Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

(Luận văn thạc sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ MỸ DUN

PHÂN TÍCH CÁC ́U TỚ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN
DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ MỸ DUN

PHÂN TÍCH CÁC ́U TỚ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN
DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành: Tài chính-Ngân hàng
Mã số: 8.34.02.01



Người hướng dẫn khoa học: TS LÊ HÀ DIỄM CHI

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trong tình hình kinh tế bước vào giai đoạn hội nhập sâu hơn, toàn diện hơn, hoạt
động kinh doanh ngân hàng luôn là lĩnh vực ẩn chứa nhiều rủi ro, nhất là rủi ro tín
dụng. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để hạn chế rủi ro ở mức có thể chấp nhận được.
Để trả lời câu hỏi này, cần phải tìm hiểu được các nguyên nhân, các yếu tớ nào ảnh
hưởng đến rủi ro tín dụng từ đó đưa ra các chính sách, các giải pháp hợp lý nhằm
giảm thiểu rủi ro tín dụng bảo đảm hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam phát
triển ổn định và bền vững.
Luận văn đã làm rõ một số nội dung:
- Về cơ sở lý luận: Luận văn đã nêu tởng quan về tín dụng ngân hàng cũng
như tởng quan về rủi ro tín dụng, làm rõ khái niệm rủi ro tín dụng và các nguyên
nhân dẫn đến rủi ro tín dụng cùng các ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến nền kinh
tế và hệ thớng các ngân hàng thương mại.
- Về mặt thực tiễn: Luận văn đánh giá thực tiễn rủi ro tín dụng của hệ thống
ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2008-2017. Đồng thời, kế thừa các
nghiên cứu trước, luận văn đã nghiên cứu tác động của rủi ro tín dụng trong quá
khứ, tăng trưởng tín dụng, quy mơ ngân hàng, vớn chủ sở hữu, dư nợ cho vay và tỷ
lệ tăng trưởng GDP đến rủi ro tín dụng năm hiện hành, từ đó đưa ra một sớ giải
pháp trong việc giảm thiểu rủi ro tín dụng trong tồn hệ thớng.
Với kết quả nghiên cứu và những giải pháp đưa ra tác giả hi vọng rằng có thể
ứng dụng vào cơng việc thực tiễn đang công tác để phòng ngừa và giảm thiểu rủi
ro.



LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: Nguyễn Thị Mỹ Duyên
Sinh ngày 30 tháng 10 năm 1993 tại TP Pleiku, Gia Lai
Quê quán: Đức Nhân – Đức Thọ – Hà Tĩnh
Hiện công tác tại: Phòng bán lẻ – Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi
nhánh Gia Lai.
Địa chỉ: 01 Trần Hưng Đạo, TP Pleiku, Gia Lai
Là học viên cao học khóa 18 của Trường Đại học Ngân hàng TPHCM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã sớ: 08.34.02.01
Tơi cam đoan đề tài Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các
Ngân hàng thương mại Việt Nam chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sỹ
tại bất cứ một trường Đại học nào. Luận văn này là cơng trình nghiên cứu riêng của
tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó khơng có các nội dung đã được
công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích
dẫn được dẫn ng̀n đầy đủ trong luận văn.

TP HCM, ngày … tháng 10 năm 2018
Tác giả

Nguyễn Thị Mỹ Duyên


LỜI CÁM ƠN
Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến TS Lê Hà Diễm Chi đã tận tình hướng
dẫn và đã cho tơi nhiều góp ý quan trọng trong thời gian thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến tất cả các Thầy Cô trong khoa đào tạo sau đại
học Trường Đại học Ngân Hàng TPHCM, các bạn học cùng lớp, các anh chị em
đồng nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Gia Lai đã
tận tình giúp đỡ và góp ý giúp tơi hồn thiện luận văn.

Ći cùng tơi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã ln tạo điều kiện tớt
nhất cho tơi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................1
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................2
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ...................................................4
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ...............................................................4
1.2 Mục tiêu của đề tài nghiên cứu .......................................................................5
1.2.1 Mục tiêu tổng quát .....................................................................................5
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ...........................................................................................5
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................5
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................5
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................5
1.4 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................5
1.5 Tổng quan về đề tài nghiên cứu ......................................................................5
1.6 Kết cấu của đề tài nghiên cứu .........................................................................7
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC ́U TỚ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI
RO TÍN DỤNG ..........................................................................................................9
2.1 Tởng quan về tín dụng ngân hàng ...................................................................9
2.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng ...................................................................9
2.1.2 Các đặc trưng cơ bản của tín dụng ngân hàng ...........................................9
2.1.3 Các hình thức tín dụng ngân hàng ...........................................................10
2.2 Tởng quan về rủi ro tín dụng .........................................................................12
2.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng .........................................................................12
2.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng ..........................................................................13



