Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

Mô hình tiểu thuyết lê văn trương và sức hấp dẫn của mô hình này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 161 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

LÊ THỊ NGÂN

MƠ HÌNH TIỂU THUYẾT LÊ VĂN TRƢƠNG
VÀ SỨC HẤP DẪN CỦA MƠ HÌNH NÀY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

THÁI NGUN - 2012

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

LÊ THỊ NGÂN

MƠ HÌNH TIỂU THUYẾT LÊ VĂN TRƢƠNG
VÀ SỨC HẤP DẪN CỦA MƠ HÌNH NÀY
Chun ngành: Văn học Việt Nam hiện đại
Mã số: 62.22.34.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. NGUYỄN ĐĂNG MẠNH


THÁI NGUYÊN - 2012

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả đƣợc nêu trong luận án là trung thực và chƣa đƣợc ai cơng bố trong bất kỳ cơng
trình khoa học nào. Nếu sai, tơi hồn tồn chịu trách nhiệm.
Thái Ngun, tháng 5 năm 2012
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

LÊ THỊ NGÂN

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




ii

LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới GS. Nguyễn Đăng Mạnh người thầy đáng kính đã tận tình hướng dẫn và động viên tơi trong suốt q trình
thực hiện luận án này.
Tơi xin chân thành cám ơn bà Lê Thị Giáng Vân - con gái út nhà văn
Lê Văn Trương đã cung cấp cho tôi nhiều tư liệu quý báu về cuộc đời, văn nghiệp

và tác phẩm của nhà văn để hoàn thành luận án này.
Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành tới cơ sở đào tạo Đại học Thái Nguyên,
đơn vị đào tạo trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã tạo điều kiện để tơi hồn
thành khóa học và trình bày luận án này.
Tơi cũng xin gửi lời cám ơn đến các đồng nghiệp của tôi đã chia sẻ nhiều tư
liệu và kinh nghiệm quý báu liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận án.
Tôi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn tới gia đình, người thân đã động viên và
giúp đỡ tơi trong q trình hồn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2012
Tác giả luận án

Lê Thị Ngân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




iii

MỤC LỤC
Lời cam đoan ......................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ............................................................................................................................. ii
Mục lục

.......................................................................................................................iii

PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của luận án .......................................................................................... 1

2. Lịch sử vấn đề.............................................................................................................. 2
2.1. Xu hƣớng phê phán ................................................................................................... 2
2.2. Xu hƣớng khẳng định ................................................................................................ 8
2.3. Tiểu kết ..................................................................................................................... 19
3. Mục đích, đối tƣợng và văn bản nghiên cứu ......................................................... 20
3.1. Mục đích, đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................ 20
3.2. Văn bản nghiên cứu ................................................................................................. 21
4. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................................... 21
5. Đóng góp mới của luận án ....................................................................................... 22
6. Bố cục của luận án .................................................................................................... 22
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................................... 23
CHƢƠNG 1: KHÁI NIỆM MƠ HÌNH VÀ CÔNG CHÚNG CỦA TIỂU THUYẾT
LÊ VĂN TRƢƠNG ................................................................................... 23
1.1. Khái niệm mơ hình ................................................................................................ 23
1.1.1. Khái niệm mơ hình trong khoa học và đời sống ............................................... 23
1.1.2. Mơ hình trong nghệ thuật, văn chƣơng .............................................................. 23
1.2. Công chúng của tiểu thuyết Lê Văn Trƣơng ...................................................... 25
1.2.1. Vấn đề công chúng của văn học và sự hình thành lớp cơng chúng mới nửa
đầu thế kỷ XX .................................................................................................... 25
1.2.2. Công chúng của tiểu thuyết Lê Văn Trƣơng ..................................................... 29
1.3. Tiểu kết chƣơng 1 .................................................................................................. 34

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




iv

CHƢƠNG 2: NHÂN VẬT NGƢỜI HÙNG - ĐẶC ĐIỂM THỨ NHẤT

CỦA MƠ HÌNH TIỂU THUYẾT TIỂU VĂN TRƢƠNG................... 36
2.1. Tính cách nhân vật ngƣời hùng trong tiểu thuyết Lê Văn Trƣơng .................. 36
2.1.1. Sự đa dạng về nhân vật ........................................................................................ 36
2.1.2. Sự thống nhất về tính cách................................................................................... 42
2.2. Nhân vật ngƣời hùng của Lê Văn Trƣơng với khát vọng vƣợt thốt thân phận
của mình ................................................................................................................ 47
2.2.1. Thành phần xuất thân của nhân vật ngƣời hùng trong tiểu thuyết Lê Văn Trƣơng... 47
2.2.2. Sự đổi ngôi - khi nhân vật ngƣời hùng của Lê Văn Trƣơng chiến thắng ....... 49
2.3. Một số kiểu nhân vật ngƣời hùng trong tiểu thuyết Lê Văn Trƣơng .............. 55
2.3.1. Ngƣời hùng trong trƣờng đời .............................................................................. 55
2.3.2. Ngƣời hùng trong tình yêu................................................................................... 63
2.4. Tiểu kết chƣơng 2 .................................................................................................. 72
CHƢƠNG 3: CỐT TRUYỆN LY KỲ, NHỮNG CẢNH XỨ LẠ ĐẶC ĐIỂM THỨ HAI CỦA MƠ HÌNH TIỂU THUYẾT LÊ VĂN TRƢƠNG .... 74
3.1. Sức hấp dẫn của cốt truyện ly kỳ trong tiểu thuyết, truyện kí truyền thống đối
với đại chúng ........................................................................................................ 74
3.1.1. Quá trình hiện đại hóa của tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XX ..................... 74
3.1.2. Thị hiếu của đại chúng: ƣa thích cốt truyện ly kì .............................................. 76
3.2. Một số loại cốt truyện chủ yếu của tiểu thuyết Lê Văn Trƣơng ...................... 79
3.2.1. Cốt truyện phiêu lƣu ............................................................................................. 79
3.2.2. Những truyện tình éo le ....................................................................................... 84
3.2.3. Những cảnh xứ lạ ................................................................................................. 90
3.2.3.1. Truyện đƣờng rừng và nét riêng của tiểu thuyết Lê Văn Trƣơng .....90
3.2.3.2. Sức hấp dẫn của những miền đất lạ ..................................................93
3.2.3.3. Sự khám phá phong tục, văn hoá vùng cao ......................................98
3.3. Tiểu kết chƣơng 3 ................................................................................................ 103

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





v

CHƢƠNG 4: CHỦ ĐỀ ĐẠO LÝ VÀ KẾT THÚC CÓ HẬUĐẶC ĐIỂM THỨ BA CỦA MƠ HÌNH TIỂU THUYẾT LÊ VĂN TRƢƠNG .... 105
4.1. Chủ đề đạo lý và kết thúc có hậu trong tiểu thuyết ln phù hợp với thị hiếu
của đại chúng bình dân ...................................................................................... 105
4.1.1. Quan niệm mới của các nhà tiểu thuyết Việt Nam hiện đại về vấn đề giáo
huấn trong văn chƣơng .................................................................................... 105
4.1.2. Lê Văn Trƣơng với lối đi riêng, trở về truyền thống ...................................... 109
4.2. Chủ đề đạo lý trong tiểu thuyết Lê Văn Trƣơng .............................................. 112
4.2.1. Điểm khác biệt giữa nhân vật ngƣời hùng trong tiểu thuyết Lê Văn Trƣơng
với nhân vật siêu nhân của Nietzsch .............................................................. 112
4.2.2. Đạo lý mang tính truyền thống.......................................................................... 115
4.2.3. Đạo lý mang tính thiết thực ............................................................................... 125
4.2.4. Đạo lý mang tính dân tộc, lịng u nƣớc ........................................................ 130
4.3. Kết thúc có hậu..................................................................................................... 136
4.4. Tiểu kết chƣơng 4 ................................................................................................ 140
PHẦN KẾT LUẬN ......................................................................................................... 142
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 145

