Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

(Luận văn thạc sĩ) tác động của loại hình sở hữu lên hiệu quả hoạt động ở các ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

LÊ HỮU NGHĨA

TÁC ĐỘNG CỦA LOẠI HÌNH SỞ HỮU LÊN
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG Ở CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

LÊ HỮU NGHĨA

TÁC ĐỘNG CỦA LOẠI HÌNH SỞ HỮU LÊN
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG Ở CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8 34 02 01



Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Diệu Anh

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Luận văn nghiên cứu về mối quan hệ tác động của loại hình sở hữu đến
hiệu quả hoạt động các Ngân hàng Thương mại Việt Nam. Theo đó, tác giả đã sử
dụng phương pháp bao dữ liệu DEA để đo lường hiệu quả hoạt động và mô hình hồi
quy Tobit để tìm ra tác động của loại hình sở hữu đến hiệu quả hoạt động của 33
Ngân hàng Thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn 2013 - 2018. Kết quả cho thấy
các loại hình sở hữu có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của các NHTM, phù
hợp với lý thuyết về quản trị ngân hàng, tương thích với tình hình thực tiễn của Việt
Nam. Cụ thể NHTM vốn sở hữu nước ngồi có tác động mạnh nhất, kế đó là NHTM
có vốn sở hữu nhà nước và sau cùng là NHTM có vốn sở hữu đại chúng. Bên cạnh
đó, nghiên cứu cịn đưa ra các phát hiện và kết quả mang ý nghĩa thống kê, về các
nhân tố khác có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM như tỷ lệ nợ xấu,
quy mô tài sản, tỷ lệ thu nhập từ lãi so với tỷ lệ thu nhập ngoài lãi. Trên cơ sở kết quả
nghiên cứu đạt được, luận văn đã khuyến nghị các giải pháp phù hợp đẩy mạnh tác
động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực nhằm tăng hiệu quả hoạt động của các NHTM
Việt Nam.

i


LỜI CAM ĐOAN
Bằng danh dự, tác giả cam đoan rằng đây là nghiên cứu do chính tác giả
thực hiện, độc lập, khách quan, đáng tin cậy và tuân thủ các nguyên tắc về nghiên
cứu, học thuật.


Chữ ký của tác giả

ii


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành được luận văn này, tơi chân thành tri ơn các thầy cô trường
Đại học Ngân hàng TP.HCM đã tận tình hướng dẫn và truyền thụ kiến thức quý báu
cho tôi suốt thời gian cao học. Đặc biệt tôi chân thành biết ơn TS. Bùi Diệu Anh,
người thầy đã giảng dạy và hướng dẫn nhiệt tình, tâm huyết và hỗ trợ cho tôi trong
suốt thời gian trên lớp lẫn trong nghiên cứu.
Chân thành cảm ơn bố mẹ tôi đã cổ vũ và quan tâm động viên tơi cố gắng
thực hiện, hồn thành luận văn này.

iii


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1.1.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ........................................................................................................ 1

1.1.1

Đặt vấn đề ............................................................................................................................. 1

1.1.2


Tính cấp thiết......................................................................................................................... 2

1.1.3

Khe hở nghiên cứu ................................................................................................................ 3

1.2.

MỤC TIÊU ĐỀ TÀI.............................................................................................................. 4

1.2.1.

Mục tiêu tổng quát................................................................................................................. 4

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................................... 4

1.3.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .................................................................................................... 4

1.4.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................................... 5

1.4.1

Đối tượng nghiên cứu............................................................................................................ 5


1.4.2

Phạm vi.................................................................................................................................. 5

1.5.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 5

1.5.1

Phương pháp tổng hợp, thống kê........................................................................................... 5

1.5.2

Phương pháp định lượng ....................................................................................................... 5

1.6.

ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................................... 6

1.6.1

Về lý thuyết ........................................................................................................................... 6

1.6.2

Về thực tiễn ........................................................................................................................... 6

1.7.


KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................................................... 6

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ..................................................................................................................... 7
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU VỀ HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG, NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM ................. 8
2.1.

LƯỢC KHẢO CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHTM.................... 8

2.1.1.

Khái niệm hiệu quả hoạt động của NHTM ........................................................................... 8

2.1.2.

Chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của NHTM ................................................................ 9

2.1.3.
Các loại hình sở hữu trong NHTM và tác động của loại hình sở hữu đến HQHĐ của
NHTM ............................................................................................................................................. 16
2.2.
LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA LOẠI HÌNH
SỞ HỮU ĐẾN HQHĐ CỦA NHTM ................................................................................................. 18
2.2.1.

