Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

(Luận văn thạc sĩ) ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 134 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM

NGUYỄN THỊ TRÚC ANH

ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG ĐẾN
KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DỆT
MAY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN
TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM


2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM

NGUYỄN THỊ TRÚC ANH

ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG ĐẾN


KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DỆT
MAY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN
TẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chun ngành: Tài Chính - Ngân Hàng
Mã ngành: 8 34 02 01

Người hướng dẫn khoa học: TS.TRẦN TRỌNG HUY

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019


i

TĨM TẮT
Quản trị vốn lưu động ln là một trong những chính sách được xem xét và
ưu tiên hàng đầu của các nhà quản trị doanh nghiệp. Trong quá trình quản trị vốn lưu
động, các doanh nghiệp ln phải có sự đánh đổi giữa đảm bảo tính thanh khoản và
lợi nhuận đặt ra của mình. Với mục tiêu đánh giá tác động của việc quản trị vốn lưu
động đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp dệt may, bài nghiên cứu sẽ xem xét trên
mẫu nghiên cứu gồm 30 doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam giai đoạn 2010 – 2018. Nghiên cứu sử dụng mơ hình hồi quy đa biến theo
phương pháp bình phương tối thiểu thơng thường (Pooled OLS), mơ hình tác động
cố định (FEM), mơ hình tác động ngẫu nhiên (REM) và phương pháp bình phương
tối thiểu tổng quát (GLS). Thời gian luân chuyển tiền bình quân (CCC) và ba thành
phần cấu thành nên chu thời gian luân chuyển tiền bình quân là thời gian thu tiền bình
quân (AR), thời gian tồn kho bình qn (INV), thời gian thanh tốn bình qn (AP)
là các biến độc lập được sử dụng để đánh giá hiệu quả của quản trị vốn lưu động. 02
biến phụ thuộc được sử dụng trong nghiên cứu là tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA)
và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) để đại diện cho chỉ tiêu đo lường khả

năng sinh lợi của doanh nghiệp. Ngồi ra, tác giả cịn đưa vào trong mơ hình hồi quy
04 biến kiểm sốt là tỷ lệ thanh toán hiện hành (CR), Tỷ lệ nợ (DR), tỷ lệ tài sản cố
định (FATA), tỷ lệ tăng trưởng doanh thu (SG). Nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ
ngược chiều giữa ROA và ROE với 03 biến thời gian tồn kho bình quân, thời gian
thu tiền bình quân và thời gian luân chuyển tiền bình quân, riêng biến thời gian thanh
tốn bình qn khơng có ý nghĩa thống kê. Điều này cho thấy các doanh nghiệp dệt
may có thể quản trị vốn lưu động của mình theo cách có lợi nhất. Để nâng cao khả
năng sinh lợi, các công ty có thể giảm thời gian ln chuyển tiền bình qn, giảm thời
gian tồn kho và thời gian thu hồi công nợ đối với khách hàng.
Từ khóa: Quản trị vốn lưu động, khả năng sinh lợi, doanh nghiệp dệt may


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Nguyễn Thị Trúc Anh, là học viên lớp cao học CH19B1, Trường
Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh.
Tơi xin cam đoan luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ
tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là cơng trình nghiên cứu riêng của
tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó khơng có các nội dung đã được
cơng bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn
được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. Nếu có bất kỳ sự sao chép bất hợp lệ nào, tơi
xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày….tháng….năm 2019
Trân trọng,

Nguyễn Thị Trúc Anh


iii


LỜI CÁM ƠN
Quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ
Chí Minh là khoảng thời gian vơ cùng q báu và hữu ích đối với em. Hai năm theo
học chương trình đào tạo thạc sĩ chun ngành Tài Chính Ngân Hàng, ngồi sự cố
gắng của bản thân, cịn có sự động viên, giúp đỡ rất lớn từ thầy cơ, gia đình, bạn bè
để em có thể hồn thành tốt chương trình học tập tại trường.
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu, quý thầy
cô trường Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt những
kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực Tài Chính - Ngân Hàng, bài học kinh nghiệm
thực tế để em có thể áp dụng vào mơi trường làm việc và học tập hiện tại và sau này.
Bên cạnh đó, em xin gửi lời cảm ơn chân thành, lời tri ân sâu sắc đến Tiến Sĩ Trần
Trọng Huy đã giúp đỡ, chia sẻ và tận tình hướng dẫn để em có thể hồn thành luận
văn này một cách tốt nhất.
Với thời gian và kiến thức còn hạn chế, luận văn tốt nghiệp khơng thể tránh
khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ Hội Đồng phản
biện và quý thầy cô để em tiếp tục phát triển luận văn cũng như tích lũy thêm kinh
nghiệm hữu ích cho q trình nghiên cứu và làm việc sau này.
Em xin chân thành cảm ơn.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày…. tháng….năm 2019
Trân trọng,

