Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Mot so pp day hoc tich cuc nv 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.89 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>vấn đề về phương pháp giảng dạy tích hợp</b>


<b>đối với bộ mơn ngữ văn 9</b>



<b>Phần thứ nhất</b>
<b>I .Lý do chọn đề tài</b>


Năm học 2011-2012 là năm thứ năm thực hiện chương trình thay sách giáo
khoa và được triển khai đại trà trên toàn quốc. Trong bối cảnh ngành Giáo dục và
Đào tạo đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích
cực chủ động sáng tạo của học sinh. Phương pháp dạy học được coi là cách thức
hoạt động của giáo viên khi tổ chức các hoạt động học tập, nhằm giúp học sinh đạt
được các mục tiêu dạy học. để thực hiện cơng cuộc đổi mới giáo dục địi hỏi phải
có sự đầu tư quan tâm thích đáng từ nhiều mặt. Chương trình ngữ văn 9 của
THCS được xây dựng theo ngun tắc tích hợp. Theo chương trình này, ba phân
mơn: Văn - Tiếng Việt và Tập làm văn được thống nhất lại thành một môn học,
gọi là môn Ngữ văn. Coi trọng tính thực hành, sách giáo khoa Ngữ Văn 9 đã tập
trung theo hướng phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập,
trong đó phần Tiếng Việt và lí thuyết Tập làm văn đã được coi trọng.


Qua thực tế giảng dạy, tôi đã nhận thức rõ: Tiếng Việt là phân môn nền tảng, là
công cụ giao tiếp quan trọng trong đời sống và là cơ sở cho các môn học trong hệ
thống trường phổ thông. Từ sự vận dụng Tiếng Việt trong việc lý giải vẻ đẹp và
hiệu quả của nghệ thuật ngôn từ trong tác phẩm văn học, trong Tập Làm Văn và
giao tiếp hằng ngày. Học sinh sẽ tự nâng cao các tri thức Tiếng Việt và Văn học
để tạo lập các kiểu văn bản nói và văn bản viết.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

quyết một điểm nào đó trong u cầu của chương trình đều phải có sự đóng góp
hợp lực của cả 3 phân mơn. khơng nên quan diểm “Tích hợp là phương pháp dùng
để rút bớt môn học hoặc biện pháp nhằm giảm tải” dẫu rằng đó là những hệ quả
có thể xảy ra do việc thực hiện phương hướng “Tích hợp”. Trên nền giáo dục hiện
đại, tích hợp là phương pháp nhằm phối hợp một cách tối ưu các quá trình học tập


riêng rẽ các môn học. Phân môn khác nhau nhằm đáp ứng những mục tiêu, mục
đích và yêu cầu cụ thể khác nhau.


Tích hợp được xem là nguyên tắc tổng hợp của việc xây dựng cả hệ thống
chương trình. Dạy tích hợp, người đứng lớp phải biết thực hiện mọi yêu cầu một
cách linh hoạt, sáng tạo mà mấu chốt của sự sáng tạo là luôn suy nghĩ và mục tiêu
của bộ mơn Ngữ văn nói chung để tìm ra những yếu tố đồng quy giữa 3 phần phân
môn, tích hợp trong từng thời điểm theo từng vấn đề. Quan điểm tích hợp phải
quán triệt trong mọi khâu kể cả khâu đánh giá. Có thể có những bài tập riêng cho
từng phân môn, song chúng ta cần đánh giá cao những học sinh biết sử dụng
những kiến thức của phân mơn khác. Đó chính là những thói quen, cơ sở ban đầu
để sau này học lên, các em sẽ có điều kiện tiếp thu và vân dụng dễ dàng hơn
phương pháp nghiên cứu nghiên ngành, cũng như khi vào đời, các em có khả năng
giải quyết dễ dàng hơn các vấn đề thực tiễn vì mọi tình huống xảy ra trong cuộc
sống bao giờ cũng là tình huống tích hợp. Tích hợp phải phát huy tối đa tính tích
cực, tính sáng tạo của học sinh, chủ thể học tập ở tất cả mọi khâu: từ việc chuẩn bị
bài, sưu tập tư liệu trong tổ, nhóm, tự đáng giá và đánh giá bạn, tham gia, hoạt
động thực tiễn theo quan điểm đặc trưng bộ môn.


