Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 76 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP.CẦN THƠ TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG. KỲ THI HSG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LẦN THỨ 16 – NĂM HỌC 2008 – 2009. ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN ĐỊA LÝ Thời gian làm bài : 180 phút Câu 1: ( 3,0 điểm) Một điểm A ở Bắc bán cầu, vĩ độ qua A là 82 ❑o . a. Góc nhập xạ lúc giữa trưa trong năm tại A lớn nhất là bao nhiêu? Xảy ra vào lúc nào? b. Trong năm, A có thời gian ban ngày dài 24 giờ bao nhiêu ngày? Kéo dài từ ngày nào đến ngày nào? Câu 2: (2,0 điểm) Thế nào là cơ cấu dân số theo giới, theo độ tuổi? Thế nào là dân số trẻ, dân số già? Nêu những khó khăn của cơ cấu dân số trẻ, dân số già đối với việc phát triển kinh tế - xã hội. Câu 3: (3,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy: Xác định vị trí địa lí và hệ tọa độ địa lí nước ta.Từ đó rút ra ý nghĩa tự nhiên của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam? Câu 4: ( 3,0 điểm) Nêu khái quát sự phân hóa thiên nhiên theo Đông – Tây ở nước ta. Giải thích sự khác nhau về khí hậu và thiên nhiên giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên . Câu 5: ( 3,0 điểm) Cho bảng số liệu sau đây: Tình hình phát triển dân số của Việt Nam trong giai đoạn 1995 – 2005 Năm Tổng số dân Số dân thành thị Tốc độ gia tăng dân ( Triệu người) ( Triệu người) số ( %) 1995 71,9 14,9 1,65 1998 75,5 17,4 1,55 2000 77,6 18,8 1,36 2001 78,7 19,5 1,35 2003 80,9 20,9 1,47 2005 83,3 22,4 1,30 a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển dân số của nước ta trong giai đoạn 1995 – 2005 b. Nhận xét, giải thích tình hình phát triển dân số của nước ta trong giai đoạn 1995 – 2005 Câu 6: (3,0 điểm) a. Hãy phân biệt một số nét khác nhau cơ bản giữa nền nông nghiệp cổ truyền và nền nông nghiệp hàng hóa b. Tại sao việc phát triển nông nghiệp hàng hóa lại góp phần nâng cao hiệu quả của nông nghiệp nhiệt đới? Câu 7: ( 3,0 điểm) Dựa vào Átlát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh các thế mạnh để phát triển kinh tế giữa Đông Nam Bộ với Trung du và miền núi Bắc Bộ. ---------HẾT----------. 1.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP.CẦN THƠ TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG. KỲ THI HSG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LẦN THỨ 16 – NĂM HỌC 2008 - 2009. ĐÁP ÁN MÔN ĐỊA LÝ Câu Câu 1 (3 điểm). Câu Câu 2 (2 điểm). Nội Dung a.Góc nhập xạ lớn nhất lúc giữa trưa trong năm tại A: A có góc nhập xạ lớn nhất lúc giữa trưa trong năm khi Mặt Trời chuyển động biểu kiến lên vĩ độ cao nhất về phía Bắc. Tức là lên thiên đỉnh tại chí tuyến Bắc. Lúc đó góc nhập xạ tại A là: 90 ❑o – (82 ❑o – 23 ❑o 27’) = 31 ❑o 27’. Lúc đó là ngày 22/06. b.Thời gian ban ngày dài 24 giờ tại A là: A có thời gian ban ngày dài 24 giờ đầu tiên và cuối cùng khi Mặt Trời lên thiên đỉnh tại : 90 ❑o B – 82 ❑o B = 8 ❑o B. Khi Mặt Trời chuyển động biểu kiến từ 8 ❑o B đến CTB và trở về 8 o ❑ B thì A luôn có ngày dài 24 giờ. Mặt trời chuyển động biểu kiến từ 8 ❑o B lên CTB mất: (23 ❑o 27’ - 8 ❑o ): 0 ❑o 15’8’’ = 61 ngày . Vậy thời gian ban ngày dài 24 giờ tại A là: 61 ngày x 2 = 122 ngày. Bắt đầu từ ngày (22/6 – 61 ngày) 22/4 đến ngày (22/6 + 61 ngày) 22/8 Nội Dung *Cơ cấu dân số theo giới biểu thị tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân. Cơ cấu dân số theo giới biến động theo thời gian và khác nhau ở từng khu vực. *Cơ cấu dân số theo tuổi là sự tập họp những nhóm người sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định. Dân số thường được chia thành 3 nhóm: - Nhóm 1: Dưới tuổi lao động : 0 - 14 tuổi. - Nhóm 2: Trong độ tuổi lao động:15- 55 (Đ/V nữ); 15 60(Đ/V nam) - Nhóm 3: Trên tuổi lao động: hơn 55 (Đ/V nữ) và hơn 60(Đ/V nam) *Dân số trẻ là dân số có nhóm 1 hơn 35% và nhóm 3 ít hơn 10%. Dân số già là dân số có nhóm 1 ít hơn 25% và nhóm 3 nhiều hơn 15%. *Những khó khăn: -Dân số trẻ: Lực lượng lao động bổ sung hang năm lớn, khó giải quyết việc làm. -Dân số già: Thiếu lao động thay thế, số người xã hội phải nuôi dưỡng nhiều. 2. Điểm. 1điểm 0,5điểm. 1 điểm 0,5điểm Điểm 0,5điểm 0,5điểm. 0,25điểm 0,25điểm 0,25điểm 0,25điểm.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Câu Câu 3 (3,0 đ). -. Câu 4 ( 3,0 đ ). Nội Dung * Xác định vị trí địa lí và hệ tọa độ địa lí nước ta. Vị trí địa lí. Nước ta nằm ở rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương, ở trung tâm của khu vực Đông Nam Á Việt Nam vừa gắn liền với lục địa Á –Âu, vừa tiếp giáp với Thái Bình Dương rộng lớn => Dễ dàng giao lưu với các nước trên thế giới. Hệ tọa độ địa lí. Phần trên đất liền của nước ta nằm trong khung của hệ tọa độ địa lý sau: - Điểm cực Bắc: 23023’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang - Điểm cực Nam: 8034’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau - Điểm cực Tây: 1020 10’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên - Điểm cực Đông: 109024’Đ tại xã Vạn Thanh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa Với hệ tọa độ địa lí như trên, Việt Nam nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới của nửa cầu Bắc, nơi trhường xuyên chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch và chế độ gió mùa Châu Á. * Ý nghĩa tự nhiên của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam. - Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa + Nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở nửa cầu Bắc + Trong khu vực ảnh hưởng của chế độ gió mùa Châu Á + Tiếp giáp biển Đông là nguồn dự trữ rất dồi dào về nhiệt và ẩm nên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. Vì thế thảm thực vật nước ta bốn mùa xanh tươi. - Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương trên vành đai sinh khoáng Châu Á - Thái Bình Dương, trên đường di cư của nhiều loài động thực vật nên nước ta có nhiều tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng quý giá - Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên giữa các miền - Nước ta cũng nằm trong vùng có nhiều thiên tai trên thế giới cần có những biện pháp phòng chống tích cực. Nêu khái quát sự phân hóa thiên nhiên theo Đông – Tây ở nước ta. Từ Đông sang Tây, thiên nhiên nước ta có sự phân hóa thành 3 dải rõ rệt - Vùng biển và thềm lục địa: Thiên nhiên vùng biển rất đa dạng và giàu có, tiêu biểu cho thiên nhiên vùng biển nhiệt đới ẩm gió mùa - Vùng đồng bằng ven biển: Thiên nhiên vùng đồng bằng nước ta thay đổi tùy nơi, thể hiện mối quan hệ chặt chẽ với dải đồi núi phía tây và vùng biển phía đông - Vùng đồi núi: Sự phân hóa thiên nhiên theo Đông – Tây ở vùng đồi núi rất phức tạp, chủ yếu do tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi. Điểm 0,5. 1,25. 1,25. 1,0 điểm. Giải thích sự khác nhau về khí hậu và thiên nhiên giữa Đông Trường Sơn và 2,0 điểm Tây Nguyên - Đông Trường Sơn: Mùa mưa vào thu đông từ tháng 8 đến tháng 1 do đón nhận trực tiếp các luồng gió thổi hướng Đông Bắc từ biển vào ( gió mùa Đông Bắc, gió Tín phong Bắc Bán cầu ), báo, áp thấp từ Biển Đông, dải hội. 3.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Câu. Câu 5 ( 3,0 đ ). Nội Dung tụ nhiệt đới. Vào thời kỳ này, phía Tây Trường Sơn lại là mùa khô, mùa khô tại Tây Nguyên rất khắc nghiệt, xuất hiện cảnh quan rừng thưa nhiệt đới khô rụng lá - Tây Nguyên: mùa mưa vào hè thu do gió mùa Tây Nam mang lại. Vào nửa đầu mùa hạ ( tháng 5, 6 ) gió mùa mùa hạ từ Bắc Ấn Độ Dương qua vịnh Ben gan mang theo lượng mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên, đồng thời gây hiệu ứng phơn đem lại gió Tây khô nóng cho Đông Trường Sơn. Điểm. a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển dân số của nước ta trong giai đoạn 1995 – 2005 Yêu cầu: - Vẽ biểu đồ cột chồng kết hợp với đường biểu diễn (có 2 trục tung) - Chia khoảng cách năm chính xác - Có chú giải - Chính xác các số liệu thể hiện trên biểu đồ - Tên biểu đồ. 1,5 điểm. b. Nhận xét, giải thích tình hình phát triển dân số của nước ta trong giai đoạn 1995 – 2005 - Nhận xét: Dân số nước ta tăng nhanh từ năm 1995: 71,9 triệu người đến năm 2005 tăng lên 83,3 triệu nguời, trung bình mỗi năm dân số nước ta tăng thêm 1,14 triệu người Số dân thành thị cũng tăng qua các năm nhưng tỷ lệ dân số thành thị ở nước ta vẫn còn thấp 26,89 % năm 2005, thấp hơn tỷ lệ dân cư thành thị của thế giới 48% năm 2005 Tốc độ gia tăng dân số có xu hướng giảm dần, nhưng vẫn còn cao hơn tỷ suất gia tăng dân số tự nhiên thế giới 1,2% năm 2005 - Giải thích: Do dân số đông, tuy tốc độ gia tăng dân số có giảm, nhưng tổng số dân vẫn tăng nhanh Nhờ kết quả của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa nên số dân thành thị tăng lên cả về qui mô và tỷ trọng Tốc độ gia tăng dân số giảm do thực hiện kết quả công tác dân số kế hoạch hóa gia đình. 1,5 điểm. 4.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Câu 6 ( 3,0 đ ). a. Hãy phân biệt một số nét khác nhau cơ bản giữa nền nông nghiệp cổ truyền và nền nông nghiệp hàng hóa Nền nông nghiệp cổ truyền (1,0đ ) - Sản xuất nhỏ, công cụ thủ công, sử dụng nhiều sức người - Năng suất lao động thấp - Sản xuất tự cấp tự túc, đa canh là chính - Người sản xuất quan tâm nhiều đến sản lượng. Câu 7 ( 3,0 đ ). 2,0 điểm. Nền nông nghiệp hàng hóa (1,0đ ) - Sản xuất quy mô lớn, sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp, công nghệ mới - Năng suất lao động cao - Sản xuất theo hướng nông nghiệp hàng hóa, đẩy mạnh thâm canh, chuyên môn hóa - Nông nghiệp gắn liền với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp - Người sản xuất quan tâm nhiều đến lợi nhuận. b. Tại sao việc phát triển nông nghiệp hàng hóa lại góp phần nâng cao hiệu quả của nông nghiệp nhiệt đới? Việc phát triển nông nghiệp hàng hóa, kết hợp với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp có thể làm thay đổi cơ cấu mùa vụ, khắc phục những hạn chế do tính mùa vụ của nông nghiệp nhiệt đới, đồng thời phát huy những lợi thế của nông nghiệp nhiệt đới trong việc cung cấp các nông sản hàng hóa với khối lượng lớn Chính sự phát triển của nông nghiệp hàng hóa làm cho cơ cấu nông nghiệp trở nên đa dạng hơn, thích ứng tốt hơn với các điều kiện của thị trường và sử dụng hợp lí các nguồn lực. 1,0 điểm. Dựa vào Átlát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh các thế mạnh để phát triển kinh tế giữa Đông Nam Bộ với Trung du và miền núi Bắc Bộ. 1. Giống nhau - Cả 2 vùng đều tiếp giáp với biển và các nước láng giềng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế trong và ngoài nước - Tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng tạo điều kiện phát triển ngành nông nghiệp và công nghiệp - Tài nguyên du lịch phong phú là tiền đề phát triển ngành du lịch - Cơ cở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho các ngành kinh tế bước đầu được xây dựng và phát triển 2. Sự khác nhau * Vị trí địa lí - Đông Nam Bộ giáp với Campuchia và có vị trí rất thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng - Trung du và miền núi Bắc Bộ có ưu thế trong việc giao lưu quốc tế, tiếp giáp với 2 quốc gia là Trung Quốc và Lào * Thế mạnh Đông Nam Bộ - Các mỏ dầu khí ở thềm lục địa ( Mỏ Rồng, Bạch Hổ, Rạng Đông, Hồng Ngọc…) tạo điều kiện phát triển công nghiệp khai thác dầu khí và công nghiệp điện lực - Địa hình tương đối bằng phẳng cùng với tài nguyên đất là cơ sở để hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nmhất nước ta - Dân cư đông, là địa bàn thu hút mạnh lực lượng lao động có chuyên môn. 3,0 điểm. 5. 1,0 điểm. 2,0 điểm.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> cao -Cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng phát triển tốt - Là địa bàn có sự tích tụ lớn về vốn và kĩ thuật, lại tiếp tục thu hút đầu tư trong nước và quốc tế Trung du và miền núi Bắc Bộ - Tập trung nhiều khoáng sản, là cơ sở để phát triển công nghiệp với cơ cấu ngành đa dạng ( than, sắt, thiếc, chì, kẽm,đồng, Apatít, pyrit,đá vôi, sét làm xi măng, … - Nguồn thủy năng lớn nhất so với các vùng khác trong cả nước ( Hệ thống sông Hồng 11 000 MW chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện của cả nước ) - Đất phần lớn diện tích là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác, ngoài ra còn có đất phù sa cổ - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh thuận lợi cho việc đa dạng hóa cơ cấu cây trồng - Trên các cao nguyên 600 – 700m có nhiều đồng cỏ tạo điều kiện cho chăn nuôi đại gia súc - Vùng thưa dân, có nhiều dân tộc ít người có kinh nghiệm trong sản xuất và chinh phục tự nhiên.. 6.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> Sở GD-ĐT Long An Trường THPT Lê Quý Đôn. ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Naêm hoïc: 2008-2009 Moân: ÑÒA LYÙ Thời gian: 180 phút. Caâu 1 (3 ñieåm): Vẽ biểu đồ chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong năm. Qua biểu đồ, hãy cho biết những nơi nào trên Trái Đất, mỗi năm có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh, nơi nào chæ coù 1 laàn vaø nôi naøo khoâng coù? Caâu 2 (2 ñieåm): Cho biết đặc điểm sinh thái của cây lúa gạo và cây cà phê. Trên thế giới, khu vực nào, quốc gia nào và ở nước ta, vùng nào trồng hai loại cây này nhiều nhất? Caâu 3 (3 ñieåm): Nêu đặc điểm vị trí địa lý của nước ta và ý nghĩa kinh tế của nó. Caâu 4 (3 ñieåm): Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và các kiến thức đã học, hãy nêu những điểm khác nhau về địa hình giữa 2 vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc. Caâu 5 (3 ñieåm): Cho biết ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đối với sự phát triển kinh tế-xã hội ở nước ta. Caâu 6 (3 ñieåm): Cho baûng soá lieäu sau: Giaù trò saûn xuaát cuûa ngaønh troàng troït theo giaù so saùnh naêm 1994 (Đơn vị: tỉ đồng) Naêm. Toång soá. Lương thực. Rau đậu. Caây coâng Caây aên nghieäp quaû. Caây khaùc. 1990. 49604,0. 33289,6. 3477,0. 6692,3. 5028,5. 1116,6. 1995. 66183,4. 42110,4. 4983,6. 12149,4. 5577,6. 1362,4. 2000. 90858,2. 55163,1. 6332,4. 21782,0. 6105,9. 1474,8. 2005. 107839,9. 63689,5. 8937,3. 25615,3. 8008,3. 1589,5. 7.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> 1/ Tính tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo từng nhóm cây trồng (Laáy naêm 1990 = 100%). 2/ Dựa vào số liệu đã tính, hãy vẽ trên cùng một hệ tọa độ các đường biểu diễn thể hiện tốc độ tăng trưởng của các nhóm cây trồng. Caâu 7 (3 ñieåm): Hãy nêu những phương hướng cơ bản trong việc sử dụng và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long.. HEÁT. 8.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> Sở GD-ĐT Long An Trường THPT Lê Quý Đôn. ĐÁP ÁN MÔN ĐỊA LÝ Caâu 1 (3 ñieåm): 1/ Vẽ biểu đồ chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong năm (2,25 điểm). Vẽ như hình 6.3 trang 29, SGK lớp 10 nâng cao. 2/ Những nơi có Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi năm 2 lần, những nơi 1 lần và những nơi khoâng coù (0,75 ñieåm): - Moãi naêm 2 laàn: trong vuøng noäi chí tuyeán. - Moãi naêm 1 laàn: chí tuyeán Baéc vaø chí tuyeán Nam. - Những nơi không có: Từ chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam về hai cực Bắc và Nam. Caâu 2 (2 ñieåm):. Caây. Khu vực, các nước troàng nhieàu nhaát Cây lúa gạo ưa khí hậu nóng, ẩm, khu vực châu Á gió chaân ruoäng ngaäp muøa, Hoa Kyø nước Caây caø pheâ. Ñaëc ñieåm sinh thaùi. Vùng ở Việt Nam trồng nhieàu nhaát ĐB Sông Cửu Long, ĐB Sông Hồng, các đồng baèng duyeân haûi Mieàn Trung. ưa nhiệt, ẩm, đất tơi miền nhiệt đới, Taây Nguyeân, Ñoâng Nam xốp, nhất là đất nhiều nhất là Braxin, Bộ, Bắc Trung Bộ. badan, đất đá vôi. Vieät Nam, Coâ-loâmbi-a.. Caâu 3 (3 ñieåm): 1/ Ñaëc ñieåm vò trí ñòa lí (1,75 ñieåm): - Nằm ở rìa phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông nam Á. - Hệ tọa độ địa lí: + Trên đất liền: Từ 23o23’B – 8o34B. Từ 102o09’Đ – 109o24’Đ + Treân bieån: Kéo dài tới vĩ độ 6o50’B Từ khoảng 101oÑ – 117o20’Ñ - Việt Nam vừa gắn với lục địa Á-Âu, vừa tiếp giáp với biển Đông. Kinh tuyến 1050Đ chạy qua nước ta nên đại bộ phận lãnh thổ nước ta nằm trong khu vực múi giờ thứ 7.. 9.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> 2/ YÙ nghóa kinh teá (1,25 ñieåm): - Nước ta nằm trên ngả tư đường hàng hải và hàng không quốc tế, nằm trên các tuyến đường bộ và đường sắt xuyên Á, tạo điều kiện thuận lợi để nước ta giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới... - Vị trí địa lí thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới... Caâu 4 (3 ñieåâm): 1/ Vuøng nuùi Ñoâng Baéc (3 ñieåm): - Nằm ở tả ngạn sông Hồng. - Bốân cánh cung núi lớn là sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều chụm lại ở Tam Đảo. - Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích... - Địa hình thấp dần từ Tây Bắc về Đông Nam. - Những đỉnh núi cao trên 2000m nằm trên vùng thượng nguồn sông Chảy. Ở trung tâm là đồi núi thấp có độ cao trung bình 500m-600m. 2/ Vuøng nuùi Taây Baéc (1,25 ñieåm): - Nằm giữa sông Hồng và sông Cả. - Có 3 dải địa hình cùng hướng Tây Bắc- Đông Nam: Phía đông là dãy Hoàng Liên Sơn đồ sộ, có đỉnh Phanxipăng cao 3143m. Phía tây là các dãy núi trung bình dọc biên giới Việt-Lào. Giữa là các dãy núi thấp, sơn nguyên và cao nguyên đá vôi. Caâu 5 (3 ñieåm): Đô thị hoá có tác động mạnh đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta. - Các đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương, các vùng trong nước. Năm 2005, khu vực đô thị đóng góp 70,4% GDP cả nước, 84% GDP công nghiệp-xây dựng, 87% GDP dịch vụ và 80% ngân sách nhà nước. - Các thành phố, thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá lớn và đa dạng, sử dụng đông đảo các lực lượng lao động, thu hút đầu tư trong nước và ngoài nước, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế... - Các đô thị còn tạo ra nhiều việc làm, thu nhập cho người lao động. - Tuy nhiên quá trình đô thị hoá cũng gây những hậu quả tiêu cực như vấn đề ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự xã hội.... 1.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> Caâu 6 (3 ñieåm): 1/ Tính tốc độ giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo từng nhóm cây trồng (1 điểm). (Ñôn vò %) Naêm Toång soá Löông Rau đậu Cây công Cây ăn Cây khác thực nghieäp quaû 1990 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 1995 133,4 126,5 143,3 181,5 110,9 122,0 2000 183,2 165,7 182,1 325,5 121,4 132,1 2005 217,4 191,3 257,4 382,8 159,3 142,6 2/ Vẽ biểu đồ (2 điểm): Vẽ trên cùng một hệ toạ độ 5 đường biểu diễn: lương thực, rau đậu, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây khác. Caâu 7 (3 ñieåm): 1/ Thuỷ lợi (1 điểm): Đây là biện pháp hàng đầu trong việc sử dụng và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long: - Chia ruộng thành những ô nhỏ để đủ nước thau chua, rửa mặn… - Sử dụng nguồn nước ngọt sông Tiền, sông Hậu kết hợp với việc xây dựng hệ thống kênh thoát lũ, cải tạo các vùng đất phèn… - Sử dụng các giống lúa chịu phèn, mặn… 2/ Bảo vệ rừng ngập mặn, kết hợp việc khai thác với trồng rừng, bảo vệ môi trường. Cải tạo dần diện tích đất mặn để trồng cói, lúa, cây ăn quả (0,75 điểm). 3/ Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phá thế độc canh, đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, tận dụng diện tích mặt nước để nuôi thuỷ sản gắn với coâng nghieäp cheá bieán (0,75 ñieåm). 4/ Tạo thế kinh tế liên hoàn. Kết hợp vùng biển, đảo với đất liền để xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý nhằm khai thác và bảo vệ tốt hơn tiềm năng, môi trường của đồng bằng (0,5 ñieåm).. 1.