Nguyễn Thị Trúc Anh


iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Nguyên nghĩa tiếng việt


STT

Từ viết tắt

1

Thời gian thu tiền bình qn

AR

2

Thời gian thanh tốn bình qn

AP

3

Thời gian ln chuyển tiền bình qn

4

Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ xun
Thái Bình Dương

5

Tỷ lệ thanh tốn hiện hành

CR


6

Tỷ lệ nợ

DR

CCC
CPTPP

Hiệp định Thương mại tự do châu Âu – Việt
7

Nam

EVFTA

8

Tỷ lệ tài sản cố định

FATA

9

Mơ hình tác động cố định

FEM

10


Phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát

GLS

11

Thời gian tồn kho bình quân

INV

12

Phương pháp bình phương tối thiểu thơng
thường

13

Mơ hình tác động ngẫu nhiên

REM

14

Tỷ suất sinh lời trên Tổng tài sản

ROA

15


Tỷ suất sinh lời trên Vốn chủ sở hữu

ROE

16

Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu

Pooled OLS

SG


v

MỤC LỤC
TÓM TẮT ............................................................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................ii
LỜI CÁM ƠN ...................................................................................................................... iii
Hiệp định Thương mại tự do châu Âu – Việt Nam .................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH..................................................................... ix
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1.1.

Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 3


1.2.1.

Mục tiêu tổng quát: ........................................................................................ 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể:.............................................................................................. 3

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................ 4

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................. 4

1.5.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 5

1.6.

Ý nghĩa khoa học và đóng góp của đề tài ...................................................... 5

1.7.

Kết cấu của đề tài ........................................................................................... 6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
TRƯỚC................................................................................................................................. 8

2.1.

Quản trị vốn lưu động .................................................................................... 8

2.1.1.

Vốn lưu động và cấu phần vốn lưu động ....................................................... 8

2.1.2.

Quản trị vốn lưu động .................................................................................. 10

2.2.

Tổng quan về cơ sở lý thuyết đo lường hiệu quả hoạt động và các thước đo

hiệu quả của doanh nghiệp. ....................................................................................... 14
2.2.1.

Tổng quan và vai trò của đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp . 14


vi

2.2.2.

Các phương pháp đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ..... Error!

Bookmark not defined.
2.2.3.


Phương thức đo lường hiệu quả hoạt động được sử dụng trong nghiên

cứu.

...................................................................................................................... 16

2.3.

Mối liên hệ giữa quản trị vốn lưu động và khả năng sinh lời của doanh nghiệp
...................................................................................................................... 34

2.4.

Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài ........................................... 17

2.4.1.

Các tiền nghiên cứu trước ............................................................................ 17

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU .... 37
3.1.

Quy trình nghiên cứu ................................................................................... 37

3.2.

Dữ liệu nghiên cứu ....................................................................................... 39

3.3.


Các mơ hình hồi quy sử dụng trong nghiên cứu .......................................... 40

3.4.

Các biến đưa vào nghiên cứu: ...................................................................... 41

3.5.

Các giả thiết nghiên cứu: ............................................................................. 48

3.6.

Mơ hình đưa vào nghiên cứu ....................................................................... 48

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................. 51
4.1.

Sơ lược chuỗi dệt may Việt Nam ................................................................. 51

4.2.

Cơ hội và thách thức của ngành dệt may khi tham gia hiệp định thương

mại

...................................................................................................................... 52

4.2.1.


Hiệp định Thương mại tự do châu Âu – Việt Nam (EVFTA) ..................... 52

4.2.2.

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

(CPTPP) .................................................................................................................... 53
4.2.3.

Thách thức của ngành dệt may Việt Nam .................................................... 54

4.3.

Thực trạng quản lý vốn lưu động tại các cơng ty dệt may trên thị trường chứng

khốn Việt Nam ........................................................................................................ 54


vii

4.3.1.

Tình hình biến động khả năng sinh lời của các doanh nghiệp dệt may niêm

yết trên thị trường chứng khoán từ năm 2010 đến năm 2018 ................................... 54
4.3.2.

Tình hình biến động thời gian thu tiền bình quân của các doanh nghiệp dệt

may niêm yết trên thị trường chứng khoán từ năm 2010 đến năm 2018 .................. 56

4.3.3.

Tình hình biến động thời gian tồn kho bình quân của các doanh nghiệp dệt

may niêm yết trên thị trường chứng khoán từ năm 2010 đến năm 2018 .................. 57
4.3.4.

Tình hình biến động thời gian thanh tốn bình qn của các doanh nghiệp dệt

may niêm yết trên thị trường chứng khoán từ năm 2010 đến năm 2018 .................. 58
4.3.5.

Tình hình biến động thời gian luân chuyển tiền bình quân của các doanh

nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán từ năm 2010 đến năm
2018

...................................................................................................................... 59

4.3.6.

Tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lời của các doanh

nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán trong giai đoạn từ năm 2010
đến năm 2018 ............................................................................................................ 61
4.4.

Kết quả nghiên cứu ...................................................................................... 63

4.4.1.


Thống kê mơ tả dữ liệu ................................................................................ 63

4.4.2.

Phân tích tương quan ................................................................................... 66

4.4.3.

Kết quả hồi quy và lựa chọn mơ hình .......................................................... 68

4.4.4.

Kiểm định vi phạm hồi quy đa biến ............................................................. 73

4.4.5.

Khắc phục mơ hình. ..................................................................................... 74

4.4.6.

Phân tích kết quả hồi quy ............................................................................. 75

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................... 82
5.1.

