Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Tại sao mãi không thăng chức? pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.41 KB, 6 trang )

Tại sao mãi không thăng chức?
Bạn có năng lực, được đào tạo đúng hướng và tràn đầy quyết tâm trong công
việc hiện tại. Thế nhưng vị trí của bạn trong doanh nghiệp vẫn không được
cải thiện. Có thể là vì bạn phạm một trong những sai lầm sau:
Đối xử với cấp dưới thiên vị
Không một nhân viên nào mong muốn sếp của mình có những biểu hiện thiếu
công bằng. Bạn hãy thể hiện thái độ đúng mức trên cơ sở hiệu quả công việc của
nhân viên. Tất nhiên, sếp thì cũng là người, cũng có những cảm xúc và biểu hiện
tâm lý tự nhiên nhưng cần phải kiềm chế những cảm xúc như vậy ở nơi công sở.
Thái độ thiếu chuyên nghiệp này của sếp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng
làm việc của nhân viên.
Không chú ý nghe ý kiến nhân viên
Nếu như người lãnh đạo không nghe những ý kiến của cấp dưới sẽ khiến các nhân
viên mất đi hứng thú phấn đấu, thậm chí là sự thất vọng. Dần dần, các nhân viên
không còn chủ động tích cực trong công việc của mình nữa. Vì thế hãy lắng nghe
một cách tin tưởng những điều mà cấp dưới phải chuẩn bị kỹ càng lắm mới dám
trình bày với bạn. Nếu có ý kiến gì có thể góp ý ngay hay đưa ra nhận xét luôn thì
đó là cách lắng nghe hiệu quả nhất.
Chỉ thích thành tích
Khi sếp chỉ khoái nghe những thông tin tích cực mà dễ dàng nổi giận trước những
báo cáo không như ý thì hậu quả khó lường. Các nhân viên sẽ làm việc với sự đối
phó, giấu nhẹm những sai sót và báo cáo nâng thành tích lên khiến sếp không thể
nắm chính xác tình hình công việc. Khi xảy ra sai sót cũng không có thời gian kịp
xử lý nên thường xảy ra tình trạng đã sai thì càng sai thêm. Đừng biến thành tích
thành áp lực khiến công sở thành nơi diễn ra những trận chiến sống còn. Đưa ra
yêu cầu cụ thể vừa sức với từng vị trí để mỗi nhân viên ý thức rằng, chỉ cần cố
gắng hết sức mọi việc sẽ tiến triển thuận lợi.
Khoái mỉa mai
Không mắng mỏ nặng lời nhưng lời nói luôn có xu hướng châm chích, cười nhạo.
Khi sếp dành khiếu hài hước trong việc châm biếm nhân viên như thế sẽ làm mất
sự tôn trọng của nhân viên. Chưa biết chừng nhân viên sẽ đồng lòng lấy sếp làm


đề tài chính trong các cuộc châm biếm tập thể của họ. Hãy nói ngắn gọn và rõ ràng
những điều bạn muốn. Tuyệt đối tránh việc công kích nhân viên công khai vì dù
có khiến họ làm theo ý bạn, đó cũng chỉ là hình thức làm việc chống đối.
Nhạy cảm quá mức
Với những người luôn để ý đến từng hành động của mình nhân viên sẽ mất đi sự
tự tin cần thiết. Cảm giác luôn có người theo dõi để tìm ra lỗi sai khiến nhân viên
căng thẳng, cản trở họ chủ động áp dụng những cải tiến vào công việc. Nhân viên
có những lúc chung vui với sếp nếu trót lỡ lời thì cũng không nên để bụng. Đặc
biệt tránh lỗi suy diễn tiêu cực vì điều đó ảnh hưởng trước hết đến chính năng suất
làm việc của sếp.
Luôn do dự không sớm đưa ra quyết định
Việc cân nhắc quá nhiều khiến những người nhân viên ức chế khi trình bày trước
sếp những dự án của mình. Việc luôn lặp lại câu trả lời “cần thời gian suy nghĩ”
trong thời đại hiện nay cho thấy năng lực và tầm nhìn có hạn của sếp. Nó còn
khiến cho nhân viên của bạn nguội lạnh nhiệt huyết nữa. Hãy dành thời gian xứng
đáng cho những dự án có tính đột phá để không làm lỡ mất cơ hội những sáng
kiến giá trị.
Giáo điều chủ nghĩa
Đây là kiểu sếp gây phản cảm nhất với nhân viên trong thời đại hiện nay khi luôn
khăng khăng với những nhận thức sách vở đã lạc hậu. Những người này còn tận
dụng thời gian công sở để giảng dạy luân lý cho nhân viên. Điều này vừa mất thời
gian vừa khiến cho không khí công sở u ám, trì trệ. Khắc phục tình trạng này phải
bắt đầu từ phía chính lãnh đạo. Học tập không ngừng để nắm bắt chính xác tình
hình thực tế là giải pháp hiệu quả và bền vững.
Võ đoán làm bừa
Trái với kiểu sếp trên, sếp kiểu này lại luôn giao phó mọi việc cho nhân viên cấp
dưới. Đã quyết là không thay đổi, cứ thế thi hành nhưng nếu kết quả không như ý
lại đổ lỗi cho cấp dưới. Sự quyết định vội vàng không để ý đến hậu quả của họ
khiến nhân viên mất đi sự tin tưởng, thậm chí là sự chống đối ngầm. Đừng đưa ra
quyết định nào mà không có căn cứ nếu không muốn gánh chịu những hậu quả ở