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945, Lê Văn Trƣơng nổi lên nhƣ

một hiện tƣợng đặc biệt. Sức viết của Lê Văn Trƣơng khơng dễ mấy ai có đƣợc, nếu
khơng nói là chƣa ai có đƣợc. Riêng tiểu thuyết đã 247 cuốn. Ngồi tiểu thuyết, ơng cịn
viết truyện ngắn, phóng sự, bút ký, thơ và kịch. Ơng tạo ra đƣợc một kiểu nhân vật
Ngƣời hùng "được cả một thời chấp nhận và say mê".
Nhƣng tiểu thuyết Lê Văn Trƣơng có nhiều luồng ý kiến đánh giá khác nhau,
thậm chí trái ngƣợc nhau.
Có nhiều ý kiến đánh giá: Văn Lê Văn Trƣơng dễ dãi, dây cà ra dây muống,
rƣờm rà, luộm thuộm; Lê Văn Trƣơng hay triết lý, nhƣng ồn ào và áp đặt; Nhân vật
Ngƣời hùng trong tiểu thuyết Lê Văn Trƣơng là thứ anh hùng rơm, huyênh hoang,
có những hành vi bất thƣờng, nhiều khi không thực.
Bên cạnh đó là những ý kiến ghi nhận sự ảnh hƣởng đặc biệt của tiểu thuyết
Lê Văn Trƣơng với công chúng đƣơng thời: Tiểu thuyết gia họ Lê là ngƣời dám
đứng ra mạnh dạn chủ trƣơng một lý thuyết luân lý; Với những trang văn nồng nàn,
mạnh mẽ, thể hiện những khát vọng cháy bỏng của con ngƣời, nhà văn đã xây dựng
hình tƣợng ngƣời hùng quyết liệt và ngang tàng; Triết lý sức mạnh và nhân vật
ngƣời hùng của ông đã ảnh hƣởng tới thế hệ thanh niên thời đó rất sâu đậm; Thực tế
đã cho thấy, Lê Văn Trƣơng tự tạo riêng cho mình một vị trí trong văn học Việt
Nam hiện đại những năm đầu thế kỷ XX.
Qua những ý kiến trái ngƣợc nhau nói trên, thấy nổi lên một vấn đề: Tiểu
thuyết Lê Văn Trƣơng không hẳn đã đặc sắc hơn một số tác giả khác, nhiều tác
phẩm bộc lộ rõ nhƣợc điểm về mặt nghệ thuật, trong đó có hiện tƣợng lặp lại của
nhiều yếu tố (đến mức có thể mơ hình hố đƣợc), nhƣng các tác phẩm của ơng vẫn
có sức hấp dẫn đặc biệt đối với công chúng văn học đƣơng thời, ảnh hƣởng không
nhỏ tới tƣ tƣởng của tầng lớp thanh niên, khiến ông trở thành nhà văn có sách best
seller nhất thế kỷ. Tác phẩm của ông trong suốt một thời gian dài luôn đƣợc "...nhà
xuất bản chờ bản thảo viết xong để in, độc giả chờ sách ra để đọc" [25;212].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





2

Câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao nghệ thuật của tiểu thuyết Lê Văn Trƣơng
thuộc hạng xoàng, nhƣng lại có sức hấp dẫn đơng đảo độc giả nhƣ vậy? Lê Văn
Trƣơng đã có lối viết phù hợp với tầm đón đợi của cơng chúng? Hiện tƣợng Lê Văn
Trƣơng có phải là một kiểu tồn tại văn học?
Đã có nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu tìm cách giải thích sức chinh phục độc
giả của Lê Văn Trƣơng ở các góc độ khác nhau. Nhƣng vấn đề đó cho đến nay vẫn
chƣa đƣợc lý giải một cách đến độ và thoả đáng.
Luận án Mơ hình tiểu thuyết Lê Văn Trƣơng và sức hấp dẫn của mơ
hình này hi vọng đóng góp vào việc lý giải vấn đề nói trên.
Bên cạnh đó, Lê Văn Trƣơng cũng là một ngƣời chịu thiệt thịi về thái độ
đánh giá chƣa thật sự cơng bằng của giới phê bình văn học trong suốt một thời gian
dài với những gì ơng đóng góp cho văn học Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX.
Ngƣời đời gần nhƣ lãng quên "ngƣời hùng" một thuở. "Với các nhà văn, dù đã qua
đời hay còn sống, chúng ta nên công bằng và trung thực" [13].
Tác giả luận án hy vọng sẽ góp phần đánh giá một cách cơng bằng, khách
quan, những đóng góp của Lê Văn Trƣơng đối với văn học nƣớc nhà từ góc độ tâm
lý tiếp nhận văn học của độc giả.
2. Lịch sử vấn đề
Trong các nhà văn đƣơng thời, Lê Văn Trƣơng là một trong những ngƣời
đƣợc đọc nhiều nhất đồng thời cũng là ngƣời bị cơng kích một cách ồn ào nhất. Đã
bao ngƣời chê bai ơng giễu cợt ơng, nhƣng cũng đã có khơng biết bao độc giả say
mê ơng, thậm chí sống theo những hình tƣợng nhân vật của ơng. Cho đến nay, theo
thống kê sơ bộ của chúng tơi, có khoảng trên dƣới 50 cơng trình lớn nhỏ viết về Lê
Văn Trƣơng và tiểu thuyết của ông.
2.1. Xu hướng phê phán
Tác phẩm của Lê Văn Trƣơng đã từng bị cơng kích khá nhiều. Đồng nghiệp

chê ông viết dễ dãi, dây cà ra dây muống. Ngƣời khó tính chê ơng triết lý rẻ tiền.
Ngƣời sống an phận khơng thích sự phá cách, ngang tàng, bất cần trong lối sống của
những “ngƣời hùng” của ơng. Có ngƣời khơng ƣa ơng từ tác phẩm đến phong cách,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




3

lôi cả chuyện đời tƣ của ông lên mặt báo. Cứ nhƣ thế, hình thành định kiến về Lê
Văn Trƣơng. Nhiều nhà nghiên cứu gạt ông ra khỏi lịch sử văn học, hoặc có nhắc
đến thì cũng với một thái độ khơng mấy trân trọng.
Nhóm Tự lực văn đồn gọi Lê Văn Trƣơng là “hạng triết học nửa mùa". Họ
nhận xét: “không bao giờ ông Lê Văn Trương chịu bỏ mất dịp dạy luân lý, dù ông
ấy viết tiểu thuyết hay phóng sự”. Họ tỏ thái độ: “Chúng tơi rất ghét cái lối văn tâm
lý vô nghĩa lý của Lê Văn Trương" [43;16]. Nhóm Phong hóa gọi ơng là “hunh
hoang tơn ơng”. Những lời chỉ trích nhƣ thế có phần gay gắt nhƣng khơng phải
khơng có căn cứ.
Giữa nhóm Tự lực văn đồn và Lê Văn Trƣơng có sự cạnh tranh trong thị
trƣờng văn học đƣơng thời nên những nhận xét nhƣ vậy âu cũng là điều dễ hiểu.
Nhƣng có những nhà phê bình khơng thuộc nhóm nào cũng viết về Lê Văn Trƣơng
với những lời lẽ không mấy thiện cảm.
Trong cuốn Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan đã dành tới 41 trang giới thiệu
về Lê Văn Trƣơng, nhƣng thái độ phê phán khá gay gắt. Về cách viết, theo Vũ
Ngọc Phan, ở Lê Văn Trƣơng “còn thấy cả những cái rớt lại của lối văn tiểu thuyết
cổ vào lớp Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn”, “kém về cả hành văn lẫn về truyện”,
“cốt truyện “đặc phường tuồng” rõ ra truyện một phim chớp bóng” [55;292]. Cịn
về nội dung, tác giả Nhà văn hiện đại đánh giá văn chƣơng Lê Văn Trƣơng là thứ

văn nặng về thuyết luân lý, nhiều nhân vật, “người thì là người hùng mà cử chỉ và
ngôn ngữ lại là cử chỉ và ngôn ngữ của con nít” [55;300]. Nhà phê bình Vũ Ngọc
Phan cịn đƣa ra một số nhận xét không mấy thiện cảm về một vài tác phẩm cụ thể
của Lê Văn Trƣơng. Bàn về cuốn Trƣớc cảnh hoang tàn Đế Thiên Đế Thích một tác phẩm đầu tay của Lê Văn Trƣơng, Vũ Ngọc Phan viết: “…văn viết còn cổ
lỗ và hầu hết các truyện đều xây dựng sơ sài” [55;290]. Nhận xét về cuốn Chồng
chúng ta, tác giả Nhà văn hiện đại đã đánh giá: “Trong Chồng chúng ta, văn viết
lại cẩu thả. Ngoài những lời nghị luận, chỉ rặt những lời đối thoại dài dịng, những
chuyện đầu Ngơ mình Sở, làm cho người đọc có cái cảm tưởng như khi viết, tác giả
khơng buồn xóa một chữ nào” [55;322]. Kết thúc bài viết khá dài của mình về Lê
Văn Trƣơng, Vũ Ngọc Phan đã kết luận: “Tiểu thuyết của Lê Văn Trương mỗi ngày
một nhiều, nhưng xét chung tất cả, người ta thấy các truyện của ơng khơng khác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




