Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Định tố danh từ trong tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (565.12 KB, 76 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THANH NGA

ĐỊNH TỐ DANH TỪ TRONG TIẾNG VIỆT
(bình diện cấu trúc và bình diện ngữ nghĩa)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Thái Nguyên, năm 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THANH NGA

ĐỊNH TỐ DANH TỪ TRONG TIẾNG VIỆT
(bình diện cấu trúc và bình diện ngữ nghĩa)
Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC
Mã số: 60.22.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ NHUNG


Thái Nguyên, năm 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trì nh nghiên cứu của riêng tôi

. Các kết

quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ
trong công trì nh nào.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thanh Nga

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn này, tác giả xin chân thành cảm ơn Trường Đại

học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên và các thầy giáo, cô giáo đã tận tình
giảng dạy, hướng dẫn các học viên Cao học - Thạc sĩ Ngơn ngữ học K17
trong đó có tác giả.
Tác giả xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Phịng Cơng tác HSSV Trường
Đại học Sư Phạm Thái Ngun, các cán bộ, giáo viên và các bạn đồng nghiệp
đã tận tình hợp tác giúp đỡ.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến TS.
Nguyễn Thị Nhung - Người đã tận tình hướng dẫn, bổ sung những kiến thức
khoa học và phương pháp luận nghiên cứu trong suốt thời gian qua để tác giả
hoàn thành luận văn này.
Và cuối cùng là lời cảm ơn chân thành tới gia đình, đồng nghiệp và các
bạn học viên lớp Ngôn ngữ học K17 đã luôn động viên, khích lệ tơi trong thời
gian vừa qua.
Dù bản thân đã hết sức cố gắng, song luận văn không tránh khỏi những
hạn chế và thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý kiến của
các thầy, cô và các bạn đồng nghiệp.
Tác giả xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 8 tháng 8 năm 2011
Tác giả luận văn

Nguyễn Thanh Nga

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




iii

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 3
2.1. Mục đích nghiên cứu ........................................................................... 3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 3
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3
4. Ngữ liệu và phương pháp nghiên cứu ....................................................... 3
4.1. Ngữ liệu ............................................................................................... 3
4.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 4
5. Điểm mới của luận văn .............................................................................. 5
6. Bố cục của luận văn ................................................................................... 5
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN......................................................................... 6
1.1. Khái quát về danh từ tiếng việt ............................................................... 6
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm danh từ tiếng Việt ....................................... 6
1.1.2. Vấn đề ranh giới của danh từ tiếng Việt .......................................... 8
1.1.3. Phân loại danh từ tiếng Việt ............................................................. 9
1.2. Khái quát về cụm từ, đoản ngữ, danh ngữ, đị nh tố, đị nh tố danh từ
trong tiếng Việt ............................................................................................ 11
1.2.1. Cụm từ ............................................................................................ 11
1.2.2. Đoản ngữ ........................................................................................ 12
1.2.3. Danh ngữ (cụm danh từ) ................................................................ 12
1.2.4. Đị nh tố và đị nh tố danh từ .............................................................. 15
1.2.4.1. Khái niệm định tố và định tố danh từ trong tiếng Việt ............ 15
1.2.4.2. Chức năng khái quát của đị nh tố ............................................. 16
1.3. Các bình diện nghiên cứu của định tớ danh từ ..................................... 16
1.3.1. Bình diện cấu trúc của định tớ danh từ .......................................... 17
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





iv

1.3.2. Bình diện chức năng của định tớ danh từ ....................................... 17
1.4. Tiểu kết ................................................................................................. 21
Chƣơng 2. ĐỊ NH TỐ DANH TƢ̀ TIẾNG VIỆT XÉT TRÊN BÌNH
DIỆN CẤU TRÚC ......................................................................................... 22
2.1. Vị trí của định tớ danh từ trong danh ngữ ............................................ 22
2.2. Số lượng đị nh tố danh từ trong danh ngữ ............................................. 22
2.3. Cấu tạo của đị nh tố danh từ .................................................................. 23
2.3.1. Đị nh tố danh từ có cấu tạo là từ ..................................................... 23
2.3.2. Đị nh tố danh từ có cấu tạo là cụm từ ............................................. 25
2.4. Các dạng biểu hiện của định tố danh từ trong danh ngữ ...................... 27
2.5. Cấu trúc của danh ngữ chứa đị nh tố danh từ ........................................ 29
2.6. Đối chiếu định tố danh từ vớiđị nh tố tí nh từ ở phương diện cấu tru.......
́ c 31
2.7. Tiểu kết ................................................................................................. 38
Chƣơng 3. ĐỊ NH TỐ DANH TƢ̀ TIẾNG VIỆT XÉT TRÊN BÌNH
DIỆN NGỮ NGHĨA ...................................................................................... 39
3.1. Khái quát về định tố danh từ hạn định không miêu tả.......................... 39
3.1.1. Khái niệm định tố danh từ hạn định không miêu tả ....................... 39
3.1.2. Đặc điểm định tố danh từ hạn định không miêu tả ........................ 40
3.1.3. Các nhóm định tớ danh từ hạn định không miêu tả ....................... 42
3.2. Định tố danh từ hạn định miêu tả ......................................................... 45
3.2.1. Khái niệm định tố danh từ hạn định miêu tả .................................. 45
3.2.2. Đặc điểm định tố danh từ hạn định miêu tả ................................... 45
3.2.3. Các nhóm định tớ danh từ hạn định miêu tả .................................. 47
3.3. Đới chiếu ĐTDTHĐKMT với ĐTDTHĐMT ở bình diện ngữ nghĩa
....... 49
3.5. Tiểu kết ................................................................................................. 58

