Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tài liệu Chuyên đề "Bán phá giá da giày Việt Nam vào thị trường EU" docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.87 KB, 20 trang )

Vấn đề bán phá giá da giày Việt Nam vào thị trường EU

TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: “Vấn đề bán phá giá da giày Việt Nam vào
thị trường EU”

GVHD:
Bùi Lê Thái Hạnh
SVTH: Trần Thị ẩm Loan

GVHD: Bùi Lê Thái Hạnh

-1-

SVTH:Trần Thị Cẩm Loan


Vấn đề bán phá giá da giày Việt Nam vào thị trường EU

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................2
I. Lý do chọn đề tài........................................................................................2
II. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................2
III. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................2
IV. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................2
PHẦN NỘI DUNG.......................................................................................3
CHƯƠNG I PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHUNG VÀ THỰC TRẠNG
XUẤT KHẨU DA GIÀY Ở THỊ TRƯỜNG EU..........................................3
I. TÌNH HÌNH CHUNG................................................................................3
1. VÀI NÉT VỀ NGÀNH DA GIÀY VIỆT NAM.......................................3
2. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU (EU)........................................3


3. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA VIỆT NAM Ở THỊ
TRƯỜNG EU................................................................................................4
3.1. Thuận lợi................................................................................................4
3.2. Khó khan................................................................................................5
II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU DA GIÀY CỦA VIỆT
NAM Ở THỊ TRƯỜNG EU..........................................................................6
1. MỐI QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA VIỆT NAM VÀ EU..........................6
2. PHÂN TÍCH KIM NGẠCH XUẤT KHẨU DA GIÀY VIỆT NAM CÁC
NĂM..............................................................................................................7
3. TỶ TRỌNG CÁC THỊ TRƯỜNG CHÍNH Ở CHÂU ÂU ......................8
4.Nhận định...................................................................................................9
Chương 2 VẤN ĐỀ BÁN PHÁ GIÁ CỦA VIỆT NAM Ở THỊ
TRƯỜNG EU..............................................................................................10
1. KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ BÁN PHÁ GIÁ.........................................10
2. NGUYÊN NHÂN XẢY RA VẤN ĐỀ BÁN PHÁ GIÁ TẠI THỊ
TRƯỜNG EU..............................................................................................10
3. KẾT QUẢ CỦA ỦY BAN CHÂU ÂU VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÌNH
HÌNH DA GIÀY CỦA VIỆT NAM...........................................................12
3.1. Kết quả của Ủy Ban Châu Âu về vấn đề bán phá giá..........................12
3.2 Tác động...............................................................................................12
4. GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ VÀ CÁC CƠNG TY CĨ LIÊN QUAN
.....................................................................................................................14
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................17
I. Kết luận....................................................................................................17
II. Kiến nghị................................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................20

GVHD: Bùi Lê Thái Hạnh

-2-


SVTH:Trần Thị Cẩm Loan


Vấn đề bán phá giá da giày Việt Nam vào thị trường EU

PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh khó khăn, và chính những
cuộc chiến tranh này làm cho tình hình kinh tế đất nước ta bị trì trệ và suy kiệt.
Tuy nhiên, với đà phát triển vượt bật của mình, Việt Nam đang dần cải thiện nền
kinh tế của mình với nhiều mặt hàng xuất khẩu nổi bật như: dầu thơ, dêt may, da
giày, gạo… Trong đó, ngành da giày được xem là một trong những mặt hàng chủ
lực của đất nước, được xếp thứ 3 trong 7 ngành hàng xuất khẩu chủ lực của đất
nước sau dầu thô và dệt may. Đăc biệt thị trường Châu Âu là thị trường rộng lớn
đồng thời cũng là thị trường cạnh tranh khốc liệt, nhưng Việt Nam đã thành công
trong việc xâm nhập vào thị trường này. Cùng với Trung Quốc, Việt Nam là một
trong hai nước xuất khẩu ngành da giày vào thị trường Châu Âu. Chính sự phát
triển mạnh của Việt Nam và Trung Quốc về ngành da giày tại thị trường Châu Âu
đã chiếm được lòng tin về giá cả cũng như chất lượng của người tiêu dung châu
Âu làm cho các công ty sản xuất da giày ở Châu Âu khơng cịn chỗ đứng. Dẫn
đến việc các công ty sản xuất da giày kiện Trung Quốc và Việt Nam bán phá giá.
Sau một thời gian đấu tranh và kết luận cuối cùng của ủy ban Châu Âu ( EC)có
bằng chứng “ hiển nhiên “ Việt Nam bán phá giá, không chỉ Việt Nam phản ứng
mà các nước thành viên EU cũng chỉ trích nhận định này .

II. Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm khái quát được tình hình xuất khẩu da giày Việt Nam sang thị trường
Châu Âu và biết được đâu là sự thật của vấn đề bán phá giá của Việt Nam qua đó
định hướng được giải pháp xuất khẩu cho da giày Việt Nam nói chung và xuất

khẩu da giày Việt Nam sang thị trường Châu Âu nói riêng.

III. Phương pháp nghiên cứu

Qua việc tổng hợp các thơng tin trên các phương tiện: Báo chí, thời
báo kinh tế, các trang web có liên quan… dữ liệu thu được sử dụng phương pháp:
Phân tích, so sánh, đánh giá tổng hợp… sẽ hiểu rõ được vấn đề của nội dung
nghiên cứu.

IV. Phạm vi nghiên cứu
Do năng lực và thời gian có hạn nên đề tài chỉ thực hiện trong phạm vi
nghiên cứu vấn đề bán phá giá da giày của việt nam tại EU.

GVHD: Bùi Lê Thái Hạnh

-3-

SVTH:Trần Thị Cẩm Loan


Vấn đề bán phá giá da giày Việt Nam vào thị trường EU

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHUNG VÀ THỰC TRẠNG
XUẤT KHẨU DA GIÀY Ở THỊ TRƯỜNG EU
I. TÌNH HÌNH CHUNG
1. VÀI NÉT VỀ NGÀNH DA GIÀY VIỆT NAM
Ngành da giày là một trong những ngành hàng xuất khẩu trọng điểm của
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Được xếp thứ 3 trong 7 nhóm nghành hàng

xuất khẩu lớn nhất nước ta hiện nay. Ngành da giày của Việt Nam thu hút khoảng
năm trăm ngàn lao động trong đó có 80% là nữ chiếm khoảng 6.5 % lực lượng lao
động của ngành. Doanh thu từ xuất khẩu hàng năm đem lại là hơn 2 tỷ USD đứng
thứ 3 trong kim ngạch xuất khẩu sau dầu thô và dệt may. Tốc độ tăng trưởng trong
vài năm gần đây tăng khá cao. Năm 2000 kim ngạch xuất khẩu của nghàngh chỉ
đạt được 1.47 tỷ USD nhưng đến năm 2005 kim ngạch xuất khẩu tăng lên 3.005 tỷ
USD và dự kiến đến năm 2010 sẽ đạt khỏang 6.2 tỷ USD. Hiện nay nước ta có
khoảng 300 cơng ty xuất khẩu giày dép với các doanh nghiệp nổi tiếng như: Delta,
An Lạc, Bình Tân (bita’s) Bình Tiên, TS.Milan … Một số thị trường xuất khẩu
chủ yếu của Việt Nam là EU, Mỹ, Nhật … Trong đó theo đánh giá của các nhà
chuyên mơn thì thị trường Châu Âu đuợc xem là thị trường xuất khẩu chủ lực của
ngành da giày Việt Nam, trong khi Mỹ thị trường tiềm năng của ngành. Tuy nhiên
nghành da giày của chúng ta còn nhiều hạn chế từ khâu nguyên liệu đến khâu xuất
khẩu. Đặc biệt là phần lớn xuất khẩu của ngành chủ yếu gia công có đến 70% sản
phẩm ngành là gia cơng ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành.

2. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU (EU)
EU là 1 khối kinh tế chặt chẽ sâu sắc nhất thế giới hiện nay có đồng tiền
chung Châu Âu khá vững chắc . Đây là thị trường đầy tiềm năng và có sức ảnh
hưởng lớn đến nền kinh tế thế giới . EU với dân số khoảng 455 triệu , diện tích tự
nhiên của EU là 3.97 triệu km, chiếm hơn 27.8% GDP của toàn thế giới ( hơn
9200 tỷ USD năm 2002 và 12865 tỷ USD năm 2004 theo IMF ) GDP bình quân
đầu người trước khi mở rộng năm 2004 là 22533 USD/năm và sau khi mở rộng là
19718 USD/năm được xem là khu vực có nền kinh tế phát triển nhất thế giới. Từ
các trung tâm thương mại , văn hóa , thời trang , ngân hàng thế giới thậm chí các
tổ chức chính trị lớn trên thế giới đều đặt trụ sở tại Châu Âu . Hiện nay, cộng đồng
kinh tế Châu Âu , viết tắt EEC (được hình thành theo hiệp định ký kết tại Roma
ngày 25/3/1957 ) có 25 thành viên được xem là 1 tổ chức chặt chẽ và giàu có. Đặc
biệt đối với các thành phố lớn như London, Paris, Berlin, Milan … đang được xem
GVHD: Bùi Lê Thái Hạnh


-4-

SVTH:Trần Thị Cẩm Loan


Vấn đề bán phá giá da giày Việt Nam vào thị trường EU
là thị trường đầy tiềm năng đối với ngành da giày Việt Nam .Từ trước đến nay,
những người thợ giày Italia, Tay Ban Nha , CH Zech đều tự hào với dịng sản
phẩm của mình. Nhưng thời gian sau khi thị trường mở cửa , hàng hóa da giày
Việt Nam và Trung Quốc tràn ngập Châu Âu làm họ mất dần thị phần của mình.Ví
dụ: mới cách đây 5 năm , CH Zech 1 năm sản xuất tới 13 triệu đơi nay con số này
chỉ cịn 5.5 triệu đôi.Và từ khi ngành da giày Việt Nam xâm nhập vào thị trường
này làm cho kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đối với lĩnh vực này tăng liên tục
vì đây là thị trường rộng lớn và có sức mua lớn . Do đó các doanh nghiệp trên thế
giới ln đến thị trường này và luôn tự làm mới cho mình .

3. THUẬN LỢI VÀ KHĨ KHĂN CỦA VIỆT NAM Ở THỊ
TRƯỜNG EU
3.1. Thuận lợi
EU là 1 thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng . Với nền kinh tế phát
triển và đời sống người dân khá cao. Việc các sản phẩm giày da Việt Nam du nhập
vào thị trường EU là 1 lợi thế rất lớn, trước tiên là ta có lợi thế cạnh tranh về giá cả
. Từ thực tế cho ta thấy Việt Nam là quốc gia có lực lượng lao động dồi dào, càn
cù và mức trả lương thấp…Chính những điều này góp phần làm cho chi phí đầu
vào giảm dẫn đến giá thành sản phẩm giảm nâng cao sức cạnh tranh của ngành
trong hiện tại và trong xu thế tới tại EU.
EU là 1 trong những thị trường sản xuất và tiêu thụ đồ da lớn nhất thế giới
giàu dép chiếm khoảng 30% tiêu thụ toàn cầu . Tuy EU là trung tâm sản xuất đồ da
thế giới nhưng EU vẫn có nhu cầu về nhập khẩu rất nhiều , trung bình tới hơn 25%

trong tổng nhập khẩu giày da thế giới . Trước thực trạng trên đây là điều kiện
thuận lợi cho các nước xuất khẩu giày da thế giới trong đó có Việt Nam phát triển
ngành cơng nghiệp giày da của mình . Do đó thị trường EU chiếm gần 80% kim
ngạch xuất khẩu giày da của năm. Và Việt Nam là 1 trong 2 nước xuất khẩu giày
da vào thị trường EU lớn nhất sau Trung Quốc từ năm 1997 đến nay. Số lượng
giày dép Việt Nam xuất khẩu vào EU liên tục tăng và tổng số giày nhập khẩu từ
Việt Nam năm 2005 là 265 triệu đơi ( nguồn Eurostat). Ngồi ra, người tiêu dùng
Châu Âu cũng đả quen và ưa chuộng giày dép sản xuất tại Việt Nam tuy với giá rẻ
nhưng chất lượng đảm bảo hơn.
Trước đây EU chưa áp dụng hạn ngạch đối với Việt Nam và ngoài ra chính
phủ Việt Nam cịn nhận được dự án VIE/61/94 _ hỗ trợ xúc tiến thương mại và
xuất khẩu do Thụy Sĩ và Thụy Điển đồng tài trợ. Dự án này do trung tâm thương
mại quốc tế trụ sở tại Geneva cơ quan hoạt động của UNCTAD/WTO và cục xúc
tiến thương mại phối hợp thực hiện. Mục tiêu chính của dự án là giúp chính phủ
Việt Nam đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế ổn định đưa ra trong thế kỷ. Để
thực hiện được, dự án sẽ giúp cục xúc tiến thương mại ( Viettrade) Bộ thưong mại
xây dựng chiến lược xuất khẩu quốc gia và nâng cao năng lực của Viettrade như là
1 cơ quan trọng điểm của mạng lưới phát triển thương mại quốc gia. Đặc biệt dự
án sẽ nâng cao được năng lực của Viettrade dể giúp các doanh nghiệp xuất khẩu và
cung cấp cho tổ chức thương mại và các doanh nghiệp xuất khẩu những kiến thức,
GVHD: Bùi Lê Thái Hạnh

-5-

SVTH:Trần Thị Cẩm Loan


Vấn đề bán phá giá da giày Việt Nam vào thị trường EU
thông tin và các dịch vụ tư vấn về thương mại trên cơ sở bền vững
( Vietnamnet.com) Đây là 1 lợi thế không nhỏ cho xuất khẩu da giày của Việt

Nam tại thị trường EU.
Mỹ là thị trường nhập khẩu giày dép lớn thứ hai của việt nam với tốc độ
nhập khẩu gia tăng mạnh trong thời gian qua , đặc biệt từ sau khi việt nam ký kết
Hiệp định song phương với Mỹ và sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO
năm 2006 kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang Mỹ đạt 802 triệu
USD, tăng 31% so với năm 2005, chiếm 22% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn
ngành . Trong thời gian tới , Mỹ sẽ là thị trường xuất khẩu mục tiêu đối với sản
phẩm giày dép của Việt Nam, với các sản phẩm xuất khẩu chính là giày thể thao ,
giày da nam nữ . Nhật Bản đang là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba với yêu cầu về
chất lượng sản phẩm , thời hạn giao hàng và chủng loại sản phẩm . Tuy Việt Nam
và Nhật Bản chính thức dành cho nhau qui ché Tối huệ quốc từ năm 2000 song
ngành da giày vẫn chưa gia tăng xuất khẩu được nhiều sang thị trường này . Tỉ
trọng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản mới chỉ chiếm gần 3% tổng kim ngạch
xuất khẩu của toàn ngành . Dự kiến đến năm 2010, giày dép của Việt Nam sẽ tăng
tỉ lệ xuất khẩu vào Nhật cũng như vào các nước Đơng Nam Á .

