Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học nâng cao chất lượng môn lịch sử 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 9 trang )

1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Mục tiêu Giáo dục phổ thông đã chỉ: “Phương pháp giáo dục phổ thơng phải
phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với
đặc điểm từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học. Rèn luyện kỹ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui,
hứng thú học tập cho học sinh.”
Vận dụng quan điểm nhận thức: "Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu
tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn". Trong dạy học, phương tiện dạy học
tạo ra khả năng tái hiện các sự vật hiện tượng một cách gián tiếp, nó góp phần tạo
nên trong ý thức của học sinh những hình ảnh trực quan cảm tính của sự vật hiện
tượng, là tiền đề của tư duy.
Quán triệt Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và Nghị quyết số 44/NQ-CP ban hành
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29/NQ-TƯ ngày
04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI:
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học.
- Phát huy vai trị của cơng nghệ thơng tin và các thành tựu khoa học - công
nghệ hiện đại trong quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo.
- Từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt là hạ tầng công
nghệ thông tin.
Mục đích của việc ứng dụng CNTT vào nhà trường là sử dụng CNTT như
một cơng cụ lao động trí tuệ, giúp lãnh đạo các nhà trường nâng cao chất lượng
quản lí nhà trường; giúp các thầy giáo, cơ giáo nâng cao chất lượng dạy học; trang
bị cho học sinh kiến thức về CNTT, học sinh sử dụng máy tính như một công cụ
học tập nhằm nâng cao chất lượng học tập; góp phần rèn luyện học sinh một số
phẩm chất cần thiết của người lao động trong thời kì hiện đại hố.
Vì ứng dụng CNTT trong nhà trường sẽ góp phần hiện đại hoá giáo dục và
đào tạo, gắn với phát triển nguồn nhân lực CNTT, xác định là nhiệm vụ quan trọng
có ý nghĩa rất lớn trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và ứng dụng
CNTT một cách hiệu quả trong công tác giáo dục của nhà trường theo tiêu chí mới


của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Như chúng ta đã nói ở trên, lịch sử là một môn học đặc thù. Kiến thức lịch
sử là kiến thức về quá khứ. Có những sự kiện đã diễn ra cách ngày nay hàng trăm,
hàng ngàn năm thậm chí lâu hơn. u cầu bộ mơn địi hỏi, khi nhận thức học sinh
phải tái hiện những sự kiện, hiện tượng đó một cách sống động như đang diễn ra
trước mắt mình. Bên cạnh đó, khả năng tư duy của học sinh THCS còn hạn chế nên
việc sử dụng phương tiện trực quan để giúp học sinh tái hiện là một nguyên tắc
trong dạy học lịch sử.


Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử làm cho giờ học trở nên
sinh động, không bị khô khan, tẻ nhạt, lôi cuốn được học sinh học tập tích cực, chủ
động, tạo cho các em động cơ và khơng khí học tập thoải mái.
Đây là nền tảng cho việc tiếp thu kiến thức khoa học lịch sử một cách hiệu
quả, qua đó giáo dục và phát triển toàn diện học sinh và nâng cao chất lượng dạy
học bộ mơn.
Nhận thức được vấn đề đó bản thân tơi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài:
“Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học nâng cao chất lượng môn Lịch sử 6”

góp phần đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền
thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học.
1.2. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Cải tiến những giải pháp đã có trong việc nâng cao chất lượng dạy và học
môn Lịch sử 6.
Đưa ra một số giải pháp mới để nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử
8 bằng ứng dụng CNTT.
1.3. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
1.3.1. Phạm vi nghiên cứu.
Áp dụng đối với học sinh lớp 6 năm học 2018-2019 và học kì I năm học
2019-2020.