2.2.3 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng ..............................................................15
2.2.3.1 Nguyên nhân khách quan ..................................................................15
2.2.3.2 Nguyên nhân chủ quan ......................................................................17
2.2.4 Hậu quả của rủi ro tín dụng ......................................................................20
2.2.4.1

Đới với ngân hàng cấp tín dụng ....................................................20

2.2.4.2

Đới với hệ thớng ngân hàng ..........................................................21

2.2.4.3

Đới với nền kinh tế ........................................................................21

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng: bằng chứng thực nghiệm .............22
2.3.1 Rủi ro tín dụng ngân hàng trong quá khứ với độ trễ 1 năm tác động đến
rủi ro tín dụng ngân hàng năm hiện hành..........................................................22
2.3.2 Tăng trưởng tín dụng và rủi ro tín dụng ngân hàng .................................23
2.3.3 Quy mơ ngân hàng và rủi ro tín dụng ngân hàng .....................................24
2.3.4 Vớn chủ sở hữu và rủi ro tín dụng ...........................................................25
2.3.5 Dư nợ cho vay và rủi ro tín dụng .............................................................26
2.3.6 Tỷ lệ tăng trưởng GDP .............................................................................26
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................29
3.1 Mơ hình nghiên cứu ........................................................................................29
3.1.1 Cơ sở lựa chọn mơ hình ...........................................................................29
3.1.2 Mơ hình nghiên cứu .................................................................................30
3.2 Xác định biến nghiên cứu ...............................................................................30
3.2.1 Rủi ro tín dụng ngân hàng ........................................................................30

3.2.2 Tăng trưởng tín dụng................................................................................33
3.2.3 Quy mơ ngân hàng ...................................................................................34
3.2.5 Vốn chủ sở hữu ........................................................................................34
3.2.6 Tỷ lệ tăng trưởng GDP .............................................................................35
3.3 Giả thuyết nghiên cứu .....................................................................................35
3.4 Dữ liệu nghiên cứu ..........................................................................................37


3.5 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................38
3.5.1 Phương pháp OLS ....................................................................................38
3.5.2 Dữ liệu bảng và phương pháp GLS .........................................................39
3.5.2.1 Dữ liệu bảng ......................................................................................39
3.5.2.2 Phương pháp GLS .............................................................................40
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................42
4.1 Thực trạng rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn
2008-2017..............................................................................................................42
4.1.1 Tởng quan tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam .................................43
4.1.2 Quy mơ hoạt động của các ngân hàng thương mại ..................................43
4.1.3 Rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại trong giai đoạn 20082017 ...................................................................................................................46
4.2 Kiểm định các giả thiết của hời qui tuyến tính (OLS) ....................................47
4.2.1 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến .......................................................47
4.2.2 Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi ..............................................47
4.2.3 Kiểm định hiện tượng tự tương quan .......................................................48
4.2.4 Kiểm định sự phù hợp của mơ hình .........................................................49
4.3 Ma trận tương quan .........................................................................................50
4.4 Mô tả thống kê dữ liệu ....................................................................................51
4.5 Phân tích và thảo luận kết quả nghiên cứu ......................................................53
CHƯƠNG 5: HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ KẾT LUẬN ......................................59
5.1 Hàm ý chính sách ............................................................................................59
5.1.1 Chú trọng quản trị rủi ro tín dụng và tập trung xử lý nợ xấu ...................59

5.1.2 Tăng trưởng tín dụng ởn định để phát triển bền vững .............................61
5.1.3 Mở rộng quy mô ngân hàng có kế hoạck hợp lý ......................................61
5.1.4 Tăng vớn chủ sỡ hữu với cơ cấu hợp lý ...................................................62


5.1.5 Tăng dư nợ cho vay một cách ổn định và đa dạng...................................63
5.1.6 Đẩy mạnh tăng trưởng GDP.....................................................................63
5.2 Kết luận ...........................................................................................................65
5.3 Những hạn chế của đề tài nghiên cứu .............................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................68
PHỤ LỤC .................................................................................................................71


1

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

TCTD

Tở chức tín dụng

TDNH


Tín dụng ngân hàng

TMCP

Thương mại cở phần

QTRR

Quản trị rủi ro

RRTD

Rủi ro tín dụng

VAT

Thuế giá trị gia tăng


2

DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1 Tỷ lệ rủi ro tín dụng tại 20 NHTM trong giai đoạn 2008-2017 ................46
Bảng 4.2 Thống kê mô tả...........................................................................................51
Bảng 4.3 Kết quả hồi quy GLS ..................................................................................53
Bảng 4.4 Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ............................................54