3.2. Khó khăn
Ngành da giày Việt Nam đang sử dụng trên 500 nghìn lao động nhưng
hầu như cơng nhân chưa được đào tạo chủ yếu , trình độ chưa cao. Dẫn đến nguồn
nhân lực có khả năng ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào quản lí sản xuất
yếu làm cho khả năng cạnh tranh ở thị trường Châu Âu kém. Đây là 1 thách thức
đối với ngành da giày Việt Nam…
Hầu như các doanh nghiệp của Việt Nam có quy mơ nhỏ và vừa nên cịn
yếu kém về khâu tài chính dẫn đến việc dễ không theo kịp cạnh tranh với các nước
xuất khẩu da giày mạnh vào Châu Âu như Trung Quốc , Indonesia… Mặt khác các
sản phẩm da giày của ta chủ yếu là gia công . Điều này tác động không nhỏ đến
việc đa dạng hóa sản phẩm , nâng cao chất lượng sản phẩm , mẫu mã và khâu tiếp
cận thị trường . Do đó các sản phẩm da giày Việt Nam thường kém sức cạnh tranh
so với các sản phẫm cùng loại của Trung Quốc , Italia, Anh…Mặc dù kim nghạch
xuất khẩu vào thị trường EU cao chiếm khoảng 80% nhưng do gia công nên không

đem lại hiệu quả lớn cho nền kinh tế.
Ngoài ra xu hướng của khách hàng Châu Âu hiện nay chủ yếu là xu hướng
theo thời trang và việc tiêu dùng giày dép người ta chú trọng nhiều hơn vào nhãn
hiệu đặc biệt là giới trẻ .Vì vậy ta nên có cách nhìn rộng hơn về tiêu dùng ở Châu
Âu.
Và 1 vấn đề khó khăn khác của Việt Nam cần bàn ở đây đó là chúng ta
thiếu nguồn nguyên liệu cho sản xuất da giày ở Việt Nam hầu như chúng ta phải
nhập khẩu từ phía nước ngồi . Vì ngành sản xuất ngun vật liệu da giày trong
nướ chưa phát triển . Dẫn đến chi phí đầu vào cho sản xuất da giày tăng mặc dù ta
có lợi thế với giá nhân cơng rẻ nhưng ta cũng đặc biệt chú trọng đến nguồn nguyên
liệu đầu vào.
GVHD: Bùi Lê Thái Hạnh

-6-

SVTH:Trần Thị Cẩm Loan


Vấn đề bán phá giá da giày Việt Nam vào thị trường EU
Ngoài ra việc Trung Quốc gia nhập tổ chức thưong mại quốc tế WTO
cũng là 1 thách thức lớn đối với công nghiệp sản xuất da giày của Việt Nam tại thị
trường Châu Âu . Mặc dù Châu Âu cũng đề ra những biện pháp , những hàng rào
kỹ thuật đối với Trung Quốc nhưng sự cạnh tranh của da giày Việt Nam với Trung
Quốc trở nên quyết liệt hơn bao giờ hết. Đó là do Trung Quốc có lợi thế sản xuất
hơn ta , hầu như nguyên phụ liệu và khả năng cung ứng vật liệu tại chỗ cộng thêm
với việc chính phủ Trung Quốc áp dụng chính sách bù giá 9% cho các doanh
nghiệp bản xứ khi xuất khẩu. Còn đối với các doanh nghiêp Việt Nam cơng nghệ
cịn rất kém , trình độ chưa cao , năng suất lao động chỉ bằng nửa Trung Quốc . Do
đó Trung Quốc là 1 đối thủ rất nặng ký của ta tại thị trường Châu Âu.


II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU DA GIÀY
CỦA VIỆT NAM Ở THỊ TRƯỜNG EU
1. MỐI QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA VIỆT NAM VÀ EU
Tổ chức thương mại Thế giới WTO là tổ chức kế thừa họat động của
GATT , họat động trên nguyên tắc cơ bản là phát triển tự do hóa mậu dịch trên cơ
sở có đi có lại. Tính đến nay WTO đã có 150 thành viên bao gồm các nước, khu
vực phát triển như Mỹ, khối EU… và các nước nghèo , nước đang phát triển.
Trong đó các nước kém phát triển là nguồn cung cấp hàng xuất khẩu cho các thị
trường nhập khẩu lớn như là EU, Mỹ. Trong các thị trường nhập khẩu lớn , Liên
minh Châu Âu là 1 tổ chức chặt chẽ và giàu có. Liên minh Châu Âu (European
Union) EU được hình thành theo hiệp định ký kết tại Roma ngày 25/3/1957 và
hiện nay có 25 thành viên là Pháp, Đức, Anh, Italia, Tây Ban Nha… EU chiếm
hơn 40% tổng giá trị xuất nhập khẩu của tòan thế giới. Đặc biệt EU là thị trường
nhập khẩu lớn của Việt Nam. Trong đó các măt hàng xuất khẩu sang EU như dệt
may, giày dép, sản phẩm gỗ, hàng điện tử, nhựa , xe đạp và phụ tùng… kim ngạch
xuất khẩu da giày chiếm hơn 60% tòan dự kiến 3,35 – 3,5 tỷ USD. Điều này
chứng tỏ thị phần của Việt Nam tại thị trường này tăng và cũng đồng thời ta biết
được rằng mối quan hệ giữa Việt Nam và Liên minh EU rất tốt và chặt chẽ. Nhưng
vào ngày 07/07/2005 EU đã quyết định khởi kiện áp đặt thuế chống bán phá giá
sau hơn 9 tháng tìm hiểu tại 9 doanh nghiệp Việt Nam. Tác động từ vụ kiện này là
không nhỏ rất nhiều đơn dặt hàng bị thiệt hại, lớn nhất là các doanh nghiệp nhỏ ,
đồng thời cũng làm cho mối quan hệ giữa Việt Nam và Eu trở nên gay gắt hơn.
Tuy một số thành viên của EU như Thụy Điển, Đan Mạch, Hà Lan củng đã kiến
nghị Cao Ủy thương mại EU khơng nên vội tính thuế nhập khẩu đối với mặt hàng
giày dép từ Trung Quốc và Việt Nam. Điều đó ta cũng có thể hiểu rõ là ngành da
giày chủ yếu phát triển là ở các nước Nam Âu. Còn dối với các nước Bắc Âu như
Thụy Điển, Đan Mạch phản đối là do họ muốn bảo vệ người tiêu dùng của họ tại
quốc gia mình. Liệu ngành da giày Việt Nam có thể đứng vững tại thị trường Châu
Âu sau khi bị khởi kiện cho là bán phá giá , liệu có ảnh hưởng mối quan hệ giữa
Việt Nam và EU trong các lĩnh vực khác? Đây còn là dấu hỏi lớn cho mối quan hệ

làm ăn giữa Việt Nam và EU.
GVHD: Bùi Lê Thái Hạnh

-7-

SVTH:Trần Thị Cẩm Loan


Vấn đề bán phá giá da giày Việt Nam vào thị trường EU

2. PHÂN TÍCH KIM NGẠCH XUẤT KHẨU DA GIÀY VIỆT
NAM CÁC NĂM
Từ nhiều năm nay ngành da giày là 1 trong những mặt hàng chiến lược
của Việt Nam và EU được coi là thị trường trọng điểm. Năm 2005 ngành da giày
Việt Nam đã đạt kim ngạch xuất khẩu là 3,005 tỷ USD trong đó xuất khẩu sang thị
trường Châu Âu chiếm 80% xuất khẩu của ngành , năm 2006 kim ngạch xuất khẩu
của ngành da giày việt nam đạt 3,59 tỷ USD , tăng bình quân 0,403 tỷ USD/ năm
trong giai đoạn 2001-2006. Thị trường chủ yếu của ngành đến nay vẫn là các nước
thuộc EU, chiếm trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu nhưng trong năm 2006 và
những năm tiếp theo chắc chắn ngành da giày Việt Nam gặp nhiều khó khăn là do
ảnh hưởng từ vụ kiện bán phá giá ở thị trường Châu Âu.
Bảng kim ngạch xuất khẩu xuất khẩu da giày việt nam từ năm 2003 đến
tháng 2 năm 2007:
Năm
2003
2004
2005
3 tháng đầu năm
2006
2006