Kết luận ........................................................................................................ 82

5.2.


Khuyến nghị ................................................................................................. 83

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 90


viii

Phụ lục 01: Danh mục các công ty trong mẫu nghiên cứu ....................................... 94
Phụ lục 02: Thống kê mô tả các biến ........................................................................ 96
Phụ lục 03: Phân tích tương quan Pearson ..................................................................... 97
Phụ lục 04: Kiểm định tương quan thông quan nhân tử phóng đại VIF .................... 98
Phụ lục 05: Kết quả hồi quy mơ hình 01 ................................................................. 100
Phụ lục 06: Kết quả hồi quy mơ hình 02 ................................................................. 102
Phụ lục 07: Kết quả hồi quy mơ hình 03 ................................................................. 104
Phụ lục 08: Kết quả hồi quy mơ hình 04 ................................................................. 106
Phụ lục 09: Kết quả kiểm định mơ hình 01............................................................. 108
Phụ lục 10: Kết quả kiểm định mơ hình 02............................................................. 110
Phụ lục 11: Kết quả kiểm định mơ hình 03............................................................. 112
Phụ lục 12: Kết quả kiểm định mơ hình 04............................................................. 114
Phụ lục 13: Kiểm định phương sai thay đổi ............................................................ 116
Phụ lục 14: Kiểm định tự tương quan ..................................................................... 118
Phụ lục 15: Khắc phục vi phạm hồi quy ................................................................. 119


ix

DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2. 1: Tổng hợp các kết quả nghiên cứu trước đó ............................................. 29

Bảng 3. 1: Tổng hợp dấu kỳ vọng của nghiên cứu ................................................... 47
Bảng 4. 1: Diễn biến nguồn vốn lưu động trung bình và chỉ tiêu sinh lời trung bình
của các doanh nghiệp dệt may trên thị trường chứng khoán trong giai đoạn từ năm
2010 đến năm 2018 ................................................................................................... 62
Bảng 4. 2: Thống kê mô tả các biến .......................................................................... 63
Bảng 4. 3: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến .................................................. 66
Bảng 4. 4: Kết quả hồi quy mơ hình theo biến ROA ................................................ 69
Bảng 4. 5: Kết quả hồi quy mơ hình theo biến ROE ................................................ 69
Bảng 4. 6: Kết quả lựa chọn mơ hình........................................................................ 71
Bảng 4. 7: Kết quả hồi quy về ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động đến khả năng
sinh lời theo mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) ................................................... 72
Bảng 4. 8: Kết quả hồi quy về tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh
lời theo phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát (GLS) ................................. 74


x

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 3. 1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu .................................................................... 37
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 4. 1: Sơ đồ chuỗi dệt may Việt Nam ................................................................ 51
Hình 4. 2: Biến động khả năng sinh lời trung bình của 30 doanh nghiệp dệt may niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2010 – 2018 .......................... 55
Hình 4. 3: Biến động thời gian thu tiền bình quân của 30 doanh nghiệp dệt may niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2018 .. 56
Hình 4. 4: Biến động thời gian tồn kho bình quân của 30 doanh nghiệp dệt may niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2018 .. 57
Hình 4. 5: Biến động số ngày phải trả bình quân của 30 doanh nghiệp dệt may niêm

yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2018 .. 58
Hình 4. 6: Biến động thời gian luân chuyển tiền bình quân của 30 doanh nghiệp dệt
may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn từ năm 2010 đến năm
2018 ........................................................................................................................... 60


1

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1.

Lý do chọn đề tài
Với quá trình tồn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ, đã mang lại rất nhiều thuận

lợi cho các doanh nghiệp nước ta trong việc tiếp cận và mở rộng thị phần sản xuất
kinh doanh. Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích đó, các doanh nghiệp trong nước còn
phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp của các nền kinh tế khác.
Do vậy, để nâng cao khả năng cạnh tranh các doanh nghiệp nước ta cần phải có hướng
phát triển tồn diện, một trong đó là nâng cao vai trị của việc quản trị tài chính.
Theo nghiên cứu Tác động của quản trị vốn lưu động trong khả năng sinh lời:
Bằng chứng từ các doanh nghiệp dầu khí của Pakistan, của M. Yousaf Raz,
Muhammad Bashi, Khalid Latif, Touqeer Sultan Shah và Mushtaq Ahmed, trong
quản lý và điều hành doanh nghiệp, có 03 vấn đề chính mà một nhà điều hành cần
phải hướng đến: hoạch định kế hoạch nguồn vốn, xây dựng cấu trúc nguồn vốn, và
quản trị vốn lưu động. Trong đó có thể coi việc hoạch định kế hoạch nguồn vốn và
xây dựng cấu trúc nguồn vốn là quá trình điều hành để hướng đến mục tiêu trong dài
hạn của doanh nghiệp, còn việc quản trị vốn lưu động chính là việc mà các nhà điều
hành phải quan tâm trong việc điều hành trong ngắn hạn. Như vậy quản trị và điều
hành vốn lưu động được xem là một trong những vấn đề tài chính quan trọng mà các
nhà quản trị tài chính phải hướng đến.