<span class='text_page_counter'>(12)</span> SỞ GD & ĐT TRÀ VINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN TRÀ VINH.. ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ KỲ THI HỌC SINH GIỎI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LẦN THỨ 16 MÔN : ĐỊA LÝ Câu 1 (3 điểm): Địa lí Tự nhiên đại cương. Thế nào là chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời? Nguyên nhân? Vào ngày 4 tháng 1 Mặt Trời lên thiên đỉnh tại vĩ độ nào? Câu 2 (2 điểm): Địa lí Kinh tế - xã hội đại cương. Tại sao người ta nói: Để phát triển kinh tế, văn hóa miền núi, giao thông vận tải phải đi trước một bước? Câu 3 (3 điểm): Địa lí Tự nhiên Việt Nam: Phần vị trí địa lí và các đặc điểm tự nhiên. Địa hình nhiều đồi núi, chủ yếu là đồi núi thấp có ảnh hưởng như thế nào đến cảnh quan tự nhiên nước ta? Câu 4 (3 điểm) ): Địa lí Tự nhiên Việt Nam: Phần sự phân hóa tự nhiên. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam, hãy trình bày đặc điểm tự nhiên của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Câu 5 (3 điểm): Địa lí Kinh tế - xã hội Việt Nam: Phần địa lí dân cư Phân tích tác động của đặc điểm dân số nước ta đối với sự phát triển kinh tế – xã hội và môi trường. Câu 6 (3 điểm): Địa lí Kinh tế - xã hội Việt Nam: Phần địa lí các ngành kinh tế. Tại sao công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay? Câu 7 (3 điểm): Địa lí Kinh tế - xã hội Việt Nam: Phần địa lí các vùng kinh tế. Cho bảng số liệu sau: Số dân, diện tích gieo trồng, sản lượng và bình quân lương thực có hạt theo đầu người của Đồng bằng sông Hồng và cả nước trong giai đoạn 1995 – 2005 Các chỉ số Số dân (nghìn người) Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt (nghìn ha) Sản lượng lương thực có hạt (nghìn tấn) Bình quân lương thực có hạt (kg/người). Đồng bằng sông Hồng 1995 2005 16137 18028. Cả nước 1995 2005 71996 83106. 1117. 1221. 7322. 8383. 5340. 6518. 26141. 39622. 331. 362. 363. 477. a.. Tính tốc độ tăng trưởng của các chỉ số trong bảng số liệu, so sánh tốc độ tăng trưởng của Đồng bằng sông Hồng với cả nước. b. Phân tích, giải thích mối quan hệ giữa dân số với việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng và nêu các phương hướng giải quyết.. 1.
<span class='text_page_counter'>(13)</span> SỞ GD & ĐT TRÀ VINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN TRÀ VINH.. ĐÁP ÁN ĐỀ NGHỊ KỲ THI HỌC SINH GIỎI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LẦN THỨ 16 MÔN : ĐỊA LÝ Câu 1 (3 điểm): Địa lí Tự nhiên đại cương. Đáp án Câu 1 (3 điểm): Thế nào là chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời? Nguyên nhân. Ngày 4 tháng 1 Mặt Trời lên thiên đỉnh tại vĩ độ nào? - Là chuyển động giả của Mặt Trời hàng năm giữa 2 chí tuyến. (0,25 đ) - Trên Trái Đất ta thấy hiện tượng này lần lượt xảy ra ở các địa điểm chí tuyến Nam (ngày 22/12) lên chí tuyến Bắc (ngày 26/3) rồi lại xuống chí tuyến Nam (ngày 22/12) (nội chí tuyến) + Từ 21/3 đến 23/6, Mặt Trời chuyển động biểu kiến từ Xích đạo lên chí tuyến Bắc (0,25 đ) + Từ 23/6 đến 23/9, Mặt Trời chuyển động biểu kiến từ chí tuyến Bắc về Xích đạo (0,25 đ) + Từ 23/9 đến 22/12, Mặt Trời chuyển động biểu kiến từ Xích đạo xuống chí tuyến Nam (0,25 đ) + Từ 22/12 đến 21/3 năm sau, Mặt Trời chuyển động biểu kiến từ chí tuyến Bắc về Xích đạo. (0,25 đ) - Các địa điểm trong vùng nội chí tuyến có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh ( trừ chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam chỉ có một lần Mặt Trời lên thiên đỉnh vào ngày 23/6 - chí tuyến Bắc và 22/12 - chí tuyến Nam). (0,25 đ) - Các địa điểm từ chí tuyến về 2 cực (ngoại chí tuyến) không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh (0,25 đ) 0 - Nguyên nhân: do trục Trái Đất nghiêng một góc 66 33’và không đổi phương khi chuyển động quanh Mặt Trời. (0,5 đ) - Ngày 4 tháng 1 Mặt Trời lên thiên đỉnh tại vĩ độ 15’48” x 13 ngày = 3025’ 23027’Nam - 3025’ = 2002’Nam (0,75 đ). 1.
<span class='text_page_counter'>(14)</span> Câu 2 (2 điểm): Địa lí Kinh tế - xã hội đại cương. Đáp án Câu 2 (2 điểm) Tại sao người ta nói: Để phát triển kinh tế, văn hóa miền núi, giao thông vận tải phải đi trước một bước? - Thúc đẩy giao lưu giữa các địa phương ở miền núi, giữa miền núi với đồng bằng. Nhờ thế phá được thế cô lập, tự cấp tự túc của nền kinh tế. (0,5 đ) - Khai thác thế mạnh nguồn tài nguyên ở miền núi; hình thành các nông, lâm trường; thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp, đô thị; thu hút dân cư từ đồng bằng lên miền núi. (1,0 đ) - Thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ, hình thành cơ cấu kinh tế ở miền núi. Các hoạt động dịch vụ như văn hóa, giáo dục, y tế cũng phát triển. (0,5 đ) Câu 3 (3 điểm): Địa lí Tự nhiên Việt Nam: Phần vị trí địa lí và các đặc điểm tự nhiên. Địa hình nhiều đồi núi, chủ yếu là đồi núi thấp có ảnh hưởng như thế nào đến cảnh quan tự nhiên nước ta? Đáp án Câu 3 (3 điểm) Địa hình nhiều đồi núi, chủ yếu là đồi núi thấp có ảnh hưởng như thế nào đến cảnh quan tự nhiên nước ta? a. Cảnh quan rừng nhiệt đới gió mùa và đất feralit chiếm ưu thế - Tính chất nhiệt đới của khí hậu Việt Nam do vị trí địa lý quy định được bảo tồn ở vành đai 600 – 700 m ở miền Bắc và 900 - 1000m ở miền Nam. (0, 5 đ) - Miền đồi núi nước ta có nhiều đai cao, nhưng đai nhiệt đới dưới chân núi chiếm diện tích lớn nhất. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, tại các vùng đồi núi diễn ra qua trình hình thành đất feralit và phát triển cảnh quan rừng nhiệt đới gió mùa với đất feralit chiếm ưu thế. (0, 5 đ) b. Sự phân hóa cảnh quan thiên nhiên - Sự phân hóa theo đai cao + Trên độ cao 600 – 700m ở miền Bắc và 900 - 1000m miền Nam khí hậu có tính chất á nhiệt đới với rừng á nhiệt trên núi, khí hậu mát mẻ, nhiệt độ các tháng mùa hạ dưới 25 0C. (0, 5 đ) + Trên 2600 m, xuất hiện khí hậu ôn đới với vành đai ôn đới núi cao, khí hậu lạnh nhiệt độ trung bình năm dưới 150C, nhiệt độ tháng lạnh dưới 100C (0, 5 đ) - Sự phân hóa theo địa phương + Cảnh quan tự nhiên Việt Nam thay đổi từ Bắc vào Nam, từ Đông sang Tây, từ đồng bằng lên miền núi. (0, 5 đ) + Sự thay đổi cảnh quan từ rừng rậm ẩm ướt tới rừng thưa, cây bụi gai khô hạn, từ rừng nhiệt đới gió mùa chân núi đến rừng mưa ôn đới núi cao (0, 5 đ). 1.
<span class='text_page_counter'>(15)</span> Câu 4 (3 điểm) ): Địa lí Tự nhiên Việt Nam: Phần sự phân hóa tự nhiên. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam, hãy trình bày đặc điểm tự nhiên của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Đáp án Câu 4 (3 điểm) Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam, hãy trình bày đặc điểm tự nhiên của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ Phạm vi Từ dãy núi Bạch Mã trở vào phía Nam (0, 25 đ) Địa chất Cấu trúc địa chất – địa hình phức tạp (0, 25 đ) Địa hình. Khí hậu. Sông ngòi Sinh vật Khoáng sản. - Gồm các khối núi cổ, các sơn nguyên bóc mòn, cao nguyên badan có sườn đông dốc, sườn tây thoải (0, 25 đ) - Đồng bằng châu thổ sông lớn ở Nam Bộ và đồng bằng ven biển nhỏ, hẹp ở Nam Trung Bộ (0, 25 đ) - Bờ biển Nam Trung Bộ khúc khuỷu, nhiều vịnh biển sâu được che chắn bởi các đảo ven bờ (0, 25 đ) - Khí hậu cận xích đạo gió mùa, nền nhiệt cao, biên độ nhiệt năm nhỏ, phân chia mùa mưa và mùa khô rõ rệt. (0, 25 đ) - Mùa mưa ở Nam Bộ và Tây Nguyên từ tháng 5 – 10, duyên hải Nam Trung Bộ từ tháng 9 – 12 (0, 25 đ) - Hệ thống sông Đồng Nai và sông Cửu Long (0, 25 đ) - Nam Trung Bộ sông ngắn, dốc (0, 25 đ) - Rừng gió mùa cận xích đạo với cây họ Dầu, nhiều thú lớn (voi, bò rừng, hổ…) (0, 25 đ) - Rừng ngập mặn ven biển có diện tích lớn (0, 25 đ) - Thềm lục địa tập trung các mỏ dầu có trữ lượng lớn, bôxít có nhiều ở Tây Nguyên. (0, 25 đ). Câu 5 (3 điểm): Địa lí Kinh tế - xã hội Việt Nam: Phần địa lí dân cư Phân tích tác động của đặc điểm dân số nước ta đối với sự phát triển kinh tế – xã hội và môi trường. Đáp án Câu 5 (3 điểm) Phân tích tác động của đặc điểm dân số nước ta đối với sự phát triển kinh tế – xã hội và môi trường. a. Thuận lợi: - Dân số đông: tạo ra nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn, thuận lợi phát triển các ngành sản xuất cần nhiều lao động. (0, 25 đ) - Dân số tăng nhanh và cơ cấu dân số trẻ: tạo ra nguồn lao động dự trữ dồi dào, nguồn lao động bổ sung lớn, tiếp thu nhanh khoa học và kĩ thuật. (0, 25 đ) b. Khó khăn: - Đối với sự phát triển kinh tế: ▪ Tốc độ tăng dân số chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế. (0, 25 đ) ▪ Vấn đề việc làm luôn là thách thức đối với nền kinh tế (0, 25 đ) ▪ Sự phát triển kinh tế chưa đáp ứng với tiêu dùng và tích lũy. (0, 25 đ) ▪ Chậm chuyển dịch cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ (0, 25 đ) - Đối với sự phát triển xã hội. 1.
<span class='text_page_counter'>(16)</span> ▪ Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện. ▪ GDP/ người vẫn còn thấp ▪ Các vấn đề giáo dục, y tế, văn hóa còn gặp nhiều khó khăn.. (0, 25 đ) (0, 25 đ) (0, 25. đ) - Đối với tài nguyên môi trường ▪ Suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên. (0, 25. đ) ▪ Ô nhiễm môi trường (0, 25 đ) ▪ Không gian cư trú chật hẹp. (0, 25 đ) Câu 6 (3 điểm): Địa lí Kinh tế - xã hội Việt Nam: Phần địa lí các ngành kinh tế. Tại sao công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay? Đáp án Câu 6 (3 điểm) Tại sao công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay? * Có thế mạnh lâu dài - Có nguồn nguyên liệu phong phú dồi dào tại chỗ: nguyên liệu từ ngành trồng trọt (cây lương thực, cây công nghiệp…), ngành chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. (0, 25 đ) - Có thị trường tiêu thụ rộng lớn: trong nước (hơn 80 triệu dân , mức sống ngày càng cao), thị trường xuất khẩu mở rộng. (0, 25 đ) - Cơ sở vật chất kĩ thuật khá phát triển với nhiều xí nghiệp chế biến… (0, 25 đ) * Mang lại hiệu quả kinh tế cao - Về kinh tế: + Ưu thế: vốn đầu tư ít, thời gian xây dựng nhanh, sử dụng nhiều lao động, hiệu quả kinh tế cao, thu hồi vốn nhanh. (0, 25 đ) + Hiện chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu công nghiệp cả nước. (0, 25 đ) + Có nhiều mặt hàng xuất khẩu, đem lại ngoại tệ lớn. (0, 25 đ) - Về xã hội:giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân, đẩy mạnh công nghiệp hóa nông thôn. (0, 5 đ) * Tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác. - Thúc đẩy sự hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, lương thực thực phẩm, chăn nuôi gia súc. (0, 5 đ) - Đẩy mạnh sự phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. (0, 5 đ). 1.
<span class='text_page_counter'>(17)</span> Câu 7 (3 điểm): Địa lí Kinh tế - xã hội Việt Nam: Phần địa lí các vùng kinh tế. Cho bảng số liệu sau: Số dân, diện tích gieo trồng, sản lượng và bình quân lương thực có hạt theo đầu người của Đồng bằng sông Hồng và cả nước trong giai đoạn 1995 – 2005 Các chỉ số Số dân (nghìn người) Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt (nghìn ha) Sản lượng lương thực có hạt (nghìn tấn) Bình quân lương thực có hạt (kg/người). Đồng bằng sông Hồng 1995 2005 16137 18028. Cả nước 1995 2005 71996 83106. 1117. 1221. 7322. 8383. 5340. 6518. 26141. 39622. 331. 362. 363. 477. a.. Tính tốc độ tăng trưởng của các chỉ số trong bảng số liệu, so sánh tốc độ tăng trưởng của Đồng bằng sông Hồng với cả nước. b. Phân tích, giải thích mối quan hệ giữa dân số với việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng và nêu các phương hướng giải quyết. Đáp án Câu 7 (3 điểm) Cho bảng số liệu sau: Số dân, diện tích gieo trồng, sản lượng và bình quân lương thực có hạt theo đầu người của Đồng bằng sông Hồng và cả nước trong giai đoạn 1995 – 2005 Các chỉ số Số dân (nghìn người) Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt (nghìn ha) Sản lượng lương thực có hạt (nghìn tấn) Bình quân lương thực có hạt (kg/người). Đồng bằng sông Hồng 1995 2005 16137 18028. Cả nước 1995 2005 71996 83106. 1117. 1221. 7322. 8383. 5340. 6518. 26141. 39622. 331. 362. 363. 477. a. So sánh tốc độ tăng trưởng các chỉ số trên của Đồng bằng sông Hồng với cả nước. b. Phân tích, giải thích mối quan hệ giữa dân số với việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng và nêu các phương hướng giải quyết. a. Tốc độ tăng trưởng của các chỉ số trong bảng số liệu (đơn vị %) Đồng bằng sông Hồng Cả nước Các chỉ số 1995 2005 1995 2005 Số dân 100 111,7 100 115,4 Diện tích gieo trồng cây lương 100 109,3 100 114,4 thực có hạt Sản lượng lương thực có hạt 100 122,1 100 151,6 Bình quân lương thực có hạt 100 109,4 100 131,4 Các chỉ số của Đồng bằng sông Hồng đều có mức tăng trưởng chậm hơn so với mức tăng trưởng của cả nước. (0,25 đ) - Số dân của Đồng bằng sông Hồng tăng 11,7%, cả nước tăng 15,4%. (0,25 đ). 1.
<span class='text_page_counter'>(18)</span> - Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt của Đồng bằng sông Hồng tăng 9,3%, cả nước tăng 14,4%. (0,25 đ) - Sản lượng lương thực có hạt của Đồng bằng sông Hồng tăng 22%, cả nước tăng 51,5%. (0,25 đ) - Bình quân lương thực có hạt của Đồng bằng sông Hồng tăng 9,4%, cả nước tăng 31,4%. (0,25 đ) b. Phân tích và giải thích mối quan hệ giữa dân số với việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng. - Do có những cố gắng trong việc thâm canh cây lương thực, nên mặc dù diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt tăng chậm, nhưng sản lượng lương thực vẫn tăng nhanh (0,25 đ) - Tuy nhiên do sức ép của vấn đề dân số (dân số đông, tăng nhanh) nên bình quân lương thực có hạt theo đầu người tăng chậm hơn so với cả nước. (0,25 đ) Phương hướng giải quyết - Tích cực mở rộng diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt (0,25 đ) - Thâm canh tăng vụ là giải pháp chủ yếu để giải quyết tốt nhất vấn đề lương thực (0,25 đ) - Thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hóa gia đình, giảm tỉ lệ sinh (0,25 đ) - Nâng cao mức sống, giải quyết việc làm, từ đó mức sinh sẽ giảm dần (0,25 đ) - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành: trong nông nghiệp cần phải tích cực giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và thủy sản. Riêng ngành trồng trọt cần giảm tỉ trọng ngành trồng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp, cây thực phẩm và cây ăn quả. (0,25 ). 1.
<span class='text_page_counter'>(19)</span> SỞ GD&ĐT BẾN TRE TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẾN TRE. KỲ THI HỌC SINH GIỎI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Năm học 2008 – 2009. ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN ĐỊA LÝ Thời gian: 180 phút Câu 1: (3 điểm) a. Chuyển động tự quay của Trái Đất sinh ra những hệ quả địa lý nào? Trình bày những hệ quả đó? b. Hãy tính giờ ở Luân Đôn (múi giờ số 0), Mat-xcơ-va (múi giờ số 2), Tôkyô (múi giờ số 9), Niu-Đêli (múi giờ số 5) khi ở Hà Nội lúc 12h trưa ngày 1/1/2007? Câu 2: (3 điểm) Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp. Theo em, ở ViệtNam nhân tố nào đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển và phân bố công nghiệp. Câu 3 (2 điểm) Cho bảng số liệu dưới đây: Địa điểm Lạng Sơn Hà Nội Vinh Huế Quy Nhơn TP. Hồ Chí Minh. Nhiệt độ trung bình tháng 1 (0C) 13,3 16,4 19,7 21,3 23,0 25,8. Nhiệt độ trung bình tháng 7 (0C) 27,0 28,9 29,4 29,1 29,7 27,1. Nhiệt độ trung bình năm (0C) 21,2 23,5 25,1 25,7 26,8 27,1. Nêu nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam và giải thích vì sao có sự thay đổi đó? Câu 4 (3 điểm) Dựa vào Atlát địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh địa hình là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu (chủ yếu là chế độ nhiệt và chế độ mưa của nước ta). Câu 5 (3 điểm): Cho bảng số liệu dưới đây: TỈ LỆ THẤT NGHIỆP Ở THÀNH THỊ VÀ THỜI GIAN THIẾU VIỆC LÀM Ở NÔNG THÔN PHÂN THEO VÙNG Ở NƯỚC TA NĂM 2005 Đơn vị: % Thời gian thiếu việc làm ở Các vùng Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị nông thôn Cả nước 5,3 19,3 Đồng bằng sông Hồng 5,6 21,2 Đông Bắc 5,1 19,7 Tây bắc 4,9 21,6 Bắc Trung Bộ 5,0 23,5 Duyên hải Nam Trung Bộ 5,5 22,2 Tây Nguyên 4,2 19,4 Đông Nam Bộ 5,6 17,1 Đồng bằng sông Cửu Long 4,9 20,0. 1.
<span class='text_page_counter'>(20)</span> a. Vẽ biểu đồ thanh ngang thể hiện tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thời gian thiếu việc làm ở nông thôn nước ta. b. Nhận xét và giải thích nguyên nhân. Câu 6 (3 điểm) Cho bảng số liệu dưới đây: DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG CHÈ Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1990-2005 Chè Năm Diện tích (nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn) 1990 60,0 145,1 1994 67,3 189,2 1997 78,6 235,0 2000 87,7 314,7 2003 116,3 448,6 2005 upload.123doc.net,4 534,2 a. Vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện tình hình phát triển cây chè giai đoạn 1990-2005 b. Nhận xét và nêu động thái phát triển cây chè. Câu 7 (3 điểm) Dựa vào Atlát Việt Nam và kiến thức đã học hãy so sánh hai vùng chuyên canh cây công nghiệp Đông Nam Bộ và Trung du miền núi Bắc Bộ.. 2.