Các nghiên cứu thực nghiệm về đo lường hiệu quả hoạt động của NHTM ........................ 18

2.2.1.1

Các nghiên cứu ngoài nước ................................................................................................. 18


2.2.1.2

Các nghiên cứu trong nước ................................................................................................. 19
iv


2.2.2.
Tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước về tác động của loại hình sở hữu đến HQHĐ
của NHTM. ......................................................................................................................................... 20
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................................................... 24
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA LOẠI HÌNH SỞ HỮU
ĐẾN HQHĐ CỦA NHTM ................................................................................................................. 25
3.1.

DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ................................................................................................... 25

3.2.

PHƯƠNG PHÁP BAO DỮ LIỆU DEA ............................................................................. 25

3.3.1.

Quy trình nghiên cứu........................................................................................................... 25

3.3.2.

Mơ tả quy trình .................................................................................................................... 26

3.3.


MƠ HÌNH TOBIT ............................................................................................................... 29

3.3.1.

Quy trình nghiên cứu........................................................................................................... 29

3.3.2.

Mơ tả quy trình .................................................................................................................... 29

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................................................... 33
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN .................................................................................. 34
4.1.
KẾT QUẢ ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHTM
VIỆT NAM ......................................................................................................................................... 34
4.2.
KẾT QUẢ HỒI QUY MƠ HÌNH TOBIT ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA LOẠI HÌNH SỞ
HỮU ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM .......................................... 43
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ................................................................................................................... 47
CHƯƠNG 5: KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM
VIỆT NAM ......................................................................................................................................... 48
5.1.

Đối với NHTM .................................................................................................................... 48

5.2.

Đối với NHNN .................................................................................................................... 50


HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ GỢI Ý HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .................................. 52
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................ 53

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
NHTM
TCTD
DEA
HQHĐ
SFA
CRS
VRS
MI
NHNN
TMCP

Diễn giải
Ngân hàng Thương mại
Tổ chức tín dụng
Data Envelopment Analysis
Hiệu quả hoạt động
Stochatic Frontier Analysis
Constant Returns to Scale
Variable Returns to Scale
Chỉ số Malmquist
Ngân hàng Nhà nước
Thương mại Cổ phần


vi


DANH MỤC BẢNG, PHỤ LỤC
Bảng 2.1. Lược khảo các nghiên cứu ngoài nước liên quan đến đo lường HQHĐ
của NHTM........................................................................................................... 16
Bảng 2.2. Lược khảo các nghiên cứu trong nước liên quan đến đo lường HQHĐ
của NHTM............................................................................................................ 17
Bảng 2.3. Lược khảo tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến tác động của loại hình
sở hữu đến HQHĐ của ngân hàng ....................................................................... 20
Bảng 4.1. Thống kê các chỉ số cơ bản các biến đầu vào và đầu ra ...................... 32
Bảng 4.2. Kết quả ước lượng HQHĐ của từng ngân hàng và theo loại hình sở hữu
bằng phương pháp DEA ....................................................................................... 34
Bảng 4.3. Kết quả kiểm tra hệ số tương quan giữa các biến đầu vào đầu ra bằng
Eviews . ................................................................................................................ 36
Bảng 4.4. Kết quả ước lượng chỉ số Malmquist bằng phương pháp DEA .......... 37
Bảng 4.5. Kết quả ước lượng chỉ số Malmquist về sự thay đổi năng suất nhân tố
tổng hợp. ............................................................................................................... 38
Bảng 4.6. Kết quả ước lượng thay đổi các thành phần ........................................ 40
Bảng 4.7.Kết quả hồi quy mơ hình Tobit ............................................................. 41
Phụ lục 01. Bảng dữ liệu chạy mô hình Tobit ..................................................... 56
Phụ lục 02. Bảng dữ liệu chạy DEA .................................................................... 62
Phụ lục 03. Danh sách các Ngân hàng Thương mại Việt Nam............................ 68

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Mơ hình DEA tối đa hóa đầu vào ......................................................... 9

Hình 2.2. Mơ hình DEA sản lượng không đổi theo quy mô CRS và sản lượng
thay đổi theo quy mơ VRS .................................................................................... 11
Hình 3.1. Quy trình đo lường HQHĐ của các NHTM bằng phương pháp DEA . 25
Hình 3.2. Quy trình hồi quy mơ hình Tobit .......................................................... 27