3


DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1 Tỷ lệ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2008-2017 .....................43
Hình 4.2 Tổng tài sản bình quân của 20 NHTM giai đoạn 2008-2017 ....................44
Hình 4.3 Tổng dư nợ bình quân của 20 NHTM giai đoạn 2008-2017 .....................45
Hình 4.4 Kết quả kiểm định hiện tượng đa cợng tún .............................................47
Hình 4.5 Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi ...................................48
Hình 4.6 Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan bậc 1...................................49
Hình 4.7 Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan bậc 2...................................49
Hình 4.8 Kết quả hời qui tún tính (OLS) ...............................................................50
Hình 4.9 Kết quả tương quan chi tiết giữa các biến .................................................50


4

CHƯƠNG 1: TỞNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong tiến trình thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế q́c dân, ngành Ngân hàng ngày càng chứng
minh được vai trò quan trọng của mình trong sự phát triển chung của nền kinh tế.
Đặc biệt, ngân hàng thương mại với chức năng là trung gian tài chính trong quá
trình tích tụ và tập trung vớn tiền tệ đáp ứng nhu cầu tín dụng cho các chủ thể kinh
tế. Thông qua hoạt động huy động vốn và cho vay, các Ngân hàng thương mại Việt
Nam gián tiếp kích thích tiết kiệm và đẩy mạnh đầu tư của dân cư và các thành
phần kinh tế, góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Tuy nhiên, do thị trường hoạt động của các Ngân hàng thương mại Việt
Nam tương đối rộng , đối tượng khách hàng của các ngân hàng thương mại rất đa
dạng, thị trường tín dụng ln có nhiều rủi ro tiềm ẩn. Những rủi ro này là nguyên
nhân tạo ra nguy cơ đe dọa an tồn hoạt động tín dụng trong các Ngân hàng thương
mại Việt Nam trong điều kiện những kỹ thuật phòng ngừa, đánh giá, đo lường rủi

ro tín dụng còn bị hạn chế tại Việt Nam. Mặt khác, trong điều kiện cạnh tranh ngày
càng mạnh mẽ và sự xuất hiện gia nhập của rất nhiều các ngân hàng thương mại
nước ngoài, các ngân hàng thương mại Việt Nam đang có xu hướng chạy đua tăng
trưởng và mở rộng quy mô để chiếm lợi thế về mặt khách hàng, những yếu tố này
làm tăng nguy cơ xảy ra rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Xuất phát từ những nội dung nêu trên, qua thực tiễn công tác và nghiên cứu
thực trạng hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam, tơi đề
xuất chọn nội dung “Phân tích các ́u tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các
Ngân hàng thương mại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tớt nghiệp
của mình.
Do thời gian nghiên cứu và khả năng có giới hạn, luận văn chắc chắn sẽ có
những thiếu sót nhất định. Tuy nhiên, tơi hy vọng luận văn có giá trị thực tiễn cao
và mang lại hiệu quả, có khả năng áp dụng trong cơng việc thực tế.


5

1.2 Mục tiêu của đề tài nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tởng quát
Phân tích những yếu tớ tác động đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương
mại Việt Nam và đưa ra các khuyến nghị nhằm giảm thiểu rủi ro.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Xác định những yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại
Việt Nam và phân tích mức độ ảnh hưởng của yếu tớ đó.
- Đưa ra những khuyến nghị nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng tại các ngân hàng
thương mại Việt Nam
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của đề tài nghiên cứu là rủi ro tín dụng và các yếu tớ tác động đến
rủi ro tín dụng

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: nghiên cứu thực trạng và phân tích một sớ yếu tớ tác động đến rủi ro
tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
- Về không gian: Đề tài sẽ tập trung phân tích 20 ngân hàng thương mại ở Việt Nam
- Về thời gian: Thời gian khảo sát và thu thập số liệu từ năm 2008-2017
1.4 Phương pháp nghiên cứu
- Đề tài sử dụng phương pháp thớng kê mơ tả, tởng hợp và phân tích trên cơ sở
thông tin từ những nguồn công khai được thu thập từ Internet như IMF, WB, tạp
chí tài chính ngân hàng và từ các báo cáo tài chính của các ngân hàng.
- Bên cạnh đó, Tác giả dùng phương pháp nghiên cứu định lượng thơng qua các mơ
hình hời quy dữ liệu bảng các kiểm định thống kê nhằm xác định các yếu tố và mức
độ ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng Việt Nam.
1.5 Tổng quan về đề tài nghiên cứu