<span class='text_page_counter'>(21)</span> SỞ GD&ĐT BẾN TRE TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẾN TRE. KỲ THI HỌC SINH GIỎI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Năm học 2008 – 2009. ĐÁP ÁN MÔN ĐỊA LÝ Thời gian: 180 phút Câu 1: (3 điểm) c. Chuyển động tự quay của Trái Đất sinh ra những hệ quả địa lý nào? Trình bày những hệ quả đó? d. Hãy tính giờ ở Luân Đôn (múi giờ số 0), Mat-xcơ-va (múi giờ số 2), Tôkyô (múi giờ số 9), Niu-Đêli (múi giờ số 5) khi ở Hà Nội lúc 12h trưa ngày 1/1/2007? ĐÁP ÁN a.1. Chuyển động của Trái Đất sinh ra những hệ quả: (0,5đ) - Sự luân phiên ngày – đêm. - Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế. - Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể. a.2. Các hệ quả vận động tự quay của Trái Đất: Sự luân phiên ngày-đêm: (0,5đ) - Do Trái đất hình khối cầu, vận động tự quay quanh trục tạo cho: o Nơi nhận tia nắng Mặt Trời là ban ngày. o Nơi khuất trong tối là ban đêm. o Gây nên hiện tượng luân phiên ngày và đêm Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế: (0,5đ) o Giờ địa phương: các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau đó là giờ địa phương. (0,25đ) o Giờ quốc tế: (giờ GMT) giờ theo quy ước quốc tế (0,25đ) Chia Trái Đất làm 24 múi giờ, mỗi múi giờ = 150 kinh Chọn múi giờ số 0 làm múi giờ gốc (đi qua đài thiên văn Gruyn uyt ở Luân Đôn). Chọn kinh tuyến 1800 đi qua múi giờ số 12 ở TBD làm kinh tuyến đổi ngày. Nếu đi từ Tây Đông qua kinh tuyến 1800 lùi 1 ngày lịch. Nếu đi từ Đông Tây qua kinh tuyến 1800 tăng 1 ngày lịch. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể: (0,5đ) Khi Trái Đất tự quay, các vật thể chuyển động trên bề mặt đất sẽ bị lệch so với hướng ban đầu, lực làm lệch hướng gọi là lực Côriôlit. - BPC: lệch hướng bên phải so với hướng ban đầu. - NBC: lệch hướng bên trái so với hướng ban đầu (0,25đ) Lực Côriôlit còn tác động đến hướng chuyển động của các khối không khí, các dòng biển, dòng chảy của sông, đường đạn bay,… (0,25đ) b. Hãy tính xem giờ ở Luân Đôn (múi giờ số 0), ), Mat-xcơ-va (múi giờ số 2), Tôkyô (múi giờ số 9), Niu-Đêli (múi giờ số 5) khi ở Hà Nội lúc 12h trưa ngày 1/1/2007? (1đ) - Hà Nội ở múi giờ số 7 nên khi ở Hà Nội lúc 12h trưa ngày 1/1/2007 thì: + Luân Đôn (múi giờ số 0) là 12h – 7 = 5h ngày 1/1/2007. (0,25đ) + Mat-xcơ-va (múi giờ số 2) là 12h – 5 = 7h ngày 1/1/2007. (0,25đ) + Tôkyô (múi giờ số 9) là 12h + 2 = 14h ngày 1/1/2007. (0,25đ) + Niu đê li (múi giờ số 5) là 12h – 2 = 10h ngày 1/1/2007. (0,25đ). 2.
<span class='text_page_counter'>(22)</span> Câu 2: (3 điểm) Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp. Theo em, ở ViệtNam nhân tố nào đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển và phân bố công nghiệp. ĐÁP ÁN + Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp là: o Vị trí địa lí: lựa chọn vị trí thuận lợi để xây dựng các nhà máy, các khu công nghiệp o Điều kiện tự nhiên: (0,75đ) - Khoáng sản: trữ lượng, chất lượng khoáng sản và phân bố khoáng sản trên lãnh thổ chi phối qui mô, cơ cấu và tổ chức của các xí nghiệp công nghiệp. (0,25đ) - Nguồn nước: là điều kiện cho việc phân bố các xí nghiệp của những ngành công nghiệp như: luyện kim, hóa chất, dệt, nhuộm, giấy, chế biến thực phẩm,… (0,25đ) - Khí hậu: là cơ sở để phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm. (0,25đ) o Kinh tế xã hội: (1,75đ) - Dân cư và nguồn lao động: là lực lượng sản xuất chủ yếu, còn là nguồn tiêu thụ sản phẩm công nghiệp. (0,25đ) Nơi có nguồn lao động dồi dào cho phép phát triển các ngành cần nhiều lao động như: dệt may, giày da, thực phẩm. (0,25đ) Nơi có đội ngũ lao động kỹ thuật cao, công nhân lành nghề cho phép phát triển và phân bố các ngành công nghiệp hiện đại như kỹ thuật điện, điện tử - tin học, cơ khí chính xác. (0,25đ) - Tiến bộ khoa học kỹ thuật; làm thay đổi việc khai thác, sử dụng tài nguyên và phân bố hợp lí các ngành công nghiệp. (0,25đ) - Thị trường: tác động mạnh mẽ tới quá trình lựa chọn vị trí của xí nghiệp, hướng chuyên môn hóa sản xuất. (0,25đ) - Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật tác động để phát triển và phân bố công nghiệp.(0,25đ) - Đường lối chính sách: đường lối công nghiệp hóa xây dựng và phân bố các cơ sở công nghiệp nhằm phát triển kinh tế xã hội và cải thiện đời sống nhân dân. (0,25đ) Ở Việt Nam, nhân tố đóng vai trò quan trọng đối với phát triển và phân bố công nghiệp là vị trí địa lý. (0,5đ) Vị trí địa lý có tác động rất lớn đối với việc lựa chọn địa điểm để xây dựng các nhà máy, các khu công nghiệp. Ở nước ta, phần lớn các khu công nghiệp được xây dựng ở những vị trí thuận lợi như gần cảng, sân bay, đường giao thông, trung tâm thành phố (ví dụ như Khu chế xuất Tân Thuận).. 2.
<span class='text_page_counter'>(23)</span> Câu 3 (2 điểm) Cho bảng số liệu dưới đây: Địa điểm Lạng Sơn Hà Nội Vinh Huế Quy Nhơn TP. Hồ Chí Minh. Nhiệt độ trung bình tháng 1 (0C) 13,3 16,4 19,7 21,3 23,0 25,8. Nhiệt độ trung bình tháng 7 (0C) 27,0 28,9 29,4 29,1 29,7 27,1. Nhiệt độ trung bình năm (0C) 21,2 23,5 25,1 25,7 26,8 27,1. Nêu nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam và giải thích vì sao có sự thay đổi đó? ĐÁP ÁN + Nhận xét: - Nhiệt độ trung bình tháng 1: càng vào Nam nhiệt độ càng tăng và sự chênh lệch nhiệt độ khá lớn (lạng Sơn và Tp. Hồ Chí Minh chênh lệch nhiệt độ 12,50C). (0,5đ) - Nhiệt độ trung bình tháng 7: cũng có sự thay đổi từ Bắc vào Nam, nhiệt độ trung bình của Vinh cao hơn Huế và của Quy Nhơn cao hơn Tp. HCM. Sự chênh lệch nhiệt độ từ Bắc vào Nam rất ít (Lạng Sơn và TP.HCM chỉ là 1,30). (0,5đ) + Giải thích: Vì càng vào Nam, càng gần xích đạo nên có góc chiếu của tia sáng mặt Trời lớn, nên nhận được lượng nhiệt mặt trời lớn và khỏang cách giữa 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh cách xa nhau, ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc yếu dần khi vào đến Huế, thời tiết chỉ còn se lạnh, vào đến phía Nam thì hầu như không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. (0,5đ) - Tháng 1 có sự chênh lệch nhiệt độ lớn từ Bắc vào Nam vì đây là thời kỳ hoạt động mạnh của gió mùa Đông Bắc. (0,25đ) - Tháng 7 do hoạt động của gió mùa mùa hè nên sự chênh lệch nhiệt ít. Huế và Tp. Hồ Chí Minh do có lượng mưa nhiều nên nhiệt độ thấp hơn so với Vinh và Quy Nhơn. (0,25đ). 2.
<span class='text_page_counter'>(24)</span> Câu 4 (3 điểm) Dựa vào Atlát địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh địa hình là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu (chủ yếu là chế độ nhiệt và chế độ mưa của nước ta). ĐÁP ÁN + Hướng nghiêng chung của địa hình và hướng núi có ảnh hưởng rất lớn đến đặc điểm khí hậu: - Do địa hình nước ta có hướng nghiên chung là Tây Bắc – Đông Nam, thấp dần ra biển, kết hợp với các loại gió thịnh hành trong năm tạo điều kiện gió biển có thể tác động sâu vào trong lục địa. (0,5đ) - Hướng núi có ảnh hưởng lớn đến nhiệt độ và lượng mưa: o Hướng vòng cung của các cánh cung ở Đông Bắc tạo điều kiện gió mùa Đông Bắc xâm nhập sâu vào lãnh thổ nước ta, khiến các địa phương phía bắc nhiệt độ xuống thấp. Hướng vòng cung của Trường Sơn Nam cũng gây nên tính song song với hướng gió của bộ phận Duyên Hải khiến nhiều khu vực có lượng mưa thấp. (0,5đ) o Hướng Tây Bắc – Đông Nam: Hướng Tây Bắc – Đông Nam của dãy Hoàng Liên Sơn có tác dụng ngăn ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc đến khu Tây Bắc làm cho vùng này có mùa đông ngắn hơn khu Đông Bắc. (0,25đ) Hướng Tây bắc – Đông Nam của dãy Trường Sơn vuông góc với gió Tây Nam, khiến sườn Đông chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng vào mùa hạ, nhiệt độ cao, mưa ít. (0,25đ) Hướng Tây – Đông của dãy núi Hoành Sơn, Bạch Mã có tác dụng ngăn ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc xuống phía Nam, làm cho nhiệt độ ở phía Nam cao hơn phía Bắc. (0,25đ) o Các địa điểm nằm ở sườn đón gío của các dãy núi có lượng mưa lớn, nằm ở sườn khuất gió lượng mưa nhỏ hơn. (0,25đ) o Độ cao của địa hình là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu đặc biệt là chế độ nhiệt. (0,25đ) - Do điện tích đồi núi chiếm phần lớn lãnh thổ nên ngoài sự phân hóa nhiệt độ theo chiều Bắc – Nam thì nhiệt độ còn có sự phân hóa theo độ cao khá rõ. (0,5đ) - Theo qui luật đai cao cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm 0,5 0C. Vì vậy những vùng núi cao có nhiệt độ thấp hơn nền nhiệt độ trung bình của cả nước. (0,25đ). 2.
<span class='text_page_counter'>(25)</span> Câu 5 (3 điểm): Cho bảng số liệu dưới đây: TỈ LỆ THẤT NGHIỆP Ở THÀNH THỊ VÀ THỜI GIAN THIẾU VIỆC LÀM Ở NÔNG THÔN PHÂN THEO VÙNG Ở NƯỚC TA NĂM 2005 Đơn vị: % Thời gian thiếu việc làm ở Các vùng Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị nông thôn Cả nước 5,3 19,3 Đồng bằng sông Hồng 5,6 21,2 Đông Bắc 5,1 19,7 Tây bắc 4,9 21,6 Bắc Trung Bộ 5,0 23,5 Duyên hải Nam Trung Bộ 5,5 22,2 Tây Nguyên 4,2 19,4 Đông Nam Bộ 5,6 17,1 Đồng bằng sông Cửu Long 4,9 20,0 c. Vẽ biểu đồ thanh ngang thể hiện tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thời gian thiếu việc làm ở nông thôn nước ta. d. Nhận xét và giải thích nguyên nhân. a. b. -. -. ĐÁP ÁN Vẽ biểu đồ: (1đ) Vẽ sai dạng biểu đồ: 0 điểm Chia tỷ lệ, khỏang cách chính xác, có chú giải. Thiếu tên biểu đồ trừ 0,25đ Nhận xét và giải thích: (2đ) Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị ở nước ta vẫn còn cao (5,3%) và không đồng đều giữa các vùng (0,25đ) o Những vùng có tỉ lệ thất nghiệp cao hơn mức trung bình cả nước là: vùng Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Hồng, duyên hải Nam Trung Bộ. Đây là vùng có tỉ lệ đô thị hóa cao nhất nước. Thực tế đó phản ánh những khó khăn trong việc phát triển kinh tế ở khu vực đô thị. (0,25đ) o Những vùng có tỉ lệ thất nghiệp thấp hơn mức trung bình của cả nước là: Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long. Với tỉ lệ sống ở đô thị chưa cao, phần lớn là lao động nông nghiệp, tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị thấp. (0,5đ) Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cả nước chiếm 19,3% và không đều giữa các vùng do đặc điểm mùa vụ và sự phát triển các ngành nghề ở nông thôn còn nhiều hạn chế.(0,25đ) o Những vùng có tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cao: đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc, Tây bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, đồng bằng Sông Cửu Long, cao nhất là Bắc Trung Bộ: 23,5% vì đây là vùng còn nhiều hộ gia đình thuần nông, cơ cấu nông thôn chậm chuyển biến.(0,5đ) o Những vùng có tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn thấp hơn mức trung bình cả nước chỉ có Đông Nam Bộ (17%). (0,25đ). 2.
<span class='text_page_counter'>(26)</span> Câu 6 (3 điểm) Cho bảng số liệu dưới đây: DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG CHÈ Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1990-2005 Chè Năm Diện tích (nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn) 1990 60,0 145,1 1994 67,3 189,2 1997 78,6 235,0 2000 87,7 314,7 2003 116,3 448,6 2005 upload.123doc.net,4 534,2 c. Vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện tình hình phát triển cây chè giai đoạn 1990-2005 d. Nhận xét và nêu động thái phát triển cây chè. ĐÁP ÁN a. b. -. -. Vẽ biểu đồ: (1đ) Vẽ biểu đồ cột kết hợp với đường Chia khoảng cách năm chính xác, có chú giải. Có tên biểu đồ. Thiếu 1 ý trừ 0,25đ Nhận xét: (2đ) Trong giai đoạn 1990 – 2005 diện tích và sản lượng chè đều tăng nhưng tốc độ tăng không đều. (0,25đ) o Diện tích tăng thêm 58 nghìn ha (1,97 lần). (0,25đ) o Sản lượng tăng 389,1 nghìn tấn (2,44 lần). (0,25đ) Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển cây chè: Nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi. Diện tích các vùng đồi ở Trung du miền núi Bắc Bộ, có nhiều loại đất feralit thích hợp phát triển cây chè, một mùa đông lạnh ở miền Bắc rất thích hợp trồng chè. (0,25đ) Chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chè là một trong những cây xuất khẩu chủ lực của nước ta. (0,25đ) Giao đất trồng chè đến các hộ gia đình nông dân, cho vay vốn để sản xuất chè.(0,25đ) Phát triển công nghiệp chế biến chè. Mở rộng liên kết với các nước trong sản xuất chè. (0,25đ) Đẩy mạnh xuất khẩu trên thị trường thế giời. (0,25đ). 2.
<span class='text_page_counter'>(27)</span> Câu 7 (3 điểm) Dựa vào Atlát Việt Nam và kiến thức đã học hãy so sánh hai vùng chuyên canh cây công nghiệp Đông Nam Bộ và Trung du miền núi Bắc Bộ. ĐÁP ÁN a. Giống nhau: (0,5đ) - Đều là miền núi và trung du. - Có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển cây công nghiệp, đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm. - Có truyền thống trồng cây công nghiệp. - Đều chuyên môn hóa về cây công nghiệp, đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm. b. Khác nhau; (2,5đ) Tài nguyên thiên nhiên: (0,75đ) - Địa hình: Đông Nam Bộ chủ yếu là đồi lượn sóng, thấp dưới 200m Trung du – miền núi: đồi, núi thấp và trung bình, độ cao phổ biến 500 – 1000m. (0,25đ) - Đất đai: Đông Nam Bộ chủ yếu là đất phù sa cổ, feralít phát triển trên đá badan và đá mắc ma. Trung du miền núi chủ yếu là đất Feralit phát triển trên đá phiến, đá gơ nai và đá mẹ khác. (0,25đ) - Khí hậu: Đông Nam Bộ khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm (khí hậu cận xích đạo). Trung du miền núi có khí hậu nhiệt đới, mùa đông lạnh (có tính chất cận nhiệt đới).(0,25đ) Kinh tế - Xã hội: (1,75đ) - Trung du – miền núi có mật độ dân số thấp, nhiều dân tộc ít người, cơ sở hạ tầng yếu kém, cơ sở công nghiệp chế biến nhỏ bé. (0,25đ) - Đông Nam Bộ có mật độ dân số cao hơn, tập trung nhiều lao động lành nghề, kỹ thuật cao. Cơ sở hạ tầng mạnh, tập trung nhiều cơ sở công nghiệp chế biến. (0,25đ) Sản xuất cây công nghiệp: - Mức độ tập trung sản xuất: Đông Nam Bộ có mức độ tập trung sản xuất rất cao. Trung du – miền núi Bắc Bộ mức độ tập trung hóa thấp, sản xuất phân tán. (0,25đ) - Hướng chuyên môn hóa sản xuất: Đông Nam Bộ chủ yếu là các cây có nguồn gốc nhiệt đới (cao su, cà phê, điều, mía,…) (0,25đ). Trung du và miền núi Bắc Bộ chủ yếu cây có nguồn gốc cận nhiệt như chè, trẩu, hồi,… (0,25đ) Vị trí mỗi vùng trong sản xuất cây công nghiệp: Đông Nam Bộ là vùng có diện tích tự nhiên nhỏ nhưng là vùng chuyên canh cây công nghiệp trọng điểm số 1. Trung du miền núi Bắc bộ có diện tích tự nhiên lớn nhất nhưng là vùng chuyên canh cây công nghiệp đứng thứ 3. (0,5đ). 2.
<span class='text_page_counter'>(28)</span> SỞ GD&ĐT BẠC LIÊU Đề thi đề nghị (Gồm 7 câu). KỲ THI HSG ĐBSCL LẦN THỨ 16 - NĂM 2009 Môn: Địa lý Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ:. Câu 1 (3 điểm) Cho biết tỉnh D có vĩ độ địa lí từ 10 020’B đến 13011’B. Vận dụng kiến thức đã học để xác định thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh ở tỉnh D. Câu 2 (2 điểm) Hãy nêu sự phân bố của các cây lương thực chính (lúa gạo, lúa mì, ngô) trên thế giới. Giải thích nguyên nhân sự phân bố của các loại cây lương thực trên. Câu 3 (3 điểm) Bằng kiến thức đã học, dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam. Hãy điền các thông tin cần thiết vào bảng sau và nhận xét sự khác nhau về khí hậu giữa 3 địa điểm trên. Số Số Mùa mưa từ Mùa khô từ Số tháng Nhận xét về Địa điểm tháng tháng tháng… đến tháng ... đến khô và số sự phân hóa lạnh nóng tháng… tháng … tháng hạn Hà Nội Huế TP Hô Chí Minh Câu 4 (3 điểm) Thiên nhiên Việt Nam có sự phân hóa đa dạng. Bằng kiến thức đã học, dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy chứng minh sự phân hóa theo Bắc Nam và giải thích nguyên nhân của sự phân hóa đó. Câu 5 (3 điểm) Bằng kiến thức đã học, dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam. Hãy trình bày đặc điểm và phân bố dân cư nước ta. Từ đó đưa ra các giải pháp phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động nước ta. Câu 6 (3 điểm) Dựa vào bảng số liệu: Một số sản phẩm của công nghiệp hàng tiêu dùng Sản phẩm Năm 1995 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2005 Vải lụa (triệu mét) 263.0 356.4 410.1 560.8 Quần áo may sẵn (triệu cái) 171.9 337.0 375.6 1011.0 Giầy, dép da (triệu đôi) 46.4 107.9 102.3 218.0 Giấy, bia (nghìn tấn) 216.0 408.4 445.3 901.2 Trang in (tỉ trang) 96.7 184.7 206.8 450.3 Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ gia tăng một số sản phẩm của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nước ta trong thời kì 1995-2005 Nhận xét về sự tăng trưởng của các sản phẩm công nghiệp hàng tiêu dùng trong thời kì trên.. 2.
<span class='text_page_counter'>(29)</span> Câu 7 (3 điểm) Dựa vào bảng số liệu: Diện tích, sản lượng lúa cả nước, đồng bằng Sông Hồng, đồng bằng Sông Cửu Long 1995 2000 2005 DTích lúa SLượng lúa DTích lúa SLượng lúa DTích lúa SLượng lúa (nghìn ha) (nghìn tấn) (nghìn ha) (nghìn tấn) (nghìn ha) (nghìn tấn) Cả nước 6766 24966,5 7666 32503,8 7329 35838,8 ĐBSCửu long 3191 12827,8 3946 16691,6 3826 19283,0 ĐBSHồng 1193 5296,9 1213 6695,8 1139 6184,8 a.Tính năng suất lúa trung bình (tấn/ha) của cả nước, đồng bằng Sông Hồng, đồng bằng Sông Cửu Long qua các năm.. b.Rút ra các nhận xét cần thiết và giải thích. ---Hết---. 2.