viii


CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1.1.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1.1.1 Đặt vấn đề
Xu hướng kinh tế quốc tế theo hướng tự do hóa mậu dịch ngày càng cao.
Các rào cản về bảo hộ đã và đang được dỡ bỏ. Ranh giới đi lại, trao đổi hàng hóa,
dịch vụ giữa các quốc gia ngày càng “phẳng” hơn. Việt Nam cũng không nằm ngoại
lệ trong xu hướng tồn cầu hóa ấy. Bằng chứng là chúng ta đã liên tục tham gia các
tổ chức, diễn đàn kinh tế thế giới và khu vực như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Á (ASEAN) năm 1995, Diễn đàn hợp tác kinh tế Á – Âu (ASEM ) năm 1996, Diễn
đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) năm 1998, Tổ chức Thương
mại thế giới (WTO) năm 2006,...
Điều này cho thấy chính sách mở cửa kinh tế của Việt Nam đã và sẽ thu
hút được nhiều tổ chức, nhà đầu tư trong lẫn ngoài nước tham gia hoạt động kinh
doanh, đầu tư, trong đó ngành Ngân hàng cũng khơng ngoại lệ.
Song song với chính sách mở cửa phát triển kinh tế, hành lang pháp lý về
đầu tư, kinh doanh không ngừng được cải thiện cả về chiều sâu lẫn chiều rộng. Bằng
chứng là các văn bản quy phạm Pháp luật lần lượt được ban hành như Nghị định số
115-CP của Hội đồng Bộ trưởng ngày 18/4/1977. Qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung,
Luật đầu tư mới nhất được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7 của Quốc hội ngày

26/11/2014 có hiệu lực 01/07/2015. Luật Doanh nghiệp, Luật các Tổ chức Tín dụng
cũng theo xu hướng ấy mà hình thành và thay đổi cho phù hợp với chính sách, điều
kiện kinh tế mới của Việt Nam.
Tuy nhiên, tại Khoản 1, Điều năm 51 Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam
có quy định: “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai
trị chủ đạo”. Trong khi đó, Luật Đầu tư 2014 quy định tại Khoản 4, Điều 5 của Luật
1


này như sau: “Nhà nước đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư; có chính sách khuyến
khích và tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh,
phát triển bền vững các ngành kinh tế ”. Tại khoản 1, điều 5 Luật Doanh nghiệp 2014
quy định “Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của các loại hình doanh
nghiệp được quy định tại Luật này; bảo đảm bình đẳng trước pháp luật của các doanh
nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế; thừa nhận tính sinh
lợi hợp pháp của hoạt động kinh doanh.” Luật các TCTD 2010 và các sửa đổi không
đề cập về nguyên tắc đối xử “bình đẳng” giữa các chủ thể tham gia hoạt động kinh
doanh ngân hàng.
Như vậy, về cơ bản khơng có sự phân biệt hình thức sở hữu trong các văn
bản pháp luật tại Việt Nam, tuy nhiên vấn đề này trong thực tế có hồn tồn như vậy
không? Đặc biệt trong môi trường cạnh tranh kinh doanh giữa các Ngân hàng với
nhiều loại hình sở hữu khác nhau thì hình thức sở hữu có tác động đến hiệu quả hoạt
động của mỗi Ngân hàng hay không? Đây là vấn đề cần đặt ra để xem xét, nhất là
trong bối cảnh Việt Nam đang nhấn mạnh vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển
kinh tế giai đoạn hiện nay.
1.1.2 Tính cấp thiết
Ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của Ngân
hàng, cũng như nghiên cứu về tác động của loại hình sở hữu lên hiệu quả hoạt động
của các Ngân hàng1. Tuy nhiên các nghiên cứu hoặc sử dụng phương pháp định tính

theo phương pháp truyền thống thơng qua so sánh các chỉ số tài chính, hoặc chỉ có
một nghiên cứu định lượng liên quan2 sử dụng mơ hình hồi quy mô mẫu khá giới hạn
(chỉ 22 NHTM, trong giai đoạn 2007- 2014) với các biến đo lường hiệu quả khá đơn
giản. Vì vậy, cần thiết phải có một nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng với
mẫu khảo sát lớn hơn, sử dụng các biến mới đã được nghiên cứu, cơng bố tương thích

1
2

Các nghiên cứu này sẽ được tác giả đề cập cụ thể trong phần tổng quan về tình hình nghiên cứu.
Nguyễn Trần Phương Thảo (2016).

2


nhằm đưa ra các kết luận bao quát và toàn diện hơn trong bối cảnh của các ngân hàng
Việt Nam hiện nay.
Từ những lý do trên, tác giả chọn chủ đề “Tác động của loại hình sở hữu
đến hiệu quả hoạt động các Ngân hàng Thương mại Việt Nam” làm đề tài luận văn
tốt nghiệp cao học của mình.
1.1.3 Khe hở nghiên cứu
Mẫu chọn nghiên cứu trong luận văn này, tác giả thực hiện phân tích trên
33 NHTM của Việt Nam với nhiều loại hình sở hữu như sở hữu nhà nước, sở đại
chúng, sở hữu nước ngoài từ giai đoạn 2013 -2018. Song, phần lớn các nghiên cứu
tại khu vực Châu Á như của Laeven (1999), Thierno Amadou Barry & các cộng sự (
2008), Subhash Ray và các công sự (2012) có thể chưa tương đồng với Việt Nam về
điều kiện kinh tế, xã hội và trình độ phát triển ngân hàng (mẫu chọn với số lượng
ngân hàng lớn, phân bố ở nhiều quốc gia phát triển). Hoặc khả năng gần tương đồng
về phạm vi khơng gian thì số lượng mẫu chọn lại thấp hơn như nghiên cứu của San
O et al và các công sự (2011).

