VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRÀ THANH HẢI
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
PHÒNG, CHỐNG MA TÚY TỪ THỰC TIỄN
QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI, năm 2018
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRÀ THANH HẢI
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
PHÒNG, CHỐNG MA TÚY TỪ THỰC TIỄN
QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành : Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số
:
838.01.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN MINH ĐỨC
HÀ NỘI, năm 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân.
Các số liệu được nêu ra trong Luận văn này là trung thực, khách quan. Những
quan điểm, giải pháp, đề xuất, kiến nghị là xuất phát từ sự nghiên cứu thực tế
của bản thân trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực tiễn công tác của
mình.
Tác giả
Trà Thanh Hải
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG MA TÚY ......................... 9
1.1. Khái niệm đặc điểm, vai trò của quản lý Nhà nước về phòng, chống
ma túy ................................................................................................................ 9
1.2. Nội dung quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy ............................. 18
1.3. Trình tự, thủ tục quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy .................. 19
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy: . 24
CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG,
CHỐNG MA TÚY TẠI QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 28
2.1. Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tại quận Hải Châu, thành
phố Đà Nẵng có liên quan đến việc phòng, chống ma túy tại quận Hải
Châu, thành phố Đà Nẵng ............................................................................... 28
2.2. Tình hình ma túy và hoạt động phòng, chống ma túy tại quận Hải
Châu, thành phố Đà Nẵng ............................................................................... 30
2.3. Tình hình quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy tại quận Hải
Châu, thành phố Đà Nẵng ............................................................................... 34
2.4. Đánh giá tình hình quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy tại quận
Hải Châu, thành phố Đà Nẵng ........................................................................ 41
CHƯƠNG 3. NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG MA TÚY TỪ THỰC TIỄN QUẬN HẢI
CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ............................................................... 46
3.1. Nhu cầu nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về phòng,
chống ma túy từ thực tiễn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng ..................... 46
3.2. Phương hướng nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về
phòng, chống ma túy từ thực tiễn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng ......... 47
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về phòng,
chống ma túy từ thực tiễn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng ..................... 52
KẾT LUẬN .................................................................................................... 60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, đất nước
ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế - chính trị,
văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh và đối ngoại. Tuy nhiên, bên cạnh thời
cơ đó, cũng có nhiều khó khăn, thách thức mới, nổi bật là mặt trái của toàn
cầu hóa và cơ chế thị trường đã làm nảy sinh các vấn đề xã hội phức tạp.
Trong đó có sự gia tăng của các loại tội phạm nói chung, đặc biệt là tệ nạn ma
túy.
Do nhiều nguyên nhân khác nhau, tình hình tệ nạn ma túy những năm
qua ngày càng phức tạp, gia tăng về cả quy mô, tính chất và mức độ. Hoạt
động sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép các chất ma túy xuyên
quốc gia lan rộng trên phạm vi toàn cầu và tác động trực tiếp đối với nước ta.
Tình hình người nghiện ma túy trong nước mặc dù đã được tích cực kiềm chế
nhưng vẫn tiếp tục tăng và lan rộng ra tất cả các tỉnh, thành phố, các khu vực
dân cư, đến mọi thành phần, lứa tuổi, đặc biệt là trong thanh, thiếu niên. Đáng
chú ý là số người nghiện ma túy có xu hướng đang dần dần trẻ hóa; tệ nạn
nghiện ma túy liên quan đến vi phạm pháp luật và tội phạm hình sự rất cao.
Tình hình đó đã tác động rất xấu đến an ninh chính trị và trật tự an toàn xã
hội, đồng thời thực sự là hiểm họa đối với đất nước, dân tộc và giống nòi, đến
sự phát triển bền vững của đất nước, nếu chúng ta không kịp thời triển khai
đồng bộ, quyết liệt các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn.
