Atan
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị trường THCS&THPT Bàu Hàm
Mã số:
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Sử dụng phương pháp dạy học dựa trên vấn đề để dạy ngôn ngữ lập trình Pascal
(Ghi đầy đủ tên gọi giải pháp SKKN)
Người thực hiện: Lê Văn Dĩnh
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Phương pháp dạy học bộ môn: Tin học lớp 11
Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN
Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác
Năm học: 2012 - 2013
BM 01-Bia SKKN
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Lê Văn Dĩnh
2. Ngày tháng năm sinh: 08/09/1982
3. Nam, nữ: Nam
4. Địa chỉ: Trường THCS&THPT Bàu Hàm
5. Điện thoại: 0613670611 (CQ)/ 0613670270 (NR); ĐTDĐ: 0974030127
6. Fax: E-mail:
7. Chức vụ: Bí thư Đoàn trường
8. Đơn vị công tác: Trường THCS&THPT Bàu Hàm
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Đại học
- Năm nhận bằng: 2006
- Chuyên ngành đào tạo: Điện tử - Viễn thông
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Tin học
Số năm có kinh nghiệm: 10 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
2
BM02-LLKHSKKN
Tên SKKN: SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰA TRÊN VẤN ĐỀ
ĐỂ DẠY NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH PASCAL
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tin học không giống như những môn học khác như Toán, Lý, Giáo dục
công dân hay Ngữ văn. Tin học (hay Computer Science) là một ngành học về các
lý thuyết cơ bản của dữ liệu và các tính toán với các dữ liệu đó. Hay gần đây được
một số mô tả như học về tư duy của thuật toán. Các khái niệm khác còn được thấy
tùy theo từng nhóm nghiên cứu về lãnh vực này.
Theo quan sát, thống kê của cá nhân có đến 90% học sinh THPT không
thích học Tin học, học sinh khối xã hội cảm thấy khó hiểu, trừu tượng còn khối tự
nhiên quá căng thẳng cho nội dung Toán, Lý, Hóa, các môn thi tốt nghiệp, ôn thi
đại học, do vậy nếu không có đam mê khoa học máy tính thì sẽ học vì "nhiệm vụ".
10% còn lại ban đầu do cảm thấy sự hấp dẫn bên ngoài (phim ảnh, XH đề cao
CNTT ) sau 1 thời gian không thấy như tưởng tượng cũng chán nản, vì vậy giáo
viên có vai trò rất quan trọng trong việc khơi dậy hứng thú cho học sinh.
Quan điểm dạy học lấy người học làm trung tâm, phương pháp dạy học dựa
trên vấn đề (Problem Based Learning - PBL) là cơ sở để đổi mới phương pháp
dạy học. Quan điểm này có cơ sở lý luận từ việc nhận thức quá trình dạy học là
quá trình có hai chủ thể: Thầy và trò. Cả hai chủ thể này đều chủ động, tích cực,
bằng hoạt động của mình hướng tới tri thức, thầy thì hoạt động truyền đạt tri thức,
còn Trò thì hoạt động chiếm lĩnh tri thức và biến nó thành vốn hiểu biết của mình
để tiếp tục hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn… Đây là quan điểm dạy
học được đa số các nước có nền giáo dục tiên tiến quan tâm nghiên cứu và áp
dụng.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận:
PBL là hoạt động học tập trong bối cảnh thực tiễn, bởi các vấn đề thực tiễn
được lựa chọn cẩn thận, và được xây dựng dưới dạng những câu hỏi, những vấn
đề, hay những nhiệm vụ thực tiễn, nhằm giúp cho người học tiếp nhận tri thức,
kỹ năng giải quyết vấn đề, tăng cường năng lực tự học và khả năng làm việc theo
nhóm.
Phương pháp PBL hướng đến các mục tiêu :
• Giúp người học nắm chắc kiến thức theo chiều rộng lẫn chiều sâu. Điều
này có được là do trong quá trình tìm hiểu và giải quyết vấn đề, người học
hoàn toàn chủ động trong việc xác định những nội dung có liên quan để
nghiên cứu, tìm hiểu, và vận dụng.