<span class='text_page_counter'>(30)</span> SỞ GD&ĐT BẠC LIÊU. KỲ THI HSG ĐBSCL LẦN THỨ 16 - NĂM 2009. Đề thi đề nghị (Gồm 7 câu). Môn: Địa lý Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) HƯỚNG DẪN CHẤM:. Câu 1(3điểm) Tỉnh D nằm từ vĩ độ 10020’B đến 13011’B nên trong năm mọi nơi trong tỉnh D có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh. Lần 1 từ xuân phân (21/3) tới hạ chí (22/6) - từ xích đạo tới chí tuyến Bắc- hết 93 ngày Lần 2 từ hạ chí (22.6) về thu phân (23/9) - từ chí tuyến Bắc về xích đạo –hết 93 ngày Mỗi ngày Mặt Trời di chuyển được quãng đường (1 góc) là 23027’/93 ngày 0015’8’’ Thời gian Mặt Trời di chuyển từ xích đạo tới vĩ độ 10 020’B và từ 10020’B về xích đạo hết 0 10 20’ / 0015’8’’=41 ngày. Tương tự mặt Trời di chuyển từ xích đạo tới vĩ độ 13011’B hết 52 ngày Vậy Mặt Trời lên thiên đỉnh tại tỉnh D trong khoảng thời gian là: Lần 1 Từ 01/5 đến 12/5 Lần 2 Từ 02/8 đến 13/8 Câu 2(2điểm) -Lúa gọa phân bố ở khu vwcsfj châu Á gió mùa với 9/10 sản lượng lúa gạo thế giới, ngoài ra còn có ở Mĩ la tinh; Trung Phi Nguyên nhân: Lúa gạo là cây ưu khí hậu nóng ẩm, chân ruộng ngập nước, cần nhiều công chăm sóc. -Lúa mì: phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì, Pháp, Liên Bang Nga, Ca na đa…. Nguyên nhân: Lúa mì ưu khí hậu ấm, khô,đất đai màu mỡ, cần nhiều phân bón, nhiệt độ thấp vào đầu thời kì sinh trưởng. Ngô được trồng ở nhieuf nơi trên thế giới. nhưng nhiều nhất là ở Hoa Kì kế đến là Trung Quốc, Bra xin, Mê hi cô, Pháp, Ac hen ti na. Nguyên nhân ngô là cây lương thực dễ tính có thể trồng được ở nhiều đới khí hậu khác nhau, không kén đất, không cần nhiều công chăm sóc. Câu 3(3điểm) Điền các thông tin vào bảng Số Số Địa điểm tháng tháng lạnh nóng Hà Nội. 2. 5. Huế. 0. 7. TP Hồ Chí Minh. 0. 12. Mùa mưa từ tháng đến tháng V → X VIII → I V → X I. Mùa khô từ tháng đến tháng XI → I V II → VI I XII → I V. Số thánh khô và số tháng hạn 3 tháng khô 0 tháng khô 1 tháng khô 3 tháng hạn. Nhận xét về sự phân mùa Mùa đông ít mưa Mùa hạ mưa nhiều Mùa mưa vào thu đông Nóng quanh năm Mùa mưa, khô rõ rệt. Câu 4 (3điểm) Thiên nhiên phân hóa theo Bắc-Nam:(Ranh giới là dãy Bạch Mã 160B) Phần lãnh thổ phía Bắc khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh nền nhiệt độ trên 20 0C có từ 2 đến 3 tháng nhiệt độ trung bình <18 0C, biên độ nhiệt năm lớn. Có sự phân hóa thiên nhiên theo mùa khá rõ. Phần lãnh thổ phía Nam: Khí hậu cận xích đạo gió mùa. Quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình năm >250C, không có tháng nào <200C, biên độ nhiệt độ năm nhỏ, có 2 mùa mưa và khô rõ rệt.. 3.
<span class='text_page_counter'>(31)</span> Nguyên nhấn của sự phân hóa theo Bắc – Nam là do ảnh hưởng của vị trí địa lí và địa hình . Phần lãnh thổ phía Bắc có vị trí gần với chí tuyến Bắc nên góc nhập xạ trong năm đã nhỏ hơn so với phần lãnh thổ phía Nam. Mặt khăc do ảnh hưởng của hướng địa hình, với hướng vòng cung của 4 vòng cung lớn, mở ra ở hướng Bắc và qui tụ lại ở Tam Đảo đã tạo điều kiện cho gió mùa đông bắc tràn sâu vào lãnh thổ nước ta mà đặc biệt là khu vực Đông Bắc, ranh giới cuối cùng hoạt động của gió mùa đông bắc là dãy Bạch Mã Chính ví thế mà ở phía Bắc có mùa đông lanh, còn phía Nam thì không. Phần lãnh thổ phía Nam có vị trí gần với đường xích đạo, có góc nhập xạ quanh năm lớn, nên nhiệt độ cao đều trong năm vì thế biên độ nhiệt năm nhỏ. Chịu ảnh hưởng của gió mùa rõ rệt nên có sự phân hóa mừa mưa và khô rõ rệt Tóm lại thiên nhiên có sự phân hóa theo Bắc Nam chủ yếu là do sự phân hóa khác biệt về khí hậu giữa 2 miền mà ranh giới là dãy Bạch Mã.. Câu 5(3điểm) Đạc điểm và phân bố dân cư nước ta nước ta Nước ta có dân số vào loại đông trên thế giới (trên 84 triệu người năm 2006) Dân số nước ta tăng khá nhanh đặc biệt vào nửa sau thế kỉ XX(số liệu chứng minh) Nước ta có cơ cấu dân số trẻ ( số liệu chứng minh) Nước ta có mật độ dan số cao (số liệu chứng minh) Phân bố dân cư khong đều (số liệu chứng minh cụ theercho từng khu vực) Các giải pháp Kiềm chế tốc độ tăng dân số, thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình Xây dựng chính sách chuyển cư phù hợp, thúc đảy phân bố dân cư, lao động giữa các vùng. Có chính sách thích hợp chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn, thành thị. Có giải pháp chính sách phù hợp mở rộng thị trường xuất khẩu lao động. Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi. Phát triển công nghiệp nông thôn Câu 6 (3điểm) Vẽ biểu đồ thích hợp – Biểu đồ đường Xử lí số liệu (Đơn vị %) Sản phẩm Năm 1995 Năm 2000 Năm 2001 Vải lụa 100.0 135.5 155.9 Quần áo may sẵn 100.0 196.0 218.5 Giây, dép da 100.0 232.5 220.5 Giấy, bia 100.0 189.1 206.2 Trang in 100.0 191.0 213.9 Vẽ đầy đủ, chính xác, có ghi chú giải, có ghi tên biểu đồ. Nhận xét sự tăng trưởng: Từ năm 1995 đến năm 2005 tát cả các sản phẩm đều tăng (số liệu) Giầy, đép da từ năm 2000 đến 2001 giảm chút ít (số liệu) Tốc độ tăng trưởng nhanh nhất là quần áo may sẵn (số liệu) Tốc độ tăng trưởng chậm nhất là vải lụa (số liệu). 3. Năm 2005 213.2 588.1 469.8 417.2 465.7.
<span class='text_page_counter'>(32)</span> Câu 7 (3điểm) Tính năng suất lúa trung bình. (đơn vị tấn/ha) Năm 2000 Năm 2005 4,24 4,89 5,52 4,23 4,23 5,04. Năm 1995 Cả nước 3,69 Đồng bằng Sông Hồng 4,44 Đồng bằng Sông Cửu Long 4,02 Nhận xét và giải thích: Diện tích lúa từ năm 1995 đến 2000 tăng do thâm canh tăng vụ. Từ năm 2000 đến 2005 giảm do chuyển đổi trong nông nghiệp. Sản lượng lúa tăng từ 1995 đến 2005 phần lớn do năng suất lúa tăng nhanh Riêng ĐBSHồng từ năm 2000 đến 2005 sản lượng lúa giảm vì cả diện tích và năng suất lúa đều giảm, năng suất lúa giảm là do thiên tai nhiều. sản lượng lúa ĐBSH luôn thấp hơn ĐBSCL. ------------HẾT--------------. 3.
<span class='text_page_counter'>(33)</span> SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH LONG TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN BỈNH KHIÊM -----------------------------. KỲ THI HỌC SINH GIỎI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐỀ ĐỀ NGHỊ MÔN: ĐỊA LÍ ----------------------Câu 1:(4 điểm). Chuyển động của trái đất: a) Trình bày khái quát chuyển động quay quanh mặt trời của trái đất và hệ quả của nó? (1 đ) b) Tính góc nhập xạ (góc tới) của tia sáng Mặt Trời lúc giữa trưa vào các ngày 22/6 và 22/12 tại các địa điểm (vĩ độ) theo bảng sau? Nêu ý nghĩa của góc tới? (2 đ) Địa điểm Lũng Cú (Hà Giang) Lạng Sơn Hà Nội Huế TP.HCM Xóm Mũi (Cà Mau). Vĩ độ 0. Góc nhập xạ 22/6. 22/12. ’. 23 23 B 21050’B 21002’B 16026’B 10047’B 8034’B. ĐÁP ÁN: a) Chuyển động quay quanh mặt trời của trái đất và hệ quả của nó (1,0 đ) + Chuyển động quay quanh mặt trời của trái đất: - Trái đất quay quanh mặt trời theo hướng từ Tây sang Đông. - Thời gian quay một vòng trên quỹ đạo là 365 ngày 06 giờ ( một năm ).- Trong khi chuyển động quanh mặt trời, trục trái đất luôn nghiêng với mặt phẳng hoàng đạo một góc 66 033’ và không đổi phương ( gọi là chuyển động tịnh tiến của trái đất quanh mặt trời ). - Trái đất chuyển động tịnh tiến xung quanh mặt trời theo một quỹ đạo hình ellip gần tròn. Khoảng cách giữa 2 tiêu điểm ellip vào khoảng 5 triệu Km. Lúc ở gần mặt trời nhất ( điểm cận nhật – thường vào ngày 03/1) trái đất cách mặt trời 147.166.480Km. Lúc ở xa mặt trời nhất ( điểm viễn nhật - thường vào ngày 05/7 ) trái đất cách mặt trời 152.171.500Km. - Tốc độ chuyển động trung bình của trái đất quanh mặt trời là 29,8Km/s. ( Khi ở gần mặt trời nhất, tốc độ chuyển động của trái đất quanh mặt trời là 30,3Km/s; Khi ở xa mặt trời nhất, tốc độ chuyển động của trái đất quanh mặt trời là 29,3Km/s). + Hệ quả: - Chuyển động biểu kiến hàng năm của mặt trời. - Hiện tượng mùa - Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa. b) Tính góc nhập xạ (góc tới) của tia sáng Mặt Trời lúc giữa trưa vào các ngày 22/6 và 22/12 tại các địa điểm (vĩ độ): (1,5 đ) Địa điểm. Vĩ độ. Góc nhập xạ 22/6 89056’ 88023’ 87035’ 82059’ 77020’ 75007’. Lũng Cú (Hà Giang) 23023’B Lạng Sơn 21050’B Hà Nội 21002’B Huế 16026’B TP.HCM 10047’B Xóm Mũi (Cà Mau) 8034’B Ý nghĩa của góc tới:(0,5 đ). 3. 22/12 43010’ 44043’ 45031’ 50007’ 55046’ 57059’.
<span class='text_page_counter'>(34)</span> - Cho biết độ cao của Mặt Trời so với mặt đất - Cho biết lượng ánh sáng và lượng nhiệt đem đến mặt đất. Góc tới càng gần vuông, lượng ánh sáng và nhiệt đem tới mặt đất càng lớn. Câu 2 (3 điểm). Địa lí công nghiệp a/ Nêu vai trò và đặc điểm của ngành công nghiệp? (2 đ) b/ Vẽ sơ đồ thể hiện sự phân loại các ngành cơ khí? Nêu sự khác nhau giữ các ngành cơ khí trên?(1đ) ĐÁP ÁN a/ Vai trò của ngành công nghiệp và đặc điểm của ngành công nghiệp * Vai trò: (1,25 đ) - Công nghiệp cung cấp tư liệu sản xuất, cơ sở vật chất kĩ thuật cho tất cả các ngành kinh tế - Công nghiệp tạo ra các sản phẩm tiêu dùng có giá trị - Thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế - Nâng cao thu nhập và trình độ văn minh cho con người - Thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác - Tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên - Thay đổi sự phân công lao động, giảm sự chênh lệch về trình độ phát triển của các vùng - Thúc đẩy mở rộng sản xuất, tập trung lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập - Tỉ trọng của nganh công nghiệp trong cơ cấu GDP là thước đo trình độ phát triển kinh tế của một nước. * Đặc điểm: (0,75 đ) - Sản xuất công nghiệp bao gồm 2 giai đoạn - Sản xuất công nghiệp có tính tập trung cao độ - Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp chặt ché để tạo ra sản phẩm cuối cùng. 3.
<span class='text_page_counter'>(35)</span> b) Sơ đồ phân loại các ngành cơ khí (1.0 đ) CÔNG NGHIỆP CƠ KHI. Cơ khí thiết bị toàn bộ. Cơ khí máy công cụ. Máy có khối lượng và kích thước lớn: đầu máy xe lửa, tàu thủy, tua bin phát điện, dàn khoan dầu khí, máy tiện, phay, …. Máy có khối lượng và kích thước trung bình: máy bơm, xay sát, máy dệt, máy may, ô tô, tàu thủy nhỏ, ca nô,…. Cơ khí hàng tiêu dùng. - Cơ khí dân dụng: tủ lạnh, máy giặt,… - Máy phát điện loại nhỏ, động cơ điêzen loại nhỏ. Cơ khí chính xác. - Thiết bị nghiên cứu thí nghiệm y học, quang học,… - Chi tiết máy ngành hàng không vũ trụ - Thiết bị kĩ thuật điện. Câu 3: Trình bày đặc điểm vị trí địa lí và ý nghĩa vị trí địa lí nước ta (3đ) ĐÁP ÁN: * Đặc điểm vị trí địa lí:(0,5 đ) - Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, ở gần trung tâm của vùng Đông Nam Á - Vị trí bán đảo, vừa gắn liền với lục địa Á- Âu, vừa tiếp giáp với Thái Bình Dương rộng lớn - Nằm trên các tuyến đường giao thông hàng hải,đường bộ và hàng không quốc tế quan trọng - Nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động trên thế giới. * Ý nghĩa của vị trí địa lí: - Ý nghĩa tự nhiên: (1,0) + Do vị trí từ vĩ độ 23 023/B đến 8034/B nên nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới nửa cầu Bắc. Do đó thiên nhiên nước ta mang đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nhiệt đới gió mùa, với nền nhiệt ẩm cao, chan hòa ánh nắng. + Nước ta nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa Châu Á, khu vực gió mùa điển hình trên thế giới, nên khí hậu nước ta có hai mùa rõ rệt, mùa đông bớt lạnh và khô, mùa hạ nóng và mưa nhiều. + Nước ta giáp biển Đông là nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt và ẩm, nên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển đông. Vì thế thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tốt, không bị biến thành sa mạc hoặc bán sa mạc như một số nước cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Tây Phi. + Nước ta nằm trên vành đai sinh khoáng Châu Á – Thái Bình Dương nên có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú. Đây là cơ sở để phát triển một nền công nghiệp đa ngành. + Nằm ở nơi gặp gỡ của nhiều luồng di cư động thực vật khiến cho tài nguyên sinh vật nước ta rất phong phú. + Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên thành các miền tự nhiên khác nhau giữa miền Bắc với miền Nam, giữa đồng bằng với miền núi, ven biển và hải đảo. + Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai - Về kinh tế: (0,5) + Nước ta nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế nên có điều kiện phát triển các loại hình giao thông, thuận lợi trong việc phát triển quan hệ ngoại thương với các nước trong và. 3.
<span class='text_page_counter'>(36)</span> ngoài khu vực. Việt Nam còn là cửa ngõ mở lối ra biển của Lào, đông bắc Thái Lan, Campuchia và khu vực tây nam Trung Quốc. + Vị trí nước ta có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài. - Về văn hóa – xã hội: (0,5) Việt Nam nằm ở nơi giao thoa của các nền văn hóa khác nhau, nên có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa – xã hội và mối giao lưu lâu đời với các nước trong khu vực, tạo điều kiện chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển. - Về an ninh – quốc phòng: (0,5) + Nước ta có vị trí quân sự đặc biệt quan trọng của vùng Đông Nam Á, một khu vực kinh tế năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới + Biển Đông của nước ta có ý nghĩa chiến lược trong công cuộc xây dựng phát triển và bảo vệ tổ quốc. Câu 4: So sánh đặc điểm tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ? (3 đ) ĐÁP ÁN: (mỗi đặc điểm 0,5 đ) Tên miền Phạm vi. Địa hình. Khoáng sản. Khí hậu. Sông ngòi. Thổ nhưỡng, sinh vật. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ Ranh giới phía tây – tây nam của miền dọc theo tả ngạn sông Hồng, gồm vùng núi Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ - Hướng vòng cung của địa hình (4 cánh cung) - Đồi núi thấp. Độ cao trung bình khoảng 600m - Nhiều địa hình đá vôi - ĐB. Bắc Bộ mở rộng. Bờ biển phẳng, nhiều vịnh, đảo, quần đảo Giàu khoáng sản: than, sắt, thiếc, vonfram, vật liệu xây dựng,… - Mùa hạ nóng, mưa nhiều. Mùa đông lạnh, ít mưa - Khí hậu thời tiết có nhiều biến động.. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ Từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã - Địa hình núi trung bình và cao chiếm ưu thế, dốc mạnh - Hướng TB – ĐN, nhiều bề mặt sơn nguyên, cao nguyên, đồng bằng giữa núi - Đồng bằng thu nhỏ, chuyển tiếp từ đồng bằng châu thổ sang đồng bằng ven biển - Nhiều cồn cát, bãi tắm đẹp Khoáng sản có: thiếc, sắt, crôm, titan, apatit,…. - Gió mùa ĐB suy yếu và biến tính. Số tháng lạnh dưới 2 tháng (ở vùng thấp) - BTB có gió phơn Tây Nam, bão mạnh, mùa mưa chậm hơn, vào tháng 8 đến tháng 12, tháng 1. Lũ tiểu mãn tháng 6. Mạng lưới sông ngòi dày đặc. Hướng Sông ngòi hướng TB –ĐN (ở BTB hướng T – TB – ĐN và hướng vòng cung Đ) sông có độ dốc lớn, nhiều tiềm năng thủy điện. - Đai cận nhiệt đới hạ thấp Có đủ hệ thống đai cao: đai nhiệt đới gió mùa, - Trong thành phần rừng có các loài cây đai cận nhiệt đới gió mùa trên đất muàn thô, cận nhiệt (dẻ,re) và động vật Hoa Nam đai ôn đới > 2600m. Nhiều thành phần loài cây của cả 3 luồng di cư.. Câu 5: Trình bày đặc điểm nguồn lao động và sự chuyển dịch cơ cấu lao động ở nước ta? ĐÁP ÁN: * Đặc điểm nguồn lao động: (0,75) - Nguồn lao động nước ta rất dồi dào năm 2005 dân số hoạt động kinh tế của nước ta là 42,53 triệu người, chiếm 51,2% tổng số dân. Nguồn lao nước ta tăng nhanh, mỗi năm tăng trên 1 triệu lao động. - Người lao động nước ta cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất, có khả năng tiếp thu nhanh khoa học kĩ thuật và công nghệ.. 3.
<span class='text_page_counter'>(37)</span> - Chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng lên, tuy nhiên nguồn lao động có trình độ cao ở nước ta vẫn còn ít, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kĩ thuật lành nghề. * Sự chuyển dịch cơ cấu lao động: - Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế (0,75) + Phần lớn lao động nước ta tập trung ở khu vực nông – lâm ngư nghiệp và đang có xu hướng giảm ( năm 2000 – 65,1%; 2005 – 57,3%) + Tỉ trọng lao động khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ còn chiếm tỉ lệ thấp và đang có xu hướng tăng ( năm 2000 – 13,1% ; 2005 – 18,2%) + Cơ cấu lao động có sự chuyển biến theo chiều hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhưng sự chuyển biến còn chậm. - Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế: (0,5) + Đại bộ phận lao động làm việc trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh (88,9% - 2005) và đang có chiều hướng tăng. Lao động trong khu vực quốc doanh chỉ chiếm 9,5 % (2005) và có xu hướng giảm. Lao động có vốn đầu tư nước ngoài xu hướng ngày càng tăng ( 0,6% - 2000; 1,6% 2005) + Sự chuyển biến trên là phù hợp với sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường của nước ta trong giai đoạn hiện nay. - Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn: (0,5) + Phần lớn lao động tập trung ở khu vực nông thôn và có xu hướng ngày càng giảm ( 79,9% 1996; 75% - 2005) + Tỉ lệ lao động trong khu vực thành thị thấp và có xu hướng ngày càng tăng ( 20,1% - 1996; 25% - 2005) Nhìn chung, năng suất lao động xã hội ngày càng tăng nhưng vẫn còn thấp so với thế giới. Phần lớn lao động có thu nhập thấp, phân công lao động xã hội còn chậm chuyển biến, chưa sử dụng hết thời gian lao động. (0,5) Caâu 6: 3 ñieåm. Cho baûng soá lieäu sau ñaây: Tổng giá trị xuất nhập khẩu và cán cân xuất nhập khẩu của nước ta, giai đoạn 1988 – 2005 (Ñôn vò: trieäu ruùp – ñoâ la) Naêm Toång giaù trò xuaát nhaäp khaåu Caùn caân xuaát nhaäp khaåu 1988 3795,1 – 1718,3 1990 5156,4 – 348,4 1992 5121,4 + 40,0 1995 13 604,3 – 2706,5 1999 23 162,0 – 82,0 2002 35 830,0 – 2770,0 2005 69 114,0 – 4648 1. Tính giá trị xuất nhập khẩu và nhập khẩu của nước ta qua các năm. 2. Vẽ biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất - nhập khẩu ở nước ta trong giai đoạn trên. 3. Nhận xét và giải thích tình hình ngoại thương ở nước ta trong giai đoạn đó. Đáp án 1. Tính giá trị xuất nhập khẩu và nhập khẩu theo công thức Giaù trò xuaát nhaäp khaåu = toång giaù trò xuaát nhaäp khaåu - caùn caân xuaát nhaäp khaåu 2 Giaù trò xuaát nhaäp khaåu = toång giaù trò xuaát nhaäp khaåu – giaù trò nhaäp khaåu.. 3.