KẾT LUẬN .................................................................................................... 59

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DT

danh từ

DN

danh ngữ

DTTrT

danh từ trung tâm

ĐT

định tố

ĐTDT

định tố danh từ


ĐTTT

đị nh tố tí nh từ

ĐTDTHĐ

định tố danh từ hạn định

ĐTDTPL

định tố danh từ phân loại

ĐTDTKPL

định tố danh từ không phân loại

ĐTDTMT

định tố danh từ miêu tả

NL

ngữ liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Các kiểu cấu tạo của ĐTDT trong tiếng Việt ................................. 26
Bảng 2.2. Đối chiếu ĐTDT với ĐTTT ở phương diện cấu trúc ..................... 31
Bảng 3.1. Đới chiếu ĐTDTHĐKMT với ĐTDTHĐMT ở bình diện ngữ nghĩa.... 49
Bảng 3.2. Đối chiếu ĐTDT với ĐTTT ở phương diện ngữ nghĩa .................. 52

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Danh từ (DT) là từ loại có sớ lượng lớn và vai trị quan trọng thuộc loại
bậc nhất trong hệ thống từ loại. Nghiên cứu đới tượng này chúng ta có thể lấy
x́t phát điểm từ nhiều góc độ, trong đó có chức vụ ngữ pháp mà DT có thể
đảm đương.
Chức vụ ĐT tuy không là chức vụ cơ bản của DT, nhưng khi DT ở
chức vụ đó, nó có thề ghép với DT trung tâm (DTTrT) để tạo thành một tổ
hợp định danh. Trong những trường hợp như vậy, nó là một yếu tố không thể
thiếu được giúp DTTrT biểu đạt trọn vẹn tên gọi một sự vật, hiện tượng nhất
định trong thực tế khách quan.
Hơn nữa, trong thực tiễn nói viết, cũng giớng như ĐTTT (mà tác giả
Nguyễn Thị Nhung đã nói tới trong cơng trình của mình - 28, 15), DT ở chức
vụ thành tố phụ cho DTTrT - tức định tố DT (ĐTDT) tuy một thành tố phụ
về ngữ pháp nhưng lại có vai trị khơng nhỏ về ngữ nghĩa, ngữ dụng. Hiện

nay, xu thế sử dụng danh ngữ (DN) trong đó có DN có thành tớ phụ là DT
thay cho cách diễn đạt bằng cụm chủ vị ngày càng được sử dụng phổ biến,
nhất là trong các lĩnh vực giao tiếp chính thớng.
Xu hướng này đặt người giáo viên Ngữ văn trước nhiệm vụ cần có
thêm những hiểu biết về DN nói chung, về ĐTDT trong DN nói riêng đặng
có thể giúp học trị của mình nói và viết chuẩn mực, hiện đại hơn.
Mặc dù có vai trị quan trọng và giá trị như vậy nhưng lâu nay ĐTDT
chưa được các nhà Việt ngữ học thực sự quan tâm. Cho đến nay vẫn chưa có
cơng trình nào nghiên cứu một cách tương đới đầy đủ, có hệ thớng về ĐTDT
trong tiếng Việt.
Các nhà nghiên cứu như Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Tài Cẩn, Diệp
Quang Ban, Hoàng Dân, Hoàng Phê, Hoàng Văn Thung, Đỗ Hữu Châu…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




2

cũng có quan tâm tới DT, thành phần gọi là ĐT, nói về cấu trúc và thành phần
ngữ pháp, ngữ nghĩa của DT. Vũ Văn Đại trong bài “Bàn thêm về một thành
phần câu được gọi là định ngữ - (ĐN) trong tiếng Việt hiện đại” [13] có nhắc
tới “vấn đề còn đang được thảo luận là chức năng của danh từ loại thể trong
DN là gì ? Là thành tớ chính của DN hay là định tớ cho danh từ đứng kề sau.
Nếu là định tớ thì có những chức năng ngữ pháp gì ? Khả năng kết hợp với
chính tớ như thế nào ? (…) Diễn ngơn là nơi danh từ được thực tại hóa. Cơng
cụ để thực tại hóa danh từ ở dạng tiềm ẩn lại là những định tố”. Hai tác giả
Hoàng Dũng và Nguyễn Thị Ly Kha [10, 11] có đề cập đến việc phân loại ĐT
(mà họ gọi là định ngữ) trong cấu trúc DN dựa vào chức năng. Tác giả
Nguyễn Cao Đàm cũng nhắc tới vấn đề “định ngữ” , cho rằng “có nhiều dạng

