Tải bản đầy đủ (.docx) (126 trang)

(Luận văn thạc sĩ) tổ chức và hoạt động tiếp công dân của chính quyền cấp xã từ thực tiễn quận hải châu, thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.45 KB, 126 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGÔ TIẾN KHOA

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG TIẾP CƠNG DÂN
CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ TỪ THỰC TIỄN
QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, năm 2019


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGÔ TIẾN KHOA

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG TIẾP CƠNG DÂN
CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ TỪ THỰC TIỄN
QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành : Luật hiến pháp và luật hành chính
Mã số

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN TUẤN KHANH

HÀ NỘI, năm 2019



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan nội dung Bản luận văn nghiên cứu là của chính tác giả
thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS.Nguyễn Tuấn Khanh
Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ cơng trình
nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích
dẫn đúng theo quy định.
Tơi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận văn này.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Ngô Tiến Khoa


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
TIẾP CÔNG DÂN...................................................................................................9
1.1. Khái quát chung về tiếp công dân......................................................................9
1.2. Các quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động tiếp công dân........................28
1.3. Các điều kiện bảo đảm trong tổ chức và hoạt động tiếp công dân....................33
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG TIẾP CÔNG
DÂN Ở CẤP PHƯỜNG TẠI QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG. 39
2.1. Khái quát chung về những đặc điểm của quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng .39

2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về tổ chức và hoạt động tiếp công dân của UBND
cấp phường tại quận Hải Châu................................................................................ 49
2.3. Đánh giá chung thực trạng pháp luật về tổ chức và hoạt động tiếp công dân ở
cấp phường tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng................................................ 52
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC

VÀ HOẠT ĐỘNG TIẾP CÔNG DÂN................................................................. 62
3.1. Quan điểm về tổ chức và hoạt động tiếp công dân........................................... 62
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động tiếp công dân..............64
3.3. Một số kiến nghị khác...................................................................................... 74
KẾT LUẬN............................................................................................................ 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT
1
2
3
4
5
6
7


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Số hiệu
bảng

Kết quả xử lý đơn
2.1

UBND các phườn

đầu năm 2019


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Số hiệu
sơ đồ
1.1

Mơ hình tiếp cơng


MỞ ĐẦU

1.

Tính cấp thiết của đề tài

Tổ chức và hoạt động tiếp cơng dân của các cấp chính quyền hiện nay đang
là một trong những vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công cuộc đổi mới
của Đảng và Nhà nước ta. Hiểu được tầm quan trọng của hoạt động này, Nhà nước
đã và đang ngày một hoàn thiện hệ thống pháp luật và có cơ chế giám sát hoạt động
" tiếp công dân" để đạt kết quả tốt nhất. Qua hoạt động tiếp công dân, các đơn khiếu
nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của mọi công dân trong xã hội đều được xem xét và
đưa ra các phương án hỗ trợ kịp thời, làm hạn chế những hệ quả và rủi ro phát sinh.
Trong bản Hiến pháp 2013 đã ghi nhận tại khoản 1 và 2 Điều 28: “Cơng dân
có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với
cơ quan nhà nước về các vấn đề của các cơ sở, địa phương và cả nước. Nhà nước
tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh
bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân”. Thơng qua quy

định trên, có thể nhận thấy tiếp cơng dân là cách thức để mọi công dân tham gia vào
các hoạt động quản lý cũng như cho ý kiến về những vấn đề chung của đất nước,
chính quyền địa phương trong những phạm vi nhất định mà Nhà nước cho phép. Cơ
quan có thẩm quyền trong hệ thống bộ máy nhà nước có trách nhiệm giúp đỡ, tạo
điều kiện để mọi công dân thực hiện tốt các hoạt động trên thông qua việc thực hiện
tốt hoạt động tiếp công dân tại các cấp.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, công tác tiếp công dân trong các cơ
quan hành chính nhà nước nói chung và cơ quan hành chính ở địa phương nói riêng
những năm qua đã đạt được những kết quả đáng kể. Công tác tiếp công dân được
thực hiện từ trung ương đến địa phương. Thực tiễn cho thấy, công tác tiếp công dân
dưới sự chỉ đạo của các cơ quan có thẩm quyền đã và đang hoạt động theo đúng
đường lối và chủ trương của Đảng và Nhà nước đã đặt ra. Bên cạnh những kết quả
đạt được, hoạt động tiếp công dân mặc dù được thực hiện theo đúng nội dung pháp
luật và chủ trương của Đảng nhưng vẫn còn một số những bất cập, đây cũng là vấn

