Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) soạn giảng tiết trả bài viết tập làm văn một số điểm cần lưu ý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.92 KB, 20 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Hiện nay trong dạy học, người giáo viên đang sử dụng hai loại hình giáo án:
giáo án truyền thống (giáo án viết tay hoặc đánh máy trên Word) và giáo án điện tử.
Thời gian gần đây, loại hình giáo án điện tử đang được người giáo viên thi đua soạn
giảng và đã đạt hiệu quả cao. Nhưng khơng phải vì thế mà tuyệt đối hóa loại hình
giáo án điện tử. Bởi vì, mỗi loại hình giáo án đều có những ưu – nhược điểm riêng,
đặc biệt là trong các giờ dạy Văn. Vì vậy, tùy vào tính chất của từng bài dạy mà
GV lựa chọn sử dụng loại hình giáo án làm sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao
nhất.
Thực tế mà nói, dù là soạn giảng theo hình thức nào thì giáo án có một tác
dụng rất lớn. Giáo án là một dàn ý chi tiết đã được giáo viên chuẩn bị trước một
cách kĩ lưỡng, trù tính trước ý đồ thiết kế - tổ chức quá trình dạy và học cho từng
bài dạy cụ thể trên lớp, nhằm giúp các đối tượng học sinh học tập đạt hiệu quả cao
nhất.
Tuy thế, trong mỗi lần kiểm tra giáo án hay họp chun mơn, nhiều giáo viên
thường có câu nói cửa miệng “Giáo án chỉ là một hình thức đối phó!”. Mới thống
nghe, chúng ta đều thấy cũng có lí, nhưng suy nghĩ cho kĩ càng, thấu đáo và
nghiêm túc thì đó chỉ là sự bao biện khơng thể chấp nhận. Thực tiễn dạy học cho
thấy nếu lên lớp khơng có giáo án, tức là khơng trù tính trước ý đồ tổ chức, thiết kế
q trình dạy học, hay có nhưng soạn sơ sài thì khơng có bất kì một giáo viên nào,
dù đó là người có kinh nghiệm, có tay nghề giỏi cũng không thể hướng dẫn học
sinh học tập đạt hiệu quả như ý.
Đặc biệt, đối với những bài soạn cho tiết dạy trả bài viết Tập làm văn lại
càng được ít giáo viên coi trọng. Qua nhiều lần kiểm tra hồ sơ trong trường và đi
thanh tra giáo viên ở các trường bạn, chúng tôi thấy hầu hết giáo viên đều soạn
giảng tiết trả bài viết Tập làm văn thường rất sơ sài, mang tính chiếu lệ. Đó là
1


những bài soạn được thiết kế bằng những gạch ngang đầu dịng về ưu – nhược


điểm mà khơng thể hiện rõ đúng tính chất của một tiết trả bài viết Tập làm văn. Đó
là vấn đề khiến cho tơi quan tâm và tìm cách tháo gỡ.
Để chia sẻ kinh nghiệm nhằm góp phần khắc phục tình trạng nói trên, tơi
mạnh dạn xin trao đổi và đề xuất kinh nghiệm: Soạn giảng tiết trả bài viết Tập
làm văn - một số điểm cần lưu ý.
Do đối tượng tìm hiểu và áp dụng chỉ nằm trong phạm vi hẹp nên kinh
nghiệm mà tơi đề xuất có lẽ chưa được tồn diện và có sức thuyết phục cao. Vì vậy,
rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung và chia sẻ của quý thầy cô và quý đồng
nghiệp gần xa để kinh nghiệm này được tốt hơn.
II. PHẠM VI ĐỀ TÀI VÀ NGUỒN TƯ LIỆU:
1. Phạm vi đề tài:
Để tiến hành nghiên cứu và rút ra được kinh nghiệm cho đề tài này, chúng tôi
đã kiểm tra giáo án của đồng nghiệp trong trường và một số trường bạn trong
huyện (kết hợp lúc đi thanh tra chun mơn); tìm hiểu và phân tích những bài viết
Tập Làm văn của HS lớp 6, 7, 8, 9 trường THCS Ngô Quyền, xã Cưmta, huyện
M’đrắk, tỉnh Đắk Lắk.
2. Nguồn tư liệu:
- Những bài viết Tập Làm Văn trên lớp của học sinh ở các năm học: 2016 - 2017,
2017 – 2018.
- Giáo án bài soạn tiết trả bài viết Tập làm văn của một số giáo viên Ngữ văn trong
và ngoài nhà trường.
III. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI:
1. Mục tiêu:
- Khảo sát, phân tích, so sánh, đối chiếu và tìm hiểu hai cách soạn giáo án về tiết trả
bài viết Tập làm văn của giáo viên.
- Thống kê, phân tích, tổng hợp chất lượng, hiệu quả học tập (bài viết) của học
sinh trước hai cách soạn giáo án về tiết trả bài viết Tập làm văn của giáo viên.
2



2. Nhiệm vụ:
- Đề xuất khung sườn cách soạn giáo án tiết trả bài viết Tập làm văn phù hợp
nhất, khả thi nhất.
- Từ đó, thống nhất dàn ý chung nhất cho tiết trả bài viết.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
1. Phương pháp khảo sát và phân loại
2. Phương pháp thống kê
3. Phương pháp so sánh, đối chiếu
4. Phương pháp phân tích
5. Phương pháp tổng hợp