Ở Việt Nam các nghiên cứu định lượng về tác động loại hình sở hữu đến
hiệu quả hoạt động tại các NHTM chưa nhiều, nếu có thì số mẫu chọn chưa bao qt
hết các NHTM, đo lường hiệu quả hoạt động bằng mô hình DEA chỉ giới hạn ở các
biến đầu vào – đầu ra đơn giản như chi phí lãi vay, chi phí ngồi lãi, lợi nhuận từ lãi,
lợi nhuận từ ngồi lãi như nghiên cứu của Trần Phương Thảo & các cộng sự (2016).
Trong khi đó, với đề tài này, tác giả đã lược khảo và ứng dụng một số biến đầu vào –
đầu ra mới tương thích bằng các nghiên cứu và công bố kết quả trong đo lường hiệu
quả hoạt động của ngân hàng ở Việt Nam theo phương pháp bao dữ liệu DEA. Phần
này sẽ được trình bày rõ tại chương 3.
Ngoài ra thời gian trong nghiên cứu của tác giả bắt đầu từ năm 2013 đến
2018 đã loại trừ được yếu tố sai sót trong bóc tách dữ liệu vì trước đó có tình trạng

3


sáp nhập, hợp nhất của một số NHTM tại Việt Nam1. Thêm vào đó phạm vi về thời
gian của nghiên cứu này cũng được cập nhập thực trạng các NHTM so với các nghiên
cứu khác tại Việt Nam.
Với những khác biệt như đề cập trên đây, tác giả cho rằng đề tài này khơng
có sự trùng lắp hồn tồn với các nghiên cứu trước, bên cạnh đó đề tài cũng có những
điểm mới, với những đóng góp nhất định trên phương diện lý luận và thực tiễn như
đã đề cập trong mục 1.6.
1.2.

MỤC TIÊU ĐỀ TÀI

1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá tác động của loại hình sở hữu đến hiệu quả hoạt động các Ngân
hàng Thương mại Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng hiệu quả hoạt động
của Ngân hàng Thương mại Việt Nam.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
o Mục tiêu 1: Đo lường hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng Thương
mại Việt Nam.
o Mục tiêu 2: Đánh giá chiều hướng (tích cực/tiêu cực) và mức độ tác
động của loại hình sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng
Thương mại Việt Nam
o Mục tiêu 3: Đề xuất giải pháp phù hợp đẩy mạnh tác động tích cực,
hạn chế tác động tiêu cực nhằm tăng hiệu quả hoạt động của các
NHTM Việt Nam.
1.3.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
o Câu hỏi 1: Hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng Thương mại Việt
Nam trong thời gian từ năm 2013 đến 2018 đạt được như thế nào?

SCB hợp nhất từ 3 ngân hàng Ficombank, TinNghiaBank, SCB; WesternBank sáp nhập vào PVFC rồi đổi
tên thành PvcomBank; Habubank nhập vào SHB; Đại Á sáp nhập vào HDBank; TienPhongBank và Doji sáp
nhập thành TPBank; MHB sáp nhập vào BIDV; MDB sáp nhập vào Maritime Bank; Southernbank sáp nhập
vào Sacombank.
1

4


o Câu hỏi 2: Có hay khơng sự tác động của hình thức sở hữu đến hiệu
quả hoạt động của Ngân hàng Thương mại? Các tác động đó theo
chiều hướng nào? Tích cực hay tiêu cực? Mức độ tác động cụ thể
như thế nào?
o Câu hỏi 3: Giải pháp nào phù hợp để đẩy mạnh tác động tích cực,
hạn chế tác động tiêu cực nhằm tăng hiệu quả hoạt động của các

