Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) sử dụng phương pháp dạy học theo dự án nhằm tăng tính chủ động, sáng tạo của học sinh khi học phần “văn hóa cổ đại”, lịch sử 10 (ban cơ bản) tại trường THPT tam đảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 47 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. LỜI GIỚI THIỆU
Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, tồn Đảng, tồn dân ta đang ra sức
phấn đấu khơng ngừng trên mọi lĩnh vực, mặt trận để có thể đưa đất nước tiến nhanh
tiến mạnh tiến vững chắc, mang lại cuộc sống bền vững cho nhân dân. Đi tiên phong
trong lĩnh vực đổi mới và luôn vận động để bắt kịp xu thế của thời đại, phải kể đến
công tác giáo dục, dạy học trong nhà trường. Giáo dục là mũi nhọn là chìa khóa vạn
năng đã tạo ra những thế hệ có đủ cả trí tuệ, đạo đức, lịng nhiệt huyết mà theo đánh
giá của thế giới đó là những con người có đủ các chỉ số IQ, EQ và mới đây nhất đó là
chỉ số LQ (lịng trắc ẩn, sự nhân ái vị tha) chứa đựng trong mỗi chúng ta. Để làm tốt
điều đó, trong dạy học phổ thơng sẽ giúp hồn thiện những con người như vậy. Chỉ có
giáo dục, thơng qua những bài học cụ thể trên lớp, trong gia đình và ngồi xã hội, mỗi
người học sẽ khơng ngững hồn thiện bản thân để trở nên có ích với gia đình và xã
hội.

Hình 1. Bảng minh họa về những phẩm chất năng lực của người học

1


Những năm gần đây đổi mới giáo dục, đổi mới các phương pháp dạy học trong
nhà trường được quan tâm hàng đầu, chú trọng tới rèn luyện các phẩm chất năng lực
cho học sinh, thông qua những bài học cụ thể. Mơn học Lịch sử cũng như mọi mơn
học, có đặc thù riêng và nhiều khi hơi trừu tượng bởi kiến thức nhiều và có phần khó
hiểu nếu như chỉ học và dạy theo một chiều thụ động. Vậy nên trong sự nghiệp đổi
mới giáo dục, môn học này luôn được các nhà làm giáo dục, các thầy cô giáo giảng
dạy chú trọng tới đổi mới, tìm tịi các phương pháp dạy học tích cực để người học
thích thú, say mê với mơn học và cải thiện được tình trạng học sinh khơng thích học
lịch sử khơng chọn mơn Lịch sử, trong khi đó lịch sử nhân loại, lịch sử dân tộc quá
khứ hào hùng của cha ông là những hành trang cực kì quan trọng hình thành nên nhân


cách người học.
Thực tế giảng dạy tại trường phổ thông nhiều năm, tơi đã có thử qua rất nhiều
phương pháp dạy học để kích thích hứng thú học sinh, thậm chí vận dụng cả liên môn
vào dạy học, hiện nay với sự phát triển của công nghệ thông tin sẽ giúp ích rất nhiều
vào dạy học. Có rất nhiều phương pháp dạy học tích cực, với việc sử dụng những kĩ
thuật dạy học hay như: kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật 365, kĩ thuật “sơ đồ tư duy”…,
bản thân tôi cũng đã sử dụng vào dạy học kết hợp với dạy học theo dự án. Nhận thấy
học sinh hào hứng tham gia, tích cực sưu tầm tư liệu, làm việc nhóm và trao đổi với
giáo viên, những giờ học trên lớp học sinh sôi nổi và hào hứng với nội dung học.
Trong đổi mới giáo dục những năm tới đây, thì hoạt động trải nghiệm là chương trình
bắt buộc đối với tất cả các cấp học, chính vì vậy với mỗi giờ học lịch sử tại trường tôi
muốn đưa phương pháp dạy học dự án này vào với từng nội dung phù hợp của bài học,
thông qua việc thực hiện những dự án giáo viên giao học sinh sẽ được trải nghiệm rất
rõ khi bắt tay vào làm, học sinh nhận thức được mối liên hệ giữa quá khứ với hiện tại,
rèn luyện kĩ năng sống và có phương pháp học tập bộ môn đúng, khắc phục được quan
niệm sai lầm rằng học lịch sử chỉ cần “học thuộc lòng” và ghi nhớ các sự kiện, bởi dạy
học theo dự án là phương pháp học hiệu quả gắn những nội dung kiến thức với thực
tiễn cuộc sống, gắn lí thuyết với thực hành, gắn kết môi trường học tập nhà trường với
mơi trường xã hội. Mục đích của học tập lịch sử là hiểu quá khứ, định hướng hành
động trong hiện tại và tương lai.

2


Qua những kiến thức giảng dạy trực tiếp trên lớp theo phân phối chương trình
của mơn học, đặc biệt phần xã hội cổ đại thuộc Lịch sử lớp 10 (Ban cơ bản) và nhất là
những nội dung về văn hóa cổ đại, tôi thấy được tầm quan trọng của nội dung này đối
với học sinh khi học và phù hợp khi giao dự án dạy học nên tôi đã thiết kế hình thành
dự án và chọn phương pháp này để thử nghiệm dạy học làm phương pháp đổi mới
trong dạy học để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học. Trước khi tiến hành phương

