Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tài liệu Tiểu luận "Đối chiếu động từ "ăn" trong tiếng Việt và tiếng Anh" doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.47 KB, 20 trang )

TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI:
ĐỐI CHIẾU ĐỘNG TỪ “ĂN “ TRONG TIẾNG VIỆT
VÀ TIẾNG ANH
1
Muc Lục
A. Phần mở đầu......................................................................................................3
1.Lí do chọn đề tài..................................................................................................3
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................3
3. Mục đích nghiên cứu..........................................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................4
B. Phần nội dung....................................................................................................5
I. Một vài vẫn đề lí thuyết......................................................................................5
1. Khái quát chung về mối quan hệ giữa hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh
trong phạm vi đề tài................................................................................................5
2. Một số khái niệm liên quan................................................................................5
2.1. Ngôn ngữ học đối chiếu là gì?........................................................................5
2.2. Động từ............................................................................................................6
3. Các nguyên tắc khi đối chiếu.............................................................................7
II. Khảo sát động từ “ăn” trong tiếng Việt và tiếng Anh.......................................8
1. Động từ “ăn” trong tiếng Việt............................................................................8
1.1. Trên bình diện cấu trúc...................................................................................9
1.2. Trên bình diện ngữ nghĩa..............................................................................10
1.3. Các thành ngữ, tục ngữ có động từ “ăn”.......................................................12
2. Động từ “ăn” trong tiếng Anh..........................................................................13
2.1. Trên bình diện cấu trúc.................................................................................14
2.2. Trên bình diện ngữ nghĩa..............................................................................14
2.3. Những thành ngữ tiếng anh có động từ “eat”, “have” với nghĩa là “ăn”......16
III. Những nhận xét ban đầu khi đối chiếu...........................................................17
1. Giống nhau.......................................................................................................17
1.1. Về cấu trúc:...................................................................................................17


1.2. Về mặt ngữ nghĩa..........................................................................................17
2. Khác nhau.........................................................................................................17
2.1. Về mặt cấu trúc.............................................................................................17
2.2. Về mặt ngữ nghĩa..........................................................................................18
C. Phần kết luận:..................................................................................................19
2
A. Phần mở đầu
1.Lí do chọn đề tài
Cùng với danh từ, động từ là hai thực từ cơ bản nhất trong hệ thống từ loại
tiếng Việt cũng như tiếng Anh. Đồng thời, động từ được coi là vị từ hoàn chỉnh
về nội dung và cấu trúc để tạo nên câu trọn vẹn, đầy đủ hai thành phần chủ ngữ
và vị ngữ.
Trong hệ thống từ vựng tiếng Việt và tiếng Anh, động từ chiếm số lượng
lớn, được sử dụng với tần số rất cao trong đời sống sinh hoạt hàng ngày bởi nó
gắn liền với các hoạt động, trạng thái, cảm xúc của con người. Ăn được coi là
một động từ tiêu biểu như vậy, vì nó được xếp vào nhóm từ chỉ hoạt động của
con người. Đây được coi là hoạt động chủ đạo của con người, có ý nghĩa quan
trọng và quyết định sự tồn tại của con người.
Việc đối chiếu động từ “ăn” trong tiếng Việt và tiếng Anh trước hết nhằm
hiểu rõ hơn khả năng kết hợp, nguyên tắc hoạt động của nó throng mỗi ngôn
ngữ, qua đó rút ra một số nhận xét về sự giống và khác nhau giữa hai ngôn ngữ.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Như trên đã nói, đối tượng nghiên cứu ở đây là động từ “ăn” trong tiếng
Việt và tiếng Anh. Tuy nhiên, từ “ăn” có 11 nghĩa ( theo từ điển Tiếng Việt) nên
không thể khảo sát hết từng nghĩa một. Trong tiểu luận này tôi chỉ khảo sát từ
“ăn” với nét nghĩa: chỉ hoạt động cho thức ăn vào miệng và nuốt để nuôi dưỡng
cơ thể. Với nét nghĩa này, ở tiếng Anh có 4 nét nghĩa tương ứng là: eat, have,
take, feed. Ta sẽ tìm hiểu từ trên hai phương diện cấu trúc và ngữ nghĩa.
3
3. Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu cơ chế hoạt động của từ “ăn” trong tiếng Việt và tiếng Anh,
đồng thời so sánh và đối chiếu sự tương đồng và khác biệt về cấu trúc, ngữ nghĩa
ở từng ngôn ngữ throng việc sử dụng từ này.
4. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên lí thuyết về ngôn ngữ học tương phản (contrastive linguistcs)
hoặc là ngôn ngữ học so sánh đối chiếu so sánh.
Tiểu luận này sử dụng phương pháp như: miêu tả, đối chiếu, so sánh,
thống kê, phân loại…trong đó phương pháp đối chiếu là trọng tâm nhất.
- Xác lập cơ sở đối chiếu:
+ Đối tượng đối chiếu: động từ “ăn” trong tiếng Việt và tiếng Anh
- Xác định phạm vi đối tượng
+ Ở cấp độ từ
+ Bình diện đối chiếu: cấu trúc và ngữ nghĩa của từ
+ Phương thức đối chiếu: là phương thức đối chiếu một chiều. Tiến hành đối
chiếu trên cả văn bản tiếng Anh lẫn tiếng Việt để tiện cho việc quan sát, so sánh.
4
B. Phần nội dung
I. Một vài vẫn đề lí thuyết
1. Khái quát chung về mối quan hệ giữa hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh
trong phạm vi đề tài
Tiếng Việt và tiếng Anh thuộc các loại hình ngôn ngữ khác nhau và không
hề có quan hệ họ hàng với nhau. Mặt khác, khoảng cách giữa hai quốc gia là rất
xa nhau nên có những đặc điểm lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán, lối sống…
rất khác nhau. Do đó, việc đối chiếu về mặt ngôn ngữ nói chung, đối chiếu động
từ “ăn” nói riêng sẽ cho thấy những đặc điểm khác nhau khá rõ giữa hai ngôn
ngữ này.
2. Một số khái niệm liên quan
2.1. Ngôn ngữ học đối chiếu là gì?
Thuật ngữ so sánh ( compare) và đối chiếu (contracstive)
• Định nghĩa của từ điển Hoàng Phê