Tháng 1 năm 2006
Tháng 2 năm 2007

Trị giá(triệu USD)
2225
2604
3005
816
3590
3750
3000

Nguồn: tổng cục thống kê Việt Nam
Qua bảng phân tích số liệu ta thấy kim ngạch xuất khẩu da giày của Việt
Nam tăng dần qua các năm. Đặc biệt trong 3 tháng đầu năm 2006 kim ngạch xuất
khẩu da giày Việt Nam đạt 816 triệu USD tăng 23,1% so với cùng kỳ năm ngối.
Ngun nhân chính của việc kim ngạch xuất khẩu da giày Việt Nam tăng là
do ngàng da giày Việt Nam đả phát triển từ lâu và luôn là 1 trong 4 ngành hàng
dẩn đầu về kim ngạch xuất khầu của Việt Nam qua nhiều năm. Sở dĩ ngành da
giày của ta có thể phát triển nhanh như vậy là do chính phủ sử dụng địn bẫy về
thuế để khuyến khích , thu hút đầu tư. Ngoài ra trước đây ta chưa bị EU áp đặt hạn
ngạch và EU luôn tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho Việt Nam thâm nhập vào thị
trường của mình nên các cơng ty da giày Việt Nam luôn tập trung xuất khẩu và đặt
mục tiêu thị trường EU là thị trường xuất khẩu chủ lực Nhưng sau này những sản
phẩm da giày ở Châu Âu không cạnh tranh nổi đối với những sản phẩm của ta về
giá cả cũng như mẫu mã và để bảo vệ ngành sản xuất ở thị trường nội địa nên
Châu Âu đã cho là ta đã bán phá giá.
Đặc biệt chúng ta cũng cũng nhận thấy rằng 3 tháng đầu năm 2006 kim
ngạch xuất khẩu chúng ta đạt 816 triệu USD tăng 23,1% rất nhanh so với cùng kì
năm ngối đó là vì nhờ các doanh nghiệp chủ động xúc tiến thương mại, chuyển

đổi cơ cấu sản phẫm và 1 ngun nhân chính nữa đó là các doanh nghiệp Châu Âu
GVHD: Bùi Lê Thái Hạnh

-8-

SVTH:Trần Thị Cẩm Loan


Vấn đề bán phá giá da giày Việt Nam vào thị trường EU
Thị trường
EU:
Anh

Tháng 2/2006 (USD)
116.578.722
29.290.351

2 tháng 2006 (USD)
307.156.108
73.888.644

Đức

24.058.760

68.759.928

Hà Lan
Bỉ


13.379.967
17.195.546

36.461.344
35.466.346

Italia

10.489.373

30.517.649

Pháp

9.084.735

25.109.033

Tây Ban Nha

5.629.275

15.230.593

Thuỵ Điển

2.896.426

7.713.750


Áo

1.357.183

5.167.054

Đan Mạch

2.007.822

4.659.635

Hy Lạp

679.827

2.353.020

Phần Lan

363.866

991.632

chủ động tăng cường nhập khẩu giày dép của Việt Nam khi chưa bị áp thuế chống
phá giá trong 3 tháng đầu năm nay.
Và theo số liệu của bộ thương mại cho biết tình hình xuất khẩu giày dép
thàng 4 chỉ đạt 260 triệu USD giảm 4,05% so với tháng 3 là do ảnh hưởng bởi vụ
kiện bán phá giá . Tuy nhiên tình hình chung 4 tháng đầu năm kim ngạch xuất
khẩu da giày vẫn đạt 1,07 tỷ USD tăng 21% so với cùng kì năm ngối.Kim ngạch

xuất khẩu cả nước trong tháng 2 năm 2007 chỉ đạt 3 tỷ USD, giảm mạnh so với
mức xuất khẩu 3,75 tỷ USD trong tháng 1 năm 2007.

3. TỶ TRỌNG CÁC THỊ TRƯỜNG CHÍNH Ở CHÂU ÂU
Các đối tác EU đã gấp rút nhập hàng giày dép Việt Nam trước khi EU
chính htức áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da nhập khẩu từ Việt Nam
vào tháng 4 năm 2006. Vì vậy kim ngạch xuất khẩu giày dép của nước ta trong
tháng 2/2006 tiếp tục tăng mạnh (+27,78%) so với cùng kỳ năm 2004, cao hơn
mức tăng 22,35% trong tháng 1/2006.Kim ngạch xuất khẩu giày dép sang EU 2
tháng đầu năm đạt 307,16 triệu USD tăng 24,48% so với cùng kì năm 2005. Các
thị trường đạt mức tăng trưởng cao là Bỉ (+69,16%) , Đức (+50,16%), Tây Ban
Nha ( +32,18%)…Và các nước Anh , Đức, Hà Lan ,Bỉ, Italia… vẫn là các nước
nhập khẩu hàng da giày cao của Việt Nam trong khối EU.
Một số thị trường xuất khẩu giày dép chủ yếu của Việt Nam tháng 2 và
2 tháng đầu năm 2006 ( nguồn VITC )
4.Nhận định:
Đối với thị trường EU, tuy kim ngạch xuất khẩu của ta vẫn tiếp tục tăng
nhưng đang phải đối mặt với vấn đề bán phá giá nên ta cũng găp trở ngại rất lớn
GVHD: Bùi Lê Thái Hạnh

-9-

SVTH:Trần Thị Cẩm Loan


Vấn đề bán phá giá da giày Việt Nam vào thị trường EU
trong hiện tại và trong tương lai.Nhưng vấn đề nào thì cũng có 2 mặt của nó và
tình hình da giày của ta thì cũng vậy. Vấn đề lạc quan nhất là kim ngạch xuất khẩu
của ta vẫn tăng tại thị trường Châu Âu nhưng ta cũng đang phải đối mặt với việc
bị EU quyết định áp mức thuế chống bán phá giá lên giày mũ da được nhâp khẩu

từ Việt Nam.Do đó, xuất khẩu da giày của ta ở thị trường Châu Âu sẽ gặp khó
khăn hơn do sức cạnh tranh với sức cạnh tranh với Trung Quốc, Indonesia, Thái
Lan và 1 số nước khác giảm. Vì vậy, các doanh nghiệp cần tích cực hơn nữa trong
cải tiến cơng nghệ, giảm chi phí sản xuất, đồng thời tìm kiếm các đối tác ngịai EU
để duy trì và tiếp tục phát triển ngành sản xuất họat động kinh doanh này.Nhiều
đối tác nước ngoài đã nhận định , Việt Nam là một nước có tiềm năng sản xuất và
xuất khẩu giày lớn trong khu vực , được quốc tế biết đến như một nguồn cung cấp
tiềm năng , ổn định . Thách thức lớn của ngành da giày khi hội nhập sâu rộng vào
nền kinh tế thế giới chính là tính cạnh tranh cịn yếu do thiếu khả năng cung ứng
vật tư nguyên liệu , điều kiện kinh tế và hạ tầng và dịch vụ chưa theo kịp các nước
kết hợp với giá dịch vụ vận chuyển cao .