6

Cùng lĩnh vực nghiên cứu về rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại, tác giả liệt
kê một số nghiên cứu tiêu biểu có liên quan:
- Nghiên cứu của Abhiman Das & Saibal Ghosh trong thời gian từ năm 1994
đến 2005 ở Ấn Độ cho thấy, cả nhân tố vĩ mơ và vi mơ đều có tác động đến những
khoản tín dụng có vấn đề, trong đó nhân tớ vĩ mô tiêu biểu là: Tốc độ tăng trưởng
GDP, tăng trưởng tín dụng, chi phí hoạt động và quy mơ cũng như nhân viên ngân
hàng.
- Nghiên cứu của Somanadevi Thiagarajan & ctg về 22 ngân hàng thuộc khu
vực do nhà nước sở hữu và 15 ngân hàng thuộc khu vực do tư nhân sở hữu trong
giai đoạn từ năm 2001-2010 và nghiên cứu của Daniel Foos & ctg tại 16.000 ngân
hàng trong khoảng thời gian 1997-2007, thuộc 16 quốc gia có ngành tài chính phát
triển (Mỹ, Canada, Nhật và 13 nước Châu Âu) đã cho thấy các yếu tố ảnh hưởng
đến rủi ro tín dụng bao gờm: tớc độ tăng trưởng tín dụng, rủi ro tín dụng trong quá

khứ với độ trễ 1 năm,...
Các tạp chí:
- Nghiên cứu của tác giả Võ Thị Quý, Bùi Ngọc Toản có đề cập đến nội dung
“ Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của hệ thớng ngân hàng thương mại Việt
Nam” , bài viết tập trung nghiên cứu tại 26 NHTM trong khoảng thời gian từ năm
2009 đến năm 2012. Bài viết có đề cập tới ảnh hưởng của các yếu tố: tốc độ trăng
trưởng GDP, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng …
- Một nghiên cứu khác trên Tạp chí Kinh Tế & phát triển có đề cập nghiên cứu
các yếu tớ tác động rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại Việt Nam. Bài viết này
nghiên cứu các nhân tớ ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng
thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2007 - 2013. Các biến được đưa vào mơ hình
để giải thích cho tình hình nợ xấu của các ngân hàng thương mại được chia ra làm
các nhân tố vĩ mô như GDP, lãi suất và các nhân tố đặc trưng của ngân hàng như
tớc độ tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ an tồn vớn tới thiểu, tỷ lệ tài sản sinh lời trên
tổng tài sản, giá trị tổng tài sản, cơ cấu dư nợ cho lĩnh vực xây dựng, bất động sản.


7

Các luận văn nghiên cứu tiêu biểu gần với đề tài:
- Nghiên cứu của tác giả Trần Thị Anh Đào năm 2011 có đề cập đến các yếu
tớ ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam như trình
độ cán bộ tín dụng, yếu tớ chính sách – quy trình tín dụng, khả năng tài chính của
khách hàng vay,…
- Nghiên cứu của Nguyễn Duy Khoa năm 2017 về các yếu tố tác động đến rủi
ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh TPHCM cho
thấy các yếu tố xuất phát từ khách hàng vay như tỷ lệ vớn tự có tham gia vào
phương án sản xuất kinh doanh, mục đích vay vốn của khách hàng vay, tỷ lệ vốn
vay trên tài sản bảo đảm cũng có ảnh hưởng khơng nhỏ đến rủi ro tín dụng tại ngân
hàng.

Thơng qua việc tham khảo một cách có chọn lọc các thơng tin từ các cơng
trình nghiên cứu tiêu biểu trên, cùng với sự hướng dẫn tận tình của người hướng
dẫn khoa học và kiến thức thực tiễn của bản thân về vấn đề rủi ro tín dụng hệ thớng
ngân hàng thương mại Việt Nam là cơ sở để tác giả nghiên cứu đề tài này.
Mặc dù ở Việt Nam đã có một sớ nghiên cứu về rủi ro tín dụng như đã giới
thiệu như trên, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu nhiều yếu tố vĩ mô
cùng tác động đến rủi ro tín dụng, đa sớ các đề tài nghiên cứu những yếu tố vi mô,
các vấn đề phát sinh nội tại ở các ngân hàng thương mại cũng như các vấn đề xuất
phát từ ý thức, tư cách của khách hàng vay vớn. Vì vậy, những nội dung nghiên cứu
của đề tài là không trùng lắp với những nghiên cứu đã có trước đây
1.6 Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của đề tài được thể hiện qua năm chương nghiên cứu:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về nghiên cứu: tính cấp thiết của đề tài
nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu.
Chương 2: Khung lý thuyết về tín dụng ngân hàng, rủi ro tín dụng trong hoạt
động ngân hàng. Đây là cơ sở lý luận cho nội dung xuyên suốt đề tài. Những nội


8

dung mang tính đặt vấn đề trong Chương 2 bao gờm: tởng quan định nghĩa, khái
niệm về tín dụng ngân hàng. Tổng quan khái niệm, đặc điểm, vai trò, phân loại về
rủi ro tín dụng, các tiêu chí phản ảnh nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng và hậu
quả mà rủi ro tín dụng đem lại cho ngân hàng thương mại nói riêng và nền kinh tế
nói chung. Đờng thời, chương 2 có đề cập một sớ yếu tớ ảnh hưởng đến rủi ro tín
dụng thơng qua các bằng chứng thực nghiệm: rủi ro tín dụng năm trước liền kề,
quy mơ của ngân hàng, tớc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng, tỷ lệ dư nợ trên
tổng tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản hay tỷ lệ tăng trưởng GDP,…
Chương 3: Tổng quan về phương pháp nghiên cứu đề tài. Dựa trên cơ sở lý
luận và những bằng chứng thực nghiệm đã đề cập ở chương 2, tác giả đặt các giả