Với tầm quan trọng rất lớn của quản trị vốn lưu động, trong quá khứ đã có
nhiều nhà nghiên cứu đã tập trung vào phân tích mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu
động và khả năng sinh lời như Deloof (2003); Sajid Gul, Muhammad Bilal Khan,
Shafiq Ur Rehman, Muhammad Tauseef Khan, Madiha khan, Wajid Khan (2013);
Rahimah Mohamed Yunos, Farha Abdol Ghapar, Syahrul Ahmar Ahmad và Noraisah
Sungip (2018); A.K. Sharma & Satish Kumar (2011); Abdul Raheman and Mohamed
Nasr (2007)…. Đồng thời ở Việt Nam, cũng đã có nhiều tác giả nghiên cứu về vấn
đề trên như nghiên cứu của sĩ Dương Thị Hồng Vân và Trần Thị Phương Nga về Ảnh


2

hưởng của quản trị vốn lưu động tới khả năng sinh lời của doanh nghiệp: Bằng chứng
từ các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng tại Việt Nam trên thị trường chứng
khốn Việt Nam (2018); Nghiên cứu của Tơ Thị Thanh Trúc và Nguyễn Đình Thiên
(2015) – Ảnh hưởng của chính sách vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động của các
công ty niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam; Nghiên cứu của Vương Đức
Hồng Qn và Dương Diễm Kiều (2016) – Tác động của quản lý vốn lưu động đến
lợi nhuận của doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM.
Do vậy cũng với mong muốn tìm ra mối liên hệ giữa ảnh hưởng của quản trị
vốn lưu động tới lợi nhuận của doanh nghiệp một cách cụ thể và rõ ràng dựa trên các
số liệu được phân tích từ thị trường chứng khốn Việt Nam, để góp phần đưa ra các
giải pháp và khuyến nghị phù hợp theo đặc thù các doanh nghiệp, giúp nhà quản trị
doanh nghiệp có thể hoạch định ra được chiến lược phát triển bền vững, nâng cao giá
trị gia tăng cho các cổ đông, tác giả đã chọn vấn đề nghiên cứu trên. Tuy nhiên phạm
vi đề tài chỉ sẽ tập trung nghiên cứu về ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động đến hiệu
quả sinh lời của các doanh nghiệp dệt may, xuất phát từ thực trạng nghiên cứu hiện
tại trên thế giới và cả ở Việt Nam còn khá nhiều bỏ ngõ và gần như chưa có nghiên
cứu cụ thể đối với ngành kinh tế trên. Hiện tại ngành dệt may đang được coi là một
trong những ngành có thế mạnh của nước ta, trong năm 2018 ngành dệt may là ngạch

có kim ngạch lớn thứ 2 cả nước (đứng sau nhóm ngành điện thoại các loại và linh
kiện), với giá trị 30,49 tỷ USD năm 2018, tăng 16,7% so với năm 2017. Bên cạnh đó
với cuộc Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang ngày càng diễn ra gay gắt, các
hàng rào thuế quan được thiết lập ngày càng gia tăng giữa 02 nước đã vơ tình mang
lại những điểm tích cực cụ thể cho nền kinh tế Việt Nam nói chung cũng như ngành
dệt may nói riêng, đồng thời một số hiệp định thương mại tự do sắp được ký kết như:
Hiệp định Thương mại tự do châu Âu – Việt Nam (FATA); Hiệp định Đối tác Tồn
diện và Tiến bộ xun Thái Bình Dương (CPTPP) cũng sẽ tạo cơ hội lớn cho ngành
dệt may. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi trên, ngành dệt may cũng sẽ gặp khơng
ít khó khăn với việc đáp ứng các tiêu chuẩn về nguồn gốc xuất xứ của các hiệp định
thương mại, địi hỏi ngành dệt may cần có sự chuẩn bị trong cả nguồn lực về tài chính


3

lẫn con người. Từ đây có thể thấy, việc nâng cao hiệu quả hoạt động trong quản trị
tài chính của các doanh nghiệp dệt may là một trong những vấn đề cốt lõi mà ngành
dệt may cần chú trọng, để tận dụng tối đa các ưu thế sắp tới.
Xuất phát từ tất cả các lý do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Ảnh hưởng của quản
trị vốn lưu động đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên
thị trường chứng khoán tại Việt Nam”, để tìm hiểu và đánh giá các cấu phần trong
vốn lưu động tác động lên khả năng sinh lời của các doanh nghiệp dệt may niêm yết
trên thị trường chứng khốn Việt Nam thơng qua các dữ liệu từ năm 2010 đến 2018.
Từ đó sẽ đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao khả năng quản trị vốn luân chuyển
cho các doanh nghiệp tại ngành trên, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của
toàn ngành dệt may Việt Nam trong những năm sắp tới.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu


1.2.1. Mục tiêu tổng quát:
Nghiên cứu mức độ tác động và chiều hướng tác động của các cấu phần vốn
lưu động lên các chỉ tiêu sinh lợi của các doanh nghiệp dệt may trên thị trường chứng
khoán Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2018.
Đề xuất một số gợi ý về chính sách quản trị vốn lưu động nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp thuộc ngành dệt may.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
Mục tiêu thứ nhất: Đo lường mức độ ảnh hưởng và chiều hướng tác động của
từng cấu phần vốn lưu động đối với khả năng sinh lợi của doanh nghiệp dệt may niêm
yết trên thị trường chứng khoán trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2018.
Mục tiêu thứ hai: Đưa ra các khuyến nghị và giải pháp cho việc quản lý vốn
lưu động nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh của các doanh
nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán trong giai đoạn từ năm 2010
đến năm 2018.