Chương 2
VẤN ĐỀ BÁN PHÁ GIÁ CỦA VIỆT NAM Ở THỊ TRƯỜNG
EU
1. KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ BÁN PHÁ GIÁ
Định nghĩa bán phá giá: Một sản phẩm được coi là “phá giá” nếu giá
xuất khẩu thấp hơn giá trị thông thường của sản phẩm đó ở nước xuất khẩu. Có 3
cách xác định bán phá giá:
Thứ 1: Giá xuất khẩu của sản phẩm nhỏ hơn giá trị thông thường của sản
phẩm tương tự được tiêu thụ tại nước xuất khẩu .
Thứ 2: Giá xuất khẩu của sản phẩm nhỏ hơn mức giá có thể so sánh được
của sản phẩm tương tự được xuất khẩu sang 1 nước thứ 3 thích hợp.
Thứ 3: Giá xuất khẩu của sản phẩm nhỏ hơn trị giá cấu thành.
Nếu trường hợp nước xuất khẩu là có nền kinh tế phi thị trường thì bán phá
giá được xác định bằng cách so sánh giá xuất khẩu với giá trị cấu thành của hành
hóa tương tự được sản xuất tại nước thứ 3 có nền kinh tế thị trường và nước đó
phát triển tương đương. Biên độ bán phá giá (BĐBPG)
gtrị thông thường - gtrị xuất khẩu
GVHD: Bùi Lê Thái Hạnh


- 10 -

SVTH:Trần Thị Cẩm Loan


Vấn đề bán phá giá da giày Việt Nam vào thị trường EU
BĐBPG =
Giá xuất khẩu
Nếu BĐBPG > 0 được coi là bán phá giá
Các tiêu chí để áp dụng biện pháp chống bán phá giá:
Thứ 1: 1 sản phẩm được coi là bán phá giá nếu giá xuất khẩu thấp hơn giá
trị thơng thường của sản phẩm đó ở nước xuất khẩu.
Thứ 2: có sự thiệt hại của ngành sản xuất nội địa.
Thứ 3: phải có mối quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu bán phá giá với
thiệt hại của ngành sản xuất nội địa.
Có 3 hình thức bán phá giá:
- Phá giá độc quyền.
- Phá giá chiến lược.
- Phá giá không độc quyền.

2. NGUYÊN NHÂN XẢY RA VẤN ĐỀ BÁN PHÁ GIÁ TẠI THỊ
TRƯỜNG EU:
Ngày 7/7/2005, Uỷ ban châu Âu (EC) đã quyết định mở cuộc điều tra bán
phá giá đối với 33 mã giày mũ da của VN theo đơn kiện ngày 30/5 của Liên minh
ngành sản xuất da châu Âu, 60 nhà sản xuất của VN bị liệt kê trong đơn kiện.
Thông tin trên được đại diện Cục Quản lý cạnh tranh Bộ Thương mại cơng
bố. Ngồi VN, các doanh nghiệp sản xuất giày mũ da của Trung Quốc cũng nằm
trong diện bị điều tra lần này. Vậy nguyên nhân của vấn đền này là như thế nào?
Tại sao Liên minh ngành sản xuất da giày Châu Âu cho rằng ta bán phá giá?Sau

đây là 1 vài lý do chính khiến EU cho rằng có bằng chứng ”hiển nhiên” các công
ty da giày của ta bán phá giá:
+ Ngun nhân chính đó là trên thực tế việc giá các sàn phẩm da giày của
Việt Nam và Trung Quốc rẻ hơn cũng đã gây nên những thiệt hại nhất định cho
ngành da giày Châu Âu, dẫn đến việc hàng lọat các nhà sản xuất da giày Châu Âu
đứng trên bờ vực phá sản. Từ năm 2001 đến nay sản xuất da giày trong khối EU
đã bị thu hẹp 30%, mất khoảng 40000 việc làm trong ngành. Đơn cử là khi thị
trường mở cửa hàng hóa giày dép của Trung Quốc và Việt Nam tràn ngập thị
trường Châu Âu làm họ khơng cịn cách nào cạnh tranh được. Mới chỉ cách đây 5
năm CH Zech 1 năm sản xuất với 13 trịêu đôi giày nay con số này chỉ cịn 5,5 triệu
đơi giày. Và đây là bảng số liệu tình hình da giày của Việt Nam tại thị trường EU
theo nguồn Eurostat:
Thị trường giày của EU
2,5 tỉ đôi
Tỉ lệ giày mũ da
35%
Tổng số giày nhập khẩu của Việt Nam năm 2005 265 triệu đôi
Mức tăng của giày da Việt Nam từ 2001-2005
95%
Mức giảm giá trung bình của giày da Việt Nam
-20%
+ Và ta cũng có thể hiểu đây là 1 quyết định trước sức ép của ngành công
nghiệp da giày Châu Âu, đặc biệt là các nước Nam Âu đang bị sức ép cạnh tranh
GVHD: Bùi Lê Thái Hạnh

- 11 -

SVTH:Trần Thị Cẩm Loan



Vấn đề bán phá giá da giày Việt Nam vào thị trường EU
trong lĩnh vực da giày.Và đây cũng là 1 giải pháp bảo hộ ngành sản xuất da giày
của EU.
+ Ủy ban châu Âu EC cho rằng, EC đã có bằng chứng cho thấy giày nhập
khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam nhận được sự trợ cấp không hợp lý từ chính phủ
và lo ngại rằng, làn sóng nhập khẩu này có thể khiến các nhà sản xuất giày châu
Âu phá sản. Đại diện lâm thời phái đoàn EC tại Việt Nam - ông Christoph Wiesner
cho biết, đề xuất trên được đưa ra khi kết quả điều tra tại 8 doanh nghiệp đại diện
ngành da giầy Việt Nam (đã được sự đồng thuận của Việt Nam) cho thấy những
bằng chứng về sự can thiệp của Nhà nước. Cụ thể là các yếu tố vay vốn ưu đãi,
giảm hoặc miễn một số loại thuế và ưu đãi thuê đất.Tuy nhiên trước những lời
nhận định trên cũng có 1 số ý kiến phản đối cho rằng lợi thế cạnh tranh của các
doanh nghiệp Việt Nam là có giá nhân cơng rẻ, công nghệ hiện đại… nên giá sản
phẩm thấp hơn là điều dể hiểu. Bên cạnh đó các doanh nghiệp Viêt Nam họat dộng
theo nguyên tắc của kinh tế thị trường, tự do kinh doanh, cạnh tranh cơng bằng.
Chính phủ khơng can thiệp và cũng không trợ giá cho các họat động của doanh
nghiệp. Về các yếu tố được đại diện EC cho là “bảo hộ” như vay vốn, ưu đãi thuê
đất, giảm thuế đối với các doanh nghiệp Việt Nam, các nhà kinh tế cũng khẳng
định: Việt Nam đang ở giai đoạn của nền kinh tế chuyển đổi nên việc thu hút đầu
tư nước ngồi đóng vai trị rất quan trọng. Do đó, việc miễn giảm tiền thuê đất
hoặc giảm thuế cũng chỉ là sự khuyến khích đầu tư, khơng nên coi là các chính
sách bóp méo thương mại. Trên thực tế, đây cũng là những biện pháp, công cụ
chung mà các nền kinh tế đang sử dụng, kể cả những nước phát triển thuộc Liên
minh châu Âu (EU).

