Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) ứng dụng CNTT trong hoạt động kiểm tra bài cũ môn GDCD lớp 12 thông qua thiết kế các trò chơi trên phần mềm violet 1 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.16 MB, 34 trang )

MỤC LỤC
1. Lời giới thiệu.....................................................................................................2
2. Tên sáng kiến kinh nghiệm:..............................................................................4
3. Tác giả sáng kiến:..............................................................................................4
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:..............................................................................4
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:.............................................................................4
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu:.............................................................4
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:...........................................................................4
7.1. Về nội dung của sáng kiến:.......................................................................4
7.1.1. Cơ sở lý luận........................................................................................4
7.1.2. Cơ sở thực tiễn.....................................................................................7
7.1.3. Xây dựng trò chơi trên phần mềm Violet 1.9...................................8
7.1.4. Kết quả thực hiện...............................................................................21
7.2. Khả năng áp dụng của sáng kiến:..........................................................22
8. Những thông tin cần được bảo mật: không....................................................23
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến..................................................23
9.1. Điều kiện thực tiễn...................................................................................23
9.2. Kiến nghị..................................................................................................23
10. Đánh giá lợi ích thu được..............................................................................23
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả:...................................................................23
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:..................................................24
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng
sáng kiến lần đầu:................................................................................................28
PHỤ LỤC............................................................................................................30

0


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Viết tắt
CNTT
GV
HS
SKKN
THPT
GDCD
GD & ĐT

Viết đầy đủ
Công nghệ thông tin
Giáo viên
Học sinh
Sáng kiến kinh nghiệm
Trung học phổ thông
Giáo dục công dân
Giáo dục và đào tạo

1


BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Thời đại của chúng ta hôm nay đang chứng kiến vơ vàn những đổi thay do
chính con người tạo ra. Góp phần khơng nhỏ làm nên những sự thay đổi kì diệu
ấy của nhân loại chính là sự bùng nổ của công nghệ thông tin.
Đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo, cơng nghệ thơng tin có tác dụng làm thay
đổi mạnh mẽ phương pháp, phương thức dạy – học. Việc ứng dụng CNTT vào
giảng dạy giúp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giúp học sinh dễ hiểu

bài hơn, tiếp thu tốt hơn. Vì thế mà trong những năm gần đây việc ứng dụng
CNTT vào dạy – học đã và đang trở thành một xu thế phát triển mạnh mẽ ở các
trường học, cấp học, ngành học.
Trong chương trình giáo dục phổ thơng, mơn GDCD được đưa vào giảng
dạy từ cấp tiểu học (có tên là mơn Đạo đức) đến cấp THCS và THPT. Những
kiến thức của mơn giáo dục cơng dân góp phần hình thành thế giới quan lành
mạnh ở học sinh, giúp học sinh có ý thức tổ chức kỷ luật, có thái độ đúng đắn
trong việc nhận thức và chấp hành pháp luật. Trong ba năm trở lại đây, vai trò và
tầm quan trọng của môn GDCD đang dần trở về với đúng vị trí của nó khi Bộ
giáo dục và đào tạo đã thực hiện đưa môn GDCD trở thành một môn thi thành
phần trong bài thi tổ hợp Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý và GDCD) trong kì
thi Trung học phổ thông quốc gia. Xã hội, phụ huynh, học sinh, những người
trực tiếp quản lý trong ngành giáo dục và cả những giáo viên cùng giảng dạy
cũng đang dần thay đổi cách nhìn nhận, đánh giá khi khơng cịn coi đây là “mơn
phụ”. Chính điều đó cũng đặt ra u cầu ngày càng cao hơn đối với giáo viên
giảng dạy môn GDCD trong việc nỗ lực học hỏi, nghiên cứu, tìm tịi các phương
pháp dạy học mới.
Việc ứng dụng CNTT trong dạy – học được coi là một công cụ hỗ trợ đắc lực
nhất cho việc đổi mới phương pháp dạy học. Việc ứng dụng CNTT trong dạy –
học không mới, cái khó là làm sao để việc ứng dụng CNTT trong các tiết dạy đạt
hiệu quả cao nhất?
2