• Giúp người học phát triển năng lực đọc tài liệu, kỹ năng nghiên
cứu khoa học, kỹ năng giải quyết vấn đề, các kỹ năng xã hội như: làm việc
nhóm, thuyết trình, tranh luận, thương lượng,… Những kỹ năng này được hình
3
BM03-TMSKKN
thành trong quá trình người học nghiên cứu, vận dụng tài liệu, làm việc cùng với
nhóm để giải quyết vấn đề và sau đó là trình bày kết quả trước tập thể lớp.
• Người học sẽ cảm thấy gắn bó và yêu thích môn học và sự học, thấy
được những giá trị của hoạt động nhóm đối với bản thân. Sự thay đổi về thái
độ như vậy sẽ diễn ra từng bước theo quá trình phát triển của phương pháp
dạy học nếu được tổ chức có hiệu quả.
o Sự khác biệt của PBL so với các phương pháp giảng dạy khác:
Vấn đề là bối cảnh trung tâm của hoạt động dạy và học:
Khác hẳn với phương pháp truyền thống là giáo viên trình bày một hệ thống
kiến thức nhất định, và học sinh sẽ chỉ có thể tiếp cận, giải quyết vấn đề một khi đã
được trang bị đầy đủ những kiến thức cần thiết. Với phương pháp PBL thì ngược
lại, học sinh được tiếp cận ngay với vấn đề ở giai đoạn đầu của bài giảng. Vấn đề
có thể là một hiện tượng của tự nhiên hoặc là một sự kiện/tình huống đã, đang hoặc
có thể sẽ diễn ra trong thực tế và chứa đựng những điều cần được lý giải mà nội
dung kết quả hoàn toàn liên quan mật thiết đến bài học.
Người học tự tìm tòi để xác định những nguồn thông tin giúp giải quyết vấn
đề:
Trên cơ sở vấn đề được nêu ra, chính người học phải chủ động tìm kiếm
thông tin thích hợp để giải quyết vấn đề. Thông tin có thể ở nhiều dạng và từ
nhiều nguồn khác nhau (sách, báo, phim, ảnh, từ internet…). Nói cách khác,
chính người học gần như phải tự trang bị cho mình phần “lý thuyết” nhằm có đủ
kiến thức để tiếp cận và giải quyết vấn đề.
Thảo luận nhóm là hoạt động cốt lõi:
Mặc dù phương pháp có thể được áp dụng cho riêng từng người học, trong
đa số các ứng dụng người ta thường kết hợp với hoạt động nhóm. Thông qua thảo
luận ở nhóm nhỏ, người học chia sẻ nguồn thông tin và cùng nhau hình thành
các giả thuyết giúp giải quyết vấn đề, kiểm tra giả thuyết và đi đến kết luận.
Nhờ hoạt động nhóm, người học được rèn luyện thêm các kỹ năng cần thiết
khác ngoài mục đích lĩnh hội kiến thức.
Vai trò của giáo viên chỉ mang tính hỗ trợ:
Giáo viên đóng vai trò định hướng (chỉ ra những điều cần được lý giải của vấn
đề), trợ giúp (chỉ ra nguồn thông tin, giải đáp thắc mắc,…), đánh giá (kiểm tra
các giả thuyết và kết luận của người học), hệ thống hóa kiến thức, đồng thời
khái quát hóa các kết luận.
1.1 Giới thiệu môn học ngôn ngữ lập trình Pascal:
Môn tin học trong trường THPT được giảng dạy cho các học sinh như sau:
- Học sinh lớp 10: học thuật toán, tin học văn phòng (word, internet,…)
4
- Học sinh lớp 11: học Ngôn ngữ lập trình (NNLT), chủ yếu đi vào
pascal.
Để học tốt môn NNLT PASCAL, học sinh cần phải có các kiến thức nền tảng sau:
- Kiến thức toán học.
- Kiến thức và kỹ năng thao tác trên máy tính.