đị nh ngữ cho các bộ phận khác nhau của câu” và chia thành bốn loại

: định

ngữ của chủ ngữ, định ngữ của vị ngữ, định ngữ của bổ ngữ, định ngữ của
trạng ngữ [12]. Nhà nghiên cứu Cao Xn Hạo trong chun ḷn của mình
[18] đã có những ý kiến tương đối hợp lý, sâu sắc về việc phân loại ĐT theo
chức năng.
Tuy vậy, chưa tác giả nào đề cập trực tiếp và đầy đủ tới DT trong vai
trị định tớ ở bình diện cấu trúc và ngữ nghĩa.
Như vậy, việc nghiên cứu về ĐTDT có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý
luận lẫn thực tiễn:
Về mặt lý luận, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần tạo nên
một hệ thớng tri thức toàn diện, chi tiết về hai phương diện cấu trúc , ngữ
nghĩa của ĐTDT , bổ sung một khía cạnh lí thuyết cho lĩnh vực nghiên cứu
DT trên bình diện cấu trúc và bình diện chức năng và nghiên cứu ĐT trong
tiếng Việt.
Về mặt thực tiễn, kết quả của việc nghiên cứu luận văn có thể được ứng
dụng để nâng cao hiệu quả tiếp nhận và sử dụng ĐTDT trong giao tiếp, biên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




3

soạn giáo trình, tài liệu phục vụ cho việc dạy - học từ loại, cụm từ, câu tiếng
Việt nói riêng, nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt nói chung.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích của luận văn là làm rõ các đặc điểm về cấu trúc, về chức
năng ngữ nghĩa của ĐTDT tiếng Việt nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu,
giảng dạy ngữ pháp tiếng Việt nói chung, DT và thành phần ĐT nói riêng.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn đề ra bốn nhiệm vụ cụ thể:
1) Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài.
2) Phân tích, miêu tả đặc điểm cấu trúc của ĐTDT.
3) Phân tích, miêu tả đặc điểm ngữ nghĩ a của ĐTDT.
4) Chỉ ra điểm khác biệt giữa ĐTDT với ĐTTT ở các mặt cấu trúc và
ngữ nghĩ a.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là ĐTDT trong tiếng Việt

. ĐTDT

sẽ được chúng tơi tìm hiểu ở các phương diện cấu trúc , ngữ nghĩ a trên cơ sở
kết quả khảo sát các ngôn bản tiếng Việt.
4. Ngữ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Ngữ liệu
Các ví dụ trong cơng trình này được chúng tơi chọn từ hơn 1000 phiếu
tư liệu ghi các câu có ĐTDT lấy trong các sách giáo khoa Ngữ văn các cấp
phổ thông (từ lớp 6 đến lớp 12). Để các con số thớng kê có thể đại diện cho
việc sử dụng ĐTDT nói chung, các phiếu tư liệu được chúng tơi lấy từ các
văn bản thuộc các kiểu : nghị luận, thuyết minh, biểu cảm, miêu tả, tự sự. Văn
bản thực dụng được chúng tôi khảo sát dựa trên hai cuốn nhật ký

: Mãi mãi

tuổi hai mươi (của Nguyễn Văn Thạc) và Nhật kí Đặng Thùy Trâm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





4

4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp, thủ pháp nghiên cứu
chủ yếu sau:
Phương pháp điều tra ngôn ngữ được chúng tôi áp dụng để thu thập
các câu có sử dụng ĐTDT và một sớ câu có sử dụng DT ở các chức vụ ngữ
pháp khác. 1000 phiếu điều tra được lấy từ những văn bản đã được in ấn, có
độ tin cậy cao. Phương pháp này được tiến hành với các thao tác như: tập
hợp, thống kê.
Phương pháp phân loại được áp dụng để phân chia ĐTDT trên từng
bình diện thành các loại, các tiểu loại từ khái quát đến cụ thể.
Phương pháp miêu tả đồng đại được sử dụng để miêu tả ĐTDT trên
bình diện cấu trúc và bình diện chức năng. Trên bình diện cấu trúc, ĐTDT
được miêu tả về vị trí, sớ lượng trong DN, cấu tạo và khả năng kết hợp. Trên
bình diện chức năng, ĐTDT được miêu tả theo từng loại đảm nhiệm những
chức năng cụ thể. Thủ pháp phân tích ngữ nghĩa, cấu trúc được áp dụng để
phát hiện đặc điểm của các ĐTDT xét trên bình diện ngữ nghĩa và bình diện
cấu trúc.
Phương pháp phân tích ngữ nghĩa cũng được sử dụng sử dụng để tìm
hiểu mặt ngữ nghĩa của ĐTDT.
Các thủ pháp thử nghiệm như lược bỏ, đối chiếu… được vận dụng giúp
hạn chế sự cảm tính, chủ quan và tăng hiệu quả cho các phương pháp trên.
Đặc biệt, thủ pháp đối chiếu được vận dụng phổ biến để chỉ ra sự khác biệt
giữa các tiểu loại của ĐTDT cùng sự khác biệt giữa ĐTDT với ĐTTT ở các
mặt cấu trúc và chức năng ngữ nghĩ a.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