Thực tế giảng dạy cho thấy, hoạt động kiểm tra bài cũ luôn là hoạt động không
thể thiếu trong dạy và học. Việc giảng dạy kiến thức mới luôn phải đi đơi với
kiểm tra kiến thức cũ, có như vậy giáo viên mới đánh giá được kết quả nhận
thức của học sinh để có sự điều chỉnh phù hợp. Tuy nhiên, qua thực tế giảng dạy
tôi nhận thấy, nhiều giáo viên chưa có phương pháp phù hợp, chưa dành thời
lượng phù hợp cho hoạt động kiểm tra bài cũ nên hiệu quả của hoạt động này

chưa cao.
Việc ứng dụng CNTT để đổi mới hoạt động kiểm tra bài cũ đã có nhưng chủ yếu
vẫn sử dụng phần mềm PowerPoint (hình ảnh, âm thanh, câu hỏi trắc nghiệm....)
để thiết kế trò chơi nhưng hiệu quả không cao do việc thiết kế trên PowerPoint
địi hỏi phải có trình độ CNTT tương đối cao, hơn nữa lại mất rất nhiều thời
gian.
Vì vậy, tơi trăn trở làm cách nào để ứng dụng CNTT trong hoạt động kiểm tra
bài cũ đạt hiệu quả nhất? Đặc biệt, chương trình GDCD lớp 12 là nội dung chủ
yếu cho học sinh thi tốt nghiệp, sử dụng CNTT trong hoạt động kiểm tra bài cũ
như thế nào để hoạt động này trở nên hấp dẫn, sinh động đồng thời rèn luyện cả
kỹ năng làm bài tập trắc nghiệm cho học sinh?
Trong q trình giảng dạy, nghiên cứu, tơi nhận thấy phần mềm Violet 1.9 có
những ưu điểm vượt trội phù hợp với yêu cầu của hoạt động kiểm tra bài cũ.
Đây là phần mềm hỗ trợ cho giáo viên các công cụ để soạn những câu hỏi trắc
nghiệm kết hợp với âm thanh, hình ảnh vơ cùng sinh động, hấp dẫn. Đặc biệt
đây là phần mềm hoàn toàn bằng Tiếng Việt nên rất dễ sử dụng. Phần mềm còn
hỗ trợ việc trình chiếu trên lớp và giảng dạy E-learning qua mạng Internet.
Vì những lý do trên, tơi lựa chọn đề tài “Ứng dụng CNTT trong hoạt động kiểm
tra bài cũ môn GDCD lớp 12 thông qua thiết kế các trò chơi trên phần mềm
Violet 1.9” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm nay. Mục đích của sáng kiến
này là ứng dụng phần mềm Violet thiết kế các trò chơi trắc nghiệm sử dụng cho
phần kiểm tra bài cũ nhằm tích cực hóa hoạt động ơn tập của học sinh, làm cho
các em sôi nổi trong học tập và đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy
3


học hiện nay. Giúp giáo viên có thêm tư liệu để phục vụ cho hoạt động kiểm tra
bài cũ hay ôn tập cho học sinh.
Mặc dù rất cố gắng nhưng đề tài chắc chắn cịn nhiều thiếu xót, rất mong sự
đóng góp ý kiến từ các đồng nghiệp và các em học sinh!

2. Tên sáng kiến kinh nghiệm:
“Ứng dụng CNTT trong hoạt động kiểm tra bài cũ môn GDCD lớp 12 thơng
qua thiết kế các trị chơi trên phần mềm Violet 1.9”
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Đỗ Thị Hồng Minh
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Sáng Sơn – Sông Lô – Vĩnh Phúc
- Số điện thoại: 0978749664
E_mail:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
Tác giả sáng kiến: Đỗ Thị Hồng Minh
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Có thể sử dụng sáng kiến kinh nghiệm như một tài liệu tham khảo cho giáo
viên giảng dạy môn giáo dục công dân lớp 12 khi soạn giáo án. Cụ thể, các trị
chơi đã thiết kế có thể sử dụng trong các hoạt động kiểm tra bài cũ hoặc trong
các hoạt động ôn tập, kiểm tra bài cũ bài học.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu:
Ngày 12 tháng 09 năm 2018.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1. Về nội dung của sáng kiến:
7.1.1. Cơ sở lý luận
7.1.1.1. Lý luận về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy - học
Theo Luật công nghệ thông tin năm 2006 của nước ta, khái niệm công nghệ
thông tin và ứng dụng CNTT được định nghĩa như sau:
“Điều 4. Giải thích từ ngữ
4


1. Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và
công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và
trao đổi thông tin số.

....................
5. Ứng dụng công nghệ thông tin là việc sử dụng công nghệ thông tin vào
các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh và
các hoạt động khác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các
hoạt động này” (Trích)
Ứng dụng cơng nghệ thơng tin được coi là một trong những nhiệm vụ chiến
lược để phát triển đất nước, một đất nước tiến hành cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa muộn như Việt Nam, để tránh tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên
thế giới thì tất yếu phải phát triển cơng nghệ thông tin. Trong lĩnh vực giáo dục
và đào tạo, Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của
công nghệ thông tin cũng như yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
trong hoạt động dạy và học. Trong phạm vi đề tài, tác giả tiếp cận từ các nguồn
tư liệu sau:
Quyết định số 117/QĐ-TTg Phê duyệt đề án “Tăng cường ứng dụng công
nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy – học, nghiên cứu khoa
học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 – 2020,
định hướng đến năm 2025” của Thủ tướng chính phủ. Theo đó, một trong những
nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để tăng cường CNTT trong thời gian tới đó là:
“3. Đẩy mạnh ứng dụng cơng nghệ thông tin đổi mới nội dung, phương
pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và nghiên cứu khoa học
4. Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ
quản lý, giáo viên và nhân viên
a) Tăng cường quản lý, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên trực
tuyến, trên môi trường mạng, thường xuyên cập nhật nội dung các khóa đào tạo,
bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin.
b) Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin
cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.
5