4

nhau mấy tý. Người ta lại thấy về đường tư tưởng và ý kiến, những truyện của Lê
Văn Trương chỉ có chiều rộng, khơng có chiều sâu….Văn ơng chỉ là một thứ văn
hoạt, thứ văn dễ hiểu cho người trung lưu trí thức, khơng có gì đặc sắc” [55;328].
Hội Thống, nhân đọc tác phẩm Sợ sống của Lê Văn Trƣơng, đã có đơi lời
bình, in trong Tạp chí Tri Tân, số 62 ( tháng 9/1942): “Nói tóm lại, tác phẩm của
ơng Lê Văn Trương chỉ có một giá trị tương đối về văn chương cũng như về tư
tưởng... Riêng phần tôi, xin thú thực rằng khi đọc xong tập Sợ sống khơng thấy xao
xuyến trong lịng, và khi gập sách lại, cũng khơng thấy phấn khởi tâm hồn chút nào.
Có lẽ tại những nhân vật tầm thường ở trong truyện đã khơng cảm hóa được tơi
chăng?” [74;514].
Trong cuốn hồi kí văn học Văn sĩ thi sĩ tiền chiến, trong bài viết Khi Lê

Văn Trƣơng viết tiểu thuyết, Nguyễn Vĩ đã dành những trang viết chân thực về
ngƣời bạn văn của mình. Một cây bút có cá tính và hào phóng, một Lê Văn Trƣơng
nói tục, chửi thề, một nhà văn viết khỏe, in nhiều rồi cả đời văn tìm trong hàng trăm
cuốn sách của mình, xót xa khi chẳng biết quyển nào là quyển mình ƣng ý nhất.
Nguyễn Vĩ nhận xét: “Anh viết nhiều cũng như anh nói nhiều, cho nên văn của anh
bị ảnh hưởng vì cái tật đa ngơn đó: rườm rà, luộm thuộm, xơ bồ. Nhiều lúc, anh bốc
đồng, viết lung tung, khơng kiểm sốt lại tư tưởng của mình” [145;80].
Trƣơng Chính, trong cuốn Dƣới mắt tơi (Phê bình văn học Việt Nam hiện
đại), xuất bản năm 1939, khi giới thiệu về tác phẩm Một ngƣời của Lê Văn Trƣơng,
đã chỉ ra: "Ơng có lối trịnh trọng bàn cãi về những vấn đề rất thơng thường. Ơng
thuyết lý và triết lý huyên thuyên...Văn ông Lê Văn Trương lại là một thứ văn đặc
biệt: nặng nề, cẩu thả, sống sượng, vô duyên" [9;127].
Một trong những cuốn sách hiếm hoi viết riêng về Lê Văn Trƣơng là cuốn
Lê Văn Trƣơng- mớ tài liệu cho văn- sử Việt Nam của Lan Khai, tập sách đƣợc
nhà xuất bản Minh Phƣơng in tại Hà Nội, năm 1940. Với cách giải thích hiện tƣợng
Lê Văn Trƣơng theo hƣớng phân tâm, vừa khách quan, vừa thông cảm, bên cạnh sự
khẳng định thành công của Lê Văn Trƣơng trong việc tạo ra một ảnh hƣởng riêng
trong công chúng, Lan Khai cùng một lúc cũng đã chỉ ra những cái vụng về, đôi khi
ngớ ngẩn, bất cập trong hành văn cũng nhƣ trong tƣ tƣởng của ông.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




5

Về cái thói “lắm điều” của Lê Văn Trƣơng, Lan Khai đã phê ơng một cách
khá dí dỏm: “Cái bị chê dữ nhất, ở người cũng như ở tác phẩm Lê Văn Trương, ấy
là cái thói lắm điều. Phe địch của ơng đã từng vin vào thói ấy mà diễu cợt ơng. Họ

bảo ơng khốc lác; họ kêu ơng bằng cái danh hiệu ngộ nghĩnh: “Hunh hoang tơn
ơng”. Thói ấy, lắm khi, cịn khiến ngay các bạn ơng phải khó chịu hoặc mỉm cười
nữa” [26;5]. Chừng nhƣ thế chƣa là đủ, Lan Khai cịn viết tiếp: “Tơi lấy làm lạ cho
những người thường vẫn kêu ca về thói lắm điều của ơng, coi thói ấy như một tai
nạn. Theo ý tơi, nếu có tai nạn thực, nạn nhân đầu tiên của Lê Văn Trương chẳng
phải ai khác hơn chính là Lê Văn Trương vậy. Nếu không tin, các bạn hãy đọc bất
cứ một đoạn lý luận dài dòng trong bất cứ một tiểu thuyết nào của Lê Văn Trương, các
bạn sẽ thấy nhời tơi nói là đúng” [26;7]. Đánh giá về phƣơng diện nghệ thuật tiểu thuyết
của Lê Văn Trƣơng, ngƣời bạn văn này đã thẳng thắn chỉ ra những cái chƣa đƣợc của
nhà văn một cách khá rành rọt: Lê Văn Trương hay lải nhải lắp đi lắp lại những cái ơng
đã nói nhiều lần....Lê Văn Trương ham độc đốn, ham sai khiến. Lại khơng có quan sát
nên các nhân vật của ông thiếu hẳn cái chất người....Các tiểu thuyết của Lê Văn Trương
đều chỉ có một giọng” [26;27].
Trong cuốn Văn học sử thời kháng Pháp (1858-1945), xuất bản năm 1974,
khi bàn về nghệ thuật của tiểu thuyết Lê Văn Trƣơng, tác giả Lê Văn Siêu đã viết:
"Văn của ông (Lê Văn Trương) hướng về cổ điển nhưng còn sượng nhiều, cả về ý lẫn lời,
thiếu phong vị chững chạc của văn Huỳnh Thúc Kháng, lại khơng có phần sương kính
của Trương Tửu nên chỉ đọc để hiểu mà không thưởng thức được" [66;214]. Với nhân
vật ngƣời hùng và triết lý sức mạnh trong tiểu thuyết Lê Văn Trƣơng, nhà nghiên
cứu Lê Văn Siêu đánh giá: "Tác phẩm của ông chỉ lều bều một thứ triết lý anh hùng
rơm, một thứ luật rừng rú của cá lớn nuốt cá bé"[66;213], "Cái hình ảnh người
hùng của ơng, trong giai đoạn khơi mào cho thế chiến thứ hai này, mà nhóm Phong
Hoá và một số đồng nghiệp chê bai, thường đem ra giễu cợt, cho là mần tuồng trên
sân khấu, không thực...Ơng có chịu ảnh hưởng q đậm của Đại tá Rocque trong
phong trào Hoả thập tự (Croix de feu) hồi 1934, và của các nhà độc tài Hitler,
Mossolini hét ra lửa ở Âu- châu cũng bắt đầu từ hồi ấy, và phần lý thuyết thì chịu
ảnh hưởng chủ trương siêu nhân của văn hào Đức Nietzsche" [66;212]. Tác giả kết
luận: "Đó là điều đáng tiếc cho ơng và cho cả xã hội; và cũng là bài học chua chát
của sự lắp óc thiên hạ Âu- Tây vào óc của mình" [66; 212].


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




6

Phạm Thế Ngũ, tác giả bộ Việt Nam văn học sử giản ƣớc tân biên, Sách
Quốc học tùng thƣ, năm 1968, trong tập 3, giai đoạn 1932-1945, phần Những tiểu
thuyết gia viết cho nhà Tân Dân, đã dành số trang đáng kể viết về Lê Văn
Trƣơng. Gần 10 trang viết dành cho “ngƣời hùng” Lê Văn Trƣơng, Phạm Thế Ngũ
phê nhiều hơn khen, nhất là về phƣơng diện nghệ thuật. Tác giả nhận xét: “Lê Văn
Trương đã đem đến những tư tưởng cao xa và nhiều thiện ý xây dựng vào tiểu
thuyết, nhưng đọc các tác phẩm của ông, nhà phê bình phải cơng nhận rằng ơng đã
khơng thành cơng lắm về mặt nghệ thuật…Truyện của ông thường đầy những vơ lý
về tình tiết, những giả tạo về tâm lý” [41;536]. Tác giả đánh giá thêm: “Những
người hùng của ông thường cứng ngắc, lắm khi tưởng như người gàn, mất trí… Về
nhân vật thì thế, đến cách bố cục thường lỏng lẻo, câu chuyện kéo dài với những
chắp nối lủng củng, những hời hợt giả tạo. Tác giả lại ưa giảng giải nghị luận, để
cho nhân vật hoặc chính mình thuyết lý hàng trang, có khi vài trang liền, với những
lời lẽ kênh kiệu tự phụ, với một giọng đặc biệt “dạy đời”…Ơng đã tạo ra một lối
nói khoa đại, kêu mà rỗng” [41;538]. Để chứng minh cho những lời nhận xét đó,
Phạm Thế Ngũ đã trích một số đoạn văn ồn ào“mắm miệng day tay, trầm trồ quát
lác”của Lê Văn Trƣơng cũng nhƣ chỉ ra một vài nhân vật hành động khá khiên
cƣỡng theo công thức định sẵn của nhà văn.
Trong cuốn Lƣợc sử văn nghệ Việt Nam, Thế Phong viết về Lê Văn
Trƣơng với tƣ cách là nhà văn Điển hình của tiểu thuyết trƣờng giang. Tác giả
giới thiệu về tiểu thuyết gia họ Lê, "nhà văn tân học đã sản xuất số truyện kỉ lục
nhiều nhất Việt Nam", nhƣng liền sau đó là lời nhận xét: "Thành thực mà nhận,
chúng tôi không thể đọc hết tác phẩm của ơng, song song với hai chục cuốn có thể