Môn NNLT PASCAL cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về lập
trình thông qua ngôn ngữ lập trình Pascal. Mặt khác, nắm vững ngôn ngữ lập trình
PASCAL là cơ sở để phát triển các ứng dụng. Học song môn này, về kiến thức,
học sinh phải nắm được các kiến thức cơ bản về lập trình nói chung và lập trình
bằng ngôn ngữ Pascal nói riêng, cụ thể là:
- Khái niệm về ngôn ngữ lập trình.
- Khái niệm về kiểu dữ liệu
- Kiểu dữ liệu có cấu trúc (cấu trúc dữ liệu).
- Khái niệm về giải thuật
- Ngôn ngữ biểu diễn giải thuật.
- Ngôn ngữ sơ đồ (lưu đồ), sử dụng lưu đồ để biểu diễn các giải thuật.
- Tổng quan về Ngôn ngữ lập trình Pascal.
- Các lệnh có cấu trúc.
- Cách thiết kế và sử dụng các hàm trong Pascal.
- Một số cấu trúc dữ liệu trong Pascal.
Về kỹ năng học sinh phải có kỹ năng lập trình cơ bản và có khả năng lập
trình một số ứng dụng nhỏ bằng ngôn ngữ Pascal.
Về thái độ, học sinh cần có tác phong lập trình tốt: Chú thích rõ ràng để
người khác có thể hiểu được công việc mình làm và tôn trọng bản quyền mã nguồn
của người khác.
* Lý do chọn môn NNLT PASCAL để giảng dạy theo phương pháp PBL:
Môn học này hướng dẫn học sinh căn bản về lập trình và thường là một
trong những môn được giảng dạy đầu tiên trong chương trình đào tạo về CNTT. Vì
là môn mở đầu nên nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền tảng kiến
thức cơ bản, tạo sự đam mê và góp phần định hướng cho học sinh theo chuyên
ngành phần mềm. Vì vậy việc cải thiện phương pháp giảng dạy để đạt kết quả tốt
với môn NNLT PASCAL là rất thiết thực. PBL là một phương pháp giảng dạy tiên
tiến đã được áp dụng thành công vào nhiều môn học, do đó là một lựa chọn cho
môn học NNLT PASCAL.
5
Thông thường, môn NNLT PASCAL cũng như các môn học về lập trình
khác thường được dạy theo lối cổ điển: thầy cô thuyết giảng, học sinh ghi chép
trong giờ giảng và làm bài tập trong giờ thực hành. Phương pháp này có các
khuyết điểm của phương pháp dạy học truyền thống như học sinh tiếp nhận kiến
thức thụ động một chiều, thiếu các kỹ năng mềm và làm việc nhóm, kỹ năng giải
quyết vấn đề và ra quyết định, xa rời thực tế, … Trong khi đó, ngành CNTT đòi
hỏi mỗi người theo đuổi nó phải chủ động học tập cập nhật kiến thức, tự tìm kiếm
kiến thức để giải quyết vấn đề bên cạnh các kỹ năng mềm và làm việc nhóm. Đây
chính là những kỹ năng mà phương pháp PBL có thể rèn luyện cho học sinh.
Ngoài ra nếu áp dụng PBL thì học sinh sẽ được sớm tiếp cận với vấn đề thực tiễn,
đáp ứng được yêu cầu của sau này.
1.2 Thuận lợi – khó khăn:
a. Thuận lợi:
Giáo viên sẽ có thể dễ dàng đưa ra các vấn đề thảo luận cho nhóm. Ngoài ra,
ngành CNTT được hỗ trợ bởi kho kiến thức vô tận là internet, tài liệu về CNTT
trên internet nhiều hơn bất kỳ ngành nào, đây là một thuận lợi cho học sinh khi
mới bắt đầu làm quen với việc tự tìm kiến thức để giải quyết vấn đề.
b. Khó khăn
Môn NNLT PASCAL là môn cơ bản, đặc biệt với đối tượng học sinh trường
THCS&THPT Bàu Hàm, đa số là học sinh trung bình yếu về học tập nên tương đối
chậm trong việc tiếp thu kiến thức mới.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:
Một số vấn đề được áp dụng trong Pascal: Vấn đề dùng trong dạy học có thể
được phân thành năm dạng, tuy nhiên, với đối tượng là Học sinh THPT chỉ
dừng ở 3 dạng từ đơn giản đến phức tạp:
2.1. Dạng I:
- Vấn đề được giáo viên (GV) và người học (NH) biết cả về nội dung, phương
pháp và giải pháp. Dạng này được dùng để kiểm tra những điều người học
đã được học hoặc đã được làm quen.