thiết nghiên cứu, xác định các biến nghiên cứu và mơ hình nghiên cứu, lập dữ liệu
nghiên cứu.
Chương 4: Nêu rõ thực trạng rủi ro tín dụng tại hệ thớng ngân hàng thương
mại Việt Nam giai đoạn 2008-2016, trong đó luận văn có đề cập đến quy định hiện
hành về phân loại nợ và lập dự phòng rủi ro tín dụng, diễn giải những con sớ nói
lên tình trạng đáng báo động của rủi ro tín dụng tại hệ thớng ngân hàng thương mại
Việt Nam. Đồng thời, dựa trên dữ liệu nghiên cứu đã thu thập trước đó, tác giả
thớng kê mơ tả dữ liệu, phân tích ma trận tương quan và hời quy dữ liệu, tiến hành
thảo luận và phân tích kết quả nghiên cứu nhận được.
Chương 5: Từ những phân tích thực trạng và các nhân tớ tác động đến rủi ro
tín dụng tại ngân hàng thương mại Việt Nam trong Chương 4 Luận văn đúc kết
kinh nghiệm, đề xuất các nhóm giải pháp khả thi để giảm thiểu rủi ro tín dụng trong
tồn hệ thớng ngân hàng thương mại nhằm phát triển hệ thống Ngân hàng thương
mại Việt Nam ngày càng tốt hơn trong thời gian tới.


9

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI
RO TÍN DỤNG
2.1

Tởng quan về tín dụng ngân hàng

2.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng
Tiếp cận ở góc độ chức năng hoạt động của ngân hàng thì “tín dụng ngân
hàng (TDNH) là một giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó bên cấp tín dụng (ngân
hàng/tở chức tín dụng khác) chuyển giao tài sản cho bên nhận tín dụng (doanh
nghiệp, cá nhân hoặc các chủ thể khác) sử dụng theo ngun tắc có hồn trả cả gớc
và lãi” (Bùi Diệu Anh, Hồ Diệu, Lê Thị Hiệp Thương, 2011, trang 5-6).

2.1.2 Các đặc trưng cơ bản của tín dụng ngân hàng
Bùi Diệu Anh, Hồ Diệu, Lê Thị Hiệp Thương (2011) đưa ra những đặc
trưng của tín dụng ngân hàng gờm:
Tài sản giao dịch trong quan hệ tín dụng ngân hàng đa dạng, có thể dưới
dạng tiền tệ, tài sản hoặc chữ ký.
Rủi ro trong tín dụng ngân hàng có tính tất yếu, khơng thể loại trừ hồn
tồn.Rủi ro tín dụng sẽ xảy ra khi một trong hai yếu tớ khả năng trả nợ và/hoặc
thiện chí trả nợ khơng được hình thành đầy đủ. Trong đó thiện chí trả nợ là yếu tớ
vơ hình, do vậy rủi ro tín dụng là yếu tố xuất phát từ bản chất của quan hệ tín dụng,
ngân hàng khơng thể triệt tiêu, loại bỏ hồn tồn được rủi ro tín dụng.
 Sự hồn trả đầy đủ cả gốc và lãi là bản chất của tín dụng nói chung và tín
dụng ngân hàng nói riêng. Phần lãi là giá phải trả cho quyền sử dụng vốn tạm thời
nhàn rỗi.Để thực hiện được nguyên tắc này phải xác định lãi suất danh nghĩa lớn
hơn tỷ lệ lạm phát, hay nói cách khác phải xác định lãi suất dương. Để hồn trả đầy
đủ cả gớc và lãi phải cân nhắc hai yếu tố căn bản sau đây: (i) xác định thời hạn và
kỳ hạn tín dụng phải hợp lý, (ii) chính sách lãi suất tín dụng cần phải đảm bảo một
cách hài hòa giữa mục tiêu lợi nhuận của ngân hàng và được nền kinh tế chấp nhận.