gọi là tiêu biểu; thì tác phẩm của ơng chỉ nằm trong đề mục khêu gợi và nói lên tâm
trạng một thứ nhân vật anh hùng rơm..." [57;467]. Tác giả có lƣợc lại cốt truyện
của Trận đời rồi bình: "Thơi thì đủ hết những tình tiết éo le, gây cấn; nhưng chẳng
dựa vào đâu mà nói lên xác đáng tâm lý nhân vật của thời đại" [57;467].
Về triết lý nhân sinh gửi gắm qua nhân vật ngƣời hùng của Lê Văn Trƣơng,
Lƣơng Đức Thiệp cho rằng: đó là thứ nhân sinh "không nguyên tắc rõ rệt, không hệ
thống vững vàng...Thứ luân lý phô bày trên cửa miệng nhân vật cử chỉ và hành
động như người máy vì ít thấy mẫu trong xã hội thực, là một thứ luân lý tư bản
chắp ghép vào nền luân lý phong kiến cũ kĩ xưa cũng đang đổ nát" [73;213].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




7

Vũ Đức Phúc, trong cuốn Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam 1930-1945, xuất
bản năm 1964 đã cho rằng tiểu thuyết Lê Văn Trƣơng biểu hiện một luồng tư tưởng
phản động, vì nó "đề cao những tay bn lậu, những tư sản kinh doanh khơn khéo,
nhiều mánh khóe, rất tàn nhẫn với người lao động, những tay du côn biết đánh đập phụ
nữ, dí súng vào ngực phụ nữ. Những kẻ ấy được gọi là những người có nghị lực, những
siêu nhân, người hùng" [58;174].
Những năm gần đây, cái tên Lê Văn Trƣơng đã bắt đầu đƣợc trở lại. Các nhà
nghiên cứu văn học đƣơng đại bên cạnh việc ghi nhận những đóng góp của Lê Văn
Trƣơng trong quá trình hiện đại hóa văn học nƣớc nhà, cũng đã chỉ ra những nhƣợc
điểm trong văn chƣơng của ơng.
Vƣơng Trí Nhàn đánh giá: "Truyện ông viết nhiều khi dễ dãi, văn chương
cẩu thả, nhân vật chắp nối tùy tiện [45;78], "...con người đạo lý của ông thường
xuyên phơi ra lộ liễu" [45;80]. Lê Dục Tú, khi đánh giá về tiểu thuyết Hận nghìn

đời của Lê Văn Trƣơng cũng đã nhận xét: "Truyện viết dài dòng nên đọc gây cảm
giác nặng nề" [4;367].
Trong cuốn Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam, Bích Thu viết: "Do đề
cao nhân vật người hùng nên trong xây dựng tính cách, tác giả đã nghiêng về lối
miêu tả cường điệu, lý tưởng hóa nhân vật". Giới thiệu tác phẩm Cô Tƣ Thung,
nhà nghiên cứu nhận xét: "Cơ Tƣ Thung là một thiên ái tình tiểu thuyết gợi tính
hiếu kì của độc giả nhưng nặng về nghị luận và thuyết giáo. Ngôn ngữ tác giả đã
lấn át ngôn ngữ nhân vật, trở thành "cái loa phát ngôn" của nhân vật" [4;183].
Cũng về vấn đề xây dựng nhân vật của Lê Văn Trƣơng, Nguyễn Đức Hạnh
đã chỉ ra: "Nhân vật "phi thường", được lý tưởng hóa hơn là bám vào những vấn đề
hiện thực của xã hội. Nhưng lý tưởng mà nhân vật theo đuổi xem ra cũng chỉ là
những ý tưởng suông, hoa mỹ. Mặt khác, sự biến chuyển của nhân vật chính phải
chăng là mang tính chủ quan áp đặt của tác giả" [4;523]. Với tác phẩm Một trái
tim của Lê Văn Trƣơng, bên cạnh sự khẳng định sức hấp dẫn của thiên truyện,
Nguyễn Đức Hạnh nhận xét: "Cũng như những cuốn tiểu thuyết khác của Lê Văn
Trương, đây là một tiểu thuyết luân lý, nặng tính triết lý. Vì tác giả bao giờ cũng
muốn gị bó câu chuyện cho vừa cái khn của chủ đề nên có nhiều đoạn khơng tự
nhiên" [4;526].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




8

Tuệ Lãng, một độc giả tuy say mê những "anh chàng trẻ tuổi xông pha hiểm
nguy lên đường rất ngon lành" trong tiểu thuyết Lê Văn Trƣơng từ những năm
trƣớc giải phóng, nhƣng cũng nhận thấy: nhân vật của ơng "dấn thân đến mức gàn
bướng, cố chấp, khí khái đến mức giả tạo" [155].

Lê Văn Trƣơng vào Sài Gòn năm 1954 và mất năm 1964. Suốt một thời gian
dài sau đó, ngƣời ta thảng hoặc mới nhắc đến ơng, tựa hồ nhƣ chƣa từng có sự có
mặt của tiểu thuyết gia họ Lê trong lịch sử văn học nƣớc nhà. Cũng có một thực tế,
sau 1945, trƣớc đổi mới, tất cả văn chƣơng lãng mạn trƣớc 1945 đều trở thành sách
cấm. Riêng Lê Văn Trƣơng, với việc dinh tê (vào thành thời địch tạm chiếm), dù là
vào chữa bệnh, cũng trở thành vấn đề chính trị. Tác phẩm của ơng khơng đƣợc đƣa
vào chƣơng trình học các cấp, tên ơng không đƣợc đƣa vào lịch sử văn học.
2.2. Xu hướng khẳng định
Trong khi đó, tồn tại một luồng đánh giá khác về Lê Văn Trƣơng.
Thực tế đã cho thấy, dù có khá nhiều những ý kiến chê bai, chỉ trích, rẻ rúng
thì cái tên Lê Văn Trƣơng vẫn có tần số lặp đi lặp lại thuộc loại cao nhất trong sinh
hoạt văn học tiền chiến. Ơng là nhà văn có ảnh hƣởng khá lớn trong đời sống văn
học Việt Nam thời kỳ 1930-1945. Việc khẳng định giá trị của tiểu thuyết Lê Văn
Trƣơng cũng thăng trầm nhƣ chính cuộc đời chìm nổi của ơng vậy. Lê Thanh
Phƣớc, trong bài viết về Lê Văn Trƣơng đăng trên báo Văn nghệ Công an nhân dân
đã giới thiệu: "Từng là tác giả có lượng đầu sách được in nhiều nhất và bán chạy
nhất trong các nhà văn Việt Nam thời tiền chiến; từng là người có lối sống phong
lưu, hào sảng như một Mạnh Thường Qn, vậy mà rồi có thời ơng phải lủi thủi gõ
cửa từng tòa soạn để bán bản thảo, và ra đi trong tình cảnh bệnh tật, nghèo túng.
Tang lễ ơng rất ít bạn văn tới đưa tiễn...Cuộc đời ông như một vở kịch đầy rẫy
những bất ngờ, nghịch lý, ứng với cái tên "Trận đời" mà ông từng đặt cho một tác
phẩm của mình. Ơng là nhà văn Lê Văn Trương" [59]. Chỉ có điều, nếu Lê Văn
Trƣơng phải từ giã cuộc đời trong bệnh tật, nghèo khó, cơ đơn, thì qua thời gian,
càng ngày, ngƣời ta càng tìm lại và khẳng định giá trị, đặc biệt là giá trị tƣ tƣởng
của tiểu thuyết Lê Văn Trƣơng trong một giai đoạn lịch sử văn học nƣớc nhà.
Một thực tế: ngay cả những ngƣời có thái độ khá khắt khe với Lê Văn Trƣơng
cũng không thể không công nhận sự ảnh hƣởng của tiểu thuyết gia họ Lê đối với đời
sống văn học nƣớc nhà trong suốt những năm 30,40 của thế kỷ trƣớc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