pháp dạy học dự án này, tôi cũng đã làm bài test nhanh xin ý kiến của các giáo viên
khác về việc sử dụng dạy học dự án cho học sinh (Phụ lục 1) và kết quả đều rất khách
quan. Xuất phát từ những vấn đề trên tôi đã chọn đề tài “Sử dụng phương pháp dạy
học theo dự án nhằm tăng tính chủ động, sáng tạo của học sinh khi học phần “Văn
hóa cổ đại”, Lịch sử 10 (Ban cơ bản) tại trường THPT Tam Đảo” làm sáng kiến
kinh nghiệm cho bản thân, hi vọng học sinh và tồn xã hội sẽ có cái nhìn mới mẻ về
mơn học và tính ứng dụng của nó đối với thực tiễn cuộc sống.
2. TÊN SÁNG KIẾN
Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án nhằm tăng tính chủ động, sáng
tạo của học sinh khi học phần “Văn hóa cổ đại”, Lịch sử 10 (Ban cơ bản) tại
trường THPT Tam Đảo.
3. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
- Họ và tên: Cao Thị Nhàn
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Tam Đảo - Huyện Tam Đảo - Tỉnh Vĩnh
Phúc
- Số điện thoại: 0964052618
- E-mail:
4. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN: CAO THỊ NHÀN
5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính
tích cực, chủ động sáng tạo và kích thích tư duy của học sinh.

3


- Vấn đề sáng kiến giải quyết: Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án vào dạy học
nhằm tăng tính chủ động, khả năng sáng tạo để giải quyết vấn đề khi học phần “Văn
hóa cổ đại phương Đơng và phương Tây” từ đó nâng cao chất lượng mơn Lịch sử. Qua
đó học sinh nắm được những kiến thức cơ bản, hứng thú khi học, say mê tìm tịi khi
được giao nhiệm vụ, góp phần đưa mơn học trở thành mơn được học sinh u thích lựa

chọn. Và đạt kết quả cao nhất trong các kì thi đặc biệt kì thi THPT Quốc gia của học
sinh trường THPT Tam Đảo nói riêng và các trường phổ thơng trên cả nước nói chung.
- Mơn Lịch sử 10 (Ban cơ bản) chương xã hội cổ đại.
- Một số ứng dụng của môn học đối với việc giải quyết vấn đề thực tiễn, hình thành
các kĩ năng sống cơ bản cho học sinh.
6. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU HOẶC ÁP DỤNG THỬ
- Trong giảng dạy chính khóa, chun đề: tháng 10, tháng 11/2019 lớp 10A3 trường
THPT Tam Đảo học kì I, năm học 2019 - 2020.
- Trong giảng dạy chính khóa, chun đề: tháng 11/2019 lớp 10A6 trường THPT Tam
Đảo II học kì I, năm học 2019 - 2020.
7. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN
7.1. Về nội dung của sáng kiến
7.1.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất phương pháp dạy học mới, dạy học theo dự án nhằm tăng tính chủ
động, khả năng sáng tạo giải quyết vấn đề của học sinh khi học phần “Văn hóa cổ đại”,
Lịch sử 10 (Ban cơ bản) góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Lịch sử.
7.1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án, giao dự án cho học sinh nhằm tăng
tính chủ động, khả năng sáng tạo giải quyết trong từng tình huống để vận dụng vào nội
dung bài học khi học phần “Văn hóa cổ đại”, Lịch sử 10 (Ban cơ bản) tại trường THPT
Tam Đảo.
7.1.3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4


- Khách thể nghiên cứu: Phần văn hóa cổ đại phương Đông và phương Tây, Lịch sử 10
(Ban cơ bản).
- Đối tượng nghiên cứu: Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án vào nội dung văn
hóa cổ đại phương Đông và phương Tây theo định hướng phát triển năng lực học sinh
nhằm tăng tính chủ động, sáng tạo linh hoạt khi giải quyết các tình huống bài học và

ứng dụng vào thực tế.
7.1.4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu: Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án nhằm tăng tính
chủ động, sáng tạo của học sinh khi học phần “Văn hóa cổ đại”, Lịch sử 10 (Ban cơ
bản) tại trường THPT Tam Đảo và thực nghiệm ở trường THPT Tam Đảo II trên cùng
địa bàn.
7.1.5. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
7.1.5.1. Mục tiêu của dạy học theo phương pháp dự án
Tất cả các nội dung mà giáo viên giao cho học sinh thực hiện dự án đều hướng
tới các vấn đề của thực tiễn, gắn nội dung học với cuộc sống thực tiễn. Đáp ứng được
yêu cầu dạy học hướng tới định hướng phát triển năng lực học sinh, mà chỉ thông các
phương pháp dạy học này học sinh sẽ rèn được nhiều năng lực, phẩm chất. Sống trong
môi trường xã hội hiện nay, sự bùng nổ của cơng nghệ thơng tin thì mỗi một vấn đề là
một dự án yêu cầu học sinh phải liên kết để giải quyết. Phần văn hóa cổ đại phương
Đơng và phương Tây phù hợp với việc giao dự án cho học sinh để học sinh tự lĩnh hội
và làm chủ kiến thức của mình dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Rèn cho người học phát triển các kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề liên quan
đến nội dung học tập và cuộc sống.
- Rèn luyện cho học sinh nhiều các kĩ năng: tổ chức kiến thức, kĩ năng sống, làm việc
theo nhóm và làm việc trong một tập thể. Bởi bản chất của phương pháp này là hướng
tới tư duy phản biện vấn đề của học sinh.
- Giúp học sinh nâng cao kĩ năng sử dụng công nghệ thơng tin vào q trình học tập và
tạo ra sản phẩm.
5


7.1.5.2. Nội dung của dự án
Phần văn hóa cổ đại phương Đơng và văn hóa cổ đại phương Tây Hi Lạp - Rôma, Lịch sử 10 (Ban cơ bản).
Giáo viên lập kế hoạch tìm hiểu trước những nội dung liên quan đến phần học,
đặt mục tiêu, giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh, cung cấp tài liệu hỗ trợ cho học sinh.