3. KẾT QUẢ CỦA ỦY BAN CHÂU ÂU VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN
TÌNH HÌNH DA GIÀY CỦA VIỆT NAM
3.1. Kết quả của Ủy Ban Châu Âu về vấn đề bán phá giá
Sau hơn 9 tháng điều tra , Ủy ban Châu Âu (EC) đã đi đến kết luận cuối
cùng là Việt Nam có liên quan đến vấn đề bán phá giá, và như vậy Châu Âu sẽ áp

đặt hạn ngạch đối với giày dép da của Việt Nam xuất khẩu sang EU. Vào ngày
23/03/2006, Cao Ủy Thương Mại EC, đứng đầu là Ông Peter Mandelson tuyên bố
chính thức áp thuế bán phá giá 16,8% đối với giày da của Việt Nam và 19,4% của
Trung Quốc. Mức thuế này sẽ khởi điểm từ 4,2% và bắt đầu đợt đầu tiên vào ngày
07/04/2006 và sau đó ngày 02/06/2006 mức thuế sẽ tăng lên 8,4%. Tiếp đó, từ
ngày 17/07 mức thuế sẽ lên tiếp với mức 12,6%, ngày 25/09/2006 mức thuế được
áp dụng đối với giày việt nam sẽ là 16,8%, từ ngày 6/10/2006 EU áp thuế chống
bán phá giá da giày mũ da sản xuất tại việt nam xuất khẩu sang EU với mức thuế
10% cịn nhưng sản phẩm giày dép khác khơng bị ảnh hưởng. Đặc biệt, EU miễn
thuế đối với giày trẻ em và giày thể thao. Và theo Chủ tịch Hiệp hội da giày Việt
Nam (Lefaso) cho biết mỗi đôi giày mũ da xuất sang EU dẽ bị đột thêm xấp xỉ 2
Euro và khỏang 85 triệu Euro kim ngạch xuất khẩu sẽ bị ảnh hưởng bởi mức thuế
này.

3.2 Tác động
GVHD: Bùi Lê Thái Hạnh

- 12 -

SVTH:Trần Thị Cẩm Loan


Vấn đề bán phá giá da giày Việt Nam vào thị trường EU
Đến thời điểm tháng 9 năm 2006 Việt Nam đã phải đối mặt với 21 vụ kiện
bán phá giá của nước ngồi , trong đó đây là vụ kiện thứ 10 phía EU tiến hành.
Vậy ngành da giày của Việt Nam sẽ ra sao khi EU áp mức thuế đến 16,8%, ngành
da giày của Việt Nam bị áp thuế chống bán phá giá sẽ làm phát sinh nhiều vấn đề
của xã hội và ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế.
Việc EC áp thuế bán phá giá này sẽ gây những tác động tiêu cực lên nền
kinh tế nói chung và ngành da giày nói riêng. Bởi lẽ, đây là một trong những

ngành chủ lực thu hút hơn nửa triệu lao động và hơn 80% là lao động nữ.Từ đầu
năm đến nay, ngành da giày xuất khẩu Việt Nam bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng.
Đó là tình trạng thiếu việc làm diễn ra trên diện rộng và nhiều doanh nghiệp sẽ gặp
khó khăn vì chưa có hợp đồng xuất khẩu. Nguyên nhân của việc này là các khách
hàng lo ngại sẽ không tiêu thụ được hàng khi giá cả áp thuế lên cao.
Và theo bà Đinh Thị Mỹ Loan khẳng định “việc áp thuế chống bán phá giá
sẽ đẩy ngành da giày và 1 số ngành có liên quan của Việt Nam vào tình trạng khó
khăn , lao động mất việc, tăng tỷ lệ đói nghèo ”.
Thật vậy, khi có thơng tin EC áp thuế chống bán phá giá, hoạt động của các
doanh nghiệp giày da trong nước đã bị tổn thất nghiêm trọng. Nhiều doanh nghiệp
đã phải đóng cửa hồn tồn, một số doanh nghiệp đầu ngành phải giảm sản lượng
tới 50%. Mức tổn hại sẽ chưa lường hết nếu như EC áp thuế tối đa tới 16,8%. Đã
có doanh nghiệp bắt đầu mở đường tìm kiếm thị trường sang các nước trong khu
vực như Indonesia.Không những vậy nhiều hợp đồng từ Việt Nam đã được chuyển
sang Trung Quốc dù nước này cũng thuộc đối tượng bị áp thuế chống bán phá giá.
Ngòai ra , Việt Nam sẽ mất khả năng cạnh tranh với nhiều nước vốn có ngành
cơng nghiệp giày mạnh và khá mạnh như Thái Lan, Philippines, Ấn Độ,
Bangladesh…Chưa thể dự báo sẽ có bao nhiêu công ty giày Việt Nam phá sản và
bao nhiêu người lao động phải mất việc làm nhưng chắc chắn điều này sẽ xảy ra.
Đó là chưa kể 1 số nhà máy đang đầu tư vào công nghệ phụ trợ cho ngành giày
như da , phụ liệu , khuôn… chưa kịp đưa vào họat động nay lại phải rơi vào cảnh
đình trệ.
Với việc tính cả mức thuế mới thì giá hàng Việt Nam cùng loại lúc nào
cũng cao hơn hàng Trung Quốc từ 8% - 10%. Chính vì vậy, dù cùng “lâm nạn”
nhưng Trung Quốc vẫn là đối thủ của doanh nghiệp da giày Việt Nam. Hiện tại
việt nam đứng thứ hai sau Trung Quốc về xuất khẩu giày dép sang EU và chiếm tỷ
trọng lớn nhất trong các mặt hàng xuất khẩu của việt nam sang EU, đây cũng lại là
thách thức rất lớn đối với ngành da giày của Việt Nam tại thị trường EU, hiện nay
hầu hết các khu vực trên thế giới đều có ngành sản xuất da giày , song mức độ sản
xuất của khu vực chiếm tỉ lệ tương đối vừa phải.Ngành sản xuất da giày tập trung

chủ yếu tại khu vực châu Á và đặc biệt phát triển mạnh ở Trung Quốc. Đến năm
2006 , sản lượng giày dép sản xuất tại Trung Quốc chiếm 58,9% sản lượng thụ của
thị trường trên thế giới . Vì thế, Trung Quốc đang là sức ép cạnh tranh lớn nhất
của ngành da giày Việt Nam , tiếp đó là ngành da giày của Ấn Độ.

GVHD: Bùi Lê Thái Hạnh

- 13 -

SVTH:Trần Thị Cẩm Loan


Vấn đề bán phá giá da giày Việt Nam vào thị trường EU
Tuy nhiên, 1 số công ty vẫn duy trì họat động sản xuất nhưng chấp nhận lỗ
để sản xuất và chỉ duy trì ở mức 50% lao động . Đặc biệt là có sự thiệt hại rất lớn
đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa . Dẫn đến việc ảnh hưởng đến mục tiêu xuất
khẩu giày dép vào EU dự kiến hồi đầu năm là 2,3-2,4 tỷ USD nhưng hiện các
doanh nghiệp cố gắng lắm cũng chỉ đạt 2 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu ngành da
giày năm 2006 nếu không đạt kế hoạch sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng tưởng kinh
tế chung của cả nước. Để giữ được chỉ tiêu tăng trưởng GDP 8%/năm, kim ngạch
xuất khẩu sang thị trường châu Âu cần phải có mức tăng trưởng 19%/năm và phải
chiếm tỷ trọng khoảng 20%-22% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Lâu nay
thị trường xuất khẩu chủ yếu của da giày Việt Nam là các nước EU . Tuy nhiên do
ảnh hưởng của vụ kiện chống bán phá giá đối với giày mũ da từ năm 2006 thị
phần của giày dép Việt Nam tại thị phần này đã giảm đáng kể, đến cuối năm 2006
kim ngạch xuất khẩu vào thị trường EU chỉ còn chiếm 50% trong tổng kim ngạch
xuất khẩu của ngành da giày, giảm đi 20% so với thời gian trước, bên cạnh đó hiện
nay ngành sản xuất da giày cịn phải đương dầu với sức ép lớn từ phía thị trường .
Hệ thống thông tin ngày một phát triển , người tiêu dùng có nhiều cơ hội cập nhật
những thơng tin liên quan về sản phẩm như về mẫu mã , thiết kế , nhãn mác cũng