Vì vậy làm thế nào để triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp
phòng ngừa tích cực, ngăn chặn hữu hiệu tệ nạn ma tuý nhằm ra khỏi đời
sống xã hội đang là câu hỏi cấp bách đặt ra không chỉ đối với các cấp, các
ngành, các tổ chức xã hội mà còn là câu hỏi của toàn xã hội. Triển khai thực
1
hiện các Chỉ thị của Bộ Chính trị, Nghị quyết và các Chương trình hành động
phòng, chống ma túy của Chính phủ, công tác phòng, chống và kiểm soát ma
túy ở nước ta đã được tăng cường đáng kể. Nhận thức của cán bộ, đảng viên,
công chức và đông đảo người dân trong xã hội về tác hại của ma túy được
nâng lên, đặc biệt là nhận thức của cán bộ, đảng viên về trách nhiệm, vai trò
lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác phòng, chống ma túy.Vì vậy đã huy động
được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân
trong xã hội tham gia vào công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy. Cụ thể
như: công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm về ma túy, trong đó có tội
phạm ma túy xuyên quốc gia, tội phạm nguy hiểm; công tác cai nghiện và tạo
việc làm sau cai đạt được kết quả; công tác tuyên truyền phòng, chống ma túy
được tăng cường chiều rộng và chiều sâu.
Quận Hải Châu là quận trung tâm của thành phố Đà Nẵng, cơ sở hạ
tầng phát triển mạnh mẽ và nhiều khu phố, hệ thống giao thông trên địa bàn
quận có nhiều đường kiệt nhỏ, hẹp. Tập trung nhiều điểm về dịch vụ giải trí
vui chơi, đặc biệt là các dịch vụ vui chơi như: karaoke, internet, bar, vũ
trường... Tình hình tệ nạn xã hội, đặc biệt tình hình về ma tuý còn nhiều diễn
biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Một trong những nguyên nhân chính đó
là còn thiếu các giải pháp đồng bộ trong công tác phòng, chống tệ nạn xã hội
nói chung đặc biệt đối với công tác phòng, chống ma tuý nói riêng.
Với những lý do trên, tác giải chọn Đề tài: "Quản lý Nhà nước về
phòng, chống ma túy từ thực tiễn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng" làm
luận văn tốt nghiệp là có tính cấp thiết.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Trong những năm gần đây, hoạt động phòng, chống ma túy ở Việt Nam
đã được quan tâm nghiên cứu ở nhiều giác độ và những cách tiếp cận phong
phú về công tác phòng, chống ma túy. Có thể điểm qua một số công trình có
2
những nội dung nghiên cứu tiêu biểu như:
- Sách tham khảo “Một số vấn đề về xây dựng thế trận phòng, chống
tội phạm về ma túy của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy” của
Đại tá Vũ Hùng Vương, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội, năm 2000
[29]. Tài liệu đã trình bày cơ sở khoa học xây dựng thế trận phòng, chống tội
phạm về ma túy của lực lượng Công an nhân dân, đưa ra khái niệm về thế
trận phòng, chống tội phạm ma túy, cơ sở lý luận để xây dựng thế trận phòng,
chống tội phạm ma túy của lực lượng Công an nhân dân. Trong công trình
này, tác giả đã giới thiệu về những tư tưởng chỉ đạo trong xây dựng thế trận
phòng, chống tội phạm về ma túy; những căn cứ để xây dựng thế trận, nội
dung thế trận, một số kiến nghị nhằm xây dựng thế trận phòng, chống tội
phạm về ma túy của lực lượng Công an nhân dân.
- Cuốn sách “Tội phạm về ma túy, thực trạng, nguyên nhân và các
giải pháp phòng ngừa” của Tiến sỹ Vũ Quang Vinh, Nhà xuất bản Thanh
niên, Hà Nội năm 2005 [28]. Tác giả đã phân tích sâu về tình hình phạm tội
sản xuất, buôn bán, vận chuyển chất ma túy trên thế giới bao gồm: heroin,
cocain, cần sa, chất hướng thần, thuốc phiện, ma túy tổng hợp... Đánh giá
những thực trạng, nguyên nhân tình hình phạm tội về ma túy ở Việt Nam, cụ
thể về đối tượng phạm tội, nhân thân đối tượng phạm tội, cơ cấu tội phạm, các
phương thức thủ đoạn phạm tội. Tác giả đã đưa ra một số biện pháp phòng
ngừa như: biện pháp vận động quần chúng, biện pháp tuần tra kiểm soát, biện
pháp quản lý hành chính về trật tự xã hội, phòng ngừa bằng biện pháp kỹ
thuật, tổ chức tấn công, truy quét tội phạm về ma túy. Qua đó, tác giả đã đưa
ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa các tội phạm về ma
túy.