c) Thí điểm bồi dưỡng giáo viên về kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin
tiếp cận chuẩn quốc tế tại một số cơ sở giáo dục và đào tạo, địa phương có đủ
điều kiện và yêu cầu cao về nhân lực ứng dụng cơng nghệ thơng tin” (Trích).
Cơng văn số 4116/BGDĐT-CNTT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ
CNTT năm học 2017 – 2018 của Bộ giáo dục và đào tạo trong đó có xác định rõ
một trong những nhiệm vụ cụ thể để thực hiện nhiệm vụ CNTT là ứng dụng
CNTT đổi mới nội dung, phương pháp dạy, học và kiểm tra đánh giá. Theo đó:
“2. Ứng dụng CNTT đổi mới nội dung, phương pháp dạy, học và kiểm tra
đánh giá.
.............
b) Ứng dụng CNTT đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng giáo viên
chủ động tích hợp CNTT vào từng môn học để nâng cao hiệu quả bài giảng, sử
dụng phần mềm trình chiếu, kết hợp các phần mềm mơ phỏng, thí nghiệm ảo và
phần mềm dạy học. Hạn chế lạm dụng CNTT trong dạy học hoặc ứng dụng một
cách miễn cưỡng ....” (Trích)
7.1.1.2. Lý luận về vai trò của hoạt động kiểm tra bài cũ trong dạy – học
Thực hiện nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng
về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”, đáp ứng yêu cầu của dạy
học theo định hướng phát triển năng lực phẩm chất người học, tiếp cận chương
trình, sách giáo khoa mới, giáo viên chuyển từ dạy học truyền thống (giới thiệu
bài mới, tìm hiểu kiến thức mới, củng cố, dặn dị) sang thiết kế hoạt động dạy
học (khởi động/ hình thành kiến thức mới/luyện tập/vận dụng/ tìm tỏi, mở rộng).
Dù dạy học truyền thống hay dạy học theo định hướng phát triển năng lực
người học thì hoạt động kiểm tra bài cũ, luyện tập cũng luôn là một bộ phận
không thể thiếu trong hệ thống các hoạt động được giáo viên tổ chức cho học
sinh thực hiện nhằm hoàn chỉnh tiến trình dạy học trên lớp.
Hoạt động kiểm tra bài cũ giúp học sinh hệ thống, ôn tập kiến thức cơ bản,
rèn luyện kĩ năng tư duy, thực hành bộ môn, giúp giáo viên lồng ghép các nội
dung giáo dục tư tưởng, thái độ, tình cảm cho học sinh.
6



Hoạt động kiểm tra bài cũ giúp giáo viên đánh giá được mức độ hiểu bài của
học sinh và sửa chữa, bổ sung kiến thức kịp thời. Từ đó, giáo viên có định
hướng tốt hơn về nội dung và phương pháp giảng dạy trong các giờ học tiếp
theo.
7.1.1.3. Ưu điểm của phần mềm Violet 1.9 khi thiết kế trò chơi trong hoạt
động kiểm tra bài cũ bài học
Hiện nay đã có rất nhiều phương tiện hỗ trợ dạy học ra đời, mang lại hiệu
quả, giúp giáo viên có thể định hướng học sinh tiếp cận với nguồn tri thức phong
phú, dễ hiểu nhất như: Soạn giáo án điện tử PowerPoint, Bảng điện tử thông
minh, phần mềm thiết kế bài giảng E-learning... Tuy nhiên, đa số các phần mềm
này đều có giao diện bằng tiếng Anh vì là phần mềm của nước ngồi. Điều này
gây ra nhiều khó khăn cho giáo viên vì thực tế là trình độ ngoại ngữ của giáo
viên còn rất hạn chế. Khắc phục được hạn chế đó, phần mềm Violet là một trong
những phần mềm nổi bật trong số những phần mềm bằng Tiếng Việt trợ giúp
thiết kế, soạn thảo bài giảng.
Violet có đầy đủ chức năng để tạo các nội dung bài giảng như: nhập dữ liệu
văn bản, công thức, các file dữ liệu multimedia (hình ảnh, âm thanh, phim, hoạt
hình, flash...). Violet cịn cung cấp nhiều mẫu bài tập như bài tập trắc nghiệm,
bài tập ô chữ, bài tập kéo/thả. Đặc biệt, phần mềm này còn giúp người dùng
trong việc thiết kế các trò chơi trắc nghiệm vơ cùng sinh động, hấp dẫn vì phần
mềm này có hỗ trợ hình ảnh sống động, có hỗ trợ âm thanh, hình ảnh đa dạng.
Trong phạm vi đề tài, tác giả khai thác tính năng thiết kế trò chơi trắc nghiệm
trên Violet.
Phần mềm Violet rất dễ cài đặt, giao diện cài đặt cũng hoàn toàn bằng Tiếng
Việt, người sử dụng chỉ cần tải file cài đặt trên mạng Internet rồi tiến hành cài
đặt theo từng bước hướng dẫn.
7.1.2. Cơ sở thực tiễn
Mục đích của kiểm tra bài cũ là học sinh thực hành vận dụng kiến thức,