như về giá cả của mặt hàng trên thị trường ngày càng dễ dàng hơn . Do vậy, khi đi
mua hàng người tiêu dùng đã trở nên “ khó tính” hơn trước đây . Với thị trường
phong phú mẫu mã , nhiều thương hiệu khách hàng kén chọn hơn , có sự so sánh
và cân nhắc kỹ lưỡng .
Nhưng khơng phải chỉ có ngành da giày Việt Nam khốn đốn, và với việc áp
đặt thuế bán phá giá cũng gây tác động lớn đối với lợi ích chính đáng của ngưới
tiêu dùng ở 25 nước thành viên EU. Cụ thể là ngăn cản họ không thể tiếp cận được
với hàng hóa giá rẻ, và đương nhiên người dân EU sẽ phải móc thêm hầu bao để
mua giày dép nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam. Bên cạnh đó theo nhiều nhà
phân tích tại Châu Âu, sẽ có trên dưới 500000 lao động làm việc trong các lĩnh
vực thiết kế, mua hàng , phân phối…bị mất việc, con số này còn nhiều hơn con số
mà các liên đòan các nhà sản xuất giày tại EU( CEC- Tổ chức khởi kiện vụ này)
khai báo số lao động bị mất việc do phá giá.
Dư luận ở Châu Âu cũng phản đối cho rằng, EC đã không quan tâm đến
quyền lợi của người tiêu dùng và những nhà bán lẻ. Cụ thể là hãng giày Clark,
hãng giày nổi tiếng và cũng là nhà bán lẻ lớn nhất ở Anh đã mất 10 năm để phát
triển họat động ở Việt Nam và Trung Quốc cho rằng họat động của họ đang bị đe
dọa. Nếu EC áp thuế mới, họ sẽ tăng giá bán bởi 60% sản lượng của Clark đến từ
Việt Nam và Trung Quốc. Hiệp hội các nhà nhập khẩu và bán lẻ giày EU ( Fair )
cũng lên tiếng phản đối quyết định này… chỉ có 3 trong số 25 nước ủng hộ bquyết
định của EC.

4. GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ VÀ CÁC CƠNG TY CĨ LIÊN
QUAN
Với sự kiện Ủy Ban Châu Âu ( EC ) áp thuế chống bán phá giá đối với
ngành sản xuất da giày của Việt Nam. Vậy chúng ta cần phải làm gì để vượt khó?
GVHD: Bùi Lê Thái Hạnh

- 14 -


SVTH:Trần Thị Cẩm Loan


Vấn đề bán phá giá da giày Việt Nam vào thị trường EU
Trước tiên không chỉ ngành giày mà cả cộng đồng doanh ngiệp Việt Nam,
đặc biệt là những ai đang xuất khẩu sang EU từ hàng may mặc đến hàng thủ công
mỹ nghệ, đồ gỗ, thực phẩm… cũng phải lên tiếng vì trong quá khứ EU cũng đã
từng áp đặt thuế chống bán phá giá đối với nhiều mặt hàng của Việt Nam như bột
ngọt, quẹt gas, xe đạp… nhưng do chúng ta phản ứng yếu ớt nên rốt cục xuất khẩu
các mặt hàng này đã xẹp xuống và mất luôn cả thị trường. Nếu lần này chúng ta
không có những động thái tích cực trong tương lai gần những ngành nghề khác
cũng sẽ bị vùi dập bởi chiêu bài chống bán phá giá. Cần làm điều này hết sức khẩn
trương để EU có thể thay đổi quyết định vào tháng 10 này trước khi mức thuế
chính thức được ban hành.
Không những Việt Nam mà cả những nhà nhập khẩu giày tại EU , những tổ
chức đại diện cho người tiêu dùng tại EU cũng cần lên tiếng vì quyền lợi của mình
đang bị hy sinh chỉ để bảo vệ lợi ích cho 1 thiểu số rất nhỏ. Giải pháp bảo hộ
ngành sản xuất da giày như EU đưa ra hiện nay quả là 1 giải pháp không phù hợp
với tiến trình tồn cầu hóa ,cũng như khơng hợp lý với khái niệm kinh doanh công
bằng mà EU đang cố gắng tuyên truyền đối với các nước cung cấp hàng.
Và ngoài ra, để khắc phục những bất lợi hiện nay tại thị trường EU, đồng
thời đảm bảo việc làm cho người lao động, theo Bộ Công nghiệp, các doanh
nghiệp da giày cần chủ động hơn trong công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị
trường mới để giữ vững tốc độ tăng trưởng của ngành da giày.Trong đó giải pháp
chuyển hướng sang thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản, Mêxicô... vì nhu cầu nhập khẩu
giày dép của những thị trường này vẫn cao là 1 giải pháp tích cực đối với ngành da
giày Việt Nam vào thời điểm hiện nay. Bởi theo Thống kê cho thấy, sau khi EU
khởi kiện, kim ngạch xuất khẩu da giày Việt Nam vào EU có giảm sút, trong khi
thị trường Mỹ đã bắt đầu tăng lên. Hết quý I/2006 cho thấy: xuất khẩu da giày Việt
Nam vào EU giảm từ 60% xuống còn 57% so với cùng kỳ 2005 và tốc độ tăng chỉ

còn 12%. Trái lại, xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2006 tăng đến 31% so với năm
2005 , chiếm 22% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành. Ngoài ra, Nhật Bản
cũng được xem như một thị trường tiềm năng. Tuy việc xuất khẩu giày dép Việt
Nam sang Nhật Bản hiện nay chỉ tăng 13% và con số hầu như không thay đổi,
nhưng thị trường Nhật Bản rất cần các loại giày dép có đế ngồi và mũ giày bằng
cao su hoặc plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp, dép xốp, dép quai hậu… nên đây là
cơ hội cho Việt Nam để đa dạng hóa thị trường.
Bên cạnh việc chuyển hướng sang thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản, Mêxicơ vì
nhu cầu nhập khẩu giày dép của những thị trường này vẫn đang tăng mạnh, các
doanh nghiệp phải tăng cường tìm kiếm và khai thác các thị trường tiềm năng như
Trung Đông, Châu Phi. Đây là những thị trường béo bở của Việt Nam trong tương
lai.
Đặc biệt khâu mở rộng hệ thống phân phối sản phẩm là hết sức quan trọng.
Vì vậy các doanh nghiệp nên lưu ý đến hệ thống phân phối và nhu cầu tiêu thụ sản
phẩm da của các bạn hàng mới, đặc biệt là Mỹ và Nhật.

GVHD: Bùi Lê Thái Hạnh

- 15 -

SVTH:Trần Thị Cẩm Loan


Vấn đề bán phá giá da giày Việt Nam vào thị trường EU
Và để tăng kim ngạch xuất khẩu giày vào các thị trường ngồi EU thì khâu
tìm hiểu và thăm dị thị trường là khơng thể thiếu. Cách tốt nhất là các doanh
nghiệp nên tham dự các hội chợ giày dép, qua đó để thị trường biết được sản
phẩm của mình và mình cũng có thể nhận biết thị hiếu chung của từng nước để cải
tiến chất lượng, mẫu mã, cơng nghệ. Trong một hội chợ triển lãm có hàng trăm
ngàn đơi giày, chỉ cần vài đơi có kiểu dáng độc đáo là có thể thu hút sự chú ý của