5

5. Điểm mới của luận văn
Trên cơ sở xem xét các vấn đề lý luận có liên quan và nghiên cứu ĐTDT
trên những cứ liệu thực tế, luận văn sẽ có những đóng góp mới cơ bản là:
Xác định vị trí, sớ lượng, cấu tạo, khả năng kết hợp của ĐTDT trong DN.
Đưa ra khái niệm về các loại ĐTDT phân loại theo chức năng trên bình
diện ngữ nghĩa, làm rõ đặc điểm của mỗi loại ĐTDT đó ở các mặt: vị trí, sớ
lượng trong DN, cấu tạo, khả năng kết hợp và ngữ nghĩa, các tiêu chí và kết
quả chia tiểu loại ở mỗi loại ĐTDT đó.
Chỉ rõ sự khác biệt giữa ĐTDT và ĐTTT ở hai bình diện cấu trúc,
chức năng.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được triển khai với ba chương nội dung:
Chương 1: Cơ sở lí ḷn.
Chương 2: Định tớ danh từ tiếng Việt xét trên bình diện cấu trúc.
Chương 3: Định tớ danh từ tiếng Việt xét trên bình diện ngữ nghĩa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





6

Chƣơng 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái quát về danh từ tiếng việt
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm danh từ tiếng Việt
Bàn về DT , các nhà Việt ngữ học đã đưa ra nhiều ý
Nguyễn Kim Thản trong chuyên luận của mì
thực từ biểu thị sự vật tí nh

kiến khác nhau .

nh cho rằng : “DT là một loại

(sinh vật ) vật thể , hiện tượng , sự việc trong đời

sống thực tại và tư duy có những đặc trưng ngữ pháp sau đây:
a) Không trực tiếp làm vị ngữ . Do đó : Khi làm vị ng ữ, phải có quan hệ
từ là (câu khẳng đị nh) hoặc không phải, không phải là (câu phủ đị nh), không
đặt sau các từ như : đừng, hãy, sẽ .v.v…
b) Có thể kết hợp với một trong những từ loại sau đây và được từ
loại này xác định , hạn chế : số từ (một, hai .v.v…), đại từ chỉ số (tất cả ),
lượng từ (những, các), phó danh từ

(con, cái…), từ chỉ đị nh

(này, ấy,

kia…)”. [30, tr 162 ]

Các tác giả của cuốn Ngữ pháp tiếng Việt cho rằng: “ Ý nghĩ a từ vựng
khái quát hóa thành đặc trưng ngữ pháp của danh từ là ý nghĩa thực thể

(hay

nội dung ý nghĩ a từ vựng có tí nh vật thể ). Hiểu theo nghĩ a rộng ý nghĩ a trong
thực tại, được nhận thức và được phản ảnh trong tư duy của người

bản ngữ

như là những sự vật” [1, tr78].
“Danh từ theo truyền thống được đị nh nghĩ a là từ loại mang ý nghĩ a sự
vật tí nh” [15, tr 57].
Theo Nguyễn Tài Cẩn [5, tr 27-30] danh từ có ba đặc điểm chí nh:
Đặc điểm thứ nhất : danh từ là từ loại có thể đứng làm trung tâm của
mợt đoản ngữ có sơ đờ như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




7

Vị trí

Vị trí

Vị trí


Vị trí

Vị trí

Vị trí

Vị trí

4

3

2

1

trung tâm 0

1’

2’

Tất cả

ba

cái

con


mèo

đen

ấy

Ở vị trí 4 có thể có những từ “tất thảy, tất cả, cả”;
a. Ở vị trí 3 có thể có sớ từ, những từ như “vài, mấy, từng” và các hư từ
như “những, các”;
b. Ở vị trí 2 chỉ có một từ duy nhất là từ chỉ xuất “cái”;
c. Ở vị trí 1 có thể có loại từ;
d. Ở vị trí 1’ là những từ giữ chức vụ đị nh ngữ ;
e. Cịn vị trí 2’ là vị trí của từ chỉ trỏ (“ấy, này, nọ, nào…”).
Đặc điểm thứ hai : Danh từ là từ loại có thể đứng liền sau những từ chỉ
vị trí “trên, dưới, trong, ngoài, trước, sau, giữa…”. Ví dụ:
“Tới nay mợ ra ngoài vườn, cắt một buồng chuối mật để về giỗ ông”
(Thanh Tị nh (1957), Quê mẹ. Hà Nội, tr 9).
Nếu gặp trường hợp danh từ không đứng liền sau chúng thì chen vào ở
giữa chỉ có thể là những từ thuộc vị trí 4, 3, 2, 1 đã nêu ở trên mà thơi. Ví dụ:
“Ngũn Cơng Hoan là mợt trong những cây bút viết lâu năm hơn hết”
(Nguyễn Công Hoan (1956), Bước đường cùng. Hà Nội, tr 5).
Đặc điểm thứ ba : Danh từ là từ loại không thể độc lập làm vị ngữ . Đó
là một từ loại khơng có vị ngữ tính.
Đặc điểm thứ ba trên đây là một đặc điểm hết sức cơ bản , đối lập hẳn
danh từ với đợng từ, tính từ [1, tr 78].
Thứ hai, về vai trò ngữ pháp, DT tiếng Việt “thường làm chủ ngữ trong
câu” [39, tr 242]; “có đầy đủ chức năng cú pháp của thực từ . Trong mối quan
hệ với đợng từ , tính từ, nét riêng biệt của danh từ là ít được dùng làm vị ngữ
đặt trực tiế p sau chủ ngữ của câu” [1, tr 78]. Quan điểm này trùng với quan
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





8

điểm của Nguyễn Tài Cẩn [5] ở đặc điểm thứ ba như đã nêu ở trên

. Trong

những trường hợp đó Diệp Quang Ban và Hoàng Văn Thung cũng cho rằng :
“thường danh từ được kết hợ p với một từ biểu thị quan hệ ngữ nghĩ a

