Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Hoạt động quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tư nhân tại huyện tân phú tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1014.78 KB, 57 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TƢ NHÂN
TẠI HUYỆN TÂN PHÚ TỈNH ĐỒNG NAI
SVTH: NGUYỄN LÊ HUY HOÀNG
LỚP: HQ5-GE01
MSSV: 030805170169
GVHD: TS. TRẦN NGUYỄN MINH HẢI

TP. Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2021


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TƢ NHÂN
TẠI HUYỆN TÂN PHÚ TỈNH ĐỒNG NAI
SVTH: NGUYỄN LÊ HUY HOÀNG


LỚP: HQ5-GE01
MSSV: 030805170169
GVHD: TS. TRẦN NGUYỄN MINH HẢI

TP. Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đề tài khóa luận tốt nghiệp: “ Công tác quản lý thuế giá trị gia
tăng đối với doanh nghiệp tƣ nhân tại huyện Tân Phú tỉnh Đồng Nai “ được tiến
hành công khai, dựa trên sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, đồng thời là sự giúp đỡ
khơng nhỏ từ phía Chi cục Thuế huyện Tân Phú và dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của
TS. Trần Nguyễn Minh Hải.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài là trung thực và hồn tồn khơng
sao chép hoặc sử dụng kết quả của đề tại nghiên cứu nào tương tự. Nếu phát hiện có
sự sao chép của đề tài nghiên cứu khác, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày … Tháng … Năm…
Tác giả

NGUYỄN LÊ HUY HOÀNG


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Trần Nguyễn Minh Hải – Giảng viên
hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp đã tận tình hỗ trợ tơi trong q trình học tập cũng
như trong việc hồn thành khóa luận.
Tơi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cơ thuộc khoa Tài Chính – Ngân Hàng
trường Đại Học Ngân Hàng Tp.HCM đã tận tình giảng dạy cho tơi trong thời gian
học tập.
Tôi xin cảm ơn Chi cục Thuế huyện Tân Phú đã hỗ trợ tác giả trong việc cung

cấp số liệu và thực trạng hoạt động quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp
tư nhân.
Do giới hạn kiến thức và khả năng lý luận của bản thân cịn nhiều thiếu sót và
hạn chế, kính mong sự chỉ dẫn và đóng góp của các Thầy, Cơ để tài khóa luận của tơi
được hồn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày … Tháng … Năm…
Tác giả

NGUYỄN LÊ HUY HOÀNG


MỤC LỤC
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ................................................................................................1
1.1 Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ................................................................2
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể......................................................................................................... 2
1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................. 3
1.3 Đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát ...............................................................3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................. 3
1.3.2 Đối tượng khảo sát ................................................................................................... 3
1.4 Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................................3
1.4.1 Về không gian .......................................................................................................... 3
1.4.2 Về thời gian .............................................................................................................. 3
1.5 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................3
1.5.1 Phương pháp tiếp cận ............................................................................................... 3
1.5.2 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................................... 4
1.5.3 Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................................... 5
1.6 Quy trình nghiên cứu của đề tài ...................................................................................5
1.7 Đóng góp của đề tài .....................................................................................................6

1.7.1 Về mặt lý thuyết ....................................................................................................... 6
1.7.2 Về mặt thực tiễn ....................................................................................................... 6
1.8 Bố cục của đề tài ..........................................................................................................6
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ
GIA TĂNG ĐÓI VỚI DOANH NGHIỆP TƢ NHÂN .............................................8


2.1 Tổng quan về thuế giá trị gia tăng ...............................................................................8
2.1.1 Khái niệm thuế giá trị gia tăng................................................................................. 8
2.1.2 Đặc điểm của thuế giá trị gia tăng ........................................................................... 9
2.1.3 Vai trò của thuế giá trị gia tăng.............................................................................. 10
2.2 Tổng quan về doanh nghiệp tư nhân ..........................................................................11
2.2.1 Khái niệm doanh nghiệp tư nhân ........................................................................... 11
2.2.2 Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân ...................................................................... 12
2.2.3 Vai trò của doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế .............................................. 13
2.3 Công tác quản lý thuế giá trị gia tăng ........................................................................14
2.3.1 Khái niệm về công tác quản lý thuế GTGT (VAT administration) ....................... 14
2.3.2 Mục tiêu của việc quản lý thuế giá trị gia tăng ...................................................... 14
2.4 Cơ quan quản lý thuế .................................................................................................16
2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế giá trị gia tăng ............................17
2.5.1 Các nhân tố vĩ mơ bên ngồi ................................................................................. 17
2.5.2 Các nhân tố vi mô bên trong .................................................................................. 18
2.6 Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm liên quan ........................................19
2.6.1 Cơ sở lý thuyết ....................................................................................................... 19
2.6.2 Các nghiên cứu thực nghiệm liên quan.................................................................. 20
Tóm tắt chương 2 .............................................................................................................21
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................22
3.1 Phương pháp tiếp cận .................................................................................................22
3.2 Phương pháp thu thập số liệu .....................................................................................22
3.3 Phương pháp xử lý số liệu .........................................................................................23

Tóm tắt chương 3 .............................................................................................................25
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................26


4.1 Thuế giá trị gia tăng tại Việt Nam .............................................................................26
4.2 Quản lý thuế giá trị gia tăng tại Việt Nam .................................................................27
4.3 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động quản lý thuế GTGT...............................................28
4.3.1 Số lượng doanh nghiệp tư nhân giai đoạn 2014-2020 ........................................... 28
4.3.2 Số thuế GTGT thu được từ doanh nghiệp tư nhân giai đoạn 2014-2020 tại huyện
Tân Phú ........................................................................................................................ 28
4.3.3 Tổng số thuế GTGT thu được huyện Tân Phú giai đoạn 2014 - 2020 .................. 30
4.4 Phân tích PEST đối với các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động quản lý thuế
GTGT đối với DNTN tại Chi cục Thuế huyện Tân Phú .................................................30
4.5 Phân tích 7s Mckinsey đối với các nhân tố vi mô ảnh hưởng đến hoạt động quản lý
thuế GTGT đối với DNTN tại Chi cục Thuế huyện Tân Phú ..........................................32
4.6 Tổng hợp SWOT đối với hoạt động quản lý thuế GTGT đối với DNTN tại Chi cục
Thuế huyện Tân Phú ........................................................................................................33
Tóm tắt chương 4 .............................................................................................................35
CHƢƠNG 5: KHUYẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN ............................................................37
5.1 Phương hướng đối với công tác quản lý thuế GTGT đối với DNTN tại Chị Cục
thuế huyện Tân Phú. ........................................................................................................37
5.2 Các hàm ý chính sách hoặc khuyến nghị cho cơng tác quản lý thuế GTGT đối với
DNTN tại Chị Cục thuế huyện Tân Phú. .........................................................................37
5.3 Kết luận ......................................................................................................................38
5.4 Hạn chế và hướng phát triển của đề tài. .....................................................................39
THESIS SUMARY ............................................................................................................39
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................44


DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH

Hình 1.1: Thiết kế quy trình thực hiện ............................................................................ 5
Bảng 2.1: Ưu điểm và hạn chế của loại hình DNTN ..................................................... 13
Bảng 2.2 Quy trình quản lý thuế giá trị gia tăng ........................................................... 15
Bảng 2.3: Ví dụ về các tốt chức quản lý thuế GTGT .................................................... 16
Bảng 2.4: Ưu và nhược điểm của các cơ quan quản lý thuế ......................................... 16
Bảng 2.5: Tóm tắt các nghiên cứu liên quan ................................................................. 20
Bảng 4.1: Đặc điểm thuế giá trị gia tăng tại Việt Nam ................................................. 26
Bảng 4.2: Quy trình quản lý thuế giá trị gia tăng .......................................................... 27
Bảng 4.3: Số lượng doanh nghiệp tư nhân tại huyện Tân Phú giai đoạn 2014 – 2020 . 28
Bảng 4.4: Số thuế GTGT thu được từ doanh nghiệp tư nhân tại huyện Tân Phú giai
đoạn 2014 – 2020 .................................................................................................. 28
Bảng 4.5: Tổng thuế GTGT thu được tại huyện Tân Phú giai đoạn 2014 – 2020 ........ 30
Bảng 4.6: Phân tích PEST đối với các nhân tố vĩ mô ................................................... 30
Bảng 4.7: Phân tích 7S Mckinsey đối với các nhân tố vi mô ........................................ 32
Bảng 4.8: Tổng hợp SWOT đối với hoạt động quản lý thuế GTGT đối với DNTN tại
Chi cục Thuế huyện Tân Phú ................................................................................ 33
Bảng 4.9: Các chiến lược hành động ............................................................................. 34


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nguyên nghĩa

Covid-19

Corona Virus Disease of 2019

DNTN


Doanh nghiệp tư nhân

GTGT

Giá trị gia tăng

NSNN

Ngân sách nhà nước

PEST

Political-Ecomic-Social-Technological

SWOT

Strengths-Weaknesses-Opportunities-Threats

VAT

Value added tax

7S Mckinsey

Strategy-Structure-Systems-Style-Staff-Skills- Shared values


CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài

Thuế có chức năng bảo đảm nguồn thu cho NSNN nhằm đáp ứng nhu cầu chi
tiêu của Nhà nước; chức năng phân phối lại thu nhập và tài sản nhằm đảm bảo công
bằng xã hội và chức năng điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Một trong những loại thuế chiếm
tỷ trọng cao nhất là thuế gián thu nói chung và nổi bật là thuế giá trị gia tăng. Theo
điều luật 2 Luật thuế giá trị gia tăng 2008: “Thuế giá trị gia tăng có tác dụng điều tiết
thu nhập của tổ chức, cá nhân tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng.
Thuế giá trị gia tăng khuyến khích, xuất khẩu hàng hóa. Thúc đẩy chế độ hạch tốn, kế
tốn, sử dụng hóa đơn, chứng từ và thanh toán qua ngân hàng”. Thuế giá trị gia tăng
được áp dụng rộng rãi đối với mọi tổ chức, cá nhân có tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ
được cung ứng, nên là nguồn thu lớn và ổn định của NSNN.
Sự ra đời, tồn tại và phát triển của DNTN đã phát huy quyền tự do kinh doanh
của cá nhân, khuyến khích nền kinh tế thành phần phát triển một cách tích cực, nó cịn
góp phần khơng nhỏ trong việc phát triển quy mô, mở rộng chủ thể luật kinh tế (Đặng
Hiền,2020). Tuy nhiên, thuế nói chung và thuế giá trị gia tăng nói riêng cũng là một
gánh nặng khơng hề nhỏ đối với các DNTN. Ngoài các nghĩa vụ thuế phải đóng góp,
doanh nghiệp cịn chịu gánh nặng nhiều chi phí khác, chưa kể các chi phí khơng chính
thức vẫn tồn tại khá phổ biến. Trong khi đó, các cơ quan quản lý nhà nước đề xuất
điều chỉnh chính sách thuế, phí vẫn chưa nhìn tổng thể, mà bóc tách riêng để đạt được
mục tiêu thu đúng, thu đủ của ngành mình. Đối với cộng đồng doanh nghiệp nói chung
và DNTN nói riêng, tuy khơng trực tiếp chịu tác động từ tăng thuế, song vẫn ảnh
hưởng lớn từ việc bị tăng chi phí, giảm nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng. Do đó,
doanh nghiệp vẫn bị ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận trực tiếp, từ đó ảnh hướng
tới hoạt động sản xuất - kinh doanh dài hạn (Nguyễn Ngọc Hùng, 2018).
Việc quản lý công tác thuế GTGT giúp tăng cường cơng tác hạch tốn kế tốn
và thúc đẩy việc mua bán hàng hố có hố đơn chứng từ; việc tính thuế đầu ra được
khấu trừ số thuế đầu vào là biện pháp kinh tế góp phần thúc đẩy cả người mua và
người bán cùng thực hiện tốt hơn chế độ hoá đơn, chứng từ. Chi cục Thuế ở các quận,
huyện, thị xã, thành phố; Chi cục Thuế doanh nghiệp (gọi chung là Chi cục Thuế) là tổ
chức trực thuộc Cục Thuế cấp tỉnh, là đơn vị trực tiếp quản lý thuế nói chung và thuế
GTGT nói riêng, có chức năng tổ chức thực hiện cơng tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các