Trong các vai trò khác nhau của cuộc sống thực học sinh được giải quyết nhiệm vụ học
tập có tính thực tiễn cao. Các nhóm học sinh phân cơng cơng việc cụ thể trong nhóm,
nghiên cứu dự án và hoàn thành sản phẩm dự án. Giáo viên cần định hướng rõ ràng
cho học sinh về các sản phẩm dự án phải hồn thành, đưa ra tiêu chí đánh giá ngay từ
đầu để học sinh hoàn thành dự án một cách hiệu quả nhất. Trong quá trình thực hiện
dự án, giáo viên luôn giữ liên lạc, theo dõi, động viên, giúp đỡ học sinh, đồng thời
điều chỉnh kịp thời khi các nhóm học sinh đi “chệch hướng” ban đầu.
Giáo viên thiết kế các bước cho thực hiện dạy học theo dự án, đưa vấn đề, nêu
những mục tiêu cụ thể của dự án và hướng dẫn học sinh thực hiện dự án đảm nhận.
Giáo viên chuẩn bị các bản đánh giá và tự đánh giá (Phụ lục 1) cho hoạt động nhóm để
thực hiện dự án mà học sinh được giao nhiệm vụ.
Nội dung của dự án:
Tuần
4

Tiết theo
PPCT
4

6

6

Nội dung

Ghi chú

Văn hóa cổ đại phương Tây
- Sự ra đời của Lịch pháp và Thiên văn học
- Chữ viết

- Toán học
- Kiến trúc
Văn hóa cổ đại phương Tây Hi Lạp – Rô-ma
- Lịch và chữ viết
- Sự ra đời của khoa học
- Văn học
- Nghệ thuật

* Mục tiêu cơ bản cần đạt phần văn hóa cổ đại phương Đơng
- Về kiến thức: Sự xuất hiện xã hội có giai cấp và nhà nước khơng chỉ dẫn đến áp bức,
bóc lột, đấu tranh… mà còn là một biểu hiện của thời đại văn minh, trong đó con
6


người sản xuất được của cải dồi dào hơn trước và sáng tạo trong đời sống văn hóa tinh
thần.
+ Trình bày được những thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông như:
sự ra đời của Lịch pháp và Thiên văn học, chữ viết, toán học và kiến trúc.
+ Đánh giá được những đóng góp về mặt văn hóa của các quốc gia cổ đại phương
Đơng đối với nền văn minh nhân loại.
+ Chứng minh được chữ viết là thành tựu quan trọng nhất của các cư dân cổ đại
phương Đông.
- Về kỹ năng: Học sinh được rèn luyện các kĩ năng tổng hợp, so sánh, phân tích các sự
kiện lịch sử, kĩ năng thuyết trình, làm việc nhóm, đóng vai để giải quyết tình huống bài
học, kĩ năng sử dụng công nghệ hiệu quả trong học tập.
- Về thái độ: Giáo dục cho học sinh lòng tự hào, sự cảm phục những thành tựu của cư
dân cổ đại phương Đơng. Có ý thức giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa của
nhân loại. Nhận thấy tầm quan trọng của nền văn minh cổ đại đối với thế giới ngày
nay.
* Mục tiêu cơ bản cần đạt phần văn hóa cổ đại phương Tây

- Về kiến thức: Việc sử dụng công cụ bằng sắt và sự tiếp xúc với biển đã mở ra cho cư
dân Địa Trung Hải một chân trời mới, nâng họ lên một trình độ cao hơn về sản xuất và
bn bán trên biển. Đó cũng là cơ sở để họ đạt tới trình độ sáng tạo văn hóa cao hơn
thời trước.
+ Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của cư dân phương Tây về: lịch và chữ
viết, sự ra đời của khoa học, văn học, nghệ thuật.
+ Lí giải được tại sao các hiểu biết khoa học đến đây mới trở thành khoa học. Liên hệ
thực tế thông qua các định lí, định đề mà học sinh được học ở mơn học khác.
+ Phân tích được vai trị của thủ cơng nghiệp trong nền kinh tế của các quốc gia cổ đại
Hi Lạp và Rô-ma.
+ Nêu được bản chất của nền dân chủ cổ đại ở Hi Lạp và Rô-ma.

7


+ Nhân loại kế thừa được những thành tựu văn hóa nào của cư dân phương Tây. Bài
học rút ra từ sự phát triển của các cư dân cổ đại đối với công cuộc xây dựng đất nước
hiện nay của nhân loại.
- Về kĩ năng: Học sinh được rèn luyện các kĩ năng tổng hợp, so sánh, phân tích các sự
kiện lịch sử, kĩ năng thuyết trình, làm việc nhóm, đóng vai để giải quyết tình huống bài
học, kĩ năng sử dụng công nghệ hiệu quả trong học tập.
- Về thái độ: Giáo dục cho học sinh lòng tự hào, sự cảm phục những thành tựu của cư
dân cổ đại phương Đơng. Có ý thức giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa của
nhân loại. Nhận thấy tầm quan trọng của nền văn minh cổ đại đối với thế giới ngày
nay.
7.1.5.3. Nội dung kiến thức của dự án
A. VĂN HĨA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐƠNG
a. Sự ra đời của Lịch pháp và Thiên văn học
- Những tri thức Thiên văn học và Lịch pháp học ra đời vào loại sớm nhất ở các quốc
gia cổ đại phương Đơng. Nó gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Để cày cấy