Xuất phát từ việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích
cực, chủ động sáng tạo của học sinh nên tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “ Một số
<i><b>vấn đề về phương pháp giảng dạy tích hợp đối với Ngữ văn 9”. </b></i>


<b>II. Mục đích nghiên cứu:</b>


Để nâng cao chất lượng giảng dạy môn Ngữ văn 9 nhằm phát huy tính tích cực,
chủ động sáng tạo cho học sinh.


<b>III. Nhiệm vụ của đề tài:</b>



Giảng dạy tích hợp đối với Ngữ văn 9 là một trong những nhiệm vụ trọng tâm
đối với chương trình và sách giáo khoa lần này là: Đổi mới phương pháp dạy và
học. Trong chương trình Ngữ văn THCS tích hợp 3 phân mơn: Văn Tiếng Việt
-Tập làm văn lần này có tác dụng tạo mối liên kết khăng khít với nhau. Vì vậy việc
giảng dạy theo hướng tích hợp có tác dụng lớn đối với học sinh trong việc hấp thụ
kiến thức cấu trúc sách giáo khoa Ngữ văn THCS cho thấy sự nhấn mạnh những
điểm đồng quy về kiến thức, kĩ năng giữa 3 phân mơn để thực hiện quan điểm tích
hợp. Yếu tố đồng quy này chính là ngơn ngữ trong văn bản của mỗi bài. Ngôn ngữ
cần được hiểu theo nghĩa rộng không chỉ bao gồm ngữ âm, từ vựng, cú pháp mà
còn là kiểu văn bản, các quy tắc ngôn ngữ, các quy tắc tổ chức không gian, thời
gian của văn bản.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Tiếng Việt - Tập làm văn hình thành và phát triển cho học sinh cách tiếp nhận,
cách tạo lập các loại hình văn bản, cách giải quyết và vận dụng những kiến thức
và kĩ năng Văn - Tiếng Việt vào thực tiễn cuộc sống một cách năng động và sáng
tạo.


II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ


<b>1. Cơ sở xuất phát đề ra đề tài.</b>



Đổi mới phương pháp dạy học là phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của
học sinh.


Đổi mới phương pháp tích hợp: giáo viên đứng lớp cần phải biết thực hiện yêu
cầu tích hợp, linh hoạt sáng tạo, suy ngẫm về mục tiêu của bộ mơn Ngữ văn, tìm
ra yếu tố đồng quy giữa 3 phân mơn tích hợp trong từng thời điểm, từng vấn đề.
Quan điểm tích hợp phải quán triệt trong mọi khâu để đánh giá.


Phải phát huy tối đa tính tích hợp chủ động sáng tạo của học sinh. Vì học sinh


là chủ thể học tập trong mọi khâu: Từ việc chuẩn bị bài, sưu tập tài liệu, phát biêu
trong tổ, nhóm, đánh giá mình, đánh giá bạn…


Đổi mới việc giảng dạy tích hợp Ngữ văn 9: Tích hợp theo chiều dọc là tích
hợp ở một đơn vị kiến thức và kĩ năng mới, những kiến thức và kĩ năng đã học
trước đó theo nguyên tắc đồng trục ( còn gọi là vòng tròn đồng tâm) hay vịng trịn
xốy trơn ốc. Cụ thể là kiến thức và kĩ năng hình thành ở bài học, lớp học bâvj
học sau bao hàm kiến thức, kĩ năng, bậc học trước nhưng cao hơn, sâu hơn trước.
Tích hợp theo chiều dọc là dựa trên nguyên tắc đồng trục càng nên cao thì yêu


cầu nội dung càng cao, kiến thức lớp trên, bậc trên cao hơn kiến thức bậc dưới,
lớp dưới.


