Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Le nghi va phong tuc ngay Tet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.77 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>LỄ NGHI VÀ PHONG TỤC NGÀY TẾT CỦA NGƯỜI VIỆT</b>
<b>Trong ngày Tết Nguyên đán, Tết Cả, dường như mọi việc, mọi</b>
<b>hành động của con người, từ lớn tới nhỏ, đều nhất nhất trở</b>
<b>nên thiêng liêng, cô đọng thành phong tục, được cha ông ta</b>
<b>sáng tạo từ xa xưa và truyền lại cho muôn đời sau.</b>


Các cụ xưa thường nói, ba ngày Tết, tức từ ngày mồng 1 tới mồng
3 (ngày hố vàng). Tuy nhiên, để có ba ngày Tết, thì sự chuẩn bị
bắt đầu nhộn nhịp từ ngày 23 tháng Chạp, ngày ơng Táo lên chầu
Ngọc Hồng, còn kết thúc Tết phải tới ngày 7 tháng Giêng, ngày
hạ cây nêu, nhằm đúng tiết Khai hạ. Thực ra khơng khí Tết cịn
kéo dài tới Tết Thượng ngun, tức rằm tháng Giêng, với tâm thức
“Cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng”. Trong 3 ngày Tết ấy
hay mở về trước tới ngày Tết ông Táo và kéo dài về sau tới ngày
hạ cây nêu, có biết bao phong tục, kể sao cho đủ, mà ở đây chỉ xin
ghi nhận một số phong tục chính.


Tết Ơng Táo hay Táo qn triều Thiên với nghi tiễn ông Táo, tức
vị thần bếp (3 ông đầu rau, biểu tượng của ba vị Thổ cơng, Thổ
địa, Thổ kỳ) lên chầu Ngọc Hồng tâu lại các sự việc trong năm
tại gia chủ. Người ta sắm ba bộ mũ, áo, hia hài và cả cá chép để
các vị cưỡi về trời và kịp trở về nhân gian vào đúng ngày 30 tết. Ở
tầng sâu của phong tục này chứa đựng những triết lý nguyên sơ
liên quan tới tục thờ lửa, thờ đá nguyên thuỷ, với dấu vết của xã
hội mấu hệ xa xưa, về đạo lý vợ chồng, lòng chung thuỷ, vị tha.
Tục chạp mộ, tức sửa sang mồ mả và mời tổ tiên về ăn tết với gia
đình, con cháu. Tuỳ từng địa phương, thường tiến hành sau 23
tháng chạp đến tận ngày 30. Đây là phong tục thuần Việt, phân
biệt với người Hán tảo mộ vào dịp “Thanh minh trong tiết tháng
3”. Cùng lúc này là việc quét dọn, lau chùi, sửa sang bàn thờ gia
tiên, bầy mâm ngũ quả, chứa đựng triết lý nhân sinh và vũ trụ luận


của người xưa, để khi thần linh, các cụ về ăn Tết cùng cháu con
thì mọi việc đã tinh tươm, thanh sạch. Việc cúng lễ chăm sóc linh
hồn tổ tiên trong ba ngày Tết là mối quan tâm lớn của các gia đình
Việt Nam, như lễ cúng tất niên ngày 30, lễ gia tiên đêm giao thừa,
lễ hoá vàng ngày mồng 3…


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

khẳng định quyền của con người trong cuộc tranh giành đất đai
giữa con người và quỷ dữ ở biển Đông. Tuy nhiên, trong tầng sâu
vơ thức, cây nêu chính là một dạng cây vũ trụ, một biểu tượng
nguyên sơ về thế giới, vũ trụ thấm đượm triết lý âm dương, mà
dấu tích của nó cịn giữ lại ở nhiều dân tộc.


Tục đi chợ hoa, sắm cành đào, cành mai, cây quất, sắm tranh treo
Tết cũng là phong tục đẹp của người Việt Nam, làm cho ngơi nhà
thường ngày có vẻ bình dị, thâm u trong ngày đơng lạnh giá, nay
bỗng sáng bừng lên bởi sắc của hoa trong bình, màu của tranh trên
vách.


Trong ngày 30 Tết, trước Giao thừa, có mấy tục nhỏ thơi nhưng
cũng rất độc đáo, đó là tục tắm nước lá thơm tất niên, vừa làm vệ
sinh cá nhân sau những ngày bận rộn chuẩn bị tết, vừa mang ý
nghĩa thanh sạch, rũ bỏ mọi cái gì là bụi bậm, rủi ro của năm cũ để
đón chào năm mới. Tục trẻ nhỏ trong làng tập trung kéo nhau đến
các gia đình gõ cửa hát chúc tết và được gia chủ mừng bằng bánh
kẹo, gọi là sắc bùa, tạo nên khơng khí náo nhiệt ở nơng thơn trong
đêm trừ tịch với các lời hát ngộ nghĩng:


Xúc xắc xúc xẻ


Nhà nào còn đèn, còn lửa


Mở cửa cho chúng tơi vào...