1


khoản thu khác của NSNN (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của cơ
quan thuế.
Tại huyện Tân Phú là một huyện vùng núi nằm ở phía Bắc của tỉnh Đồng Nai, ý
thức chấp hành pháp luật về thuế còn khá kém, Số lượng DNTN còn tương đối ít. Các
DNTN chủ yếu kinh doanh ở lĩnh vực xây dựng, vận chuyển, … chưa quá đa dạng về
lĩnh vực hoạt động. Nền kinh tế huyện Tân Phú cũng đang trên đà phát triển, một phần
không nhỏ là do mơ hình doanh nghiệp tư nhân mang lại. Do vậy, công tác quản lý thu
thuế GTGT là điều cần được quan tâm trong thời điểm hiện nay. Vừa cân đối thuế
GTGT làm sao để bảo đảm nguồn thu của NSNN mang lại lợi ích cho xã hộiq và giữ
mức thuế hợp lý đối với DNTN là điều vô cùng quan trọng. Kết hợp những thông tin,
số liệu tham khảo ở Chi cục Thuế Huyện Tân Phú và những kiến thức được học từ nhà
trường, tác giả chọn đề tài: “Công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh
nghiệp tƣ nhân tại huyện Tân Phú tỉnh Đồng Nai” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
Nghiên cứu này tập trung làm rỏ hiện trạng công tác thuế giá trị tăng tại Huyện Tân
Phú, tỉnh Đồng Nai, đưa ra các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý thuế giá trị gia tăng,
đồng thời đưa ra những đánh giá về mặt tích cực và các khuyến nghị nhằm hồn thiện
cơng tác thuế giá trị gia tăng tại huyện Tân Phú.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở những thông tin và số liệu thu thập được, khóa luận tiến hành phân
tích và đánh giá hoạt động quản lý thuế GTGT đối với DNTN tại địa huyện Tân Phú.
Qua đó, khóa luận cũng đề xuất một số khuyến nghị đối với hoạt động quản lý thuế
GTGT đối với DNTN trên địa bàn nghiên cứu.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Trình bày các chỉ tiêu đánh giá hoạt động quản lý thuế GTGT
Phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động quản lý thuế
GTGT đối với DNTN tại huyện Tân Phú trong giai đoạn từ 2014-2020.

Đề xuất một số khuyến nghị đối với hoạt động quản lý thuế GTGT đối với DNTN tại
huyện Tân Phú.

2


1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu
Các chỉ tiêu nào dùng để đánh giá hoạt động quản lý thuế GTGT đối với DNTN? Các
chỉ tiêu đánh giá hoạt động quản lý thuế GTGT đối với DNTN tại huyện Tân Phú
được thể hiện ra sao?
Các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động quản lý thuế GTGT đối
với DNTN tại huyện Tân Phú ra sao?
Những khuyến nghị nào được đề xuất đối với hoạt động quản lý thuế GTGT đối với
DNTN tại huyện Tân Phú?
1.3 Đối tƣợng nghiên cứu và đối tƣợng khảo sát
1.3.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Hoạt động quản lý thuế GTGT đối với DNTN
1.3.2 Đối tƣợng khảo sát
Cán bộ quản lý doanh nghiệp của Chi cục Thuế huyện Tân Phú
1.4 Phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Về khơng gian
Khóa luận tập trung vào nghiên cứu công tác quản lý thuế GTGT đối với DNTN của
Chi cục Thuế huyện Tân Phú trên huyện Tân Phú.
1.4.2 Về thời gian
Khóa luận thu thập thông tin và số liệu về từ Chi cục Thuế huyện Tân Phú trong giai
đoạn 2014-2020. 2014 là giai đoạn bắt đầu xuất hiện nhiều mơ hình DNTN trên địa
phương, nên khóa luận sẽ bắt đầu lấy số liệu từ 2014 đến nay.
1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu
1.5.1 Phƣơng pháp tiếp cận
Khóa luận thu thập thơng tin liên quan đến đề tài từ giáo trình chun ngành, chứng từ,

thơng tư, luật thuế ... làm cơ sở cho các lập luận trong nghiên cứu.
Các cơ sở lý thuyết được vận dụng trong nghiên cứu, bao gồm:
Lý thuyết về vai trò của thuế GTGT đến nguồn thu NSNN (Essam, 2017): Thuế giá trị
gia tăng có tác dụng điều tiết thu nhập của tổ chức, cá nhân tiêu dùng hàng hóa, dịch
vụ chịu thuế giá trị gia tăng. Thuế giá trị gia tăng khuyến khích, xuất khẩu hàng hóa.
Thúc đẩy chế độ hạch tốn, kế tốn, sử dụng hóa đơn, chứng từ và thanh toán qua
ngân hàng.

3


Lý thuyết nền tảng trong phân tích (Glaser & Strauss, 1960): Đây là một phương pháp
quy nạp cung cấp một quy trình để thu thập, tổng hợp, phân tích và khái niệm hóa dữ
liệu định tính cho mục đích xây dựng lý thuyết.
Lý thuyết về các bên liên quan (Freeman, 1984): Lí thuyết các bên liên quan này cho
rằng tổ chức có nghĩa vụ phải đối xử cơng bằng giữa các bên liên quan, trong trường
hợp các bên liên quan có xung đột lợi ích, doanh nghiệp phải có nghĩa vụ đạt được sự
cân bằng tối ưu giữa chúng.
Lý thuyết về vai trò của DNTN trong nền kinh tế (William, 2016): Góp phần lớn vào
phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy thành lập nhiều doanh nghiệp mới, giải quyết vấn
đề tạo việc làm.
Bên cạnh đó, khóa luận cũng tham khảo các nghiên cứu thực nghiệm liên quan nhằm
đối chiếu, so sánh trong q trình phân tích của đề tài “Hoạt động quản lý thuế giá trị
gia tăng đối với doanh nghiệp tư nhân trên huyện Tân Phú”.
1.5.2 Phƣơng pháp thu thập số liệu
Dữ liệu thứ cấp:
Báo cáo về tình hình phát triển kinh tế của huyện Tân Phú.
Báo cáo kết quả thực hiện thu NSNN của Chi cục Thuế huyện Tân Phú năm 20142016.
Báo cáo kết quả thu thuế GTGT của Chi cục Thuế huyện Tân Phú năm 2014-2016.
Các thông tư, nghị định, các bài viết từ trang tin điện tử của Tổng cục Thuế.

Các nghiên cứu có liên quan khác.
Dữ liệu sơ cấp:
Tác giả tiến hành phỏng vấn cán bộ công nhân viên chức tại Chi cục Thuế Huyện
Tân Phú để củng cố cho các minh chứng thực tiễn về thực trạng công tác quản lý thuế
GTGT đối với DNTN trên địa bàn với danh sách câu hỏi như sau:
Anh/chị cho biết hiện trạng hoạt động của các DNTN tại huyện Tân Phú? Các DNTN
hoạt động chủ yếu ở những lĩnh vực gì?
Anh/chị cho biết tình hình nộp thuế GTGT đói với DNTN trên địa bàn, các phương
thức nộp và thu thuế?
Anh/chị cho biết tình trạng trốn thuế hiện này trên địa phương nói chung và thuế giá trị
gia tăng nói riêng?

