Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường từ thực tiễn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (503.52 KB, 89 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN DIỄM LOAN

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỪ THỰC TIỄN
QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI, năm 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN DIỄM LOAN

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỪ THỰC TIỄN
QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành
Mã số

: Chính sách công
: 60.34.04.02


LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS. LÊ NGỌC HÙNG

HÀ NỘI, năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng của tôi.
Các số liệu, tài liệu được trích dẫn trong luận văn theo nguồn đã công bố. Kết
quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tác giả

Trần Diễm Loan


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ THỰC
HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ........................................................9
1.1. Khái quát về chính sách bảo vệ môi trường .............................................................9
1.2. Một số thành phần của chính sách ..........................................................................14
1.3. Quy trình thực hiện chính sách bảo vệ môi trường ................................................22
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới thực hiện chính sách bảo vệ môi trường .......................25
1.5. Chính sách bảo vệ môi trường của Việt Nam ........................................................29
1.6. Kinh nghiệm thực hiện chính sách bảo vệ môi trường ở một số địa phương ........34
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG Ở QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG .................................39

2.1. Khái quát về quận Hải Châu ...................................................................................39
2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách bảo vệ môi trường trên địa bàn quận
Hải Châu ........................................................................................................................43
2.3. Kết quả thực hiện chính sách ..................................................................................62
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ
NẴNG ...........................................................................................................................69
3.1. Quan điểm và mục tiêu bảo vệ môi trường quận Hải Châu ...................................69
3.2. Các giải pháp tăng cường thực hiện chính sách bảo vệ môi trường từ thực tiễn
quận Hải Châu trong thời gian tới .................................................................................72
KẾT LUẬN ..................................................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVMT

Bảo vệ môi trường

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa

HĐND

Hội đồng nhân dân

MT

Môi trường


TNMT

Tài nguyên môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
2.1.

Tên bảng
Tình hình thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải Châu,
thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2012-2016

Trang

65

Tình hình xử phạt hành chính các vi phạm về thực hiện chính
2.2.

sách bảo vệ môi trường tại quận Hải Châu, thành phố Đà

65


Nẵng giai đoạn 2012-2016
2.3.

Diễn biến lượng khách du lịch đến quận Hải Châu, thành phố
Đà Nẵng giai đoạn 2012-2016

66


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu

Tên hình

hình
1.1.

2.1.

Hệ thống quản lý nhà nước trong thực hiện chính sách bảo vệ
môi trường hiện nay ở nước ta
Hệ thống tổ chức thực hiện chính sách bảo vệ môi trường ở
quận

Trang

18

42



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những thập niên gần đây, với sự phát triển như vũ bão của khoa học công
nghệ, nền kinh tế đã có bước tăng trưởng vượt bậc. Tuy nhiên, cùng với đó chúng ta
cũng đang đối mặt với không ít các thách thức trong phát triển theo hướng bền
vững, trong đó có các vấn đề môi trường. Ô nhiễm môi trường đang trở thành vấn
đề hết sức bức xúc, ảnh hưởng xấu đến đời sống và sức khỏe của người, cản trở quá
trình phát triển kinh tế - xã hội, đe dọa nghiêm trọng sự phát triển bền vững và sự
tồn tại, phát triển của các thế hệ trong hiện tại và tương lai.
Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của môi trường và những tác hại
do ô nhiễm môi trường đem lại, những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành
nhiều chủ trương, chính sách về bảo vệ môi trường, điển hình là Nghị quyết số 41NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Luật Bảo vệ môi trường
năm 1993, năm 2005 và mới đây nhất là Luật Bảo vệ môi trường năm 2014; Nghị
định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ qui định về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường …
Việc tổ chức thực hiện các chính sách về bảo vệ môi trường đã đem lại kết
quả nhất định, giúp cho môi trường đỡ bị ô nhiễm, chất lượng môi trường được cải
thiện cũng như ngăn chặn, phòng ngừa sự suy giảm chất lượng môi trường. Tuy
vậy, ở nhiều nơi môi trường vẫn tiếp tục bị xuống cấp nhanh, có nơi, có lúc đã đến
mức báo động: đất đai bị xói mòn, thoái hoá; chất lượng các nguồn nước suy giảm
mạnh; không khí ở nhiều đô thị, khu dân cư bị ô nhiễm nặng; khối lượng phát sinh
và mức độ độc hại của chất thải ngày càng tăng; tài nguyên thiên nhiên trong nhiều
trường hợp bị khai thác quá mức, đa dạng sinh học bị đe dọa nghiêm trọng; điều
kiện vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch ở nhiều nơi không bảo đảm. Trong đó,
đặc biệt là vấn đề ô nhiễm do chất thải thải ra môi trường ít qua xử lý ở hầu hết các
địa phương nước ta đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. Sự cố môi trường
biển miền Trung tháng 4 năm 2016 vừa qua diễn ra trên diện rộng (4 tỉnh miền
trung) do việc vi phạm trong hoạt động xả thải của Công ty TNHH Gang Thép