B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Nội dung, chương trình Ngữ văn bậc THCS được cấu tạo theo nguyên tắc
đồng tâm, trên cơ sở lấy 06 kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận, thuyết
minh, điều hành làm trục đồng quy với một sự tiếp nối, kế thừa và phát triển nâng
cao rất lơgíc và hợp lí .
1. Nhận thức về vị trí của bài viết Tập làm văn:
Mục tiêu cao nhất của bộ mơn Ngữ văn nói chung và phân mơn Tập làm văn
nói riêng là giúp HS rèn luyện và thực hành kĩ năng tạo lập văn bản (nói – viết). Vì
vậy, trong cấu trúc nội dung, chương trình SGK, các bài viết Tập làm văn đóng
một vai trò quan trọng. Ở bậc THCS, học sinh được học và thực hành tạo lập 06
kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm (trữ tình), lập luận (nghị luận), thuyết minh,
điều hành (hành chính – cơng vụ). Riêng văn bản điều hành khơng có tiết thực
hành độc lập mà thực hành đan xen trong bài học . Đó là những kiểu văn bản chiếm
nhiều số tiết học lí thuyết và thực hành. Chúng ta có thể thống kê lại như sau:
3


Lớp


Tự sự

Miêu tả

Kiểu văn bản thực hành tạo lập
Biểu cảm
Lập luận
Thuyết minh

Điều hành

(nghị luận)
6
04 bài
04 bài
7
01 bài
03 bài
02 bài
8
02 bài
03 bài
04 bài
9
03 bài
04 bài
01 bài
2. Nhận thức về vai trò và ý nghĩa của bài viết Tập làm văn:
Các văn bản nói trên khơng chỉ được thực hành, luyện tập ở trường lớp mà

còn ngay cả trong cuộc sống hằng ngày. Để có thể tạo lập được một văn bản (nói viết) đơn giản hay phức tạp thì địi hỏi người nói - viết phải có kĩ năng vận dụng tốt
kiến thức tiếng Việt (chính tả, ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, …), kiến thức văn bản
(truyện, thơ, kịch, …), hay nói cách khác là người học phải biết vận dụng tổng hợp
kiến thức Tập làm văn – Văn – Tiếng Việt, nhằm thuyết phục người đọc, người
nghe về một vấn đề nào đó.
Vì thế, bài viết Tập làm văn là bài kiểm tra tổng hợp, toàn diện; là bước
kiểm định cuối cùng, là tiêu chí đáng tin cậy và thuyết phục nhất để giáo viên vừa
kiểm tra, đánh giá, nhận xét khả năng vận dụng và thực hành tạo lập văn bản của
học sinh (khả năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý; cách dùng từ, đặt câu, lối hành
văn diễn đạt ...), vừa có cái nhìn thẩm định khách quan nhất để rút kinh nghiệm và
điều chỉnh phương pháp soạn giảng cũng như phương pháp dạy học.
3. Nhận thức về nội dung dạy học tiết trả bài viết Tập làm văn:
Điểm chung của hoạt động dạy học văn theo tư tưởng truyền thống và cơ chế
dạy - học hiện đại là lên lớp phải có giáo án. Song, giáo án của cơ chế dạy học hiện
đại phải thể hiện rõ và nhịp nhàng, đều tay giữa chủ thể chỉ đạo (giáo viên) và chủ
thể nhận thức (học sinh) trong từng nội dung hoạt động cụ thể.
Nhưng không giống như bài soạn cho các bài dạy thông thường, bài soạn
cho tiết trả bài thường khơng bao giờ có định sẵn trước một mục tiêu chuẩn nào
cả, mà giáo viên chỉ có thể đặt ra được nội dung mục tiêu cho bài soạn, bài dạy
ngay sau khi hoàn tất công đoạn chấm bài viết cụ thể của học sinh. Nói như vậy
nghĩa là sau khi chấm, giáo viên mới tổng hợp được những sai sót và yếu kém từng
4


mặt để từ đó mới đưa ra được những định hướng khắc phục, sửa chữa từng nội
dung cụ thể cho học sinh.
Bên cạnh đó cần phải nói thêm rằng mục tiêu của của các bài viết Tập làm
văn là giúp học sinh thuần thục hơn các kĩ năng tạo lập văn bản, cho nên nhất thiết
ở mỗi tiết trả bài, giáo viên cần phải có sự sáng tạo và đầu tư thỏa đáng, kĩ
lưỡng xuất phát từ chất lượng bài viết của học sinh để có thể chỉnh sửa, uốn