Tích hợp theo chiều ngang: Tích hợp kiến thức Tiếng Việt với các mảng kiến
thức về Văn học và Tập làm văn.


Việc lựa chọn nội dung: Ngữ văn 9 chọn các kiểu thành phần câu như: Thành
phần biệt lập, khối ngữ nghĩa tường minh, hàm ý … phục vụ cho việc tạo lập các
văn bản nghị luận.


Việc sắp xếp nội dung: Bộ sách giáo khoa Ngữ văn THCS chú ý sắp xếp nội
dung theo kiểu xen kẽ các vấn đề về từ, về câu và tạo lập văn bản. Sự liên kết theo
chiều ngang với Văn học và Tập làm văn hơn là hệ thống kiến thức “Hàn lâm”
ngôn ngữ học.


Việc khai thác nội dung: Phần Tiếng Việt trong SGK Ngữ văn tận dụng mọi
cơ hội có thể có để phục vụ việc học Văn bản và Tập làm văn.


<i><b>2. Biện pháp đề ra để thực hiện</b></i>



<b>2.1. Bước 1: Tìm hiểu chung và tích hợp.</b>


- Tích hợp là gì? Là một phương pháp nhằm phối hợp một cách tối ưu các q
trình học tập riêng rẽ các mơn học, phân mơn khác nhau nhằm đáp ứng những
mục tiêu, mục đích và yêu vầu cụ thể khác nhau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Đối với những vấn đề đã dạy: Cần lợi dụng vấn đề này đẻ củng cố ôn tập,
đồng thời rèn cho học sinh kiến thứclà kĩ năng vận dụng mọi kiến thức đã học đẻ
xử lý các vấn đề trước mắt.


Đối với những kiến thức sẽ dạy: Có thể giới thiệu ở chừng mục cần thiết cho
sự hiểu biết tối thiểu về khía cạnh đang đề cập, qua đó khơi gợi trí tị mị, tinh
thần ham hiểu biết của học sinh và đặt cơ sở thuận lợi cho việc trình bày những
kiến thức đã học ở sau.


<b>2. Bước 2: Các thao tác khi soạn bài .</b>


<i>*, Thao tác 1: Đọc kĩ bài (Bài trước đó và sau đó) Xác định mục tiêu bài dạy và</i>
mục tiêu của phân mơn.


<i>*, Thao tác 2: Tìm mối liên hệ giữa bài đạng học với những bài trước đó đẻ tìm</i>
điểm đồng quy đẻ giáo viên có định hướng tích hợp (ngang hay dọc; củng cố hay
hé mở)


<i>*, Ví dụ: - Bàn về đọc sách (bài 18 - Ngữ văn 9).</i>
- Tiếng Việt: Khối ngữ


- Tập làm văn: Phép phân tích và tổng hợp luyện tập phép phân tích tổng
hợp.



Điểm đồng quy của 3 phân môn này:


Văn bản “là một văn bản nghị luận. Văn bản này đưa ra đẻ làm mẫu cho học
sinh học tập cách làm văn nghị luận. Trong văn bản có nhiều nhiều câu văn chứa
khởi ngữ. Còn về Tập làm văn, khi dạy bài phép phép phân tích tổng hợp, giáo
viên đưa ngay văn bản “Bài về đọc sách” để phân tích mẫu về văn nghị luận. Như
vậy văn bản “Bài về đọc sách” sẽ được soi sáng ở cả 3 góc độ của 3 phân mơn và
các phân mơn đó đều có mối quan hệ với nhau.


