Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Phát triển tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 123 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM
------------------------------

NGUYỄN THẾ NHÂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH NAM GIA LAI

Tp. Hồ Chí Minh năm 2021


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM
------------------------------

PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH NAM GIA LAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8 34 02 01

Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐÀO LÊ KIỀU OANH

Tp. Hồ Chí Minh năm 2021




i

LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một
trường đại học nào. Luận văn này là cơng trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả
nghiên cứu là trung thực, trong đó khơng có các nội dung đã được công bố trước đây
hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn
đầy đủ trong luận văn.

TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng năm 2021

Tác giả luận văn

Nguyễn Thế Nhân


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu, tơi nhận được sự giúp đỡ tận tình chỉ
bảo của các giảng viên, các phịng ban trong và ngồi Trường Đại học Ngân hàng
Thành phố Hồ Chí Minh.
Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất đến TS. Đào Lê Kiều
Oanh - Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn,
chỉ bảo tơi trong suốt q trình nghiên cứu đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các phịng ban tại Ngân

hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Nam Gia Lai, Phịng Kế
hoạch Tài chính, Phịng Khách hàng Cá Nhân, Phịng Tổ chức hành chính, Ngân
hàng nhà nước tỉnh Gia Lai đã giúp tôi thu thập số liệu, nghiên cứu hoàn thiện luận
văn.
Bên cạnh sự hợp tác giúp đỡ trong công việc tôi không thể quên sự động viên
của gia đình và bạn bè trong quá trình học tập và nghiên cứu thực tế.
Dù đã cố gắng nhưng trình độ bản thân còn hạn chế, trong đề tài của tơi sẽ
khơng tránh khỏi thiếu sót, kính mong các thầy, cơ giáo đóng góp ý kiến để nội dung
nghiên cứu này hoàn thiện hơn.
Tác giả

Nguyễn Thế Nhân


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
NỘI DUNG TÓM TẮT ......................................................................................... viii
ABSTRACT .............................................................................................................. ix
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... x
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU ...................................................................... xi
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................ 3
2.1. Mục tiêu tổng quát ......................................................................................... 3
2.2. Mục tiêu cụ thể: ............................................................................................. 3
3. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 4
4.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 4
4.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 4
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ...................................................................... 4
5.2. Phương pháp xử lý dữ liệu ............................................................................ 4
5.3. Phương pháp phân tích ................................................................................. 4
3.3.1. Phương pháp thống kê mô tả ............................................................... 5
3.3.2. Phương pháp so sánh ........................................................................... 5
6. Đóng góp của đề tài ........................................................................................... 5
7. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu .................................................................. 5
8. Bố cục của luận văn .......................................................................................... 8
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ................................................................................ 9
1.1. Tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại ................................................. 9


iv

1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng .................................................................9
1.1.2. Khái niệm tín dụng bán lẻ ......................................................................10
1.1.3. Đặc điểm của tín dụng bán lẻ .................................................................10
1.2. Phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ trong ngân hàng thương mại ....... 12
1.2.1. Quan điểm về phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ ...............................12
1.2.2. Sự cần thiết của phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ ............................14
1.2.2.1. Đối với Ngân hàng thương mại ...................................................... 14
1.2.2.2. Đối với khách hàng của hoạt động tín dụng bán lẻ ........................ 15
1.2.2.3. Đối với xã hội - nền kinh tế ............................................................. 15
1.2.3. Tiêu chí đánh giá sự phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ .....................16
1.2.3.1. Tăng trưởng quy mơ tín dụng bán lẻ .............................................. 16

1.2.3.2. Cơ cấu danh mục tín dụng bán lẻ ................................................... 17
1.2.3.3. Tăng trưởng thị phần cho vay tín dụng bán lẻ của ngân hàng trên
thị trường mục tiêu ....................................................................................... 17
1.2.3.4. Tăng thu nhập từ hoạt động tín dụng bán lẻ của ngân hàng .......... 17
1.2.3.5. Kết quả kiểm sốt rủi ro tín dụng ................................................... 17
1.2.3.6. Nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ hoạt động tín dụng bán lẻ 18
1.2.3.7. Nâng cao độ an tồn của hoạt động tín dụng bán lẻ ...................... 18
1.2.4. Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ ...........19
1.2.4.1. Nhân tố thuộc về khách hàng .......................................................... 20

1.2.4.2. Nhân tố thuộc về Ngân hàng ........................................................... 20
1.2.4.3. Nhân tố thuộc về môi trường .......................................................... 22
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 25
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN
HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH NAM
GIA LAI ................................................................................................................... 26
2.1. Giới thiệu về NHTM CP ĐT&PT Việt Nam-Chi nhánh Nam Gia Lai .. 26
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHTM CP ĐT&PT Việt Nam Chi nhánh Nam Gia Lai....................................................................................26


v

2.1.2. Đặc điểm hoạt động của NHTM CP ĐT&PT Việt Nam - Chi nhánh
Nam Gia Lai .....................................................................................................27
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHTM CP ĐT&PT Việt Nam Chi nhánh Nam Gia Lai....................................................................................28
2.1.3.1. Tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn Gia Lai ................................ 28
2.1.3.2. Tình hình hoạt động của các NHTM trên địa bàn .......................... 28
2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHTM CP ĐT&PT Việt Nam Chi nhánh Nam Gia Lai trong các năm gần đây ..............................................29
2.1.5. Tổ chức hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV Nam Gia Lai ...................32
2.1.5.1. Mơ hình tổ chức .............................................................................. 32