4


Anh/ chị có đề xuất gì để cơng tác thu thuế GTGT đối với DNTN trên địa bàn tốt hơn,
những kì vọng của anh/chị về cơng tác thuế GTGT đối với DNTN vào năm tiếp theo?
1.5.3 Phƣơng pháp xử lý số liệu
Phương pháp thống kê mô tả, so sánh những chỉ tiêu sau đây đối với hoạt động quản lý
thuế GTGT của DNTN tại huyện Tân Phú trong giai đoạn 2014-2020
Số lượng DNTN
Tổng thuế GTGT dự toán thu được từ DNTN
Tổng thuế GTGT thu được từ DNTN
Tổng thuế GTGT còn còn thiếu do việc chậm hoặc trốn thuế của DNTN
Tác giả sử dụng các mơ hình sau để phân tích định tính:
Mơ hình 7s Mckinsey (Peters & Waterman, 1980)
Phân tích PEST (Aguilar, 1967)
Tổng hợp 2 phân tích trên, khóa luận đưa ra được SWOT (Benepe & ctg, 1960).
1.6 Quy trình nghiên cứu của đề tài
Hình 1.1: Thiết kế quy trình thực hiện

Bƣớc 1: Xác định vấn đề nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu: Hoạt động quản lý thuế GTGT đối với DNTN tại huyện Tân Phú
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hoạt động quản lý thuế GTGT đối với DNTN tại huyện Tân Phú. Qua đó,
khóa luận cũng đề xuất một số khuyến nghị đối với hoạt động quản lý thuế GTGT đối với DNTN trên địa bàn
nghiên cứu.
Bƣớc 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm liên quan
Các lý thuyết liên quan đến thuế GTGT đối với DNTN
Bƣớc 3: Tiến hành thu thập dữ liệu
Dữ liệu thứ cấp (các kết quả về thu thuế GTGT đối với DNTN), dữ liệu sơ cấp (phỏng vấn trực tiếp các cán
bộ Cục Thuế địa phương)
Bƣớc 4: Thực hiện phân tích định tính
Phương pháp định tính (mơ tả, so sánh, mơ hình 7s Mckinsey, PEST, SWOT)
Bƣớc 5: Viết báo cáo
Các nội dung: Trình bày các chỉ tiêu đánh giá hoạt động quản lý thuế GTGT, phân tích các chỉ tiêu đánh giá
hoạt động quản lý thuế GTGT đối với DNTN tại huyện Tân Phú trong giai đoạn từ 2014-2020, đề xuất một số
khuyến nghị đối với hoạt động quản lý thuế GTGT đối với DNTN tại huyện Tân Phú.
Các kết quả nghiên cứu được thảo luận và đề xuất khuyến nghị đối với hoạt động quản lý thuế GTGT đối với
DNTN trên địa bàn nghiên cứu.

Nguồn: Tổng hợp của tác giả.

5


1.7 Đóng góp của đề tài
1.7.1 Về mặt lý thuyết
Xác định được các chỉ tiêu đánh giá hoạt động quản lý thuế GTGT đối với DNTN.
Cung cấp bằng chứng thực nghiệm mới, bổ sung cho lĩnh vực nghiên cứu về hoạt động
quản lý thuế GTGT đối với DNTN.
1.7.2 Về mặt thực tiễn

Trình bày được các chỉ tiêu đánh giá hoạt động quản lý thuế GTGT đối với DNTN tại
huyện Tân Phú.
Đề xuất được một số khuyến nghị đối với hoạt động quản lý thuế GTGT đối với
DNTN tại huyện Tân Phú.
1.8 Bố cục của đề tài
Bố cục đề tài gồm 5 chương, cụ thể như sau:
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU
Khóa luận trình bày lý do chọn đề tài, khái quát mục tiêu nghiên cứu, đối tượng
nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, những đóng góp và kết cấu của khóa luận.
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THUẾ GIÁ
TRỊ GIA TĂNG ĐĨI VỚI DOANH NGHIỆP TƢ NHÂN
Khóa luận trình bày những khái niệm cơ bản, chức năng và vai trò về pháp luật
thuế GTGT đối với DNTN cũng như các cơ sở lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm
liên quan nhằm củng cố lập luận của tác giả về vấn đề nghiên cứu.
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Khóa luận trình phương pháp nghiên cứu, giải thích việc lựa chọn phương pháp
nghiên cứu định tính, và ý nghĩa của việc sử dụng phương pháp mô tả, so sánh cũng
như sử dụng mơ hình 7S, PEST, SWOT đối với hoạt động quản lý Thuế GTGT đối với
các DNTN.
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Đối với chương này, tác giả phân tích hoạt động quản lý Thuế GTGT đối với
các DNTN tại huyện Tân Phú trong giai đoạn 2014-2020 và thảo luận các kết quả
nghiên cứu đối với vấn đề nghiên cứu.

6


CHƢƠNG 5: KHUYẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
Nghiên cứu trình bày phương hướng phát triển của hoạt động quản lý Thuế
GTGT đối với các DNTN tại huyện Tân Phú, đề xuất các khuyến nghị và kết luận đối

với đề tài.

7


CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THUẾ GIÁ
TRỊ GIA TĂNG ĐÓI VỚI DOANH NGHIỆP TƢ NHÂN
2.1 Tổng quan về thuế giá trị gia tăng
2.1.1 Khái niệm thuế giá trị gia tăng
Thuế Giá trị gia tăng (GTGT - Value Added Tax) được áp dụng lần đầu tiên
cách đây chưa đầy 50 năm, vẫn còn giới hạn ở một số quốc gia cho đến cuối những
năm 1960. Tuy nhiên, ngày nay, hầu hết các quốc gia đều có thuế VAT, làm tăng trung
bình khoảng 25% doanh thu thuế của những quốc gia này (Ebrill, Keen & Perry,
2001).
Thuế GTGT được nhiều nước châu Âu ban hành trong những năm 1960 và
1970. Các quốc gia khác cũng triển khai áp dụng thuế GTGT trong những năm 1980
sau đó. Thuế GTGT lúc đó được xem là một cách để giải quyết các vấn đề phân tầng
nảy sinh trong việc thực hiện thuế tổng doanh thu và thuế bán hàng, là một phiên bản
tốt hơn của thuế thu nhập doanh nghiệp. Trên thực tế, các chính phủ đã thực hiện phần
lớn thuế GTGT như một loại thuế bán hàng được cải tiến (TPC, 2020).
Theo nghiên cứu của WorldBank (Tuan Minh Le, 2003), thuế GTGT là thuế áp
vào GTGT ở mỗi giai đoạn của chuỗi sản xuất - phân phối, GTGT có thể được xác
định theo hai cách khác nhau, cụ thể là: (i) GTGT tương đương với tổng tiền công lao
động và lợi nhuận cho người sở hữu các yếu tố sản xuất bao gồm đất đai và vốn; (ii)
GTGT được đo lường đơn giản là sự khác biệt giữa giá trị đầu ra và chi phí đầu vào.
Thuế GTGT là thuế tiêu thụ đánh vào sản phẩm bất cứ khi nào giá trị được gia
tăng ở mỗi giai đoạn của chuỗi cung ứng, từ sản xuất đến điểm bán. Số thuế GTGT mà
người dùng phải trả tính trên giá thành của sản phẩm, trừ đi bất kỳ chi phí nào của
nguyên vật liệu được sử dụng trong sản phẩm đã bị tính thuế (Julia, 2020).
Tóm lại, thuế GTGT là loại thuế gián thu và tính trên giá trị tăng thêm của hàng