<i>*, Thao tác 3: Xây dựng hệ thống câu hỏi tích hợp. </i>


Dựa trên thao tác 1, giáo viên bắt đầu thiết kế bài dạy và hệ thống câu hỏi.
Trong SGK câu hỏi có tính chất định hướng, hướng dẫn học sinh tìm hiểu những
kiến thức và kĩ năng cơ bản trong bài học. Câu hỏi cũng rất đa dạng: Câu hỏi nêu
vấn đề, câu hỏi hướng dẫn hoạt động, câu hỏi gợi mở, câu hỏi thảo luận… Nhưng
đó chỉ là nmhwngx câu hỏi có tính chất “tĩnh” còn câu hỏi trong mỗi giờ học
“động” mang đậm dấu ấn cá nhân của giáo viên trong nhận thức cũng như truyền
tải nội dung bài học đến với học sinh.


Câu hỏi tích hợp được xây dựng trên cơ sở:


Căn cứ vào điểm đồng quy giữa 3 phân mơn, khi dạy phần văn học giáo viên
có nhiệm vụ hé mở những nội dung nào đó của Tiếng Việt và Tập làm văn để học
sinh chuẩn bị tâm thế tốt cho bài học.


Lưu ý các chú thích ở Văn bản của mỗi thể loại học sinh nắm vững và nhớ đặc
điểm của từng thể loại. Ngồi ra cịn lưu ý đến các chú thích khác để hiểu văn
bản. Đồng thời hiểu nghĩa của các từ (cấu tạo từ, nghĩa của từ, các từ loại, các
thành phần câu…) sẽ được học ở phần Tiếng Việt.



*, Ví dụ: Bài 20 (Ngữ văn 9)


- Văn bản: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
- Tiếng Việt: Các thành phần biệt lập (Tiếp).
- Tập làm văn: + Bài viết số 5: Văn nghị luận.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

a, Khi dạy văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” giáo viên cần khai
thác nội dung bằng cách xây dựng những câu hỏi tích hợp sau:


Hỏi: Em hãy xác định thể loại và phương thức biểu đạt cho văn bản ?
Hỏi: Vấn đề nêu ra trong bài nghị luận này là gì ?


Hỏi: Vấn đề này được trình bày bằng hệ thống luận cứ ?


Hỏi: Em có nhận xét gì về cách xây dựng hệ thống luận cứ và cách lập luận
của bài văn ?


Hỏi: Qua bài văn, em học tập được gì về cách viết văn nghị luận của tác giả ?
b, Khi dạy Tiếng Việt: Các thành phần biệt lập (tiếp).


Trong phần luyện tập có một đoạn văn ở trong văn bản “Chuẩn bị hành trình
vào thế kỉ mới”; “Bước vào thế kỉ mới, muốn sánh vai cùng các cường quốc năm
châu. Nhận ra điều đó quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc
nhỏ nhất”.


Để khai thác đoạn văn với yêu cầu của bài tập, giáo viên sẽ đặt ra những câu
hỏi như sau:


Hỏi: Đoạn văn có ở trong văn bản nào ?



Hỏi: Em hãy tìm các thành phần biệt lập trong đoạn văn ? Xác định thành
phần biệt lập đó là gì ?


Yêu cầu: Học sinh xác định được các thành phần biệt lập => Đó là thành phần
phụ chú.


Như vậy: Phần Tiếng Việt đã tích hợp kiến thức của phần Tập làm văn.


c, Dạy Tập làm văn: “Nghij luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý”. Giáo viên có
thể lấy ví dụ văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” để khai thác văn nghị
luận với đặc điểm của thể loại. Giáo viên có thể đặt một số câu hỏi như sau:


Hỏi: Bài văn trên nêu nên vấn đề gì ? (Hay: Vấn đề nhị luận của bài văn là
gì?)


Hỏi: Vấn đề nghị luận được triển khai bằng cách gì ?
Yêu cầu: Bằng phương pháp giải thích - chứng minh.


Hỏi: Em hãy tìm những câu văn và đoạn văn mà tác giả nêu cách lập luận giải
thích ?


Hỏi: Tìm những dẫn chứng làm sáng tỏ cho lập luận tiện ?