2.1.5.2. Quy trình nghiệp vụ tín dụng bán lẻ ............................................... 32
2.1.5.3. Sản phẩm tín dụng bán lẻ tại BIDV Nam Gia Lai .......................... 32
2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng bán lẻ của BIDV Nam Gia Lai .............. 33
2.2.1. Quy mơ tín dụng bán lẻ ..........................................................................33
2.2.2. Thị phần tín dụng bán lẻ của ngân hàng trên thị trường mục tiêu .........47
2.2.3. Cơ cấu tín dụng bán lẻ ............................................................................49
2.2.3.1. Cơ cấu dư nợ TDBL theo kỳ hạn .................................................... 49
2.2.3.2. Cơ cấu tín dụng bán lẻ theo hình thức đảm bảo ............................. 50
2.2.3.3. Cơ cấu tín dụng bán lẻ theo sản phẩm ........................................... 51
2.2.4. Thu nhập từ hoạt động tín dụng bán lẻ ...................................................54

2.2.5. Kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng bán lẻ...................................55
2.2.6. Chất lượng cung ứng dịch vụ .................................................................58
2.2.7. Độ an tồn của hoạt động tín dụng bán lẻ ..............................................61
2.2.7.1. An tồn thơng tin tín dụng bán lẻ: .................................................. 61
2.2.7.2. An tồn trong quy trình tín dụng: ................................................... 63
2.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại
BIDV Nam Gia Lai ............................................................................................. 64
2.3.1. Những kết quả đạt được .........................................................................64
2.3.2. Hạn chế tồn tại ........................................................................................67


vi

2.3.2.1. Nguyên nhân của những hạn chế tồn tại ........................................ 69
2.3.2.2. Nguyên nhân bên trong Ngân hàng ................................................ 70
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 75
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ
TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH NAM GIA LAI ................................................................................ 76

3.1. Định hướng hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV Nam Gia Lai .............. 76
3.1.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của BIDV Nam Gia Lai thời gian tới
..........................................................................................................................76
3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV Nam Gia Lai
..........................................................................................................................78
3.2. Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV Nam Gia Lai 80
3.2.1. Vận dụng linh hoạt chính sách lãi suất của BIDV .................................81
3.2.2. Hồn thiện chính sách khách hàng về sản phẩm cho vay bán lẻ trên cơ
sở tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường: .............................................81
3.2.3. Mở rộng chiến dịch marketing, quảng bá, tiếp thị sản phẩm TDBL......82
3.2.4. Làm tốt công tác đào tạo và huấn luyện nguồn nhân lực tham gia hoạt
động tín dụng bán lẻ .........................................................................................84
3.2.5. Nâng cao chất lượng thu thập thông tin khách hàng ..............................85
3.2.6. Khắc phục các mặt bất cập trong chất lượng dịch vụ và tăng cường các
hoạt động chăm sóc khách hàng .......................................................................86
3.2.7. Nâng cao chất lượng hoạt động quản trị rủi ro cho vay trong hoạt động
tín dụng bán lẻ ..................................................................................................87
3.3. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam .......... 89
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................ 91
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... i
PHỤ LỤC .................................................................................................................. iv
1. Phụ lục 2.1: Mơ hình tổ chức hoạt động của BIDV Nam Gia Lai ................... iv


vii

2. Phụ lục 2.2: Chức năng các phòng ban trong mơ hình hoạt động TDBL tại
BIDV Nam Gia Lai................................................................................................... vi
3. Phụ lục 2.3: Lưu đồ Quy trình cấp tín dụng bán lẻ tại BIDV .........................vii

4. Phụ lục 2.4. Các sản phẩm tín dụng bán lẻ tại BIDV Nam Gia Lai ................. x
5. Phụ lục 2.5. BẢNG KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LỊNG CỦA KHÁCH
HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ TÍN DỤNG BÁN LẺ CỦA BIDV ........................ xiii
6. Phụ lục 2.6: Tổng hợp số liêu đo lường mức độ hài lòng của khách hàng đối
với hoạt động TDBL của BIDV ............................................................................. xv


viii

NỘI DUNG TĨM TẮT
Tiêu đề: Phát triển tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại Cổ phần đầu tư và
Phát triển Việt Nam - Chi nhánh nam Gia Lai.
Tóm lượt:
Trong xu thế hội nhập và mở cửa thị trường tài chính như hiện nay, hệ thống
Ngân hàng ngày càng giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Bên cạnh việc phát triển
những dịch vụ mới như: tư vấn tài chính, bảo hiểm..., thì thị trường tín dụng bán lẻ
đang trở thành một xu thế mới và nhận được sự quan tâm của rất nhiều các Ngân
hàng Thương mại cổ phần (TMCP). Thực tế cho thấy tín dụng bán lẻ (TDBL) ngày
càng tăng trưởng và sẽ là một trong những mảng kinh doanh tiềm năng, chiến lược
trong tương lai của các Ngân hàng thương mại. Ngân hàng nào nắm bắt được cơ hội
trong việc mở rộng và phát triển tín dụng bán lẻ sẽ dễ dàng chiếm lĩnh thị trường này.
Luận văn nhằm phân tích thực trạng phát triển hoạt đông TDBL tại BIDV Nam
Gia Lai từ năm 2016 đến năm 2019. Từ đó, đánh giá mặt đạt được và chưa đạt được
nhằm đề xuất các giải pháp để phát triển hoạt động TDBL tại chi nhánh. Phương
pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng là phương pháp thống kê mơ tả, so sánh, phân
tích, tổng hợp số liệu, kế thừa các nghiên cứu trước đó phân tích, diễn giải, logic, quy
nạp, Phương pháp điều tra khảo sát: tiến hành khảo sát để thăm dò ý kiến khách hàng
là cá nhân, hộ kinh doanh tại BIDV thông qua phiếu điều tra khảo sát để đánh giá
mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ TDBL tại Chi nhánh… để đưa ra
một số giải pháp cần thiết nhằm phát triển hoạt động TDBL tại BIDV Nam Gia Lai.