hóa, dịch vụ phát sinh từ q trình sản xuất, lưu thông cho đến khi tới tay người tiêu
dùng. Về nguyên tắc, cơ sở tính thuế (tax base) của thuế GTGT là tất cả tiêu dùng
(consumption). Tuy nhiên, hầu hết các hệ thống thuế GTGT đều loại trừ một số mặt
hàng không bị đánh thuế GTGT, một số mặt hàng (ví dụ, thực phẩm và thuốc kê đơn)
được loại trừ để giảm tác động của thuế GTGT đối với các hộ gia đình có thu nhập

8


thấp, Một số mặt hàng khác bị loại trừ vì khó xác định “giá trị gia tăng” của chúng (ví
dụ: dịch vụ tài chính) (TPC, 2020a).
2.1.2 Đặc điểm của thuế giá trị gia tăng
Thuế GTGT có một số đặc điểm như sau:
Thuế GTGT là một loại thuế gián thu đối với chi tiêu: thuế GTGT không
được thu trực tiếp từ người tiêu dùng, mà từ các tổ chức và cá nhân bị tính phí, những
người dựa vào người tiêu dùng dưới hình thức tăng giá hàng hóa hoặc dịch vụ bán ra
chịu thuế. Thuế GTGT thường khơng nhằm mục đích là thuế đánh vào giá trị gia tăng
mà nó thường được coi là thuế đánh vào tiêu dùng. Bản chất của nó là nó được tính phí
ở tất cả các giai đoạn sản xuất, tuy nhiên nó cung cấp một số cơ chế cho phép các
doanh nghiệp bù trừ khoản thuế mà họ đã trả cho việc mua hàng hóa và dịch vụ của
chính họ so với khoản thuế mà họ tính trên việc bán hàng hóa và dịch vụ của họ
(Ebrill, Keen & Perry, 2001).
Thuế GTGT là loại thuế áp dụng tồn dân: thuế GTGT thường có một thuế
suất chuẩn áp dụng cho hầu hết các hàng hóa và dịch vụ, tuy nhiên một số quốc gia áp
dụng nhiều loại thuế suất thuế GTGT đối với từng nhóm hàng hóa dịch vụ nội địa hoặc
nhập khẩu lưu thơng trên thị trường, (Essam, 2017; TPC, 2020b). Năm 2019, thuế suất
chuẩn trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế trung bình khoảng 19% (chưa tính
trọng số) nhưng rất khác nhau, cụ thể ở Hungary thuế suất thuế GTGT chuẩn là 27%,
cao nhất trong các thành viên thuộc tổ chức này, thuế suất thuế GTGT chuẩn là 20% ở
Vương quốc Anh, 15% ở New Zealand, 10% ở Úc, 8% ở Nhật Bản, và thuế suất thuế

GTGT chuẩn 5% ở Canada là thấp nhất (TPC, 2020b).
Thuế GTGT thƣờng cung cấp ƣu đãi cho một số hàng hóa và dịch vụ nhất
định: một số hàng hóa được áp dụng thuế suất thuế GTGT bằng 0 và một số hàng hóa
thậm chí cịn được miễn thuế GTGT, một số khác được đánh thuế GTGT với mức ưu
đãi. Thuế GTGT ở các nước thuộc Liên minh Châu Âu có cơ sở tính thuế hẹp, với
nhiều hàng hóa hoặc dịch vụ được ưu đãi. Các quy định mới hơn về thuế GTGT áp
dụng gần đây tại New Zealand và Nhật Bản thì có xu hướng sử dụng thuế suất chuẩn
thấp hơn cho nhiều loại hàng hóa và dịch vụ hơn. Cơ sở tính thuế càng rộng thì thuế
suất sẽ càng thấp cho một mục tiêu doanh thu nhất định (TPC, 2020b).
Thuế GTGT sử dụng phƣơng pháp khấu trừ thuế: Doanh nghiệp xác định số
thuế GTGT cần phải nộp vào NSNN dựa trên cơ sở lấy số thuế GTGT đầu ra trừ đi số
9


thuế GTGT đầu vào. Hiểu một cách cụ thể, khi doanh nghiệp mua hàng hóa – sẽ phải
chịu mức thuế GTGT cho hàng hóa (là thuế GTGT đầu vào). Nhưng khi doanh nghiệp
đem hàng hóa đó đi bán lại thì chủ thể mua hàng sẽ chịu mức thuế GTGT tính trên giá
trị của hàng hóa đó (là thuế GTGT đầu ra). Khi đó, số thuế GTGT mà doanh nghiệp
mua hàng ban đầu cần phải nộp sẽ được tính bằng cơng thức “thuế GTGT đầu ra –
thuế GTGT đầu vào”. Bản chất của thuế GTGT là đánh vào người tiêu dùng sản phẩm
– dịch vụ cuối cùng, không để cùng một món hàng nhưng lại bị thu thuế trùng lặp nên
mới cần đến hoạt động khấu trừ thuế (Ruiz, 2016). Ví dụ, doanh nghiệp nhập 1 lô hàng
trị giá 200 triệu đồng với thuế suất GTGT là 10% - khi đó số thuế GTGT đầu vào là 20
triệu đồng. Khi doanh nghiệp xuất bán lơ hàng đó đi với giá 250 triệu đồng thì người
mua phải nộp số thuế GTGT là 25 triệu đồng. Khi đó, số thuế GTGT doanh nghiệp cần
nộp vào ngân sách là 5 triệu đồng (= 25 triệu đồng – 20 triệu đồng). Đó chính là việc
khấu trừ thuế.
Nhìn chung, thuế GTGT là loại thuế gián thu được áp dụng trong tồn dân khi
chi mua hàng hóa, dịch vụ lưu thơng trên thị trường. Tính gián thu của loại thuế này
được thể hiện chỗ người mua hàng hóa, dịch vụ là người sẽ phải chịu loại thuế này