Hỏi: Xác định bố cục cho bài văn ? Nhận xét gì về bố cục của bài văn nghị
luận ?


* Ví dụ 2: Bài 4.


- Văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương.
- Tiếng Việt: Cách dẫn trực tiếp và gián tiếp.


- Tập làm văn: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự.


 Phần văn bản: Tiết 16-17 “Chuyện người con gái Nam Xương”


Khai thác bài học, giáo viên có thể đặt một số câu hỏi có liên quan đến phần Tiếng
Việt và Tập làm văn như sau:


Hỏi: Em hãy xác định thể loại và phương thức biểu đạt của văn bản
“Chuyện người con gái Nam Xương”?


Yêu cầu: - Thể loại: Truyện ngắn (Thể truyền kì mạn lục)
- phương thức biểu đạt: Tự sự.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Hỏi: Truyện được xây dựng dựa trên những tình tiết nào ?


Như vậy: Phần văn bản đã đưa ra một số câu hỏi để hướng học sinh khai
thác nội dung bài học có liên quan đến phần Tập làm văn.


 Phần Tiếng Việt: “Cách dẫn trực tiếp và gián tiếp”


Khi dạy bài này giáo viên lấy ví dụ là 1 đoạn văn bản được trích trong văn bản
“Chuyện người con gái Nam Xương”. Ta có thể chọn đoạn văn trích dẫn lời trực
tiếp, đó là lời của Vũ nương khu than khóc với chồng bị oan: “ Thiếp vốn con kẻ
khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thoả tình chăn gối, chia phơi vì
động việc lửa binh. Cách biệt 3 năm giữ gìn một tiết.”


Giáo viên có thể đặt câu hỏi:


Hỏi: Đoạn văn có trong văn bản nào ?
Hỏi: Đoạn văn trích đãn lời nói của ai ?



Hỏi: Lời trích dẫn đó là lời trích dẫn trực tiếp hay gián tiếp ?


 Phần Tập làm văn: “ Luyện tập tóm tăt văn bản tự sự”.


Giáo viên có thể lấy ví dụ trực tiếp ngay trong cụm bài là văn bản “Chuyện người
con gái Nam Xương”.


Hỏi : Em hãy tóm tắt văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” ?
Giáo viên nói lên các sự việc và nhân vật chính sau:


- Chàng Trương Sinh pải đầu quân đi lính, để lại mẹ già và người vợ trẻ là
Vũ Thị Thiết.


- Mẹ Trương Sinh ốm chết, Vũ Nương lo toan ma chay cho mẹ.
- Giặc tan, Trương sinh trở về, nghe lời con nhỏ, nghi oan cho vợ.
- Vũ Nương bị oan, gieo mình xuống sơng Hồng Giang.


- Phan Lang là người cùng làng với Vũ Nương đã gặp lại Vũ Nương trong
động Linh Phi, hai người nhận ra nhau. Phan Lang trở về trần gian, Vũ Nương gửi
chiếc bông tai vàng cho chồng cùng lời nhắn.


- Trương Sinh lập đàn giải oan…


Hỏi: Các sự việc trên đã được nêu đầy đủ chưa?
Hỏi: Các sự việc trên sắp xếp đã hợp lí chưa ?


Hỏi: Dựa vào các sự việc trên em hãy tóm tắt truyện ?


Như vậy: Trong cụm bài 4, cả 3 phân mơn đều có kiến thức tích hợp liên


quan đến nhau. Khi khai thác giáo viên cần hướng học sinh chú ý đến những kiến
thức tích hợp này để học sinh nắm vững, sâu kiến thức cần ghi nhớ.


Giáo viên kết luận: Vởy ta có thể nói rằng tích hợp được thể hiện trong mọi
khâu:


- Kiểm tra bài cũ.


- Quá trình soạn bài, giảng bài.