1.3.2. Khách thể nghiên cứu.
Đổi mới phương pháp dạy học bằng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy
học Lịch sử 6 tại trường THCS.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài tập trung nghiên cứu việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy
học Lịch sử 6 tại trường THCS trong việc đổi mới phương pháp dạy học.
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. THỰC TRẠNG.
2.1.1. Thực trang của nội dung cần nghiên cứu.
Trong sự nghiệp giáo dục, môn Lịch sử ở trường phổ thơng đã góp phần
khơng nhỏ trong việc giáo dục lòng tự hào dân tộc, tinh thần yêu nước và trách
nhiệm của thế hệ trẻ đối với sự phát triển của nước nhà.
Phương pháp dạy học mới đã và đang được nghiên cứu, áp dụng ở trường
phổ thông như: dạy học nêu vấn đề, dạy học tích cực, dạy học lấy học sinh làm
trung tâm, dạy học theo dự án, dạy học với sự hỗ trợ của công nghệ… . Tất cả đều
nhằm mục đích tích cực hố hoạt động của học sinh, phát triển tư duy sáng tạo cho
học sinh. Việc đổi mới nâng cao hiệu quả phương pháp dạy - học bất kỳ giai đoạn
nào đều cần sử dụng tới công nghệ. Đặc biệt đối với bộ môn Lịch sử công nghệ
thông tin làm nhiệm vụ hỗ trợ cho các phương pháp dạy học khác, cho nên giáo


viên có thể ứng dụng nó để hỗ trợ cho việc tường thuật, hoặc miêu tả các sự kiện,
hiện tượng lịch sử... kết hợp với lời trình bày sinh động.
2.1.2. Về giáo viên.
Bước đầu đã tiếp cận sử dụng tương đối tốt các kỹ thuật dạy học đặc trưng
bộ môn. Sử dụng vận hành các trang thiết bị dạy học hiện đại phục vụ tốt cho q
trình ứng dụng cơng nghệ thông tin trong giảng dạy...
Phương pháp giảng dạy vẫn cịn mang tính truyền thống: chủ yếu dựa vào
giáo trình, phấn, bảng. Vì vậy chưa đầu tư thích đáng cho hoạt động mở bài, dẫn
đến hiệu quả chưa cao, chưa gây hứng thú học tập cho học sinh.

Khả năng ứng dụng CNTT trong việc dạy học của đa số giáo viên còn hạn
chế, khai thác chưa hiệu quả chức năng và vai trò của CNTT và phương tiện dạy
học hiện đại bằng UDCNTT.
Ngồi ra, tình trạng lạm dụng CNTT, sử dụng CNTT không đúng trong dạy
học vẫn diễn ra thường xuyên.
2.1.3. Về học sinh.
Phần lớn học sinh có ý thức học tập và u thích mơn Lịch sử tích cực thực
hiện được các yêu cầu, bài tập của giáo viên sau giờ học.
Học sinh đã được quen dần với môn học có ứng dụng cơng nghệ thơng tin.
2.1.4. Cơ sở vật chất thiết bị phục vụ dạy học môn Lịch sư.
Đồ dùng dạy học chưa đủ phục vụ hết các tiết dạy, giáo viên phải tìm thêm
các tranh ảnh, đồ dùng có liên quan khác. Một số tranh có hình ảnh khơng rõ ràng
gây khó khăn cho giáo viên trong việc khai thác ý nghĩa, nội dung tranh để hướng
dẫn học sinh vào bài học. Sách tham khảo, các loại từ điển và các sách công cụ
khác trong thư viện chưa phong phú.
Nhìn chung trang thiết bị dành cho việc giảng dạy Lịch sử của các trường
còn nghèo nàn và chưa được sử dụng tốt.
2.1.5. Những nguyên nhân về thực trạng.
Ða số các nhà sử học, các chuyên gia và giáo viên, phụ huynh, học sinh đều
nhận thấy có những ngun nhân chính liên quan chương trình và sách giáo khoa;
phương pháp dạy và học; đào tạo và bồi dưỡng giáo viên; kiểm tra đánh giá; ,….
Chương trình và sách giáo khoa Lịch sử ở phổ thông mặc dù đã có nhiều đổi
mới song vẫn cịn nặng nề, đầy ắp các sự kiện, năm, tháng. Sách giáo khoa lịch sử
so với các môn học khác quá dài, nhiều sự kiện, nhiều niên đại, lượng kiến thức
phải tiếp thu trong một tiết học cịn nhiều, học sinh khó nắm vững. Sách giáo khoa
làm các em chán nản khơng thích thú học môn Lịch sử.
Phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử của một số giáo viên chưa đáp ứng
yêu cầu đổi mới hiện nay. Chưa tạo được hứng thú cho học sinh.



