Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Tài liệu Đáp án và đề thi thử ĐH đợt 1 môn Lịch sử khối C năm 2010 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.71 KB, 6 trang )

SỞ GD – ĐT QUẢNG TRỊ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 1 NĂM 2010.
MÔN: LỊCH SỬ - KHỐI C
(Thời gian làm bài: 180 phút)

I. LỊCH SỬ VIỆT NAM (7 điểm)
Câu 1: (1đ)
Hoàn cảnh lịch sử và nội dung Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Đảng Cộng
sản Đông Dương ?
Câu 2: (3đ)
Tại sao Tưởng và Pháp ký với nhau hiệp ước Hoa - Pháp ngày 28 - 2 – 1946? Đảng và
Chính phủ ta thực hiện sách lược gì trước tình thế do hiệp ước đặt ra
Câu 3: (3đ)
Dựa vào ba sự kiện quan trọng sau đây: Chiến thắng Việt Bắc(1947), chiến thắng Biên
giới(1950) và chiến thắng Điện Biên Phủ(1954), hãy làm sáng tỏ các bước phát triển
của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta
II. LỊCH SỬ THẾ GIỚI (3 điểm)
Trình bày sự thành lập, quá trình phát triển của tổ chức ASEAN và quan hệ Việt Nam -
ASEAN. Nêu sự khác nhau cơ bản giữa hai khối ASEAN và SEATO về mục đích.

1
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 1 NĂM 2010.
MÔN: LỊCH SỬ - KHỐI C
Câu 1: (1đ)
Hoàn cảnh lịch sử và nội dung Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Đảng
Cộng sản Đông Dương ?
- Sau phong trào cách mạng 1930 – 1931 , nước ta bước vào thời kỳ phục hồi phong
trào cách mạng. Đến cuối năm 1933, các tổ chức Đảng dần dần được phục hồi và củng
cố. Đầu năm 1934, Ban lãnh đạo Hải ngoại được thành lập do Lê Hồng Phong đứng


đầu. Cuối năm 1934 đầu năm 1935, các xứ uỷ Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ được lập lại.
Đầu năm 1935, các tổ chức Đảng và phong trào được phục hồi…
Từ ngày 27 đến ngày 31 – 3 – 1935, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Đảng
họp tại Ma Cao (Trung Quốc)… (0,5đ)
- Sau khi đánh giá tình hình, Đại hội xác định ba nhiệm vụ của Đảng trong thời gian
trước mắt là: củng cố sự phát triển Đảng; tranh thủ quần chúng rộng rãi; chống chiến
tranh đế quốc.
Đại hội thông qua nghị quyết chính trị, Điều lệ Đảng và các nghị quyết quan trọng khác.
Đại hội bầu ra Ban chấp hành Trung ương do lê Hồng Phong làm tổng Bí thư của
Đảng. Nguyễn Ái Quốc được cử làm đại diện của Đảng bên cạnh Quốc tế Cộng sản
Câu 2: (3đ)
Tại sao Tưởng và Pháp ký với nhau hiệp ước Hoa - Pháp ngày 28 - 2 – 1946? Đảng
và Chính phủ ta thực hiện sách lược gì trước tình thế do hiệp ước đặt ra.
- Sau khi chiếm đóng các đô thị ở Nam Bộ và cực nam Trung Bộ, thực dân Pháp
chuẩn bị tiến quân ra Bắc để thôn tính cả nước ta. Để thực hiện mục đích đó, chắc chắn
Pháp sẽ vấp phải lực lượng kháng chiến của quân dân Việt Nam và cả sự có mặt của
quân Tưởng ở miền Bắc. Vì thế, Pháp dùng thủ đoạn điều đình với chính phủ Tưởng để
ra Bắc thay thế quân Tưởng giải giáp quân Nhật. Trong khi đó, Tưởng thấy cần phải rút
về nước để tập trung đối phó với phong trào cách mạng do Đảng Cộng sản Trung Quốc
lãnh đạo.
Tưởng và Pháp đã thoả hiệp với nhau, ký kết bản hiệp ước Hoa – Pháp ngày 28- 2-
1946. theo đó Pháp được đưa quân ra Bắc thay thế quân Tưởng làm nhiệm vụ giải giáp
quân Nhật. Đổi lại Tưởng được Pháp trả lại một số quyền lợi trên đất Trung Quốc, được
vận chuyển hàng hoá qua cảng Hải Phòng vào Hoa Nam không phải đóng thuế.
(0.5đ)
- Hiệp ước Hoa – Pháp buộc nhân dân ta phải chọn một trong hai con đường: hoặc là
cầm vũ khí chống lại thực dân Pháp khi chúng ra miền Bắc, hoặc là cùng hoà hoãn với
Pháp để nhanh chóng gại 20 vạn quân Tưởng ra khỏi miền Bắc, tranh thủ thời gian hoà
hoãn, xây dựng đất nước, chuẩn bị lực lượng để đối phó với cuộc chiến tranh của Pháp
về sau. (0,5đ)