nắn được những gì mà các em chưa làm được từ khâu tìm hiểu đề đến bước viết
bài hồn chỉnh.
II. THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY TIẾT TRẢ BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN:
1. Đối với giáo viên:
- Chưa thật sự chú trọng đến thao tác hướng dẫn học sinh tìm ra nguyên nhân và
cách sửa chữa những yếu kém trong bài viết của học sinh trong giờ dạy trả bài.
- Còn xem nhẹ hoặc soạn qua loa các tiết trả bài viết Tập làm văn (do xưa nay
khơng có ai đi dự giờ những tiết trả bài bao giờ cả).
- Các bài soạn tiết trả bài viết Tập làm văn còn sơ sài, chung chung và trừu tượng.
2. Đối với học sinh:
- Nhớ các thao tác, các bước tạo lập văn bản, nhưng lại mơ hồ trong thực hiện từng
bước đó.
- Qua đối chiếu 03 bài viết Tập làm văn gần nhau của một số em học sinh, chúng
tôi thấy các lỗi nội dung, đặc biệt là lỗi hình thức thường khơng được khắc phục.
Nói như vậy nghĩa là ở bài viết Tập làm văn sau, học sinh không hề rút ra được
kinh nghiệm từ bài viết trước để khắc phục!
III. NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG:
1.Nguyên nhân khách quan:
- Các bài dạy tiết trả bài viết Tập làm văn khơng có tài liệu soạn mẫu hay mơ hình
bài soạn để tham khảo, thậm chí trong các đợt tập huấn soạn giáo án mấy năm
trước đây cũng không thấy đề cập đến cách soạn.
5


- Chưa có sự thống nhất cách soạn giảng và chưạ coi trọng thỏa đáng đến mục tiêu,
hiệu quả của các tiết dạy trả bài Tập làm văn.
- Không dự giờ, đánh giá và xếp loại giáo viên đối với các bài dạy tiết trả bài viết
Tập làm văn.
2.Nguyên nhân chủ quan:
- Giáo viên vốn quan niệm “giáo án chỉ là một hình thức đối phó” nên ít tìm tịi,

sáng tạo, hoặc cịn xem nhẹ, khơng đầu tư, khơng quan tâm đúng mức đến tác
dụng, ý nghĩa và tầm quan trọng của bài soạn tiết trả bài viết Tập làm văn.
- Đa số học sinh có thói quen học vẹt bài văn mẫu mà không nắm vững các kĩ năng
viết văn (tuy trong chương trình học sinh đã được tìm hiểu về lí thuyết cách tạo lập
từng kiểu văn bản)
- Tổ, nhóm chun mơn chưa phát huy được hết vai trị, trách nhiệm của mình
IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN:
Căn cứ vào đặc thù bài dạy, thực trạng bài viết Tập làm văn của học sinh và
bài soạn của giáo viên như đã nói ở trên, chúng tơi đã đưa ra một số giải pháp và
thực hiện như sau:
1. Phần mục tiêu của bài soạn, bài dạy:
Như đã nói ở trên, phần này tùy vào thực trạng bài viết của học sinh mà giáo
viên linh động và sáng tạo để đặt ra mục tiêu cần đạt về kiến thức - kĩ năng - thái
độ làm sao cho cho phù hợp với từng bài soạn, bài dạy tiết trả bài.
Chẳng hạn, nếu bài viết của học sinh mắc lỗi tìm hiểu đề, lỗi tìm ý, lỗi chính
tả hoặc lỗi xây dựng đoạn văn và liên kết đoạn văn, lỗi hành văn, … thì mục tiêu
trong bài soạn là giúp học sinh nhận thức được nguyên nhân và có kĩ năng khắc
phục, sửa chữa được các lỗi đó; giáo dục các em có ý thức chủ động tự rèn luyện.
2. Phần nội dung một bài soạn tiết trả bài Tập làm văn:
Đây là phần cụ thể hóa cho phần 1. Khi thực hiện phần này, chúng tôi
thường tiến hành làm rõ các nội dung: tìm hiểu đề, tìm ý, làm dàn ý, đọc và bình,
sửa chữa các lỗi mắc phải. Nhưng tùy tính chất bài viết của học sinh mà chúng tơi
có thể lướt qua hoặc nhấn mạnh ở một số nội dung, hay nói cách khác xem học
6


sinh của mình thiếu cái gì thì chúng tơi hướng dẫn các em tự đi tìm cái cịn thiếu
đó.
2.1. Tìm hiểu đề:
* Đề bài ví dụ:


“Chuyện người con gái Nam Xương” (Nguyễn Dữ),

“Truyện Kiều” (Nguyễn Du) là hai trong nhiều tác phẩm văn học có chung tiếng
nói trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn và đồng cảm với số phận khổ đau, bất hạnh
của người phụ nữ thời phong kiến. Em hãy phân tích làm sáng tỏ nhận định trên.
- Bản chất: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu lại cấu tạo của đề bài.
- Cách thức thực hiện: GV hướng dẫn HS làm rõ các ý sau:
+ Phần nêu tư tưởng, phạm vi: “Chuyện người con gái Nam Xương”
(Nguyễn Dữ), “Truyện Kiều” (Nguyễn Du) là hai trong nhiều tác phẩm văn học có
chung tiếng nói trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn và đồng cảm với số phận khổ
đau, bất hạnh của người phụ nữ thời phong kiến
+ Phần yêu cầu làm: Em hãy phân tích làm sáng tỏ nhận định trên.
(Từ cấu tạo trên, GV hướng dẫn cho HS thấy được dạng đề bài (nghị luận
văn học), phép lập luận (chứng minh, giải thích, phân tích), đối tượng cần nghị
luận (tiếng nói trân trọng, ngợi ca và đồng cảm về tâm hồn và số phận người phụ
nữ phong kiến, qua hai nhân vật Vũ Nương, Thuý Kiều), phạm vi tư liệu (hai tác
phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, “Truyện Kiều” của
Nguyễn Du)
- Tác dụng:
+ Giúp học sinh có thói quen và thuần thục kĩ năng tìm hiểu đề và xác định
đúng yêu cầu của đề bài, tránh tình trạng lạc ý, xa đề, tức là khơng đảm bảo tính
định hướng.
+ Giúp HS dễ dàng nắm được loại - dạng đề, phép lập luận, đối tượng nghị
luận phạm vi tư liệu.
2.2 / Tìm ý và làm dàn ý:

7



- Cách thức thực hiện: Tùy vào từng kiểu bài mà giáo viên linh động, sáng
tạo hướng dẫn học sinh đặt hệ thống câu hỏi và trả lời câu hỏi theo một số quy tắc
gợi ý sau:
Quy tắc tìm dẫn chứng: Ai, cái gì ? + Mặt nào? + Lúc nào? + Ở đâu? + …
* Đề bài ví dụ: Nhân vật chị Dậu trong “Tức nước vỡ bờ” (trích tiểu thuyết
“Tắt đèn” - Ngô Tất Tố) là tiêu biểu cho vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ
Việt Nam. Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
 Vẻ đẹp tâm hồn của ai? Tiêu biểu cho ai? (Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật chị Dậu
tiêu biểu cho vẻ đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam)
 Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật chị Dậu được thể hiện ở những mặt nào? (đảm
đang, tháo vát; thương yêu chồng con; sức sống mạnh mẽ tiềm tàng…)
 Mỗi vẻ đẹp tâm hồn trên của nhân vật thể hiện lúc nào, ở đâu? (khi chạy vạy
ngược xuôi kiếm tiền cứu anh Dậu; khi phải bán cái Tí; khi đối phó với tên cai lệ và
người nhà lí trưởng; …)
Quy tắc tìm lí lẽ: Thế nào? + Tại sao? + Cảm xúc suy nghĩ?
* Đề bài ví dụ: Em hiểu như thế nào về câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng
cây.
 Ăn quả và kẻ trồng cây có nghĩa đen và nghĩa bóng như thế nào? (nghĩa đen: Ăn
quả: ăn những trái cây chín, thơm, ngọt, bùi; kẻ trồng cây: người trồng, vun xới,
chăm bón cây, trái. Nghĩa bóng: hưởng thụ thành quả của những người đi trước đã
tạo ra)
 Tại sao ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây? (thể hiện được truyền thống đạo lí tốt đẹp
của cha ơng ta và là nền tảng để hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách con
người; mọi thành quả khơng tự nhiên mà có…)
 Nhớ kẻ trồng cây, ta phải làm như thế nào? (có những hành động và việc làm
đúng đắn với những người đã tạo ra thành quả: ông bà, tổ tiên, cha mẹ, người nông
dân, người công nhân, thầy cô, các anh hùng liệt sĩ…)
 Em có cảm xúc, suy nghĩ gì về lời dạy của câu tục ngữ trên? …
8



- Tác dụng:
+ Giúp HS có thói quen đặt câu hỏi và thuần thục kĩ năng tìm ý để có được
những gợi ý cần thiết theo đúng yêu cầu và làm nổi bật trọng tâm của bài viết.
+ Giúp HS có thói quen và thuần thục kĩ năng làm dàn ý theo bố cụ ba phần
một cách cân đối, chặt chẽ, mạch lạc, thuyết phục.
2.3/ Chữa lỗi:
- Cách thức thực hiện: Giáo viên căn cứ vào hai bước ở trên và nhất là chất
lượng bài viết của học sinh để nhận xét cụ thể và sửa chữa những lỗi thông dụng
mà các em thường mắc phải (nếu có) trong quá trình hành văn, như: tìm hiểu đề,
tìm ý và lập dàn ý; dùng từ đặt câu; bố cục và trình bày.
- Tác dụng:
+ Giúp học sinh nhận thấy và tìm ra được nguyên nhân mắc phải các lỗi nội
dung.
+ Giúp học sinh rút kinh nghiệm và biết cách tự khắc phục, sửa chữa các lỗi
mắc phải trong các bài viết sau.
2.4/ Thống kê chất lượng chung:
- Cách thức tiến hành:
+ Giáo viên thống kê các con điểm khá giỏi, trung bình, yếu kém từ các bài
viết của học sinh (có thể so sánh với các lớp khác trong khối)
+ GV khéo léo tuyên dương và động viên, khích lệ ý chí học tập, tinh thần
thi đua trong sáng ở các em.
- Tác dụng:
+ Giúp học sinh nắm được chất lượng chung bài viết Tập làm văn của lớp
+ Tạo không khí thi đua giành điểm tốt trong các bài viết sau.
2.5/ Đọc và bình:
- Cách thức thực hiện: Giáo viên chọn một vài bài viết tốt rồi tổ chức học
sinh đọc to trước lớp và tổ chức cho các em nhận xét, rút kinh nghiệm chung
- Tác dụng: Tạo điều kiện cho học sinh gần gũi, chủ động trao đổi, chia sẻ
và học tập cái được, cái hay trong bài viết Tập làm văn của bạn.