đúng thời vụ, những người nông dân luôn phải “trông trời, trông đất”. Dần dần, họ biết
sự chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng. Đó là những tri thức đầu tiên về thiên văn.
Từ tri thức đó, người phương Đơng sáng tạo ra lịch. Vì vậy, lịch của họ là nơng lịch,
một năm có 365 ngày được chia thành 12 tháng.
- Đây cũng là cơ sở để người ta tính chu kì thời gian và mùa. Thời gian được tính bằng
năm, tháng, tuần, ngày. Năm lại có mùa: mùa mưa là mùa nước lên, mùa khô là mùa
nước xuống, mùa gieo trồng đất bãi. Thời đó, con người cịn biết đo thời gian bằng ánh
sáng mặt trời và tính được mỗi ngày có 24 giờ.
- Thiên văn học sơ khai và lịch ra đời như thế.
b. Chữ viết
- Sự phát triển của đời sống làm cho quan hệ của xã hội loài người trở nên phong phú
và đa dạng, người ta cần ghi chép và lưu giữ những gì đã diễn ra. Chữ viết ra đời bắt
nguồn từ nhu cầu đó. Chữ viết là một phát minh lớn của loài người.
8


+ Các cư dân phương Đông là người đầu tiên phát minh ra chữ viết. Vào khoảng thiên
niên kỉ IV TCN, chữ viết đã xuất hiện ở Ai Cập và Lưỡng Hà.
+ Lúc đầu, chữ viết chỉ là hình vẽ những gì mà họ muốn nói, sau đó họ sáng tạo thêm
những kí hiệu biểu hiện khái niệm trừu tượng. Chữ viết theo các đó gọi là chữ tượng
hình. Người Trung Hoa xưa vẽ

để chỉ ruộng, vẽ

để chỉ cây và vẽ

để

chỉ rừng.
+ Người Ai Cập xưa vẽ


để chỉ nhà, vẽ

chỉ mồm, vẽ

. chỉ Mặt Trời…

Hình 2.1 - Chữ tượng hình Ai Cập
+ Sau này, người ta cách điệu hóa chữu tượng hình thành nét và ghép các nét quy ước
để phản ánh ý nghĩ của con người một cách phong phú hơn gọi là chữ tượng ý. Chữ
tượng ý chưa tách khỏi chữ tượng hình mà được ghép với một thanh để phản ánh tiếng
nói, tiếng gọi có âm sắc, thanh điệu của con người.
- Nguyên liệu được dùng để viết của người Ai Cập là giấy làm bằng vỏ cây papirút.
Người Su-me ở Lưỡng Hà dùng một loại cây sậy vót nhọn làm bút viết lên trên những
tấm đất sét cịn ướt rồi đem phơi nắng hoặc nung khơ. Người Trung Quốc lúc đầu khắc
chữ trên xương thú hoặc mai rùa, về sau họ đã biết kết hợp một số nét chữ trên thẻ tre
hay trên lụa.

9


Hình 2.2 - Giấy papyrus

Hình 2.3 - Cây papyrus

Hình 2.4 - Chữ viết trên mai rùa

10



Hình 2.5 - Chữ giáp cốt

Hình 2.6 - Thẻ tre

c. Tốn học
- Do nhu cầu tính tốn lại diện tích ruộng đất sau khi ngập nước, tính tốn trong xây
dựng, nên Tốn học xuất hiện rất sớm ở phương Đơng.
Lúc đầu cư dân phương Đông biết viết chữ dố từ 1 đến 1 triệu bằng những kí
hiệu đơn giản. Người Ai Cập cổ đại rất giỏi về hình học. Họ tính được số Pi xấp xỉ
bằng 3.166666, tính được diện tích hình trịn, hình tam giác, thể tích hình cầu… Cịn
người Lưỡng Hà giỏi về số học. Họ có thể làm các phép cộng, trừ, nhân, chia cho tới
một triệu. Chữ số mà người ta thường dùng ngày nay, quen gọi là chữ A-rập, kể cả số
0, là thành tựu lớn do người Ấn Độ tạo nên.
- Những hiểu biết về toán học của người xưa đã để lại nhiều kinh nghiệm quý, chuẩn
bị cho bước phát triển cao hơn ở thời sau.

Hình 2.7 - Người Ai Cập cổ đại nghĩ ra phép đếm từ 1 đến 10, Pi = 3,1. và giỏi về
hình học
11


Hình 2.8 - Số 1 đến 9 và số 0 là cơng của người Ấn Độ cổ đại

Hình 2.9 - Chữ số của người Lưỡng Hà
d. Kiến trúc
- Trong nền văn minh cổ đại phương Đông, nghệ thuật kiến trúc phát triển rất phong
phú. Nhiều di tích kiến trúc cách đây hàng nghìn năm vẫn cịn lưu lại như: Kim tự tháp
ở Ai Cập, những khu đền tháp ở Ấn Độ, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà…
- Những cơng trình cổ xưa này là những kì tích về sức lao động và tài năng sáng tạo
của con người.