9

Phạm Thế Ngũ - tác giả Việt Nam văn học sử giản ƣớc tân biên, phê Lê
Văn Trƣơng rất nhiều về nghệ thuật xây dựng nhân vật, hành văn, giọng
văn…nhƣng trong phần kết luận về Lê Văn Trƣơng đã trân trọng viết: “Tuy nhiên
cũng phải thừa nhận rằng trong những nhà văn tiền chiến khoảng 1930-1940, Lê
Văn Trương là người có bản sắc hơn cả. Giữa một thời mà trước sự công phá văn
minh vật chất tây phương và chế độ hủ hóa thực dân, luân lý thoi thóp, lương tâm
vật vờ, các nhà văn thường lẻn trốn trong tháp ngà nghệ thuật, hoặc nêu cao thái
độ hoài nghi hay phân vân chờ đợi, chạm trổ một thứ nghệ thuật khách quan trống
rỗng, riêng ơng là người có chút tư tưởng, là người dám đứng ra mạnh dạn chủ
trương một lý thuyết luân lý …. Con người hùng của ông đã thể hiện được phần nào
nguyện vọng của đa số trung lưu bất bình với những cột buộc hay ghê tởm trước
những sa đọa của xã hội thực dân, muốn vươn lên tìm một lối thốt cho tâm hồn”
[41;541]. Nhƣ vậy, Phạm Thế Ngũ đã đánh giá cao bản sắc riêng và tầm ảnh hƣởng
của thuyết luân lý Lê Văn Trƣơng với cơng chúng, bởi nó đã “vớt vát được phần
nào những giá trị tinh thần của dân tộc” trong thời kỳ rất cần những giá trị đạo đức
và lòng dũng cảm. Rõ ràng, các nhà văn học sử đã khơng tuyệt đối hóa các u cầu
thuần nghệ thuật của mình, mà đã gắn văn học với tình hình tâm lý của xã hội
đƣơng thời.
Trong cuốn Lê Văn Trƣơng, mớ tài liệu cho văn học sử Việt Nam, NXB
Minh Phƣơng, Hà Nội, 1940, Lan Khai đã bộc lộ rõ quan điểm của mình trƣớc khi
trình bày những nhận xét, đánh giá về Lê Văn Trƣơng: “Tôi không dám ngông đến
nỗi chực phát minh ra một Lê Văn Trương mà các bạn hoặc thù ông chưa từng
thấy. Tôi chỉ cố gắng trình bày ơng đúng với ơng chừng nào hay chừng ấy”. Chính
bởi quan điểm khá rõ ràng và cơng tâm ấy, nên khi viết về tiểu thuyết gia Lê Văn

Trƣơng, bên cạnh những nhận xét thẳng thắn về một số điểm bất ổn về mặt nghệ
thuật, Lan Khai đã ghi nhận những ảnh hƣởng về mặt tƣ tƣởng của Lê Văn Trƣơng
với cơng chúng đƣơng thời. Với cá nhân mình, Lan Khai đã chừng mực bày tỏ:
“Tôi cũng như ông Trương Tửu, đã đọc tiểu thuyết Một ngƣời của ông Lê Văn
Trương, tôi cũng đã hết sức cảm động, không phải theo lối của ơng Tửu, nghĩa là
“hồn tồn bị quyến rũ và mê đắm”. Tôi đã cảm động như khi nghe một người mù
rên rỉ đòi ánh sáng. Và chỉ thế thôi” [26;11]. Nhƣng ông đã khẳng định, Lê Văn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




10

Trƣơng “bước từng ba bậc thang một lên đài ngôn luận”, và tiểu thuyết gia họ Lê
này “đã đem tới cho tâm hồn quần chúng xứ này một sự bồng bột mới sau khi nó đã
bị những vết thương đẫm máu làm tê tái và đã bị xâm chiếm bởi cái trống rỗng sau
một sự cười cợt kéo dài quá cái hạn định hợp với lẽ phải…Ông đã tỏ ra săn sóc đến cái
phần hồn của quần chúng hơn tất cả các văn sĩ hiện tại, săn sóc một cách đơn đốc, mê
say”. Cái lối “săn sóc” một cách “mê say” của ông tới phần hồn của công chúng qua
những trang văn thấm đẫm lòng nhân ái và cháy bỏng những khát vọng của con người
thực sự đã trở thành “cái phao cứu sinh cho biết bao tâm hồn con người vịn vào giữa
cuộc đời giơng bão” [26;12]. Tình cảm, sự ngƣỡng mộ của công chúng với Lê Văn
Trƣơng đã đƣợc Lan Khai ghi lại: “Hàng nghìn bức thư, từ khắp các nơi trong nước, đã
gửi tới ông để tỏ bày khen phục ông, để nhận ông làm hướng đạo” [26;12] .
Nguyễn Mạnh Côn, đã Biện hộ cho Lê Văn Trƣơng trong cuốn Sống bằng
sự nghiệp. Tác giả tập phê bình văn học này đã bày tỏ rất rõ ràng thái độ bênh vực
Lê Văn Trƣơng qua sự tranh luận với tác giả Nhà văn hiện đại. Nguyễn Mạnh Côn
đã bày tỏ thái độ của mình: “Cơng trình của anh Vũ Ngọc Phan – tập Nhà văn hiện

đại là một cơng trình vĩ đại, có ích lợi vơ cùng cho nền văn học sử nước nhà. Anh
Vũ Ngọc Phan bày rất đúng- vì rất vơ tư - đối với đa số các nhà văn, nhà thơ được
nói đến. Nhưng riêng đối với anh Lê Văn Trương, anh đã tỏ một thái độ bất
công…” [10;14].
Bàn về nội dung tƣ tƣởng trong tác phẩm Lê Văn Trƣơng, Nguyễn Mạnh
Côn đã tranh luận cùng Vũ Ngọc Phan: “Cho rằng văn chương của anh Lê Văn
Trương chỉ có thể cảm được “đám thường nhân trong xã hội, anh Vũ Ngọc Phan
gián tiếp liệt tác phẩm của anh Lê Văn Trương vào loại “rẻ tiền”, và, do đó, chối
bỏ những ảnh hưởng rất tốt của chúng đối với nhiểu lớp thanh niên, kể cả thanh
niên trí thức” [10;20].
Đánh giá về sức ảnh hƣởng của tiểu thuyết Lê Văn Trƣơng với độc giả
đƣơng thời, tác giả cuốn Sống bằng sự nghiệp đã dành những lời trân trọng đối với
tiểu thuyết gia họ Lê: “Và cũng bởi đời sống của chúng ta được làm nên, một phần
nào bằng kỷ niệm, cho nên rất nhiều người còn nhớ đến Lê Văn Trương mỗi khi nhớ
đến tuổi trẻ của họ. Và cũng bởi tuổi trẻ nào cũng ao ước những kiếp sống anh
hùng, cho nên, tôi tưởng thế, tuổi trẻ nào rồi cũng có nhiều người, bất chấp mọi lời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




11

phê bình về kỹ thuật, vẫn say mê, và nửa khóc nửa cười, khi đọc Lê Văn Trương, đến
những đoạn nâng được tâm hồn họ lên mực cao của những tâm hồn hiệp sĩ” [10;30].
Nguiễn Ngu Í đã dành cho Lê Văn Trƣơng một thời lƣợng đáng kể trong
loạt 12 bài phỏng vấn, đàm thoại về các nhà văn, nhà thơ, nhà biên kịch, biên
khảo…trong tập Sống và viết... Tạp chí Bách khoa, năm 1965. Trong mấy chục
trang viết về tiểu thuyết gia Lê Văn Trƣơng, Nguiễn Ngu Í đã cho ngƣời đọc hình

