Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Phân tích một số vấn đề pháp lý về Nhà đầu tư ASEAN theo quy định của Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.9 KB, 12 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
------

BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN
PHÁP LUẬT CỘNG ĐỒNG ASEAN

ĐỀ SỐ 02

HÀ NỘI – 2021


MỤC LỤC


3


4


5


MỞ ĐẦU
ACIA được ban hành trên cơ sở tích hợp những qui định của hai văn bản trước
là IGA và AIA đồng thời bổ sung thêm những qui định mới. Nói cách khác, các nội
dung pháp lý của ACIA mang tính tồn diện hơn và ACIA đã ngay lập tức dành ưu đãi
cho nhà đầu tư ASEAN và nhà đầu tư nước ngoài tại ASEAN. Để làm rõ vấn đề này,
em xin lựa chọn và phân tích Đề số 02: “Phân tích một số vấn đề pháp lý về “Nhà đầu
tư ASEAN” theo quy định của Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA): khái niệm,


các quyền mà nhà đầu tư ASEAN được hưởng và những trường hợp nhà đầu tư
ASEAN bị từ chối lợi ích bởi người nhận đầu tư”.
NỘI DUNG
1. Khái niệm nhà đầu tư ASEAN
Điều 4(d) ACIA quy định: “Nhà đầu tư ASEAN nghĩa là thể nhân hoặc pháp
nhân của một quốc gia thành viên đang hoặc đã tiến hành hoạt động đầu tư trong
lãnh thổ của bất kì quốc gia thành viên khác”. Trong đó:
“Pháp nhân” nghĩa là bất cứ thực thể pháp lý nào được thành lập hoặc tổ chức
theo pháp luật liên quan của một Quốc gia Thành viên, bất kể là vì lợi nhuận hay phi
lợi nhuận, bất kể là thuộc sở hữu tư nhân hay nhà nước, bao gồm bất kì doanh nghiệp,
cơng ty, cơng ty tín thác, hợp danh, liên doanh, doanh nghiệp tư nhân, hiệp hội hoặc
tổ chức.1
“Thể nhân” nghĩa là bất cứ thể nhân nào có quốc tịch hoặc quyền công dân,
hoặc quyền thường trú tại một Quốc gia Thành viên theo luật, quy định và chính sách
của quốc gia đó.2
Trường hợp nhà đầu tư là cá nhân khơng mang quốc tịch của một trong các
nước ASEAN nhưng có quyền thường trú tại các quốc gia thành viên ASEAN cũng
1 Điểm e Khoản 3 Điều 4 ACIA
2 Điểm g Khoản 3 Điều 4 ACIA

6


được coi là nhà đầu tư ASEAN và cũng được bảo hộ quyền chuyển vốn và lợi nhuận
ra khỏi nước nhận đầu tư theo quy định của ACIA.
2. Các quyền mà nhà đầu tư ASEAN được hưởng
2.1. Tự do hóa đầu tư
Để tiến hành xóa bỏ rào cản đối với đầu tư là các biện pháp cấm đầu tư, Điều 7,
Điều 8 của ACIA quy định xóa bỏ các biện pháp cấm đầu tư cụ thể cấm các yêu cầu
đối với đầu tư nước ngoài (Performance Requirements) và biện pháp liên quan đến

quản trị doanh nghiệp. Đây là quy định hồn tồn mới so với IGA và AIA. Theo đó đối
với các biện pháp yêu cầu đối với đầu tư nước ngồi các quốc gia khơng được áp dụng
các nhóm biện pháp sau: các biện pháp về “yêu cầu tỉ lệ nội địa hóa”, các biện pháp
“yêu cầu về cân bằng thương mại”.
2.2. Đối xử bình đẳng
Nguyên tắc đối xử quốc gia (NT) và Đối xử tối huệ quốc (MFN) buộc các quốc
gia thành viên ASEAN không được phân biệt và đối xử với các nhà đầu tư ASEAN
kém thuận lợi hơn đối thủ cạnh tranh địa phương hay nước ngoài.
Theo nguyên tắc đối xử quốc gia, mỗi quốc gia thành viên sẽ dành cho nhà đầu
tư của bất kì quốc gia thành viên khác đối xử liên quan tới việc chấp thuận, thành lập,
mua lại, mở rộng, quản lý, thực hiện, vận hành và bán hoặc định đoạt theo cách khác
khoản đầu tư không kém thuận lợi hơn đối xử mà quốc gia đó, trong điều kiện tương
tự, dành cho nhà đầu tư nước mình3.
Theo nguyên tắc đối xử tối huệ quốc 4, mọi nhà đầu tư ASEAN, bao gồm cả các
nhà đầu tư từ các quốc gia không phải là thành viên ASEAN, phải được đối xử cơng
bằng.
Ngồi ra, các quốc gia thành viên không được áp đặt yêu cầu cụ thể nào về
quốc tịch đối với quản lý cấp cao trừ khi có bảo lưu chính thức công khai, và nếu một
quốc gia thành viên yêu cầu ban giám đốc của một cơng ty nước ngồi phải có quốc
tịch cụ thể nào hoặc là cư dân, yêu cầu này khơng được làm giảm khả năng kiểm sốt
3 Điều 5 ACIA
4 Điều 6 ACIA