9


2.6/ Hướng dẫn viết đoạn văn tham khảo:
- Cách thức thực hiện: Giáo viên cần chuẩn bị trước ở nhà một số đoạn văn
mẫu để lên lớp phân tích, củng cố cách xây dựng đoạn văn phần mở bài, thân bài,
kết bài cho học sinh.
Ví dụ: Viết phần mở bài, thân bài và kết bài cho đề bài: Phân tích nhân vật
Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao.
Đoạn mở bài:
(1) Truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao là một trong những tác phẩm
xuất sắc nhất của văn học hiện thực Việt Nam (1932 -1945). (2) Nhân vật Lão Hạc
trong truyện là tiêu biểu cho cuộc đời người nơng dân Việt Nam trước cách mạng:
nghèo đói, bất hạnh nhưng trong sáng về tinh thần, giàu tình cảm.
(Trình tự lập luận, xây dựng đoạn: Câu (1) nêu xuất xứ của vấn đề: tác giả,
tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác  Câu (2) nêu vấn đề cần nghị luận: giới thiệu tên
nhân vật, báo trước đặc điểm nhân vật (khái quát) cần làm rõ ở phần thân bài)
Đoạn thân bài:
(1) Cảm động và đáng khâm phục hơn cả, tuy Lão Hạc khơng được học
hành, khơng có kiến thức nhưng lão có ý thức rất cao về lịng tự trọng. (2) Trước
khi tìm cho mình một “lối thốt”, lão đã gửi tiền cho ơng giáo (25 đồng và 3 đồng
bán chó) để nói với hàng xóm giúp khi hậu sự và để cho lão ra đi thanh thản. (3)
Lão không nhờ vả và khước từ mọi sự giúp đỡ của ông giáo, “lão từ chối một cách
dường như hách dịch”, lão thà thiếu đói chứ khơng làm việc xấu xa ăn cắp ăn trộm
như Binh Tư…
(Trình tự lập luận, xây dựng đoạn: Câu (1) chuyển đoạn và nêu luận điểm
(tính cách nhân vật lão Hạc)  Câu (2,3) nêu dẫn chứng và lí lẽ.)
Đoạn kết bài:
(1) Lão Hạc là nhân vật tiêu biểu cho những phẩm chất tốt đẹp của người
nông dân Việt Nam: nhân hậu, lương thiện, thương yêu con và có lịng tự trọng cao.

(2) Ngày nay khơng cịn những cuộc đời như Lão Hạc, nhưng đó mãi là tấm gương
10


sáng về tâm hồn, nhân cách để cho ta học tập. (3) Đối với bản thân em, em sẽ luôn
cố gắng học tập trở thành người có ích và ln tơn trọng u thương mọi người.
(Trình tự lập luận, xây dựng đoạn: Câu (1) tóm tắt các tính cách nhân vật đã
phân tích  Câu (2) rút ra bài học  Câu (3) liên hệ bản thân, thực hiện tốt vấn
đề.)
- Tác dụng: Khắc sâu, củng cố cách xây dựng đoạn văn phần mở bài, thân
bài, kết bài cho học sinh.
3./ Giáo án minh họa tiết trả bài viết Tập làm văn:
Tuần …… – tiết ………

Ngày soạn: ……………

Ngày dạy: …………

TRẢ BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN
(Văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí)
I. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
- Củng cố kiến thức; nhận thấy được nguyên nhân của những ưu, nhược điểm trong
bài viết Tập làm văn số (các kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý; cách dùng từ, đặt
câu, dựng đoạn văn; bố cục và trình bày).
- Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận về một vấn đề tư tưởng,
đạo lí; kĩ năng tự sửa chữa và rút kinh nghiệm cho các bài viết sau.
- Có ý thức học hỏi và phấn đấu, thi đua lành mạnh trong học tập.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Chấm bài, tổng hợp chất lượng bài viết; soạn giảng.

- HS: Xem lại phần lí thuyết văn bản nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
III. TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC:
1. Ổn định lớp: (Lớp trưởng báo cáo sĩ số và tình hình chuẩn bị bài ở nhà
của các bạn)
2. Dạy bài mới:
* GV giới thiệu mục đích yêu cầu của tiết trả bài.
11


HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu các yêu cầu của bài viết.
* Thao tác 1: Tìm hiểu đề bài.
- HS nhắc lại đề bài; GV chép đề bài * Đề bài: Suy nghĩ về đạo lí “Ăn quả
lên bảng và hướng dẫn tìm hiểu đề.

nhớ người trồng cây.”

- GV:

- Dạng đề: Nghị luận về một vấn đề tư

? Hãy nhắc lại kết quả tìm hiểu đề của tưởng, đạo lí.
em (cấu tạo của đề)? Từ đó, em hiểu - Yêu cầu của đề bài: Phân tích, chứng
được như thế nào về yêu cầu của đề minh làm sáng rõ một tư tưởng, đạo lí
bài?

tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

- HS nhắc lại kết quả tìm hiểu đề (…)


- Phạm vi tư liệu: Kiến thức sách vở và

- GV nhận xét, bổ sung, sửa chữa về vốn sống
cách tìm hiểu đề của HS.
* Thao tác 2: Tìm ý.
- GV: ? Em hãy nhắc lại cách tìm ý của - Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng:
mình?