Bài tập 1:
1. Vấn đề:
- Hãy cho biết các tên sau đây có hợp lệ hay không. Với các tên hợp lệ hãy
cho biết đó có phải là một từ khóa không. Một tên gợi nhớ là một tên mà bản
thân nó nói lên phần nào mục đích sử dụng đối với tên này.
o lm234
o new_price
o abcd
o program
o dem_so_lan_lap_lai
o begin
6
o A123
o 1A2345
o so_lan
o do
o for
o new
o a2b3c4d5
o c1
o x8
o …
2. Các vấn đề liên quan:
- Tên là gì?
- Gồm những loại tên nào?
- Thế nào là tên hợp lệ, không hợp lệ? Tại sao không hợp lệ ?
3. Mục tiêu nhận thức:
- Vấn đề nêu ra giúp người học:
o Nắm được danh sách các tên.
o Ý nghĩa của các tên – thông qua việc nhận biết tên, GV sẽ giới thiệu ý
nghĩa, chức năng của từng tên.
4. Mục tiêu kỹ năng:
- Việc dạy học dựa trên vấn đề giúp người học phát triển kỹ năng làm việc
theo nhóm, khả năng tranh luận và diễn đạt trước đám đông.
- Giúp người học có kỹ năng làm việc khoa học, biết áp dụng những kiến thức
học được vào thực hành.
5. Mục tiêu thái độ:
- Giúp người học có hứng thú trong học tập, phát huy năng lực tự học, tự
nghiên cứu. Từ đó có thái độ nghiêm túc trong học tập và thi cử, đồng thời
biết khám phá tìm hiểu các vấn đề mới.
Bài tập 2:
1. Vấn đề:
- Hãy xác định giá trị của những biểu thức sau, giả sử a = 5, b = 2, c = 4, d = 6
a. a > b
b. a <> b
c. a * c <> d * b - b
d. a * b + c
e. a / b * c
7
f. c / b * a
2. Các vấn đề liên quan
- Toán tử trong Pascal là gì ?
- Gồm có mấy loại ? Liệt kê ?
- Bổ sung thêm dấu ngoặc để làm rõ nghĩa các biểu thức trên ?
3. Mục tiêu nhận thức:
- Vấn đề nêu ra giúp NH:
o Nắm được các toán tử trong Pascal
o Thứ tự ưu tiên của các toán tử.
o Ứng dụng các toán tử này trong các chương trình.
4. Mục tiêu kỹ năng:
- Việc dạy học dựa trên vấn đề giúp người học phát triển kỹ năng làm việc
theo nhóm, khả năng tranh luận và diễn đạt trước đám đông.
- Giúp người học có kỹ năng làm việc khoa học, biết áp dụng những kiến thức
học được vào các chương trình thực tế.
5. Mục tiêu thái độ:
- Giúp người học có hứng thú trong học tập, phát huy năng lực tự học, tự
nghiên cứu. Từ đó có thái độ nghiêm túc trong học tập và thi cử, đồng thời
biết khám phá các toán tử khác (dùng trong hướng đối tượng).
2.2. Dạng II:
- Vấn đề được GV và người học biết về nội dung. Về phương pháp và giải
pháp, GV nắm rõ còn người học thì chưa biết và họ cần phải đưa ra quan
điểm riêng.
Bài tập 1:
1. Vấn đề:
- Giải phương trình: ax
2
+ bx + c = 0.
2. Các vấn đề liên quan:
- Cấu trúc và hoạt động của câu lệnh rẽ nhánh?.
- Khi nào sử dụng cấu trúc rẽ nhánh dạng khuyết, khi nào sử dụng cấu trúc rẽ
nhánh dạng đủ?
8
3. Mục tiêu nhận thức:
- Giúp người học nắm được hoạt động của hai dạng câu lênh rẽ nhánh.