12


Hình 2.10 - Bản khắc được tơ màu thủ cơng, có thể được thực hiện vào thế kỷ 19 sau
nhóm các cuộc khai quật đầu tiên tại vùng thủ phủ Assyria cổ, miêu tả Vườn Treo dựa
theo truyền thuyết, bao gồm cả Tháp Babel trong khung cản

Hình 2.11 - Bản sao của nghệ thuật điêu khắc trên tường từ lâu đài phía Bắc của
Ashurbanipal (669 - 631 TCN) tại Nineveh miêu tả khu vườn lộng lẫy được tới nước
bằng một ống nước

Hình 2.12 - Kim tự tháp ở Ai Cập
B. VĂN HĨA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY HI LẠP VÀ RƠ-MA
13


a. Lịch và chữ viết
- Lịch: Người Hi Lạp đã có hiểu biết chính xác hơn về Trái Đất và hệ Mặt Trời. Nhờ đi
biển, họ đã thấy Trái Đất khơng phải như cái đĩa mà như hình quả cầu tròn, nhưng họ
vẫn tưởng Mặt Trời chuyển động quanh Trái Đất. Tuy nhiên, họ đã biết nếu tính mỗi
vịng như thế là 365 ngày và ¼ nên họ xác định một tháng lần lượt có 30 và 31 ngày,
riêng tháng hai có 28 ngày. Song, như thế so với thực tế vẫn bị chậm một ít. Dù sao,
phép tính lịch của người Rô-ma cổ đại đã rất gần với những hiểu biết ngày nay.

Hình 3 - Trái Đất hình quả cầu tròn
- Chữ viết: Người Ai Cập, Lưỡng Hà và một số cư dân khác đã có chữ viết cổ. Nhưng
chữ của họ q nhiều hình, nét, kí hiệu, khả năng phổ biến bị hạn chế. Cuộc sống “bôn
ba” trên biển, trình độ phát triển của nền kinh tế đã đặt ra cho cư dân Địa Trung Hải
nhu cầu sáng tạo ra một thứ chữ viết gồm các kí hiệu đơn giản, nhưng phải có khả

năng ghép chữ rất linh hoạt thành từ để thể hiện ý nghĩa của con người.
- Hệ thống chữ cái của người Hi Lạp và Rơ-ma đã ra đời từ đó. Hệ chữ cái Rơ-ma, tức
là hệ A, B, C,... ban đầu gồm 20 chữ, sau thêm 6, làm thành hệ thống chữ cái hoàn
chỉnh như ngày nay.

14


Hình 3.1 - Giấy papyrus từ cây chỉ thảo
(Artemisia) của người Hy Lạp, thế kỷ
thứ 3 TCN

Hình 3.2 - Bản khắc có từ thế kỷ 6 TCN
xem như nguồn gốc chữ viết của La Mã

Hình 3.3 - Chữ cái cổ Hy Lạp và La tinh
- Họ cũng có hệ chữ số mà ngày nay ta thường dùng để đánh số các đề mục lớn, gọi là
“số La Mã”.

15


Hình 3.4 - Bảng chữ số La Mã
Sự ra đời của hệ thống chữ cái là một phát minh và cống hiến lớn lao của cư
dân Địa Trung Hải cho nền văn minh nhận loại.
b. Sự ra đời của khoa học
- Những hiểu biết khoa học thực ra đời đã có từ hàng nghìn năm trước, từ thời cổ đại
phương Đông. Nhưng phải đến thời cổ đại Hi lạp và Rơ-ma, những hiểu biết đó mới
thực sự trở thành khoa học.
- Với người Hi Lạp, Toán học đã vượt lên trên việc ghi chép và giải các bài riêng biệt.

Những nhà tốn học mà tên tuổi vẫn cịn lại đến nay, đã để lại những định lí, định đề
có giái trị khái qt cao.
- Định lí nổi tiếng trong Hình học của Ta-lét, những cống hiến của trường phái Pi-ta-go
về tính chất của các số nguyên và định lí về các cạnh của tam giác vuông cùng với tiền
đề về đường thẳng song song của Ơ-clít,… sau nhiều thế kỉ vẫn là những kiến thức cơ
sở của Toán học.

16


Hình 3.5 - Thales thành Miletos
(Θαλής ο Μιλήσιος)

Hình 3.6 - Πυθαγόρας – Pythagoras

17


Hình 3.7 - “Đừng thấy cái bóng to của mình trên vách tường mà tưởng mình vĩ đại”Pythagoras
c. Văn học
- Trước người Hi Lạp cổ đại, ở Ai Cập và Lưỡng Hà mới chỉ có văn học dân gian. Đó
là những bài thơ, truyện huyền thoại được truyền miệng từ người này qua người khác
rồi mới ghi lại.
- Ở Hi Lạp, sau các anh hùng ca nổi tiếng của Hô-me là I-li-át và Ơ-đi-xê, đã xuất hiện
những nhà văn có tên tuổi mà những tác phẩm của họ để lại vẫn còn nguyên giá trị độc
đáo cho đến ngày nay. Các nhà văn đó chủ yếu là những nhà biên kịch và các tác phẩm
của họ là những kịch bản, bởi vì thời ấy, kịch (có kèm theo hát) là hình thức nghệ thuật
dễ phổ biến nhất và được ưa chuộng nhất.