- Trước tình thế mà Hiệp ước đó đặt ra, Đảng và Chính phủ ta đã thực hiện sách lược
hoà với Pháp. Hồ Chủ Tịch đã ký với Xanhtơni, đại diện chính phủ Pháp bản Hiệp định
sơ bộ 6- 3 – 1946.Theo đó, chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam dân chủ cộng hoà
là một quốc gia tự do,có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng nằm trong
2
khối Liên hiệp Pháp; Chính phủ Việt Nam thoả thuận cho 15000 quân Pháp ra miền Bắc
thay quân Tưởng làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật, số quân này sẽ rút dần trong thời
hạn 5 năm, hai bên thực hiện ngừng bắn, tạo không khí thuận lợi cho việc mở cuộc đàm
phán chính thức (0,5đ)
- Hiệp định sơ bộ 6- 3 – 1946 có ý nghĩa rất lớn. Nó đã đập tan âm mưu cấu kết giữa
Pháp và Tưởng, loại bỏ được một kẻ thù nguy hiểm là tưởng và tay sai; tránh được một
cuộc chiến tranh chống nhiều kẻ thù khi lực lượng của ta còn yếu; tranh thủ thời gian
hoà hoãn để chuẩn bị lực lượng cho cuộc chiến đấu sau này
(0,5đ)
- Sau hiệp định sơ bộ, ta tiếp tục đấu tranh ngoại giao, đàm phán chính thức với Pháp
tại Phôngtennơblô, nhưng do Pháp ngoan cố nên cuối cùng hội nghị thất bại. Để tiếp tục
kéo dài thời gian hoà hoãn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với đại diện chính phủ Pháp
bản tạm ước 14 – 9 – 1946, nhân nhượng thêm cho Pháp một số quyền lợi kinh tế - văn
hoá ở Việt Nam
(0,5đ)
- Tranh thủ thời gian hoà hoãn, chúng ta đã củng cố và xây dựng lực lượng về mọi
mặt(chính trị, kinh tế, quân sự…) Pháp cố ý gây chiến tranh (khiêu khích, tăng quân,
đánh chiếm Lạng Sơn, Hải Phòng, gây xung đột ở Hà Nội), gửi tối hậu thư ngày 18 – 12
– 1946 đòi chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu và giao quyền kiểm soát thủ
đô hà Nội cho chúng, thực chất là Pháp bắt ta đầu hàng. Ta không thể nhân nhượng
được nữa, cuộc kháng chiến toàn quốc bắt đầu(19 -12 – 1946)
(0,5đ)
Câu 3: (3đ)
Dựa vào ba sự kiện quan trọng sau đây: Chiến thắng Việt Bắc(1947), chiến thắng
Biên giới(1950) và chiến thắng Điện Biên Phủ(1954), hãy làm sáng tỏ các bước phát