NHTM Việt Nam?
1.4.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Tác động của loại hình sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng
Thương mại Việt Nam.
1.4.2 Phạm vi
o Phạm vi không gian: 33 NHTM tại Việt Nam.
o Phạm vi thời gian: Từ năm 2013-2018.
1.5.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.5.1 Phương pháp tổng hợp, thống kê
Phương pháp tổng hợp, thống kệ được sử dụng cho phần khảo cứu về lý thuyết
và các nghiên cứu trước đó để tìm ra mơ hình định lượng hiệu quả hoạt động,
tác động của hình thức sở hữu đến hiệu quả hoạt động. Ngồi ra, phương pháp
tổng hợp, thống kê cịn được sử dụng trong thu thập, xử lý các báo cáo tài
chính của 33 NHTM.
1.5.2 Phương pháp định lượng
Phương pháp định lượng bằng mơ hình phi tham số phân tích bao dữ liệu DEA
(Data Envelopment Analysis) để đo lường hiệu quả hoạt động. Sau đó hồi quy
bằng mơ hình Tobit để tìm ra tác động của hình thức sở hữu đến hiệu quả hoạt
động.

5



1.6.

ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

1.6.1 Về lý thuyết
Trên thế giới việc sử dụng mơ hình bao dữ liệu DEA và mơ hình Tobit để
đo lường tác động của loại hình sở hữu lên hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng
Thương mại Cổ phần là phổ biến như các nghiên cứu của Thierno Amadou Barry &
các cộng sự (2008), San O et al và các công sự ( 2011), Subhash Ray và các công sự
(2012)...Tuy nhiên ở Việt Nam, mô hình này chưa được sử dụng rộng rãi trong nghiên
cứu định lượng về tác động của loại hình sở hữu đến hiệu quả hoạt động tại các
NHTM. Vì vậy việc vận dụng mơ hình nghiên cứu này trong điều kiện Việt Nam, với
những đặc điểm riêng có, khác biệt về không gian với các nghiên cứu trước, được
xem là một đóng góp có ý nghĩa về mặt lý luận.
1.6.2 Về thực tiễn
Dựa trên kết quả nghiên cứu phân tích, luận văn đề xuất giải pháp trên
phương diện sở hữu nhằm tăng hiệu quả hoạt động cho các Ngân hàng Thương mại
Việt Nam. Kết quả nghiên cứu có thể đem lại những gợi ý chính sách cho các nhà
quản lý tại Việt Nam nhằm tháo gỡ những rào cản phân biệt trên phương diện sở hữu
(nếu có) có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM.
1.7.

KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài có kết cấu gồm 5 chương:
Chương 1: Phần mở đầu
Chương 2: Lược khảo cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu về hiệu quả hoạt

động, nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của NHTM.
Chương 3: Thiết kế mơ hình nghiên cứu về tác động của loại hình sở hữu
đến HQHĐ của NHTM.

Chương 4: Phân tích và thảo luận kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Khuyến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các
NHTM tại Việt Nam.
6


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Nội dung chương 1 là phần giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu bao
gồm lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng góp của
đề tài và kết cấu của luận văn. Trong đó, tác giả đã tập trung làm rõ tính cấp thiết và
khe hở nghiên cứu về khơng gian, thời gian, phương pháp nghiên cứu và mẫu chọn.
Đồng thời luận văn cũng nêu lên những đóng góp nhất định về mặt lý thuyết cũng
như thực tiễn trong việc nghiên cứu về đo lường hiệu quả hoạt động cũng như tác
động của loại hình sở hữu đối với HQHĐ của các NHTM Việt Nam. Chương 1 được
coi là tiền đề quan trọng để tác giả tìm hiểu và lược khảo các cơ sở lý thuyết có liên
quan ở chương 2.

7


CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ
CÁC NGHIÊN CỨU VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG,
NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA NHTM
2.1. LƯỢC KHẢO CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHTM
2.1.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động của NHTM
Trong lĩnh vực sản xuất, khái niệm về hiệu quả được phát triển bởi
Koopmans (1951) và Farrel (1957). Theo Koopamans (1951), hiệu quả kỹ thuật trong
sản xuất có được khi tăng mức độ đầu ra hoặc giảm mức độ đầu vào nhất định bằng
cách giảm mức độ đầu ra khác hoặc tăng mức độ đầu vào khác. Farrel (1957) thì cho