Hình 3.8 - Iliad - thiên anh hùng ca của Homer, Cuốn VIII, dòng 245 - 53, Bản tiếng

Hy Lạp, cuối thế kỷ V, đầu thế kỷ VI của Công Nguyên
18


- Người Rơ-ma tự nhận là học trị và người kế thừa của văn học - nghệ thuật Hi Lạp.
Tuy nhiên, dựa trên một nền kinh tế phát triển cao, ở thời hưng thịnh của Rô-ma cũng
đã xuất hiện những nhà văn hóa, nhà thơ nổi tiếng như Lu-cre-xơ, Viếc-gin…
d. Kiến trúc
- Người Hi Lạp cổ đại đã để lại rất nhiều tượng và đền đài đạt tới trình độ tuyệt mĩ. Đó
là những tượng nhỏ, tượng bán thân vốn được dụng ở các quảng trường. Lại có những
tượng thần lớn dựng ở đền, như tượng nữ thần A-tê-na đội mũ chiến binh, hoặc các tác
phẩm điêu khắc như tượng: Người lực sĩ ném đĩa, thần vệ nữ Mi-lơ…

Hình 3.10 - Venus de Milo.Vệ Nữ
Milo tại Louvre

Hình 3.9 - Tượng lực sĩ ném đĩa

Hình 3.11 - Đền Pác-tê-nơng (Hi Lạp)
19


- Rơ-ma có nhiều cơng trình kiến trúc như đền đài, cầu máng dẫn nước, trường đấu…
oai nghiêm, đồ sộ, hồnh tráng và thiết thực, nhưng khơng tinh tế, tươi tắn, mềm mại,
gần gũi như những cơng trình ở Hi Lạp.

Hình 3.12 - Hơn 60.000 nơ lệ người Do
Thái đã ngày đêm xây dựng trong 9 năm để
hoàn thành đấu trường La Mã
* Kết luận chung


Hình 3.13 - Những trận chiến đẫm máu
cuối cùng của các võ sĩ giác đấu tại đấu
trường La Mã diễn ra vào năm 435

- Những thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây Hi
Lạp - Rô-ma thể hiện sự sáng tạo từ những ngày đầu bình minh của lịch sử nhân loại.
- Những thành tựu lớn của thời cổ đại đã làm cơ sở cho sự phát triển ngày nay, đặc biệt
về khoa học và nghệ thuật.
- Qua đó cho thấy khả năng sáng tạo vĩ đại của con người.
7.1.5.4. Quy trình thực hiện dự án
Từ những kiến thức về mục tiêu, kĩ năng và thái độ của nội dung bài học, tơi
xây dựng tiến trình phương pháp dạy học theo dự án phần “Văn hóa cổ đại” của môn
Lịch sử để ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống. Dự án giao học sinh thực hiện được chia
làm 3 giai đoạn: chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và đánh giá dự án, tương ứng với 5
bước.
Bước 1. Tìm hiểu nội dung cần giải quyết: Giáo viên cho học sinh xem video, tư liệu,
hình ảnh liên quan đến nội dung bài học của phần văn hóa hoặc cho học sinh quan sát
lược đồ các quốc gia cổ đại phương Đơng và phương Tây. Sau đó để học sinh xác định
20


các yếu tố hình thành nên văn hóa cổ đại ở phương Đông và phương Tây. Kết thúc
bước này giáo viên đưa ra câu hỏi “Văn hóa cổ đại được hình thành trên cơ sở nào?”.
Bước 2. Khái quát vấn đề chính trong bài học: Từ việc quan sát, ghi nhớ và làm việc
với sách giáo khoa, tiếp cận tư liệu minh họa học sinh đưa ra nội dung chính của bài
học. Giáo viên tổng kết lại bằng câu hỏi “Nét nổi bật về văn hóa cổ đại là gì?”, để trả
lời câu hỏi này học sinh sẽ tìm hiểu nội dung của từng thành tựu, làm rõ những ý chính
cả từng thành tưu như chữ viết, lịch… học sinh có thể đối chiếu với những vấn đề qua
hình ảnh, so sánh phương Đông với phương Tây. Giáo viên cụ thể đưa ra gợi ý: văn

hóa cổ đại là những giá trị tinh thần được cư dân cổ đại xây dựng lên gồm lịch, chữ
viết, khoa học, nghệ thuật kiến trúc…
Bước 3. Thực hiện dự án: Giáo viên sau khi chia 2 nhóm thực hiện dự án tương ướng
nhóm 1 về văn hóa cổ đại phương Đơng và nhóm 2 văn hóa cổ đại phương Tây. Các
nhóm bắt đầu phân công nhiệm vụ cụ thể cho mỗi thành viên, chẳng hạn khi làm về
văn hóa cổ đại Phương Tây có 4 thành tựu: Lịch và Thiên văn học, Chữ viết, Tốn học,
Kiến trúc. Trong dự án của nhóm 1 thì lại chia làm 4 tổ, mỗi tổ nhỏ đảm nhận 1 nội
dung, khi làm thì các tổ nhỏ dưới sự chỉ đạo của nhóm trưởng dự án có thể trao đổi
qua lại với các thành viên khác trong nhóm khác và tạo ra kết quả chung là sản phẩm
của dự án được giao thực hiện. Từng cá nhân sẽ thu thập dữ liệu qua các nguồn, phân
tích và tích lũy kiến thức thu được trong khi làm việc, các kiến thức mà học sinh tích
lũy được thử nghiệm qua thực tiễn. Đây là tiêu chí quan trọng của thực hiện dự án mà
người học lĩnh hội được.
Bước 4. Thu thập kết quả, báo cáo: Kết quả cuối cùng của nhóm thực hiện dự án là
bản báo cáo trên lớp (trình bày trên Power Point hoặc thiết kế trên giấy A0) và ấn
phẩm (Puslich). Giáo viên dành cho 2 tiết trên lớp báo cáo việc thực hiện dự án và sản
phẩm của nhóm.
Ban giám khảo là giáo viên và đại diện của các nhóm của trường THPT Tam
Đảo, THPT Tam Đảo II (giáo viên dạy mời các giáo viên trong nhóm Sử tại trường).
Nhóm dự án 1 và 2 trình bày báo cáo trên Power Point, bản nộp cho giáo viên
đóng quyển (dưới dạng giấy A4) mà học sinh làm. Sau khi đại diện nhóm dự án báo