triển của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta
a.Chiến thắng Việt Bắc(1947)
- Sau khi quân ta rút khỏi các đô thị, thực dân Pháp tuy đã kiểm soát được nhiều địa
bàn quan trọng, nhưng vẫn chưa thực hiện được âm mưu đánh nhanh thắng nhanh. Tình
hình nước Pháp gặp nhiều khó khăn…Ngày 7-10-1947 địch huy động 12000 quân chia
thành nhiều mũi (đường thuỷ, đường bộ, đường không)tiến công lên Việt Bắc nhằm tiêu
diệt cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến và phần lớn bộ đội chủ lực của ta , nhanh
chóng kết thúc chiến tranh (0,25đ)
- Thực hiện chỉ thị của Thường vụ Trung ương Đảng “ phải phá tan cuộc tấn công mùa
đông của giặc Pháp”.Sau hơn hai tháng chiến đấu( từ ngày 7 - 10 - 1947 đến ngày 19 -
12 - 1947) chiến dịch Việt Bắc toàn thắng, ta đã tiêu diệt và loại khỏi vòng chiến đấu
hơn 6000 tên, bắn rơi 16 máy bay, bắn chìm 11 tàu chiến và ca nô, phá huỷ nhiều
phương tiện chiến tranh của chúng
(0,25đ)
- Với chiến thắng Việt Bắc, cơ quan đầu não kháng chiến của ta được bảo vệ an toàn,
quân đội ta không những không bị tiêu diệt mà đã trưởng thành và được trang bị thêm
nhiều vũ khí. Sau chiến thắng, so sánh lực lượng giữa ta và địch bắt đầu thay đổi theo
chiều hướng có lợi cho ta. Với chiến thắng Việt Bắc, quân dân ta đã đánh bại hoàn toàn
chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của địch, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài
với ta (0,25)
3
b. Chiến thắng Biên giới(1950)
- Qua mâý năm kháng chiến, quân dân ta đã thu được nhiều thắng lợi to lớn trên tất cả
các mặt trận. Từ cuối năm 1949 đến giữa năm 1950, tình hình thế giới có nhiều chuyển
biến quan trọng có lợi cho cuộc kháng chiến của ta… Để tranh thủ những điều kiện
thuận lợi, phá thế bị bao vây bên trong và bên ngoài, đưa cuộc kháng chiến bước sang
giai đoạn phát triển mới,Trung ương Đảng chủ trương mở chiến dịch Biên giới nhằm
tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch; khai thông biên giới Việt – Trung để mở
rộng đường liên lạc với các nước XHCN; củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc
(0,25)

- Đây là chiến dịch lớn nhất của quân dân ta kể từ ngày đầu kháng chiến chống Pháp
đến lúc đó. Gần 3 vạn bộ đội và hơn 12 vạn dân công tham gia chiến dịch. Sau hơn 1
tháng chiến đấu(từ ngày 16 – 9 – 1950 đến ngày 22 – 10 – 1950) chiến dịch Biên giới
đã giành được thắng lợi to lớn: diệt và bắt sống 8300 tên địch, thu hàng ngàn tấn vũ khí,
giải phóng tuyến biên giới dài 750 km với 35 vạn dân ( 0,25đ)
- Trong chiến dịch Biên giới, lần đầu tỉên nhiều đơn vị bộ đội phối hợp tác chiến, đánh
địch trên một chiến trường rộng, diệt gọn nhiều tiểu đoàn cơ động tinh nhuệ của địch…
Tuyến biên giới Việt – Trung từ Cao Bằng đến Đình Lập được khai thông; “Hành lang
Đông – Tây” của địch bị chọc thủng; thế bao vây của địch cả trong lẫn ngoài đối với
căn cứ địa Việt Bắc bị phá vỡ. Từ đó cách mạng Việt Nam có điều kiện mở rộng liên
lạc quốc tế (0,25) - Với chiến thắng Biên giới, ta đã giành được quyền chủ động chiến
lược trên chiến trường chính Bắc Bộ. Từ đó về sau, quân dân ta mở nhiều chiến dịch
tiến công, đánh tiêu diệt địch với quy mô ngày càng lớn (0,25đ)
c.Chiến thắng Điện Biên Phủ(1954)
- Sau 8 năm chiến tranh, ta đã lớn mạnh về mọi mặt và có đủ điều kiện đẩy mạnh cuộc
kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn. Ngược lại , Pháp đang sa lầy trong cuộc chiến
tranh Đông Dương. Cuộc chiến tranh lâu dài, tốn kém đã làm cho thực dân Pháp gặp
nhiều khó khăn và ngày càng phụ thuộc vào Mỹ.Trước tình hình đó, được sự thoả thuận
của Mỹ, Pháp đề ra kế hoạch Nava với hy vọng “chuyển bại thành thắng” trong vòng 18
tháng
Pháp xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điẻm mạnh nhất Đông Dương,
một pháo đài “bất khả xâm phạm”, sẵn sàng “nghiền nát” bộ đội chủ lực của ta. Điện
Biên Phủ trở thành tâm điểm của kế hoạch Nava (0,25đ)
- Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân dân ta
khẩn trương vào chiến dịch với tinh thần “ tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.
Hầu hết các đại đoàn bộ đội chủ lực và hơn 26 vạn dân công được huy động cho chiến
dịch
Điện Biên Phủ là một chiến dịch tiến công địch liên tục gồm 3 đợt:
Đợt 1(từ ngày 13 đến ngày 17 – 3 – 1954): ta tiêu diệt cứ điểm Him Lam và toàn bộ
phân khu phía Bắc.