+ Nghĩa đen: “Ăn qủa” là ăn những trái

? Em đã tìm được những ý nào để xây cây chín, thơm, ngọt, bùi; “người trồng
dựng bài văn?

cây” là người vun trồng, chăm bón cây,

- HS nhắc lại cách tìm ý và những ý đã trái.
tìm được (…)

+Nghĩa bóng: hưởng thụ thành quả của
những người đi trước đã tạo ra.
- (? Tại sao ăn quả phải nhớ người
trồng cây?): “Ăn quả nhớ người trồng
cây” thể hiện được truyền thống đạo lí
tốt đẹp của cha ơng ta và là nền tảng để
hình thành, phát triển và hồn thiện
nhân cách con người.
- (Người trồng cây ở đây có thể hiểu là

- GV nhận xét, bổ sung, sửa chữa về những ai?): tổ tiên, ơng bà, cha mẹ,

cách tìm ý của HS.

người nơng dân, người công nhân, thầy
12


cô, các anh hùng liệt sĩ, …
- (? Nhớ người trồng cây, ta phải làm

- HS lắng nghe và rút kinh nghiệm.

như thế nào, làm ra sao?): chúng ta
phải có những hành động và việc làm
đúng đắn với những người đã tạo ra
thành quả
- (?Suy nghĩ gì về lời dạy của câu tục
ngữ trên?):Câu tục ngữ là một lời dạy
đúng đắn, phù hợp với mọi thời đại
trong việc bồi dưỡng và rèn luyện nhân

- GV:

cách con người
* Thao tác 3: Làm dàn ý.
1. Mở bài:

? Nhắc lại cách làm dàn ý của em?

- Dân tộc Việt Nam vốn có truyền


? Các ý trong phần thân bài được em thống coi trọng đạo đức, ơn nghĩa
lựa chọn sắp xếp theo trình tự ra sao? - Trích dẫn câu tục ngữ “Ăn quả nhớ
Vì sao?

người trồng cây”

- HS nhắc lại cách làm dàn ý của mình 2. Thân bài:
(…)

2.1. Giải thích từ: “ăn quả”, “người
trồng cây”
- “Ăn qủa”: ăn những trai cây chín,
thơm, ngọt, bùi
- “Người trồng cây”: người vun trồng,
chăm bón cây, trái.
� Phải biết ơn khi hưởng thụ thành

quả của những người đã tạo ra. Đó là
hành động thể hiện truyền thống đạo lí
tốt đẹp của cha ơng ta và là nền tảng để
hình thành, phát triển và hồn thiện
13


nhân cách con người…
2.2. Người trồng cây ở đay có thể hiểu

là tổ tiên, ông bà, cha mẹ, người nông
dân, người công nhân, thầy cô, các anh
hùng liệt sĩ, …

2.3. Nhớ người trồng cây nghĩa là bây

- GV nhận xét, bổ sung, sửa chữa về giờ chúng ta phải có những hành động
cách lập dàn ý của HS:

và việc làm đúng đắn với những người

+ Bố cục

đã tạo ra thành quả…

+ Cách sử dụng và cách sắp xếp các ý 2.4. Không thể chấp nhận lối sống “ăn
trong từng phần của bài văn.

cháo đá bát”, “vong ơn bội nghĩa”…
3. Kết bài:
- Câu tục ngữ là bài học đạo đức nhẹ

- HS lắng nghe và rút kinh nghiệm.

nhàng mà sâu sắc, thấm thía
- Phấn đấu làm người trồng cây cho thế

hệ sau
Hoạt động 2: Chữa và đọc bài:
* Thao tác 1: Chữa bài.
- GV: Trả bài viết cho HS
* Ưu điểm:
- GV: Từ kết quả thống kê được sau - Xác định được các yêu cầu của đề bài
khâu chấm bài, trước khi đi vào sửa lỗi, - Bố cục cân đối, mạch lạc

GV chú ý nêu những ưu điểm trong bài - Một số bài có cách diễn đạt trơi chảy,
viết của các em; sau đó mới sửa các lỗi giàu hình ảnh (Bạn Hằng, Lê, Đạt, …)
hình thức (lỗi nội dung đã chữa đan xen * Nhược điểm:
ở hoạt động 1) mà các em mắc phải - Viết tắt, viết số, dùng kí hiệu tùy tiện:
thường là các lỗi :

+“Câu TN”. Sửa: Câu tục ngữ;

+ Viết tắt, viết số, dùng các kí hiệu tùy + “…là 1 bài học về cách làm người”.
tiện

Sửa: … là một cách làm người;

+ Lỗi chính tả: dấu ngã, hỏi; phụ âm +“ � câu tục ngữ khuyên chúng ta …”.
ch/tr, r/x, d/gi,…

Sửa: Như vậy câu tục ngữ khuyên
14


+ Lỗi dùng dấu câu: dấu chấm, dấu chúng ta …
phẩy, dấu ngoặc đơn, ngoặc kép, …

+ …vv

+ Lỗi dùng từ thiếu trong sáng, câu văn - Sử dụng dấu câu chưa chính xác,
sai ngữ pháp

chưa hợp lí:


+ Lỗi xây dựng và liên kết đoạn văn, … + “cha ông ta” đúc rút kinh nghiệm
vv

…” Sửa: cha ông ta đúc rút kinh

- HS nhận bài và lắng nghe, tự rút kinh nghiệm …
nghiệm.