4

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Các thành phần vốn lưu động tác động đến khả năng sinh lợi của

doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam theo chiều
hướng nào?
Câu hỏi 2: Mức độ tác động của các thành phần vốn lưu động đến khả năng
sinh lợi của doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
như thế nào?
Câu hỏi 3: Các đề xuất và khuyến nghị nào để nâng cao khả năng quản trị vốn
lưu động nhằm đẩy mạnh hiệu quả sinh lợi đối với các doanh nghiệp dệt may?

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung vào ảnh hưởng của quản trị vốn lưu

động đến khả năng sinh lợi và kiểm định mô hình ảnh quản trị vốn lưu động đến khả
năng sinh lợi, đồng thời đề ra một số gợi ý chính sách trong công tác quản trị vốn lưu
động để tối đa hóa khả năng sinh lợi cho doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị
trường chứng khoán tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
Với mục tiêu nghiên cứu về tác ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động đến khả
năng sinh lợi của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán tại
Việt Nam, đề tài sẽ giới hạn phạm vi nghiên cứu về khả năng sinh lợi chỉ bao gồm
khả năng sinh lời được biểu diễn thông qua các chỉ số đo lường tài chính cụ thể là hai
chỉ số: tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
(ROE).
Cụ thể đó là nghiên cứu tác động của các chỉ tiêu phản ánh vốn lưu động như
thời gian thu tiền bình quân, thời gian tồn kho bình quân, thời gian thanh tốn bình
qn và chu kỳ ln chuyển tiền đến các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi là tỷ suất
sinh lời trên tổng tài sản và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp
niêm yết trên TTCK Việt Nam, đề tài sử dụng dữ liệu báo cáo tài chính của 30 doanh


5

nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam trong khoảng thời
gian từ năm 2010 đến năm 2018.
1.5.

Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lời của

các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam, đề tài sử dụng phương
pháp định lượng với bộ dữ liệu thu thập từ các nguồn: cafef, vietstock, trang web của
doanh nghiệp trong vòng 8 năm (từ năm 2010 đến năm 2018). Từ đó kết hợp các dữ
liệu quan sát theo dữ liệu bảng (Panel data)
Đầu tiên nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mơ tả, phân tích tương
quan và phân tích hồi quy theo phương pháp bình phương tối thiểu thơng thường
(Pooled OLS), mơ hình tác động cố định (Fixed Effect Model - FEM) và mơ hình tác
động ngẫu nhiên (Random Effect Model - REM). Tiếp theo sẽ sử dụng các kiểm định
phù hợp ddeer lựa chọn được mơ hình hồi quy phù hợp với mẫu nghiên cứu.
Khi đã tìm được mơ hình hồi quy phù hợp, tác giả sử dụng các kiểm định để
kiểm định các vi phạm trong mơ hình hồi quy: đa cộng tuyến, tự tương quan và
phương sai thay đổi; trước khi sử dụng phương pháp hồi quy bình phương tối thiểu
tổng quát (GLS) để khắc phục hiện tượng phương sai của sai số thay đổi và hiện
tượng tự tương quan trong mô hình.
Nghiên cứu dựa trên kết quả phân tích những thơng tin dữ liệu đã thống kê để
so sánh, đối chiếu từ đó tổng hợp thành đồ thị, bảng biểu để phân tích, đánh giá tác
động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp niêm yết
trên TTCK Việt Nam. Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng là phân tích hệ
số hồi quy, thu thập
1.6.

Ý nghĩa khoa học và đóng góp của đề tài
Về mặt khoa học: Nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm bổ sung về

tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp dệt
may niêm yết trên TTCK Việt Nam.



6

Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu kỳ vọng tìm thấy tác động giữa các chỉ
tiêu phản ánh vốn lưu động đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp dệt may niêm yết
trên TTCK Việt Nam. Qua đó đưa ra một vài gợi ý chính sách cho nhà quản trị tài
chính trong cơng tác quản trị vốn lưu động để tối đa hóa khả năng sinh lời của doanh
nghiệp dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam trong điều kiện hiện nay.
1.7.

Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm 5 chương, cụ thể:
Chương 1: Mở đầu
Chương này tác giả trình bày các nội dung về lý do chọn đề tài, mục
tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu, ý nghĩa và đóng góp của đề tài, và các nội dung nghiên cứu chính.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan các Nghiên cứu trước.
Chương này tác giả trình bày cơ sở lý thuyết hoạt động hiệu quả và các
thước đo hiệu quả của doanh nghiệp, vốn lưu động và cấu phần của vốn lưu
động, quản trị vốn lưu động, mối liên hệ giữa quản trị vốn lưu động đến khả
năng sinh lời và thống kê các nghiên cứu trước đây.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu.
Chương này giới thiệu quy trình nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu, cách
thu thập, xử lý dữ liệu, giả thuyết nghiên cứu và lựa chọn mơ hình nghiên cứu
thực nghiệm.
Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu.
Chương này trình bày thực trạng ngành dệt may, thực trạng quản lý vốn
lưu động của các doanh nghệp dệt may, kết quả nghiên cứu thực nghiệm.
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị
Chương này tổng hợp kết quả nghiên cứu của đề tài, dựa trên đó khuyến
nghị một vài gợi ý chính sách và hướng nghiên cứu tiếp theo.