thơng qua việc mua bán hàng hóa; người mua sẽ không phải nộp thuế trực tiếp vào
NSNN. Người mua sẽ thanh toán cho người bán. Thuế suất thuế GTGT là linh hồn của
thuế GTGT và thuế suất thuế GTGT có thể có nhiều mức áp dụng với từng nhóm hàng
hóa dịch vụ lưu thơng trên thị trường.
2.1.3 Vai trị của thuế giá trị gia tăng
Thuế GTGT có vai trị rất lớn trong nền kinh tế:
Thuế GTGT giúp tăng nguồn thu cho NSNN: thuế GTGT là nguồn thu đều
đặn và quan trọng của mỗi quốc gia, nó kích tích các doanh nghiệp tích cực hoạt động,
đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng xuất nhập khẩu, do thuế GTGT
được áp dụng khấu trừ và hoàn thuế (Essam, 2017).
Thuế GTGT giúp tăng trƣởng nền kinh tế của mỗi quốc gia áp dụng thuế
GTGT: Chính sách thuế GTGT đóng vai trị quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã
hội của mỗi quốc gia, vì thuế GTGT là một loại thuế được áp dụng rộng rãi ở phần lớn
các quốc gia trên thế giới, lượng thu thuế GTGT tăng lên chứng tỏ nên kinh tế ở quốc
gia đó phát triển mạnh mẽ. Điển hình ở Nigeria, tăng 1% thuế GTGT sẽ làm tăng
1,47% GDP (Hassan, 2015).
10


Thuế GTGT giúp giảm tình trạng trốn thuế: Người nộp thuế có trách nhiệm
lập hóa đơn thuế GTGT tại thời điểm mua bán, dựa trên mã số thuế được cơ quan thuế
cung cấp rồi nộp hồ sơ khai thuế trong kỳ kế toán thuế về cơ quan thuế, đề nghị khấu
trừ, hồn thuế. Tính năng khấu trừ thuế khuyến khích người nộp thuế hiển thị tất cả
các giao dịch hoặc buộc họ phải thực hiện. Nó tạo ra một khoản thu thuế lớn và thường
xuyên. Như vậy, tổng nguồn thu NSNN tăng lên do thu đúng và thu đủ nhờ giảm được
tình trạng trốn thuế (Essam, 2017).
Tóm lại, thuế GTGT ln đóng vai trị quan trọng đối với nguồn thu NSNN,
đồng thời góp phần phát triển kinh tế thơng qua tác dụng điều tiết thu nhập của tổ
chức, cá nhân tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT. Hơn nữa, thuế GTGT
khuyến khích, xuất khẩu hàng hóa; thúc đẩy chế độ hạch tốn, kế tốn, sử dụng hóa

đơn, chứng từ và thanh toán qua ngân hàng của các chủ thể tham gia trong môi trường
thuế GTGT.
2.2 Tổng quan về doanh nghiệp tƣ nhân
2.2.1 Khái niệm doanh nghiệp tƣ nhân
Khu vực kinh tế tư nhân là bộ phận của nền kinh tế quốc dân do các cá nhân
hoặc tổ chức tư nhân sở hữu, kiểm soát và quản lý. Khu vực kinh tế tư nhân có mục
tiêu thu lợi nhuận và sử dụng nhiều lao động hơn khu vực công. Tổ chức khu vực kinh
tế tư nhân được thành lập bằng cách thành lập một doanh nghiệp mới hoặc tư nhân hóa
một tổ chức khu vực cơng. Các doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân thường
cung cấp hàng hóa và dịch vụ có giá thấp hơn và tiện lợi hơn so với khu vực công để
nhằm thu hút khách hàng. Về lý thuyết, khách hàng không muốn trả thêm tiền cho một
thứ gì đó khi họ có thể mua cùng một mặt hàng ở nơi khác với chi phí thấp hơn. Trong
hầu hết các nền kinh tế tự do, khu vực kinh tế tư nhân chiếm một phần lớn của nền
kinh tế, trái ngược với các quốc gia có nhiều sự kiểm sốt của nhà nước hơn đối với
nền kinh tế của họ thì có khu vực cơng lớn hơn. Ví dụ, Hoa Kỳ có khu vực kinh tế tư
nhân mạnh vì nước này có nền kinh tế tự do, trong khi Trung Quốc, nơi nhà nước kiểm
soát nhiều tập đồn của mình, có khu vực cơng lớn hơn (Thomas, 2020).
Các loại hình doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân bao gồm (1) Doanh
nghiệp tư nhân (Sole proprietorships), (2) Quan hệ đối tác (Partnerships), (3) Doanh
nghiệp vừa và nhỏ (Small and mid-sized businesses), (4) Các tập đoàn lớn và đa quốc

11


gia (Large corporations and multinationals), (5) Hiệp hội nghề nghiệp và thương mại
(Professional and trade associations) (Thomas, 2020).
Mặc dù nhà nước khơng tham gia trực tiếp kiểm sốt khu vực kinh tế tư nhân,
nhưng chính phủ sẽ quản lý về mặt pháp lý. Bất kỳ doanh nghiệp hoặc tổ chức doanh
nghiệp nào hoạt động tại quốc gia đó đều phải hoạt động theo luật pháp (Thomas,
2020).

Ở khóa luận này, tác giả tập trung xem xét doanh nghiệp tư nhân (DNTN) do
vấn đề nghiên cứu là hoạt động quản lý thuế GTGT dối với DNTN. DNTN là doanh
nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình
về mọi hoạt động của doanh nghiệp. DNTN khơng được phát hành bất kỳ loại chứng
khốn nào. DNTN là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm
bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. DNTN khơng được
phát hành bất kỳ loại chứng khốn nào. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một
doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh
doanh, thành viên doanh nghiệp hợp danh (Murray, 2020).
2.2.2 Đặc điểm của doanh nghiệp tƣ nhân
Một DNTN sẽ có những đặc điểm như sau:
DNTN do một cá nhân làm chủ: DNTN khơng xuất hiện sự góp vốn giống như
các doanh nghiệp nhiều chủ sở hữu, nguồn vốn của DNTN chủ yếu xuất phát từ tài sản
của một cá nhân duy nhất. DNTN có thể thực hiện các nhu cầu kinh doanh của họ theo
các quy tắc và quy định của riêng họ. DNTN có một người đại diện cho doanh nghiệp
thực hiện tất cả các nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp (Lienert, 2009; Eugene, 2015).
Đặc điểm này dẫn tới lợi thế riêng có của DNTN, đó là chủ sở hữu có thể đưa ra quyết
định nhanh chóng và dứt khốt mà khơng cần phải hỏi ý kiến người khác; đồng thời,
một chủ sở hữu DNTN, theo luật, trả ít thuế hơn và ở mức thấp hơn so với một doanh
nghiệp (Let, 1991).
DNTN khơng có tƣ cách pháp nhân: DNTN khơng có sự độc lập về tài sản vì
tài sản của DNTN cũng là tài sản của chủ sở hữu DNTN đó. Do vậy, DNTN khơng có
tư cách pháp nhân. Đây cũng chính là một trong những đặc điểm của DNTN khiến loại
hình doanh nghiệp này khác biệt (Lienert, 2009).
DNTN chịu trách nhiệm vô hạn trƣớc mọi khoản nợ: Do khơng có sự độc lập
về tài sản, chủ DNTN phải chịu trách nhiệm vô hạn trước mọi khoản nợ và nghĩa vụ
12