+“Câu tục ngữ ăn quả nhớ người
trồng cây là lời dạy bổ ích khiến cho
chúng ta phải suy nghỉ…”. Sửa: Câu
tục ngữ “Ăn quả nhớ người trồng cây”
là lời dạy bổ ích khiến cho chúng ta
phải suy nghĩ…;
+ …vv
- Viết câu chưa đúng:
+ “Qua câu tục ngữ nhắc nhở mọi
người …” Sửa: Qua câu tục ngữ, cha
ông ta nhắc nhở mọi người …
+ “Trong cuộc sống của con người.
Chúng ta nên ghi nhớ và thực hiện tốt
lời dạy…” Sửa: Trong cuộc sống,
chúng ta nên ghi nhớ và thực hiện tốt
lời dạy…
+ …vv

- GV giải đáp mọi thắc mắc của HS - Dùng từ cịn thơ và chưa chuẩn xác:
(nếu có).

+ “Một số thanh niên ngày nay khơng

những đua địi khơng lo lắng học tập
lao động. Họ cịn mất dạy với cha mẹ
đẻ…”. Sửa: Một số thanh niên ngày
15


nay khơng những đua địi, khơng lo
lắng học tập, lao động, mà cịn có một
số hành động đi ngược lại đạo hiếu đối
với cha mẹ…
+ Câu tục ngữ có một ý nghĩa rất là
hay … Sửa: Câu tục ngữ có một ý
nghĩa sâu sắc …
+ …vv
* Thao tác 2: Đọc bài.
- GV thống kê chất lượng chung của cả Lớp Khá giỏi TB
9A 15/34
16/34
lớp (có thể đối chiếu với các lớp cùng
9B 13/34
16/34
khối)

Yếu kém
03/34
05/34

- GV chọn 03 bài viết (khá giỏi, trung
bình, yếu kém) cho HS đọc to trước
lớp.

? Em có nhận xét gì về nội dung và
hình thức diễn đạt của các bài viết vừa
đọc?
- HS trao đổi và nêu nhận xét của mình.
- GV biểu dương, khích lệ HS.
Hoạt động 3: Đọc tham khảo.
- GV chuẩn bị và tổ chức cho HS đọc một số đoạn văn tham khảo, sau đó, hướng
dẫn tìm hiểu trình tự lập luận của đoạn văn.
* Đoạn mở bài tham khảo:
(1) Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống u q, tơn trọng đạo lí. (2) Để
nhắc nhở, giáo dục con cháu về lòng biết ơn đối với thế hệ đi trước đã làm nên
thành quả cho đời sau hưởng thụ, cha ông ta có một kho tàng tục ngữ phong phú,
sâu sắc. (3) Đáng chú ý nhất là câu “Ăn quả nhớ người trồng cây.”
(Trình tự lập luận: Câu (1) nêu mục đích, xuất xứ của vấn đề

 Câu (2)

xác định và báo trước vấn đề cần nghị luận ở thân bài  Câu (3) trích dẫn phần
16


nêu của đề bài.)
* Đoạn kết bài tham khảo:
(1) Tóm lại, câu tục ngữ trên đã đưa ra một bài học đạo đức nhẹ nhàng mà
sâu sắc, thấm thía. (2) Trong cuộc sống, đối với bản thân em, em sẽ ln lễ phép,
ngoan ngỗn, chăm chỉ, chịu khó học tập và lao động trở thành người có ích để
đền đáp và ghi nhớ công lao sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ ông bà, công ơn
dạy dỗ của thầy cô …, đồng thời luôn cố gắng phấn đấu làm “người trồng cây”
tạo ra thành quả lao động cho người khác.
(Trình tự lập luận: Câu (1) tác dụng của vấn đề  Câu (2) liên hệ bản

thân, thực hiện tốt vấn đề.)
* Đoạn thân bài tham khảo:
(1) Để nêu lên được bài học đạo lí, câu tục ngữ mượn hai hành động gần
gũi “ăn, nhớ” và hai hình ảnh quen thuộc “quả, kẻ trồng cây”. (2) “Ăn quả” là ăn
những trái cây chín, thơm, ngọt, bùi; “kẻ trồng cây” là người vun trồng, chăm
bón cây phát triển và đơm hoa kết trái. (3) Từ đó, suy rộng ra, ta ngầm hiểu “ăn
quả” là hưởng thụ thành quả vật chất cũng như tinh thần, “kẻ trồng cây” là người
tạo ra thành quả đó. (4) Rõ ràng, câu tục ngữ khuyên dạy chúng ta khi hưởng thụ
thành quả lao động thì ln phải nhớ và biết ơn những người đã tạo ra thành quả
đó.
(Trình tự lập luận, xây dựng đoạn: Câu (1) dẫn dắt câu tục ngữ  Câu (2)
giải thích nghĩa đen  Câu (3) giải thích nghĩa bóng  Câu (4) chốt lại vấn đề
cần nghị luận (câu nêu luận điểm).
IV. Rút kinh nghiệm và hướng dẫn về nhà:
- GV tổ chức cho HS rút kinh nghiệm chung về bài viết Tập làm văn
- HS xem lại bài, sửa chữa những lỗi mắc phải và tự rút kinh nghiệm cho bài viết
lần sau; đọc và chuẩn bị bài mới.