7

Kết luận chương 1
Trong chương này, tác giả trình bày lý do vì sao tác giả lựa chọn đề tài ảnh
hưởng của quản trị vốn lưu động lên khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp dệt may
niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam. Bên cạnh đó, trong chương này tác
giả cịn trình bày phạm vi, đối tượng mà đề tài tiến hành nghiên cứu, trong đó cụ thể
phạm vi nghiên cứu được giới hạn đó là khả năng sinh lợi chỉ bao gồm khả năng sinh
lời được biểu diễn thông qua các chỉ số đo lường tài chính cụ thể là hai chỉ số: tỷ suất
sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), và các
phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu. Từ đây tác giả cũng sẽ trình bày các
mục tiêu nghiên cứu cụ thể của mình, để từ đó xây dựng nền tảng cho việc tìm hiểu
các cơ sở lý thuyết liên quan, đồng thời lựa chọn mơ hình nghiên cứu phù hợp.


8

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC
NGHIÊN CỨU TRƯỚC
2.1.

Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp

2.1.1. Vốn lưu động và cấu phần vốn lưu động
Vốn lưu động thường được định nghĩa là giá trị chênh lệch giữa tài sản ngắn
hạn so với các khoản nợ ngắn hạn và được tính là Tài sản ngắn hạn trừ đi Nợ ngắn
hạn trong bảng cân đối kế toán (Dr. Jayaramaih N & Dr. P. Amalanathan (2017)).
Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn – Các khoản phải trả ngắn hạn

Thông qua cơng thức xác định trên, có thể thấy các yếu tố ảnh hưởng đến vốn
lưu động là các khoản mục thuộc tài sản ngắn hạn và các khoản phải trả ngắn hạn.
Cũng theo ThS. Ngô Kim Phượng (2013), nhân tố cấu phần quan trọng nhất trong
vốn lưu động có thể kể đến các khoản mục sau: hàng tồn kho, các khoản phải thu
khách hàng và các khoản phải trả người bán, vì các khoản mục trên chịu ảnh hưởng
trực tiếp bởi quy mô hoạt động và chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó,
tiền mặt cũng được coi là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành trong vốn lưu
động ròng của doanh nghiệp (Kasim Hamza, Zubieru Mutala, Stephen Kwadwo
Antwi (2015)).


Tiền và các khoản tương đương tiền: phản ánh tồn bộ số tiền hiện có của
doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại ngân
hàng, tiền đang chuyển và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn có thời hạn thu
hồi khơng q 03 tháng và ít rủi ro. Đây là loại tài sản có tính thanh khoản cao
nhất. Do vậy, số dư tiền và các khoản tương đương tiền (gọi tắt: vốn bằng tiền
hay tiền mặt) càng lớn, khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng cao. Tuy
vậy, dự trữ tiền mặt quá lớn sẽ làm giảm khả năng sinh lời của vốn do tiền mặt
là tài sản có khả năng sinh lời thấp, hoặc không sinh lời, thậm chí sinh lời âm
khi nền kinh tế có mức lạm phát cao. Tiền và các khoản tương đương tiền bao


9

gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản tương
đương tiền.


Khoản phải thu: là những khoản mà khách hàng và các bên liên quan đang
nợ doanh nghiệp. Do vậy đây được coi là loại tài sản có tính thanh khoản cao

chỉ sau tiền và các khoản đầu tư ngắn hạn, đồng thời là một loại tài lưu động
quan trọng trong vốn lưu động. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh,
các khoản phải thu của doanh nghiệp có thể nói hều hết các doanh nghiệp đều
phát sinh các khoản phải thu, bao gồm cả các khoản phải thu từ hoạt động tín
dụng thương mại lẫn tiêu dùng. Các mức độc của các khoản phải thu tùy thuộc
vào từng đối tượng mua hàng, có các khoản phải thu có giá trị lớn cũng có các
khoản có giá trị nhỏ. Trong nền kinh tế thị trường thì chính sách bán chịu cũng
được coi là một trong những phương pháp cạnh tranh, việc bán chịu cho khách
hàng không chỉ giúp doanh nghiệp mở rộng thị phần, tăng doanh thu mà còn
giúp các doanh nghiệp củng cố mối quan hệ với các khách hàng. Tuy vậy các
chính sách về bán chịu cũng gây rủi ro tương đối lớn đối với các doanh nghiệp,
nếu doanh nghiệp bán chịu hàng hóa q nhiều thì chi phí cho khoản phải thu
tăng có nguy cơ phát sinh các khoản nợ khó địi, do đó rủi ro khơng thu hồi
được nợ cũng gia tăng. Vì vậy, doanh nghiệp cần có chính sách bán chịu phù
hợp, nhằm kiểm sốt rủi ro thu hồi cơng nợ của mình.