Một ngun nhân nữa là trình độ giáo viên cịn hạn chế. Thời gian đầu tư
cho soạn giảng chưa nhiều, khả năng làm đồ dùng dạy học và ứng dụng CNTT và
các phương tiện dạy học vào giảng dạy chưa cao.
Học sinh chưa nhận thức được tầm quan trọng của mơn học. Do đó chưa có
sự đầu tư thời gian, cơng sức, chưa nỗ lực vượt khó học tập vì vậy cấp càng khó
hơn. Nhiều học sinh đến giờ học không chú ý tập trung, về nhà không chịu làm bài
tập, khơng chịu khó rèn luyện học hỏi nên khơng thể tiến bộ được.
Một yếu tố ảnh hưởng sâu sắc đến sự thành cơng của việc học tập nói chung
và học Lịch sử nói riêng đó chính là thái độ học tập. Thái độ học tập có mối liên hệ
mật thiết đối với động cơ học tập. Là một yếu tố thúc đẩy người học cố gắng hết
mình để đạt được mục đích. Cùng với đó, động cơ học tập lại ảnh hưởng đến thái
độ của người học.
2.2. CÁC GIẢI PHÁP.
2.1.1. Ứng dụng CNTT để tìm hiểu tài liệu tham khảo.
Những tư liệu được lựa chọn sẽ làm cho bài giảng trở nên phong phú, sống
động, hấp dẫn hơn, HS sẽ tiếp thu bài giảng một cách tự nhiên.
Trong thời kỳ Internet ngày càng trở nên dễ dàng truy cập và tài nguyên
phục vụ giáo dục trên mạng rất đỗi phong phú như hiện nay, việc tìm kiếm và chọn
lựa học liệu có chất lượng và phù hợp đối với một số giáo viên và học sinh không
phải là việc đơn giản.
Nhằm chuẩn bị cho bài dạy của mình thì giáo viên có thể sử dụng các trình
duyệt để tìm kiếm tài liệu phục vụ cho mình, chỉ một thao tác tìm kiếm trên
Google với cụm từ “resource for learning English”, người dùng có thể thấy tận hơn
550 triệu trang web có chứa nội dung này.
Tuy nhiên, để sử dụng tốt nguồn tài nguyên này, giáo viên cũng như học
sinh nên biết những tiêu chí đánh giá một trang web để chọn được những tài liệu
phù hợp cho mục đích của mình:
- Tác giả: ai là tác giả trang web, họ có trình độ chun mơn phù hợp để viết
về vấn đề liên quan khơng, có cách nào liên hệ khơng.
- Độ chính xác: có cơ sở nào để nhận định thơng tin trên trang đó là đúng

hay khơng, tài liệu tham khảo có được trích dẫn đầy đủ khơng
- Tính khách quan: mục đích của bài viết là gì, quan điểm tác giả thế nào
- Thời gian đăng: thông tin được đăng lúc nào, có được cập nhật khơng
- Nội dung: trang web có nói đến chủ đề bạn tìm kiếm khơng, thơng tin được
trình bày ở mức độ cơ bản, chi tiết, học thuật, đầy đủ đến đâu.
2.1.2. Ứng dụng CNTT để miêu tả một sự vật lịch sư qua hình ảnh.
Một trong những lợi thế của mơn học Lịch sử là có rất nhiều tư liệu bằng
hình ảnh như các bức hoạ. Học Lịch sử là học q khứ nên học sinh rất thích được
xem những hình ảnh thực tế của quá khứ làm cho các em có cảm giác như đang


sống cùng với thời kì lịch sử đó. Hình ảnh là nguồn tư liệu phong phú nhất khi ứng
dụng công nghệ thơng tin vào dạy học, có thể nói bài học nào có ứng dụng cơng
nghệ thơng tin thì bài học đó đều có hình ảnh minh họa.
Ví dụ:

Hình ảnh Lí Bí lên ngơi hồng đế bằng tranh minh họa
2.1.3. Ứng dụng CNTT để tường thuật diễn biến lịch sư.
2.1.3.1. Tường thuật diễn biến lịch sư qua ảnh động.
Ưu thế của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử là bằng
các hiệu ứng giáo viên có thể làm cho học sinh thấy được sự sinh động trong diễn
biến các trận đánh và thấy được sự quyết liệt trong mỗi sự kiện... Một bản đồ động
sẽ hứng thú hơn nhiều so với bản đồ tĩnh, tuy nhiên việc thiết kế một bản đồ điện
tử là một vấn đề rất khó làm đối với giáo viên. Phương pháp này có thể áp dụng
cho rất nhiều bài trong chương trình của bộ mơn Lịch sử đặc biệt là các bài có diễn
biến của phong trào cách mạng, các trận đánh lớn.

Ví dụ: Lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng
2.1.3.2. Tường thuật diễn biến lịch sư qua video.
Có thể nói các thước phim tư liệu là nguồn tư liệu sống trong dạy học lịch sử

bởi qua những thước phim này các em biết ln được về thời kì q khứ hào hùng


của dân tộc. Tùy theo nội dung của bài giáo viên có thể đưa vào những đoạn phim
tư liệu, những bài hát phù hợp làm phong phú thêm bài học, đồng thời thay đổi
khơng khí trong một giờ học Lịch sử.
2.1.4. Ứng dụng CNTT để tổng kết, củng cố bài học.
Bản đồ tư duy - giúp HS học được phương pháp học: Việc rèn luyện phương
pháp học tập cho HS không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà
còn là mục tiêu dạy học. Thực tế cho thấy một số HS học rất chăm chỉ nhưng vẫn
học kém, các em này thường học bài nào biết bài đấy, học phần sau đã quên phần
trước và không biết liên kết các kiến thức với nhau, không biết vận dụng kiến thức
đã học trước đó vào những phần sau. Phần lớn số HS này khi đọc sách hoặc nghe
giảng trên lớp không biết cách tự ghi chép để lưu thơng tin, lưu kiến thức trọng tâm
vào trí nhớ của mình. Sử dụng thành thạo BĐTD trong dạy học HS sẽ học được
phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy.
Bản đồ tư duy - giúp HS học tập một cách tích cực. Một số kết quả nghiên
cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính
mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngơn ngữ của mình vì vậy việc sử dụng bản đồ
tư duy giúp HS học tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não.
2.1.4. Ứng dụng CNTT để kiểm tra đánh giá khách quan.
Để việc dạy và học môn Lịch sử đạt được kết quả tốt, ngoài yếu tố giảng
dạy, truyền đạt kiến thức, việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập cũng là một vấn
đề hết sức quan trọng. Căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá, chúng ta sẽ thấy
được hiệu quả của việc giảng dạy. Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của
học sinh là một yêu cầu cần thiết và cấp bách, nhằm đảm bảo tính khoa học, chính
xác, khách quan, giúp người dạy và người học nhìn nhận được đúng thực chất của
việc dạy học, từ đó có những biện pháp thiết thực để nâng cao chất lượng dạy học.
Nhưng việc sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học nói chung, dạy học lịch
sử nói riêng là một trong những biện pháp rất quan trọng, rất có ưu thế để phát