21


cáo, học sinh giữa các nhóm lớp trao đổi tranh luận tham chiếu và đặt câu hỏi với nhau
để cùng làm sáng tỏ vấn đề.
Bước 5. Đánh giá dự án, rút kinh nghiệm: Giáo viên đánh giá bài báo cáo của nhóm
học sinh, cả q trình thực hiện qua sản phẩm như bài thuyết trình trên lớp, tinh thần
hợp tác khi làm dự án, ấn phẩm (Phụ lục 2) và hỏi: “Bài báo cáo đạt yêu cầu về nội

dung, hình thức và câu hỏi tham luận?”, “Các thành viên nhóm khác đánh giá chéo lẫn
nhau (Phụ lục 3). Mục đích giúp học sinh biết cách đánh giá rút kinh nghiệm cho nhau,
rèn tư duy biện chứng vấn đề. Giáo viên rút kinh nghiệm thông qua 1 số câu hỏi:
“Trong quá trình làm dự án em học được gì từ các bạn trong nhóm?”, “Làm về thành
tựu văn hóa em rút ra được gì cho bản thân để giữ gìn văn hóa dân tộc?”. Học sinh học
được qua những câu hỏi cả của người học dự báo cao và giáo viên.
7.2. VỀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN
Sáng kiến là hệ thống các nội dung bài học được lựa chọn phù hợp để làm dự
án khi giao cho học sinh thực hiện, được làm theo chủ đề dạy học và có tính liện hệ
thực tiễn cao khi cá nhân học xong có thể áp dụng vào thực tế ngay bởi phần rút ra
kinh nghiệm cho bản thân cao. Sáng kiến được đưa vào dạy học chính khóa các khối
lớp:
+ Lịch sử lớp 10: Phần văn hóa cổ đại, văn hóa Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam
Á thời phong kiến, văn hóa Đại Việt từ thế kỉ X đến nửa đẩu thế kỉ XIX.
+ Lịch sử lớp 11: Phần thành tựu văn hóa thời cận đại.
+ Lịch sử lớp 12: Phần thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ.
Hiện sáng kiến đang được sử dụng trong học kì I năm học 2019 - 2020, đang
dần được triển khai ở cả 3 cấp học thậm chí thí điểm một lớp ở trường THPT B trên
cùng địa bàn với giáo viên dạy mơn sử để đảm bảo tính ứng dụng cao và đem lại kết
quả tốt nhất.
+ Trong giảng dạy các lớp chính khóa đầu cao và đại trà: 10A1, 10A3, 10A6,
10A8, 10A9, 12A1, 12A3, 12A7.
+ Trong dạy học chuyên đề các lớp: 10B3, 12B3, 12B7.
+ Trong dạy học tại trường THPT B các lớp: 10A2, 10A6.
22


8. NHỮNG THÔNG TIN CẦN ĐƯỢC BẢO MẬT

Sáng kiến này được áp dụng rộng rãi nên khơng có thơng tin bảo mật.

9. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Để việc sử dụng phương pháp dạy học theo dự án được thực hiện ngày càng có
hiệu quả, tơi xin đưa ra một số ý kiến sau:
9.1. Về phía Bộ giáo dục, Sở giáo dục và các cơ quan liên ngành
Bộ giáo dục và Đào tạo khi xây dựng chương trình khung mơn học Lịch sử cần
tăng thêm thời lượng cho môn học cụ thể lớp 10 phân bổ đều 2 tiết/tuần, lớp 11: 1,5
tiết/tuần, lớp 12: 2,5 tiết/tuần, bổ sung thêm số giờ tự chọn để giáo viên có điều kiện
áp dụng phương pháp dạy học tích cực: dạy học theo dự án, dạy học tích hợp, dạy học
theo định hướng phát triển năng lực học sinh… Như vậy mới giảm được áp lực đối với
giáo viên và học sinh trong tiết học lịch sử để vừa đảm bảo cung cấp kiến thức, vừa đa
dạng trong cách tiếp cận kiến thức qua các kênh các phương pháp học và tự học của
học sinh.
Đầu tư cơ sở vật chất tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh được dạy học
trong ngôi trường tốt hơn đáp ứng với sự phát triển cảu xã hội. Tăng cường công tác
bồi dưỡng phương pháp dạy học cho giáo viên, việc này cần phải làm thường xuyên.
Tổ chức các chuyên đề dạy học theo hướng đổi mới phương pháp dạy học khuyến
khích đưa các phương pháp mới vào thực hiện.
Sách giáo khoa không nên biên soạn theo kiểu là nguồn thông báo kiến thức,
cần phải có sự đồng bộ giữ các bộ mơn đặc biệt là các môn xã hội và phải thể hiện một
cách toàn diện về cả lịch sử phát triển kinh tế, văn hóa và lịch sử chơng ngoại xâm.
Lãnh đạo nhà trường có thể tổ chức các buổi tập huấn, báo cáo chuyên đề về
dạy học theo dự án tại trường, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về lí thuyết và thực tiễn
của dạy học theo dự án, để giáo viên có khả năng vận dụng trong mơn dạy của mình,
góp phần nâng cao hiệu quả dạy học ở trường phổ thông.
Nhà trường tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, kinh phí cần thiết hoặc
liên kết với các cơ sở sản xuất để thực hiện các dự án học tập.
9.2. Về phía nhà trường, tổ chuyên môn
23