1


đề Nhà nước đang đặc biệt quan tâm trong thời gian vừa qua.
Từ thực tiễn tại thành phố Đà Nẵng cho thấy, công tác Tiếp công dân của
thành phố bên cạnh những kết quả đạt được như các cơ quan nhà nước khác trong
cả nước, vẫn còn tồn tại một số hạn chế, bất cập như sau:
Thứ nhất, quy định pháp luật về TCD cịn nhiều bất cập.
Luật Tiếp cơng dân 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định
tương đối rõ ràng, cụ thể quyền, nghĩa vụ của người đến KNTC, kiến nghị, phản
ánh; tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức xây dựng và tổ chức thực hiện
quy chế, nội quy Tiếp công dân tại trụ sở Tiếp công dân. Tuy nhiên, việc xử lý đối
với những trường hợp vi phạm quyền, nghĩa vụ vẫn chưa cụ thể, rõ ràng nên có một
số công dân lợi dụng quyền KNTC để gây mất trật tự tại trụ sở Tiếp cơng dân, có
thái độ khơng đúng mực, khơng tơn trọng, thậm chí là lăng mạ, xúc phạm cán bộ

Tiếp công dân… nhưng hầu như chưa bị xử lý; dẫn đến tình trạng này vẫn thường
xuyên tiếp diễn. Tình trạng người đến KNTC, kiến nghị, phản ánh thực hiện quyền
chưa đi đôi với nghĩa vụ còn diễn ra ở một số địa phương thuộc địa bàn thành phố
Đà Nẵng. Nhiều trường hợp biết khiếu nại khơng có cơ sở nhưng vẫn tiếp tục khiếu
nại. Tố cáo sai chiếm tỷ lệ khá cao, nhưng các cơ quan vẫn phải giải quyết, gây tốn
kém chi phí, cơng sức và thời gian.
Thứ hai, Luật Tiếp công dân và văn bản hướng dẫn thi hành cũng chưa quy
định cụ thể số lượng cán bộ, công chức làm công tác Tiếp công dân tại ban Tiếp
công dân cấp tỉnh, cấp huyện dẫn đến khó khăn trong bố trí cán bộ làm công tác
Tiếp công dân. Đồng thời, cán bộ, công chức làm công tác tiếp dân hầu hết chưa
được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về tiếp dân, giải quyết KNTC và kỹ năng
nghiệp vụ. Việc Tiếp cơng dân có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều từ việc bố
trí cán bộ tiếp dân. Tiếp cơng dân khác với việc giải quyết thủ tục hành chính,
khơng phải là chuyện cá nhân, tổ chức nộp đủ hồ sơ hợp lệ là có thể thụ lý, viết giấy
hẹn và chờ trả kết quả mà là sự lắng nghe, chia sẻ về nội dung KNTC, kiến nghị,
phản ánh của công dân, phải nhẹ nhàng, lễ phép chứ không phải vô cảm hay quát
nạt.

2


Thứ ba, công tác tuyên truyền Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố
cáo và các văn bản liên quan chưa được thường xuyên, sâu rộng. Việc phối hợp giữa
các ngành, các cấp trong công tác giải quyết KNTC tuy có chuyển biến tích cực
nhưng có lúc chưa chặt chẽ.
Thứ tư, Quy định về trách nhiệm Tiếp công dân của người đứng đầu cơ quan,
tổ chức. Theo Luật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp công dân ít nhất 01
buổi/tháng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tiếp cơng dân ít nhất 02
buổi/tháng, Chủ tịch UBND cấp xã tiếp cơng dân ít nhất 01 buổi/tuần; người đứng
đầu các cơ quan hành chính trực tiếp thực hiện việc tiếp cơng dân ít nhất 1 ngày

trong 1 tháng tại địa điểm tiếp cơng dân của cơ quan mình và Chủ tịch Ủy ban nhân
dân các cấp, người đứng đầu các cơ quan hành chính phải thực hiện việc tiếp công
dân đột xuất trong các trường hợp theo quy định trong Luật tiếp công dân năm
2013. Nhưng trên thực tế, có thời điểm Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố
thuộc thành phố Đà Nẵng tiếp công dân ít hơn 02 buổi/tháng, Chủ tịch UBND các
xã, phường tiếp cơng dân ít hơn 01 buổi/tuần do có lịch đột xuất nên phải uỷ quyền
cho cấp phó tiếp cơng dân. Nhiều chủ tịch UBND các cấp, người đứng đầu các cơ
quan hành chính trong tỉnh chưa tuân thủ lịch tiếp cơng dân định kỳ đã ban hành.
Có trường hợp cịn ủy quyền cho cấp phó, cá biệt ủy quyền cho chánh thanh tra chủ
trì tiếp cơng dân nhiều lần trong năm. Vì vậy, khi thực hiện quy định này UBND các
cấp tại tỉnh cịn gặp nhiều khó khăn trên thực tế, đặc biệt là khi bị thanh tra trách
nhiệm thực hiện pháp luật về tiếp công dân; đồng thời, Thông tư số 320/2016/TTBTC ngày 14/12/2016 của Bộ Tài Chính có hiệu lực ngày kể từ ngày 01/02/2017
thay thế cho Thông tư liên tịch số 46/2012/TTLT-BTC-TTCP ngày 16/3/2012 của
Bộ Tài chính và Thanh tra Chính phủ; tuy nhiên tại Thơng tư này vẫn chưa quy định
rõ chế độ phụ cấp đối với lãnh đạo và người làm nhiệm vụ tiếp công dân cấp xã nên
gây khó khăn, vướng mắc cho các địa phương khi thực hiện.
Những hạn chế này đã và đang là rào cản làm ảnh hưởng đến hiệu quả thực
hiện pháp luật về tiếp công dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói riêng và các
tỉnh trên cả nước nói chung, vì vậy, cần phải có những nghiên cứu sâu về lý luận và