rằng hiệu quả phản ánh mối quan hệ trong quá trình chuyển đổi các yếu tố đầu vào
nhất định thành các yếu tố đầu ra. Sakunasingha (2006) cho rằng HQHĐ được xem
là “máu” của các đơn vị kinh tế do nó cung cấp những thơng tin hữu dụng về các đơn
vị kinh tế.
Trong lĩnh vực ngân hàng, Rose (2004) cho rằng Ngân hàng Thương mại
(NHTM) có thể được xem là một tổ chức có hoạt động kinh doanh vì mục tiêu tối đa
hóa giá trị cổ đơng ở mức độ rủi ro cho phép. Vì vậy, HQHĐ mà các ngân hàng quan
tâm đó chính là khả năng sinh lời, thu nhập càng cao giúp ngân hàng bảo toàn được
vốn, tăng khả năng mở rộng thị trường, tăng tính cạnh tranh và thu hút được nhiều
nhà đầu tư. Tuy nhiên, Mester (1997) khi đề cập đến HQHĐ trong ngành ngân hàng
tác giả đã tách bạch giữa hiệu quả phân bổ với hiệu quả kỹ thuật. Mester (1997) cho
rằng hiệu quả phân bổ là mức độ mà các nguồn lực được phân bổ để sử dụng với giá
trị kỳ vọng cao nhất, trong khi hiệu quả kỹ thuật có được khi sản lượng đầu vào tối
thiểu được sử dụng để tạo ra một lượng đầu ra.
Với Nguyễn Khắc Minh (2004) HQHĐ trong nền kinh tế là mối tương
quan giữa đầu vào các yếu tố khan hiếm và đầu ra hàng hóa, dịch vụ. Nói cách khác,
8


Nguyễn Khắc Minh (2004) cho rằng khái niệm HQHĐ dùng để xem xét tài nguyên
được thị trường phân phối tốt đến thế nào.
Theo Hồ Thị Lam (2017), HQHĐ của các NHTM “là một phạm trù kinh
tế phản ánh khả năng sử dụng các nguồn lực để đạt được lợi nhuận cao nhất có thể
với chi phí thấp nhất có thể”.
Tóm lại hiệu quả hoạt động của NHTM có thể hiểu là một phạm trù kinh
tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực như vốn, nhân lực, khoa học công nghệ,
tài nguyên thiên nhiên …để đạt được mục tiêu nhất định. Hiệu quả hoạt động phản
ánh lợi ích đạt được từ các hoạt động kinh doanh của NHTM trên cơ sở so sánh lợi
ích thu được với chi phí bỏ ra.
2.1.2. Chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của NHTM

Trước đây, HQHĐ ngân hàng thường được đo lường bằng phương pháp
truyền thống thông qua các chỉ số tài chính sau (Nguyễn Việt Hùng, 2008):
 Nhóm các chỉ số phản ánh khả năng sinh lời: tỷ lệ thu nhập lãi cận
biên (NIM), thu nhập ngoài lãi cận biên (NOM), thu nhập ròng trên tổng
tài sản (ROA), thu nhập ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE), hệ số thu nhập
trên cổ phiếu (EPS);
 Nhóm chỉ tiêu phản ánh thu nhập, chi phí như: tỷ suất tổng chi phí
hoạt động trên tổng thu từ hoạt động, tỷ suất tổng thu hoạt động trên
tổng tài sản, năng suất lao động bằng tổng thu từ hoạt động trên số lượng
nhân viên làm việc đủ thời gian;
 Nhóm chỉ tiêu về rủi ro tài chính như: tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ cho vay
rịng trên tổng tài sản, tỷ lệ tài sản nhạy cảm với lãi suất và nguồn vốn
nhạy cảm với lãi suất, tỷ lệ địn bẩy tài chính.
Tuy nhiên việc sử dụng phương pháp truyền thống này đòi hỏi số lượng
lớn các chỉ số và việc diễn giải cũng gây rất nhiều khó khăn (mỗi chỉ số chỉ đánh giá
mối quan hệ tỷ lệ giữa hai biến cụ thể, khơng có tỷ số nào cho ta kết luận tổng quát
về thực trạng của ngân hàng). Để khắc phục nhược điểm này, các nhà kinh tế đã ứng
9


dụng phương pháp phân tích hiệu quả biên để đo lường HQHĐ ngân hàng. Đây là
phương pháp mới, hiện đại và cho kết quả hướng đến đánh giá tổng thể hơn.
Phương pháp phân tích hiệu quả biên tiếp cận theo phương pháp phi tham
số thì phương pháp bao dữ liệu DEA là mơ hình ước lượng được ứng dụng rộng rãi
nhất kể từ năm 1957 đến nay.
Charnes và cộng sự (1978) giới thiệu cách tiếp cận phương pháp bao dữ
liệu DEA được phát triển từ thước đo hiệu quả kỹ thuật của Farell (1957). Từ đó,
DEA được sử dụng trong nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực ngân hàng. DEA dựa
trên cơ sở xây dựng đường giới hạn hiệu quả, tương tự như như hàm sản xuất trong
trường hợp các yếu tố đầu ra không phải là một đại lượng vô hướng mà một véc tơ.