- Nắm được sự cần thiết của câu lệnh rẽ nhánh.
4. Mục tiêu kỹ năng:
- Việc dạy học dựa trên vấn đề giúp người học phát triển kỹ năng làm việc
theo nhóm, khả năng tranh luận và diễn đạt trước đám đông.
- Giúp người học có thể áp dụng các kiến thức đã học để giải quyết vấn đề.
5. Mục tiêu thái độ:
- Hướng đến việc viết code (mã nguồn chương trình) hiệu quả.
Bài tập 2:
1. Vấn đề:
- Cho một mảng số nguyên. Yêu cầu người học sắp xếp theo tứ tự.
2. Các vấn đề liên quan:
- Có bao nhiêu cách sắp xếp? Nêu giải pháp từng cách.
- Với các cách sắp xếp nêu ra, cách nào hiệu quả hơn?
3. Mục tiêu nhận thức:
- Giúp người học nắm được các thuật toán sắp xếp.
- Đánh giá các thuật toán sắp xếp.
- Dựa trên mảng số nguyên cho, biết được thuật toán nào là hiệu quả.
4. Mục tiêu kỹ năng:
- Việc dạy học dựa trên vấn đề giúp người học phát triển kỹ năng làm việc
theo nhóm, khả năng tranh luận và diễn đạt trước đám đông.
- Giúp người học có thể áp dụng các kiến thức đã học để giải quyết vấn đề.
5. Mục tiêu thái độ:
- Hướng đến việc viết code (mã nguồn chương trình) hiệu quả.
2.3. Dạng III:
- Vấn đề được GV và người học biết về nội dung. Về phương pháp và giải
pháp, GV có thể biết đầy đủ hoặc một phần, còn người học thì chưa biết và
họ cần phải đưa ra quan điểm riêng.
- Với dạng vấn đề này, người học phải dựa trên những kiến thức đã được học,
9
được biết, phân tích vấn đề được giáo viên đưa ra, trên cơ sở phân tích vấn
đề, sẽ tìm ra phương pháp và giải pháp cho vấn đề.
Bài tập 1:
1. Vấn đề:
- Viết chương trình tìm tất cả các tam giác có chu vi là 90.
2. Các vấn đề liên quan:
- Cách tính chu vi tam giác?
- Toán tử liên quan?
- Điều kiện xét tam giác?
- Làm thế nào liệt kê hết các trường hợp?
3. Mục tiêu nhận thức:
- Giúp người học có cái nhìn đúng đắn về vấn đề.
- Phân tích vấn đề giải quyết dựa trên các kiến thức nào?
- Ứng dụng được các kiến thức cơ bản để giải quyết vấn đề.
4. Mục tiêu kỹ năng:
- Việc dạy học dựa trên vấn đề giúp người học phát triển kỹ năng làm việc
theo nhóm, khả năng tranh luận và diễn đạt trước đám đông.
- Có được khả năng phân tích vấn đề.
5. Mục tiêu thái độ:
- Giúp người học có hứng thú trong học tập, phát huy năng lực tự học, tự
nghiên cứu. Từ đó có thái độ nghiêm túc trong học tập và thi cử, đồng thời
biết khám phá các toán tử khác (dùng trong hướng đối tượng).
Bài tập 2:
1. Vấn đề:
- Cho 1 đoạn chương trình, yêu cầu NH cải tiến chương trình.
2. Các vấn đề liên quan:
- Đoạn chương trình gồm có các kiểu dữ liệu gì?
- Có cấu trúc vòng lặp? Các dạng vòng lặp có thể thay thế cho nhau?
- Các toán tử, phép so sánh?
3. Mục tiêu kỹ năng:
10
- Giúp người học có thể ôn tập, nắm vững cú pháp của ngôn ngữ.
- Tổng hợp theo nhóm cú pháp – nhóm nào có chức năng gì? những cú pháp
nào có tính chất tương tự nhau, có thể thay thế nhau.
- Đánh giá được mức độ hiệu quả của từng cú pháp trong từng trường hợp cụ
thể.