chính công việc đó hay về lâu dài.
S
au rất nhiều cống hiến cho công ty mà vị trí của bạn vẫn không được cải
thiện, hãy thử tự xem xét, rất có thể bạn chưa thể hiện được năng lực thực sự
trong quản lý thời gian, trong điều phối công việc hoặc ứng xử chưa thật
giống một lãnh đạo.
Không biết quản lý thời gian
Sếp mà giờ giấc không chuẩn sẽ khiến cho nhân viên bị động với chính thời gian
của chính mình. Làm việc với những vị sếp kiểu này sẽ thường xuyên phải làm
thêm giờ, thay đổi lịch trình thậm chí phải bỏ dở hay cắt giảm dự án . Sự thiếu kế
hoạch và hiệu quả sẽ khiến tổ chức rối loạn, thậm chí gây phẫn nộ trong nhân viên.
Hãy lên lịch hành động cụ thể cho từng công việc. Đừng quên tuyển cho mình một
thư ký đáng tin cậy.
Không thạo điều động, phân công nhân viên
Một số lãnh đạo không tự tin vào quyền hạn của mình, ngần ngại trong cả công tác
nhân sự. Năng lực điều hành là một trong những yếu tố quan trọng cần cả lý thuyết
chuẩn bị lẫn kinh nghiệm thực tế. Tiếng nói lãnh đạo cũng bị lép vế so với những
người cùng cấp khiến cho nhân viên cũng khó tin tưởng về tương lai công việc của
mình. Hãy nắm rõ những nhân viên trong tổ chức của bạn đồng thời có mối quan
hệ thân tình với những người lãnh đạo cùng cấp. Việc trao đổi kinh nghiệm sẽ hỗ
trợ người lãnh đạo giao việc đúng người, đúng lúc.
Chẳng thấy tăm hơi
Khi lãnh đạo rất ít khi có mặt ở công sở thì lâu dần nhân viên sẽ quên mất là mình
có một người lãnh đạo. Không có người lãnh đạo bên cạnh, phần lớn các nhân
viên đều thiếu tập trung vào nhiệm vụ của mình, làm việc riêng hay hoàn thành lấy
lệ. Những nhân viên có trách nhiệm thì cảm thấy lạc lõng. Lâu dần tổ chức của
bạn sẽ lỏng lẻo và việc củng cố lại còn mất thời gian hơn nhiều những lúc lãnh đạo
rời khỏi công ty. Hãy chú tâm vào công việc của bạn nếu còn muốn có cơ hội
thăng tiến.
Thiếu tín nhiệm

Tín nhiệm cần có từ hai phía, nhân viên muốn có cấp trên có uy tín đồng thời hi
vọng sẽ được cấp trên tin tưởng. Khi lãnh đạo có sự nghi ngờ về năng lực nhân
viên đã khiến cho nhân viên thất vọng thì việc lãnh đạo không chứng tỏ được năng
lực chuyên môn của mình sẽ làm nhân viên thất vọng hơn nữa. Đừng bao giờ dựa
dẫm hoàn toàn vào những chuyên gia xuất sắc nhất của bạn mà hãy từng ngày
củng cố kiến thức chuyên môn. Không ngại hỏi trước những điều bản thân không
nắm rõ có liên quan đến việc phân công nhiệm vụ sẽ khiến uy tín của lãnh đạo
được củng cố.
Không thu hút được hiền tài
Lãnh đạo không có uy tín thu hút nhân tài trong ngành sẽ khiến cho tổ chức của
bạn không thể phát triển sâu hơn nữa để tạo uy tín chuyên ngành. Đây cũng là hệ
lụy từ việc chưa thiết lập được một mạng lưới quan hệ rộng cũng như phát triển
chuyên môn của cá nhân người lãnh đạo. Hãy tận dụng tất cả các mối quan hệ bạn
có, luôn cư xử khiêm tốn, cầu tiến.Trau dồi chuyên môn mới có khả năng đánh giá
khách quan năng lực của người khác đồng thời cũng khiến những người có tài tôn
trọng và dễ bị thu hút hơn.
Thiếu nghệ thuật lãnh đạo
Phong cách lãnh đạo là bộ mặt. Nhiều nhân viên cảm thấy công việc nhàm chán vì
sếp của mình không có phong thái của một người lãnh đạo họ mong đợi. Trình bày
vấn đề rối rắm, ăn mặc luộm thuộm, thiếu kiềm chế cảm xúc... tất cả những biểu
hiện đó sẽ khiến cho hình ảnh người lãnh đạo kém hấp dẫn. Khi nhân viên mất
hứng thú làm việc vì phong cách của sếp, lẽ dĩ nhiên sếp phải tự rút kinh nghiệm
và cải thiện bản thân.
Độc tài
Nhiều lãnh đạo quan niệm đơn giản là càng “thét ra lửa” càng thể hiện uy lực lãnh
đạo. Bạn có thể là người có tài và xứng đáng đứng ở vị trí lãnh đạo cao hơn nữa
với tài năng này. Tuy nhiên, theo những quan niệm mới, khả năng của nhà lãnh
đạo được đánh giá tập trung trên năng lực thu hút hợp tác, thúc đẩy sáng tạo chứ
không phải trên phương diện lãnh đạo thể hiện bản thân như thế nào. Quan trọng
nhất là tạo dựng được một môi trường làm việc thân thiện, khi các nhân viên yêu

thích và tự ý thức được trách nhiệm của mình.
Ăn nói thô lỗ, cục mịch

×