiệp về tính
chuyên nghiệp và trách nhiệm của kiểm tốn viên trong q trình kiểm tốn.
1.1.2.3 Báo cáo độc lập được phát hành theo đúng thời gian đã đề ra trong hợp
đồng kiểm tốn và chi phí dịch vụ kiểm toán ở mức hợp lý
Một trong các yêu cầu của thơng tin tài chính là tính kịp thời, các thông tin
không được cung cấp đúng lúc sẽ trở nên khơng có giá trị sử dụng, đồng thời có thể
gây nhiều khó khăn trong việc đưa ra các quyết định quản lý hoặc bỏ lỡ các cơ hội
kinh doanh. Mặc dù kiểm tốn khơng phải là kênh cung cấp thơng tin riêng biệt,
nhưng nó là một khâu thẩm định trong hệ thống cung cấp thơng tin. Các thơng tin
tài chính do đơn vị lập và được các KTV, công ty kiểm tốn kiểm tra và đưa ra ý
kiến về tính trung thực hợp lý của các thông tin này trước khi chuyển cho những
người sử dụng. Do vậy mọi chậm trễ trong q trình kiểm tốn do ngun nhân của
việc tổ chức, giám sát quản lý cuộc kiểm toán thiếu hiệu quả hoặc bất cứ lý do gì

khác từ phía cơng ty kiểm tốn dẫn đến sự chậm trễ khơng theo đúng kế hoạch đặt
ra trong hợp đồng kiểm toán hay Thư hẹn kiểm toán đều làm ảnh hưởng đến uy tín
và giá trị của dịch vụ của cơng ty kiểm tốn.
Về giá phí kiểm tốn, tuy khơng thể hồn tồn đánh giá được chất lượng của
một cuộc kiểm tốn nhưng nó cũng đánh giá mức độ thoả mãn nhu cầu của những
người sử dụng kết quả của dịch vụ kiểm tốn về sự đảm bảo cho tính trung thực,


23

hợp lý của các đối tượng kiểm toán mà họ được cung cấp cũng như số lượng những
ý kiến tư vấn nhằm hoàn thiện hệ thống quản lý nội bộ của đơn vị được kiểm toán.
Trong nền kinh tế thị trường đặc biệt là hoạt động KTĐL, việc quan tâm đến lợi ích
của đơn vị được kiểm tốn hết sức quan trọng, đó chính là yếu tố kinh tế xã hội của
dịch vụ. Phí dịch vụ kiểm tốn xác định trên cơ sở thời gian cần thiết để các kiểm
toán viên thực hiện cơng việc kiểm tốn và đơn giá giờ công làm việc của KTV.
Ngoại trừ những ảnh hưởng của yếu tố đơn giá giờ công làm việc của kiểm toán
viên và sự hợp tác của đơn vị được kiểm tốn với các KTV trong q trình kiểm
tốn thì việc xác định và giảm thiểu thời gian kiểm toán mà vẫn đảm bảo thu thập
được đầy đủ các bằng chứng kiểm tốn thích hợp sẽ là điều kiện để giảm thiểu giá
dịch vụ cho khách hàng. Đó chính là sự thể hiện và là một trong các chỉ tiêu đánh
giá chất lượng kiểm tốn.
Ngồi 3 tiểu chuẩn cơ bản đánh giá trên, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực kiểm
toán cũng đã thực hiện nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề này. Theo một số
cơng trình nghiên cứu, CLKT được định nghĩa là mức độ cơng ty kiểm tốn tuân
thủ theo các CMKiT trong suốt quá trình thực hiện kiểm toán. Tiêu biểu cho quan
điểm này là Krishnan và Schauer (2001), McConnell và Banks (1998), Aldhizer và
các cộng sự (1995). Một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng CLKT được xem xét
trên các khía cạnh: (1) khả năng mà KTV sẽ (a) phát hiện ra khiếm khuyết của hệ
thống kế toán của khách hàng và (b) báo cáo các khiếm khuyết này (DeAngelo,