Nhằm đưa BIDV Nam Gia Lai là một trong những ngân hàng dẫn đầu trong hoạt
động TDBL và góp phần đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của khách hàng.
Từ khóa: Tín dụng bán lẻ, thực trạng, giải pháp phát triển, BIDV Chi nhánh
Gia Lai.


ix

ABSTRACT
Title: Retail credit development at Joint Stock Commercial Bank for Investment
and Development of Vietnam - Nam Gia Lai branch.
Summary:
In the current trend of integration and opening up the financial market, the
banking system is increasingly holding an important position in the economy. In
addition to developing new services such as financial consulting, insurance ..., the
retail credit market is becoming a new trend and is receiving the attention of many
joint stock commercial banks. The fact shows that TDBL is growing and will be one
of the potential and strategic business segments in the future of commercial banks.
Banks that seize opportunities in retail credit expansion and development will easily
dominate this market. This is the reason that the thesis "Retail credit development at
Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam - Nam
Gia Lai branch" was selected for research.
The thesis aims to analyze the current status of TDBL development activities at
BIDV Nam Gia Lai from 2016 to 2019. From there, evaluate the achievements and
not achieved to propose solutions to develop TDBL activities at branch. The main
research method used is the statistical method of describing, comparing, analyzing,
synthesizing data, inheriting the previous research analysis, interpretation, logic,
inductive. Survey method: conducting a survey to poll customers who are individuals,
business households in BIDV through the survey questionnaire to assess the level of
customer satisfaction with TDBL services at Branch ... to offer some necessary

solutions to develop TDBL activities at BIDV Nam Gia Lai. The thesis proposes a
system of comprehensive and practical solutions and recommendations to contribute
to BIDV Nam Gia Lai as one of the leading banks in TDBL operations and contribute
to good response. further customer needs.
Keywords: Retail credit, current situation, development solutions, BIDV Nam
Gia Lai branch.


x

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

1

Agribank

2

BIDV
BIDV Nam

3

Gia Lai

Giải nghĩa


Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt
Nam
Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt
Nam Chi nhánh Nam Gia Lai
Cán bộ Quản lý khách hàng

4

CBQLKH

5

GDP

6

LVPbank

7

NHTM

Ngân hàng thương mại

8

NHNN

Ngân hàng Nhà Nước


9

NIM

10

TMCP

Thương mại cổ phần

11

TCTD

Tổ chức tín dụng

12

TDBL

Tín dụng bán lẻ

13

CBQLKH

14

VPBank


15

Tổng sản phẩm quốc nội
Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên

Cán bộ Quản lý khách hàng
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

Vietcombank Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam

16

Vietinbank

17

WTO

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
Tổ chức thương mại Thế giới


xi

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 2. 1: Một số kết quả đạt được của BIDV Việt Nam - Chi nhánh Nam Gia
Lai giai đoạn 2016 – 2019 ......................................................................................29

Bảng 2. 2: Dư nợ TDBL tại BIDV Nam Gia Lai từ năm 2016 - 2019 ...............33
Bảng 2. 3: Tình hình nợ xấu TDBL theo dịng sản phẩm ..................................36
Bảng 2. 4: Tình hình nợ nhóm 2 TDBL theo dịng sản phẩm ............................37
Bảng 2. 5: Thị phần TDBL của BIDV Nam Gia Lai trên địa bàn từ năm 2016 2019. .........................................................................................................................47
Bảng 2. 6: Cơ cấu dư nợ TDBLtheo kỳ hạn tại BIDV Nam Gia Lai từ năm
2016 – 2019 ..............................................................................................................49
Bảng 2. 7: Cơ cấu dư nợ TDBLtheo hình thức đảm bảo tại BIDV Nam Gia Lai
từ năm 2016 - 2019 .................................................................................................50
Bảng 2. 8: Cơ cấu dư nợ TDBL theo dòng sản phẩm qua các năm từ 2016 –
2019 ..........................................................................................................................51
Bảng 2. 9: So sánh số lượng sản phẩm TDBL tại BIDV Nam Gia Lai với một số
ngân hàng trên địa bàn đến 31/12/2019 ...............................................................53
Bảng 2. 10: Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên từ hoạt động TDBL tại BIDV Nam Gia
Lai từ năm 2016 – 2019 .......................................................................................... 54
Bảng 2. 11: Tốc độ tăng trưởng dư nợ TDBL theo dòng sản phẩm qua các năm
từ 2016 – 2019 .........................................................................................................55
Bảng 2. 12: Thực trạng rủi ro tín dụng trong TDBL tại BIDV Nam Gia Lai từ
năm 2016 -2019 .......................................................................................................56
Bảng 2. 13: Thơng tin có thể khai thác từ các chi nhánh BIDV ........................62