4. Mục tiêu nhận thức:
- Giúp người học có khả năng phân tích, tổng hợp, đánh giá vấn đề trong từng
trường hợp cụ thể.
- Người học phân tích được các cú pháp ngôn ngữ quan trọng như thế nào.
5. Mục tiêu thái độ:
- Người học có khả năng đánh giá được vấn đề.
- Người học hiểu rõ cú pháp ngôn ngữ, lợi ích, điểm mạnh và điểm yếu của
từng cú pháp. Từ đó sẽ hình thành thói quen viết code tốt, rõ ràng, trong
sáng.
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Giúp người học hướng đến các mục tiêu của phương pháp PBL như đã trình
bầy ở phần II, mục 1, cơ sở lý luận của đề tài:
• Giúp người học nắm chắc kiến thức theo chiều rộng lẫn chiều sâu.
• Giúp người học phát triển năng lực đọc tài liệu, kỹ năng nghiên
cứu khoa học, kỹ năng giải quyết vấn đề, các kỹ năng xã hội như: làm việc
nhóm, thuyết trình, tranh luận, thương lượng,…
• Người học sẽ cảm thấy gắn bó và yêu thích môn học và sự học, thấy
được những giá trị của hoạt động nhóm đối với bản thân.
* So Sánh kết quả học tập môn Tin học tại trường THCS&THPT
Bàu Hàm khi chưa áp dụng và khi áp dụng giải pháp.
- Khi chưa áp dụng phương pháp:
+ Năm học 2008 – 2009:
Lớp Sĩ số
Kém Yếu TB kha Giỏi
SL % SL % SL % SL % SL %
11A1 40 0 0.00 0 0.00 3 7.50 31 77.50 6 15.00
11A2 35 0 0.00 1 2.86 21 60.00 13 37.14 0 0.00
11A3 34 0 0.00 4 11.76 12 35.29 17 50.00 1 2.94
11A4 32 0 0.00 2 6.25 21 65.63 9 28.13 0 0.00
Tổng 141 0 0.00 7 4.96 57 40.43 70 49.65 7 4.96
11
+ Năm học 2009 – 2010:
Lớp Sĩ số
Kém Yếu Trung bình Khá Giỏi
SL % SL % SL % SL % SL %
11A1 35 0 0.00 0 0.00 8 22.86 26 74.29 1 2.86
11A2 37 0 0.00 0 0.00 21 56.76 16 43.24 0 0.00
11A3 36 0 0.00 6 16.67 25 69.44 4 11.11 1 2.78
11A4 35 0 0.00 4 11.43 21 60.00 10 28.57 0 0.00
11A5 38 0 0.00 11 28.95 16 42.11 11 28.95 0 0.00
Tổng 181 0 0.00 21 11.60 91 50.28 67 37.02 2 1.10
- Khi áp dụng giải pháp:
+ Năm học 2010 – 2011:
Lớp Sĩ số
Kém Yếu Trung bình Khá Giỏi
SL SL % SL % SL % SL %
11A1 38 0 0.00 0 0.00 0 0.00 19 50.00 19 50.00
11A2 33 0 0.00 0 0.00 17 51.52 16 48.48 0 0.00
11A5 32 0 0.00 0 0.00 19 59.38 13 40.63 2 6.25
11A6 33 0 0.00 0 0.00 21 63.64 12 36.36 0 0.00
11A7 31 0 0.00 0 0.00 14 45.16 17 54.84 3 9.68
Tổng 167 0 0.00 0 0.00 71 42.51 77 46.11 24 14.37
+ Năm học 2011 – 2012:
Lớp Sĩ số
Kém Yếu Trung bình Khá Giỏi
SL % SL % SL % SL % SL %
11A1 42 0 0.00 0 0.00 0 0.00 19 45.24 23 54.76
11A2 39 0 0.00 0 0.00 34 87.18 5 12.82 0 0.00
11A3 42 0 0.00 0 0.00 38 90.48 4 9.52 0 0.00
11A4 41 0 0.00 0 0.00 36 87.80 5 12.20 0 0.00
11A5 43 0 0.00 0 0.00 28 65.12 15 34.88 0 0.00
11A6 41 0 0.00 0 0.00 35 85.37 6 14.63 0 0.00
Tổng 248 0 0.00 0 0.00 171 68.95 54 21.77 23 9.27
12
+ Năm học 2012 – 2013:
Lớp Sĩ số
Kém Yếu Trung bình Khá Giỏi
SL % SL % SL % SL % SL %
11A1 38 0 0.00 0 0.00 0 0 6 16 32 84
11A2 32 0 0.00 0 0.00 29 91 3 9 0 0
Tổng 70 0 0.00 0 0.00 29 41 9 13 32 46
Biểu đồ
H1. Biểu đồ tỷ lệ xếp loại học sinh
khi chưa áp dụng phương pháp PBL
H2. Biểu đồ tỷ lệ xếp loại học sinh
khi áp dụng phương pháp PBL
IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
1. Khả năng áp dụng:
- Trong quá trình giảng dạy, đưa đề tài vào áp dụng trong thực tế đã đạt hiệu
quả cao tại đơn vị. Tôi nhận thấy có thể phổ biến áp dụng rộng rãi trong ngành
giáo dục đối với bộ môn tin học 11.