3


thực tiễn để đưa ra các giải pháp khắc phục.
Từ yêu cầu thực tiễn trên tác giả quyết định chọn đề tài: “Tổ chức và hoạt
động tiếp công dân của chính quyền cấp xã từ thực tiễn quận Hải Châu, thành
phố Đà Nẵng” mang tính cấp thiết cả trên phương diện lý luận và thực tiễn, rất cần
được nghiên cứu một cách cơ bản để việc thực hiện pháp luật về tiếp cơng dân trong
các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam nói chung và tại chính quyền địa
phương trong thời gian tới có hiệu quả hơn.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Những năm gần đây, việc nghiên cứu tổ chức và hoạt động tiếp công dân của
các cấp chính quyền, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo được nhiều tác giả quan
tâm và tìm hiểu. Hiện nay, chủ đề này đã được bàn luận trong các sách chuyên khảo,
nêu và thảo luận ở nhiều buổi hội thảo, trong những bài báo, các chương trình
nghiên cứu về cải cách hành chính nhà nước như:
- Về sách chuyên khảo có:
Cơng trình của Ts. Bùi Mạnh Cường và Ts. Nguyễn Thị Tố Uyên (2013) " Tư
tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo" - Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia. Cơng trình là sự tổng hợp, ghi chép những buổi gặp gỡ,
nói chuyện giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh với người dân liên quan đến các vấn đề mà
người dân muốn khiếu nại. Cuốn sách có giá trị vơ cùng to lớn dành cho các chủ thể
tham gia vào quá trình tiến hành hoạt động tiếp cơng dân.
Cơng trình của TS. Nguyễn Tuấn Khanh (2015) “Trách nhiệm của chính
quyền cơ sở trong tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phịng, chống tham
nhũng, lãng phí” Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội. Cuốn sách tập
trung vào những vấn đề lý luận, luận giải từ góc độ khoa học và thực tiễn quy định
pháp luật về tiếp công dân, giải quyết KN, TC và phịng, chống tham nhũng, lãng
phí. Sách cũng hệ thống hóa quy định pháp luật, cơ sở xác định trách nhiệm của các
cơ quan, tổ chức, đơn vị nói chung và của chính quyền cơ sở nói riêng trong lĩnh
vực TCD, giải quyết KN, TC và phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
- Về các đề tài khoa học của Thanh tra Chính phủ có:

4


+

Báo cáo tổng thuật (2007) “Ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới công


tác tiếp công dân” của Bùi Mạnh Cường, Phó giám đốc trung tâm Tin học, Thanh
tra Chính phủ. Đề tài nghiên cứu lý luận và thực tiễn về việc ứng dụng công nghệ
thông tin trong hành chính nhà nước nói chung và trong hoạt động tiếp cơng dân nói
riêng trên phạm vi cả nước. Đây là một trong những giải pháp quan trọng để đổi
mới công tác tiếp công dân và nâng cao hiệu quả tiếp cơng dân.
+ Báo cáo tổng thuật, Báo cáo tóm tắt và Tập hợp các chuyên đề (2008)
“Xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng của Trường Cán bộ Thanh tra về
nghiệp vụ tiếp cơng dân” của Nguyễn Huy Hồng, Trưởng Khoa giáo viên, Trường
Cán bộ Thanh tra. Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu dưới góc độ lý luận về
chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ tiếp cơng dân. Đây là một giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân.
+
Báo cáo tổng thuật (2012) “Thực trạng và giải pháp nâng cao kỹ
năng
giao tiếp trong tiếp dân” của Trần Thị Thanh Hà, Trường Cán bộ Thanh tra. Đề tài
nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực trạng kỹ năng định hướng, kỹ năng định vị và
kỹ năng điều khiển, điều chỉnh trong giao tiếp tiếp dân của cán bộ tiếp dân. Từ đó,
đề xuất biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho cán bộ tiếp dân nhằm góp phần
nâng cao hiệu quả công tác của họ. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các Trụ sở
TCD của một số tỉnh, thành phố trên cả nước.
Về đề tài luận văn Thạc sỹ có cơng trình nghiên cứu của Nguyễn Thị
Thủy
(2016) “Hoạt động tiếp công dân tại Ủy ban nhân dân xã, huyện Gia Lâm, Thành
phố Hà Nội”, Luận văn Thạc sỹ Quản lý cơng, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà
Nội. Luận văn đã tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn của hoạt động tiếp công
dân tại UBND các xã, huyện Gia Lâm dưới góc độ khoa học quản lý. Đây là tài liệu
có nội dung nghiên cứu tương đối gần với nội dung của đề tài mà tác giả đã chọn;
do đó, đây là một trong những nguồn tài liệu quý giá để tác giả có phương hướng và
phương pháp nghiên cứu đề tài.
Về tài liệu tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật có “Đặc san