10

 Sự hồn trả trong tín dụng ngân hàng là vơ điều kiện. Các chứng từ được
hình thành trong quan hệ tín dụng Ngân hàng như hợp đờng tín dụng, giấy nhận nợ,
khế ước nhận nợ…đều thể hiện trên đó nội dung cam kết hồn trả vơ điều kiện cho
ngân hàng khi khoản nợ đến hạn. Đây chính là những ràng buộc pháp lý mà khách
hàng phải tuân thủ trong quá trình sử dụng tín dụng của ngân hàng.
2.1.3 Các hình thức tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng được thực hiện dưới nhiều hình thức, được nhìn nhận
dưới nhiều góc độ khác nhau theo các tiêu chí phân loại khác nhau. Trên thực tế,
người ta thường đề cập đến các hình thức tín dụng ngân hàng với nhiều các tiêu

thức phân chia khác nhau gồm:
 Căn cứ thời hạn cấp tín dụng
-

Tín dụng ngắn hạn: bao gờm những khoản tín dụng có thời hạn trong

vòng 12 tháng trở x́ng và được sử dụng để tài trợ vốn lưu động thiếu hụt theo
thời vụ cho các doanh nghiệp, những khoản vay tiêu dùng có thời hạn ngắn. Khách
hàng vay đa dạng nhiều tầng lớp khác nhau trong nền kinh tế xã hội.
-

Tín dụng trung hạn: bao gờm những khoản tín dụng có thời hạn sử

dung tín dụng trên 1 năm cho đến 5 năm, được sử dụng chủ yếu để tài trợ cho tài
sản cớ định, ví dụ mua sắm cải tạo sửa chữa nhà ở, mua máy móc dây chuyền công
nghệ trong các doanh nghiệp, bổ sung vốn lưu động thường xun…
-

Tín dụng dài hạn: bao gờm những khỏan tín dụng có thời hạn sử dụng

tín dụng từ 5 năm trở lên. Những dự án đầu tư qui mô lớn của doanh nghiệp, các
khoản vay mua nhà của cá nhân… thuộc dạng này.
 Căn cứ mục đích sử dụng tín dụng
-

Tín dụng cho sản xuất kinh doanh: bao gờm tất cả các khoản tín dụng

tài trợ cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Chủ thể cho vay có thể là doanh nghiệp, tổ
chức kinh tế, các hộ kinh tế cá thể…với nhiều mục đích đa dạng, chẳng hạn bở



11

sung vốn lưu động theo thời vụ, vay đầu tư cải tạo, xây dựng nhà xưởng, mua máy
móc thiết bị…
-

Tín dụng tiêu dùng: đáp ứng cho các nhu cầu mua sắm nhà cửa, xe

cộ, chi tiêu, sinh hoạt cá nhân/hộ gia đình…
-

Tín dụng đới với các tở chức tài chính khác: tín dụng cho sản xuất

kinh doanh và tín dụng tiêu dùng thường được cung cấp trực tiếp cho người có nhu
cầu – “bán lẻ”, những tín dụng đới với các tở chức tài chính khác được xem là
những khoản tín dụng được cung cấp dưới dạng “bán sỉ/bn”.
 Căn cứ theo xuất xứ/ng̀n gớc của khoản tín dụng:
-

Tín dụng trực tiếp: bao gờm những khỏan tín dụng được hình thành

trực tiếp trong quan hệ giữa ngân hàng và người vay.
-

Tín dụng gián tiếp: gờm những khoản tín dụng được ngân hàng thực

hiện trên cơ sở mua lại các khoản nợ chưa đến hạn thanh toán trên các phiếu bán
hàng, thương phiếu… từ người sở hữu chúng, bao gồm chiết khấu, bao thanh toán,
tài trợ bán trả góp…

 Căn cứ tính chất đảm bảo/mức độ tín nhiệm của người vay:
-

Tín dụng có đảm bảo: là tín dụng dựa trên cơ sở của các biện pháp

bảo đảm được pháp luật quy định trong bộ luật dân sự như thế chấp, cầm cớ, bảo
lãnh… Hầu hết các khách hàng mới, ít quan hệ đều phải áp dụng bảo đảm mới
được ngân hàng cấp tín dụng, nhằm hình thành ng̀n trả nợ bở sung trong trường
hợp nguồn trả nợ đầu tiên không thực hiện được.
-

Tín dụng khơng có đảm bảo: là tín dụng chỉ dựa trên uy tín của chính

người nhận tín dụng mà không cần các biện pháp bảo đảm tiền vay đi kèm. Thường
áp dụng đối với khách hàng truyền thống, tín nhiệm cao, phương án vay có hiệu
quả kinh tế, dòng tiền trả nợ rõ ràng, chắc chắn, ngoài ra còn phải cam kết thực
hiện bảo đảm bằng tài sản khi tở chức tín dụng u cầu thì mới được ngân hàng
chấp nhận cấp tín dụng khơng có bảo đảm.


12

 Căn cứ theo hình thức cấp tín dụng:
-

Cho vay: là hình thức cấp tín dụng, trong đó bên cho vay giao hoặc

cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định
trong một khoản thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hồn trả cả
gớc và lãi.