<span class='text_page_counter'>(38)</span> 2. Vẽ biểu đồ: Naêm 1988 1990 1992 1995 1999 2002 2005 (0,25 ñieåm). Xuaát khaåu 1 038,4 2 404,0 2 580,7 5 448,9 11 540,.0 16 530,0 32 223,0. Nhaäp khaåu 2 756,7 2 752,4 2 540,7 8 155,4 11 622,0 19 300,0 36 881,0. a. Xử lý số liệu: Cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1988 – 2005 (%). Naêm Xuaát khaåu Nhaäp khaåu 1988 27,4 72,6 1990 46,6 53,4 1992 50,4 49,6 1995 40,1 59,9 1999 49,8 50,2 2002 46,1 53,9 2005 46,6 53,4 (0,25 ñieåm) b. Vẽ biểu đồ miền: (0,75 điểm) Vẽ các loại biểu đồ khác không cho điểm. 3. Nhaän xeùt: _ Tổng giá trị xuất nhập khẩu của nước ta không ngừng tăng trong giai đoạn 1988 – 2005. Trong đó xuất khẩu tăng nhanh hơn nhập khẩu. (0,25 điểm). _ Cán cân xuất nhập khẩu có sự chuyển biến: + Từ 1988 – 1992: các cân xuất nhập khẩu tiến tới cân đối. 1992 nước ta xuất siêu. (0,25 ñieåm). + Sau 1992 đến nay tiếp tục nhận siêu do nhập nhiều tư liệu sản xuất. _ Cơ cấu xuất nhập khẩu cũng có sự thay đổi: tỷ trọng xuất khẩu tăng và tỷ trọng nhập khẩu giaûm. (0,25 ñieåm). Giải thích: + Đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu, đẩy mạnh những mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn như gạo, cà phê, thuỷ sản, dầu thô, dệt, may, giày dép, điện tử. (0,25 điểm). + Đa phương hoá thị trường xuất nhập khẩu. (0,25 ñieåm). + Đổi mới cơ chế quản lý hoạt động ngoại thương. _ Tồn tại: mất cân đối giữa xuất khẩu và nhập khẩu, nhập siêu là chủ yếu. Giải thích: + Hàng xuất khẩu là nông sản sơ chế, khoáng sản thô. + Haøng nhaäp khaåu laø maùy moùc, thieát bò, vaät tö … (0,25 ñieåm). Caâu 7: 3 ñieåm. Hãy so sánh vấn đề sản xuất cây công nghiệp lâu năm giữa 2 vùng Trung du miền núi Baéc boä vaø Taây nguyeân.. 3.
<span class='text_page_counter'>(39)</span> Đáp án: 1. Gioáng nhau: - Là 2 vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của cả nước, đạt hiệu quả kinh tế cao, nhất là caây coâng nghieäp laâu naêm. (0,25 ñieåm). - Điều kiện tự nhiên: đất, nước, khí hậu thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp. (0,25 ñieåm). - Daân cö coù kinh nghieäm trong vieäc troàng vaø cheá bieán saûn phaåm caây coâng nghieäp. (0,25 ñieåm). - Được sự quan tâm của nhà nước về chính sách đầu tư. (0,25 điểm). 2. Khaùc nhau: - Tây nguyên là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ 2 cả nước. Các cây trồng chính: caø pheâ, cheø, cao su…(0,25 ñieåm). - Trung du miền núi Bắc bộ: là vùng chuyên canh lớn thứ 3 cả nước. Các cây trồng chính: cheø, sôn, hoàn…(0,25 ñieåm). * Ñieàu kieän phaùt trieån: - Trung du mieàn nuùi Baéc boä: + Ñòa hình: mieàn nuùi bò chia caét. + Khí hậu: có 1 mùa đông lạnh cộng với độ cao địa hình nên có điều kiện phát triển cây caän nhieät. + Đất đai: đất feralit trên đá phiến, đá gơ nai và các loại đá mẹ khác. + Kinh teá – xaõ hoäi: daân cö thöa, laø ñòa baøn cö truù cuûa nhieàu daân toäc anh em coù kinh nghieäm, tập quán trồng cây công nghiệp. Cơ sở chế biến còn hạn chế. (4 ý đủ: 0,75 đ. Thiếu 1 ý trừ 0,25đ) - Taây nguyeân: + Địa hình: cao nguyên xếp tầng, với những mặt bằng tương đối bằng phẳng. + Khí hậu: cận xích đạo với mùa khô sâu sắc. + Đất đỏ badan màu mỡ, tầng phong hoá sau, phân bố tập trung. + kinh tế – xã hội: là vùng nhập cư lớn nhất nước ta. Cơ sở hạ tầng tương đối phát triển. (4 ý đủ: 0,75 đ. Thiếu 1 ý trừ 0,25đ). -------------Hết-----------. 3.
<span class='text_page_counter'>(40)</span> SỞ GD & ĐT HÀ TĨNH. ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 năm học 2008-2009 Môn: Địa Lý Thời gian : 180 phút ( không kể thời gian giao đề ). Câu 1: ( 5 điểm) Vẽ đường biểu diễn chuyển động biểu kiến của mặt trời trong năm, hãy xác định khu vực nào trên trái đất có hiện tượng mặt trời lên thiên đỉnh mỗi năm 2 lần, nơi nào chỉ có một lần? Khu vực nào không có hiện tượng mặt trời lên thiên đỉnh. Câu 2: ( 5 điểm) Nêu ý nghĩa của vị trí địa lý Việt Nam ? Câu 3: (4 điểm) Dựa vào Át-lát Địa lí Việt Nam (Nhà xuất bản Giáo dục) và các kiến thức đã học, hãy mô tả địa hình vùng núi Đông Bắc miền Bắc nước ta (vị trí, độ cao, hướng…). Câu 4 : (6 điểm) Cho bảng số liệu dưới đây : TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (GDP) THEO GIÁ THỰC TẾ PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA NƯỚC TA (Đơn vị :tỉ đồng) Năm Nông ,Lâm Công nghiệp và Dịch vụ và thủy sản xây dựng 1995 1996 2000 2002. 62 219 75 514 108 356 123 383. 65 820 80 876 162 220 206 197. 100 853 115 646 171 070 206 182. Nguồn: Niên gián thống kê CHXHCN Việt Nam, NXB Thống kê, 2004, trang 49 a. Nêu các dạng biểu đồ có thể vẽ được để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP theo số liệu đã cho. b. Lựa chọn v à vẽ một dạng biểu đồ thích hợp nhất. Giải thích tại sao có sự lựa chọn này. *** Hết ***. 4.
<span class='text_page_counter'>(41)</span> SỞ GD & ĐT HÀ TĨNH. ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TĨNH năm học 2008-2009 Môn Địa Lý. Câu 1: (5 điểm) - Vẽ đẹp chính xác (2 điểm) - Ở tại chí tuyến Bắc mặt trời lên thiên đỉnh 1 năm một lần vào ngày 22/6 ( hạ chí), ở chí tuyến Nam mặt trời lên thiên đỉnh một năm một lần vào ngày 22/12 (đông chí) (1 điểm) - Từ khu vực chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam mặt trời lên thiên đỉnh một năm 2 lần ? Ở xích đạo vào ngày 21/3 và 23/9 đó là ngày xuân phân và thu phân ( 1 điểm) - khu vực ngoài chí tuyến không có mặt trời lên thiên đỉnh (1 điểm) Câu 2: (5 điểm) *Ý nghĩa tự nhiên (2 điểm) -Vị trí địa lý đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. (0,5 điểm) -Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương; liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương; trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật nên có nhiều tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng quý giá. (0,5 điểm) -Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên thành các vùng tự nhiên khác nhau giữa miền Bắc với miền Nam, giữa miền núi và đồng bằng, ven biển, hải đảo. (0,5 điểm) -Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai; bão, lũ lụt, hạn hán thường xảy ra hằng năm nên cần có biện pháp phòng chống tích cực và chủ động. (0,5 điểm) * Ý nghĩa về kinh tế. (2 điểm) -Việt Nam nằm trên các tuyến giao thông quan trọng.... -Thuận lợi cho việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lảnh thổ, mở của hội nhập.... * Ý nghĩa về văn hóa – xã hội. (0,5 điểm) Tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước, đặc biệt với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á. * Ý nghĩa về an ninh quốc phòng. (0,5 điểm) Trong khu vực kinh tế rất năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới. Đặc biệt Biển Đông đối với nước ta là một hướng chiến lược có ý nghĩa sống còn trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước. Câu 3: (4 điểm) * Địa hình núi chia thành 4 vùng là : Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trường Sơn và Nam Trường Sơn. - Vùng núi Đông Bắc nằm ở tả ngạn sông Hồng với 4 cánh cung lớn, chụm đầu ở Tam Đảo, mở ra về phía bắc và đông. Đó là các cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích. Theo. 4.
<span class='text_page_counter'>(42)</span> hướng các dãy núi là hướng vòng cung của các dòng sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam thuộc hệ thống sông Thái Bình. (2 điểm) - Địa hình Đông Bắc cũng theo hướng nghiêng chung tây bắc – đông nam. Những đỉnh cao trên 2.00 m nằm trên vùng thượng nguồn sông Chảy. Giáp biên giới Việt - Trung là các khối núi đá vôi đồ sộ ở Hà Giang, Cao Bằng. Trung tâm là vùng đồi núi thấp 500 – 600 m. (2 điểm) C âu3 : (6 điểm) a) Các dạng biểu đồ có thể vẽ được : ( 1điểm) - dạng miền, hình tròn, hình chồng khi đã chuyễn số liệu % b) Lưa chọn và vẽ biểu đồ hình miền ( 5 điểm) - Biể đồ hình miền thích hợp nhất để thể hiện đ ược yêu cầu của đề bài và phù hợp với đặc điểm của bảng số liệu ( thể hiện được cơ cấu, 4 năm) (1điểm) - Xử lý số liệu % ( 1điểm) Năm nông, lâm, thuỷ Công nghi ệp, Dịch vụ sản xây dựng 1995 27,2 28,8 44,0 1996 27,8 29,7 42,5 2000 24,5 36,7 38,8 2002 23,0 38,5 38,5 - Vẽ chính xác, đúng khoảng cách năm, có tên biểu đồ... ( 3 điểm) *** Hết ***. 4.
<span class='text_page_counter'>(43)</span> SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO T.T.HUẾ TRƯỜNG THPT TAM GIANG. KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 Năm học 2008 - 2009 MÔN: ĐỊA LÝ Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề ). Câu 1. (4,0 điểm) a, Trình bày sự chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời? Hệ quả của sự chuyển động này? b, Tại sao ở Việt Nam vào mùa đông (ví dụ tháng giêng), lúc giữa trưa Mặt Trời không bao giờ đứng bóng mà nằm chếch về phía Nam. Chỉ có mùa hạ mới có Mặt Trời đứng bóng 2 lần? Câu 2. (4,0 điểm) Ngành giao thông vận tải có vai trò quan trọng gì trong nền kinh tế - xã hội? Với điều kiện tự nhiên của Việt Nam có thuận lợi và khó khăn gì đến sự phát triển ngành giao thông vận tải? Trong các tuyến giao thông vận tải nước ta, theo em tuyến nào quan trọng nhất? Vì sao? Câu 3. (4,0 điểm) a, Tình bày đặc điểm của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của Việt Nam? b, Phân tích ý nghĩa của vị trí địa lí Việt Nam về tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội và quốc phòng? Câu 4. (4,0 điểm) Dựa vào sự hiểu biết và kiến thức đã học, em hãy chứng minh nước ta có tiềm năng to lớn về tài nguyên biển, thuận lợi phát triển các ngành kinh tế: công nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải và du lịch. Câu 5. (4,0 điểm) Cho bảng số liệu dưới đây: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá trị thực tế phân theo khu vực kinh tế của nước ta (Đơn vị: tỉ đồng) Năm Nông, lâm nghiệp và Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ thủy sản 1990 16 252 9 513 16 190 1995 62 219 65 820 100 853 1996 75 514 80 876 115 646 1997 80 826 100 595 132 202 2000 108 356 162 220 171 070 2002 123 383 206 197 206 182 a, Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP theo số liệu đã cho. b, Từ biểu đồ đã vẽ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta. -Hết-. 4.
<span class='text_page_counter'>(44)</span> ĐÁP ÁN: Câu 1. (4,0 điểm) a, Chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời: - Đặc điểm: + Quỹ đạo chuyển động là một đường elíp gần tròn, hướng chuyển động từ Tây sang Đông với vận tốc rất lớn, khoảng 108000 km/h. (0,5đ) + Trong khi chuyển động, trục Trái Đất luôn hướng về một phía và nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo 66033’. (0,25đ) + Thời gian Trái Đất chuyển động đúng 1 vòng quanh quỹ đạo là 365 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây. (0,25đ) - Hệ quả của sự chuyển động Trái Đất xung quanh Mặt Trời: + Sự chuyển động biểu kiến của Mặt Trời giữa 2 chí tuyến Bắc và Nam. (0,25đ) + Sự thay đổi các thời kì nóng lạnh trong năm (hiện tượng mùa) và hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau. (0,25đ) + Hình thành các đới nhiệt trên Trái Đất. (0,25đ) + Tạo ra lực Côriôlít. (0,25đ) b, Sở dĩ Việt Nam vào mùa đông (ví dụ tháng giêng), lúc giữa trưa Mặt Trời không bao giờ đứng bóng mà nằm chếch về phía Nam. Chỉ có mùa hạ mới có Mặt Trời đứng bóng 2 lần vì: - Khi Mặt Trời đứng bóng là lúc các tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc với mặt đất vào lúc giữa trưa. Hiện tượng này chỉ xẩy ra ở vùng nội chí tuyến. (0,5đ) - Nước ta nằm giữa xích đạo và chí tuyến Bắc, vì vậy ở bất kì nơi nào ở nước ta trong một năm cũng thấy Mặt Trời đứng bóng 2 lần vào mùa hạ từ ngày 23, 24 tháng 4 đến ngày 20, 21 tháng 8. (0,5đ) - Đây là thời gian Mặt Trời di động từ Cà Mau lên chí tuyến Bắc. (0,25đ) - Từ ngày 20, 21 tháng 8 đến ngày 23, 24 tháng 4 là thời kì Mặt Trời di động biểu kiến từ Cà Mau xuống chí tuyến Nam. (0,5đ) - Do đó vào thời kì này ta thấy Mặt Trời chỉ chếch về hướng Nam lúc giữa trưa. Mặt Trời càng di động biểu kiến xuống gần chí tuyến Nam thì độ chếch đó càng lớn. (0,25đ) Câu 2. (4,0 điểm) * Vai trò của ngành giao thông vận tải (GTVT): - GTVT là ngành sản xuất vật chất độc đáo, tuy không tạo ra sản phẩm mới nhưng vận chuyển sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp làm tăng giá trị sản phẩm. (0,25đ) - Phục vụ cung cấp nguyên liệu cho sản xuất và phân phối sản phẩm đến nơi tiêu thụ. (0,25đ) - Trao đổi và thúc đẩy nền kinh tế - xã hội giữa các vùng trong nước phát triển, nhất là với các vùng sâu, vùng xa. (0,25đ) - Mở rộng quan hệ kinh tế, chính trị với các nước trên thế giới. (0,25đ) - Bảo đảm tật tự an toàn xã hội, củng cố quốc phòng. (0,25đ) - Phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân. (0,25đ) * Điều kiện tự nhiên Việt Nam phát triển ngành GTVT: - Thuận lợi: + Vị trí Đông Nam Á, phía Đông giáp biển Đông rộng lớn thuận lợi phát triển giao thông đường biển, quan quan hệ với nhiều nước trên thế giới. (0,25đ) + Lãnh thổ kéo dài theo hướng Bắc – Nam thuận lợi phát triển GTVT đường ô tô, đường sắt. (0,25đ) + Mạng lưới sông ngòi dày đặc nên phát triển giao thông đường sông. (0,25đ) + Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên sông ngòi, biển quanh năm không bị đóng băng nên hoạt động giao thông đường thuỷ rất thuận lợi. (0,25đ) - Khó khăn: + Nhiều đồi núi nên nước ta phải xây dựng nhiều đường đèo, đường hầm. + Nhiều sông ngòi nên phải xây dựng nhiều cầu cống. (0,25đ). 4.
<span class='text_page_counter'>(45)</span> + Thiên tai như bão, lũ lụt gây khó khăn cho ngành giao thông vận tải. (0,25đ) * Trong các tuyến giao thông của nước ta tuyến quan trọng nhất là: - Tuyến Bắc – Nam với sự kết hợp các loại đường: đường sắt Thống Nhất, đường quốc lộ IA và tuyến đường biển Hải Phòng - TP. Hồ Chí Minh, vì: (0,25đ) + Là tuyến chạỵ suốt chiều dài đất nước ta, đi qua các vùng kinh tế lớn (trừ vùng Tây Nguyên), các thành phố và các trung tâm công nghiệp. (0,25đ) + Đảm bảo khối lượng vận chuyển hành khách lớn nhất. Đây cũng là tuyến giao thông huyết mạch, có ý nghĩa quan trọng nhất đối với sự phát triển kinh tế liên vùng. (0,25đ) - Luồng vận chuyển Bắc – Nam là nguyên liệu khoáng sản, vật tư công nghiệp và lao động. Luồng vận chuyển Nam - Bắc là lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng. (0,25đ) Câu 3. (4,0 điểm) a, Đặc điểm của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của Việt Nam: * Đặc điểm của vị trí địa lí: (1đ) - Việt Nam nằm ở rìa đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á. - Hệ toạ độ địa lí: + Phần đất liền: điểm cực Bắc ở vĩ độ 230 23’ B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang; điểm cực Nam ở vĩ độ 80 34’ B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiền, tỉnh Cà Mau; điểm cực Tây ở kinh độ 1020 09’ Đ tại x ã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên; điểm cực Đông ở kinh độ 1090 24’ Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà. + Trên vùng biển: kéo dài tới khoảng vĩ độ 60 50’ B và từ khoảng kinh độ 1010 Đ đến trên 1170 20’ Đ tại Biển Đông. - Như vậy, Việt Nam vừa gắn liền với lục địa Á - Âu, vừa tiếp giáp với Biển Đông và thông ra Thái Bình Dương rộng lớn. Kinh tuyến 1050 Đ chạy qua nước ta nên đại bộ phận lãnh thổ nằm trong khu vực múi giờ thứ 7. * Phạm vi lãnh thổ: (1,5đ) - Vùng đất: + Diện tích đất liền và các hải đảo 331 212 km2 (2006). + Biên giới: • Phía Bắc giáp Trung Quốc với đường biên giới dài hơn 1400 km. • Phía Tây giáp Lào dài gần 2100 km, Campuchia dài hơn 1100 km. • Phía Đông và Nam giáp biển dài 3260 km. + Nước ta có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là các đảo ven bờ. Trong đó có hai quần đảo ở ngoài khơi xa trên Biển Đông là Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) và Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hoà). - Vùng biển: + Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển các nước: Trung Quốc, Campuchia, Philíppin, Malaixia, Brunây, Inđônêxia, Xingapo, Thái Lan. + Diện tích vùng biển khoảng 1 triệu km2 bao gồm: vùng nội thuỷ, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa.(nêu đặc điểm của từng vùng). - Vùng Trời: + Là khoảng không gian bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta. + Trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới. + Trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo. b, Ý nghĩa của vị trí địa lí Việt Nam về tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội và quốc phòng: - Ý nghĩa tự nhiên: (0,5đ) + Thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. + Đa dạng về động, thực vật và nông sản. + Nằm trên vành đai sinh khoáng nên có nhiều tài nguyên khoáng sản. + Có sự phân hoá đa dạng về tự nhiên, phân hoá Bắc – Nam, Đông – Tây, Thấp – Cao. + Khó khăn: Thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán. - Ý nghĩa về kinh tế: (0,5đ). 4.
<span class='text_page_counter'>(46)</span> + Có nhiều thuận lợi để phát triển cả về giao thông đường bộ, đường biển, đường hàng không tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới. + Vùng biển rộng lớn, giàu có thuận lợi phát triển các ngành kinh tế (khai thác, nuôi trồng, đánh bắt hải sản, giao thông biển, du lịch ...). - Ý nghĩa về văn hoá – xã hội: vị trí liền kề cùng với nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hoá – xã hội và mối giao lưu lâu đời đã tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á. (0,25đ) - Ý nghĩa về chính trị quốc phòng: Nước ta nằm trong khu vực kinh tế rất năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới. Đặc biệt, Biển Đông đối với nước ta là một hướng chiến lược quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước. (0,25đ) Câu 4. (4,0 điểm) Chứng minh nước ta có tiềm năng to lớn về tài nguyên biển, thuận lợi phát triển các ngành kinh tế: công nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải và du lịch: * Khái quát: Nước ta có đường bờ biển dài 3260 km, chạy dài từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang). Diện tích vùng biển rộng hơn 1 triệu km2 , trong biển có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ…là tiềm năng to lớn để phát triển các ngành kinh tế. (0,5đ). * Công nghiệp: - Thềm lục địa nước ta có trữ dầu mỏ, khí đốt. Tập trung chủ yếu ở vùng trũng Cửu Long, Thổ Chu – Mã Lai, Nam Côn Sơn…Nhiều mỏ đã và đang dược thăm dò, khai thác như: Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, Đại Hùng, mỏ khí Tiền Hải…thuận lợi cho phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí. (0,75đ). - Với độ mặn nước biển khoảng 30%o biển là kho tài nguyên muối vô tận. Dọc bờ biển có nhiều vùng thuận lợi để sản xuất muối như Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Bình Thuận…, đặc biệt là vùng Nam Trung Bộ. (0,25đ). - Biển có nhiều sa khoáng: Ti tan, cát trắng…, đá vôi thiận lợi phát triển công nghiệp thuỷ tinh, pha lê, xây dựng. (0,25đ). * Ngư nghiệp: - Vùng biển nước ta có nguồn lợi thuỷ sản phong phú, trữ lượng khoảng 4 triệu tấn, cho phép hàng năm khai thác 1,9 triệu tấn. Biển có nhiều ngư trường đánh bắt thuỷ, hải sản, trong đó có 4 ngư trường lớn: Hải Phòng - Quảng Ninh, Trường Sa - Hoàng Sa, Ninh Thuận - Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, Minh Hải – Kiên Giang. (0,5đ). - Ven bờ biển có nhiều vũng vịnh, đầm phá, bãi triều, rừng ngập mặn để phát triển nuôi trồng thuỷ sản, như đầm phá Tam Giang, rừng ngập mặn Cần Giờ…(0,5đ). - Biển nước ta có nhiều đặc sản quý hiếm như: bào ngư, trai ngọc, sò huyết…(0,5đ). * Du lịch: - Dọc bờ biển nước ta có nhiều bãi tắm đẹp: Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò, Nha Trang, Vũng Tàu… Khí hậu nhiệt đới nắng quanh năm, không khí trong lành, thuận lợi cho các hoạt động văn hoá, thể thao, an dưỡng, du lịch. (0,5đ). - Vùng biển nước ta có nhiều cảnh quan đẹp như: Vịnh Hạ Long, Vân Phong, Cửa Hội An, Đảo Phú Quốc, Côn Đảo…thuận lợi cho phát triển du lịch biển đảo. (0,25đ). - Ven biển, nhất là vùng biển Nam Bộ có nhiều rừng ngập mặn, trong rừng có nhiều động vật quý hiếm, có nhiều sân chim nổi tiếng…thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái. (0,25đ). * Giao thông vận tải: - Biển nước ta là một biển tương đối kín, một bộ phận của Biển Đông, nằm gần tuyến hàng hải quốc tế từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương thuận lợi phát triển các tuyến giao thông trên biển nối nước ta với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới. (0,5đ). - Bờ biển dài, có nhiều vũng vịnh rộng, sâu; có nhiều cửa sông lớn thuận lợi xây dựng các hải cảng như: Cái Lân, Hải Phòng, Nghi Sơn, Cửa Lò, Đà Nẵng, Cam Ranh, Sài Gòn. Hầu hết các tỉnh ven biển đều có cảng. (0,5đ). Câu 5. (4,0 điểm). 4.