- Đánh giá kiểm tra bài cũ, tiếp nhận kiến thức mới.
- Chuẩn bị bài ở nhà.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

mất đi đặc trưng của phân mơn mà cịn có tác dụng làm cho kiến thức được xoáy
sâu, nhuần nhuyễn. Xác định, lựa chọn, sắp xếp sử dụng câu hỏi tích hợp sao cho
phù hợp với nội dung bài học và đối tượng học sinh mà không tách xa khỏi hệ
thống câu hỏi sách giáo khoa.


* Kết quả:


Gần 5năm thực hiện chương trình thay sách giao khoa mới, tôi đã nhận thấy
rằng việc vận dụng phương pháp giảng dạy tích hợp là việc cần thiết đối với giáo
viên giảng dạy Ngữ văn. Vận dụng được phương pháp này, phát huy được trí
thơng minh của học sinh. Học sinh tiếp nhận kiến thức một cách dễ dàng và rất
sâu. Vì kiến thức được lồng ghép cả 3 phân môn trong từng cụm bài.


- Về phía giáo viên:


+ Khơng cịn lúng túng khi soạn bài.



+ Bài giảng lơgic, chặt chẽ, hợp lí nhờ biết xác điịnh điểm đồng quy.
+ Kiến thức được vận dụng một cách nhuần nhuyễn.


+ Hạn chế tình trạng cháy giáo án.


- Về phía học sinh: Bước đầu hình thành kĩ năng tự học, tự tìm hiểu tư duy giố
dục. Học sinh có tâm thế tốt hơn khi tiếp nhận kiến thức bài học. Học sinh nắm
chắc kiến thức cơ bản và sâu. Vì kiến thức ơn luyện đều ở các phân mơn. áp dụng
phương pháp này phát huy được tính chủ động, sáng tạo cho học sinh.


<b>Phần thứ ba</b>


<b>Kết luận và khuyến nghị</b>



Để thực hiện tốt tinh thần đổi mới phương pháp dạy học theo phương pháp
tích hợp mà cốt yếu là tính thực hành thì hệ thống cân hỏi phải gắn kết dược kiến
thức cả 3 phân môn cho dù không thủ tiêu bản sắc của cả 3 phân môn. Quan trọng
hơn cả là lấy yêu cầu bài học làm mục đích thiết kế hệ thống câu hỏi với những
kiến thức cần đạt được thể hiện quan điểm thực hành tích hợp của chương trình
Ngữ văn 9. Dạy học theo ngun tắc tích hợp ở Ngữ văn 9 có một sự liên hệ chặt
chẽ với những kiến thức ở bậc Tiểu học, từ thực tế giảnge dạy tôi thấy việc tiếp
thu kiến thức là khả năng thực hành của học sinh khi học THCS còn nhiều hạn
chế. Do vậy khi đưa những câu hỏi tích hợp cịn có một số học sinh thực hiện
chưa tốt, có sự bỡ ngỡ hoặc khơng thực hiện được. Do vậy chúng tôi đề nghị sự
chỉ đạo đồng bộ trong việc thực hiện chương trình thay sách, các cụm bài. Việc
lồng ghép kiến thức tích hợp cần rõ hơn và học sinh thực hiện phương pháp tích
hợp tốt hơn.


Trên đây là một só vấn đề về phương pháp giảng dạy tích, tơi nghĩ rằng:
Chương trình sách giáo khoa mới với việc chuẩn bị giáo án để có thể tổ chức một


chương trình Ngữ Văn theo tinh thần đã nêu ở trên. Đó là một việc làm rất mới
mẻ, cần thiết của một giáo viên giảng dạy trêm lớp. Công việc thực hiện phương
pháp này gặp khơng ít những khó khăn, thử thách.


Qua bài viết này tôi xin được mạnh dạn trao đổi ý kiến của mình và mong
được sự góp ý để tích luỹ cho mình nhiều bài học q báu trong cơng tác giảng


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

nưã...
...
...


<b>Tôi xin chân thành cảm ơn !</b>


có đầy đủ chi tiết sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn thcs theo chuẩn kiến thức năm
2011-2012


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×