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm trở lại đây tốc độ tăng trưởng và phát triển của Việt Nam
luôn ở mức cao trong khu vực. Từ đó, đời sống của người dân cũng ngày càng được
cải thiện, thu nhập của người dân ngày càng ổn định, nhu cầu trong sinh hoạt ngày
càng cao. Việt Nam rất có tiềm năng trong hoạt động phát triển Tín dụng bán lẻ
(TDBL) nói chung đặc biệt là cho vay tiêu dùng, cho vay sản xuất kinh doanh, cho

vay phát triển nơng nghiệp. Hiện nay, các Cơng ty tài chính và Ngân hàng thương
mại cổ phần (TMCP) đang đẩy mạnh tập trung khai thác mảng bán lẻ trong hoạt động
kinh doanh của ngân hàng. Khi chuyển hướng kinh doanh, tập trung phát triển hoạt
động tín dụng bán lẻ, các ngân hàng có cơ hội mở rộng thị trường, gia tăng thị phần,
đa dạng hố các loại hình sản phẩm, đồng thời gia tăng khả năng phân tán rủi ro trong
hoạt động. Để giữ vững thị phần, nâng cao khả năng cạnh tranh, các ngân hàng phải
xây dựng chiến lược phát triển bán lẻ, định hướng hoạt động đồng thời không ngừng
nâng cao chất lượng, trình độ quản lý, cơng nghệ, cũng như tạo ra các gói sản phẩm,
dịch vụ mới nhiều tiện ích, thoả mãn tối đa nhu cầu khách hàng. Dự báo trong thời
gian tới, TDBL vẫn sẽ đạt mức tăng trưởng cao, là một trong những mảng hoạt động
tiềm năng và chiến lược của các tổ chức tín dụng.
Là Ngân hàng thương mại cổ phần có vốn Nhà nước với thế mạnh là các sản
phẩm bán buôn. Tuy nhiên Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển
Việt Nam (BIDV) cũng khơng nằm ngồi xu thế đó với sự chuyển dịch mạnh mẽ
trong định hướng hoạt động từ bán buôn trở thành một ngân hàng thương mại hiện
đại với hoạt động bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Hệ thống BIDV đã xây dựng và kiên
định thực hiện định hướng khung kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2016 - 2020 và tầm
nhìn đến năm 2030 trở thành Tập đồn Tài chính ngân hàng hiện đại, có sức cạnh
tranh cao trong khu vực Châu Á và trên thế giới với 2 trụ cột phát triển là Ngân hàng
thương mại hiện đại tập trung đẩy mạnh hoạt động bán lẻ và Bảo hiểm.
Những năm qua, tỉnh Gia Lai chú trọng công tác kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực
phục vụ phát triển nơng nghiệp, nơng thơn, trong đó chú trọng vào các lĩnh vực mũi


2

nhọn như: nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chăn nuôi đại gia súc tập trung, quy
mô lớn, chế biến hàng nông sản theo hướng hạn chế xuất khẩu thô…Thực hiện theo
định hướng chung của toàn hệ thống BIDV, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam – Chi nhánh Nam Gia Lai (BIDV Nam Gia Lai) là một trong những đơn vị

tuy chỉ mới thành lập và đi vào hoạt động 6 năm nhưng đã vươn lên Chi nhánh hạng
1 trên tồn hệ thống BIDV và ln đi đầu trong việc triển khai các sản phẩm bán lẻ,
ứng dụng công nghệ hiện đại vào phát triển dịch vụ của mình. Việc phát triển tín
dụng bán lẻ là mục tiêu trọng tâm của Chi nhánh, là định hướng chiến lượcvà là kim
chỉ namxuyên suốt trong phát triển hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín
dụng bán lẻ nói riêng.
Với những kết quả đạt được trong giai đoạn 2016-2019, BIDV Nam Gia Lai đã
nhận được nhiều thành tích trong hệ thống và có được sự đánh giá cao từ Hội sở
chính về hoạt động bán lẻ nói chung và phát triển tín dụng bán lẻ nói riêng. Tuy
nhiên, với lợi thế về thị trường và nền khách hàng thì cơng tác phát triển tín dụng bán
lẻ của Chi nhánh trong thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế, đã có những chỉ tiêu về
TDBL mà BIDV Nam Gia Lai chưa thể hoàn thành tốt, chưa xứng đáng với tiềm
năng phát triển của BIDV Nam Gia Lai. Trong hoạt động phát triển tín dụng bán lẻ
của Chi nhánh vẫn cịn nhiều bất cập, địi hỏi cần phải có những giải pháp trong q
trình hồn thiện sản phẩm, chính sách nhằm khai thác hiệu quả nền khách hàng, phát
huy tối đa lợi thế sẵn có của Chi nhánh.
Hiện nay BIDV Nam Gia Lai đang đặt ra mục tiêu là ngân hàng đi đầu về hoạt
động TDBL và coi đây là mục tiêu hoạt động trong những năm tới. Trên địa bàn tỉnh
Gia Lai thì BIDV Nam Gia Lai đang gặp sự cạnh tranh rất quyết liệt của Ngân hàng
Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng TMCP Ngoại
Thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
(Vietinbank). Bên cạnh đó là sự cạnh tranh của 2 chi nhánh trong cùng hệ thống là
Chi nhánh BIDV Gia Lai và Chi nhánh BIDV Phố Núi
Xuất phát từ thực tế trong q trình cơng tác, thơng qua việc nghiên cứu và
đánh giá thực trạng hoạt động phát triển tín dụng bán lẻ tại Chi nhánh BIDV Nam


3

Gia Lai trong giai đoạn 2016-2019 từ đó đánh giá những mặt đạt được, những tồn tại