- Đề tài không những áp dụng đạt hiệu quả trong giảng dạy bộ môn mà còn
tạo cho người học những kỹ năng mềm.
2. Hạn chế của đề tài:
- Hạn chế của đề tài là thời lượng chương trình dành cho bộ môn ít (1,5
tiết/tuần), lượng kiến thức nhiều và phức tạp.
- Đối tượng học sinh của trường THCS&THPT Bàu Hàm đa phần là người
dân tộc, việc chủ động tiệp thu kiến thức còn hạn chế, các em còn thiếu các kỹ
năng mềm.
13
3. Đề xuất, kiến nghị:
- Kính đề xuất các cấp lãnh đạo có thẩm quyền xem xét phương án dạy 2
tiết/tuần và dạy tập trung trong 1 học kỳ.
- Với mong muốn ngày càng nâng cao chất lượng giảng dạy, cùng với sự
giúp đỡ nhiệt tình của bạn bè đồng nghiệp cũng như của học sinh trong quá trình
giảng dạy phần nào đã khích lệ tôi rất nhiều khi bắt tay vào viết đề tài này. Trong
đề tài chắc hẳn sẽ còn nhiều thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy,
cô giáo và đồng nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa tin 11 - nhà xuất bản: giáo dục
2. Sách giáo viên tin 11 - nhà xuất bản: giáo dục
3. Phương pháp dạy học dựa trên vấn đề - Trường đại học Nha Trang
4. Ngôn ngữ lập trình PASCAL - Quách Tuấn Ngọc
5. Bài tập ngôn ngữ lập trình PASCAL - Quách Tuấn Ngọc
6. Kỹ thuật lập trình TURBO PASCAL 5-7 Giáo sư Phạm Văn
NGƯỜI THỰC HIỆN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
Lê Văn Dĩnh
14
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THCS&THPT BÀU
HÀM
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
, ngày .… tháng …… năm 2012
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2012 - 2013
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng phương pháp dậy học dựa trên vấn đề để
dậy ngôn ngữ lập trình Pascal
Họ và tên tác giả: LÊ VĂN DĨNH
Chức vụ: Bí thư Đoàn trường
Đơn vị: Trường THCS&THPT Bàu Hàm
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực
khác)
- Quản lý giáo dục
- Phương pháp dạy học bộ môn: Tin học
- Phương pháp giáo dục
- Lĩnh vực khác:
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng:
Tại đơn vị Trong Ngành
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây)
- Có giải pháp hoàn toàn mới
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có
2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây)
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp
dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp
dụng tại đơn vị có hiệu quả
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
15
BM04-NXĐGSKKN
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính
sách: Tốt Khá Đạt
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực
hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt Khá Đạt
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu
quả trong phạm vi rộng: Tốt Khá Đạt
Sau khi duyệt xét SKKN, Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương
ứng, có ký tên xác nhận và chịu trách nhiệm của người có thẩm quyền, đóng dấu
của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm.
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
16