dung phần nào về cuộc đời, lối sống, quan điểm sáng tác của Lê Văn Trƣơng và
những ảnh hƣởng của tiểu thuyết của ông với độc giả đƣơng thời. Trong bài viết
này, Nguiễn Ngu Í cũng đã thể hiện quan điểm của mình trong đánh giá văn chƣơng
Lê Văn Trƣơng: “Đọc anh, chúng tơi say mê vì nhận rằng đó là một mảnh của cuộc
đời, mà người viết nó đã sống qua, hay đã nghe, đã thấy, và tác giả cầm bút, vì tin
chắc rằng mình đang làm một sứ mạng.
Những người có tuổi, chỉ đứng về mặt nghệ thuật mà xét tác phẩm của anh,
đã cười anh huênh hoang, đã trách anh ba hoa, chê bố cục quyển này lỏng lẻo, chê
nhân vật nọ phường tuồng, bắt bẻ chữ dùng sai, moi móc cách hành văn luộm
thuộm. Chẳng phải lớp trẻ chúng tơi, có học ít nhiều, khơng thấy những khuyết điểm
đó, nhưng chúng tơi “cho qua” những điều ấy. Và chúng tôi cho anh chàng Vĩnh (
trong Tôi là mẹ) cũng rất hùng khi đi bn lậu: đem tài, trí, sức ra để “qua mặt”
kẻ thù đất nước và lũ tay sai của chúng, đó cũng là gián tiếp trả thù cho dân tộc!
(….)Vì chúng tôi lúc bấy giờ như những con thuyền nằm trên cạn, mơ những
cuộc viễn du, nhìn xuống con sơng mà chỉ thấy có sức nước cuồn cuộn chảy, khơng
để ý đến củi mục cành khơ, rác rưởi…cuốn theo dịng” [25;59].
Khơng đồng tình về cách đánh giá của Vũ Ngọc Phan về Lê Văn Trƣơng
trong cuốn Nhà văn hiện đại không chỉ có Nguyễn Mạnh Cơn. Nguyễn Văn Trung,
trong bài viết Đôi nét về Lê Văn Trƣơng (in trong tập Lê Văn Trƣơng có phải
ngƣời hùng- NXB Văn học, 1992) đã thể hiện chính kiến của mình: “Đối với Lê
Văn Trương, tơi thấy Vũ Ngọc Phan có hơi bất cơng” [144;53].
Để chỉ ra sự “bất công” của Vũ Ngọc Phan với Lê Văn Trƣơng, tác giả đã đề
cập đến hai vấn đề.
Thứ nhất, ông khẳng định: sự hấp dẫn của tiểu thuyết Lê Văn Trƣơng không
mất đi theo thời gian. Nguyễn Văn Trung so sánh Lê Văn Trƣơng với Tự lực văn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





12

đoàn và chỉ ra:“Nhưng trong “núi” truyện của Lê Văn Trương cịn tìm ra một số
đáng để đọc được, hơn cả những truyện của “luận đề” của nhóm Tự lực văn đoàn.
Một số truyện của Nhất Linh, chẳng hạn, bây giờ đọc khơng thấy rung động
nữa…vì chúng đã trở thành lỗi thời…, cũng như chuối chỉ có mùi thơm ngon khi
vừa chặt khỏi cây. Trái lại, những truyện vượt khỏi thời sự, đưa người đọc vào vũ
trụ của tưởng tượng, như loại tiểu thuyết phiêu lưu đường rừng vẫn có một sức
quyến rũ vượt thời gian. Chính vì thế mà bây giờ đọc lại một số truyện của Lê Văn
Trương, chẳng hạn những cuốn được nói đến nhiều hơn cả như Một ngƣời, Tôi là
mẹ, Trƣờng đời v.v…, người ta vẫn thấy hứng thú.” [144;55].
Thứ hai, Nguyễn Văn Trung đã phản bác lại Vũ Ngọc Phan khi tác giả Nhà
văn hiện đại đánh giá rất thƣờng tính luân lý trong tiểu thuyết Lê Văn Trƣơng. Tác
giả bài viết đã sắc sảo chỉ ra cái nét riêng hấp dẫn về luân lý trong tiểu thuyết Lê
Văn Trƣơng mà rất có thể ngƣời đọc cảm nhận đƣợc nhƣng khó gọi thành tên: “Vũ
Ngọc Phan cũng gọi tiểu thuyết của Lê Văn Trương là tiểu thuyết luân lý. Tuy thế
người đọc không lấy làm khó chịu vì dụng ý ln lý rất rõ rệt trong tác phẩm của Lê
Văn Trương, sở dĩ như vậy là vì cái ln lý ở đây khơng phải luân lý của một người
đạo đức, nói, sống đạo đức như một nhà mô phạm, một người gương mẫu cho đời
noi theo như các tiểu thuyết luân lý của các cụ ngày xưa mà là thứ luân lý của
người hào hoa, của kẻ giang hồ, của chàng trai thích chơi gái, mê ả đào, nghiện
thuốc phiện. Ý nghĩa và giá trị luân lý của những con người trong tiểu thuyết Lê
Văn Trương là ở chỗ trọng danh dự, phẩm cách làm người và không lợi dụng, làm
thiệt hại, xúc phạm đến danh dự, quyền lợi người khác. Đây không phải là những
người khắc kỷ, khổ hạnh, sống một cuộc đời thanh cao, xa lánh những thú vui phàm
trần hay chỉ biết chuộng những thú vui tinh thần” [144;57]. Cái luân lý rất đời của
tiểu thuyết Lê Văn Trƣơng chính là một trong những nguyên nhân khiến cho độc
giả say mê nghe ông giảng giải bởi không hề thấy giáo điều, khn sáo.
Trƣơng Tửu, một nhà phê bình văn học, sau khi đọc tiểu thuyết Một ngƣời

đã bày tỏ nỗi xúc động của mình qua bức thƣ gửi cho nhà văn đề ngày 16-11-1936:
“Anh Lê Văn Trương.
Tôi vừa đọc hết bản thảo truyện Một ngƣời của anh. Tôi thành thực cám ơn
anh đã đem lại cho tôi một lạc thú tinh thần hiếm có. Bằng một nghệ thuật mãnh
liệt và nhuần nhị, anh đã gợi trong lịng tơi nhiều tình cảm cao quý và thuần khiết…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




13

Hành vi của anh sẽ được người thức giả có tâm huyết hoan nghênh. Tơi
sung sướng nói với anh như thế.”
Trƣơng Chính, trong cuốn phê bình văn học Việt Nam hiện đại với nhan đề
Dƣới mắt tôi, đã dành một phần giới thiệu về Lê Văn Trƣơng. Tác giả đã khẳng
định: "Với một ngòi bút dồi dào, mạnh mẽ, với một trí tưởng tượng bồng bột, sơi
nổi, với một chủ tâm đáng q: giác ngộ thanh niên, ơng Lê Văn Trương tự tạo
riêng một vị trí trong văn học Việt Nam hiện đại" [9;121]. Về cuốn Một ngƣời,
Trƣơng Chính đã ghi nhận sự ảnh hƣởng của tƣ tƣởng tác phẩm tới thế hệ trẻ lúc
bấy giờ: "Ra đời giữa lúc thanh niên Việt Nam đang thản nhiên dấn bước vào con
đường tội lỗi và thản nhiên lao đầu vào đống bùn nhơ nhớp của trụy lạc, Một
ngƣời gây một ảnh hưởng sâu xa. Ta nên cảm ơn tác giả nó, một nhà văn tâm
huyết" [9;123]. Bởi, nhân vật Linh đã khiến cho độc giả thấy mình nên có "đủ sức
mạnh, đủ cường nghị, đủ lịng tin ở mình và tương lai, để sống, để phấn đấu và để
thắng" [9;126].
Cuộc đời của Lê Văn Trƣơng có nhiều khúc. Kể từ năm 1953, khi Lê Văn
Trƣơng vào thành, có vẻ nhƣ ngƣời ta ngại nhắc đến ơng. Thời đó, vấn đề tƣ tƣởng,
“nhận đƣờng” của các văn nghệ sĩ đƣợc đặc biệt quan tâm. Việc Lê Văn Trƣơng

vào thành - dù mọi ngƣời biết ơng chẳng làm gì tổn hại đến cách mạng, dù biết ông
vẫn để lại vợ con trong chiến khu, cũng là lý do để mọi ngƣời đánh giá lập trƣờng,
tƣ tƣởng của “ngƣời hùng” một thủa này. Không chỉ Lê Văn Trƣơng, mà các con
của ông cũng gặp khơng ít những khó khăn trong cuộc sống vì những suy nghĩ ấu
trĩ, cứng nhắc, giáo điều một thuở: "Người con cả là nhà văn Mạc Lân cả đời cũng
đã phụng sự cho đất nước, nhưng vì oan khiên lý lịch đành sống đời sống cơ hàn nơi
đất Bắc. Bản thân cô Giáng Vân (con gái út của nhà văn), một kỹ sư canh nơng cũng đã
bị “khó dễ” khi cịn học ở trường phổ thơng, đại học" [59]. Lê Văn Trƣơng khi vào Sài
Gòn, phải sống những năm tháng khốn khó, bạn văn đi lại cũng ít. Và, ngày ông mất,
bạn bè làng văn chẳng có đƣợc bao nhiêu. Cả một thời gian dài sau đó, cái tên Lê Văn
Trƣơng cũng ít đƣợc nhắc đến trên các diễn đàn văn chƣơng.
Thanh Châu, một trong những cây bút của Tiểu thuyết thứ bảy đƣợc coi là
ngƣời đầu tiên sau hòa bình trên miền Bắc đã “dám” nhắc đến Lê Văn Trƣơng trong
một số báo Văn nghệ (trong bài Ngƣợc dòng tháng Tám, số 42-43, ngày 28/10/1989