C. PHẦN KẾT LUẬN
17


I. Kết quả đạt được:
Sau một thời gian thực hiện, chúng tơi đã tiến hành khảo sát, kiểm tra, phân
tích, tổng hợp và nhận thấy chất lượng bài viết Tập làm văn của đại đa số HS có
chuyển biến tích cực, cụ thể:
1. Đã hình thành được thói quen tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý.
2. Đã thuần thục và vận dụng tương đối linh hoạt các kĩ năng tìm hiểu đề,
tìm ý, lập dàn ý.
3. Bài viết của các em đảm bảo tính định hướng; bố cục cân khá đối, chặt chẽ

; ý tứ tương đối đầy đủ, rõ ràng; trình bày mạch lạc, ít mắc lỗi chính tả, …
4. Đối chiếu các bài viết Tập làm văn trên lớp của HS trước và sau khi thực
hiện kinh nghiệm này, chúng tơi có được tổng hợp chất lượng bài viết như sau:
4.1/ Chất lượng trước khi thực hiện kinh nghiệm:
Lớp Sĩ

BÀI VIẾT SỐ 1
Giỏi Khá TB Yếu

BÀI VIẾT SỐ 2
Kém Giỏi Khá TB Yếu

số
9A 35 00
04
16
12
03
0
04
16
13
Tỉ lệ
11% 46% 34% 09%
11% 46% 37%
9B 35 00
01
16
14
04

00
01
19
12
Tỉ lệ
03% 46% 40% 11%
03% 54% 34%
4.2/ Chất lượng sau khi thực hiện kinh nghiệm:
Lớp Sĩ

BÀI VIẾT SỐ 3
Giỏi Khá TB Yếu

số
9A 34 03
05
21
05
Tỉ lệ
09% 15% 61% 15%
9B 34 00
03
21
10
Tỉ lệ
09% 62% 29%

BÀI VIẾT SỐ 4
Kém Giỏi Khá TB Yếu
00

00

05
07
17
05
15% 20% 50% 15%
00
05
23
06
15% 67% 18%

Kém
02
06%
03
09%

Kém
00
00

Có lẽ sáng kiến kinh nghiệm này chưa thực sự sâu sắc và có sức thuyết phục
cao, nhưng qua bảng so sánh trên đã cho thấy được sự chuyển biến theo hướng
ngày càng tích cực về chất lượng học tập của học sinh. Vì vậy, chúng tơi hi vọng và
tin tưởng rằng trong thời gian tới, với sự tìm tịi, khả năng sáng tạo và sự nỗ lực
18



phấn đấu khơng mệt mỏi của thầy và trị, chất lượng học tập của học sinh sẽ được
nâng lên cao hơn nữa, đáp ứng tốt mục tiêu giáo dục cũng như cuộc vận động “Hai
không với bốn nội dung” trong toàn Ngành.
II. Bài học kinh nghiệm:
1. Giáo án là một trong những phương tiện dạy học thiết yếu, là hệ thống cách
thức, ý đồ dạy học được giáo viên dàn dựng sẵn theo mục tiêu của bài học nhằm
phát động tối đa tâm hồn, ý chí, nghị lực của học sinh.
2. Muốn có một giờ dạy Văn nói chung và tiết trả bài Tập làm văn nói riêng đạt
hiệu quả như ý thì trước hết phải có một giáo án tốt. Một giáo án tốt là giáo án được
soạn một cách nghiêm túc, sáng tạo và phù hợp trình độ nhận thức của học sinh.
3. Dù là một giáo viên có tay nghề văn vững vàng, nhưng nếu thiếu giáo án thì kết
quả giáo dục cũng sẽ khơng hồn tồn.
III. Một vài kiến nghị:
1. Đối với Tổ chuyên môn và bộ phận chuyên môn nhà trường:
- Tổ chức hội thảo chuyên đề về cách soạn bài viết Tập làm văn trên cơ sở trao đổi,
phân tích vai trị, vị trí của tiết trả bài viết Tập làm văn.
- Chú trọng kiểm tra bài soạn và dự giờ góp ý về cách thức tổ chức học sinh học tập
tiết trả bài viết Tập làm văn.
2. Đối với giáo viên:
Cần tăng cường hơn nữa ý thức và tinh thần trách nhiệm của mình từ khâu
nghiên cứu soạn giảng cho đến bước lên lớp giảng dạy.
M’đrắk, ngày 25 tháng 2 năm 2010
Người viết:

Trần Đăng Hảo
19





20



×