1


Hưng Nghiệp Formosa (Khu kinh tế Vũng Áng), đã gây ra hậu quả lớn về kinh tế,
xã hội, môi trường trước mắt và lâu dài; ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành đánh
bắt, nuôi trồng, chế biến thuỷ, hải sản, làm muối, dịch vụ hậu cần nghề cá, du lịch;
làm xáo trộn, gây mất an ninh trật tự, tâm lý bức xúc, bất an trong nhân dân. Vụ
việc đang được Chính phủ tập trung chỉ đạo xử lý đối với tổ chức, cá nhân vi phạm
và khắc phục hậu quả nhưng đây là cái giá quá đắt phải trả cho việc buông lỏng
quản lý, việc thiếu trách nhiệm của cá nhân, tổ chức liên quan trong tổ chức thực
hiện chính sách bảo vệ môi trường dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Để ngăn ngừa
tình trạng trên tái diễn, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về bảo vệ môi trường ngày
24 tháng 8 năm 2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo: “Kiên quyết không
vì lợi ích kinh tế trước mắt mà đánh đổi môi trường, cuộc sống bình yên của người
dân”. Tuy nhiên, để đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường cũng như tác động của
chính sách và luật pháp đối với công tác bảo vệ môi trường thì cần phải có những
nghiên cứu cụ thể, tại những địa phương cụ thể.
Quận Hải Châu là một quận trung tâm về chính trị - hành chính- văn hóa của
Thành phố Đà Nẵng với nhiều cơ quan của Trung ương và địa phương đóng trên địa
bàn, đó cũng là điều kiện thuận lợi cũng như không ít khó khăn thách thức cho địa
phương. Công tác chỉnh trang đô thị cùng với việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và đô thị hóa trên toàn địa bàn thành phố nói chung, quận Hải Châu nói
riêng đã ảnh hưởng lớn đến môi trường và các hệ sinh thái. Việc phát triển bền
vững, phấn đấu nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân trên địa bàn quận
đang đứng trước nhiều thách thức to lớn, đòi hỏi Đảng bộ, chính quyền và nhân dân
quận Hải châu cần phải định hướng phát triển quận Hải Châu theo hướng mà đề án
xây dựng Đà nẵng – thành phố môi trường đã vạch ra.
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa ngày nay thì sự phát
triển bền vững phải dựa trên ba yếu tố cấu thành là kinh tế, xã hội và môi trường,
đây là xu hướng chung của thế giới, các quốc gia Châu Á và nhà nước ta. Nhằm

hướng tới xây dựng thành công quận Hải Châu trở thành quận môi trường, Quận đã
có nhiều giải pháp hiệu quả như xây dựng kế hoạch phối hợp với 13 phường tổ chức
tuyên truyền về các hành vi vi phạm phổ biến như vứt bỏ rác thải sinh hoạt, tàn
2


thuốc lá, đi vệ sinh cá nhân không đúng nơi quy định…Ngoài ra trong thời gian
qua, Quận cũng đã tổ chức nhiều đợt tuyên truyền cũng như tập huấn về quản lý về
bảo vệ môi trường cho các cơ sở kinh doanh trên địa bàn quận ; Xử lý ô nhiễm môi
trường tại các bãi đất trống…Song bên cạnh đó, chất lượng môi trường của quận
cũng chịu nhiều sức ép do nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội và đô thị hoá đã và
đang tác động mạnh đến môi trường và các hệ sinh thái.
Mặc dù các cấp chính quyền cũng như nhân dân trên địa bàn quận đã có
những cố gắng nhất định trong công tác bảo vệ môi trường, tuy nhiên hiện tại quận
Hải Châu cũng đang đối mặt với không ít thách thức, đó là việc triển khai nhiều dự
án hạ tầng kinh tế, kỹ thuật đã biến quận trở thành một đại công trường đầy bụi và
tiếng ồn, một số dự án triển khai nhưng tiến độ chậm dẫn đến phát sinh ruồi muỗi
gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường tại các cơ sở sản xuất trong khu dân
cư, tình trạng ô nhiễm tại các lô đất trống, nguồn rác thải trong sinh hoạt ngày càng
gia tăng,… ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, sức khỏe và đời sống
nhân dân.
Để xây dựng quận Hải Châu trở thành quận môi trường, đô thị du lịch, dịch
vụ kiểu mẫu và là trung tâm về giáo dục - đào tạo, y tế chất lượng cao, phát triển
kinh tế tri thức công nghệ cao, phát huy thế mạnh về dịch vụ - du lịch; có môi
trường tự nhiên và môi trường xã hội lành mạnh theo Nghị quyết Đại hội đại biểu
Đảng bộ quận Hải Châu lần thứ VI, nhiệm kỳ 2015-2020 đã đề ra, góp phần cùng
thành phố Đà Nẵng xây dựng thành công “Thành phố môi trường” cần phải rà soát,
đánh giá lại tình hình thực hiện các chính sách bảo vệ môi trường trong thời gian
qua, những thành tựu cũng như những tồn tại, hạn chế chưa khắc phục được, từ đó
đề ra các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả các chính sách bảo vệ môi trường

trên địa bàn quận Hải Châu.
Xuất phát từ yêu cầu đó, cùng với những kiến thức đã học, tôi chọn đề tài
luận văn thạc sĩ Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường từ thực tiễn quận Hải
Châu, thành phố Đà Nẵng” để nghiên cứu đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục
tình trạng ô nhiễm môi trường, góp phần xây dựng quận Hải Châu trở thành quận
môi trường trong thời gian đến.
3


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full
















×