- So sánh là xem xét để tìm ra những điểm giống, tương tự, hoặc khác
biệt nhau về mặt số lượng, kích thước, phẩm chất.
- Đối chiếu là so sánh hai sự vật có liên quan chạt chẽ với nhau.
• Định nghĩa của đại từ điển (Nguyễn Như Ý chủ biên)
- So sánh là xem xét cái này với cái kia để thấy sự giống nhau và khác
nhau hoặc là sự hơn kém nhau (như là so sánh bản dịch với bản nguyên,
bản gốc)
- Đối chiếu là so sánh giữa các cá thể với nhau, trong đó có một cái làm
chuẩn để tìm ra những chố giống, khác nhau giữa chúng.
5
• Định nghĩa của từ điển Oxford
- Compare: to examine people or things to see how they are similar and
how they diffirent ( xem xét người hoặc vật để thấy sự giống và khác
nhau của chúng như thế nào)
- Contracstive: a diffience between two or more people or things that
you can see clearly when they are compare or put close together, the
fast of comparing two or more things in order to show the diffirences
between them ( Sự khác nhau giữa hai hoặc hơn hai người hoặc vật mà
chúng ta có thể nhìn thấy rõ ràng khi chúng được đem ra so sánh hoặc
đặt chúng cạnh nhau. Bản chất của sự so sánh hai hay hơn hai vật thể
cho thấy sự khác nhau).
Thuật ngữ đối chiếu thường dùng để chỉ phương pháp hay phân ngành
nghiên cứu, lấy đối tượng chủ yếu là hai hay nhiều ngôn ngữ. Mục đích của
nghiên cứu là làm sáng tỏ những nét giống nhau và khác nhau hoặc chỉ làm sáng
tỏ những nét khác nhau mà thôi. Nguyên tắc chủ yếu là nguyên tắc đồng đại.
2.2. Động từ
• Định nghĩa của đại từ điển ( Nguyễn Như Ý chủ biên)
Động từ là từ loại thực từ biểu thị hành động, trạng thái như một quá trình,
chủ yếu làm chức năng vị ngữ trong câu. Trong ngôn ngữ biến hình, động
từ có các phạm trù ngữ pháp để chỉ ra các quan hệ của phát ngôn với thời