Đợt 2(từ ngày 30- 3 đến ngày 26 – 4 – 1954) ta tấn công các cứ điểm phía đông của
phân khu trung tâm, khép chặt vòng vây quanh khu trung tâm Mường Thanh.
Đợt 3(từ ngày 1 - 5 đến ngày 7 – 5 – 1954): ta đánh chiếm các cao điểm còn lại ở phía
đông và tổng công kích vào khu trung tâm. Bộ tham mưu tập đoàn cứ điểm bị bắt, toàn
bộ quân địch còn lại ra hàng.
4
Sau 56 ngày đêm chiến đấu, ta đã giành được thắng lợi to lớn: tiêu diệt và bắt sống
toàn bộ địch ở tập đoàn cứ điểm gồm 16200 tên, bắn rơi và phá huỷ 62 máy bay, thu
toàn bộ vũ khí, phương tiện chiến tranh
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đập tan kế hoạch Nava, nỗ lực cuối cùng của thực dân
Pháp và can thiệp Mỹ ở Đông Dương (0,5đ)
- Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, Chi Lăng,
Đống Đa của thế kỷ XX. Thắng lợi quân sự quyết định ở Điện Biên Phủ đã đưa phái
đoàn chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đến hội nghị Giơnevơ với tư thế đại biểu
cho một dân tộc chiến thắng. Hiệp định Giơnevơ được ký kết; các nước tham dự cam
kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, Lào, Campuchia. Chiến thắng
Điện Biên Phủ cùng với hiệp định Giơnevơ đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược
của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ ở Đông Dương. Cách mạng Việt nam bước sang
thời kỳ mới. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng và bước sang giai đoạn cách mạng
XHCN, làm hậu phương vững chắc cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tiến tới
giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước.
(0,5đ)
II. LỊCH SỬ THẾ GIỚI(3 điểm)
Trình bày sự thành lập, quá trình phát triển của tổ chức ASEAN và quan hệ Việt
Nam - ASEAN. Nêu sự khác nhau cơ bản giữa hai khối ASEAN và SEATO về mục
đích.
a. Sự thành lập.
- Sau khi giành được độc lập, bước vào thời kỳ phát triển kinh tế trong điều kiện rất
khó khăn, nhiều nước ở Đông Nam Á thấy cần có sự hợp tác vơ
́

i nhau cu
̀
ng pha
́
t triê
̉
n.
- Đồng thời muốn hạn chế ảnh hưởng của các thế lực bên ngoài đối với khu vực, nhất là
khi cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Đông Dương đang bị sa lầy và thất bại
- Hơn nữa những tổ chức hợp tác mang tính khu vực xuất hiện ngày càng nhiều, nhất là
Khối thị trường chung châu Âu(EEC)
- Vì những lẽ đó mà ngày 8 – 8 – 1967 Hiệp hội các nước Đông Nam Á (viết tắt là
ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc(Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước:
Inđônêxia, Malaixia, Xinhgapo, Thái Lan và Philippin (0,5đ)
b.Quá trình phát triển.
- Trong giai đoạn đầu(1967 – 1975), ASEAN là một tổ chức non yếu, sự hợp tác trong
khu vực còn trong trạng thái khởi đấu, chưa có vị trí trên trường quốc tế. Từ giữa những
năm 70, ASEAN có những bước tiến mới. Sự phát triển này được đánh dấu bằng hội
nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali (Inđônêxia) tháng 2 – 1976 với việc ký Hiệp ước
hữu nghị và hợp tác Đông Nam Á(gọi tắt là Hiệp ước Bali).
(0,25)
- Khi cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ kết thúc, quan hệ giữa các nước
Đông Dương và ASEAN bước đầu được cải thiện. Hai nhóm nước đã thiết lập quan hệ
ngoại giao và bắt đầu có các chuyến đi thăm lẫn nhau của các nhà lãnh đạo cấp cao.
Năm 1984, sau khi giành được độc lập, Brunây gia nhập và trở thành thành viên thứ 6
của ASEAN
Từ đầu những năm 90, chiến tranh lạnh chấm dứt và “vấn đề Campuchia” được giải
quyết, tình hình chính trị khu vực được cải thiện căn bản, ASEAN có điều kiện mở rộng
tổ chức, kết nạp thành viên mới.
5

×