<span class='text_page_counter'>(47)</span> a, Vẽ biểu đồ:. 4.
<span class='text_page_counter'>(48)</span> - Xử lí số liệu: (1đ) Năm. Tổng cộng. 1990 1995 1996 1997 2000 2002. 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0. Nông, lâm, thuỷ sản 38,7 27,2 27,8 25,8 24,5 23,0. (Đơn vị: %) Chia ra Công nghiệp và xây dựng 22,7 28,8 29,7 32,1 36,7 38,5. Dịch vụ 38,6 44,0 42,5 42,1 38,8 38,5. - Vẽ biểu đồ miền, yêu cầu: (1,5đ) + Vẽ chính xác khoảng cách năm, chia và ghi đầy đủ % ở trục đứng và năm ở trục ngang, vẽ đẹp. + Có bản chú giải và tên biểu đồ. b, Nhận xét và giải thích: - Nhận xét: (1đ) Từ 1990 – 2002: Tổng sản phẩm trong nước tăng rất nhanh (12 lần). + Về cơ cấu: • Nông – lâm – ngư ngiệp giảm gần như liên tục và giảm nhanh, giảm 15,7%. • Công nghiệp và xây dựng tăng liên tục, tăng khá nhanh, tăng 15,8%. • Dịch vụ tuy có thay đổi (tăng lúc đầu, sau giảm dần) nhưng không đáng kể (giảm 0,1%). + Về chuyển dịch: Cơ cấu ngành kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá: Tăng tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp và xây dựng) và khu vực III (dịch vụ), giảm tỉ trọng của khu vực I (Nông – lâm – ngư nghiệp), cụ thể như sau: • Khu vực I: từ 38,7% năm 1990 chỉ còn 23% năm 2002. • Khu vực II: từ 22,7% năm 1990 tăng lên 38,5% năm 2002. • Khu vực III: luôn chiếm tỉ trọng cao và ổn định từ 38% đến 42% trong cơ cấu GDP. - Giải thích: (0,5đ) + Sự chuyển dịch cơ cấu GDP của nền kinh tế nước ta theo xu hướng chung của toàn thế giới. (0,25đ) + Đáp ứng được yêu cầu đổi mới đất nước, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. (0,25đ). 4.
<span class='text_page_counter'>(49)</span> SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THỪA THIÊN - HUẾ. ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2008- 2009. BAN KHÔNG CHUYÊN - MÔN : ĐỊA LÝ. Thời gian : 180 phút .. Câu 1 : ( 5 điểm ) a.Vẽ hình thể hiện : - Các mùa theo dương lịch ở bán cầu Bắc . - Xác định điểm cận nhật , viễn nhật . Khoảng cách 2 điểm đến mặt trời , vận tốc chuyển động ? b. Giải thích vì sao có sự khác nhau về thời gian mùa nóng và mùa lạnh ở 2 bán cầu. Câu 2 : ( 4 điểm ) Tính thời gian mặt trời lên thiên đỉnh và góc nhập xạ vào những ngày xuân phân , hạ chí, thu phân , đông chí ở các địa phương : Hà Nội : 21o 01’ Tp Hồ Chí Minh : 10o 40’ Câu 3 : ( 2 điểm ) Tại sao tàu thuyền đánh cá ở nước ta nên ra khơi lúc 2 – 4 giờ sáng và quay về bến khoảng 14 -16 giờ chiều là thuận lợi nhất ? Câu 4: ( 4 điểm ) Chứng minh rằng : “ Sông ngòi là hàm số của khí hậu “ , biểu hiện qua đặc điểm sông ngòi nước ta như thế nào ? Câu 5 : ( 5 điểm ) Dựa vào atlas địa lý VN và các kiến thức đã học hãy làm rõ tính chất gió mùa ở nước ta: - Nguyên nhân nguồn gốc của gió mùa. - Thời gian hoạt động . - Phạm vi hoạt động . - Hướng gió . - Đặc trưng thời tiết từng vùng.. 4.
<span class='text_page_counter'>(50)</span> ĐÁP ÁN Câu 1 : ( 5 điểm ). a.Vẽ hình : - Các mùa 2đ - Thể hiện điểm cận nhật – 3/1 , khoảng cách 147 tr km, vận tốc 30,3 km/s điểm viễn nhật – 5/7, khoảng cách 152 tr km , vận tốc 29,3 km/s trên hình vẽ 1đ b. Giải thích :2đ - Do trục trái đất nghiêng 66o 33’ khi chuyển động quanh mặt trời sinh ra 2 mùa nóng lạnh ở mỗi bán cầu - Từ 21/3 đến 23/9 bán cầu Bắc nghiêng về phía mặt trời (mùa nóng ở bán cầu Bắc , mùa lạnh ở bán cầu Nam ) và chuyển động xa mặt trời hơn ,sức hút mặt trời yếu hơn ,vận tốc giảm , trái đất chuyển động 186 ngày đêm. - Từ 23/9 đến 21/3 năm sau bán cầu Nam nghiêng về phía mặt trời (mùa nóng ở bán cầu Nam, mùa lạnh ở bán cầu Bắc ) và chuyển động gần mặt trời hơn , sức hút mặt trời mạnh hơn, vận tốc tăng ,trái đất chỉ chuyển động 179 ngày đêm. Câu 2 : ( 4 điểm ) -Thòi gian mặt trời lên thiên đỉnh ( sai số 1 ngày )-2đ + Hà Nội : 13/6 và 2/7. 5.
<span class='text_page_counter'>(51)</span> + TP Hồ Chí Minh : 3/5 và 12/8 - Góc nhập xạ :- 2đ Vĩ độ Hà Nội TP Hồ Chí Minh. 21/3 68o59’ 79o20’. 22/6 87o34’ 77o13’. 23/9 68o59’ 79o20’. 22/12 45o32’ 55o53’. Câu 3 : ( 2 điểm ) - Đất nhận nhiệt nhanh ,toả nhiệt nhanh. Nước nhận nhiệt chậm , toả nhiệt chậm + Ban ngày mặt đất hấp thu nhiệt từ mặt trời nhanh hơn nước biển , hình thành áp thấp tạm thời , biển nhận nhiệt chậm hơn - mát hơn ,khí áp cao hơn . Gío thổi từ biển vào, gọi là gió biển . + Ban đêmmặt đất toả nhiệt nhanh , hình thành áp cao tạm thời , biển ấm hơn – khí áp thấp hơn . Gío từ đất liền thổi ra biển , gọi là gió đất . Vì vậy tàu thuyền đánh cá ra khơi vào lúc 2 – 4giờ sáng và quay về bến hôm sau lúc 14 – 16 giờ chiều là thuận lợi nhất . Câu 4: ( 4 điểm ) Các nhân tố tác động trực tiếp đến sông ngòi là :chế độ mưa , băng tuyết , nước ngầm đều liên quan đến khí hậu , ngoài ra còn có nhân tố hỗ trợ : địa thế , thực vật , hồ đầm... a. Mạng lưới sông ngòi dày đặc : Nước ta lượng mưa lớn ,kết hợp địa thế , đất , thực vật...nên mạng lưới sông ngòi dày đặc Cả nước có 2360 con sông - dọc bờ biển khoảng 20 km có 1 cửa sông b. Sông ngòi nhiều nước – giàu phù sa : Lượng mưa lớn nên sông ngòi nước ta có lượng nước lớn , tổng lượng nước 840 tỷ m2/ Năm Tổng lượng phù sa lớn ,mỗi năm khoảng 200 tr tấn c. Chế độ nước phân hoá theo mùa : - Mùa mưa nhiều nước sông dâng cao , mưa tập trung lượng lớn dẫn đến lũ lụt. - Mùa khô mưa ít nước sông hạ thấp, đôi lúc khô cạn . * Qua đó chúng ta thấy rõ “ Sông ngòi là hàm số của khí hậu “ .. Câu 5 : ( 5 điểm ) - Nguyên nhân chung :sự chênh lệch nhiệt độ , áp suất giữa 2 bán cầu , giữa lục địa - đại dương . Ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của tín phong , frông ,dãi hội tụ nhiệt đới , vị trí địa hình , hoàn lưu khí quyển....1đ - Gío mùa mùa đông :2đ Xuất phát từ cao áp xibia ,từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau , chủ yếu tác động đến miền Bắc , hướng gió vào nước ta : ĐB + Đông bắc và đb sông Hồng :tháng11,12.1lạnh khô .Tháng 2,3 lạnh ,ẩm có mưa phùn + Tây bắc giảm lạnh , khô do đi qua nhiều đồi núi vùng cao vẫn lạnh do độ cao, thờì gian ngắn hơn + Bắc trung bộ giảm lạnh , mưa nhiều do gió đông bắc qua vịnh bắc bộ và địa hình đón gió của Trường Sơn Bắc + Gío ĐB tác động yếu đến miền Nam.Mưa ở duyên hải Nam Trung bộ chủ yếu do tín phong .Tây Nguyên và Nam Bộ là mùa khô. 5.
<span class='text_page_counter'>(52)</span> - Gío mùa mùa hạ :2đ * Đầu mùa hạ từ cao áp Nam Ấn Độ Dương ,tháng5,6 ,gió thổi hướng tây nam , ảnh hưởng cả nước + Nam bộ , Tây Nguyên nóng , mưa nhiều + Duyên hải miền Trung và nam tây bắc , do hiệu ứng phơn - khô nóng * Giữa và cuối hạ ,tín phong nam bán cầu mạnh lên kết hợp FIT, tháng7,8,9.10 + Nam bộ , Tây Nguyên gió tây nam nóng ẩm mưa nhiều + Trung bộ mưa dông buổi chiều chủ yếu do gió biển hay mưa nhiều do FIT + Bắc bộ do áp thấp hút gió đông nam, nóng mưa nhiều .. SỞ D& ĐT THỪA THIÊN HUẾ 2008-2009 Trường THPT Vinh Lộc. ĐỀ THI TUYỂN HỌC SINH GIỎI TỈNH NĂM HỌC LỚP 12- MÔN: ĐỊA LÍ ( Thời gian làm bài: 180 phút). ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1:( 4điểm) Một trận bóng đá giao hữu giữa 2 đội Pháp và Braxin diễn ra lúc 19giờ 45 phút ngày 28 tháng 02 năm 2006 tại Braxin( kinh độ 45oT ). Các nước đều có truyền hình trực tiếp trận đấu này, hãy tính giờ và ngày ở các nước sau: Nước Kinh độ Việt Nam 105oĐ Anh 0o LB Nga ( Moscow) 45oĐ Hoa Kì ( Los Angeles) 120oT Achentina (Buenos Aires) 60oT Nam Phi ( Johannesburg ) 30oĐ Gambia 15oT Trung Quốc ( Bắc Kinh) 120oĐ Câu 2: ( 4 điểm) *Cho 3 địa diểm sau đây: Hà Nội: 21o02’B Huế: 16o26’B. 5.
<span class='text_page_counter'>(53)</span> Tp Hồ Chí Minh: 10o47’B a) Vào ngày tháng nào trong năm, Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Huế?( Cho biết cách tính. Được phép sai số một ngày) b) Tính góc nhập xạ của tia sáng Mặt Trời ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh khi Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Huế? c) Xác định phạm vi Mặt Trời không lặn, không mọc trong ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Huế? Câu 3: (4 điểm) * Dựa vào bảng số liệu dưới đây: Đặc điểm phân bố dân cư trên địa cầu (Đơn vị %) Khu vực Dân số Khu vực nhiệt đới 40 Khu vực ôn đới 58 Khu vực có độ cao dưới 500m so với mặt nước biển 82 Vùng ven biển và đại dương ( 16% diện tích đất nổi) 50 Châu Á, Châu Âu, Châu Phi 86,3 Châu Mĩ, Châu Úc 17,7 a) Hãy nhận xét và giải thích đặc điểm phân bố dân cư thế giới theo bảng thống kê trên b) Rút ra kết luận có tính qui luật của sự phân bố dân cư Câu 4: ( 5 điểm) Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí và lịch sử hình thành lãnh thổ đối với tự nhiên và kinh tế nước ta? Câu 5: ( 3 điểm) Hãy phân biệt một số nét khác nhau cơ bản giữa nông nghiệp cổ truyền và nông nghiệp hàng hóa? ………………………………..HẾT………………………………. Ghi chú: Thí sinh được sử dụng Atlat Địa Lí Việt Nam để làm bài ĐÁP ÁN CÂU 1 NỘI DUNG ĐIỂM Nước Kinh độ Giờ Ngày, tháng, năm o Braxin 45 T 19 giờ 45’ 28/02/2006 Việt Nam 105oĐ 5 giờ 45’ 01/03/2006 o Anh 0 22 giờ 45’ 28/02/2006 LB Nga ( Moscow) 45oĐ 1 giờ 45’ 01/03/2006 o Hoa Kì ( Los 120 T 14 giờ 45’ 28/02/2006 Angeles) Achentina (Buenos 60oT 18 giờ 45’ 28/02/2006 Aires) Nam Phi 30oĐ 0 giờ 45’ 01/03/2006 ( Johannesburg ) Gambia 15oT 21 giờ 45’ 28/02/2006 o Trung Quốc ( Bắc 120 Đ 6 giờ 45’ 01/03/2006 Kinh) - Mỗi địa điểm đúng cả ngày và giờ thì được 0,5đ - Nếu thiếu hoặc sai một trong hai yếu tố ngày tháng hoặc giờ thì không tính điểm CÂU 2. NỘI DUNG a) Tính ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Huế 16o26’B. 5. ĐIỂM.
<span class='text_page_counter'>(54)</span> Mặt Trời chuyển động biểu kiến từ xích đạo lên chí tuyến Bắc( 21/3 đến 22/6) hết 93 ngày với góc độ 23o27’(23o27’= 1407’) - Vậy trong 1 ngày Mặt Trời sẽ di chuyển biểu kiến một góc là: 1407’: 93 ngày = 908”. 0,5. -. 0,5. Số ngày Mặt Trời di chuyển biểu kiến từ xích đạo đến Huế ở vĩ độ(16o26’= 986’=59160”) là: 59160 : 908 = 65 (ngày). -. Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Huế lần thứ nhất là: Từ ngày 21/3 + 65 ngày sẽ là ngày 25/5 - Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Huế lần thứ hai là: Từ ngày22/6 + 93 ngày - 65 ngày sẽ là ngày 20/7. 0,5. 0,5. b) Tính góc nhập xạ của tia sáng Mặt Trời ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh khiMặt Trời lên thiên đỉnh ở Huế Ở Hà Nội Nằm về phía Bắc của Huế nên góc nhập xạ được tính bằng công thức: HA= 90o- φ + α (φ: vĩ độ cần tính, α: vĩ độ Mặt Trời lên thiên đỉnh) HA= 90o – 21o02’+ 16o26’ = 85o24’. 0,5. Ở Tp Hồ Chí Minh: Tp Hồ Chí Minh nằm về phía Nam của Huế góc nhập xạ được tính bằng công thức: HA= 90o+ φ- α HA= 90o + 10O47’- 16o26’ = 84o21’. 0,5. c) Phạm vi trên Trái Đất Mặt Trời không lặn, không mọc khi Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Huế Vĩ độ ở Bán Cầu Bắc tia sáng Mặt Trời đến được sau cực Bắc và trước cực Nam 90o - 16o26’= 73o34’. CÂU 3. 0,5. Phạm vi Mặt Trời không lặn là: 90oB đến 73o34’B. 0,25. Phạm vi Mặt Trời không mọc là: 90oN đến 73o34’N. 0,25. NỘI DUNG a) Nhận xét và giải thích - Dân cư thế giới khoảng 98% cư trú ở khu vực nhiệt đới và ôn đới, trong đó khu vực ôn đới đông hơn. Nguyên nhân ở đây có khí hậu ấm áp thuận lợi cho sản xuất và sinh sống - Dân cư tập trung ở vùng có địa hình thấp như đồng bằng, các cao nguyên thấp( 82% dân số ). Vùng thấp khí hậu ấm áp, dễ đi lại. Vùng cao bề mặt diện tích không lớn, hiểm trở khi đi lại - Vùng ven biển- đại dương cư trú 50% dân số. Vùng tiếp giáp 2 môi trường đất, nước có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - Châu Á, Âu, Phi cựu lục địa đông dân 86,3%. Châu Mĩ, Úc tân lục địa 13,7%. Cựu lục địa khai thác định cư lâu đời, tân lục địa. ĐIỂM. 5. 0,5 0,5 0,5 0,5.
<span class='text_page_counter'>(55)</span> CÂU 4. CÂU 5. khai thác sau b) Quy luật phân bố dân cư -Sự phân bố dân cư do 3 nhân tố chi phối + Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: Có vai trò quan trọng. Dân cư tập trung đông ở nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài nguyên phong phú và ngược lại + Tình hình phát triển kinh tế: Vùng kinh tế phát triển tạo ra sức hút dân cư. Vùng kinh tế yếu kém tạo ra lực đẩy dân cư. Yếu tố kinh tế giữ vai trò quyết định + Lịch sử khai thác lãnh thổ: những vùng định cư lâu đời thường đông dân hơn vùng mới định cư -Phần lớn các vung đông dân cư hiện nay do sự tác động đồng thời của 3 nhân tố nêu trên NỘI DUNG Thuận lợi - Khí hậu: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa + Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới với nhiều loại nông sản + Nguồn nước mặt và nguồn ngầm dồi dào, hệ thống sông ngòi dày đặc cung cấp nước cho nông nghiệp, công nghiệp, và sinh hoạt của nhân dân - Địa hình: Lịch sử kiến tạo địa chất lâu dài, phức tạp nên lãnh thổ nước ta có sự đa dạng về địa hình + Địa hình đa dạng, thiên nhiên phân hóa từ Bắc vào Nam, từ Đông sang Tây, từ thấp lên cao đã tạo nên sự phong phú về sinh vật, cảnh quan thiên nhiên là điều kiện để đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp, phát triển du lịch + Bờ biển dài với nhiều bãi tắm đẹp, nhiều vũng vịnh sâu, kín gió và các vùng rừng ngập mặn. Dãi bờ biển nước ta có nhiều thuận lợi để phát triển nhiều hoạt động kinh tế: nuôi trồng thủy sản, giao thông đường biển, du lịch biển, khai thác muối, cát biển… + Thềm lục địa rộng khoảng nửa triệu km2, có tiềm năng lớn về khoáng sản năng lượng đặc biệt là cơ sở để phát triển công nghiệp dầu khí - Khoáng sản: Vị trí nước ta nằm trên vành đai sinh khoáng châu Á – Thái Bình Dương + Trên lãnh thổ nước ta có nhiều loại khoáng sản thuộc các nhóm: khoáng sản năng lượng, kim loại, phi kim loại + Sự đa dạng về khoáng sản là lợi thế để phát triển nhiều ngành công nghiệp và thu hút đầu tư - Sinh vật: Với vị trí là cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á biển đảo, lãnh thổ Việt Nam là nơi gặp gỡ của các luồng di cư động, thực vật. Tài nguyên sinh vật nước ta đa dạng ( cả trên cạn lẫn dưới biển) Khó khăn - Tính nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho các sâu bệnh phát sinh, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất nông nghiệp nước ta - Địa hình phân hóa phức tạp gây trở ngại cho việc phát triển và phân bố giao thông(đường bộ, đường sắt…), phân bố sản xuất công nghiệp, dân cư… NỘI DUNG NN cổ truyền NN hàng hóa. 5. 0,5. 0,75 0,5 0,25 ĐIỂM 0,25 0,5 0,25 0,25 0,5. 0,5. 0,5 0,25 0,25 0,25 0,5. 0,5 0,5 ĐIỂM.
<span class='text_page_counter'>(56)</span> Quy mô, kĩ thuật Nhỏ, manh mún, canh tác phân tán. Công cụ thủ công, sử dụng sức người và súc vật. Kĩ thuật thô sơ, lạc hậu. Lớn, mức độ tập trung cao. Cơ giới hóa cao, sử dụng nhiều vật tư nông nghiệp, phân bón, thuốc trừ sâu. Kĩ thuật tiên tiến Sản phẩm Đa dạng nhưng số Sản phẩm có tính lượng ít, mang tính chuyên môn hóa cao, chất tự cung tự cấp số lượng lớn Hiệu quả sản Hiệu quả thấp trên Năng suất lao động xuất một đơn vị diện tích cao, hiệu quả cao, lợi nhuận nhiều trên một đơn vị diện tích Mục đích Tạo nhiều sản phẩm Sản xuất nhiều nông để tự cung tự cấp sản hàng hóa Gắn với công Chưa gắn với công Gắn chặt với công nghiệp chế biến nghiệp chế biến, dịch nghiệp chế biến, có sự vụ nông nghiệp hỗ trợ mạnh của dịch vụ nông nghiệp Phân bố Khắp nơi, phổ biến ở Phát triển ở những vùng sâu, vùng xa, vùng có truyền thống vùng khó khăn sản xuất hàng hóa, gần các trục đường giao thông, các thành phố lớn - Nêu đúng mỗi ý của 2 nền sản xuất nông nghiệp thì được 0,5đ - Nếu sai một trong một trong các ý trên thì trừ mỗi ý sai 0,5 điểm. SỞ GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO Thõa Thiªn- HuÕ. ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2005- 2006. MÔN : ĐỊA LÝ Thời gian làm bài: 150 phút Ghi chú: Thí sinh được sử dụng ATLAS Địa lý Việt Nam để làm bài. …………………………………………………… Câu 1 ( 4 điểm) Dựa vào kiến thức đã biết về chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời hãy: a. Tính thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh vào các ngày nào tại các vị trí sau:. Trêng THPT Tam Giang. Địa điẻm. Hà Nội Vĩ độ 210 01’B. Huế Vĩ độ 16024’B. Hồ Chí Minh Vĩ độ 10044’B. Lần 1( từ xuân phân đến hạ chí) Lần 2( từ hạ chí đến thu phân) b. Tính góc nhập xạ lúc Mặt Trời lên cao nhất vào các ngày của các vĩ độ ở bảng dưới đây: Vĩ độ 21/3. Góc nhập xạ ngày 22/6. 75030’B 6047’N 23027’N Câu 2( 3 điểm). 5. 23/9. 22/12.