- Giáo trình “Hoạt động phòng ngừa và điều tra các tội phạm về ma
túy của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy” của Học viện Cảnh
3
sát nhân dân, xuất bản năm 2002 [10]. Giáo trình giới thiệu về lý luận và thực
tiễn trong hoạt động phòng ngừa tội phạm về ma túy; nội dung hoạt động
phòng ngừa; các biện pháp phòng ngừa tội phạm ma túy của lực lượng Cảnh
sát điều tra tội phạm về ma túy; Lý luận và thực tiễn hoạt động điều tra tội
phạm về ma túy; nội dung và biện pháp điều tra khám phá các vụ án phạm tội
về ma túy của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy.
- Công trình nghiên cứu “Hiểm họa ma túy và cuộc chiến mới” của
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Yêm [30]. Công trình đã phân tích thực trạng
và những tác động của tệ nạn ma túy đến các vấn đề kinh tế, văn hóa, chính
trị, xã hội của xã hội, những ảnh hưởng của nó đến cuộc sống, hạnh phúc của
người dân. Đồng thời tác giả cũng đưa ra dự báo về sự phát triển của tệ nạn
ma túy trên thế giới nói chung và nước ta nói riêng.
- Cuốn sách “Quan hệ phối hợp giữa Cảnh sát điều tra tội phạm về
ma túy với Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phát hiện điều
tra tội phạm về ma túy” của Thạc sĩ Nguyễn Văn Long, Nhà xuất bản Công
an nhân dân, Hà Nội năm 2008 [8]. Ở cuốn sách này, tác giả đã nêu ra một số
nhận thức lý luận về quan hệ phối hợp giữa Cảnh sát điều tra tội phạm về ma
túy với Cảnh sát quản lý hành chính trong phát hiện, điều tra tội phạm về ma
túy hoạt động tại các cơ sở kinh doanh karaoke, vũ trường. Tác giả đã đưa ra
những nhận thức cơ bản về tội phạm ma túy, ảnh hưởng của nó đối với trật tự,
an toàn xã hội. Đây là những định hướng quan trọng giúp cho việc đưa ra dự
báo tình hình tội phạm về ma túy trong các cơ sở kinh doanh karaoke, vũ
trường và đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả quan hệ phối hợp giữa hai
lực lượng trên trong phát hiện, điều tra tội phạm về ma túy hoạt động trong
các cơ sở kinh doanh karaoke, vũ trường trên địa bàn thành phố Hà Nội trong
thời gian tới.
- Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Nâng cao hiệu quả phòng ngừa, đấu
4
tranh chống tội phạm ma túy trong tình hình mới” của Tổng cục Xây dựng
lực lượng Công an nhân dân và Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an, tổ chức
tháng 6 năm 2006 [26]; gồm 45 báo cáo tham luận đã tổng kết toàn diện công
tác phòng, ngừa, đấu tranh chống tội phạm về ma túy giai đoạn 2001 - 2005,
rút ra những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả công
tác của các lực lượng tham gia chống tội phạm nói chung và lực lượng Cảnh
sát điều tra tội phạm ma túy nói riêng giai đoạn 2006 - 2010.
- Đề tài khoa học cấp nhà nước “Luận cứ khoa học cho những giải
pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm về ma túy”
của Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Phùng Hồng, Tạp chí CAND và Đại tá Vũ Hùng
Vương, Cục CSĐT tội phạm về ma túy năm 2001 [11]. Đề tài đã tập trung đi
sâu, phân tích làm rõ thực trạng công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về
ma túy, nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế, từ đó phân tích làm rõ những
luận cứ khoa học cho các giải pháp mà tác giả đưa ra.