7


đầu tư của nhà đầu tư. ACIA cũng đảm bảo khơng có u cầu về hiệu suất và khơng áp
đặt các điều kiện như hàm lượng nội địa tối thiểu, yêu cầu về xuất khẩu hay yêu cầu
cân bằng thương mại.
2.3. Minh bạch hóa

Khơng có quy định nào trong ACIA yêu cầu một quốc gia thành viên cung cấp
hoặc cho phép tiếp cận bất kì thơng tin bí mật nào, bao gồm thông tin liên quan tới các
nhà đầu tư hoặc khoản đầu tư cụ thể mà việc tiết lộ đó sẽ cản trở việc thực thi pháp
luật, hoặc các hành vi khác làm tồn hại tới lợi ích thương mại hợp pháp của pháp nhân
cụ thể, công cộng hoặc tư nhân5.
Minh bạch hóa được quy định trong nhiều điều khoản của ACIA, cho thấy đây
là một hiệp định dựa trên quy tắc và khuyến khích các quy định về đầu tư có thể dự
báo được.
2.4. Bảo hộ nhà đầu tư
ACIA trao cho các khoản đầu tư hợp lệ một số sự bảo hộ:
Đối xử cơng bằng và thỏa đáng
Chính phủ nước chủ đầu tư phải tuân thủ pháp luật và quy định quốc gia khi
thực thi quyền lực, và không được đưa ra các quyết định tùy tiện. Trong trường hợp
hành động pháp lý là chống lại nhà đầu tư, nhà đầu tư đó sẽ có quyền tự vệ, được tiếp
cận với đại diện pháp lý và có cơ hội kháng cáo mọi kết quả hay quyết định bất lợi đối
với họ.
Bảo vệ đầy đủ
Chính phủ nước chủ đầu tư buộc phải bảo vệ cho mọi khoản đầu tư trong
trường hợp gặp nguy hiểm vật lý. Trong trường hợp xảy ra thiệt hại do xung đột vũ
trang, tranh chấp hoặc các sự kiện tương tự, nước chủ đầu tư phải bồi thường cho nhà
đầu tư bị ảnh hưởng trên cơ sở không phân biệt đối xử.
Bồi thường trong trường hợp xung đột (Điều 12 ACIA)
Mỗi quốc gia thành viên sẽ dành cho nhà đầu tư của bất kì quốc gia thành viên
khác, liên quan đến khoản đầu tư của họ được bảo hộ chịu thiệt hại trong phạm vi lãnh
5 Khoản 2 Điều 21 ACIA

8


thổ của quốc gia đó do xung đột vũ trang, hoặc nội chiến hoặc tình trạng khẩn cấp, đối

xử khơng phân biệt đối với khoản bồi thường, đền bù hoặc các khoản bồi thường có
giá trị khác.
Tự do chuyển tiền (Điều 13 ACIA)
Mỗi quốc gia thành viên sẽ cho phép việc chuyển tiền liên quan tới khoản đầu
tư được bảo hộ được thực hiện một cách tự do và không chậm trễ vào và ra khỏi lãnh
thổ của mình. Việc chuyển tiền đó bao gồm: phần vốn góp, bao gồm cả phần vốn góp
ban đầu; lợi nhuận, thu nhập từ vốn, cổ tức, tiền bản quyền, phí cấp phép, phí hỗ trợ
kỹ thuật và các khoản tiền khác quy định tại khoản 1 Điều này.
Tịch biên và bồi thường (Điều 14 ACIA)
Một nước thành viên sẽ không tịch biên hoặc quốc hữu khoản đầu tư được bảo
hộ dù là trực tiếp hoặc thông qua các biện pháp tương đương với tịch biên hoặc quốc
hữu hóa tịch biên, ngoại trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
Các biện pháp tịch biên liên quan tới đất đai phải sẽ được quy định trong luật và
quy định nội địa hiện hành tương ứng và các văn bản sửa đổi, và sẽ phù hợp với mục
đích và đối với việc bồi thưởng theo đúng pháp luật.
Thế quyền (Điều 15 ACIA)
Nếu một quốc gia thành viên hoặc cơ quan của quốc gia thành viên đó trả tiền
cho nhà đầu tư của quốc gia thành viên đó theo một khoản đảm bảo, hợp đồng bảo
hiểm hoặc hình thức bồi thường khác đối với rủi ro phi thương mại liên quan tới khoản
đầu tư, quốc gia thành viên khác sẽ công nhận việc thế quyền hoặc chuyển giao bất kỳ
quyền nào đối với khoản đầu tư đó.
Bảo đảm cán cân thanh tốn (Điều 16 ACIA)
Trong trường hợp có khó khăn nghiêm trọng về cấn cân thanh tốn và các khó
khăn tài chính từ bên ngồi hoặc đe dọa từ đó, một quốc gia thành viên có thể thừa
nhận hoặc duy trì các hạn chế đối với thanh toán hoặc chuyển tiền liên quan tới đầu tư.
2.5. Giải quyết tranh chấp giữa nhà nước và nhà đầu tư
Nhà đầu tư ASEAN có thể giải quyết tranh chấp thơng qua tịa án trong nước và
thẩm phán đồn, thơng qua trọng tài quốc tế gồm ICSID, UNCITRAL, và các quy tắc
được thống nhất khác, và theo các phương thức giải quyết tranh chấp khác nhau: trung
9