Mức độ hiệu quả của các ngân hàng được xác định bởi vị trí của nó so với đường giới
hạn hiệu quả trong khơng gian đa chiều các yếu tố đầu vào, đầu ra. Phương pháp xây
dựng đường giới hạn hiệu quả là việc giải nhiều lần bài tốn quy hoạch tuyến tính.
Đường giới hạn được hình thành như những đoạn thẳng kết nối các điểm hiệu quả
nhất. Và do đó, nó sẽ tạo thành đường giới hạn sản xuất lồi.
Theo giác độ về sản xuất, DEA được chia làm hai loại mơ hình: tối thiểu
hóa đầu vào với giả định đầu ra khơng đổi và mơ hình tối đa hóa đầu ra với giả định
đầu vào không đổi.
Theo Lovell & cộng sự (1993), trường hợp các biến đầu vào được sử dụng
trong mô hình mà ngân hàng có thể kiểm sốt dễ dàng thì mơ hình DEA tối đa hóa
đầu vào sẽ thích hợp hơn và ngược lại. Mơ hình DEA tối đa hóa đầu vào thường được
áp dụng trong lĩnh vực ngân hàng.

10


Hình 2.1. Mơ hình DEA tối đa hóa đầu vào
Nguồn: Lovell & cộng sự (1993).
Mơ hình DEA tối đa hóa đầu vào tại hình 2.1. ta thấy các ngân hàng L, H,
B, U, H nằm trên đường giới hạn hiệu quả SS’ là các ngân hàng đạt hiệu quả. Mức
độ không hiệu quả được phản ánh bằng khoảng cách từ N đến N’. Tỷ lệ ON/ON’ thể
hiện hiệu quả hoạt động của ngân hàng N, nghĩa là có thể giảm chi phí đầu vào của
ngân hàng N mà khơng làm ảnh hưởng đến đầu ra. Như vậy, theo định nghĩa ta có
thể thấy mức độ hiệu quả này nằm trong giới hạn từ 0 đến 1.
Một cách tổng quát đơn giản của mơ hình DEA được thể hiện tối đa hóa
hiệu quả với trọng số đầu ra u và trọng số đầu vào v, cho i đầu vào x và j kết quả đầu
ra y. Nếu ta đặt tổng trọng số đầu vào là 1, hiệu quả tối ưu của 1 ngân hàng được xác
định theo bài toán quy hoạch tuyến tính sau:

11



Max xuv (uyj)
Sao cho: vxi = 1
uyi - vxi < 0
u,v > 0
Mơ hình CCR
Mơ hình DEA ban đầu được Charnes & cộng sự (1978) đề xuất là mơ hình
sản lượng khơng đổi theo quy mơ hay cịn gọi là mơ hình CRS.
Xét N ngân hàng với K yếu tố đầu vào và M yếu tố đầu ra. Gọi vectơ và
yi lần lượt là tập hợp đầu vào (nguồn lực hoặc chi phí) và đầu ra (sản lượng hoặc
doanh thu) tương ứng. Tập hợp các vectơ đối với các ngân hàng nghiên cứu có thể
ghi dưới dạng ma trận X (ma trận đầu vào) và Y (ma trận đầu ra). Mục tiêu của phân
tích DEA là xây dựng mặt lồi hiệu quả phi tham số, sao cho các điểm quan sát được
sẽ không nằm cao hơn đường giới hạn hiệu quả sản suất. Mơ hình CRS có dạng:
Min  với điều kiện:
-y +Y ≥ 0
- xi - X ≥ 0 (1)
≥0
Với  là đại lượng vô hướng thể hiện mức độ hiệu quả của
ngân hàng
 vectơ hằng số Nx1
Bài toán (1) được giải N lần, nghĩa là từng lần đối với mỗi ngân hàng. Từ
đó giá trị  được xác định cho từng ngân hàng. Nếu  = 1 thì ngân hàng đạt hiệu quả;
 <1 ngân hàng không đạt hiệu quả. Các ngân hàng khơng đạt hiệu quả có thể quy
chiếu lên đường giới hạn hiệu quả, khi đó ta nhận được tổ hợp tuyến tính (X, Y).
Đây chính là vị trí của ngân hàng tham chiếu giả định. Đối với ngân hàng không đạt

12



hiệu quả ta có thể thiết lập mục tiêu giảm tỷ lệ các yếu tố đầu vào 1 đại lượng là 
trong khi vẫn giữ các giá trị lượng đầu tra như trước.
Mơ hình BCC
Sau khi mơ hình CCR được áp dụng rộng rãi thì Banker, Charnes và
Cooper (1984) đã đề xuất thêm mơ hình sản lượng thay đổi theo quy mơ hay cịn gọi
là mơ hình VRS. Mơ hình này có dạng:
Min  với điều kiện:
-y +Y ≥ 0
- xi - X ≥ 0 (2)
≥0
N1 = 1
Trong đó N1 là vectơ đơn vị Nx1.