triển tư duy của học sinh. Quá trình hoạt động chung, thống nhất giữa thầy và trò
sẽ làm cho học sinh nắm vững hơn những tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo và
bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, hình thành nhân cách cho các em. Mặt khác nhằm
giảm bớt số lượng học sinh học yếu kém môn Lịch sử trong nhà trường và phát
huy hết năng lực của học sinh khá giỏi; giúp các em nắm chắc được kiến thức bài
học và hiểu sâu hơn các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử.
Việc tích cực ứng dụng CNTT để tổ chức kiểm tra đánh giá nhằm giảm bớt
thời gian, công sức, tiền của và cải thiện hiệu quả của việc kiểm tra đánh giá. Hiện
nay có nhiều phần mềm hỗ trợ dạy học giúp giáo viên thiết kế các bài tập trắc
nghiệm khách quan có khả năng tương tác cao mà giáo viên có thể sử dụng để áp
dụng trong soạn bài và giảng dạy như: Adobe Presenter, iSpring Suite, Trí Việt,
Violet,...


Với các phần mềm này giáo viên có thể tạo ra nhiều dạng câu hỏi trắc
nghiệm khác nhau hay cũng có thể tạo ra các trị chơi ơ chữ để đưa vào bài giảng.

2.3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.
Qua thời gian áp dụng đề tài tôi nhận thấy:
Số lượng kiến thức và kỹ năng các em thu nhận được nhiều hơn, cụ thể, sinh
động, sâu sắc và chắc chắn hơn. Số lượng bài tập thực hành của các em cũng được
rèn luyện nhiều hơn, thành thục hơn.
Các giờ học áp dụng CNTT, khơng có một học sinh nào tỏ ra chán nản, lười
biếng học tập hoặc học với tâm trạng đối phó, thụ động, mà ngược lại các em đều
rất thích thú, tạo ra sự tập trung chú ý cao độ, từ đó giúp các em khắc sâu biểu
tượng về sự kiện hiện tượng lịch sử, từ đó các em có thể thuộc bài ngay tại lớp.
UDCNTT trong các tiết học tạo ra tính trực quan, sinh động giúp các em dễ
dàng nắm bắt kiến thức, hiểu sâu kiến thức. Xoá bỏ cảm giác khô khan giáo điều
trong các giờ học Lịch sử để môn học này trở nên gần gũi với các em hơn.
Chất lượng bộ môn Lịch sử ngày càng được nâng cao, kết quả qua các bái

kiểm tra và chất lượng dạy học môn Lịch sử 6 như sau:
Sau thời gian thực hiện đề tài " Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học
nâng cao chất lượng môn Lịch sử 6”, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm, bài học cụ
thể như sau:
1. Giáo viên phải có kiến thức chun mơn, kỹ năng sư phạm, biết định
hướng học sinh theo mục tiêu giáo dục chung.


2. Giáo viên phải biết sử dụng công nghệ thông tin, biết khai thác chức năng
và hiệu quả của phương tiện dạy học, phần mềm dạy học và áp dụng dạy học một
cách thuần thục, đúng cách, phù hợp với nội dung bài học và hình thức tổ chức
hoạt động học tập.
3. Giáo viên phải cân nhắc tránh lạm dụng ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy học, biến tiết học như là buổi chiếu phim.
4. Tăng cường quá trình kiểm tra việc rèn luyện kỹ năng qua các giờ học có
sử dụng ứng dụng cơng nghệ thơng tin, giúp các em có tư duy độc lập về bài học.
5. Thường xuyên đổi mới PPDH, đổi mới và đa dạng hóa các hình thức tổ
chức dạy học, tạo cho học sinh niềm say mê, hứng thú trong học tập.
3. PHẦN KẾT LUẬN
Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam
Bác Hồ dạy thế nhưng tại sao học sinh ta hiện nay biết nhiều về lịch sử lịch
sử Việt Nam còn hạn chế? Câu hỏi này nhiều người đã biết, thiết nghĩ khơng cần
trình bày lại.
Xuất phát từ những vấn đề trên, theo tôi muốn nâng cao chất lượng dạy học
bộ môn lịch sử chúng ta phải nổ lực hết mức và thực hiện đổi mới tất cả các khâu
trong q trình dạy học, trong đó việc đổi mới phương pháp dạy học là quan trọng
nhất. Đặc biệt ứng dụng CNTT trong dạy học hiện nay.
3.1. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Như vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học lịch sử đã thể hiện