trong công tác phát triển tín dụng bán lẻ, những chính sách, quy chế và quy trình cho
vay vẫn cịn nhiều bất cập, chưa thay đổi kịp thời để đáp ứng được nhu cầu của khách
hàng. Qua đó, khả năng tăng trưởng tín dụng của đơn vị trong những năm qua là chưa
thật sự tốt.
Vì vậy, với những lý do trên, việc nghiên cứu để đưa ra giải pháp khắc phục cho
những hạn chế nhằm đẩy mạnh phát triển tín dụng bán lẻ tại đơn vị một cách khoa
học là hết sức thiết thực trong giai đoạn hiện nay. Với mong muốn nhằm phát triển tối
đa hoạt động TDBL đúng với tiềm năng vốn có của chi nhánh, tơi đã chọn nghiên
cứu đề tài: “Phát triển tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam – Chi nhánh Nam Gia Lai” cho luận văn cao học của mình.
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích thực trạng phát triển tín dụng bán lẻ
tại BIDV chi nhánh Nam Gia Lai, đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm phát triển
hơn nữa hoạt động tín dụng bán lẻ tại chi nhánh trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
 Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển hoạt động TDBL tại BIDV Nam
Gia Lai từ năm 2016 đến năm 2019.
 Đề xuất giải pháp nhằm góp phần phát triển hoạt động TDBL tại Chi nhánh
trong thời gian tới.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã đưa ra các câu hỏi nghiên cứu
sau để làm cơ sở thực hiện và việc triển khai các bước thực hiện luận văn gồm:
 Thực trạng phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV Nam Gia Lai như
thế nào?
 Cần đề xuất những giải pháp và kiến gì để phát triển tín dụng bán lẻ tại Chi
nhánh trong thời gian tới.


4


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
 Phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam Chi nhánh Nam Gia Lai.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
 Về không gian và thời gian
 Không gian nghiên cứu: Hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Nam Gia Lai
 Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn 2016-2019.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính là chủ yếu, cụ thể như sau:
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Trước hết tác giả tiến hành đọc và thu thập các tài liệu có liên quan đến đề
tàinhằm hình thành cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng và TDBL tại các ngân hàng
thương mại. Tiếp đó để phân tích thực trạng tín dụng TDBL tại BIDV chi nhánh Nam
Gia Lai tác giả tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp. Trong đó:
 Dữ liệu thứ cấp: Tác giả tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp từ Báo cáo tổng
kết hoạt động kinh doanh, Dữ liệu tín dụng thơ của BIDV Nam Gia Lai, hệ thống
ngân hàng BIDV, Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước… trong giai đoạn từ năm 2016
- 2019.
 Dữ liệu sơ cấp: Tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua hoạt động khảo
sát. Tiến hành khảo sát các khách hàng cá nhân, hộ gia đình có quan hệ tín dụng với
BIDV Nam Gia Lai nhằm đánh giá đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối
với hoạt động TDBL tại chi nhánh.
5.2. Phương pháp xử lý dữ liệu
 Đối với dữ liệu định tính: phương pháp tổng hợp
 Đối với dữ liệu định lượng: sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp các số
liệu, báo cáo cần thiết cho việc phân tích.
5.3. Phương pháp phân tích



5

3.3.1. Phương pháp thống kê mơ tả
Thực hiện phân tích thống kê mô tả các chỉ tiêu liên quan đến kết quả hoạt động
kinh doanh, kết quả hoạt động TDBL, tỷ trọng TDBL trong tổng dư nợ của BIDV chi
nhánh Nam Gia Lai, cơ cấu TDBL theo ngành nghề,.... Ngoài ra, tác giả cịn thực
hiện thống kê mơ tả các đánh giá kết quả khảo sát nhằm phân tích những khó khăn và
vướng mắc của ngân hàng trong hoạt động TDBL.
3.3.2. Phương pháp so sánh
Tiến hành so sánh theo không gian và thời gian. Việc so sánh theo thời gian
nhằm so sánh đánh giá được tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay, tốc độ tăng tỷ trọng
TDBL qua các năm. Sử dụng phương pháp so sánh theo không gian nhằm so sánh tỷ
trọng dư nợ TDBL tại BIDV chi nhánh Nam Gia Lai so với hệ thống BIDV, so với
các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn tỉnh Gia Lai, đồng thời tác giả tiến hành
so sánh tỷ trọng dư nợ, dư nợ… theo ngành nghề, quy mơ.
Ngồi ra cịn kế thừa các nghiên cứu trước đó phân tích, diễn giải, logic, quy
nạp… để đưa ra một số giải pháp cần thiết nhằm phát triển hoạt động TDBL tại
BIDV Nam Gia Lai.
6. Đóng góp của đề tài
Đề tài khái quát lại quá trình phát triển hoạt động TDBL trong 4 năm trở lại đây
của BIDV Nam Gia Lai, đánh giá những mặt đạt được và những điểm còn hạn chế.
Từ đó giúp chi nhánh BIDV Nam Gia Lai rút ra những bài học kinh nghiệm thực tế
xuất phát từ q trình hoạt động. Trên cơ sở đó đề ra những giải pháp nhằm mở rộng
và phát triển hơn nữa hoạt động TDBL phù hợp với tiềm lực sẵn có của BIDV Nam
Gia Lai và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.Việc phát triển TDBL tại chi nhánh
góp phần đẩy mạnh nhu cầu bán lẻ và kích thích người dân tại địa phương tăng cường
chi tiêu, từ đó thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư gia tăng năng lực sản xuất, góp phần
tăng trưởng kinh tế tỉnh nhà.

7. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
Vấn đề phát triển TDBL là vấn đề đang được nhiều Ngân hàng thương mại
quan tâm. Đã có một số cơng trình nghiên cứu về vấn đề này đăng trên các tạp chí