- Đề tài cấp Nhà nước “Luận cứ khoa học đổi mới chính sách xã hội
đảm bảo an ninh xã hội và khắc phục các tệ nạn xã hội” mã số KX 04.14 của
Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an (1992-1995) [26]. Đề tài này đã tập trung đi
sâu phân tích nguyên nhân, điều kiện, đặc biệt là những nguyên nhân, điều
kiện về các chính sách xã hội làm phát sinh, phát triển và tồn tại của các tệ
nạn xã hội trong đó có tệ nạn ma túy, từ đó đề ra những giải pháp, kiến nghị
đổi mới, ban hành một số chính sách xã hội nhằm khắc phục các tệ nạn xã
hội;
Qua các công trình nghiên cứu trước đây đã cung cấp cho tác giả lý
luận cũng như thực tiễn công tác phòng, chống ma túy ở Việt Nam. Chưa có
công trình nào ở cấp độ luận văn thạc sỹ chuyên ngành Luật học quản lý Nhà
nước về phòng, chống ma túy gắn với địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà
Nẵng như quận Hải Châu hiện nay. Do đó, đề tài không trùng lắp với các
5
công trình đã công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nhằm đánh giá đúng tình hình, từ đó thấy được kết quả hạn chế và
nguyên nhân. Đề xuất các giải pháp quản lý Nhà nước về phòng, chống ma
tuý tại quận Hải Châu những năm tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích cơ sở lý luận quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy.
- Làm rõ tình hình phòng, chống ma tuý tại quận Hải Châu, qua đó rút ra
những hạn chế cần khắc phục và tìm ra những nguyên nhân của hạn chế đó.
- Đề xuất phương hướng, giải pháp quản lý Nhà nước về phòng, chống
ma tuý tại quận Hải Châu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Luận văn tập trung nghiên cứu nội dung, hình thức và phương pháp
quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy của các cơ quan có chức năng, có
thẩm quyền và những yếu tố tác động đến quản lý Nhà nước về phòng, chống
ma túy.
4.2. Phạm vi nghiên cứu: bao gồm giải quyết những nội dung sau:
+ Về không gian: Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý
luận quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy và thực tiễn thực hiện công
tác này tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
+ Phạm vi thời gian: Số liệu nghiên cứu bốn năm gần nhất 2012 - 2015.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận: Duy vật biện chứng với quan điểm lịch sử cụ
thể, toàn diện; phương pháp tiếp cận hệ thống và kế thừa kết quả nghiên cứu
của các công trình đi trước để hoàn thiện cơ sở lý thuyết và đánh giá tình hình
6
quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy ở Việt Nam trong điều kiện hiện
nay.
Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng
Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp luật; quan điểm của Đảng về xây dựng chính
quyền của dân, do dân và vì dân.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Bên cạnh việc sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,
đề tài còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp phân
tích, tổng hợp, so sánh, thống kê...
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa ý luận
Luận văn đã hoàn thiện hơn lý luận quản lý Nhà nước về phòng, chống
ma túy tại Việt Nam nói chung và quận Hải Châu nói riêng. Trên cơ sở tổng
hợp, hệ thống hóa các văn bản pháp luật về phòng, chống ma túy và các số
liệu nghiên cứu từ thực tiễn, luận văn cho thấy bức tranh về tình hình phòng,
chống ma túy tại quận Hải Châu; chỉ ra những ưu điểm, bất cập, hạn chế của
quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy và những nguyên nhân làm hạn
chế hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này để đề xuất các
giải pháp phù hợp. Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ có ý nghĩa quan trọng
đối với xây dựng cơ chế, chính sách, lựa chọn phương thức quản lý phù hợp
nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy
tại quận Hải Châu trong thời gian đến.
6.1. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý trong xây
dựng chính sách về phòng, chống ma túy cũng có thể làm tài liệu tham khảo
đối với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học chuyên ngành Luật Hành
chính, Quản lý công, Chính sách công và các chuyên ngành có liên quan.
7
Luận văn đầy đủ ở file:Luận văn Full