-

Chiết khấu: là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy

đòi các cơng cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi
đến hạn thanh toán.
-

Bảo lãnh ngân hàng: là hình thức cấp tín dụng, trong đó ngân hàng

cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho
khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ
đã cam kết, khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho ngân hàng theo thỏa thuận.
-

Bao thanh toán: là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên

mua hàng thông qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thu
hoặc các khoản phải trả phát sinh từ việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo
hợp đờng.
Việc phân loại tín dụng ngân hàng theo một sớ tiêu thức như trên chỉ có ý
nghĩa tương đới trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Khi các hình thức tín dụng
càng đa dạng thì cách phân loại càng chi tiết. Phân loại tín dụng giúp cho việc
nghiên cứu sự vận động của vớn tín dụng trong từng loại hình cấp tín dụng và là cơ
sở để so sánh, đánh giá hiệu quả kinh tế của chúng
2.2

Tổng quan về rủi ro tín dụng

2.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng

Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel committee on Banking
supervision-BCBS) được thành lập vào năm 1974 bởi một nhóm các Ngân hàng
trung ương và cơ quan giám sát của 10 nước phát triển (G10) tại thành phớ Basel,
Thụy Sỹ nhằm tìm cách ngăn chặn sự sụp đổ của hàng loạt các ngân hàng vào thập


13

kỷ 80. Basel đã đưa ra khái niệm về rủi ro tín dụng như sau: “rủi ro tín dụng là khả
năng mà khách hàng vay hoặc là bên đối tác của ngân hàng không thực hiện đúng
cam kết đã thỏa thuận”. (Basel Commitee on Banking Supervision September
2000).
Theo khái niệm này rủi ro tín dụng có phạm vi khá rộng, khơng chỉ trong
quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với khách hàng mà trong cả các hoạt động khác
như đầu tư, phái sinh. Tuy nhiên luận văn chỉ nghiên cứu rủi ro tín dụng trong hoạt
động cho vay, vì vậy rủi ro tín dụng có thể hiểu là việc khách hàng không trả nợ
hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng.
2.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng của ngân hàng khá đa dạng và phức tạp, có thể nhận diện
chúng qua các tiêu chí khác nhau.


Nếu căn cứ vào hoạt động nghiệp vụ và quản trị điều hành của ngân hàng có

thể chia rủi ro tín dụng thành hai loại sau:
-

Rủi ro nợ quá hạn
Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và hoặc lãi đã


quá hạn. Nợ quá hạn là biểu hiện khơng lành mạnh của quá trình hoạt động tín
dụng của ngân hàng, báo hiệu các rủi ro đới với ngân hàng và khách hàng. Khi phát
sinh các khoản nợ quá hạn sẽ khiến cho ngân hàng phải đối mặt vói các rủi ro
khơng thu hời được khoản đã cho vay điều này đe doạ sự phát triển ổn định của
ngân hàng cũng như đới với tồn hệ thớng các TCTD và của môi trường kinh tế vĩ
mô.
-

Rủi ro ứ đọng vốn và thiếu vốn
Trong kinh tế thị trường, với tư cách là một trung gian tài chính, hoạt động

chủ yếu của ngân hàng là đi vay để cho vay, nếu hai khâu trong chu trình hoạt động
này khơng tạo ra được sự phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ thì rủi ro sẽ phát sinh.
Cụ thể:


14

+ Rủi ro đọng vốn: là hiện tượng vốn huy động của ngân hàng lớn hơn so
với vốn cho vay. Việc đọng vốn này khiến cho ngân hàng tăng chi phí, giảm thu
nhập, thậm chí có thể dẫn đến thua lỗ.
+ Rủi ro thiếu vốn: nếu nhu cầu vốn vay của khách hàng gia tăng nhưng
nguồn vốn huy động lại không đáp ứng được đầy đủ và kịp thời, hoặc nguồn vốn
không đáp ứng được việc chi trả các khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm,
kỳ phiếu, trái phiếu và các khoản chi phí khác, khi ấy các ngân hàng phải đới mặt
với rủi ro.


Căn cứ vào tính chất của rủi ro chia rủi ro tín dụng thành 2 loại:
-


Rủi ro khả kháng
Rủi ro khả kháng là loại rủi ro tín dụng mà ngân hàng có thể dự đoán được

chủ thể gây ra rủi ro đó, ước tính được mức độ ảnh hưởng và thời gian phát sinh
của chúng ... để có thể có biện pháp hợp lý phòng ngừa hạn chế ở mức độ thấp nhất
có thể. Những loại rủi ro này thường do nguyên nhân chủ quan gây ra, thường xuất
phát từ bản thân ngân hàng.
-

Rủi ro bất khả kháng
Rủi ro bất khả kháng là loại rủi ro tín dụng mà ngân hàng khơng thể dự đoán

được hoặc khơng thể dự đoán một cách chính xác nhất ảnh hưởng của chúng. Loại
rủi ro này thường do yếu tố khách quan gây nên như yếu tố môi trường tự nhiên,
mơi trường xã hội, mơi trường chính trị và chính khách hàng vay vớn của ngân
hàng.