<span class='text_page_counter'>(57)</span> a. Trình bày các khái niệm: Thời tiết, khí hậu, các khối không khí, các front, khí xoáy b. Nêu các nhân tố hình thành khí hậu. c. Sự phân chia các đới khí hậu trên trái đất. Câu 3( 6 điểm) Cho bảng số liệu dưới đây: Tổng sản phẩm trong nước( GDP) theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế(đơn vị: tỉ đồng) Năm 1990 1997 2002. Nông- Lâm- Ngư 16252 80826 123383. Công nghiệp- Xây dựng 9513 100595 206197. Dịch vụ 16190 132202 206182. a. Hãy xác định cơ cấu GDP qua các năm. b. Hãy vẽ biểu đồ thể hiện quy mô, cơ cấu GDP qua các năm. c. Nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo các khu vực kinh tế. Câu 4.( 7 điểm) Dựa vào ATLAS và các kiến thức đã học hãy cho biết: a. Nước ta đang hình thành những vùng chuyên canh cây công nghiệp ở đâu? b. Trình bày về điều kiện sinh thái và sản phẩm cây công nghiệp ở từng vùng. c. Những giải pháp để phát triển cây công nghiệp. ---------------------------------------. 5.
<span class='text_page_counter'>(58)</span> SỞ GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO THỪA THIÊN HUẾ. ĐÁP ÁN MÔN ĐỊA. Néi dung Câu 1: a. Tính thời gian MT lên thiên đỉnh( cho phép sai số 1 ngày) Lần 1: Hà Nội: 13/6 , Huế: 26/5 , Hồ Chí Minh: 3/5 Lần 2: 2/7 20/7 12/8 b. Tính góc nhập xạ: Vào ngày 21/3 ở vĩ độ 75030’B là: 140 30’, ở vĩ độ 6047’N: 83013’, ở vĩ độ 23027’N: 66033’ Ngµy 22/6: 37057’, 59046’, 4306’, Ngµy 23/9: 14030’, 83013, 66033’, Ngµy 22/12: 00, 73020’, 900 Câu 2: a. Trình bày khái niệm: - Thời tiết, khí hậu - Các khối không khí: A, P, T, E - Các front: + FA: Front cực + FP: Front địa cực + FIT: Front nội tuyến - Khí xoáy: + Gió + Xoáy tụ + Xoáy tản b. Các nhân tố hình thành khí hậu: - Phân bố năng lượng nhịệt của bức xạ MT không đều theo vĩ độ - Hoàn lưu khí quyển dẫn đến việc phân bố độ ẩm và hoạt động tuần hoàn của các vành đai gió - Tính chất mặt đệm: đại dương- lục địa c. Phân chia các đới khí hậu: ở mỗi bán cầu có 4 đới chính và 3 đới chuyển tiếp - 4 đới chính: ( nêu đặc điểm chung) + Đới khí hậu xích đạo + Đới khí hậu nhiệt đới + Đới khí hậu ôn đới + Đới khí hậu cực đới - 3 đới chuyển tiếp: + Đới khí hậu cận xích đạo + Đới khí hậu cận nhiệt đới + Đới khí hậu cận cực Câu 3: a.Xác định cơ cấu GDP ( %) b. Vẽ biểu đồ: Yêu cầu tính bán kính Năm 1990 : R1 = 1cm Năm 1997: R2 = 2,7cm Năm 2002: R3 = 3,6cm Vẽ biểu đồ hình tròn đúng, chính xác c. Nhận xét và giải thích - Trong thời gian 1990- 2002 : GDP không ngừng tăng lên- giải thích - Nền kinh tế đang chuyển dịch theo hướng giảm dần tỉ trọng của các ngành N-L-N, tăng dần tỉ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ- Giải thích Câu 4 a. Nêu đầy đủ, chính xác( ATLAS trang 10) b. Trình bày về điều kiện sinh thái và sản phẩm cây công nghiệp chính ở từng vùng * Vùng Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất. 5. §iÓm 2. 2. 1. 1. 1. 2. 2 1 1.
<span class='text_page_counter'>(59)</span> - Vùng có khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm với đất đỏ ba zan và đất xám thích hợp cho nhiều cây nhiệt đới( ATLAS trang 5,6) - Các cây công nghiệp chủ yếu( ATLAS trang 10 và 20) + Cây lâu năm: cao su( Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai) hồ tiêu(Đồng Nai) + Cây hàng năm: mía( Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai) lạc( Tây Ninh, Bình Phước, Đồng Nai) thuốc lá(Đồng Nai) * Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ 2( ATLAS trang 10, 5, 6,19) - Vùng có cao nguyên đất đỏ bazan màu mỡ và rộng lớn nhất nước ta. - Ở tầng thấp 500- 1000m khí hậu nhiệt đới mùa đông ấm thích hợp các cây trồng nhiệt đới như: cao su(Đắc Lắc- Kon tum), cà phê( Plây cu- Buôn Ma thuộc- Đà Lạt- Bảo Lộc), hồ tiêu(Đà Lạt) - Ở tầng cao từ 1000m trở lên có khí hậu ôn đới núi cao thích hợp trồng chè ( Bảo Lộc, Lâm Đồng, Plây cu) và dâu tằm(Đà Lạt) * Miền núi và trung du Bắc Bộ( ATLAS trang 5,6, 10, 17): Vùng có khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh ở Đông Bắc, khí hậu cận nhiệt ở biên giới Việt Trung, khí hậu ôn đới núi cao ở Tây Bắc với đất feralit trên đá phiến, đá bazan, đá vôi thích hợp với nhiều loại cây nhiệt đới và ôn đới như chè( Lai Châu, Sơn La, Mộc Châu, Hà Giang, Yên Bái, Thái Nguyên), hồi ( Quảng Ninh, Lạng Sơn), thuốc lá( Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang), bông ( Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu) * Bắc Trung Bộ( ATLAS trang 10, 5,6,18): có khí hậu nhiệt đới mùa đông giảm lạnh với đất bazan và đất cát pha thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp như chè, mía , cà phê tập trung ở Thanh Hoá và Nghệ An, quy mô còn nhỏ * Vùng ĐBSH, ĐBSCL và duyên hải Nam Trung Bộ có khí hậu và đất đai thích hợp trồng cây công nghiệp hàng năm xen với lúa( ATLAS trang 10, 5, 6,17, 19, 20). c. Giải pháp:. 1 1.5. 1.5. 1. 0.5 0.5 1. 5.
<span class='text_page_counter'>(60)</span> Trường trung học phổ thông Vinh Lộc Nhóm Địa Lí. ĐỀ THI HỌC SINH GIỎILỚP 12 THPT NĂM HỌC 2005 - 2006. ĐỀ CHINH THỨC Môn : Địa lý Thời gian :180 phút ( không kể thời gian giao đề) Ngày thi : Câu 1 : (3 điểm) Tính góc nhập xạ lúc mặt trời lên cao nhất (giữa ngày)vào các ngày : 21tháng 3, 22 tháng 6, 23 tháng 9, 22 tháng 12 của các vĩ độ ở dưới bảng sau đây: Góc nhập xạ ngày Vĩ độ 21/3 22/6 23/9 22/12 Cực Nam Vòng cực Nam 450 Nam Chí tuyến Nam Xích đạo Chí tuyến Bắc 450 Bắc Vòng cực Bắc cực Bắc Câu 2: (2 điểm) Lúc 4 giờ 30 phút sáng ngày 01/01/ 2005 một khách du lịch Người Anh đang ở Huế, gọi điện về thăm hỏi vợ và con ở London . Con nhận được ngay lúc ấy , chưa gặp được vợ . Chiều lúc 14 giờ cùng ngày Ông ta lại điện về nhà một lần nữa và gặp vợ ngay . Hãy xác định thời gian vợ và con khách du lịch nhận điện Câu 3: (8 điểm) Dựa vào Atlat và những kiến thức đã học, hãy chứng minh khí hậu nước ta là nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hoá đa dạng .Đặc điểm này có có ảnh hưởng như thế nào đến các ngành kinh tế của nước ta ? Câu 4: (7 điểm) Cho bảng số liệu dưới đây : Tổng sản phẩm trong nước theo khu vực kinh tế Đơn vị tính: (tỉ đồng) Chia theo khu vực kinh tế Năm Tổng số Nông, lâm, ngư Công nghiệp, xây Dịch vụ nhiệp. dựng 1989 27.643 11811 6.444 9.381 1997 295.696 77.520 92.357 125.819 a - Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam thời kì 1989 - 1997 b - Nhận xét và giải thích về tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu tổng sản phẩm trong nước dựa vào số liệu và biểu đồ đã vẽ .. 6.
<span class='text_page_counter'>(61)</span> Trường trung học phổ thông Vinh Lộc Nhóm Địa Lí. ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2005 - 2006. ĐỀ CHINH THỨC ĐÁP ÁN CHẤM Câu 1: Góc nhập xạ lúc mặt trời lên cao nhất (giữa ngày)vào các ngày : 21tháng 3, 22 tháng 6, 23 tháng 9, 22 tháng 12 của các vĩ độ..... được chấm theo các số liệu tương ứng ở dưới bảng sau đây:. Vĩ độ. 21/3. Cực Nam. 0. Vòng cực Nam 450 Nam Chí tuyến Nam Xích đạo Chí tuyến Bắc 450 Bắc Vòng cực Bắc cực Bắc. 23027’ 450 66033’ 900 66033’ 450 23027’ 00. Góc nhập xạ ngày 22/6 0 có ánh sáng mặt trời 00 21033’ 43006 66033’ 900 68027’ 46054’ 23027’. 23/9 0. 0. 23027’ 450 66033’ 900 66033’ 450 23027’ 00. 22/12 23027’ 46054’ 68027’ 900 66033’ 43006 21033’ 00 0 có ánh sáng mặt trời. - Đúng hết 3 điểm - Đúng ngày 21/3 và 23/9 :1 điểm ;Đúng ngày 22/6 và 22/12 : 2 điểm Câu 2 :Lần thứ nhất : 21giờ 30’ngày 31/12/2004: 1 điểm Lần thứ hai: 7 giờ sáng ngày 1/1/2005 :1 điểm Câu 3: - (0,25đ)1 - Khí hậu của một vùng lãnh thổ... dựa trên cơ sở của nhiệt độ, nắng,chế độ gió, chế độ mưa....; khí hậu ảnh hưởng lớn đến nhiều ngành kinh tế của một lãnh thổ - (0’25đ)2 - Khí hậu nước ta có đặc điểm nổi bật là khí hậu nhiệt đới ẩm gia mùa,phân hoá đa dạng cả về không gian và thời gian,diễn biến bất thường - (0’25đ)3 - Nhiệt đới ẩm, gió mùa, phân hoá đa dạng : a - Chế độ nhiệt : (0,25đ) + Nền nhiệt độ trng bình/năm :22- 270C , tổng nhiệt độ hoạt động :8000- 100000C +Chế nhiệt phân hoá khác nhau giữa các vùng . Miền Bắc có mùa đông lạnh: nhiệt độ trung 22 -230C tổng nhiệt độ hoạt động khoảng 80000C ; Miền núi và trung du phía bắc có mùa đông lạnh ; đồng bằng sông Hồng có mùa đông ít lạnh hơn . - có giải thích nguyên nhân (0’5) . Phía nam 160B có khí hậu nhiệt đới rát điển hình ; Nam bộ có khí hậu cận xích đạo, có giải thích nguyên nhân ; ở Tây Nguyên có sự phân hoá theo độ cao - có giải thích nguyên nhân (0’5). 6.
<span class='text_page_counter'>(62)</span> b Chế độ ẩm :(0’5) +Độ ẩm trung bình cao thường hơn 80% phân hoá theo thời gian và theovùng - có giải thích nguyên nhân:(0’5) + Chế độ mưa Lượng mưa trung bình :1500mm phân thành 2 mùa theo từng miềnkhác nhau :miền bắc và miền nam mưa vào mùa hè , miền trung mưa vào mùa thu đông - có giải thích nguyên nhân:(1đ) c- gió mùa khu vực có hai mùa gió thổi ngược hướng nhau trông một năm nước ta : mùa đông thổi theo hướng đông bắc , đăc điểm : không khí có nhiệt độ thấp, ẩm độ thấp , ít mưa ; mùa hè thổi theo hướng tây nam , đàc điểm : không khí có ẩm cao mưa nhiều: (1đ) d - tính thất thường của khí hậu .- có giải thích nguyên nhân (1đ) 4- ảnh hưởng đến phát triển kinh tế : a - thuận lợi * Chế độ nhiệt :(0,5đ) + Xen canh tăng vụ , trồng nhiều loại cây có nguồn gốc nhiệt đới (ví dụ) +tạo thế mạnh khác nhau trong nông nghiệp của các vùng (ví dụ) * Chế độ mưa: (1đ) - Đảm bảo nguồn nước cho nông nghiệp , cho công nghiệp(ví dụ) - Mưa mùa thuận lợi cho các ngành công nghiệp ngoài trời trong mùa khô(ví dụ) b- hạn chế * tính thất thường của khí hậu : - sản xuất nông nghiệp bấp bênh(0,25đ) - công tác phòng chống bão khó khăn và tốn kém (0,25đ) - tính chất giao thời của hai mùa sâu bẹnh nhiều (0,25đ) ẩm cao khó khăn cho công việc bảo quản các thiết bị kĩ thuật bằng kim loại (0,25đ) Câu 4: a- vẽ biểu đồ: * Chọn biểu đồ hình tròn: hai hình tròn có bán kính khác nhau +Xử lí bản số liệu thô thành tinh (%) để thể hiện về cơ cấu Tổng sản phẩm trong nước theo khu vực kinh tế Đơn vị tính: (tỉ đồng) Chia theo khu vực kinh tế Năm Tổng số Nông, lâm, ngư Công nghiệp, xây Dịch vụ nhiệp. dựng 1989 100 42’8 23,3 33,9 1997 100 26,2 31,2 42,6 (1đ) + tính bán kính của từng vòng tròn có thể cho bán kính hình tròn năm 1989 = 1cm, thì bán kính hình tròn năm 1997 là:3,3cm dựa vào cách tính sau: Cho : vòng tròn năm 1989 có diện tích s1 , bán kính r ; vòng tròn năm 1989 có diện tích s2 , bán kính r2. 6.
<span class='text_page_counter'>(63)</span> π ×r 2 π ×r 1 2 Cho r1=1cm , thì : r 2 = 10,7 ⇒ r2 = √ 10 ,7 = 3,3 cm *yêu cầu của vẽ biểu đồ : +hai biểu đồ tròn có tỷ lệ diện tích tương ứng với tỷ lệ tổng sản phẩm trong nước của 2 năm(1,75đ) + Tên biểu đồ (0.25đ) +chính xác các quạt thể hiện +kí hiệu, ghi chú (0.25đ) +đẹp (rõ, sạch)(0.25đ) Thì :. s2 s1. =. 295696 = 10,7 = 27643. 2. 2. BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN QUY MÔ VÀ CƠ CẤU TỔNG SẢN PHẨM CỦA NƯỚC TA NĂM 1989VÀ NĂM 1997. B-. Nhận xét: -Tốc độ tăng trưởng rất nhanh:10,7 lần(0.25đ) - Có sự chuyển dịch lớn về cơ cấu tổng sản phẩmtheo các ngành +Nông lâm ngư giảm (... )(0.25đ) +dịch vụ tăng (...)(0.25đ) +công nghiệp xây dựng tăng (..)(0.25đ) -giải thích : +việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên là phù hợp với xu hướng chung của quá trình phát triển kinh tế (0.25đ) +việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên là do công cuộc đổi mới kinh tế xã hội của đất nước ta (0.25đ). 6.
<span class='text_page_counter'>(64)</span> SỞ GD & ĐT THỪA THIÊN HUẾ TRƯỜNG THPT BÌNH ĐIỀN. ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI Năm học 2007 - 2008 MÔN ĐỊA LÝ 12 Thời gian: 180 phút. (Thí sinh được sử dụng ATLAS Địa lý Việt Nam để làm bài) Câu 1: (4 điểm) Dựa vào kiến thức đã học về chuyển động của trái đất hãy: a. So sánh độ cao Mặt trời của hai địa điểm vào lúc giữa trưa ngày đông chí ở Nam bán cầu: 50N và 700B. b. Tính thời gian Mặt trời lên thiên đỉnh tại các địa điểm sau: Quảng Bình: 170B; Huế: 16026’B; Cần Thơ: 10002’B; Nha Trang: 12002’B Câu 2: (5 điểm) Dựa vào kiến thức đã học và ÁTLAS Địa lý Việt Nam hãy: Chứng minh tài nguyên thiên nhiên nước ta đa dạng và phong phú? Câu 3: (5 điểm) Sự nghiệp giáo dục có vị trí chiến lược trong việc hình thành nhân cách con người mới, nâng cao nhân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và nâng cao trình độ chuyên môn KHKT cho người lao động, hãy: a. Chứng minh nền GD nước ta tương đối hoàn chỉnh và đa dạng. b. Nêu các hướng chủ yếu để nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục ở Việt Nam. Câu 4 (6 điểm) Cho bảng số liệu về cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (đv%) TS (%) N-L-N (%) CN-XD (%) Dịch vụ (%). 1990 100 38,7 22,7 38,6. 1995 100 29,2 29,7 41,1. 1999 100 25,4 34,5 40,1. 2002 100 23 36,5 40,5. a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo bảng số liệu. b. Nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của nước ta trong thời kì trên. -------------Hết------------. 6.
<span class='text_page_counter'>(65)</span> ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN: ĐỊA LÝ 12 Câu Nội dung 0 0 1a. Độ cao của 2 điểm: 5 N>70 B 1b.. 2. 3a. 3b. 4a 4b.. Thời gian MT lên thiên đỉnh (cho phép sai số 1 ngày) Địa QB: 170B Huế 16026’B Cần Thơ điểm 10002’B Lần 1 28\5 25\5 30\4 Lần 2 18\7 20\7 14\8. Điểm 1 3 Nha Trang 12015’B 9\5 5\8. Chứng minh tài nguyên thiên nhiên nước ta phong phú và đa dạng: - TNTN nước ta có khá đầy đủ các loại: + Tài nguyên đất. + Tài nguyên khí hậu. + Tài nguyên nước. + Tài nguyên sinh vật. + Tài nguyên khoáng sản. (Thí sinh phân tích từng loại tài nguyên cụ thể). 5. Chứng minh nền giáo dục nước ta đa dạng và ngày càng hoàn chỉnh: - Từ mẫu giáo đến các trường PT, CĐ, ĐH, sau ĐH. - Hình thức đào tạo đa dạng. - Loại hình đào tạo ngày càng phong phú và đa dạng. - Mạng lưới rộng khắp. (Thí sinh phải có số liệu chứng minh). 3. Phương hướng nâng chất lượng giáo dục (Thí sinh phải phân tích các hướng sau): - Coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. - Đầu tư thích đáng cho GD. - Một số hướng khác. Vẽ biểu đồ miền đẹp, có chú giải, có tên biểu đồ. Nhận xét và giải thích: - Cơ cấu GDP có sự thay đổi theo xu hướng tăng tỉ trọng khu vực DV, CN-XD, còn N-L-N có xu hướng giảm. - Nhận xét chi tiết từng mốc thời gian: Kv1, Kv2, Kv3. - Nguyên nhân: Kết quả công cuộc đổi mới theo hướng CNH-HĐH. (Thí sinh phân tích 1 số hướng đổi mới). -------------Hết------------. 6. 1 1 1 1 1. 2. 3 3.
<span class='text_page_counter'>(66)</span> SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO THỪA THIÊN HUẾ. ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2007-2008 MÔN ĐỊA - LỚP 12 ...................................................... THỜI GIAN : 150 PHÚT. Câu 1:(3 điểm ) Nếu Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời nhưng không tự quay quanh trục thì sẽ có những hiện tượng gì xảy ra trên bề mặt Trái Đất ? Câu 2 : (3 điểm ) Một máy bay cất cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất lúc 6 giờ ngày 1/3/2006 đến Luân Đôn sau 12 giờ bay , máy bay hạ cánh. Tính giờ máy bay hạ cánh tại Luân Đôn thì tương ứng là mấy giờ và ngày nào tại các điểm sau ( điền vào ô trống) Vị trí Kinh độ Giờ Ngày. Tô-ki-ô 1350 Đ ? ?. Niu- Đê- li 750 Đ ? ?. Xít- ni 1500 Đ ? ?. Oa- sinh-tơn 750 T ? ?. Lốt- An- giơ- lét 1200 T ? ?. Câu 3 : (3 điểm ) Tính góc chiếu sáng lúc 12 giờ trưa vào các ngày 22/6và 22/12 của các địa điểm sau: - Điểm A ở vĩ độ 7015’ B - Điểm B ở vĩ độ 18022’ N Câu 4: ( 3 điểm ) Hãy nêu đặc điểm nguồn lao động và tình hình sử dụng lao động ở nước ta hiện nay. Câu 5: ( 4 điểm ) Cơ cấu kinh tế nước ta từ sau khi đổi mới đến nay đang có sự chuyển dịch. Em hãy chứng minh điều đó. Câu 6: (4 điểm ) Cho bảng số liệu dưới đây: Tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời kì 1994 – 2000 ( triệu đô la Mĩ ) Năm Xuất khẩu Nhập khẩu 1994 4054.3 5825.8 1996 7255.9 11143.6 1997 9185.0 11592.3 1998 9360.3 11499.6 2000 14308.0 15200.0 ( Nguồn : Niên giảm thống kê 2000. NXB Thống kê, 2001.tr.400) a) Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu xuất nhập khẩu trong thời kì 1994 - 2000. b) Dựa vào bảng số liệu đã cho, hãy rút ra các nhận xét về tình hình xuất nhập khẩu của nước ta trong thời kì này. .....................HẾT .................... 6.