chuyển kiến thức thành tri thức; giáo viên biết được mức độ lĩnh hội của học
7


sinh. Trong thực tế, do nhiều nguyên nhân mà hoạt động kiểm tra bài cũ, luyện
tập đã bị nhiều giáo viên bỏ qua trong tiến trình dạy học trên lớp hoặc có thực
hiện nhưng lại mang tính hình thức khơng hiệu quả. Vì thế, vấn đề đặt ra là giáo
viên phải biết tìm tịi, sáng tạo những cách thức, biện pháp kiểm tra bài cũ một
cách hấp dẫn, mới lạ và hiệu quả. Đây là hoạt động ban đầu trước khi bước vào
bài học chính thức, vì thế nếu hoạt động này hiệu quả sẽ thu hút và tạo hứng thú
cho học sinh tiếp thu kiến thức mới.
Hiện nay, việc ứng dụng CNTT trong hoạt động kiểm tra bài cũ cũng được
một số giáo viên quan tâm hơn, tuy nhiên đa số chỉ dừng lại ở việc sử dụng kênh
hình, kênh chữ (sơ đồ tư duy, bài tập trắc nghiệm…) của phần mềm trình chiếu
Powerpoint. Việc thiết kế trị chơi trên Powerpoint gặp nhiều khó khăn vì khó
thực hiện đối với những giáo viên hạn chế về trình độ CNTT, mất nhiều thời
gian vì vậy cũng khơng được nhiều giáo viên sử dụng.
Xuất phát từ yêu cầu của môn học đó là: kiến thức mơn giáo dục cơng dân
lớp 12 là kiến thức chủ yếu để học sinh thi Trung học phổ thơng quốc gia. Hình
thức thi Trung học phổ thông quốc gia của bài thi môn Giáo dục công dân gồm
40 câu hỏi trắc nghiệm. Vì vậy, qua việc thiết kế các câu hỏi trắc nghiệm theo
hình thức đề thi Trung học phổ thông quốc gia giúp học sinh rèn luyện kỹ năng
làm bài trắc nghiệm. Đặc biệt, hình thức ơn luyện này khác với các hình thức
luyện đề thông thường ở chỗ, câu hỏi được thiết kế dưới dạng trò chơi, nên tạo
được tinh thần thoải mái cho học sinh, giúp các em hứng thú, u thích mơn học
hơn.
7.1.3. Xây dựng trò chơi trên phần mềm Violet 1.9
7.1.3.1. Mơ tả tiến trình thiết kế trị chơi trên phần mềm Violet 1.9
Sau khi tải file cài đặt của phần mềm Violet 1.9 trên trang:
thì click chuột trái vào file và tiến hành cài

đặt từng bước theo hướng dẫn Tiếng Việt.
Các bước để xây dựng trò chơi trên phần mềm Violet 1.9 được thực hiện như
sau:
8


- Lựa chọn trò chơi.
- Thiết kế câu hỏi trên phần mềm Microsoft Word 2016, dự kiến điểm số mỗi
câu hỏi, thời lượng trả lời cho gói câu hỏi.
- Thiết kế trò chơi trên phần mềm Violet 1.9. Cụ thể:
* Bước 1: Lựa chọn loại trò chơi
- Trong phạm vi của đề tài, tác giả thiết kế hoạt động luyện tập, kiểm tra bài
cũ ở các bài: Bài 1, bài 2, bài 4 trong chương trình giáo dục cơng dân lớp 12.
Các trò chơi được sử dụng ở các bài có thể khác nhau để đảm bảo học sinh
khơng cảm thấy nhàm chán.
- Về dự kiến thời gian trả lời cho gói câu hỏi: Căn cứ vào thời lượng tiết dạy
theo phân phối chương trình của bài học mà phân phối thời gian hợp lý cho phần
kiểm tra bài cũ, luyện tập. Trò chơi trắc nghiệm được tiến hành vào tiết cuối
cùng của bài học.
ST