gian, hòa giải, và tham vấn & thương lượng. Nhà đầu tư có tranh chấp phải chứng
minh được rằng mình chịu mất mát hoặc thiệt hại phát sinh từ sự vi phạm của nước
chủ đầu tư là quốc gia thành viên ASEAN đối với các nghĩa vụ theo ACIA liên quan
đến quản lý, điều hành, vận hành hoặc buôn bán hoặc sắp xếp khoản đầu tư được bảo
hộ.
3. Những trường hợp nhà đầu tư ASEAN bị từ chối lợi ích bởi người nhận đầu tư
Theo Điều 19 Hiệp định đầu tư tồn diện ASEAN (ACIA), một quốc gia thành
viên có thể từ chối lợi ích của Hiệp định này đối với:
I.

Nhà đầu tư của một Quốc gia Thành viên khác là pháp nhân của quốc gia đó, và
khoản đầu tư của nhà đầu tư đó nếu như nhà đầu tư của một quốc gia không phải
thành viên sở hữu hoặc kiểm sốt pháp nhân đó, và pháp nhân đó khơng có hoạt

II.

động kinh doanh chủ yếu trong lãnh thổ Quốc gia thành viên khác.
Nhà đầu tư của Quốc gia Thành viên khác là pháp nhân của quốc gia đó, hoặc
khoản đầu tư của nhà đầu tư đó nếu nhà đầu tư của Quốc gia Thành viên từ chối lợi
ích sở hữu hoặc kiểm sốt pháp nhân đó, và pháp nhân đó khơng có hoạt động kinh

III.

doanh chủ yếu trong lãnh thổ của Quốc gia Thành viên khác.
Nhà đầu tư của Quốc gia Thành viên khác là pháp nhân của quốc gia đó, và khoản
đầu tư của nhà đầu tư đó nếu các nhà đầu tư của quốc gia không phải thành viên sở
hữu hoặc kiểm sốt pháp nhân đó, và Quốc gia Thành viên từ chối lợi ích khơng
duy trì quan hệ ngoại giao với quốc gia không phải thành viên.


10


KẾT LUẬN
Với việc mở cửa, xóa bỏ biện pháp hạn chế đầu tư, bảo hộ và xúc tiến thuận lợi
hóa đầu tư, như luồng sinh khí mới cho khu vực đầu tư ASEAN cịn non trẻ và tạo ra
một mơi trường đầu tư lành mạnh, có tính cạnh tranh cao, thúc đẩy hoạt động đầu tư
mở rộng không chỉ trong nội khối mà đối với các nước và khu vực ngoại khối. Tuy
nhiên sự phát triển không đồng đều, đồng tiền khơng thống nhất, người lao động chưa
có trình độ cao cùng hệ thống pháp luật vẫn còn những hạn chế khiến cho việc quản lý
kinh doanh giữa các quốc gia cịn gặp khó khăn địi hỏi phải có sự điều chỉnh pháp
luật cho phù hợp hơn với xu thế hiện nay.

11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA)
Nguyễn Quỳnh Anh, “Bảo hộ quyền chuyển vốn và lợi nhuận của nhà đầu tư
ASEAN theo quy định của ASEAN và thực tiễn của Việt Nam”, Tạp chí Luật học

- Số 7, tr. 3-12, 41.
3. Phạm Lan Hương, Báo cáo “Tác động của hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN
đối với sản xuất, nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp và khai thác khoáng sản”.

12




×