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




14

vào dịp chào mừng Đại hội Nhà văn Việt Nam khóa 4): “Trong số anh em, tơi rất tiếc
cho số phận một người có tên tuổi, như anh Lê Văn Trương, một nhà văn đã từng
viết hơn trăm tác phẩm, và còn nhiều di cảo để lại ở Sài Gòn(…) Mong rằng các
nhà nghiên cứu phê bình văn học thời nay sẽ cơng tâm đánh giá lại một người có
đóng góp cho văn học một thời, có sức lao động dồi dào, mặc dù có hạn chế về
nhân sinh, về thế giới quan” [7].
Cuốn Lê Văn Trƣơng có phải là ngƣời hùng do Hoài Việt sƣu tầm, biên
soạn đã tập hợp một số bài viết tiêu biểu về Lê Văn Trƣơng, đƣợc Nhà xuất bản hội

nhà văn ấn hành năm 1992 là cuốn sách quý viết về tiểu thuyết gia họ Lê. Trong bài
viết: Về triết lý ngƣời hùng, triết lý sức mạnh của Lê Văn Trƣơng, nhà phê bình
Hồi Việt đã thể hiện quan điểm đánh giá của mình: “Chúng tơi nghĩ, khơng chỉ nói
về số lượng đầu sách, Lê Văn Trương đã chiếm vị trí hàng đầu trong văn đàn và là
một nhà văn được nhiều người nhắc đến - dù do lòng mến mộ hay dè bỉu - thì cũng
cần được đánh giá cho đúng, để thấy hết được sự đóng góp của nhà văn đó, nhất là
những tác phẩm của ông lại xuất hiện vào thời kỳ trứng nước của nền văn xuôi dân
tộc… Đối với Lê Văn Trương hay đối với ai thì cũng nên có một thái độ như thế”
[144;52].
Những dịng văn đó, bản thân nó đã bao hàm một sự thừa nhận: Lê Văn
Trƣơng đã có đóng góp lớn cho nền văn học nƣớc nhà ,và, trong bấy lâu nay, nhà
văn cũng là một ngƣời đã chịu thiệt thòi về thái độ đánh giá thiếu cơng bằng của
giới phê bình.
Mạc Lân (tên thật là Lê Văn Lân), nguyên PV báo Tiền Phong, con trai cả
của nhà văn Lê Văn Trƣơng đã ngậm ngùi: "Cũng kha khá những giấy mực về bố
tôi... Tôi chưa thấy ai viết về họ như tôi thấy cả..."[149].
Năm 1995, Hoàng Hữu Đản, trong bài viết Nên đánh giá lại Lê Văn Trƣơng
công bằng và trung thực, đã khẳng định giá trị tinh thần mà Lê Văn Trƣơng đã
đem lại cho đông đảo công chúng độc giả đƣơng thời qua nhân vật “Ngƣời hùng”
của ông. Tác giả viết: “Tôi không phủ nhận những thiếu sót trong câu văn của Lê
Văn Trương - những thiếu sót khơng thể nào tránh khỏi khi chỉ trong 13 năm, dưới
ngòi bút của Lê Văn Trương đã xuất hiện một khối lượng đồ sộ trên dưới hai trăm
tác phẩm. Những thiếu sót ấy dù sao cũng không thể làm lu mờ đi cái giá trị tổng
quát của một nhà văn đã tạo ra được, lần đầu tiên và duy nhất trong văn học Việt
Nam hình tượng con “Người hùng” đã được cả một thời chấp nhận và say mê.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





15

Với các nhà văn, dù đã qua đời hay còn sống, chúng ta nên công bằng và
trung thực” [13].
Một sự thực là mỗi khi nhắc đến Lê Văn Trƣơng, là ngƣời ta nhắc đến nhân
vật "ngƣời hùng" của ông. Nhƣng hơn thế nữa, Hồng Hữu Đản cịn chỉ ra: Lê Văn
Trƣơng là nhà văn đầu tiên và duy nhất sáng tạo ra hình tƣợng nhân vật "ngƣời hùng"
trong văn học. Một loại hình tƣợng nhân vật gắn liền với tên tuổi của mình, điều đó, đối
với một đời văn, là một niềm mơ ƣớc, và không phải ai cũng làm đƣợc.
Số báo Lao động Xuân 96 đã đăng bài viết của nhà báo Phƣơng An với cái
tít Lê Văn Trƣơng- nhà tiểu thuyết có “sách best seller”nhất thế kỷ. Tác giả đã
viết về cuộc đời của nhà văn với một tình cảm chân thành (và cả biết ơn nữa). Bài
viết có đoạn: “Ơng( Lê Văn Trương) và Nhất Linh là hai nhà tiểu thuyết thần tượng
nhất của tuổi trẻ trước cách mạng. Nhưng về phương diện “sách best seller” thì
ơng chiếm vị trí độc tơn. Đó là những Cơ Tƣ Thung, Một ngƣời, Tôi là mẹ,
Trƣờng đời, v,v…Các thế hệ lúc ấy đều mê tiểu thuyết Trung- Hiếu- Tiết- Nghĩa
của Lê Văn Trương. Những hình tượng “người hùng” rất “quyết liệt ngang tàng”
của ông đã ảnh hưởng tới thế hệ thanh niên thời đó rất sâu đậm” [1]. Điều chúng
tơi quan tâm đến bài viết của Phƣơng An không chỉ là sự khẳng định vị trí độc tơn
về phƣơng diện diện “sách best seller” của Lê Văn Trƣơng - điều này tất cả mọi
ngƣời đều thừa nhận - mà là sự đánh giá sức ảnh hƣởng của tiểu thuyết gia họ Lê
với thế hệ thanh niên một thời, thậm chí đã coi ông nhƣ “nhà tiểu thuyết thần tƣợng
nhất của tuổi trẻ trƣớc cách mạng”.
Trong số những nhà phê bình văn học đƣơng đại, Vƣơng Trí Nhàn có khá
nhiều bài viết về Lê Văn Trƣơng. Trong bài Lê Văn Trƣơng của một trƣờng đời
éo le, tác giả đã gọi tiểu thuyết gia Lê Văn Trƣơng là "Ông lớn" một thời khi chỉ ra
một thực tế: "Chỉ cần nhìn thống qua về xã hội tiền chiến, người ta thấy ngay rằng
Lê Văn Trương thuộc vào loại những tên tuổi được nhắc nhở đến nhiều nhất trong
văn học những năm 1931-1932 trở đi....Ông thường in với số lượng bấy giờ coi là

lớn (2-3000 bản), song vẫn tiêu thụ đều đều. Và Lê Văn Trương cái máy nói và máy
viết (chữ của Lan Khai cứ thế tồn tại như một phong cách..." [45;73]. Vƣơng Trí
Nhàn cũng chỉ ra "Ơng lớn" một thời đó có những Nỗi buồn để lại (tên một phần
mục trong bài viết của tác giả) và đã có Lời kêu gọi: Phải biết vƣợt thoát khỏi
những định kiến (Tên một bài viết khác) Trong Lời kêu gọi... đó, Vƣơng Trí Nhàn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




16

đã viết: "Khơng được vồ vập săn đón như tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, Nguyễn
Bính, Hàn Mặc Tử...song mấy năm qua, nhiều cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của Lê Văn
Trương đã lục tục được in lại. Và trong năm 1996, một lễ tưởng niệm 90 năm ngày
sinh nhà văn đã được gia đình và bạn bè tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh. Phải
chăng, sau một thời gian dao động, nay là lúc giá trị thực của Lê Văn Trương mới
được xác định? Và người ta có thể nói tới những bài học rút ra qua "một cách tồn
tại trong văn học" mà ông theo đuổi" [45;77].
Trong cuốn Từ điển văn xuôi Việt Nam hiện đại, các tác giả đã dành giới
thiệu 10 tác phẩm tiêu biểu trong gia sản đời văn của Lê Văn Trƣơng. Tầm ảnh
hƣởng và sự đóng góp của Lê Văn Trƣơng với đời sống văn học nửa đầu thế kỷ XX
đã đƣợc các nhà nghiên cứu văn học đƣơng đại khẳng định. Triết lý sức mạnh và
nhân vật ngƣời hùng của ông đã để lại dấu ấn trong lịch sử văn học. Bích Thu viết:
"Lê Văn Trương đã khuyến khích con người hãy giữ lấy lịng tự trọng và nhân cách
của chính mình cho triết lý "hạnh phúc là ở trong hành động" trong cảm hứng sáng tác
của ông" [4;583], "Người hùng không chỉ để oanh liệt trong những tình huống hiểm
nghèo mà cịn cao thượng, qn tử trong các quan hệ tình cảm, đặc biệt là trong tình
yêu." [4;183]. Lê Dục Tú đánh giá: "Lê Văn Trương đề cao "triết lý sức mạnh" và làm