- ngữ

pháp giữa hai thành phần câu (ví dụ trường hợp kiểu câu có cấu tạo vị ngữ là
+ danh từ)”.
Thứ ba, về khả năng kết hợp “DT có khả năng kết hợp với đại từ chỉ
đị nh: này, kia, ấy, nọ…(nhà kia, thắng lợi này , việc nọ , ćn ấy…). DT còn
có khả năng kết hợp trực tiếp hay gián tiếp với số từ (số từ biểu thị ý nghĩ a số
lượng đơn vị sự vật hay số lượng sự vật)”[1, tr 78].
Như vậy, từ những khái niệm và đặc điểm như đã nêu ở trên , trong đề
tài này , chúng tôi tán thành quan điểm của Nguyễn Tài Cẩn và một số nhà
khoa học cho rằng: DT là những từ chỉ người , loài vật, cây cối, đồ vật, sự vật,
khái niệm trừu tượng…; DT thường giữ chức vụ chủ ngữ trong câu ; có khả
năng kết hợp với đại từ chỉ đị nh , kết hợp trực tiếp hay gián tiếp với số từ

,

không thể độc lập làm vị ngữ… ; DT được kết hợp với một từ biểu thị quan hệ

ngữ nghĩa - ngữ pháp giữa hai thành phần câu , nó cũng có đầy đủ chức năng
cú pháp của thực từ…
1.1.2. Vấn đề ranh giới của danh từ tiếng Việt
Như chúng ta đã biết, DT là một trong những từ loại thực từ quan trọng
trong hệ thố ng ngữ pháp tiếng Việt . Nó làm chủ ngữ trong câu và thường
đứng trước đợng từ , tính từ,… Bên cạnh đó , DT còn có thêm một số thành tố
phụ đi kèm trong câu để tạo thành đoản ngữ , các đoản ngữ này được Nguyễn
Tài Cẩn “gọi chung là định tố” [xem 6, tr 203].
DT tiếng Việt có một số bộ phận và cách dùng cần phải phân biệt với
các từ loại khác.
Nhóm thứ nhất là các từ chỉ hiện tượng thời tiết như : lũ, lụt, mưa, sấm,
sét, bão, chớp… So sánh:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




9

Trời đang mưa.
Cơn mưa to quá.
Năm nay mưa nhiều.
Theo chúng tôi, chỉ nên coi những trường hợp các DT trên có khả năng
kết hợp với những từ chỉ đơn vị ở trước là DT.
Ví dụ: ánh chớp, cơn bão, làn gió, tiếng sấm, trận lụt. Các trường hợp
cịn lại nên coi là động từ.
Nhóm thứ hai là các từ ghép đẳng lập mà mỗi thành tố đã bị tước bỏ ý
nghĩa độc lập để tổng hợp thành một nghĩa chung có tính chất khái quát hơn
từng ́u tớ riêng lẻ.
Ví dụ như : nhà cửa , bạn bè , vợ co n, cơm nước, anh em,… Trong các

trường hợp sử dụng mà các từ trên có thể kết hợp được với những thành tớ
phụ của động từ thì khơng thể coi là danh từ.
Ví dụ: - Đã nhà cửa/ vợ con/ cơm nước gì chưa ?
- Tao không bạn bè/ anh em gì với mày !
1.1.3. Phân loại danh từ tiếng Việt
Hầu hết các nhà Việt ngữ học đều chia danh từ thành hai loại : Danh từ
riêng và danh từ chung . Nhưng khi phân thành các tiểu loại nhỏ hơn trong
danh từ chung thì lại có nhiều quan điểm khác nhau.
Quan điểm của Diệp Quang Ban - Hoàng Văn Thung [1, tr79] là:
Trong danh từ chung có sự đối lập:
+ Danh từ tổng hợp / danh từ không tổng hợp
+ Danh từ đếm được và danh từ không đếm được
Đinh Văn Đức chia DT thành hai loại : danh từ cụ thể và danh từ trừu
tượng [xem 15, tr 64-65].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




10

Nguyễn Tài Cẩn cũng chia DT thành hai loại

: danh từ chung - danh

từ riêng . Ông cho rằng trong từ loại danh từ tiếng Việt

, có hệ thớng tiểu


loại như sau :
Danh từ riêng
Danh từ tổng hợp
Danh

Danh từ

Danh từ chỉ đơn vị

từ

không

Danh từ chỉ người

chung

tổng hợp

Danh từ chỉ sự vật + khái niệm trừu tượng
Danh từ chỉ động vật, thực vật
Danh từ chỉ chất liệu

Trong công trì nh này chúng tôi lấy quan điểm của Nguyễn Tài Cẩn làm
cơ sở cho việc nghiên cứu các vấn đề liên quan. Để tiện cho việc tì m và phân
tích ngữ liệu trong quá trình thực hiện đề tài chúng tơi chia DT thành: danh từ
riêng (DTR) và danh từ chung (DTC).
Danh từ chung được chúng tôi chia thành bốn loại:
Danh từ chỉ đơn vị (DTCĐV);
Danh từ chỉ sự vật (DTCSV);