6

Thời báo ngân hàng, tạp chí Kinh tế, các báo cáo nghiên cứu khoa học như:
 Võ Thị Hồng Hiền (2011) đã nêu lên được căn cứ đánh giá sự phát triển
dịch vụ TDBL và nêu ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng hoạt động TDBL.
Nghiên cứu đề cập thực trạng phát triển dịch vụ TDBL tại Vietcombank Chi nhánh
Quảng Ngãi thơng qua việc phân tích số liệu tăng trưởng dư nợ, số lượng khách
hàng TDBL, mạng lưới phân phối, tính an tồn, hạn chế rủi ro trong hoạt động
TDBL, từ đó nêu lên những hạn chế về sự phát triển TDBL tại Vietcombank Chi
nhánh Quảng Ngãi theo từng đối tượng khách hàng. Thông qua việc phát phiếu
thăm dò cho các khách hàng sử dụng dịch vụ TDBL của ngân hàng trên địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi từ đó đưa ra kết luận về nguyên nhân làm hạn chế sự phát triển TDBL
tại chi nhánh. Trên cơ sở đó đưa ra nhóm giải pháp phát triển TDBL tại Chi nhánh
và đưa ra các kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước chính quyền địa phương và với
chi nhánh Vietcombank Chi nhánh Quảng Ngãi.
Tuy nhiên hạn chế của nghiên cứu là chưa đánh giá được tiềm năng thị trường
TDBL trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, chưa so sánh lợi thế sản phẩm TDBL của chi
nhánh so với sản phẩm của các ngân hàng khác. Số lượng sản phẩm TDBL cịn tương
đối ít, chủ yếu dự vào nền khách hàng cũ. Đề tài nêu nguyên nhân hạn chế hoạt động
dịch vụ TDBL chỉ thơng qua khảo sát phiếu thăm dị khách hàng là chưa chính xác.
Một số nguyên nhân xuất phát từ nội bộ Ngân hàng như công tác đào tạo, phát triển
nguồn nhân lực; công tác phối hợp giữa các bộ phận trong q trình giải ngân, thu nợ
khơng thực sự được làm rõ chỉ thông qua ý kiến của khách hàng. Nghiên cứu chưa
tập trung phân tích số liệu hoạt động TDBL tại Chi nhánh và đưa ra so sánh với các
Ngân hàng đối thủ trên cùng địa bàn, khơng gian cịn tương đối hẹp.

 Triều Mạnh Đức (2013) thơng quan nghiên cứu của mình đã nêu hệ thống
hóa các vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến việc phát triển hoạt động TDBL của các
ngân hàng thương mại. Nghiên cứu những thách thức và cơ hội trong phát triển lĩnh
vực TDBL của các NHTM Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. Đánh giá phân tích
thực trạng hoạt động TDBL của tồn hệ thống Agribank nói chung và Agribank Chi
nhánh 6 nói riêng. Từ đó đề ra một số các giải pháp giúp Agribank và các NHTM


7

trong nước nói chung xây dựng chính sách phát triển lĩnh vực TDBL một cách phù
hợp và hiệu quả nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh.
Bên cạnh việc nêu lên vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động cho vay bán
lẻ và các định hướng phát triển cho ngân hàng trong thời gian tới thì luận văn vẫn
chưa phân tích sâu các chỉ tiêu đánh giá phát triển cho vay bán lẻ tại ngân hàng
Agribank. Agribank là chi nhánh nhỏ chủ yếu tập trung vào tín dụng bán buôn, dư nợ
bán lẻ chiếm tỷ trọng tương đối thấp do đó chưa nêu bật được thực trạng cho vay
TDBL tại Chi nhánh. Chưa đưa ra được thế mạnh của các sản phẩm TDBL của mình
so với các Ngân hàng khác nhằm nâng cao tính cạnh tranh của Chi nhánh. Các giải
pháp đưa ra cịn mang tính liệt kê chưa thật sự bám sát vào tình hình hoạt động tại
Chi nhánh.
 Từ Cơng Hoan (2013) đã phân tích, luận giải các vấn đề các vấn đề cơ bản
liên quan đến khái niệm về tín dụng, tín dụng bán lẻ, giới thiệu đặc điểm, vai trò và
sự cần thiết phát triển tín dụng bán lẻ cũng như các sản phẩm tín dụng bán lẻ. Đưa
ra các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động TDBL của các Ngân hàng thương mại cũng
như kinh nghiệm phát triển TDBL của một số Ngân hàng thương mại trong nước và
thế giới. Nghiên cứu đã trình bày được những khó khăn và thuận lợi của hoạt động
TDBL của Ngân hàng VPBank Đà Nẵng, qua phân tích, thu thập dữ liệu luận văn
đã đánh giá thực trạng hoạt động TDBL của Chi nhánh. Trong đó tập trung vào
phân tích kết quả đạt được của từng sản phẩm trong tổng dư nợ tín dụng của ngân

hàng từ đó đưa ra kết quả đạt đươc, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế nhằm tạo cơ
sở thực tiễn cho giải pháp phát triển TDBL tại chi nhánh. Nghiên cứu đã đề xuất các
giải pháp phát triển hoạt động TDBL tại VPBank Đà Nẵng để định hướng mục tiêu
hoạt động của Chi nhánh trong những năm tới là mở rộng tín dụng bán lẻ để xây
dựng Ngân hàng thành một tập đồn tài chính đa năng.
Nguyễn Thị Th Quỳnh, Vũ Bích Vân (2020) đã đề xuất được các giải pháp
đẩy mạnh tín dụng bán lẻ tại các NHTM. Trong đó, bao gồm các giải pháp như: Phát
triển các sản phẩm tín dụng bán lẻ; Quản lý và phát triển khách hàng tín dụng bán lẻ;
Quảng cáo, tiếp thị; Trình độ cán bộ tín dụng bán lẻ; Quản lý nợ xấu, rủi ro tín dụng