Hình 2.2. Mơ hình DEA sản lượng không đổi theo quy mô CRS và sản lượng
thay đổi theo quy mô VRS
Nguồn: Banker, Charnes và Cooper (1984).
13


Chỉ số Malmquist (MI)
Chỉ MI sử dụng để xác định sự khác biệt hiệu quả giữa hai đơn vị hoặc
một đơn vị trong hai khoảng thời gian. Để tính tốn HQHĐ và thay đổi tiến bộ cơng
nghệ ta có thể sử dụng chỉ số MI phân tích dựa trên tỷ lệ của các sản lượng đầu ra.
Chỉ số thay đổi năng suất nhân tố tổng hợp TFP - Malmquist đo lường sự thay đổi
tổng đầu ra so với đầu vào. Giả định rằng tương ứng với mỗi thời kỳ t = 1,…T có
cơng nghệ sản xuất Ht với Ht = [ (xt, yt): xt có thể sản xuất yt ].
Giả định rằng Ht thỏa mãn một số tiêu chuẩn nhất định để xác định hàm
khoảng cách đầu ra. Hàm khoảng cách đầu ra được xác định theo Ht trong thời kỳ t
như sau:

D0t (xt, yt) = f (:xt, yt /  Ht )

D0t (xt, yt) ≤ 1 khi và chỉ khi (x,y)  H.
D0t (xt, yt) = 1 khi và chỉ khi (x,y) nằm trong biên của công nghệ.
Để xác định chỉ số MI ta cần mô tả 4 hàm khoảng cách sau:
D0t (xt, yt) và D0t+1 (xt+1, yt+1) tương ứng là các hàm khoảng cách đầu
ra theo các điểm sản xuất được so sánh với công nghệ biên tại thời điểm t và t+1.
D0t (xt+1, yt+1) và D0t+1 (xt, yt) là hàm khoảng cách đầu ra theo đó điểm
sản xuất được so sánh với công nghệ biên tại các thời điểm khác nhau.
Chỉ số MI được Fare & các cộng sự (1994) tính tốn theo cơng thức:
M0(xt+1, yt+1, xt, yt) = [ (D0t+1 (xt, yt))/ D0t (xt, yt)) x (D0t+1 (xt+1, yt+1)/ D0t+1 (xt, yt)]1/2

14


Chỉ số thay đổi năng suất nhân tố tổng hợp TFP – Malmquist theo đầu ra
có thể phân tách thành:
M0(xt+1, yt+1, xt, yt) = [D0t+1 (xt+1, yt+1)/ D0t (xt, yt)] x [(D0t (xt+1, yt+1)/ D0t+1 (xt+1,
yt+1)) x (D0t (xt, yt)/ D0t+1 (xt, yt))]1/2
M0(xt+1, yt+1, xt, yt) = [D0t+1 (xt+1, yt+1)/ D0t (xt, yt)] * [(D0t (xt+1, yt+1)/ D0t+1 (xt+1,
yt+1)) * (D0t (xt, yt)/ D0t+1 (xt, yt))]1/2

Trong đó:
 [D0t+1 (xt+1, yt+1)/ D0t (xt, yt)] đo lường sự thay đổi hiệu quả tiến bộ
công nghệ tương đối giữa năm t và t+1 theo điều kiện hiệu quả không
đổi theo quy mô.
 [(D0t (xt+1, yt+1))/ D0t+1 (xt+1, yt+1)) x (D0t (xt, yt)/ D0t+1 (xt, yt))]1/2 đây
lả mức thay đổi hiệu quả hoạt động hay là sự thay đổi công nghệ biên
giữa 2 thời kỳ t và t+1 được đánh giá tại xt và xt+1.
Tăng năng suất sẽ biểu thị bằng chỉ số MI >1. Năng suất giảm thì MI <1.

Ngồi ra, trong mỗi thành phần của chỉ số MI tăng lên sẽ dẫn đến giá trị của mỗi
thành phần đó lớn hơn 1. Bên cạnh đó, do MI được tính bằng tích số của thay đổi
hiệu quả tiến bộ công nghệ với thay đổi hiệu quả hoạt động vì vậy các thành phần
này có thể thay đổi ngược chiều.
Hiệu quả hoạt động (TE) phản ánh hiệu quả của quá trình sản xuất các
đầu ra tối đa với đầu được cho, hoặc đầu vào tối thiểu để sản xuất các đầu ra được
cho. Hiệu quả hoạt động được sử dụng trong mơ hình CCR với giả định hiệu quả
không biến đổi theo quy mô (CRS).
Hiệu quả hoạt động có thể phân tách thành hiệu quả hoạt động thuần và
hiệu quả quy mô.

15


×