Danh từ chỉ chất liệu (DTCCL);
Danh từ chỉ khái niệm trừu tượng (DTCKNTT).
Danh từ chỉ đơn vị có:
Đơn vị tự nhiên (ĐVTN);
Đơn vị nhân tạo (ĐVNT) có:
Đơn vị tập thể;
Đơn vị thời gian;
Đơn vị khơng gian;
Đơn vị sự việc;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




11

Đơn vị hành chí nh.
Danh từ chỉ sự vật có:
Danh từ chỉ người;
Danh từ chỉ đồ vật;
Danh từ chỉ thực vật;
Danh từ chỉ đợng vật.
Có thể sơ đồ hóa các tiểu loại DT như sau:
DT
DTR

DTC

DTCĐV


ĐVTN

ĐV
tập
thể

Đồ
vật

Người

ĐV NT

ĐV
thời
gian

DTCCL

DTCSV

ĐV
khơng

gian

ĐV
sự
việc


Thực
vật

DTCKNTT

Động
vật

ĐV
hành
chính

1.2. Khái qt về cụm từ , đoản ngƣ̃ , danh ngƣ̃ , đị nh tố, đị nh tố danh tƣ̀
trong tiếng Việt
1.2.1. Cụm từ
Chúng tôi theo quan điểm thông dụng , cho Cụm từ là tổ hợp hai từ trở
lên có quan hệ ngữ pháp , ngữ nghĩ a với nhau . Đơn vị này bao gờm cụm từ
chính phụ (các thành tớ có quan hệ chí nh phụ với nhau ), cụm từ chủ vị (các
thành tớ có quan hệ chủ vị với nhau) và cụm từ đẳng lập (các thành tớ có quan
hệ bì nh đẳng với nhau) [xem 28, 34].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




12

1.2.2. Đoản ngữ
Đoản ngữ chí nh là cụm từ chí nh phụ , tức “cụm từ , trong đó các thành

tố không bì nh đẳng nhau về mặt ngữ pháp : có thành tớ chính và thành tớ phụ”
[xem 40, tr 64].
Ví dụ:
(1) H́ / là mợt thành phố đẹp.

C

V

1.2.3. Danh ngữ (cụm danh từ)
Danh ngữ (DN) là đoản ngữ (hay cụm từ chí nh phụ ) có thành tớ chính
là danh từ [theo 40, tr 63] như ở ví dụ (1) trên.
Về tổ chức của DN, chúng tôi tán thành quan điểm của Nguyễn Tài Cẩn
và
một số nhà nghiên cứu khác, cho rằng DN gồm:
+ Bộ phận trung tâm do DT đảm nhiệm chiếm vị trí giữa lòng đoản
ngữ. Bộ phận này có thể là:
a) Trung tâm đơn như gia đì nh trong những gia đì nh nghèo.
b) Trung tâm ghép gồm T 1 và T2. Trong đó T 1 là trung tâm về mặt ngữ
pháp, chỉ đơn vị tính toán đo lường ; các danh từ ở vị trí này là DT chỉ
đơn vị , trực tiếp đếm được , chỉ xuất được , phần lớn trống nghĩ a . T2 là
trung tâm về mặt ý nghĩ a từ vựng chỉ sự vật được đem ra t ính toán, đo
lường; các DT ở vị trí này là DT thường , không trực tiếp đếm được ,
không chỉ xuất được (trừ nhóm DT chỉ chất liệu), đại đa số đủ nghĩ a.
Ví dụ:
tất cả những cái / túi bằng lụa tía ấy
T1

T2


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




13

Các thành tố phụ chia làm hai bộ phận : bộ phận được phân bố ở trước
trung tâm tạo thành phần đầu của DN và bộ phận phân bố sau trung tâm , tạo
thành phần cuối của DN.
a) Phần đầu DN ở dạng đầy đủ gồm:
 ĐT chỉ xuất cái, ví dụ: cái cậu học sinh ấy
 ĐT chỉ sớ lượng, ví dụ: mấy cái cậu học sinh ấy
 ĐT chỉ ý nghĩ a toàn bợ, ví dụ: tất cả mấy cái cậu học sinh ấy
Trong thực tế , các ĐT này có thể có mặt đầy đủ hoặc khơng đầy đủ
khiến phần đầu của DN có thể xuất hiện dưới tám dạng khác nhau [xem 6, tr
236]. Phần đầu DN thường do các hư từ đảm nhiệm , có sớ lượng hạn chế , có
sự phân bớ vị trí rành mạch và thường gia thêm chi tiết phụ không có tác dụng
đến ngoại diên của khái niệm biểu thị bằng DTTrT.
Theo quan hệ ngữ pháp , các ĐT ở phần đầu DN quan hệ trực tiếp với
trung tâm hơn các ĐT ở phần sau DN . ĐTDT lại là thành phần đi kèm phụ
sau cho DT , nhằm bổ sung nghĩ a cho DT. Chính vì vậy , khi xét ĐTDT trên
bình diện ngữ nghĩa , chúng tơi đặt ĐTDT trong quan hệ với tổ hợp gồm DT
và các ĐT ở phần đầu DN . Những đòi hỏi của ĐT đầu DN (như những, một)
đối với sự xuất hiện của ĐT sau DN, chúng tôi gọi chung là đòi hỏi của DN.
Phần cuối DN ở dạng đầy đủ gồm hai bộ phận , một bộ phận nêu đặc
trưng của sự vật nói đến ở DTTrT và một bộ phận có ý nghĩ a chỉ đị nh.
Ví dụ: bài thơ hay/này
Bộ phận nêu đặc trưng (như hay) do thực từ đảm nhiệm , nhưng đơi khi
nó nới với DTTrT bằng quan hệ từ . Số lượng từ có thể ở phần cuối DN rất

lớn. Mỗi kiểu ĐT ở đây dù có chung một ý nghĩ a khái quát nhưng không phải
bao giờ cũng quy được vào mợt vị trí. Phần cuối DN có thể có tổ chức là từ ,
đoản ngữ hoặc mệnh đề [xem 6, tr 237-246].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