1981; Watts và Zimmerman, 1983); (2) khả năng KTV khơng phát hành báo cáo
chấp nhận tồn phần cho các BCTC có chứa đựng những sai sót trọng yếu (Lee và
các cộng sự, 1998); (3) sự trung thực của thơng tin tài chính được trình bày trên
BCTC sau khi kiểm toán (Beatty, 1989; Krinsky và Rotenberg, 1989; Davidson và
Neu, 1993); và (4) khả năng KTV có thể làm giảm các sai sót và nâng cao độ trung
thực của dữ liệu kế toán (Wallace, 1987). Đối tượng sử dụng sản phẩm kiểm toán
khá rộng. Khởi nguồn cơ bản và sâu xa của sự ra đời nghề nghiệp kiểm toán là sự
xung đột quyền lợi giữa người cung cấp và người sử dụng thơng tin tài chính. Trong
giai đoạn phơi thai, kiểm tốn ra đời nhằm bảo vệ quyền lợi của người chủ sở hữu
và phát hiện gian lận và sai sót của người quản lý, đối tượng sử dụng kết quả kiểm


24

tốn chính là chủ sở hữu. Trong giai đoạn phát triển và giai đoạn hiện đại, người sử
dụng kết quả kiểm tốn khơng chỉ là nhà đầu tư, mà cịn là nhà quản lý, các bên thứ
ba có liên quan. Dù đối tượng kiểm tốn khá rộng, tuy nhiên có thể chia thành hai
nhóm chính: (i) nhóm người quản lý và (ii) nhóm cổ đơng và bên thứ ba. Đối với
các công ty không phải là công ty đại chúng, nhóm người sử dụng chủ yếu kết quả
kiểm tốn là các cổ đông và người quản lý. Đối với các cơng ty cổ phần, đặc biệt là
đại chúng, nhóm người sử dụng chủ yếu là ngồi cổ đơng, người quản lý cịn có bên
thứ ba có liên quan trong xã hội. Do BCTC của các công ty đại chúng (đặc biệt là
cơng ty niêm yết) có ảnh hưởng đến nhóm người rộng rãi trong xã hội nên phần lớn
các quốc gia trên thế giới đều yêu cầu các công ty đại chúng đều cần kiểm tốn,
trong khi các cơng ty cịn lại có thể là tự nguyện. Nói cách khác, nhóm đối tượng
quan trọng mà kiểm tốn hướng đến chính là xã hội, cơng chúng. Chính vì vậy, khi
nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến CLKT, các nhà nghiên cứu phân tích và xem
xét chủ yếu dưới góc nhìn của cơng chúng, xã hội. Dưới đây là những tóm lược các
cơng trình nghiên cứu khác nhau về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động
kiểm toán độc lập.

+ Quy mơ kiểm tốn: Quy mơ cơng ty kiểm toán là một trong những chỉ tiêu
thường được sử dụng như là chỉ tiêu tiêu biểu nhất cho CLKT. Vào cuối thập niên
1970, có rất nhiều người chỉ trích quan điểm cho rằng các cơng ty kiểm tốn lớn thì
ln có chất lượng tốt hơn cơng ty kiểm tốn nhỏ. Họ cho rằng CLKT của các công
ty nhỏ và công ty lớn đều như nhau. Để giải quyết vấn đề này, DeAngelo (1981) đã
tiến hành các phân tích về sự ảnh hưởng của quy mơ kiểm tốn đến CLKT và kết
luận rằng các cơng ty kiểm tốn quy mơ lớn thường có chất lượng được đánh giá
(bởi thị trường) cao hơn các cơng ty kiểm tốn quy mơ nhỏ. Theo DeAngelo, để tồn
tại và phát triển, cơng ty kiểm tốn phải nâng cao CLKT. Tuy nhiên, khi phát triển,
cân nhắc đến “biên độ tăng thêm” (quasi-rents, đó là áp lực kinh tế khiến cho cơng
ty kiểm tốn cân nhắc đến việc cân bằng CLKT). Cụ thể, cơng ty kiểm tốn phải
xem xét đến việc: (i) có được một đơn vị “biên độ tăng thêm” từ một khách hàng cụ
thể (do cơng ty kiểm tốn cố tình giảm CLKT để duy trì khách hàng); và (ii) dịng
các đơn vị “biên độ tăng thêm” từ nhiều khách hàng khác có thể bị mất khi những