tuyên
truyền pháp luật số 3/2014, chủ đề về tìm hiểu Luật tiếp công dân” của Hội đồng


5


phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật trung ương. Đây là tài liệu giới thiệu một cách đầy đủ
và hệ thống nhất về Luật Tiếp công dân 2013. Qua tài liệu này, tác giả hình thành một cách
cơ bản về cơ sở pháp lý của hoạt động tiếp công dân ở nước ta hiện nay.

+

Về các đề tài nghiên cứu thảo luận có:

Tác giả Dân Hùng trong bài viết “Đôi điều về công tác tiếp dân”, Diễn đàn

Dự thảo online:
+
Tác giả Hồ Thị Thu An trong bài viết “Một số khó khăn, vướng mắc
trong
thực hiện pháp luật về tiếp công dân”, Trang thông tin điện tử Viện khoa học Thanh
tra, Địa chỉ website:
Những cơng trình, bài viết trong thời gian qua đã có những đóng góp đáng
kể, vấn đề về " tiếp công dân" được các tác giả triển khai với những nội dung phong
phú và đa dạng. Mặc dù đều đề cập vấn đề tiếp công dân nhưng lại đang đề cập đến
các vấn đề chung mà chưa có cơng trình hay bài viết nào nghiên cứu cụ thể và trực
tiếp đến vấn đề tổ chức và hoạt động tiếp công dân của UBND cấp xã, đặc biệt từ
thực tiễn tại các xã trên địa bàn quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng. Vì vậy, vấn đề
“Tổ chức và hoạt động tiếp cơng dân của chính quyền cấp xã từ thực tiễn quận

Hải Châu, thành phố Đà Nẵng” là vấn đề cần được nghiên cứu.
3.
-

Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Luận văn nghiên cứu tổ chức và hoạt động tiếp cơng dân của chính quyền

cấp xã từ khi Luật tiếp cơng dân 2013 có hiệu lực: Có dẫn chứng số liệu các năm
2014, 2015, 2016 làm cơ sở để so sánh, đối chiếu.
+
Phạm vi không gian: Ủy ban nhân dân quận Hải Châu và Ủy ban
nhân các
phường trên địa bàn quận Hải Châu.
+
Phạm vi thời gian: Từ 01/7/2014(Luật Tiếp cơng dân có hiệu lực)
đến nay.
4.

Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài

Mục đích: Làm rõ thêm những vấn đề lý luận về hoạt động tiếp cơng dân của
chính quyền cấp xã, làm rõ thực trạng tiếp cơng dân từ đó đề xuất những quan điểm,
giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về tiếp công dân tại các huyện.
Nhiệm vụ: Với những mục đích đã đề ra, nhiệm vụ của luận văn cần thực


6



hiện đó là:
+

Phân tích, làm rõ cơ sở lý luận, đặc trưng, hình thức, quy trình, các điều

kiện đảm bảo….thực hiện pháp luật về tiếp công dân.
+
Đánh giá khái quát thực trạng thực hiện pháp luật về Tiếp công dân
tại cấp
phường trên địa bàn quận Hải Châu, Tp Đà Nẵng; làm rõ những khó khăn, vướng
mắc, bất cập trong việc triển khai hoạt động tiếp công dân.
+

Đề xuất những quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện

pháp luật về tiếp công dân tại các huyện trên địa bàn cả nước nói chung và tại quận
Hải Châu nói riêng.
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài
- Phương pháp luận:
Qua sự tìm hiểu và nghiên cứu, tác giả dựa trên các phương pháp cơ bản, nền
tảng để hoàn thành đề tài của mình, các phương pháp cụ thể đó là: phương pháp
luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh kết hợp với các quan điểm,
đường lối chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tiếp công dân.
- Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau: phương pháp
phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê.
6.

Những đóng góp của luận văn


Qua quá trình nghiên cứu, luận văn đã đạt được một số kết quả sau:
-

Khái quát chung về tiếp công dân, khái quát chung về hoạt động thực hiện

pháp luật về tiếp công dân, đồng thời đưa ra các điều kiện bảo đảm thực hiện pháp
luật về tiếp cơng dân.
-

Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về tiếp công dân tại cấp

xã trên địa bàn quận Hải Châu; làm rõ những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong
việc triển khai hoạt động tiếp công dân.
-

Đề xuất được những quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực

hiện pháp luật về tiếp công dân tại các huyện trên địa bàn cả nước nói chung và tại
quận Hải Châu nói riêng trong thời gian tới.