Tên bài

Tiết

T
1
2
3


Loại trò chơi

theo
Bài 1: Pháp luật và đời sống
Bài 2: Thực hiện pháp luật
Bài 4: Quyền bình đẳng của

PPCT
02
Cóc vàng tài ba
05
Đua xe
11
Sút ln lưu

Thời gian
sử dụng
05 phút
05 phút
05 phút

công dân trong một số lĩnh
vực của đời sống xã hội
* Bước 2: Thiết kế câu hỏi trên phần mềm Microsoft Word 2016
- Về số lượng câu hỏi: căn cứ thời gian dành phần kiểm tra bài cũ ở các bài
học để thiết kế số lượng câu hỏi trong mỗi trò chơi.
- Về nguyên tắc thiết kế câu hỏi: Các câu hỏi trắc nghiệm được thế kế 4 lựa
chọn, trong đó có 1 lựa chọn đúng.
- Về mức độ của các câu hỏi: tất cả các câu hỏi đều ở mức độ nhận biết,
thông hiểu. Các câu hỏi đều thiết kế ngắn gọn, dễ đọc vì mục đích là kiểm tra sự

nhận thức của học sinh về những kiến thức cơ bản ngay trên lớp và đảm bảo thời
gian cho phần kiểm tra bài cũ là 5 phút.
- Cụ thể như sau:
9


Bài 1: Pháp luật và đời sống
Câu 1: Khoản 1 Điều 16 Hiến pháp 2013 quy định “Mọi người đều bình đẳng
trước pháp luật” đã thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính quyền lực bắt buộc chung.
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
D. Tính nhân văn cao cả.
Câu 2: Cơ quan nào dưới đây có quyền ban hành Hiến pháp, Luật?
A. Chính phủ.
B. Quốc hội.
C. Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
D. Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao.
Câu 3: Pháp luật và đạo đức có mối quan hệ với nhau vì
A. các quy tắc pháp luật cũng là các quy tắc đạo đức.
B. cả pháp luật và đạo đức đều bảo vệ cái thiện, chống cái ác.
C. pháp luật là phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức.
D. cả pháp luật và đạo đức đều thể hiện sự công minh, công bằng, lẽ phải.
Câu 4: Cho biết bản Hiến pháp hiện tại của nước ta là bản Hiến pháp năm nào?
A. Năm 2013.
C. Năm 2012.

B. Năm 2014.
D. Năm 2015.


Câu 5: Loại văn bản nào sau đây không phải văn bản quy phạm pháp luật?
A. Pháp lệnh, Chỉ thị.
C. Nội quy.

B. Hiến Pháp.
D. Quyết định, thơng tư.

Câu 6: Tìm phát biểu sai trong các câu sau đây?
A. Quản lý xã hội bằng pháp luật đảm bảo tính dân chủ, cơng bằng.
B. Pháp luật được bảo đảm bằng quyền lực sức mạnh nhà nước.
C. Pháp luật là phương tiện duy nhất để nhà nước quản lý xã hội.
D. Nhà nước quản lý xã hội chủ yếu bằng pháp luật.
Câu 7: Pháp luật có vai trị như thế nào đối với cơng dân?
A. Bảo vệ quyền tự do tuyệt đối của công dân.
B. Bảo vệ mọi nhu cầu của công dân.
C. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân.
10


D. Bảo vệ mọi lợi ích của cơng dân.
Câu 8: Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, bắt buộc đối với
A. mọi người dân.
B. mọi cá nhân, tổ chức.
C. mọi cơ quan nhà nước.
D. mọi tổ chức xã hội.
Câu 9: Những quy tắc xử sự bắt buộc mọi cá nhân, tổ chức phải tuân thủ là biểu
hiện đặc trưng nào của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến của pháp luật.
B. Tính quyền lực bắt buộc chung.
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

D. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội
Câu 10: Bản chất xã hội của pháp luật được thể hiện ở nội dung nào dưới đây?
A. Pháp luật phục vụ lợi ích giai cấp cầm quyền trong xã hội.
B. Pháp luật bắt nguồn từ lợi ích giai cấp trong xã hội.
C. Pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.
D. Pháp luật không bắt nguồn từ đời sống xã hội.
Bài 2: Thực hiện pháp luật
Câu 1: Cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm là hình thức
thực hiện pháp luật nào trong các đáp án sau đây?
A. Sử dụng pháp luật
B. Thi hành pháp luật
C. Áp dụng pháp luật
D. Tuân thủ pháp luật.
Câu 2: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm tới
A. quan hệ lao động, cơng vụ nhà nước.
B. tính mạng người khác.
C. quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
D. sức khỏe của người khác.
Câu 3: Người nào tuy có điều kiện mà khơng cứu giúp người đang ở tình trạng
nguy hiểm đến tính mạng, dẫn đến hậu quả người đó chết thì
A. vi phạm pháp luật hành chính
B. vi phạm dân sự.
C. bị xử phạt vi phạm hành chính.
D. vi phạm pháp luật hình sự.
Câu 4: Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra có
độ tuổi theo quy định của pháp luật là
A. từ đủ 14 tuổi trở lên.
B. từ đủ 16 tuổi trở lên.
C. từ 14 tuổi trở lên.
D. từ đủ 18 tuổi trở lên.