tài chính khác của doanh nghiệp. DNTN khơng chỉ chịu trách nhiệm về hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp trong phạm vi vốn đầu tư đã đăng kí mà phải chịu bằng toàn
bộ tài sản trong trường hợp vốn đã đăng ký khơng đủ (Lienert, 2009).
Nhìn chung, DNTN sẽ do một cá nhân làm chủ, nó khơng có tư cách pháp nhân.
Chủ DNTN là người quyết định sự điều hành và chịu trách nhiệm đối với các khoản
nợ của doanh nghiệp.
Một số ưu điểm và hạn chế của loại hình DNTN:
Bảng 2.1: Ƣu điểm và hạn chế của loại hình DNTN
Ƣu điểm

Nhƣợc điểm

- Do chỉ có 1 chủ sỡ hữu, nên chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân hoàn

- Đây là loại hình doanh nghiệp

tồn chủ động trong việc quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến

khơng có tư cách pháp nhân.

doanh nghiệp.

- Tính rủi ro cao khi chủ sở hữu

- Chủ doanh nghiệp cũng đồng thời là đại diện theo pháp luật cho doanh

doanh nghiệp phải chịu trách

nghiệp.

nhiệm bằng toàn bộ tài sản của


- Chủ sở hữu doanh nghiệp có quyền bán doanh nghiệp của mình cho

mình.

người khác.

- Không được phát hành bất kỳ

- Do chế độ trách nhiệm vô hạn, thành lập doanh nghiệp tư nhân ít bị

loại chứng khoán nào trên thị

ràng buộc hơn

trường.

- Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân tương đối đơn giản.

- Khơng được góp vốn thành lập

- Chế độ trách nhiệm vô hạn được pháp luật quy định giúp doanh nghiệp

hoặc mua cổ phần trong các loại

tư nhân dễ dàng tạo được sự tin tưởng từ đối tác, dễ dàng huy động vốn

hình doanh nghiệp khác.

và hợp tác kinh doanh.


- Chỉ được quyền thành lập một
doanh nghiệp tư nhân.

Nguồn: Tổng hợp của tác giả.
2.2.3 Vai trò của doanh nghiệp tƣ nhân trong nền kinh tế
DNTN là một phần quan trọng trong phát triển nền kinh tế: DNTN đóng
một phần quan trọng trong việc định hình bối cảnh nền kinh tế của một quốc gia. Các
nhà kinh tế và các nhà hoạch định chính sách nhận ra thực tế này. Trên thực tế, DNTN
là động cơ của tăng trưởng kinh tế và nó đã được coi là chất xúc tác để mở rộng và
thúc đẩy các hoạt động sản xuất trong mọi lĩnh vực tăng trưởng kinh tế (Ogbe, 2019).
DNTN cung cấp hàng hóa và dịch vụ quan trọng và đóng góp vào nguồn thu
từ thuế và dịng vốn hiệu quả. Sự phát triển của nền kinh tế của mỗi quốc gia hiện tại
đều nhờ vào nền kinh tế tư nhân nói chung và DNTN nói riêng. Nó ngày càng được
khuyến khích để giúp tận dụng các cơ hội về nguồn lực nhân công và các tiềm năng
phát triển kinh tế (William, 2016; Nelson, 2004).
13


Các tác nhân của doanh nghiệp tƣ nhân đƣợc coi là có vai trị trong quản trị
đơ thị: DNTN ảnh hưởng đến giá thành nguyên vật liệu, đồng thời ảnh hưởng đến
giảm nghèo và giải quyết tình trạng dư thừa lao động. Khi các DNTN phát triển ổn
định trên nền kinh tế thì sẽ kích thích xuất hiện thêm nhiều cá nhân thành lập nên
DNTN để tìm kiếm lợi nhuận trên thị trường. Nó cũng đáp ứng nguồn cung cấp hàng
hóa cho người dân và đồng thời sẽ giải quyết vấn đề thất nghiệp. (William, 2016).
Ta thấy được DNTN có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế hiện nay. Nó tạo
ra nguồn thu nhập cho người dân, nguồn thu NSNN và bản thân chủ doanh nghiệp. Nó
nâng cao vị thế nền kinh tế của mỗi quốc gia và giảm tình trạng thất nghiệp và nghèo
đói.
2.3 Cơng tác quản lý thuế giá trị gia tăng

2.3.1 Khái niệm về công tác quản lý thuế GTGT (VAT administration)
Quản lý thuế GTTG là q trình thực thi các điều luật và chính sách thuế GTGT
do chính phủ các nước ban hành; xây dựng và củng cố bộ máy quản lý thuế nói chung
và thuế GTGT nói riêng; đóng góp, hồn thiện luật thuế GTGT theo từng thời kì để
đáp ứng nhu cầu của người nộp thuế GTGT (Gerard & Naritomi, 2018).
Quản lý thuế GTGT là quy trình thực thi giám sát kiểm tra qui trình đăng kí mã
số thuế; quy trình kê khai, kế tốn thuế và nộp thuế; quy trình quản lý nguồn thu thuế;
quy trình hồn thuế và miễn giảm thuế; quy trình kiểm tra thuế GTGT; quy trình thu
nợ thuế GTGT (Sagecreekplanning, 2018).
Ở nhiều nước, việc áp dụng thuế GTGT được coi là tạo cơ hội để cải thiện cơ
bản việc quản lý thuế chung thông qua việc áp dụng các thủ tục hiệu quả hơn, có thể
được mở rộng cho tồn bộ hệ thống thuế. Tuy nhiên, đơi khi sự ra đời của thuế GTGT
đã thực sự làm gián đoạn cơ chế quản lý hiện tại do không có sự chuẩn bị đầy đủ, bao
gồm cả những khó khăn trong việc thiết lập một tổ chức thuế GTGT phù hợp (Ebrill,
Keen & Perry, 2001).
Quản lý thuế GTGT tập trung đánh giá các vấn đề nảy sinh trong quá trình quản
lý thuế GTGT nhằm đạt được sự cân bằng giữa các nguyên tắc chung quản lý thuế hợp
lý và nhận thức tầm quan trọng của các hoàn cảnh cụ thể của quốc gia.
2.3.2 Mục tiêu của việc quản lý thuế giá trị gia tăng
Mục tiêu của quản lý thuế GTGT là thúc đẩy sự tuân thủ tự nguyện, đề ra
những chính sách thuế hợp lý và có những hình phạt đối với những trường hợp sai
14