7


7.

Kết cấu của luận văn

Như các cơng trình khác, luận văn cũng có 3 chương ngồi phần mở đầu, kết
luận, danh mục tài liệu tham khảo, cụ thể:
dân

-

Chương 1: Những vấn đề lý luận về tổ chức và hoạt động tiếp công

Chương 2: Thực trạng tổ chức và hoạt động tiếp công dân ở cấp xã tại quận

Hải châu, thành phố Đà Nẵng
-

Chương 3: Quan điểm, giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động

tiếp công dân

8


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
TIẾP CƠNG DÂN

1.1. Khái qt chung về tiếp cơng dân
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm Tiếp công dân
“Công dân” là thuật ngữ thường được sử dụng trong khoa học chính trị,
pháp lý. Trong từ điển Bách khoa Việt Nam: “công dân" là người dân của một nước
có chủ quyền. Cơng dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có
quốc tịch Việt Nam, có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Việt
Nam. Quyền và nghĩa vụ của công dân thể hiện quan hệ lợi ích giữa Nhà nước và cá
nhân. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định mọi cơng dân
đều bình đẳng trước pháp luật. Cơng dân có quyền tham gia quản lý cơng việc của
Nhà nước và của xã hội, có quyền bầu cử và ứng cử, quyền lao động, quyền học tập,

nghỉ ngơi, quyền tự do ngơn luận, tự do hơn nhân, tự do tín ngưỡng, có quyền được
pháp luật bảo hộ về tính mạng, tài sản, danh dự và nhân phẩm, quyền khiếu nại, tố
cáo,…"[38].
Cũng theo từ điển Hành chính giải thích, “cơng dân” là người trong quan hệ
về mặt quyền lợi và nghĩa vụ đối với Nhà nước Quốc tịch là căn cứ pháp lý để xác
định công dân của một nước. Mọi cơng dân đều bình đẳng trước pháp luật”[38].
Theo quy định tại, Khoản 1 Điều 17 Hiến pháp 2013 khẳng định: “cơng dân nước
Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam"[5]. Luật quốc
tịch 2008 quy định: “người có quốc tịch Việt Nam bao gồm người đang có quốc tịch
Việt Nam cho đến ngày Luật này có hiệu lực và người có quốc tịch Việt nam theo
quy định của luật này"[6].
Từ những cách lý giải như trên thì thuật ngữ “cơng dân” có nghĩa là chỉ
người dân cụ thể của một quốc gia có chủ quyền, lãnh thổ xác định có quyền và
nghĩa vụ trong quan hệ với quốc gia mà mình mang quốc tịch. Do gắn liền với mối
quan hệ chính trị, pháp lý, quyền cơng dân khơng phải là bất biến mà có thể thay

9


đổi hoặc tạm thời bị tước trong trường hợp công dân đó vi phạm pháp luật nghiêm
trọng, bị Tịa án nhân danh Nhà nước ra văn bản tước quyền công dân.
Trong tiếng Việt, “tiếp” có nghĩa là nhận hoặc đón lấy điều gì đó. Theo đó,
“tiếp cơng dân” được hiểu là tiếp xúc, trao đổi qua lại giữa các cơ quan nhà nước
với công dân để tiếp nhận và phản hồi những thông tin mà công dân cung cấp. Theo
từ điển Hành chính, “tiếp cơng dân” là “gặp gỡ nhân dân để báo cáo công việc (đại
biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân) hoặc theo yêu cầu của công dân để
nghe kiến nghị của công dân hoặc giải quyết các vấn đề dân yêu cầu. Ở Việt Nam,
các cơ quan hành chính, Hội đồng nhân dân phải có lịch tiếp dân và phòng tiếp
dân”.Theo Khoản 1, Điều 2 Luật Tiếp công dân 2013 quy định; “tiếp công dân là
việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân quy định tại Điều 4 của Luật này đón tiếp để

lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của cơng dân; giải
thích, hướng dẫn cho cơng dân về việc thực hiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản
ảnh theo đúng quy định của pháp luật”[5]. Tuy nhiên, có thể hiểu rộng ra thì tiếp
cơng dân khơng chỉ giới hạn ở việc tiếp đón, lắng nghe để tiếp nhận khiếu nại, tố
cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân mà còn bao gồm cả việc tiếp nhận, giải quyết
các thủ tục hành chính liên quan đến tổ chức, cá nhân và các công việc thuộc về
trách nhiệm của cơ quan nhà nước phải thực hiện.
Như vậy, có thể hiểu “Tiếp cơng dân là hoạt động đón tiếp để lắng nghe, tiếp
nhận khiếu nại, tố cáo, phản ánh từ người dân của cơ quan nhà nước được tổ chức
thường xuyên, định kỳ hoặc khi người dân có yêu cầu khẩn thiết nhằm giải thích
hướng dẫn cho người dân về việc thực hiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
theo đúng quy trình của pháp luật”.
Từ khái niệm trên, có thể rút ra đặc điểm của tiếp cơng dân trong các cơ quan
hành chính nhà nước đó là:
Thứ nhất, chủ thể tiếp công dân là các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền
quản lý hành chính nhà nước.
Việc quy định trách nhiệm tiếp công dân của cơ quan, cá nhân rất quan trọng,
nhằm tạo cơ sở pháp lý cũng như xác định trách nhiệm pháp lý trong việc

10


tiếp công dân. Việc tiếp công dân thực chất là cách thức để cán bộ, công chức, viên
chức của cơ quan, tổ chức có thể trực tiếp lắng nghe, tiếp nhận, làm rõ nội dung
khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của nhân dân, qua đó giúp cho việc xử lý, giải
quyết khiếu nại, tố cáo kịp thời, chính xác, đúng pháp luật; Đồng thời thơng qua
việc giải thích, hướng dẫn nhân dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản
ánh theo đúng quy định của pháp luật, góp phần giải quyết tâm tư, bức xúc của công
dân, củng cố và tăng cường mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa nhân dân với Đảng
và Nhà nước. Do vậy, Hiến pháp 2013, Luật Tiếp công dân là đạo luật chung, có giá

trị pháp lý cao nhất về lĩnh vực tiếp cơng dân, do đó quy định bao quát hết tất các
các cơ quan, tổ chức, đơn vị đều phải có trách nhiệm tiếp cơng dân. Theo đó, các cơ
quan, tổ chức đơn vị trong hệ thống chính trị đều phải có trách nhiệm tiếp cơng dân.
Là cơ quan trực tiếp triển khai các văn bản, chủ trương, đường lối, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào đời sống xã hội. Các cơ quan hành
chính nhà nước có trách nhiệm đáp ứng tốt nhất các yêu cầu hợp pháp của người
dân, chủ động triển khai các nhiệm vụ, tổ chức tiếp đón, đối thoại với người dân
thường xuyên, giải quyết những khó khăn, vướng mắc của người dân liên quan đến
pháp luật. Điều 28 Hiến pháp 2013 quy định:
“Cơng dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo
luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả
nước. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội;
công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi y kiến, kiến nghị của công
dân”[5].
Điều 4 Luật Tiếp công dân 2013 quy định về trách nhiệm tiếp cơng dân của
các cơ quan nhà nước gồm: Chính phủ; Bộ, cơ quan ngang bộ, công cục và tổ chức
tương đương, cục; Ủy ban nhân dân các cấp; Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Các cơ quan của Quốc hội; Hội
đồng nhân dân các cấp; Tịa án nhân dân; Viện kiểm sát, Kiểm tốn nhà nước.
Điều 16 Luật Tiếp công dân 2013 quy định việc tổ chức tiếp công dân tại cơ

11


quan hành chính nhà nước như sau:
“Bộ, cơ quan ngang bộ thành lập bộ phận tiếp công dân hoặc bố trí cơng
chức thuộc Thanh tra bộ làm cơng tác tiếp công dân.
Việc tiếp công dân của tổ chức trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ do Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quy định phù hợp với yêu cầu, tính chất tổ

chức và hoạt động của từng tổ chức; Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh bố trí cơng chức thuộc Thanh tra cơ quan làm công tác tiếp công dân.
Việc tiếp công dân của cơ quan trực thuộc cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh và việc tiếp công dân của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân cấp huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định phù hợp với
yêu cầu, tính chất tổ chức và hoạt động của từng cơ quan; Chính phủ, Thanh tra
Chính phủ, Văn phịng Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp
huyện, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân cấp huyện đã tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp
công dân ở trung ương, Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh, cấp huyện thì khơng bố trí
địa điểm tiếp cơng dân thường xun tại cơ quan mình”[10].
Theo đó, các cơ quan hành chính có trách nhiệm tiếp cơng dân bao gồm:
Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang bộ, Tổng cục và các tổ chức tương đường, cơ quan
thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố thuộc trung ương; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân
dân huyện, quận, thị xã thành phố thuộc tỉnh. Trong đó, Chính phủ thống nhất quản
lý nhà nước về công tác tiếp công dân; trực tiếp quản lý công tác tiếp công dân của
các cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương và địa phương; Thanh tra Chính phủ
chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác tiếp công
dân;Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý công tác
tiếp công dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình;
Thứ hai, nội dung của tiếp công dân là lắng nghe, tiếp nhận các khiếu nại,
tố cáo, kiến nghị, phản ánh của người dân.
Đặc điểm này khác với tiếp công dân để xử lý, giải quyết các hồ sơ theo thủ