14

Các thành tố phụ ở phần đầu và phần cuối DN được gọi là định tố . DN
đầy đủ bao gồm:
Phần trung tâm

Phần cuối

tất cả những

cái khăn

len xanh đó

tất cả mọi

suy diễn

kinh khủng ấy

Phần đầu


Nguyễn Tài Cẩn chỉ rõ : trong thực tế , DN có thể chỉ gồm phần đầu và
phần trung tâm (ví dụ: ba bát); phần trung tâm và phần ći (ví dụ: bát này);
hãn hữu chỉ có phần đầu và phần ći (ví dụ: ba tái). Ông chia thành tố phụ ra
thành hai bộ phận - đị nh tố đầu (ĐTĐ) và định tố cuối (ĐTC). Giữa đị nh tố
đầu và đị nh tố ở phần cuối danh ngữ có một số đặc điểm khác nhau một cách
khá cơ bản:
a) Về mặt từ loại : ĐTĐ nhiều trường hợp đều do những từ có nghĩ a
không chân thực đảm nhiệm , còn ĐTC phần lớn lại do những từ có nghĩa
chân thực đảm nhiệm.
b) Về mặt số lượng: Những từ có thể làm ĐTĐ có số lượng rất hạn chế ,
có thể thớng kê và lập thành danh sách được . Những từ có khả năng đứng làm
ĐTC có sớ lượng rất lớn: có thể dùng đến hàng vạn từ ở chức vụ này.
c) Về mặt tổ chức : ĐTĐ trong tuyệt đại đa số trường hợp đều xuất hiện
dưới dạng một từ , ĐTC thường lại rất dễ dàng kèm thêm thành tố phụ để phát
triển thành một đoản ngữ nhỏ . Trong tiếng Việt , khi đị nh tớ là mợt mệnh đề ,
thì bao giờ đó cũng là mợt ĐTC.
d) Về mặt phân bố vị trí : ĐTĐ phân thành những vị trí rất rành mạch ,
mỗi kiểu đị nh tố cùng có chung một ý nghĩ a khái quát bao giờ cũng được quy
vào một vị trí . Ở mỗi phần ći , trái lại, mỗi kiểu đị nh t ố cùng có chung một
ý nghĩa khái quát khơng phải bao giờ cũng quy vào một vị trí , và ngược lại, ở
mỗi vị trí không phải bao giờ cũng tì m ra được mợt ý nghĩ a khái quát.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




15

đ) Về mặt ý nghĩ a: ĐTĐ thường gia thêm một chi tiế t phụ không có tác
dụng đến ngoại diên của khái niệ m nêu ở DTTrT, ĐTC, trái lại, thường có tác

dụng (hay í t nhất cũng là có khả năng) nêu một chi tiết hạn chế ngoại diên của
khái niệm, khu biệt hẳn một bộ phận sự vật này với một bộ phận sự vật khác.
e) Về mặt vận dụng : ĐTĐ phần lớn dễ dàng có khả năng thay thế trung
tâm khi trung tâm vắng mặt , ĐTC thì hầu như khơng có khả năng thay thế đó
[xem 6, tr 204 - 206].
1.2.4. Đị nh tớ và đị nh tố danh từ
Ở mục này , chúng tơi trình bày khái niệm ĐT và ĐTDT trong tiếng
Việt, quan điểm của các tác giả đi

trước về chức năng c ủa ĐT (trong đó có

ĐTDT).
1.2.4.1. Khái niệm định tố và định tố danh từ trong tiếng Việt
ĐT (còn gọi là đị nh ngữ ) là “thành phần phụ (thành tớ phụ - NTN) của
cụm danh từ trong câu có chức năng bổ sung thêm cho thành phần chính bằng
quan hệ phụ tḥc, chỉ ra các thuộc tính , tính chất của người, vật, sự vật, hiện
tượng do DT làm thành phần chính gọi tên” [xem 40, tr 89]. Về hai thuật ngữ
đị nh tố và đị nh ngữ, tác giả Hoàng Trọng Phiến cho rằng:
“Đị nh ngữ được xét như một yếu tố trong quan hệ nội bộ của nhóm thì
gọi là định tố. Tuy nhiên, khi đị nh tớ của mợt nhóm từ nào đó làm thành phần
chính của câu thì định tớ có giá trị như một thành phần câu với tên gọi định
ngữ…Sự phân biệt đị nh ngữ và đị nh tố là sự phân biệt cấu trúc

, chức năng

của từ pháp và cú pháp” [xem 28, tr 38].
Theo chúng tôi , ĐT là một thành tớ phụ cho từ , chức năng ngữ pháp
của nó thể hiện trong DN . Khi DN tham gia vào hoạt động giao tiếp