Câu 5: Cá nhân tổ chức chủ động thực hiện nghĩa vụ của mình làm những việc
pháp luật quy định phải làm là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
11


A. Áp dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật.
D. Tuân thủ pháp luật.
Câu 6: Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà
mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là
A. từ đủ 16 tuổi trở lên.
B. từ 18 tuổi trở lên.
C. từ đủ 14 tuổi trở lên.
D. từ đủ 18 tuổi trở lên.
Câu 7: Người tham gia giao thông vượt đèn đỏ là thuộc loại vi phạm pháp luật
nào sau đây?
A. Vi phạm hành chính.
B. Vi phạm hình sự.
C. Vi phạm dân sự.
D. Vi phạm dân sự và hành chính.
Câu 8: Hành vi nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự?
A. Cố ý lây truyền HIV cho người khác.
B. Điều khiển xe máy đi ngược chiều của đường một chiều.
C. Không thực hiện chia tài sản theo di chúc của người mất.
D. Lấy trộm ví tiền trị giá 100.000 đồng.
Câu 9: Nam thanh niên đủ từ 18 đến 25 tuổi thực hiện đúng nghĩa vụ quân sự,
thanh niên đó đã
A. sử dụng pháp luật.
B. thi hành pháp luật.

C. áp dụng pháp luật.
D. tuân thủ phap luật.
Câu 10: Dấu hiệu nào dưới đây là một trong những căn cứ để xác định một hành
vi vi phạm pháp luật.
A. Hành vi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
B. Hành vi do người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước thực hiện.
C. Hành vi do người trên 18 tuổi thực hiện.
D. Hành vi do người từ trên 16 đến 18 tuổi thực hiện.
Bài 4: Quyền bình đẳng của cơng dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã
hội
Câu 1. Luật Hôn nhân và gia đình nước ta quy định: Vợ chồng bình đẳng với
nhau, có nghĩa là
A. vợ, chồng có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.
B. vợ, chổng có nghĩa vụ ni dạy các con trong gia đình.
C. vợ, chồng có nghĩa vụ và quyền trong cuộc sống gia đình.
12


D. vợ, chồng có nghĩa vụ phân cơng lao động trong gia đình.
Câu 2. Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn nơi cư
trú là thể hiện sự bình đẳng
A. trong quan hệ tài sản.

B. trong quan hệ thân nhân phi tài tản.

C. trong quan hệ nhân thân.

D. trong quan hệ gia đình.

Câu 3. Pháp luật thừa nhận tài sản riêng của vợ, chồng khi

A. tài sản đó do vợ hoặc chồng tự làm ra.
B. tài sản đó có sau khi kết hơn.
C. tài sản đó được thừa kế riêng, tặng cho riêng trong thời kì kết hơn.
D. tài sản do trúng số độc đắc mà có.
Câu 4. Bình bẳng trong quan hệ vợ chồng được thể hiện trong mối quan hệ nào?
A. Quan hệ giữa vợ chồng với họ hàng nội, ngoại.
B. Quan hệ vợ chồng với gia đình và quan hệ XH.
C. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
D. Quan hệ hơn nhân và quan hệ huyết thống
Câu 5. Bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động được pháp
luật thừa nhận ở văn bản nào dưới đây?
A. Quy phạm pháp luật.
B. Giao kèo lao động.
C. Hợp đồng lao động.
D. Cam kết lao động.
Câu 6. Một trong những nội dung của bình đẳng trong lao động là bình đẳng giữa
A. người chủ lao động và người lao động.
B. người sử dụng lao động và người lao động.
C. đại diện của người lao động và người sử dụng lao động.
D. người lao động và người làm thuê.
Câu 7. Bình đẳng trong lao động không bao gồm nội dung nào sau đây?
A. Bình đẳng về thu nhập trong lao động.
B. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
C. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
D. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.