Hàng tồn kho: đây là khoản mục phản ánh toàn bộ các giá trị về giá vốn của
nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm và hàng hóa
đang được tồn trữ trong kho của doanh nghiệp. Đây là khoản mục chiếm giá
trị tương đối lớn trong tài sản lưu động của doanh nghiệp, đồng thời cũng là
toàn bộ nguồn lực dự trữ nhằm đáp ứng cho nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp
trong hiện tại cũng như tương lai. Việc dự trữ hàng tồn kho không chỉ khiến
doanh nghiệp trang trải các chi phí về dự trữ, bảo quản, bảo hành các sản phẩm
hư/lỗi thời, mà còn khiến doanh nghiệp phải gánh thêm các khoản chi phí cơ
hội của việc nắm giữ và đầu tư vào các tài sản khác. Do vậy đây được xem là
bộ phận tài sản ngắn hạn quan trọng trong tổng tài sản của doanh nghiệp, và



10

được xem là một trong những khoản mục có tính thanh khoản tương đối tốt
xếp sau các khoản phải thu. Từ đây cho thấy việc kiểm sốt và duy trì lượng
hàng tồn kho hợp lý là một trong những yêu cầu hết sức quản trọng mà bất cứ
nhà quản trị nào của doanh nghiệp cũng phải đáp ứng hoàn thiện.


Các khoản phải trả: trái ngược với tính chất của khoản phải thu, đây có thể
được coi là nguồn tín dụng mà các doanh nghiệp chiếm đụng được từ các nhà
cung cấp. Việc trì hỗn và kéo dài thời gian thanh tốn có thể được coi là một
trong những nguồn tài trợ ngắn hạn với chi phí tương đối ổn định và ít tốn
kém. M

2.1.2. Quản trị vốn lưu động
Theo A.K.Sharma và Satish Kumar (2011): “Quản lý vốn lưu động là một phần
quan trọng trong các quyết định quản lý tài chính ở tất cả các cơng ty. Khả năng hoạt
động của công ty phụ thuộc vào sự đánh đổi giữa việc đầu tư vào tài sản dài hạn và
tài sản ngắn hạn (vốn lưu động)”.
Hiệu quả trong quản lý vốn lưu động là rất quan trọng, đặc biệt là đối với các

cơng ty sản xuất vì nó chiếm hơn một nửa tổng tài sản của mình. Đối với một cơng
ty thương mại hoặc phân phối, họ chiếm hơn một nửa tổng tài sản của họ và do đó
ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và thanh khoản của công ty (Abdul Raheman
and Mohamed Nasr (2007)).
Đồng thời tại nghiên cứu của Abdul Raheman and Mohamed Nars, cũng chỉ
ra: đôi khi, việc quản lý vốn lưu động khơng chính xác cũng có thể dẫn đến phá sản,
mặc dù lợi nhuận của họ có thể liên tục tích cực (trích dẫn từ Samiloglu và
Demirgunes (2008)). Việc duy trì mức tài sản quá mức có thể dễ dàng dẫn đến một
cơng ty có thể nhận được lợi tức đầu tư không đạt như mong muốn. Mặt khác, các

cơng ty duy trì mức tài sản thấp hơn có thể phải chịu sự thiếu hụt vốn và gặp khó
khăn trong việc duy trì hoạt động kinh doanh trơn tru (Horne và Wachowicz (2000)).
Quản lý hiệu quả vốn lưu động là một phần cơ bản trong chiến lược kinh doanh
tổng thể trong việc tạo ra giá trị cho cổ đơng. Do đó, các cơng ty cố gắng giữ mức


11

vốn lưu động tối ưu để tối đa hóa giá trị của họ (Abdul Raheman and Mohamed Nasr
- 2007, Working Capital Management And Profitability – Case Of Pakistani Firms).
Như vậy có thể thấy quản trị vốn lưu động có vai trò rất lớn trong hoạt động
của một doanh nghiệp. Quản trị nguồn vốn lưu động có thể coi như một hoạt động
đầu tư, liên quan đến sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro vì nó ảnh hưởng đến giá trị
doanh nghiệp. Các quyết định của cơng ty có xu hướng tăng lợi nhuận dẫn đến tăng
rủi ro và ngược lại, các quyết định tập trung vào giảm rủi ro sẽ dẫn đến giảm lợi nhuận
tiềm năng.
Trong đó, mục tiêu chính của quản trị vốn lưu động là để đảm bảo khả năng
thanh toán của doanh nghiệp, dựa trên cơ ở giảm thiểu rủi ro mất khả năng thanh toán
tron ngắn hạn. Một phần quan trọng của việc quản lý vốn lưu động là duy trì tính
thanh khoản trong hoạt động hàng ngày để đảm bảo hoạt động trơn tru và đáp ứng
các nghĩa vụ của nó (Eljelly (2004) – trích dẫn tại Abdul Raheman and Mohamed
Nasr (2007)).
Để đo lường khả năng thanh khoản thể hiện hiệu quả của việc quản lý vốn lưu
động, thì chỉ tiêu phổ biến mà các nhà quản trị thường sử dụng là chu kỳ luân chuyển
tiền mặt (Marc Deloof (2003)). Chu kỳ luân chuyển tiền mặt của doanh nghiệp có thể
được hiểu là thời gian từ lúc công ty mua nguyên vật liệu, sản xuất và chuyển bán
thành phẩm cho đến khi thu được tiền:
Chu kỳ luân chuyển tiền (CCC) = Thời gian thu tiền bình quân (AR) + Thời
gian tồn kho bình qn (INV) – Thời gian thanh tốn bình qn (AP)