8

bán lẻ. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ rõ các ngân hàng cần tạo điều kiện cho cán bộ
tín dụng bán lẻ có cơ hội học tập, bồi dưỡng năng lực chuyên môn, tiếp cận với khoa
học kỹ thuật, nghiên cứu và áp dụng các kỹ thuật xử lý nợ xấu. Trong mọi trường
hợp, cần đảm bảo giữ được thái độ tơn trọng khách hàng, động viên khích lệ khách
hàng để họ thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc trả nợ. Điều này có thể giúp ngân
hàng thu được nợ và giữ được mối quan hệ tốt với các khách hàng.
Bên cạnh những mặt đạt được nghiên cứu vẫn chưa đánh giá được tiềm năng
của thị trường TDBL trên địa bàn tỉnh Đà Nẵng. Nghiên cứu chưa đánh giá thực
trạng TDBL tại VPbank Đà Nẵng trong mối quan hệ so sánh với các NHTM trên
cùng địa bàn, mặc dù đề tài đã chỉ rõ hạn chế của hoạt động TDBL tại chi nhánh là
chưa thực hiện nghiên cứu, đánh giá các đối thủ cạnh tranh. Các giải pháp đưa ra
chưa bám sát vào thực tế hoạt động TDBL của ngân hàng, chưa tạo tính đột phá, chưa
thực sự tìm ra giải pháp phù hợp để phát triển TDBL tại Chi nhánh.
Trên cơ sở đánh giá tổng quan, các công trình nghiên cứu nói trên phản ánh
nhiều góc độ khác nhau về hoạt động TDBL.Tuy nhiên các nghiên cứu trên hạn chế
việc đưa ra được thế mạnh của các sản phẩm TDBL của mình, đánh giá tiềm năng thị
trường TDBL trên địa bàn,… Vì vậy, tơi chọn nghiên cứu này với hy vọng là rõ thêm

về hoạt động TDBL cụ thể tại BIDV Nam Gia Lai nhằm đánh giá những mặt đạt
được và chưa đạt được trong hoạt động TDBL. Từ đó tìm ra ngun nhân và đưa ra
các giải pháp nhằm phát triển hơn nữa TDBL tại Chi nhánh.
8. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận thì đề tài gồm các chương sau:
 Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển hoạt động TDBL tại ngân hàng
thương mại
 Chương 2: Thực trạng hoạt động TDBL tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Nam Gia Lai
 Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động TDBL tại Ngân hàng TMCP Đầu
tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Nam Gia Lai


9

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng
Theo Nguyễn Minh Kiều (2009) thì “Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển
nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất
định với một khoản chi phí nhất định”
Theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 đã được Quốc hội nước CHXHCN
Việt Nam thơng qua thì “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng
một khoản tiền hoặc cam kết sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng
một khoản tiền theo nguyên tắc có hồn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho
th tài chính, bao thanh tốn, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng
khác”
Theo Jonothan Golin (2010), Tín dụng là niềm tin hoặc kỳ vọng thực tế, khi
người đi vay sẵn sàng cho vay và sẽ được hoàn trả đầy đủ theo quy định của thoả

thuận giữa bên cho vay và bên vay vốn và rủi ro tín dụng là khả năng có thể xảy ra.
Như vậy, tín dụng phản ánh mối quan hệ vay mượn giữa các chủ thể dựa trên
nguyên tắc hoàn trả. Theo đó, người cho vay sẽ chuyển giao quyền sử dụng của hàng
hóa hoặc tiền tệ thuộc sở hữu của mình sang người vay và người vay có nghĩa vụ
hồn trả lại người cho vay một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu đã nhận sau
một thời gian nhất định đã thỏa thuận trước.

Tín dụng ngân hàng là một giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó bên cấp tín dụng
(ngân hàng/tổ chức tín dụng khác) chuyển giao một tài sản cho bên nhận tín dụng
(Doanh nghiệp, cá nhân hoặc các chủ thể khác) sử dụng theo nguyên tắc có hồn trả


10

cả gốc và lãi đúng thời hạn cam kết.
1.1.2. Khái niệm tín dụng bán lẻ
Xuất phát từ cách hiểu truyền thống trong lĩnh vực thương mại hàng hóa bán lẻ
là hình thức bán hàng mà người bán trực tiếp bán cho người mua là người sử dụng
với khối lượng nhỏ, lẻ.
Theo các chuyên gia kinh tế của Học viện Công nghệ Châu Á – AIT, dịch vụ
ngân hàng bán lẻ là cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tới từng cá nhân riêng lẻ;
các doanh nghiệp nhỏ và vừa thơng qua mạng lưới chi nhánh, khách hàng có thể tiếp
cận trực tiếp tới sản phẩm và dịch vụ ngân hàng thông qua các phương tiện điện tử
viễn thông và cơng nghệ thơng tin. Theo định nghĩa trên, thì tín dụng bán lẻ có thể
được hiểu là những hình thức cho vay, những khoản vay trực tiếp từ khách hàng cá
nhân riêng lẻ, các doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua các mạng lưới chi nhánh, được
công nghệ thông tin hỗ trợ triển khai các sản phẩm, giao dịch trực tuyến, lưu giữ và
xử lý cơ sở dữ liệu tập trung…
Theo Finlay (2005), TDBL chính là việc các tổ chức tín dụng cung cấp cho cá
nhân hoặc một hộ gia đình tiền hoặc tiền chi phí mua hàng hố dịch vụ của họ, bao

gồm các hình thức: thẻ tín dụng, cho vay thế chấp…đây là những hình thức phổ biến
nhất của TDBL.
TDBL là hoạt động cung ứng các sản phẩm dịch vụ phục vụ đối tượng khách
hàng cá nhân, hộ gia đình thơng qua các kênh phân phối khác nhau nhằm thoả mãn
các nhu cầu liên quan đến quá trình sử dụng nguồn tài chính của cá nhân và hộ gia
đình trong xã hội (Trần Huy Hồng và cộng sự, 2011).
Tóm lại, kết hợp các quan điểm trên, có thể kết luận tín dụng bán lẻ là hình thức
cung cấp trực tiếp các sản phẩm tín dụng, bảo lãnh có quy mô nhỏ cho các khách
hàng là cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm đáp ứng nhu cầu
về vốn cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đầu tư và tiêu dùng đời sống…
1.1.3. Đặc điểm của tín dụng bán lẻ
Nguyễn Quốc Anh và cộng sự (2015) cho rằng, TDBL có những đặc điểm sau
đây:


11

 Khách hàng được cung cấp sản phẩm tín dụng bán lẻ rất rộng bao gồm các
cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế, nhưng giá
trị khoản vay rất nhỏ. Vì thế dễ dàng cho các NHTM tiếp cận, giúp các ngân hàng
đa dạng hóa đối tượng khách hàng, gia tăng số lượng khách hàng và dư nợ tín dụng.
Từ đó góp phần nâng cao tỷ trọng lợi nhuận do TDBL mang lại so với tổng lợi
nhuận do hoạt động tín dụng mang lại.
 Chất lượng các thơng tin tài chính của các khách hàng vay bán lẻ thường
không cao, đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình thường rất khó xác định. Thơng
thường các ngân hàng có những tiêu chuẩn riêng để đánh giá các thông tin của đối
tượng khách hàng này. Tuy nhiên các thông tin này thường mang tính định tính nên
rất khó để xác định. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ các báo cáo tài chính
thường khơng được kiểm tốn nên rất khó đánh giá chính xác các thơng tin tài chính
của khách hàng. Do đó địi hỏi cán bộ ngân hàng phải có khả năng đánh giá khả

năng, thiện chí và nguồn trả nợ của khách hàng một cách cụ thể nhằm hạn chế tối
thiểu các rủi ro có thể xảy ra.
 Tỷ trọng cho vay trung dài hạn đối với tín dụng bán lẻ có xu hướng cao hơn
mức bình qn chung, do các nhu cầu cho vay trung dài hạn mua nhà ở đất ở, mua
sắm tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn; bên cạnh đó khách hàng vay thường khơng
chủ động kế hoạch hóa về dịng tiền, dịng tiền trả nợ chủ yếu là thu nhập từ lương
nên các nhu cầu vay bán lẻ thơng thường có thời hạn dài trên 12 tháng. Ngân hàng
cần phải chuẩn bị nguồn vốn trung và dài hạn để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách
của TDBL.
 Nhu cầu được cấp tín dụng bán lẻ của khách hàng chịu tác động mạnh và
phụ thuộc lớn vào chu kỳ kinh tế; tăng mạnh trong thời kì nền kinh tế tăng trưởng
tốt, thu nhập cao, khách hàng có nhu cầu chi tiêu, mua sắm tăng, đầu tư cho sản
xuất kinh doanh dịch vụ nhỏ lẻ sinh lời cao; ngược lại khi nền kinh tế suy thối, thất
nghiệp tăng rất nhiều cá nhân hộ gia đình, hạn chế chi tiêu vay mượn bán lẻ, các
doanh nghiệp nhỏ và vừa nhanh chóng thu hẹp sản xuất. Khi nền kinh tế tăng
trưởng tốt là điều kiện rất tốt để các ngân hàng phát triển mạnh do nhu cầu của


12

khách hàng tăng nhanh. Tuy nhiên khi nền kinh tế suy thối ngân hàng cũng cần có
những biện pháp kích cầu cũng như hỗ trợ vay vốn đối với khách hàng vay nhằm
thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.
 Sản phẩm dịch vụ của TDBL rất đa dạng và phong phú, hầu như có thể đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng là cá nhân, hộ gia đình. Hồ sơ vay vốn
và thủ tục rất đơn giản, nhanh chóng và khơng phức tạp như các hình thức tín dụng
khác. Các ngân hàng nắm bắt được đặc điểm này bằng cách đa dạng hóa các sản
phẩm tín dụng, áp dụng công nghệ thông tin nhằm hỗ trợ đẩy nhanh qua trình làm
hồ sơ cũng như thủ tục vay vốn đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của khách hàng.
 Chi phí cho tín dụng bán lẻ lớn hơn mức bình quân chung, do các khoản vay

nhỏ lẻ, lượng khách hàng lớn nên chi phí quản lý, chi phí hoạt động lớn; do nhu cầu
sử dụng nguồn trung dài hạn cao nên chi phí vốn cao. Vì thế lãi suất của các khoản
TDBL thường cao hơn các hình thức tín dụng khác nên nó mang lại lợi nhuận cao
hơn cho các ngân hàng thương mại. Ngoài ra ngân hàng cịn có thể bán được các
sản phẩm dịch vụ khác kèm theo hoạt động TDBL như bảo hiểm, dịch vụ thẻ, tư
vấn tài chính… từ đó giúp NHTM tìm kiếm được nhiều lợi nhuận cũng như phát
triển toàn diện hoạt động kinh doanh của mình.
1.2. Phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ trong ngân hàng thương mại
Các ngân hàng thương mại phát triển các loại hình hoạt động của mình đều
hướng tới tìm kiếm cơ hội tăng thu nhập ổn định. Vì vậy mục tiêu của phát triển hoạt
động TDBL bao gồm:
 Tăng khả năng sinh lời từ hoạt động TDBL
 Kiểm sốt rủi ro tín dụng trong hoạt động TDBL
1.2.1. Quan điểm về phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ
Hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, cạnh tranh ngày càng gay gắt Việt
Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới đặc biệt là sau khi
chính thức trở thành thành viên WTO. Sự cạnh tranh trong việc kinh doanh sản phẩm
dịch vụ từ các ngân hàng trong nước và quốc tế ngày càng trở nên khốc liệt.Việt Nam
đang là mục tiêu trong trung hạn của các ngân hàng ngoại. Với sự hỗ trợ về vốn, công


×