12


tục hành chính như kết hơn, đăng ký kinh doanh… Đây là hoạt động chính trong
hoạt động tiếp cơng dân. Những nội dung cần lắng nghe, đối thoại khi tiếp công dân

gồm: những vấn đề mà người dân đang gặp vướng mắc, đang cảm thấy khó khăn,
bức xúc, muốn trình bày với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để có phương hướng
xử lý đúng mức, phù hợp; Những mong muốn, nguyện vọng chính đáng, những ý
kiến, kiến nghị mà người dân muốn phản ánh với cơ quan nhà nước; Những vấn đề
mà trước đây người dân luôn theo đuổi, muốn tiếp tục phản ánh để cơ quan nhà
nước tiếp tục giải quyết mang lại hiệu quả như mong muốn.
Khiếu nại, tố cáo phải hướng tới những hành vi của chủ thể, hoặc sự kiện
pháp lý nhất định. Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân, điều kiện phát sinh hành
vi vi phạm thuộc về sự khiếm khuyết trong chính sách, pháp luật do nhà nước ban
hành. Vì thế, thơng qua những trường hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo cụ thể, các cơ
quan hành chính, các cơ quan dân cử có thẩm quyền cần hướng tới khắc phục những
vấn đề chính sách để ngăn chặn các vi phạm tương tự có thể xảy ra; bảo đảm và
thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ảnh của công dân.
Khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh là quyền của công dân. Các cơ quan
nhà nước, cán bộ, cơng chức có thẩm quyền phải thực hiện các biện pháp pháp lý, tổ
chức, tuyên truyền, khuyến khích thực hiện quyền, xử lý vi phạm để quyền đó được
đảm bảo thực thi trên thực tế.
Bảo đảm tiếp cận công lý dễ dàng của người dân. Tiếp công dân, giải quyết
Khiếu nại, tố cáo là hoạt động thực hiện pháp luật, do vậy, chúng cần được thực
hiện theo những nguyên tắc pháp luật, nội dung điều khoản được quy định, trong
đó, thủ tục thực hiện quyền cần phải đơn giản để các tầng lớp nhân dân dễ thực hiện
quyền của mình. Hạn chế sự lạm quyền, kiểm sốt hoạt động của cơ quan hành
chính nhà nước, cán bộ, cơng chức hành chính.
Về ngun tắc, giải quyết đơn thư kiến nghị, phản ánh, Khiếu nại, tố cáo của
công dân phải đúng thẩm quyền luật định. Trong nhiều trường hợp, vì xác định chưa
đúng, hoặc chưa đủ căn cứ về thẩm quyền nên quá trình giải quyết đơn thư chưa đạt
hiệu quả.

13



1.1.2. Mục đích, ý nghĩa của tiếp cơng dân
1.1.2.1. Mục đích của tiếp cơng dân
Thứ nhất, việc tiếp cơng dân nhằm mục đích tiếp nhận các thơng tin, kiến
nghị, phản ánh, góp ý những vấn đề liên quan đến chủ trương, đường lối chính sách
của Đảng và pháp luật của Nhà nước, công tác quản lý của cơ quan, đơn vị. Đây là
sự cụ thể hoá quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các
vấn đề chung của Nhà nước và xã hội của cơng dân, là sự cụ thể hố phương châm
"dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra".
Thứ hai, việc tiếp công dân sẽ giúp cho công tác giải quyết Khiếu nại, tố cáo
của các cơ quan, tổ chức, đơn vị được tiến hành một cách hiệu quả. Bởi vì, tiếp
cơng dân là điểm khởi đầu, là một trong những khâu quan trọng của công tác giải
quyết Khiếu nại, tố cáo. Điều này là nhằm thực hiện tốt quyền khiếu nại, tố cáo của
công dân đã được Hiến pháp ghi nhận, thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa công tác
tiếp công dân và công tác giải quyết Khiếu nại, tố cáo.
Thứ ba, tiếp công dân cũng là để hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu
nại, tố cáo đúng quy định pháp luật, đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết, khắc
phục những hạn chế bất cập trong việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của cơng
dân. Qua đó nhằm tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật nói chung,
pháp luật Khiếu nại, tố cáo của cơng dân nói riêng đối với quần chúng nhân dân.
Ngồi ra, việc tiếp công dân cũng đặt ra một yêu cầu mang tính bắt buộc đối với cơ
quan, tổ chức và cán bộ, công chức Nhà nước là phải luôn luôn tôn trọng nhân dân,
tận tụy phục vụ nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân.
1.1.2.2. Ý nghĩa của tiếp công dân
Thông qua những khái niệm và đặc điểm nêu trên, có thể thấy tiếp cơng dân
có ý nghĩa như sau:
Thứ nhất, tiếp công dân giúp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịp thời
nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân về cơ chế, chính sách, đời sống dân
sinh. Những kiến nghị, phản ánh từ thực tiễn xã hội sẽ là cơ sở giúp cho các cơ quan
có thẩm quyền phát hiện và tìm ra những bất cập tồn tại trong hoạt động tổ chức và


