Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Một số điểm cần lưu ý khi giảng dạy nhóm halogen doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.75 KB, 3 trang )

Một số điểm cần lưu ý khi giảng dạy
nhóm halogen
Halogen là nhóm nguyên tố đầu tiên được nghiên cứu
sau khi học sinh đã được học các lý thuyết chủ đạo
- Halogen là nhóm nguyên tố đầu tiên được nghiên cứu
sau khi học sinh đã được học các lý thuyết chủ đạo ( cấu
tạo nguyên tử, bảng tuần hoàn, định luật tuần hoàn, liên kết hoá học
phản ứng oxi hoá khử…). Vì vậy cần dùng phương pháp suy diễn hay
diễn dịch (đi từ cái chung đến cái riêng) để dự đoán tính chất xuất phát
từ định luật tuần hoàn và vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn theo
sơ đồ:
Vị trí > cấu tạo tính chất
- Các thí nghiệm biểu diễn của giáo viên trong chương này chủ yếu
được tiến hành theo phương pháp minh hoạ, kiểm chứng để khẳng định
những dự đoán về tính chất dựa trên cấu tạo của đơn chất hoặc hợp chất
của halogen là đúng đắn. Ví dụ: Xét phản ứng của clo với natri:
+ Clo là phi kim có độ âm điện lớn nên là chất oxi hoá mạnh
+ Natri là kim loại kiềm có tính khử mạnh
+ Phản ứng giữa clo và natri phải xảy ra mãnh liệt và toả nhiều
nhiệt
Phương pháp dạy học này có tác dụng phát huy tính tích cực, rèn kỹ
năng vận dụng kiến thức đã học, phát triển tư duy của học sinh .
- Khi nghiên cứu về clo có thể dùng phương pháp loại suy (đi từ cái
riêng biệt này đến cái riêng biệt khác) để nghiên cứu flo, brom, iot. Dựa
vào sự giống nhau (tương tự) về một số tính chất (đã được học kỹ ở bài
clo) để suy ra những tính chất tương tự sẽ có ở brom hoặc iot. Cần chú ý
là kết luận đi tới đươc bằng phép loại suy bao giờ cũng gần đúng, có tính
chất giả thiết, phải kiểm chứng bằng thực nghiệm hay thực tiễn.
Trong dạy học hoá học, phép loại suy có tác dụng rất lớn vì thời gian
học tập hạn chế, chúng ta chỉ có thể nghiên cứu kỹ một số chất mà
chương trình đã lựa chọn, nhưng nhờ phương pháp loại suy ta có thể dẫn


học sinh đi tới những kết luận xác thực về tính chất của những chất
không có điều kiện nghiên cứu.
- Trong bài luyện tập chương 5 cần dùng phương pháp so sánh, đối
chiếu để thấy sự giống nhau và khác nhau giữa các halogen về cấu hình
electron của nguyên tử, độ âm điện, tính chất vật lý và hoá học của các
đơn chất và hợp chất quan trọng của chúng. Dùng phương pháp so sánh,
đối chiếu có tác dụng khắc sâu, hệ thống hoá kiến thức và nêu bật sự
biến đổi có quy luật tính chất vật lý và hoá học của các halogen.
Về nội dung dạy học cần lưu ý
- Khi nghiên cứu vị trí các halogen trong hệ thống tuần hoàn và cấu
tạo nguyên tử của chúnh cần chú ý đến đặc điểm: có 1electron không
ghép đôi ở phân lớp ngoài cùng. Từ đó hướng dẫn học sinh chú ý đến
- Giải thích sự giống nhau về tính chất của các halogen và các hợp chất
của chúng dựa vào cấu tạo tương tự nhau của lớp electron ngoài cùng
của các nguyên tử halogen. Sự khác nhau định tính về tính chất của các
halogen là do khoảng cách khác nhau từ hạt nhân đến lớp electron hoá
trị.
- Giải thích sự thay đổi về tính chất vật lý của halogen cần chú ý đến
khả năng tạo liên kết cộng hoá trị không cực trong phân tử đơn chất và
lý thuyết về cấu tạo nguyên tử để lý giải sự đột biến về năng lượng liên
kết giữa clo và flo.
- Nếu dựa vào sự phụ thuộc của độ bền liên kết vào khoảng cách giữa
2 hạt nhân thì học sinh dự đoán phân tử F
2
bền hơn Cl
2
. Thực tế giá trị
năng lượng liên kết mâu thuẫn vì dự đoán này cần giải thích bằng khả
năng tạo liên kết cho nhận của phân tử Clo. Khả năng tạo liên kết cho
nhận giảm khi bán kính nguyên tử tăng.

- Nghiên cứu tính hoạt động hoá học của các halogen cần làm rõ sự
phụ thuộc
+ Cần giải thích cho học sinh vì sao phản ứng của Cl
2
với H
2
O thuận
nghịch:
Cl
2
+ H
2
O ↔ HClO + HCl
Chính do HClO là chất oxi hoá mạnh, nó oxi hoá HCl đến Cl
2
.
+ Tính tẩy màu của clo ẩm chính là do tính oxi hoá mạnh của axit
hipoclorơ cụ thể là tính oxi hoá mạnh của hipoclorit (ClO
-
). Tính tẩy
màu của nước Javen chính là do tính oxi hoá mạnh của muối natri
hipoclorit cũng là do tính oxi hoá mạnh của hipoclorit (ClO
-
) Không
nên giải thích là các chất trên không bền, dễ phân huỷ tạo thành oxi
nguyên tử và oxi nguyên tử là nguyên nhân gây nên tính oxi hoá mạnh
của HClO và NaClO

×