12

Hình 2. 1: Chu kỳ luân chuyển tiền mặt của doanh nghiệp

Nguồn: Ross, Westerfield, Jaffe (2002)

Các cơng ty có thể đạt được sự quản lý tối ưu vốn lưu động bằng cách đánh
đổi giữa lợi nhuận và thanh khoản.
Như vậy có thể thấy, quản trị vốn lưu động bao gồm việc quản trị các khoản
phải thu, quản trị hàng tồn kho, quản trị các khoản phải trả và quản trị tiền mặt.


Quản trị khoản phải thu: là quá trình đảm bảo chất lượng thu hồi nợ của
doanh nghiệp, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của chính doanh nghiệp
bằng cách cung cấp các chính sách tín dụng với người mua. Với các chính sách
nới lỏng cấp tín dụng cho người mua, các doanh nghiệp sẽ trực tiếp kích thích
nhu cầu dự trữ hàng hóa của phía đối tác đầu ra, tuy nhiên phải có sự cân nhắc
và lựa chọn kĩ lưỡng nhằm giảm thiểu rủi ro mất vốn. Do vậy có thể nói, quản
trị khoản phải thu tối thiểu bao gồm các bước: xây dựng chính sách bán hàng
trả chậm, xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá đối tác mua hàng để cân nhắc hạn mức
trả chậm phù hợp cho từng đối.



Quản trị hàng tồn kho: là quá trình xây dựng quản lý và duy trì lượng dự trữ
hàng tồn kho phù hợp với hoạt động thực tế cũng như kế hoạch trong tương
lai của doanh nghiệp. Việc quản trị hàng tồn kho cần có sự cân nhắc giữa các



13

chi phí dự trữ và ứ đọng vốn, với các chi phí cơ hội bỏ ra khi đầu tư các tài sản
lưu động khác: tiết kiệm, cho vay….. Vì vậy, quản trị hàng tồn kho chính là
việc tính tốn, theo dõi, xem xét sự đánh đổi giữa lợi ích và phí tổn của việc
duy trì hàng tồn kho, đồng thời đảm bảo mức dự trữ hợp lý nhất.


Quản trị khoản phải trả người bán: Nợ người bán được xem như khoản tín
dụng thương mại mà cơng ty nhận được từ nhà cung cấp và được xem như
nguồn vốn chiếm dụng với chi phí tương đối thấp. Khi doanh nghiệp mua hàng
và được người bán chấp nhận cho chậm trả trong khoảng thời gian nhất định
thì đồng nghĩa doanh nghiệp đã sử dụng được một nguồn tài chính. Việc mua
bán chịu là nguồn tín dụng để doanh nghiệp tài trợ cho việc mua hàng và cũng
là phương thức cung ứng nhu cầu vốn để doanh nghiệp tài trợ việc bán chịu
cho khách hàng. Nếu doanh nghiệp sử dụng việc mua chịu như là nguồn tài trợ
thì doanh nghiệp phải giảm đến mức tối thiểu các khoản phải thu từ khách
hàng.
Quản trị khoản phải trả liên quan đến khả năng thương thảo hợp đồng và điều
khoản thanh toán của doanh nghiệp với nhà cung cấp. Điều này phụ thuộc vào
đời sống sản phẩm, tiềm lực tài chính và uy tín của ddoanhnghiệp.



Quản trị tiền mặt: Quản lý tiền mặt được coi là một trong những khía cạnh
quan trọng của quản lý vốn lưu động hiệu quả. Quản lý tiền mặt bao gồm lập
kế hoạch và kiểm sốt dịng tiền vào và ra khỏi doanh nghiệp, dòng tiền trong
doanh nghiệp và số dư tiền mặt do một doanh nghiệp nắm giữ tại một thời
điểm (Pandey (2004)). Theo Wetson và Copeland (2008), quản lý tiền mặt có
liên quan đến việc tối ưu hóa lượng tiền mặt có sẵn, tối đa hóa tiền lãi kiếm

được từ các khoản dự phịng khơng cần thiết ngay lập tức và giảm tổn thất do
chậm trễ trong việc chuyển tiền. Giữ tiền mặt để đáp ứng nhu cầu ngắn hạn
phát sinh chi phí cơ hội bằng với lợi nhuận có thể kiếm được nếu tiền được
đầu tư hoặc đưa vào sử dụng sản xuất. Tuy nhiên, giảm chi phí cơ hội này bằng
cách duy trì lượng tiền mặt thấp hơn sẽ làm tăng nguy cơ không thể đáp ứng
các khoản nợ khi chúng đến hạn, do đó để duy trì lượng tiền mặt phù hợp là


×