Căn cứ vào nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng ngân hàng có thể chia ra

thành các loại sau:
-

Rủi ro giao dịch: là hình thức rủi ro mà nguyên nhân phát sinh do những hạn

chế trong quá trình đánh giá, phân tích tín dụng và xét duyệt khi ngân hàng lựa
chọn nhũng phương án cho vay; rủi ro phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các
điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo,
hình thức đảm bảo, và mức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo.



15

-

Rủi ro danh mục: là hình thức rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là

do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được chia thành
hai loại rủi ro là rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.
+ Rủi ro nội tại (còn gọi là rủi ro bản chất): xuất phát từ các yếu tớ, các đặc
điểm riêng có, mang tính riêng biệt bên trong mỗi khách hàng vay hoặc ngành hoặc
lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn
của khách hàng vay vốn.
+ Rủi ro tập trung: là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều
đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng
một ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định; hoặc cùng
một loại hình cho vay có rủi ro cao.
Khi thiếu sự đa dạng hoá, ngân hàng phải gánh chịu rủi ro tập trung và rủi ro
nội tại. Điều này cũng gợi ý một trong những cách kiểm soát rủi ro danh mục là đa
dạng hoá, đặt những giới hạn tập trung, đưa ra những giới hạn về tỷ lệ dư nợ vay
tối đa đới vói ngành hoặc doanh nghiệp có độ rủi ro cao. Dù với cách phân loại nào
đi nữa thì mọi loại rủi ro tín dụng đều phải được quan tâm đặc biệt để từ đó đưa ra
các biện pháp quản lý hiệu quả nhất nhằm hạn chế đến mức thấp nhất có thể những
tởn thất mà ngân hàng phải gánh chịu.
2.2.3 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng
2.2.3.1 Nguyên nhân khách quan
 Tác động của môi trường kinh tế
Nhiều khách hàng kinh doanh các ngành mang tính thời vụ và phụ thuộc
nhiều vào các yếu tố từ thiên nhiên như hạn hán, lũ lụt hay các thiên tai, dịch bệnh

đột ngột kéo đến sẽ dễ dàng và nhanh chóng làm cho các hoạt động kinh doanh của
khách hàng dễ “đổ vỡ” dẫn đến khả năng hoàn trả các khoản nợ rất khó khăn hoặc
khơng thể trả nợ làm giảm chất lượng các khoản tín dụng.
 Tác động của mơi trường pháp lý


16

Kinh doanh tiền tệ là ngành kinh doanh có ảnh hưởng rất nhiều đến sự ổn
định và phát triển chung của nền kinh tế, do đó hoạt động ngân hàng cũng chịu sự
điều tiết về pháp lý của Nhà nước. Đặc biệt, hoạt động tín dụng ngân hàng là đới
tượng chịu sự tác động trực tiếp. Khi hành lang pháp lý chưa an tồn, mơi trường
kinh doanh kém lành mạnh và những chính sách thường thay đởi, thiếu đờng bộ sẽ
gây những ách tắc, hệ lụy nặng nề cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt
động tín dụng nói riêng.
Bên cạnh đó, sự thay đởi về lãi suất, tỷ giá hối đoái, lạm phát, chỉ số giá cả
tăng, nguyên vật liệu đầu vào tăng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và khách
hàng khơng có khả năng trả nợ.
 Sự hợp tác giữa các ngân hàng còn lỏng lẻo, thiếu chia sẻ thơng tin dẫn
đến ngân hàng có qút định sai lầm khi cấp tín dụng cho khách hàng
Hiện nay, mỗi ngân hàng khi cho vay đều quyết định độc lập dựa vào hồ sơ
khách hàng cung cấp. Điều này dẫn đến tình h́ng: có nhiều ngân hàng cùng cho
vay một khách hàng và có khả năng tởng mức cho vay của các ngân hàng vượt quá
nhu cầu của khách hàng. Các ngân hàng chưa có bất kỳ sự chia sẻ thông tin nào với
nhau về việc tài trợ vớn tín dụng cho cùng một khách hàng. Như vậy, rủi ro xảy ra
là rất lớn cho tất cả các ngân hàng.
 Quy định về xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ vay chưa chặt chẽ, tốn
nhiều thời gian
Tài sản đảm bảo không phải là điều kiện quyết định nhưng là điều kiện đủ
để ngân hàng quyết định cho vay. Bởi khi khách hàng không trả được nợ vay thì

ngân hàng sử dụng biện pháp ći cùng là xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. Tuy
nhiên, việc xử lý tài sản khá phức tạp và tuân theo quy trình: Ngân hàng khởi kiện,
Tòa án hòa giải, khi hòa giải khơng thành thì mới xử lý tài sản thông qua bán đấu
giá để thu hồi. Trung bình quá trình thu nợ kéo dài trên 2 năm, rất tớn thời gian và
chi phí. Bởi ngân hàng cũng là đơn vị kinh doanh nên không thể cưỡng chế tài sản
để thu nợ.


×