14


quản lý. Từ đó Nhà nước có thể đưa ra được những giải pháp để điều chỉnh sao cho
phù hợp và mang lại hiệu quả cao. Ở khía cạnh này, “việc tiếp công dân của các cơ
quan nhà nước đã trực tiếp giúp cơ quan nhà nước nhận biết, tự sửa chữa, khắc phục
những khuyết điểm của mình, cho dù u cầu của cơng dân có được đáp ứng hay
khơng”. Tạo điều kiện để cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịp thời phát hiện, xác
minh, xử lý hành vi trái pháp luật, đảm bảo trật tự, kỷ cương xã hội, phát huy quyền
của nhân dân.
Thứ hai, tiếp công dân là việc tiếp nhận các thông tin, kiến nghị, phản ánh,
góp ý những vấn đề liên quan đến chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và
pháp luật của Nhà nước, công tác quản lý của cơ quan. Bên cạnh đó, tiếp cơng dân
cịn là việc nhận các khiếu nại, tố cáo của cơng dân. Điều này nhằm mục đích bảo
đảm thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của công dân đã được ghi nhận trong các bản
Hiến pháp. Qua đó thấy được mối quan hệ chặt chẽ khơng tách rời giữa công tác
tiếp công dân với giải quyết khiếu nại, tố cáo. Công tác tiếp công dân sẽ giúp cho
công tác khiếu nại, tố cáo của các cơ quan nhà nước đạt được hiệu quả cao. Đây là
sự cụ thể hóa quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các
vấn đề chung của Nhà nước và xã hội của công dân, là sự cụ thể hóa phương châm
“dân biết, dân làm, dân kiểm tra”.
Thứ ba, tiếp công dân thể hiện trách nhiệm của nhà nước đối với nhân dân,
tác động tích cực đến tình cảm, thái độ của người dân, củng cố niềm tin của người
dân vào chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; khơi dậy tiềm năng, trí tuệ
của nhân dân vào các nhiệm vụ chính trị chung của Đảng và Nhà nước thông qua
việc thu thập được những thông tin, phản hồi về những vấn đề phát sinh trong cuộc
sống, từ đó đề ra những chính sách, chủ trương, quyết định đúng đắn, hợp lịng dân.
Tiếp cơng dân chính là kênh thông tin quan trọng giúp cho nhà nước ta có thể điều
chỉnh được những hạn chế, khiếm khuyết trong công tác quản lý cũng như trong đội

ngũ cán bộ, công chức.
Thứ tư, qua kết quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của
các cơ quan nhà nước đã khôi phục, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân,

15


cơ quan, tổ chức; Thông qua tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo các cấp, các
ngành đã kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh những sơ hở trong công tác quản lý kinh tế,
yếu kém trong quản lý nhà nước; nhiều văn bản, chính sách, chế độ đã được sửa đổi,
bổ sung phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội trong thời kỳ đổi mới và hội
nhập quốc tế hiện nay.
Có thể thấy rằng, tiếp cơng dân là yêu cầu mang tính tất yếu trong quá trình
hồn thiện cơng tác quản lý, xây dựng và đảm bảo thực hiện Nhà nước pháp quyền
của dân, do dân và vì dân. Tiếp cơng dân là việc làm khơng thể thiếu trong hoạt
động quản lý trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội nói chung và hoạt động quản lý
hành chính nhà nước nói riêng, thơng qua công tác tiếp công dân tạo ra động lực
thúc đẩy hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước. Cũng nhờ hoạt động này mà chủ
trương, đường lối, chính sách pháp luật của Nhà nước được thực hiện hiệu quả,
quyền làm chủ của nhân dân được phát huy, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo
được giải quyết nhanh chóng, góp phần giúp xây dựng và tổ chức chính quyền vững
mạnh hơn.
1.1.3. Mơ hình tiếp cơng dân và trách nhiệm của các chủ thể trong tiếp
cơng dân
1.1.3.1. Mơ hình tiếp cơng dân
Theo Luật Tiếp cơng dân năm 2013, mơ hình tổ chức tiếp công dân được tổ
chức vừa tập trung, vừa phân tán. Ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện thành lập Trụ
sở tiếp cơng dân. Các cơ quan hành chính nhà nước, các cơ quan tư pháp cũng tổ
chức tiếp công dân khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của mình. Chương III Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của

Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân đã hướng
dẫn chi tiết về nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các Ban tiếp công dân và
việc bố trí cơ sở vật chất, trụ sở tiếp cơng dân...Mơ hình tiếp cơng dân được khái
qt hố qua sơ đồ sau :

16


×