nổi bật kiểu nhân vật "người hùng" can trường, lỗi lạc trong trường đời với cuộc sống
đầy phiêu lưu mạo hiểm, có tấm lịng hy sinh cao cả và luôn chọn sự trong sạch của
lương tâm" [4;899], "...nhân vật trong các tiểu thuyết của Lê Văn Trương luôn chọn sự
trong sạch của "lương tâm trong gió lốc "và có tấm lịng hi sinh cao cả" [4;367].
Mới đây, nhà văn Triệu Xuân đã viết lời giới thiệu khi Nhà xuất bản Văn học
cho in tuyển tập Lê Văn Trƣơng tác phẩm chọn lọc dày dặn với dung lƣợng lên
tới gần 2000 trang:“Văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1930-1945 nổi bật lên hai văn
đồn. Văn đồn thứ nhất có trên dưới chục người, do nhà văn Nhất Linh Nguyễn
Tường Tam sáng lập, mang tên Tự lực văn đoàn. Văn đoàn thứ hai, thực ra chẳng có
đồn nào cả, chỉ có một người, một người một cõi nghênh ngang, nhưng số lượng tác
phẩm xuất bản, số lượng độc giả say mê tìm đọc khơng thua kém gì văn đồn thứ nhất,
ấy là nhà văn Lê Văn Trương” [147;7].
Có những nhà nghiên cứu, sau một thời gian dài, đã có những thay đổi cách
đánh giá về Lê Văn Trƣơng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




17

Năm 1983, cuốn Từ điển văn học lần đầu tiên đƣợc ấn hành. Lê Văn
Trƣơng đã đƣợc giới thiệu: “Lê Văn Trương là cây bút tiểu thuyết chiếm hàng đầu
về số lượng. Nhưng trong khối lượng đồ sộ đó, những tác phẩm giá trị sàng lọc lại
thực sự khơng có bao nhiêu” [50;391]. Khi ấy, nhận xét về nhân vật "Ngƣời hùng"
trong tiểu thuyết của nhà văn họ Lê, Nguyễn Huệ Chi đánh giá: "Chỗ thống nhất cả
3 loại tác phẩm trên đây là cái triết lý sức mạnh, biểu hiện qua nhân vật “người
hùng”….Đó là kiểu người đã từng hấp dẫn thị hiếu lớp bạn đọc trẻ tuổi thành thị
một thời trước Cách mạng tháng Tám, nhưng thực chất thì chỉ là một kiểu người

giả tạo, hunh hoang, khí khái rởm, và khơng có chút giá trị, nếu khơng nói là
phản động"[50;391]. Khi cho rằng nhân vật ngƣời hùng của Lê Văn Trƣơng là một
kiểu ngƣời phản động, dƣờng nhƣ nhà nghiên cứu có phần bất cơng với tiểu thuyết
gia họ Lê. Bởi hai chữ phản động này gắn liền với kiểu qui kết chính trị trong
nghiên cứu văn học một thời, ảnh hƣởng không nhỏ tới sự đánh giá, cảm nhận của
cả một thế hệ bạn đọc. Còn về nghệ thuật của tiểu thuyết Lê Văn Trƣơng, tác giả
viết: “Lê Văn Trương trong xây dựng nhân vật tiểu thuyết đã dễ dàng đi đến lối viết
cường điệu. Ông đẩy mọi cá tính nhân vật ln ln động trong trạng thái q mức
ấy". Khơng dừng lại ở đó, nhà nghiên cứu còn kết luận: “…nhiều khi câu chuyện
dẫn đến những cách giải quyết vơ lý, những tình huống sống sượng, lố bịch (….)
ngịi bút của ơng gây phản tác dụng tai hại. Văn chương Lê Văn Trương nói chung
cẩu thả, trừ một số sáng tác ở giai đoạn đầu” [50;391].
Năm 2004, cuốn Từ điển văn học (Bộ mới) đƣợc xuất bản. Có một số mục
từ đƣợc bổ sung, nhiều mục từ đƣợc chỉnh sửa. Sau hơn hai mƣơi năm, nhà nghiên
cứu Nguyễn Huệ Chi đã có những đánh giá khác về Lê Văn Trƣơng. Chỉ ra những
điều còn hạn chế của tiểu thuyết gia họ Lê, ngƣời đọc thấy ông nhẹ nhàng hơn:
"...trong khối lượng đồ sộ đó của ông cũng có một phần là loại sách viết để "kiếm
sống" chứ không gửi gắm tâm huyết của tác giả....Lê Văn Trương thường cường
điệu yếu tố lãng mạn lên quá mức khiến cho câu chuyện ít khi giữ được sự mực
thước...Nhưng cũng do sở thích của ngịi bút cứ muốn đẩy đến thái quá những nét
cá tính nào đấy, nhiều nhân vật "người hùng" của tác giả thường có những hành vi
bất thường, "quá khổ" một cách không thực" [51;845]. Nguyễn Huệ Chi đã ghi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




18


nhận những đóng góp của Lê Văn Trƣơng đối với đời sống văn học đƣơng thời:
"Ngòi bút của tác giả bao giờ cũng dành hết niềm yêu thương, trân trọng, và sự
ngợi ca đối với kiểu người chính diện đó và có thể nói ơng đã chinh phục được
đơng đảo bạn đọc một thời, đặc biệt là lớp bạn đọc trẻ tuổi thành thị trước năm
1945. Sách ông in ở Nxb Tân dân thuộc loại bán chạy nhất và tác giả cũng được trả
mức nhuận bút cao nhất"[51;845].
Đã có một số nhà nghiên cứu văn học quan tâm và tìm cách giải thích hiện
tƣợng văn học Lê Văn Trƣơng. Vƣơng Trí Nhàn, trong bài viết Những tiền đề nghĩ
lại về Lê Văn Trƣơng, đăng trong Tạp chí văn học, số 5, 1991, đã đƣa ra một số
quan điểm của mình. Tác giả bài viết đã đặt vấn đề: “Trong khi chờ đợi một sự kiểm
kê đầy đủ, đồng thời có sự đánh giá xác đáng phần “tài sản tinh thần” mà Lê Văn
Trương để lại, có một điều ngay từ bây giờ chúng ta phải tự hỏi:“Tại sao đa tạp như
vậy mà Lê Văn Trương vẫn tạo được một ấn tượng khá đậm trong tâm lý bạn đọc?”
và “Tại sao viết kém như vậy, mà Lê Văn Trương vẫn tồn tại, ít nhất là suốt thời gian
1935-1945 tồn tại một cách vinh quang và sáng giá?” [43;17]. Ông đã đƣa cách lý giải
của mình:
"... cũng là một điều lạ trong sự sáng tác, ở nhiều nước khác nhau, trong
nhiều thời khác luôn luôn thấy nảy sinh ra những cây bút khơng viết nhiều khơng
chịu được. Tính khí họ như vậy, bảo họ ngồi chau chuốt một tác phẩm thật kỹ thì họ
rất ngại. Vả chăng mặc dù viết nhanh, nhưng đâu phải họ viết ẩu, thứ văn ấy phải
thô nháp như thế mới đúng kiểu, có chau chuốt cũng vơ ích! Kỳ một cái nữa là mặc
dù chỉ xoay quanh cái trục ổn định của mình (hoặc cứ đường ray ấy mà chạy),
nhưng họ vẫn có cái ma lực nào đó lơi cuốn bạn đọc, khiến cho người ta đọc họ
khơng bao giờ chán, cũng như về phần mình, họ đã khơng biết chán trong việc trình
làng, tức chường mặt ra với mọi người. Lê Văn Trương chính là một kiểu nhà văn
như vậy" [43;19].
Chúng tôi thấy quan điểm của Vƣơng Trí Nhàn chƣa thực sự có tính thuyết
phục. Bởi ơng đã đối lập hồn tồn hình thức với nội dung. Thêm nữa, Vƣơng Trí
Nhàn cũng chƣa nêu rõ "ma lực" của tiểu thuyết gia Lê Văn Trƣơng là gì. Khơng
thể có một tác phẩm nội dung tốt, nghệ thuật tồi lại có thể tạo ra sự hấp dẫn cho

đơng đảo bạn đọc. Thực tế đã cho thấy, sức hấp dẫn của tiểu thuyết Lê Văn Trƣơng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




×