13


Câu 8: Nội dung nào sau đây không phải là nguyên tắc mà việc giao kết hợp

đồng lao động phải tn theo?
A. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
B. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật.
C. Giao kết gián tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động.
D. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái thỏa ước lao động
tập thể và đạo đức xã hội.
Câu 9: Bình đẳng trong kinh doanh là mọi cá nhân, tổ chức khi lựa chọn ngành,
nghề, địa điểm kinh doanh, lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, thực hiện
quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh đều
A. Được đối xử giống nhau.
B. Được tạo điều kiện như nhau.
C. Bình đẳng theo quy định của pháp luật.
D. Được xử lí theo trình tự, quy định cùa pháp luật.
Câu 10: Vợ chồng tơn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo của nhau là thực
hiện quyền bình đẳng trong quan hệ
A. riêng tư.
B. tình cảm.
C. nhân thân.
D. xã hội.
* Bước 3: Các bước thiết kế trò chơi trên phần mềm Violet 1.9
Đầu tiên, mở chương trình Violet 1.9. Lưu file mới vào thư mục bằng cách
click vào thẻ bài giảng/lưu.

14


Tiếp theo, click vào thẻ nội dung để chọn giao diện, chọn trang bìa.

Click vào: Tùy chọn/Cập nhập chức năng mới để cập nhập loại trò chơi trong
thư viện.


15


Trong cửa sổ Cập nhập chức năng mới, tích dấu vào ơ Chức năng mới trên
Violet Store. Sau đó click chọn loại trò chơi phù hợp/ Cập nhập.

Quay lại thẻ nội dung, chọn Thêm đề mục để đặt tên cho nội dung trị chơi. Sau
đó click vào Tiếp tục để bắt đầu thiết kế câu hỏi cho trò chơi.

16


Tại giao diện tiếp theo chọn Công cụ/ chọn loại trò chơi/ chọn Đồng ý. Trong
phạm vi sáng kiến này, tác giả chọn 3 loại trị chơi là cóc vàng tài ba, sút luân
lưu và đua xe. Tiến trình thiết kế các trò chơi được tiến hành tương đối giống
nhau.

Đây là giao diện để thiết kế câu hỏi cho trò chơi. Mỗi trò chơi gồm 10 câu hỏi,
mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, trả lời sai không trừ điểm. Thời gian trả lời là
300 giây (5 phút). Được phép sai tối đa là 7 lần. Nhập xong câu hỏi thứ nhất,
chọn (+) hoặc Chèn để thêm câu hỏi. Hoặc chọn (-) để xóa câu hỏi vừa tạo.
17


Sau khi thiết lập xong các câu hỏi, chọn Đồng ý thì giao diện này xuất hiện.
Muốn chèn thêm file ảnh, nhạc, phim thì click chọn Ảnh, phim.

Mở thư mục để tìm file cần chèn.


18


Đóng gói bài giảng.

Chọn đường dẫn để lưu bài giảng. Có thể đổi tên bài giảng. Chọn xuất ra file
chạy (exe)/ chọn Đồng ý.

19


* Trong trị chơi, có sử dụng phần mềm Camtasia 8.0 để cắt ghép, chỉnh sửa
file âm thanh chèn vào trò chơi cho sinh động, hấp dẫn hơn. Đây là phần mềm
chỉnh sửa video, âm thanh chuyên nghiệp. Trong phạm vi đề tài, tác giả chỉ sử
dụng chức năng chỉnh sửa, cắt ghép file âm thanh và biến đổi giọng nói. Cụ thể:
Sau khi tải file cài đặt Camtasia 8.0 trên mạng Internet, người dùng chỉ cần
cài đặt theo hướng dẫn. Sau khi GV tự ghi âm giọng nói của mình để hướng dẫn
trị chơi, file ghi âm được chèn vào giao diện của Camtasia, GV cũng có thể
thêm file nhạc có sẵn để ghép thành file âm thanh hồn chỉnh.

Sau khi xuất ra file âm thanh hoàn chỉnh, chỉ cần chèn file vào trò chơi
Violet đã thiết kế là xong.
20


7.1.4. Kết quả thực hiện
Bài 1: Trị chơi Cóc vàng tài ba. 10 câu hỏi, thời gian trả lời 5 phút. Trò chơi
lưu trong file tư liệu bản mềm “SAN PHAM VIOLET/TRO CHOI BAI 1”.

Bài 2: Trò chơi “Đua xe”. 10 câu hỏi, thời gian trả lời 5 phút. Trò chơi lưu

trong file tư liệu bản mềm “SAN PHAM VIOLET/TRO CHOI BAI 2”.