, ĐT


theo đó mà xuất hiện trong câu , có những tác động nhấ t đị nh tới các phương
diện của câu . Nhưng không vì thế mà ĐT có vai trò ngang hàng với những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




16

thành phần câu khác như : vị ngữ, chủ ngữ, trạng ngữ, đề ngữ… V.S. Panfilov
chỉ rõ:
“Thành phần câu là phạm trù về mặt chức năng , đó là yếu tố của câu có
mối quan hệ hì nh thức - ngữ nghĩ a hoặc với vị ngữ , hoặc với câu nói chung
(…). Ví dụ : Bạn tơi đọc sách hay . Bạn tôi và sách hay là thành phần câu ,
những ́u tớ nởi trợi (thành tớ chính bạn, sách - NTN) thì có liên hệ trực tiếp
với vị ngữ, các thành phần phụ (tôi, hay - NTN) không có liên hệ trực tiếp với
vị ngữ . Bởi vậy , dù các thành phần phụ có đặc trưng ngữ pháp định ngữ
nhưng đặc trưng này không cần yếu xét về chức vụ cú pháp của câu [xem 28,
tr 306 - 307].
Trong công trì nh này , ĐTDT được đặt trong DN khi DN được xét như
một đơn vị độc lập , tĩnh tại (nghiên cứu ĐTDT ở bì nh diện ngữ nghĩ a ). Tuy
nhiên, để phân biệt với các thà nh phần “cần yếu” với câu về mặt ngữ pháp ,
trong tên gọi thường có yếu tố ngữ, chúng tôi sử dụng tên gọi “đị nh tố” để chỉ
các thành tố phụ của DN.
ĐT do DT, cụm DT đảm nhiệm được chúng tôi gọi là“đị nh tố danh từ”.
1.2.4.2. Chức năng khái quát của đị nh tố
Phần lớn các công trì nh nghiên cứu chung về ngữ pháp tiếng Việt đều
cho rằng các thành tố trong phần cuối của DN tiếng Việt (trong đó có ĐTDT)

có chức năng hạn đị nh . Theo Đinh Văn Đức : Đị nh ngữ là trung tâm hạn đị nh
cho danh từ [15, tr 109-110], Nguyễn Tài Cẩn cũng cho rằng các ĐT cuối
thường “nêu một chi tiết hạn chế ngoại diên của khái niệm , khu biệt hẳn một
bộ phận sự vật này với bộ phận sự vật khá c” [6, tr 205].
1.3. Các bình diện nghiên cứu của định tố danh từ
Cũng như ĐT nói chung , ĐTDT là mợt trong những đơn vị vừa có mặt
tổ chức, vừa có mặt chức năng (mà trong cơng trình này chúng tơi gọi là bình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




17

diện cấu trúc và bình diện chức năng). Nghiên cứu đầy đủ về ĐTDT là nghiên
cứu trên cả hai bì nh diện đó .
1.3.1. Bình diện cấu trúc của định tớ danh từ
Như chúng ta đã biết, bình diện cấu trúc của ĐTDT bao gồm các yếu tố
và quan hệ giữa các yếu tố tạo nên ĐTDT. Nhưng ĐTDT là một đơn vị không
thể xét một cách độc lập mà phải đặt trong một đơn vị nhỏ nhất bao hàm nó
là DN (bởi chỉ ở trong DN , mới có vai trò ĐT nói chung và ĐTDT nói
riêng). ĐTDT là mợt th ành tớ trong DN , vì thế , để có thể hình dung đầy đủ
về mặt hì nh thức vật chất của nó chúng ta cần tì m hiểu vị trí của nó trong
tương quan với thành tố trung tâm , số lượng ĐTDT có thể có trong mợt DN
và các thành tớ kh ác có thể x́t hiện (tạm coi là có thể kết hợp ) cùng ĐTDT
trong DN . Những vấn đề này có liên quan đến việc nhận diện ĐTDT và các
loại, tiểu loại ĐTDT trong DN , liên quan đến các chức năng mà ĐTDT có
thể đảm đương .
Theo Nguyễn Thị Nhung , chúng tơi xác đị nh : Nghiên cứu ĐTDT trên

bình diện cấu trúc là tìm hiểu vị trí , sớ lượng ĐTDT trong DN , cấu tạo, các
dạng biểu hiện của ĐTDT và cấu trúc của DN chứa ĐTDT .
1.3.2. Bình diện chức năng của định tố danh từ
a) Khái niệm chức năng
Từ điển bách khoa quốc tế về ngôn ngữ học

cho chức năng là : “…

mối quan hệ giữa hì nh thức ngôn ngữ và các thành phần khác trong câu hay
các đơn vị lớn hơn mà ở đấy nó được sử dụng

. Ví dụ, danh từ thường có

chức năng làm chủ ngữ , vị ngữ . Điều ấy có nghĩ a là chức vụ này được xác
đị nh về mặt phân bố là chức năng n gữ pháp” (dẫn theo Nguyễn Thị Nhung ,
[28, tr 48]).
Theo đị nh nghĩ a trên, chức năng chỉ xuấ t hiện trong câu hay các đơn vị
lớn hơn, chức vụ ngữ pháp cũng là chức năng - chức năng ngữ pháp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




×