điểm nói năng, với thực tế: nêu rõ những người tham gia vào một hành vi
ngôn ngữ…các phạm trù ngữ pháp đó là: thời, thể, thức, dạng, ngôi, số,
giống. Động từ throng ngôn ngữ biến hình thường có hệ hình thái và mô
hình cấu tạo từ riêng.
• Theo Nguyễn Lân – Ngữ pháp lớp 7, Bộ giáo dục sản xuất, H – 1956
6
“Động từ là thứ từ dùng để biểu diễn một động tác hoặc một hành vi, một
ý nghĩa hoặc một cảm xúc, một trạng thái hoặc sự phát triển, sự biến hóa
của một trạng thái”.
• Theo Đinh Văn Đức – Ngữ pháp tiếng Việt, NXB ĐH và THCN, 1986,
tr106
“Cùng với danh từ, động từ là một trong hai từ loại cơ bản. Động từ thì
gắn với các từ thuộc phạm trù vận động”.
3. Các nguyên tắc khi đối chiếu
Gồm 13 nguyên tắc cơ bản sau
- Nguyên tắc thứ 1: Hiện tượng đem ra đối chiếu được miêu tả kĩ trong
ngôn ngữ mà chúng ta đưa ra đối chiếu.
- Nguyên tắc thứ 2 : Phân tích hiện tượng chúng ta đưa ra đối chiếu mới
được miêu tả kĩ trong một ngôn ngữ rồi tiến hành đối chiếu.
- Nguyên tắc thứ 3 : Hiện tượng đưa ra đối chiếu trong cả hai ngôn ngữ
đều chưa được miêu tả.
- Nguyên tắc thứ 4 : Tính hệ thống của hiện tượng đối chiếu: không
được phép đối chiếu tùy tiện, ngẫu nhiên mà phải xem xét trong hệ
thống chứa nó.
- Nguyên tắc thứ 5 : Tính chặt chẽ và triệt để trong việc sử dụng ngôn
ngữ
- Nguyên tắc thứ 6 : Độ sâu sắc và đầy đủ của nghiên cứu đối chiếu.
- Nguyên tắc thú 7 : Tính đến mức độ thân thuộc và sự gần gũi của các
loại ngôn ngữ.
- Nguyên tắc thứ 8 : Chuyển di tích cực và chuyển di tiêu cực về kiến

thức ngôn ngữ học trong thao tác đối chiếu.
7
- Nguyên tắc thú 9 : Đơn giản trong việc nghiên cứu đối chiếu.
- Nguyên tắc thứ 10 : Khi khu biệt các nguyên tắc chức năng trong đối
chiếu, phải chú ý đến phần tài liệu tham khảo.
- Nguyên tắc thứ 11: KHông giới hạn về khu vực địa lí trong đối chiếu.
- Nguyên tắc thứ 12: Có cái nhìn đồng đại, tức là nhìn nhận ngôn ngữ
như nó vốn có.
- Nguyên tắc thứ 13: Rút gọn và giảm bớt trong nghiên cứu đối chiếu.
II. Khảo sát động từ “ăn” trong tiếng Việt và tiếng Anh
1. Động từ “ăn” trong tiếng Việt
“Ăn” là động từ thuộc nhóm thuộc hoạt động của con người, được sử dụng
rộng rãi trong giao tiếp hàng ngày cũng như trong văn học nghệ thuật.
Trong cuốn Đaị từ điển tiếng Việt. Từ “ăn” có tất cả 11 nghĩa:
1. Đưa thức ăn vào miệng và nuốt để nuôi dưỡng cơ thể.
VD: ăn cơm, ăn vặt, …
2. Ăn nhân dịp gì đó
VD: ăn cưới, ăn hỏi, ăn cỗ, ăn Tết,…
3. (Máy móc, phương tiện giao thông vận tải) tiếp nhận nhiên liệu, hàng
hóa
VD: xe máy ăn xăng, tàu ăn than,…
4. Nhận, tiếp nhận, hoặc bản thân phải hứng chịu (từ phía khác)
VD: ăn đánh, ăn mắng, làm công ăn lương,…
5. (Trong thi đấu) giành được về mình phần hơn, phần thắng
VD: ăn giải,…
6. Thấm, bắt dính vào nhau
VD: gạch ăn vữa, ăn phanh,…
8

×