Nhà trường cần tạo mọi điều kiện cho sáng kiến kinh nghiệm “ Sử dụng
phương pháp dạy học theo dự án nhằm tăng tính chủ động, sáng tạo của học sinh
khi học phần “Văn hóa cổ đại”, Lịch sử 10 (Ban cơ bản) tại trường THPT Tam
Đảo” được ứng dụng rộng rãi không những đối với bộ môn Lịch sử mà cịn cho giáo
viên dạy các bộ mơn khác trong trường học.
Đầu tư cơ sở vật chất cần có thêm phòng máy chiếu, máu catsec, sách tham
khảo, đĩa lưu giữ các tư liệu gốc lịch sử, trong thư viện bổ sung thêm nhiều nguồn sách
ngồi sách giáo khoa cịn cần thêm sách theo chuyên đề, thiết bị dạy học như tranh
ảnh, giấy A0… để phục vụ tốt cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh.
Tăng cường các buổi họp tổ, nhóm chun mơn thảo luận về các phương pháp
dạy học tích cực hiện nay. Mỗi tuần chọn làm và dạy thử nghiệm 1 tiết đổi mới
phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, có đóng góp và
hồn thiện trong tổ, nhóm chun mơn và chéo giữa các nhóm chun mơn khác.
Thường xun bố trí thay phiên nhau cho giáo viên về cơng tác tự bồi dưỡng
chuyên môn và cử giáo viên đi tham dự các lớp kĩ năng sống, đổi mới sinh hoạt
chuyên môn của sở, giữa các trường trên cùng địa bàn với nhau.
Tổ chức dạy học theo dự án trong mơn Lịch sử thơng qua chương trình tự chọn
và các hoạt động ngoài giờ lên lớp để khắc phục hạn chế về mặt thời gian. Khi triển
khai chủ trương về đổi mới phương pháp dạy học, nhà trường nên có những đề án hay
dự án đưa các phương pháp dạy học tích cực như dạy học dự án vào dạy học Lịch sử
nói riêng và mơn khác.
9.3. Về phía giáo viên
Nâng cao trình độ chun mơn, nỗ lực tự học, sử dụng triệt để đồ dùng dạy học
trong mỗi tiết dạy, thường xuyên giao nhiệm vụ học tập cho học sinh chuẩn bị tương
ứng nội dung bài học, giao dự án cho học sinh chủ động kể cả những dự án nhỏ để học
sinh có cơ hội thể hiện khả năng của mình. Tăng cường hơn nữa đổi mới phương pháp
dạy học, học sinh có thể sáng tạo kiến thức qua tranh tranh vẽ, qua tự thuật, qua câu
chuyện hoặc dạy học qua trò chơi… tùy thuộc vào cơ sở của trường lớp và trình độ
của học sinh.
24



Giáo viên cần lựa chọn những tài liệu có nội dung liên quan đến vận dụng kiến
thức học sinh đã được học vào đời sống thực tiễn để thiết kế và tổ chức dạy học theo
phương pháp dự án, hướng tới sự phát triển những năng lực, phẩm chất cho người học.
Trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp, trao đổi kiến thức liên quan bộ môn với
các giáo viên thuộc nhóm, tổ chuyện mơn thậm chí với liên mơn.
Giáo viên nắm bắt được nhu cầu, tâm sinh lí của học sinh trong bối cảnh thời
đại mới, để động viên khuyến khích các em học tập, việc học khơng phải là nhồi nhét
kiến thức bởi vì muốn tìm kiến các thơng tin lịch sử giáo viên cung cấp các từ khóa
các trang website để học dễ dàng tiếp cận kiến thức.
9.4. Về phía học sinh
Học sinh phải chủ động trau dồi kiến thức ở nhà, trên lớp, trao đổi thường
xuyên với thầy cô bạn bè qua các kênh thông tin với giáo viên, nhà trường. Nhận thấy
tầm quan trọng của việc học và thực hiện dự án là rất cần thiết cho học tập và cho cuộc
sống nên luôn cố gắng tự hồn thành tốt những u cầu mà mơn học đưa ra, chịu khó
đọc sách tìm kiếm tư liệu và giới thiệu về tư liệu mà bản thân đã tìm hiểu.
Có sự trang bị đầy đủ về đồ dùng học tập, có điều kiện kết nối internet để phục
vụ việc học. Nếu gặp phải vấn đề khó trong việc sưu tầm tài liệu thì cần gặp giáo viên
để có sự giúp đỡ kịp thời và đúng.
Trong khi học và thực hiện dự án ln tích cực, chủ động say mê với nội dung
học và nhiệt tình tham gia các hoạt động giáo viên đưa ra.
10. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC HOẶC DỰ KIẾN CÓ THỂ THU ĐƯỢC
DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN THEO Ý KIẾN CỦA TÁC GIẢ VÀ THEO Ý KIẾN
CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐÃ THAM GIA ÁP DỤNG SÁNG KIẾN LẦN
ĐẦU, KỂ CẢ ÁP DỤNG THỬ
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả
Với sáng kiến này có ý nghĩa góp phần tìm cách đổi mới phương pháp dạy học
theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh theo định hướng phát triển

năng lực học sinh. Để phát triển tư duy độc lập sáng tạo, tính tự chủ, hợi mở cho học
25


×