Có lẽ sự kiện quan trọng nhất của ngày Tết là đón giao thừa và đốt
pháo. Giao thừa là thời khắc linh thiêng, khép lại một chu kỳ thời
gian và mở ra chu kỳ mới, thời điểm mà theo quan niệm cổ truyền
là “Tống cựu, nghênh tân” (tiễn cái cũ, đón cái mới). Để có được
cái thời khắc ấy, con người phải tạo ra tâm trạng hòa đồng, hòa
đồng giữa con người và vũ trụ, thiên nhiên, con người với con
người, do vậy nhất nhất mọi hành động, lời nói đều mang ý nghĩa
cao cả, hệ trọng, mang đầy chất tâm linh, huyền bí! Trước lúc giao
thừa, thời gian và không gian như cô đặc lại để rồi sẽ nở bừng ra
bởi các tràng pháo Tết râm ran (nay là pháo hoa), như tiếng sấm
trời đánh thức đất đai, cây cỏ, con người sau những ngày đơng
tháng giá, đón nhận cái dương khí của mùa Xuân ! Sau tiếng pháo
Giao thừa, mọi người đổ ra đường, mặt mày rạng rỡ, hồ vào dịng
người đổ về các trung tâm, đến các đền chùa hái lộc cầu may.
Thời đánh Mỹ, trong lửa đạn của chiến tranh, Bác Hồ đã làm thơ
chúc Tết và nó nhanh chóng trở thành thời khắc trang trọng và
thiêng liêng nhất của giao thừa :


“Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua
Thắng trận tin vui khắp nước nhà !”


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

đầu tiên sẽ mang đến may mắn hay rủi ro ? Từ quan niệm như
vậy, người ta phải cơng phu tìm người xơng đất, xơng nhà cho
mình, sao cho vừa hợp tuổi với gia chủ, là người có tâm tính đơn
hậu, có gia thế đầy đặn, có ngoại hình đẹp đẽ. Cũng vì vậy, người
khơng được mời, rất ngại mình ngẫu nhiên trở thành người đến
chúc tết đầu năm cho gia đình người thân hay xóm giềng ngày


mồng 1 Tết. Trong hệ thống những cái bắt đầu như vậy, cịn có
hàng loạt các kiêng kỵ, như kiêng quét nhà trong 3 ngày Tết,
kiêng đánh vỡ chén bát, kiêng nói những điều thất thố, kiêng xuất
hành hướng xấu...


Còn phải kể tới tục “gánh nước đầu năm cầu nhất bản vạn lợi”.
Trong làng, trong phố một số người nghèo chuyên gánh nước
thuê, họ ý tứ chọn nhà nào đã có người xơng đất rồi thì gánh nước
vào cho chủ, được gia đình đón nhận hồ hởi với tâm thức sự may
mắn, tiền của sẽ vào nhà như nước. Họ nhận tiền thưởng và chúc
mừng gia chủ. Ở người Mường, sáng sớm mồng 1, các cô gái
mang ống ra suối lấy nước về dâng lên bàn thờ, biểu trưng cho sự
tươi mát, trong lành đầu năm.


Trong quan niệm dân gian, mồng 1 thì ở nhà cha, mồng 2 nhà mẹ,
mồng 3 nhà thầy. Mồng 1 lo cúng bái gia tiên bên nội, đón khách
đến xơng nhà, chúc Tết, mồng 2 về bên ngoại ăn tết, mồng 3 đi
chúc tết thầy giáo. Trong khơng khí giao hồ như vậy, Tết là dip
để mọi người gặp gỡ nhau, chúc Tết nhau những điều tốt đẹp,
cũng là dịp người ta mừng tuổi bằng các bao tiền (lì xì), chủ yếu
là con cái mừng tuổi cha mẹ, ông bà, ông bà, cha mẹ mừng tuổi
cho con, cháu, tạo nên khơng khí thật đầm ấm, chân tình, thân
mật! Con người ta khơng chỉ có gia đình, mà cịn cả xã hội, cộng
đồng, do vậy cũng có các chương trình vui chơi nơi cơng cộng:
Mồng 1 chơi nhà, mồng 2 chơi ngõ, mồng 3 chơi đình, với các trị
vui chơi giải trí, đua tài như, đánh đu, chơi cù, kéo co, đánh vật,
chọi gà, ném còn...