mối quan hệ biện chứng về con đường nhận thức của học sinh đi từ “trực quan sinh
động” đến “tư duy trừu tượng”. Ở đây, nhờ được quan sát hình ảnh sinh động,
được nghe giảng và tư duy lịch sử mà những khoảng cách về thời gian, không gian
của sự kiện dường như đang xích lại gần với khả năng nhận thức của các em hơn.
Về điểm này, nhiều nhà giáo dục lịch sử đã nhấn mạnh: “Nội dung của các
hình ảnh lịch sử, của bức tranh quá khứ càng phong phú bao nhiêu thì hệ thống
khái niệm mà học sinh thu nhận được càng vững chắc bấy nhiêu”.
Đồng thời, việc sử dụng những phương tiện dạy học hiện đại khi UDCNTT
khơng chỉ góp phần tạo biểu tượng lịch sử cụ thể cho học sinh, miêu tả bề ngoài sự
kiện, mà còn đi sâu vào bản chất sự kiện, nêu đặc trưng, tính chất của sự kiện.
Đối với giáo viên, tuy phải đầu tư khá nhiều thời gian và công sức để chuẩn
bị cho một tiết học khi UDCNTT nhưng giúp giáo viên hạn chế bớt phần thuyết
giảng, có thời gian thảo luận và tăng cường kiểm soát đối với học sinh. Đa dạng
hoá việc cung cấp kiến thức cho học sinh với thơng qua hình ảnh, phim tài liệu lịch
sử,…, đánh giá khách quan kết quả học tập của học sinh tại lớp một cách hiệu quả.


Đối với học sinh, việc học tập lịch sử trong các tiết học có UDCNTT tạo
nhiều hứng thú cho các em trong học tập, các em được tiếp cận, nhận thức các sự
kiện lịch sử và bài học lịch sử sống động hơn, gần với qúa khứ hơn, kích thích q
trình tư duy của học sinh, từ đó, nội dung kiến thức lịch sử học sinh thu thập đủ
hơn và in sâu hơn vào trong trí nhớ của các em.
3.2. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
3.2.1. Đối với giáo viên
Thường xuyên học tập nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng sư phạm,
biết định hướng học sinh theo mục tiêu giáo dục chung.
Tự học và rèn luyện kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin, khai thác chức
năng và hiệu quả của phương tiện dạy học, phần mềm dạy học.
Thường xuyên đổi mới PPDH, đổi mới và đa dạng hóa các hình thức tổ chức
dạy học, tạo cho học sinh niềm say mê, hứng thú trong học tập.

Cùng với đội ngũ giáo viên Tin học hiện có trong nhà trường thảo luận về
phương pháp, cách thức UDCNTT trong các tiết học sao cho khoa học và đạt hiệu
quả cao.
3.2.2. Đối với nhà trường.
Đầu tư trang bị thiết bị dạy học hiện đại có chất lượng tốt. Lắp đặt hệ thống
mạng Internet để khai thác tối đa CNTT áp dụng vào dạy học nhằm nâng cao chất
lượng.
Bồi dưỡng năng lực UDCNTT trong quản lý và dạy học cho đội ngũ.
Đầu tư kinh phí mua các phần mềm hỗ trợ dạy học do Bộ Giáo dục giới
thiệu.
3.2.3. Đối với Phòng giáo dục.
Tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề thường xuyên hơn để giáo viên nâng
cao trình độ, năng lực sư phạm và học hỏi thêm về kinh nghiệm nâng cao chất
lượng dạy học môn Lịch sử.
Trong các đợt tập huấn chuyên môn, sinh hoạt chuyên môn liên trường, cụm
nên lồng ghép tập huấn cho giáo viên làm quen với việc ứng dụng CNTT của từng
bộ môn.
Tổ chức thi thiết kế giáo án điện tử ở tất cả các bộ mơn để khuyến khích và
đẩy mạnh phong trào dạy học bằng CNTT và làm tư liệu bài giảng hay để giáo
viên tham khảo và học tập.



×