các hãng nhập khẩu lớn.
Nhưng cái khó của các doanh nghiệp giày Việt Nam là ở chỗ: nếu tham gia
thị trường giày dép với sản phẩm chất lượng cao cấp thì khơng cạnh tranh được
với sản phẩm của các quốc gia như: Italy, Pháp, Tây Ban Nha, Anh, Đức. Cịn nếu
chọn sản phẩm cấp thấp, có chất lượng trung bình thì lại khơng cạnh tranh với sản
phẩm sản xuất hàng loạt của Trung Quốc. Vì vậy, các doanh nghiệp cũng cần thiết
phải biết chọn cho mình một phân khúc thị trường hợp lý. Phân khúc thị trường
Việt Nam được xem là hiệu quả nhất và tránh được các đối thủ kể trên là những
sản phẩm có chất lượng tốt nhưng phải mang tính độc đáo, phong cách và kiểu
dáng riêng biệt. Cụ thể đó là những sản phẩm cơng nghệ cao kết hợp với những
chi tiết phức tạp nhờ vào trình độ thủ cơng.
Bên cạnh chuyển đổi và đa dạng hoá thị trường, EU vẫn được xác định là
một thị trường quan trọng Bộ khuyến khích các doanh nghiệp cũng cần đa dạng
hoá sản phẩm, bởi hiện nay EU chỉ kiện giày mũ da, những sản phẩm khác, các
doanh nghiệp vẫn có thể xuất khẩu bình thường sang thị trường này.Vì vậy ta nên
tiếp tục đầu tư, đổi mới công nghệ để sản xuất các sản phẩm cao cấp, tập trung vào
những mặt hàng không bị áp dụng thuế như giầy thể thao và giầy trẻ em. Mục tiêu
là giữ vững kim ngạch xuất khẩu trên thị trường này.
Thêm vào đó ,ngành da giày xuất khẩu Việt Nam cần tính đến bài tốn phát
triển lâu dài là tái cấu trúc lại cơ cấu sản phẩm, chuyển hướng cơ cấu sản phẩm,
chú ý đến sản xuất các sản phẩm bằng các loại nguyên liệu thay thế khác, đầu tư
xây dựng thương hiệu và nguyên phụ liệu…
Việc EU áp thuế bán phá giá đối với giày dép VN thì cơng ty sẽ tính đến
chiến lược về giá, cụ thể là giảm chi phí đầu vào để tăng tính cạnh tranh. Đồng
thời, các cơng ty cũng nên chuyển hướng tìm kiếm các thị trường khác mà xưa nay
công ty cũng đã xuất khẩu như Mỹ, Canada và một số nước khác. Để đẩy nhanh
tốc độ phát triển ngàh da giày việt nam, từ nay đến năm 2010 toàn ngành sẽ phấn
đấu nâng cao chất lượng sản phẩm , gia tăng nhanh số lượng và kim ngạch xuất
khẩu thông qua việc cạnh tranh các lợi thế, đáp ứng tối đa nhu cầu người tiêu dùng
trong và ngoài nước, tạo them nhiều việc làm cho người lao động, đồng thời nâng

cao hiệu quả, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu, chuyển mạnh từ gia
công sang tự sản xuất không phụ thuộc vào các đối tác như hiện nay.
Cuối cùng, các doanh nghiệp cũng nên tập trung vào thị trường nội địa có
mãi lực lớn. Để khơng ngừng tăng cường và phát triển ngành sản xuất da giày của
Việt Nam .

GVHD: Bùi Lê Thái Hạnh

- 16 -

SVTH:Trần Thị Cẩm Loan


Vấn đề bán phá giá da giày Việt Nam vào thị trường EU

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. Kết luận

Như vậy, vụ điều tra về cáo buộc Việt Nam bán phá giá giày mũ da vào thị
trường EU cuối cùng đã đi đến 1 thông báo thật nghiệt ngã của Ủy Ban Châu Âu
(EC) rằng có bằng chứng “ hiển nhiên ” Việt Nam bán phá giá vì trước làn sóng
nhập khẩu giày da của Việt Nam vào Châu Âu , cuối cùng họ đã áp đặt hạn ngạch
việc xuất khẩu da giày của Việt Nam nhằm để bảo vệ ngảnh sản xuất nội địa, nó sẽ
tác động khơng nhỏ đối với nền kinh tế nói chung và ngành da giày của ta nói
riêng. Do đó, ngịai việc phải cạnh tranh với các đối thủ chính, ngành da giày của
Việt Nam đang phải đứng trước 1 khó khăn khác ở thị trường Âu Châu. Mặc dù là
nước đứng ở vị trí thứ 4 về xuất khẩu da giày nhưng so với các nước xuất khẩu
khác ở trên thì chúng ta cịn có 1 khỏang cách khá xa, đặc biệt là đối với Trung
Quốc. Tuy nhiên với những phấn đấu tích cực từ Chính phủ, Ngành, doanh nghiệp

có liên quan về việc cải tiến trên tất cả các mặt như nâng cao năng lực từ khâu
thiết kế sản phẩm đến khâu xúc tiến thương mại, tìm kiếm đối tác mới trên thị
GVHD: Bùi Lê Thái Hạnh

- 17 -

SVTH:Trần Thị Cẩm Loan


Vấn đề bán phá giá da giày Việt Nam vào thị trường EU
trường. Hy vọng rằng với những sự phấn đấu đã đề ra nó sẽ bổ sung những mặt
mạnh hoặc làm hạn chế những mặt yếu của ngành da giày Việt Nam. Đồng thời,
qua sự kiện bị cáo buộc “oan ức” trên, chúng ta sẽ rút ra được bài học và kinh
nghiệm cho ngành da giày Việt Nam và cũng là cho tất cả các vụ kiện kinh tế khác
với chiêu bài chống bán phá giá.

II. Kiến nghị

Để ngành da giày Việt Nam có thể đứng vững ở 1 thị trường gay gắt và
khắc nghiệt như vậy, thì nội bộ ngành nên có những hành động và chính sách phù
hợp hơn như là:
+ Cần xây dựng 1 thương hiệu riêng cho ngành da giày Việt Nam để thị
trường thế giới biết đến không như trước đây phần lớn những sản phẩm ngành chủ
yếu là gia công.
+ Đầu tư trang thiết bị cũng như là xây dựng các nhà máy nguyên phụ liệu
tại chỗ cung cấp cho toàn ngành.
+ Đẩy mạnh công tác đầu tư công nghệ mới, đầu tư hồn chỉnh hệ thống tự
động hóa thiết kế các dây chuyền sản xuất thử nghiệm phục vụ công tác mẫu chào
hàng đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, các nhà nhập khẩu, nâng cao năng
lực sản xuất doanh nghiệp cũng như chất lượng độ ngũ cán bộ quản lý.

+ Cần có những động thái tích cực đến Ủy Ban Châu Âu như thuê luật sư
chất lượng, và đưa ra những dẫn chứng công khai minh bạch của các cơng ty có
liên quan để chứng minh cho thế giới biết được rằng chúng ta không hề bán phá
giá.

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
GVHD: Bùi Lê Thái Hạnh

- 18 -

SVTH:Trần Thị Cẩm Loan


Vấn đề bán phá giá da giày Việt Nam vào thị trường EU

……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………

……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
…………………….......................................................................

GVHD: Bùi Lê Thái Hạnh

- 19 -

SVTH:Trần Thị Cẩm Loan


Vấn đề bán phá giá da giày Việt Nam vào thị trường EU


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Địa chỉ các trang web có liên quan:
www.mof.gov.vn
www.vneconomy.com.vn
www.baotuoitre.com.vn
www.vnexpress.net
www.smenet.com.vn
www.gso.gov.vn
www.europa.int
Báo và tài liệu nghiên cứu
Thời báo kinh tế Sài Gịn
Báo Sài Gịn Tiếp Thị
Tạp chí kinh tế Việt Nam
ThS. Phan Thị Ngọc Khuyên, Phan Anh Tú- Giáo trình kinh tế ngoại thương

GVHD: Bùi Lê Thái Hạnh

- 20 -

SVTH:Trần Thị Cẩm Loan



×