Cũng tuỳ từng nơi, lễ động thổ của các làng được thực hiện ngay
sau Giao thừa hay sau lễ hoá vàng mồng 3 tết. Động thổ là lễ cúng


Thần đất (Thổ thần), đánh thức đất dậy, mở đầu cho công việc làm
ăn trong năm cho dân làng, trước đó ai đào xới đất đai đều bị làng
phạt. Nếu lễ động thổ được coi là lễ khai canh, thì tiếp theo đó là
các nghi lễ mở đầu của các nghề khác, như lễ khai sơn (mở cửa
rừng) vào ngày mồng 6 tết, Lễ cầu ngư của các làng làm nghề chài
lưới ở đền thờ thần biển, mà tiêu biểu là đền thờ cá Ơng. Cịn với
những người thày đồ xưa hay trí thức nay thì có Lễ khai bút với
việc viết chữ đầu tiên trên tờ giấy hoa tiên, các bạn bè văn chương
tụ tập ngâm thơ, bình văn, hoạ câu đối tết. Xưa kia, từ triều đình
đến làng xã đều có lễ khai ấn, sau việc ngừng cơng việc hành
chính từ ngày 25 tháng Chạp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

lão được tổ chức kết hợp giữa gia đình và cộng đồng. Xưa người
nào vào tuổi 49-50 thì có tục vọng lão ở đình, gia đình nào có ơng
bà, cha mẹ thọ 60, 70, 80, 90 đều có tục mừng thọ, thượng thọ,
thượng thượng thọ với việc dâng khăn áo màu xanh, màu vàng,
màu đỏ ứng với mỗi lớp tuổi. Nhiều làng, với các cụ thọ 80, 90,
100 tuổi đều tổ chức lễ rước lão trên kiệu hay võng từ nhà ra đình,
để dân làng tới mừng. Đó cũng là phức đức, niềm tự hào của các
gia đình có cơng phụng dưỡng cha mẹ, ơng bà. Đây là phong tục
rất tiêu biểu của một xã hội trọng xỉ (trọng tuổi tác), mà ngày nay
rất đáng để kế thừa.


Xưa kia, ở một số vùng, một số làng do có những sự tích, căn
ngun riêng mà có tục ăn Tết lại. Thí dụ làng Mỹ Thọ (Bình Lục,
Nam Định) có tục ăn Tết lại vào ngày mồng tám, gọi là “Tết cây
xanh”, xuất phát từ truyền thuyết có vị tướng đi dánh giặc qua
làng, trồng cây xanh để cầu chiến thắng. Sau khi thắng trận, quay
về khao làng vào đúng ngày mồng 8. Hay làng Đại Bái (Gia Lâm)
ăn Tết lại vào ngày 30 tháng Giêng, gắn với sự tích viên tướng


Nguyễn Cơng Hiệp có cơng với dân làng, không kịp về ăn Tết, mà
mãi tới 30 tháng Giêng mới về, dân làng do ngưỡng mộ mà tổ
chức ăn Tết lại để chào đón. Đặc biệt kinh thành Thăng Long có
tục ăn Tết lại vào mồng 5 tháng Giêng, do Vua Quang Trung đại
phá quân Thanh vào đúng dịp Tết, mãi tới mồng 5 mới vào thành,
dân chúng ăn Tết lại để chào đón Hồng đế...


Phong tục là cuộc sống được chắt lọc, cô đọng lại, được thăng
hoa, vượt lên trên đời sống trần tục và mang một ý nghĩa thiêng
liêng cao cả. Bởi vậy nó rất bền chắc và được các thế hệ kế tục,
truyền thừa đảm bảo cho sự thống nhất của văn hoá dân tộc, theo
tâm thức “Bốn ngàn năm ta vẫn là ta” (Tố Hữu). Tuy bền chắc,
nhưng phong tục ngày Tết không phải là bất biến, nó ln sản sinh
các phong tục mới, giá trị mới để phù hợp với thời đại. Bác Hồ
làm thơ chúc Tết đêm giao thừa là một phong tục mới mang đầy
chất thi hứng, Tết trồng cây do Bác Hồ khởi xướng từ thập kỷ 60
không chỉ là một cử chỉ, một hành động cụ thể, mà nó đã vượt lên
tầm thời đại, thể hiện văn hố ứng xử của con người với môi
trường tự nhiên...


Thời đại hội nhập ngày nay, bên cạnh việc mở cửa đón nhận các
phong tục tốt đẹp từ bốn phương, như lễ Noel, ngày lễ tình yêu,
Tết Dương lịch..., thì chúng ta càng phải ý thức hơn về việc bảo
tồn và làm giàu có hơn các phong tục Tết cổ truyền. Bởi vì Tết cổ
truyền chính là tấm gương phản chiếu tâm hồn Việt Nam, bản sắc
văn hoá Việt Nam. Bảo tồn và tự hào với bản sắc văn hố ấy, đó
chính là tấm căn cước giúp chúng ta tự tin hơn đi ra biển lớn của
sự hội nhập hôm nay và mai sau.


</div>


<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×