phạm. Tất cả các khía cạnh của quản lý thuế GTGT nên được thiết kế với mục đích
tăng cường tuân thủ tự nguyện. Việc phát hiện nhanh các sai phạm, gia tăng phạm vi
kiểm tra và áp dụng các hình phạt thích hợp đặc biệt hữu ích trong vấn đề này, đồng
thời cơ quan thuế phải có các hướng dẫn hỗ trợ người nộp thuế GTGT (Dheressa,
2015).
Ngoài ra, quản lý tốt thuế GTGT sẽ cung cấp đầy đủ nguồn cung cho NSNN,

kích thích nền kinh tế phát triển. Lượng thuế đầy đủ sẽ giúp nhà nước có ngân sách để
cải thiện an sinh xã hội, khắc phục các vấn đề còn tồn đọng (Gerard & Naritomi,
2018).
Từ mục tiêu trên mà các bước quản lý thuế GTGT được triển khai như sau:
Bảng 2.2 Quy trình quản lý thuế giá trị gia tăng
1.

Lập dự toán thu thuế GTGT
- Xây dựng củng cố đội ngũ cán bộ phân tích đánh giá nguồn thu thuế GTTG dựa trên số thuế thu được từ
năm trước và tình hình kinh tế năm nay để đưa ra chỉ tiêu thu thuế phù hợp nhất cho năm lập dự toán, nhằm
khai thác triệt để khả năng của các DNTN ở địa bàn nghiên cứu (Asmare, 2020)
- Đôn đốc rà sốt cơng tác đăng kí, thống kế, kế tốn số thuế GTGT đầu vào nộp vào NSNN để tránh thu thiếu
lượng thuế GTGT (Asmare, 2020)

2.

Tổ chức công tác thu thuế GTGT
- Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế
- Quản lý đăng ký, kê khai, nộp thuế và hoàn thuế
- Quản lý thông tin người nộp thuế
- Quản lý nợ thuế, thu hồi và cưỡng chế với số nợ thuế GTGT khơng có khả năng thu hồi (Hutton, 2017).

3.

Thanh tra và kiểm tra thuế
- Kiểm tra lại kết quả kê khai nộp thuế đầu vào của người nộp thuế gửi về cơ quan thuế, kịp thời phát hiện các
sai phạm trong công tác kê khai, hoặc các hành vi gian lận thuế, trốn thuế.
- Nâng cao hình ảnh cơ quan quản lý thuế xử lý các vấn đề, các sai phạm nhang chóng để có một hệ thống
giám sát hiệu quả và kịp thời (Europa, 2016).


Nguồn: Tổng hợp của tác giả.

15


2.4 Cơ quan quản lý thuế
Hoạt động đánh thuế GTGT của cơ quan quản lý thuế trong nước là quy luật ở
đại đa số các quốc gia. Kết quả này phản ánh xu hướng song song trong những thập kỷ
gần đây ủng hộ các cơ quan quản lý thuế theo chức năng hơn các tổ chức dựa trên thuế
truyền thống.
Bảng 2.3: Ví dụ về các tổ chức quản lý thuế GTGT

Liên minh Châu Âu
Các quốc gia Châu Âu khác
BRO (Liên Hiệp Anh)
Châu Mỹ La-tinh
Châu Phi
Châu Á Thái Bình Dương
Các quốc gia Trung Đông
Các quốc gia Bắc Mỹ
Tổng (108 quốc gia)

Cục thuế nội địa quản lý
thuế GTGT (VAT
Administered by Domestic
Tax Department)

Cục hải quan quản lý
thuế GTGT (VAT
Administered by

Customs Department)

Cục quản lý thuế
GTGT quản lý (VAT
Administered by
VAT Department)

10
14
15
18
18
13
1
1
90

1

2
1

1
1

3
5

1


2

4

14

Nguồn: Ebrill & ctg (2001).
Theo bảng 2.3 trong số 108 quốc gia đã có thơng tin, 90 quốc gia đã quyết định
rằng Cục thuế nội địa sẽ quản lý thuế GTGT; 4 quốc gia quyết định rằng thuế GTGT
sẽ do Cục hải quan quản lý và 14 đã thành lập bộ phận thuế GTGT đặc biệt. Qua đó
cho thấy Cục thuế nội địa là cơ quan thường được lựa chọn để đảm trách quản lý thuế
GTGT.
Ba loại hình cơ quan quản lý thuế có ưu và nhược điểm như sau:
Bảng 2.4: Ƣu và nhƣợc điểm của các cơ quan quản lý thuế
Ƣu điểm

Nhƣợc điểm

Thuế GTGT do Cục

Tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao

Hệ thống và thủ tục hải quan và thuế tiêu thụ

thuế và Cục hải quan

đổi thông tin về xuất nhập khẩu

đặc biệt không phù hợp để quản lý thuế


quản lý

GTGT, nhân viên hải quan có thể khơng có
kỹ năng phù hợp, cản trở phối hợp quản lý
thuế VAT và thuế thu nhập.

Thuế GTGT do một

Cho phép tạm dừng các thủ tục hiện

Thành lập một bộ phận quản lý thuế GTGT

bộ phận cụ thể quản

có khi thuế GTGT được triển khai

mới ở một quốc gia đang phát triển với năng



Giúp tập trung vào quản lý VAT

lực hành chính yếu và khan hiếm địi hỏi
một bộ máy chính trị mạnh mẽ.

Thuế GTGT do cơ

Cung cấp một phương thức quản lý

Rủi ro tập trung vào các bước của công tác


quan quản lý thuế nội

thuế hiện đại, hiệu quả (dựa trên chức

quản lý thuế.

16


×