25

hành vi cố tình làm giảm CLKT của cơng ty kiểm tốn bị cơng chúng phát hiện. Nói
cách khác, cơng ty kiểm tốn nào có càng nhiều khách hàng (số lượng khách hàng
là một trong những chỉ tiêu đánh giá quy mơ của cơng ty kiểm tốn) thì càng có khả
năng bị mất càng nhiều “biên độ tăng thêm” trong trường hợp những sai phạm của
KTV bị phát hiện. Như vậy, quy mô (số lượng khách hàng) của công ty kiểm tốn
càng lớn thì họ càng bị áp lực kinh tế buộc phải duy trì và nâng cao CLKT. Ngồi
ra, Dye (1993) đã phân tích sự tác động lẫn nhau giữa CMKiT, các quy định liên
quan trách nhiệm pháp lý và nguồn lực tài chính của cơng ty kiểm tốn đối với phản
ứng và thái độ của công ty kiểm toán trước sự thay đổi của CMKiT và quy định liên
quan trách nhiệm pháp lý. CLKT có mối quan hệ với nguồn tài chính của cơng ty
kiểm tốn. Quy mơ cơng ty kiểm tốn càng lớn với nhiều nguồn lực (deep-pocket)
thì có thể thanh tốn được tiền phạt trong trường hợp có kiện tụng, điều này cũng

làm tăng điều kiện duy trì chất lượng dịch vụ ở mức cao và do vậy cũng sẽ làm
giảm tối thiểu khả năng xảy ra các việc kiện tụng. Một số nhà nghiên cứu khác cũng
đồng ý với quan điểm này như Lennox (1999), Shu (2000). Xét trên hai khía cạnh
liên quan đến uy tín và trách nhiệm pháp lý của cơng ty kiểm tốn có thể thấy rằng
cơng ty kiểm tốn quy mơ càng lớn thì có khuynh hướng cung cấp chất lượng dịch
vụ càng cao hơn. Quan điểm này được Burton (1986), Wilson và Grimlund (1990),
Davis và Simon (1992) chứng minh bằng thực nghiệm rằng giá phí kiểm tốn của
các cơng ty kiểm tốn có những sai phạm thường có mức thấp hơn các công ty
khác. Những điều này cho thấy sự mất đi của “biên độ tăng thêm” là rất lớn khi mà
cơng ty kiểm tốn hạ thấp CLKT của dịch vụ cung cấp. Và nếu số lượng khách
hàng (một biến số để đánh giá quy mô của công ty kiểm tốn) của cơng ty kiểm
tốn khá lớn thì sự gia tăng mất mát càng nhiều và điều này sẽ khiến cơng ty kiểm
tốn phải duy trì CLKT ở mức cao hơn.
+ Mức độ chuyên sâu của từng lĩnh vực kiểm toán (chuyên nghành): Mức
độ chuyên ngành là một chỉ số của chất lượng kiểm tốn, bởi vì các kiểm tốn viên
am hiểu sâu lĩnh vực chuyên ngành sẽ có khả năng đánh giá được tính hợp lý trong
ước tính kế tốn và việc trình bày, cơng bố thơng tin tài chính và do vậy, sẽ làm tăng
áp lực lên khách hàng phải tuần thủ nguyên tắc kế toán (Kwon, 1996). Ngoài ra,


×