Bài 4: Trò chơi “Sút luân lưu”. 10 câu hỏi, thời gian trả lời 5 phút. Trò chơi
lưu trong file tư liệu bản mềm “SAN PHAM VIOLET/TRO CHOI BAI 4”.
21


7.2. Khả năng áp dụng của sáng kiến:
Phần mềm Violet đơn giản, khơng cần địi hỏi cấu hình máy tính cao, đặc biệt
ngôn ngữ Tiếng Việt nên rất dễ sử dụng kể cả những giáo viên dù hạn chế về sử
dụng CNTT cũng sử dụng được. Sau khi thiết kế xong có thể xuất ra một file
độc lập và có thể sử dụng ở tất cả các máy tính, kể cả các máy tính khơng cài đặt
phần mềm.
- Đánh giá về thành công khi áp dụng SKKN.
Qua việc thực hiện SKKN trong năm học, tôi đã thu được những thành cơng
sau:
+ Học sinh phát huy được tính tư duy, sáng tạo, hứng thú và tích cực học tập;
nắm chắc kiến thức bài học, chủ động hơn trong việc tự học, tự nghiên cứu.
+ Tạo được tâm lý thoải mái, vui vẻ trước khi bước vào bài học nên hiệu quả
tiếp thu bài mới cũng cao hơn.
Với kết quả đạt được trong năm học vừa qua, bản thân tôi sẽ tiếp tục phát huy
SKKN này. Rất mong nhận được sự góp ý của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng
để SKKN đạt hiệu quả tốt hơn.
22


- Đánh giá về hạn chế khi áp dụng SKKN.
+ Một số em cịn chưa chăm chỉ ơn tập kiến thức trước khi lên lớp nên kết quả
học tập chưa cao.
+ Số lượng các phòng máy chiếu của nhà trường khơng nhiều nên gặp nhiều khó

khăn trong q trình lựa chọn, xếp lịch dạy phịng máy chiếu.
8. Những thơng tin cần được bảo mật: không
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
9.1. Điều kiện thực tiễn
Để trò chơi được hấp dẫn hơn thì giáo viên phải nên trau dồi kĩ năng sử dụng
các phần mềm hỗ trợ để cắt, ghép, chỉnh sửa âm thanh chèn vào trò chơi cho
sinh động.
Giáo viên phải chuẩn bị câu hỏi trắc nghiệm kỹ lưỡng, đảm bảo những kiến thức
bao quát nội dung cần kiểm tra. Các câu trả lời ở dạng ngắn gọn để đảm bảo thời
lượng cho học sinh đọc và suy nghĩ.
Nhà trường phải có cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết cho quá trình dạy và
học của giáo viên và học sinh như: máy tính có nối mạng internet, máy chiếu,
phịng học bộ mơn,....
9.2. Kiến nghị
Để tạo điều kiện cho giáo viên dạy và học sinh học tốt môn GDCD, tôi mạnh
dạn đề nghị các cấp lãnh bổ sung sách tham khảo, sách hướng dẫn, các đề thi
trắc nghiệm tham khảo,…để giáo viên có thêm tư liệu để thiết kế trò chơi trắc
nghiệm giúp cho chất lượng hoạt động kiểm tra bài cũ đạt hiệu quả cao hơn.
Đề nghị bổ sung thêm phịng học có máy chiếu để hoạt động ứng dụng CNTT
trong dạy – học đạt hiệu quả cao hơn.
10. Đánh giá lợi ích thu được
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm bản thân tôi cho rằng những phương
pháp này giúp các em ngày một tiến bộ.
23


Thành công đề tài đã giúp nâng cao về chất lượng giáo dục của nhà trường.
- Qua việc thực hiện đề tài, giáo viên đã giúp cho các em hứng thú và tích cực

hơn trong hoạt động tiếp thu kiến thức mới ở trên lớp, nâng cao ý thức tự giác và
tư duy trong học tập.
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:
Tôi lựa chọn ngẫu nhiên 32 học sinh của lớp 12A9 làm nhóm đối chứng, 32 học
sinh của lớp 12A8 làm nhóm thực nghiệm.
* Kết quả nhận thức của học sinh:
Sau khi áp dụng giải pháp kiểm tra bài cũ ở các bài 1,2,4 thơng qua các trị chơi
trên Violet tại lớp 12A8. Tôi sử dụng đề kiểm tra 15 phút để so sánh mức độ
nhận thức của hai nhóm. Kết quả thu được như sau:
Bảng 1. Kết quả nhận thức của học sinh sau thực nghiệm
Kết quả
Điểm

Kết quả thực nghiệm
Điểm
Điểm TB Điểm

giỏi

khá

Số lượng 32

(9 - 10đ)
9

%

100


Số lượng 32
%
100

Số học sinh
Lớp

(5 - 6đ)

yếu

(7 - 8đ)
18

4

(<5)
1

28.1%

56,2%

12.5%

3.1%

4
12.5%


13
40.6%

10
31.2%

4
12.5%

thực
nghiệm
Lớp đối

chứng
Bảng tổng hợp kết quả kiểm tra mức độ nhận thức của HS lớp thực nghiệm và
lớp đối chứng dựa trên thang điểm giỏi, khá, TB và yếu. Kết quả thống kê trên
được thể hiện dưới dạng biểu đồ như sau:

24


×