<span class='text_page_counter'>(67)</span> ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM Câu 1:(3 điểm ) Trái Đất vẫn có ngày và đêm ( 0,5 điểm ) - Một năm chỉ có một ngày và một đêm ( 0,5 điểm ) - Ngày dài 6 tháng, đêm dài 6 tháng ( 0,5 điểm ) - Ban ngày, mặt đất sẽ tích một lượng nhiệt rất lớn và nóng lên dữ dội.( 0,5 điểm ) - Ban đêm sẽ trở lên rất lạnh.( 0,5 điểm ) - Sự chênh lệch nhiệt độ rất lớn giữa ngày và đêm gây ra sự chênh lệch rất lớn về khí áp giữa hai nữa cầu ngày và đêm. Từ đó hình thành những luồn gió cực mạnh .( 0,5 điểm ) - Bề mặt Trái Đất sẽ không còn sự sống.( 0,5 điểm ) Câu 2:(3 điểm ) . Mỗi kết quả là 0,3 điểm Vị trí Tô-ki-ô Niu- Đê- li Xít- ni Oa- sinh-tơn Lốt- An- giơ- lét 0 0 0 0 Kinh độ 135 Đ 75 Đ 150 Đ 75 T 1200 T Giờ 20 16 21 6 3 Ngày 1/3/06 1/3/06 1/3/06 1/3/06 1/3/06 Câu 3: (3 điểm )Mỗi kết quả là 0,5 điểm Tính góc chiếu sáng: Ngày Góc chiếu sáng 0. 22-6 ’. 0. 22-12. Tại điểm A ( 7 15 B ) 73 48 59018’ Tại điểm B ( 18022’ N ) 48011’ 84055’ Câu 4: (3 điểm ) Đặc điểm nguồn lao động và tình hình sử dụng lao động ở nước ta hiện nay. a) Đặc điểm nguồn lao động: (1,5 điểm ) * Số lượng: Nguồn lao động dồi dào và tăng còn nhanh ( Dẫn chứng năm 1998 là 37.4 triệu lao động . Mỗi năm tăng khoảng1.1 triệu lao động ). * Chất lượng: - Các yếu tố truyền thống: cần cù, khéo tay, có kinh nghiệm sản xuất, có khả năng tiếp thu KHKT; tuy vậy, còn thiếu tác phong công nghiệp , kỉ luật lao động chưa cao. - Trình độ chuyên môn kĩ thuật ngày càng cao. Dẫn chứng : 5 triệu lao động có trình độ CMKT, trong đó có 23% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Nhưng đội ngũ lao động có CMKT còn mỏng so với yêu cầu. * Phân bố: không đồng đều, cả về số lượng và chất lượng lao động. Ở đồng bằng Sông Hồng . Đông Nam Bộ và nhất là một số thành phố lớn tập trung nhiều lao động , nhất là lao động có CMKT. Vùng núi và trung du thiếu lao động , nhất là lao động có CMKT. b) Tình hình sử dụng lao động: (1,5 điểm ) * Trong các ngành kinh tế : Phần lớn ( 63.5% ) làm nông, lâm, ngư nghiệp và có xu hướng giảm . Tỉ trọng lao động trong công nghiệp – xây dựng ( 11.9% ) và trong khu vực dịch vụ ( 24.6% ) còn thấp, nhưng đang tăng lên. * Trong các thành phần kinh tế: đại bộ phận lao động làm trong khu vực ngoài quốc doanh, và tỉ trọng của khu vực này có xu hướng tăng . Khu vực quốc doanh chỉ chiếm 15% lao động ( 1985), giảm xuống còn 9% ( 1998). * Năng xuất lao động xã hội nói chung còn thấp. * Tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp còn là vấn đề xã hội gay gắt ( Dẫn chứng). 6. ’.
<span class='text_page_counter'>(68)</span> Câu 5. ( 4 điểm ) a. Biểu hiện của sự chuyển dịch theo ngành : + Sự chuyển dịch trong các ngành kinh tế ( 1 điểm) * Tỉ trọng Nông – Lâm – Ngư nghiệp chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu kinh tế trong năm 1985 (40,2%) đến 1990 (38,7%). Tuy nhiên, đang có xu hướng giảm dần 40,2% (1985), 38,7% (1990), 25,8% (1998), 24,3% (2000). * Tỉ trọng ngành CN 1985 đến 1990 giảm (do sự xáo trong sắp xếp lại cơ cấu) nhưng đến nay đang có xu hướng tăng dần : 27,3 (1985), 22,7% (1990), 32,5% (1998), 36,61% (2000). * Dịch vụ tăng mạnh 32,5% (1985) đến 41,7% (1998) + Sự chuyển dịch trong nội bộ ngành : ( 1,5 điểm) * Công nghiệp : Trước đổi mới : chú trọng phát triển công nghiệp nặng nhưng kém hiệu quả (do thiếu nguồn lực) Thời kỳ đầu đổi mới : CN nhẹ và CN thực phẩm được chú trọng phát triển để phục vụ 3 chương trình kinh tế lớn : LT - TP ; hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Hiện nay : chiếm ưu thế là các ngành sử dụng lợi thế tương đối và lao đồn và tài nguyên (ví dụ). * Nông nghiệp : Chăn nuôi phát triển khá. Trồng và chế biến cây CN xuất khẩu được mở rộng, đạt hiệu quả cao (cho VD). Thủy sản được chú trọng phát triển. * Các ngành khác : bưu điện, thong tin liên lạc đã được phát triển tăng tốc và đi trước 1 bước so với sự chuyển dịch của cơ cấu ngành. b. Sự chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ : ( 1,5 điểm) * Nông nghiệp : Đang hình thành và phát triển vùng nôngnghiệp sản xuất hàng hóa (ví dụ). * Công nghiệp : Phát triển các khu CN tập trung, các khu chế xuất ở các tỉnh thành phố (VD). Các trung tâm CN mới đang hình thành. * Trong cả nước đang nổi lên các vùng kinh tế phát triển năng động (nêu các vùng). * Hình thành các vùng kinh tế trọng điểm : 3 vùng kinh tế trọng điểm ở 3 miền Bắc – Trung – Nam (kể tên các vùng kinh tế trọng điểm). Câu 6: (4 điểm ) a) Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu xuất nhập khẩu trong thời kì 1994- 2000. * Xử lí số liệu:( 1 điểm ) Năm Tổng cộng Chia ra Xuất khẩu Nhập khẩu 1994 100.0 41.0 59.0 1996 100.0 39.4 60.6 1997 100.0 44.2 55.8 1998 100.0 44.9 55.1 2000 100.0 48.5 51.5 * Chọn dạng biểu đồ : biểu đồ miền ( 1 điểm ) b) Dựa vào bảng số liệu dã cho, hãy rút ra các nhận xét về tình hình xuất nhập khẩu của nước ta trong thời kì này. Để nhận xét một cách đầy đủ. Thí sinh cần xử lí tiếp bảng số liệu. Kết quả xử lí số liệu như sau: ( 0,5 điểm ). 6.
<span class='text_page_counter'>(69)</span> Năm. Cán cân xuất nhập khẩu ( triệu USD). Tỉ lệ xuất nhập khẩu ( %). 1994 1996 1997 1998 2000. -1771.5 -3887.7 -2407.3 -2139.3 -892. 69.6 65.1 79.2 81.4 94.1. Nhận xét về tình hình xuất nhập khẩu 1994-2000: a) Tình hình chung: ( 0,5 điểm) - Tổng trị giá xuất nhập khẩu tăng liên tục, tăng tới 3.0 lần ( từ 9880.1 lên 29508.0 triệu đô la ). - Trị giá xuất khẩu tăng 3.5 lần , còn trị giá nhập khẩu tăng 2.6 lần. b) Tương quan giữa xuất khẩu và nhập khẩu : (0,5 điểm ) - Xuất khẩu tăng nhanh hơn nhập khẩu nên cơ cấu xuất nhập khẩu dần đi đến cân đối ( thí sinh cũng có thể nhận xét về tỉ lệ xuất nhập khẩu tăng dần). - Nước ta vẫn nhập siêu, nhưng đã giảm nhiều. Mức nhập siêu lớn nhất là năm 1996( -3887.7 triệu USD), đến năm 2000 chỉ còn -892 triệu USD. c) Diễn biến theo các thời kì:(0,5 điểm ) - Từ 1994 đến 1996: Tốc độ tăng mạnh ( do ảnh hưởng của việc nước ta bình thường hoá quan hệ với Mĩ và gia nhập ASEAN năm 1995). - Thời gian 1997-1998 tốc độ tăng bị chững lại do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính khu vực cuối năm 1997. Năm 2000 trị giá xuất nhập khẩu lại tăng mạnh.. 6.
<span class='text_page_counter'>(70)</span> ĐỀTHI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2006 - 2007 Môn: Địa Lý 12 Thời gian: 120 phút. SỞ GD & ĐT THỪA THIÊN HUẾ TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ. Câu 1: Nếu Trái Đất vẫn chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời nhưng không chuyển động quanh trục thì sẽ có hiện tượng gì xảy ra trên Trái Đất? Câu 2: Hãy so sánh việc phát triển tổng hợp kinh tế biển giữa Duyên hải miền Trung với Đông Nam Bộ? Câu 3: Dựa vào các thông số dưới đây về đặc điểm phân bố dân cư trên Trái Đất: Khu vực ôn đới Khu vực nhiệt đới Các vùng có độ cao 0 - 500m Vùng ven biển và đại dương, 16 % diện tích đất đồi Cựu lục địa (châu Âu, Á, Phi), 69% diện tích các châu lục Tân lục địa (châu Mĩ, châu Úc), 31 % diện tích các châu lục Hãy rút ra các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố của dân cư.. 7. % dân số trên thế giới 58 40 82 50 86,3 13,7.
<span class='text_page_counter'>(71)</span> ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2006 - 2007 Môn: Địa Lý 12 Thời gian: 120 phút. SỞ GD & ĐT THỪA THIÊN HUẾ TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ. ĐÁP ÁN: Câu1: Nếu Trái Đất vẫn chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời, nhưng không chuyển động quanh trục, thì lúc đó trên Trái Đất vẫn có ngày và đêm, nhưng một năm chỉ có một ngày đêm. Ngày sẽ dài 6 tháng và đêm cũng dài 6 tháng đối với tất cả mọi nơi trên Trái Đất. Ban ngày (dài 6 tháng), mặt đất sẽ tích một lượng nhiệt rất lớn và nóng lên dữ dội. Trong khi đó ban đêm (dài 6 tháng) mặt đất lại tỏa ra một nhiệt lượng rất lớn, làm cho nhiệt độ hạ xuống hết sức thấp. Trong điều kiện nhiệt độ chênh lệch như vậy, sự sống trên bề mặt Trái Đất như hiện nay không thể tồn tại được. Ngoài ra sự chênh lệch về nhiệt độ cũng gây ra một sự chênh lệch rất lớn về khí áp giữa hai nửa cầu ngày và đêm, dẫn tới việc hình thành những luồng gió mạnh không sao tưởng tượng nổi lên trên bề mặt Trái Đất. Câu2: Duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ có sự giống nhau và khác nhau trong việc phát triển tổng hợp kinh tế biển. a) Sự giống nhau: - Vai trò của kinh tế biển trong nền kinh tế của vùng. + Điều có vai trò quan trọng (qua tỉ trọng GDP). + Triển vọng còn lớn do việc khai thác chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. - Các điều kiện phát triển: + Tài nguyên biển phong phú, đa dạng. * Nhiều bãi cá, bãi tôm và các loại hải sản. * Các bãi biển đẹp nhằm phục vụ du lịch biển. + Dân cư có truyền thống và kinh nghiệm khai thác các tài nguyên biển (nuôi trồng và đánh bắt thủy - hải sản, làm muối,...). + Đã bước đầu xây dựng được cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ các ngành kinh tế biển. * Các cơ sở đánh bắt và chế biến. * Các cảng. * Mạng lưới đô thị biển và dịch vụ du lịch. - Các ngành kinh tế biển và sản phẩm tiêu biểu. + Đều phát triển một số ngành kinh tế biển truyền thống với các sản phẩm tiêu biểu. + Các ngành được phát triển là: * Khai thác tài nguyên sinh vật biển. * Du lịch biển. * Giao thông vận tải biển.. 7.
<span class='text_page_counter'>(72)</span> b) Sự khác nhau: - Vai trò của kinh tế biển. + Đông Nam Bộ: vai trò được nâng cao sau khi phát hiện và đưa vào khai thác các mỏ dầu khí (1986). + Duyên hải miền Trung: Chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. - Các điều kiện phát triển: + Đông Nam Bộ: Các lợi thế (so với Duyên hải miền Trung): * Các mỏ dầu khí lớn tập trung ở thềm lục địa. * Kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ các ngành kinh tế biển tương đối phong phú, có chất lượng. * Trình độ phát triển cao. Hạn chế: ô nhiễm môi trường biển. + Duyên hải miền Trung: Các lợi thế (so với Đông Nam Bộ): * Bờ biển dài tập trung nhiều bãi cá lớn và có một số đặc sản quý (thí dụ: tổ yến ỏ Khánh Hòa). * Tiềm năng cực lớn về du lịch với hàng loạt bãi biển nổi tiếng (có thể nêu dẫn chứng). * Có nhiều hải cảng tốt (về mặt tự nhiên). Hạn chế: tai biến thiên nhiên (lũ lụt, hạn, bão,...) Do sự khác nhau về thế mạnh nên việc phát triển các ngành kinh tế biển và các sản phẩm tiêu biểu của hai vùng không giống nhau. + Đông Nam Bộ: * Khai thác dầu khí và dịch vụ dầu khí. * Du lịch biển (tập trung chủ yếu ở Vũng Tàu). * Giao thông vận tải biển. + Duyên hải miền Trung: * Khai thác tài nguyên sinh vật biển và các tài nguyên có liên quan đến biển (cá, muối, các,...). * Du lịch biển phát triển mạnh. * Giao thông vận tải biển.. 7.
<span class='text_page_counter'>(73)</span> Câu3: - Phân bố dân cư không đều - Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư được phản ánh qua số liệu: + Vùng có khí hậu ấm áp, mát mẻ dân số tập trung đông: khu vực ôn đới 58% dân số so với khu vực nhiệt đới 40%. + Vùng đồng bằng địa hình thấp, dân cư tập trung 82%, vùng núi cao, địa hình hiểm trở dân cư thưa thớt, ít. + Vùng ven biển và đại dương, có điều kiện thuận lợi đông dân 50%. + Lịch sử khai thác: vùng được khai thác lâu đời đông dân hơn các vùng mới khai thác, 86,3% so với 13,7%. Kết luận chung: các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư điều kiện tự nhiên, sự phân bố sản xuất, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, lịch sử định cư khai thác lãnh thổ của vùng,…. 7.
<span class='text_page_counter'>(74)</span> Trường trung học phổ thông Vinh Lộc Nhóm Địa Lí. ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI 12 THPT NĂM HỌC 2006 - 2007. ĐỀ CHINH THỨC Môn : Địa lý Thời gian :180 phút ( không kể thời gian giao đề) Ngày thi : Câu 1 : (3 điểm) Tính góc nhập xạ lúc mặt trời lên cao nhất (giữa ngày)vào các ngày : 21tháng 3; 22 tháng 6; 23 tháng 9; 22 tháng 12 của các vĩ độ ở dưới bảng sau đây: Góc nhập xạ ngày Vĩ độ 21/3 22/6 23/9 22/12 Cực Nam Vòng cực Nam 450 Nam Chí tuyến Nam Xích đạo Chí tuyến Bắc 450 Bắc Vòng cực Bắc cực Bắc Câu 2: (2 điểm) Lúc 4 giờ 30 phút sáng ngày 01/01/ 2005 một khách du lịch Người Anh đang ở Huế, gọi điện về thăm hỏi vợ và con ở london . Con nhận được ngay lúc ấy , chưa gặp được vợ . Chiều lúc 14 giờ cùng ngày Ông ta lại điện về nhà một lần nữa và gặp vợ ngay . Hãy xác định thời gian vợ và con khách du lịch nhận điện Câu 3: (8 điểm) Dựa vào atlat và những kiến thức đã học, hãy chứng minh khí hậu nước ta là nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hoá đa dạng .Đặc điểm này có có ảnh hưởng như thế nào đến các ngành kinh tế của nước ta ? Câu 4: (7 điểm) Cho bảng số liệu dưới đây : Tổng sản phẩm trong nước theo khu vực kinh tế Đơn vị tính: (tỉ đồng) Chia theo khu vực kinh tế Năm Tổng số Nông, lâm, ngư Công nghiệp, xây Dịch vụ nghiệp. dựng 1989 27.643 11811 6.444 9.381 1997 295.696 77.520 92.357 125.819 a - Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam thời kì 1989 - 1997 b - Nhận xét và giải thích về tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu tổng sản phẩm trong nước dựa vào số liệu và biểu đồ đã vẽ . Hết. 7.
<span class='text_page_counter'>(75)</span> Trường trung học phổ thông Vinh Lộc Nhóm Địa Lí ĐỀ CHINH THỨC. ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2006 – 2007. ĐÁP ÁN CHẤM Câu 1: Góc nhập xạ lúc mặt trời lên cao nhất (giữa ngày)vào các ngày : 21tháng 3; 22 tháng 6; 23 tháng 9; 22 tháng 12 của các vĩ độ..... được chấm theo các số liệu tương ứng ở dưới bảng sau đây: Góc nhập xạ ngày Vĩ độ 21/3 22/6 23/9 22/12 0 Cực Nam 0 0 có ánh sáng 0 23027’ Mặt Trời 0 Vòng cực Nam 23 27’ 00 23027’ 46054’ 0 0 0 0 45 Nam 45 21 33’ 45 68027’ Chí tuyến Nam 66033’ 43006 66033’ 900 0 0 0 Xích đạo 90 66 33’ 90 66033’ Chí tuyến Bắc 66033’ 900 66033’ 43006 450 Bắc 450 68027’ 450 21033’ 0 0 0 Vòng cực Bắc 23 27’ 46 54’ 23 27’ 00 cực Bắc 00 23027’ 00 0 có ánh sáng Mặt Trời - Đúng hết 3 điểm - Đúng ngày 21/3 và 23/9 :1 điểm ;Đúng ngày 22/6 và 22/12 : 2 điểm Câu 2 :Lần thứ nhất : 21giờ 30’ngày 31/12/2004: 1 điểm Lần thứ hai: 7 giờ sáng ngày 1/1/2005 :1 điểm Câu 3: - 1 - Khí hậu của một vùng lãnh thổ... dựa trên cơ sở của nhiệt độ, nắng,chế độ gió, chế độ mưa....; khí hậu ảnh hưởng lớn đến nhiều ngành kinh tế của một lãnh thổ (0,25đ) - 2 - Khí hậu nước ta có đặc điểm nổi bật là khí hậu nhiệt đới ẩm gia mùa,phân hoá đa dạng cả về không gian và thời gian,diễn biến bất thường -3 - Nhiệt đới ẩm, gió mùa, phân hoá đa dạng (0’25đ): a - Chế độ nhiệt : + Nền nhiệt độ trng bình/năm :22- 270C , tổng nhiệt độ hoạt động :8000- 100000C (0,25đ) + Chế nhiệt phân hoá khác nhau giữa các vùng . Miền Bắc có mùa đông lạnh: nhiệt độ trung 22 -230C tổng nhiệt độ hoạt động khoảng 80000C ; Miền núi và trung du phía bắc có mùa đông lạnh ; đồng bằng sông Hồng có mùa đông ít lạnh hơn . - có giải thích nguyên nhân (0’5) . Phía nam 160B có khí hậu nhiệt đới rất điển hình ; Nam bộ có khí hậu cận xích đạo, có giải thích nguyên nhân ; ở Tây Nguyên có sự phân hoá theo độ cao - có giải thích nguyên nhân (0’5) b Chế độ ẩm :(0’5) +Độ ẩm trung bình cao thường hơn 80% phân hoá theo thời gian và theo vùng - có giải thích nguyên nhân:(0’5) + Chế độ mưa Lượng mưa trung bình :1500mm phân thành 2 mùa theo từng miền khác nhau :Miền Bắc và Miền Nam mưa vào mùa hè , Miền Trung mưa vào mùa thu đông - có giải thích nguyên nhân: (1đ) c- Gió mùa Khu vực có hai mùa gió thổi ngược hướng nhau trong một năm nước ta : mùa đông thổi theo hướng đông bắc , đặc điểm : không khí có nhiệt độ thấp, ẩm độ thấp , ít mưa ; mùa hè thổi theo hướng tây nam , đặc điểm : không khí có ẩm cao mưa nhiều: (1đ). 7.
<span class='text_page_counter'>(76)</span> d - Tính thất thường của khí hậu .- có giải thích nguyên nhân (1đ) d- Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế : - Thuận lợi * Chế độ nhiệt :(0,5đ) + Xen canh tăng vụ , trồng nhiều loại cây có nguồn gốc nhiệt đới (ví dụ) + Tạo thế mạnh khác nhau trong nông nghiệp của các vùng (ví dụ) * Chế độ mưa: (1đ) - Đảm bảo nguồn nước cho nông nghiệp , cho công nghiệp(ví dụ) - Mưa mùa thuận lợi cho các ngành công nghiệp ngoài trời trong mùa khô(ví dụ) - Hạn chế * Tính thất thường của khí hậu : - Sản xuất nông nghiệp bấp bênh (0,25đ) - Công tác phòng chống bão khó khăn và tốn kém (0,25đ) - Tính chất giao thời của hai mùa sâu bệnh nhiều (0,25đ) ẩm cao khó khăn cho công việc bảo quản các thiết bị kĩ thuật bằng kim loại (0,25đ). 7.
<span class='text_page_counter'>(77)</span>