Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) sinh hoạt chuyên môn theo phân tích hoạt động học của học sinh lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.6 MB, 14 trang )

PHỊNG GD & ĐT BÌNH XUN
TRƯỜNG THCS ĐẠO ĐỨC

Tên chun đề: NHÀ

NƯỚC NƯỚC VĂN LANG
LỊCH SỬ 6

Tác giả: Ngô Thị Hiền
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Đạo Đức

Tháng 11 năm 2019
1


CHUYÊN ĐỀ NHÀ NƯỚC VĂN LANG
(BÀI 13 TRONG CHƯƠNG TRÌNH HIỆN HÀNH) LỊCH SỬ 6.
Dự kiến: tiết.
Thời gian thực hiện: Các tuần 14
Dạy thực nghiệm 01 tiết: “Tiết 14 - Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cư
dân Văn Lang”.
Xây dựng 1 tiết học
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 14 - Bài 13:
ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN CỦA CƯ DÂN VĂN LANG
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang tuy sơ khai nhưng phong phú. (Các
nghề thủ công, ăn, ở, mặc, đi lại, lễ hội, tín ngưỡng).


2. Thái độ
- Giáo dục lịng u nước và ý thức về văn hóa dân tộc.
3. Kỹ năng
- Biết quan sát, nhận xét, liên hệ thực tế.
4. Định hướng năng lực hình thành
Qua bài học cần hình thành cho học sinh một số năng lực:
- Năng lực thực hành: Năng lực khai thác kênh hình có liên quan đến nội dung bài học.
- Năng lực hợp tác, tổng hợp, liên hệ, sâu chuỗi các sự kiện lịch sử, phân tích, đánh giá.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Các thiết bị dạy học: tranh, ảnh.
- Phiếu học tập.
2. Học sinh: Vở ghi + SGK
C. HOẠT ĐỘNG
I. Hoạt động tạo tình huống học tập
1. Mục tiêu
Với với việc HS quan sát các hình ảnh (Cơng cụ lao động bằng đồng, Trống đồng
Ngọc Lũ, Bánh chưng bánh dầy, nhà sàn, phương tiện đi lại, Lễ hội Đền Hùng...) để dẫn
dắt HS nắm được khái quát chủ đề của bài học: Đời sống vật chất và tinh thần của cư
dân Văn Lang.
2. Phương thức
- Giáo viên chiếu một số hình ảnh cho HS quan sát (trong thời gian 2 phút).
2


BÁNH CHƯNG, BÁNH DẦY

3



4


- Em hãy cho biết nền kinh tế chính của cư dân Văn Lang?
- Họ biết trồng những loại cây gì và ni những con vật nào?
- Cư dân Văn Lang biết làm những nghề thủ cơng gì?
3. Gợi ý sản phẩm
- Mỗi HS có thể trình bày các SP với các mức độ khác nhau, GV lựa chọn một SP nào
đó để làm tình huống kết nối vào bài mới.
4. Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động
- HS báo cáo kết quả làm việc với thầy cô giáo
- Giáo viên nhận xét và dẫn vào bài
II. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Nơng nghiệp và các nghề thủ cơng:
1.1. Mục tiêu
Trình bày được đặc điểm chính của nền kinh tế nông nghiệp và các nghề thủ công
của cư dân Văn Lang.
1.2. Phương thức
GV giao nhiệm vụ cho 6 nhóm HS, đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ
sung; GV chuẩn kiến thức.
- Nhóm 1+2: Kết hợp quan sát các hình ảnh dưới đây và đọc thơng tin trong mục
1/SGK/38, thảo luận: Em hãy cho biết người dân Văn Lang xới đất để gieo, cấy bằng
cơng cụ gì?

5


- Nhóm 3+4: Qua các H36, H37, H38/SGK em nhận thấy nghề nào được phát
triển thời bấy giờ?


- Nhóm 5+6: Theo em việc tìm thấy trống đồng ở nhiều nơi trên đất nước ta và ở
cả nước ngoài đã thể hiện điều gì?
1.3. Gợi ý sản phẩm
a) Nơng nghiệp
- Nước Văn Lang là một nước nơng nghiệp, thóc lúa trở thành lương thực chính, ngồi
ra cư dân cịn trồng: khoai, chuối, cam, rau, đậu, cà...
- Nghề trồng dâu nuôi tằm, đánh cá, chăn nuôi gia súc rất phát triển.
b) Thủ cơng nghiệp
- Làm đồ gốm, dệt vải, xây nhà, đóng thuyền... được chun mơn hố, đặc biệt nghề
luyện kim: đúc đồng, làm vũ khí... đạt trình độ cao. Cư dân Văn Lang bắt đầu biết rèn
sắt.

6


Tìm thấy ở Bình Lục – Hà Nam. Cao 0,63 m. Đường kính mặt trống rộng 0,80 m. Chia
làm 3 phần (mặt, tang, thân trống). Trống đồng là sản phẩm của lao động, sáng tạo, là
tác phẩm nghệ thuật với hoa văn sinh động, hình người, mng thú thể hiện đời sống và
tinh thần…Trở thành một nhạc khí sử dụng trong các lễ nghi nông nghiệp, cũng như
trong các dịp hội hè, tượng trưng cho uy quyền của các tù trưởng, thủ lĩnh dùng để tập
hợp quần chúng, chỉ huy chiến đấu, vật chôn theo người chết.
→ Trống Đồng là vật tiêu biểu của văn hóa Lạc Việt, được coi là biểu tượng của nền
văn minh Sông Hồng
1.1.4. Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động
- HS theo dõi kết quả với nhóm
- HS báo cáo kết quả với thầy, cô giáo viên chuẩn kiến thức.
2. Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang ra sao?
2.1. Mục tiêu
HS biết đặc điểm đời sống vật chất của cư dân Văn Lang.
2.2. Phương thức

Hoạt động cặp đôi.
GV giao nhiệm vụ cho HS: Kết hợp quan sát một số hình ảnh (nhà ở, phương tiện đi lại,
trang phục, đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày của cư dân Văn Lang) và đọc thông tin
trong mục 2 SGK/39.

7


8


9


- Trình bày đặc điểm đời sống vật chất của cư dân Văn Lang?
2.3. Gợi ý sản phẩm
*Thức ăn: Cơm nếp, cơm tẻ, cá, rau... biết làm mâm và dùng gừng làm gia vị.
* Ở và đi lại:
- Ở nhà sàn mái cong hình thuyền hoặc mái trịn hình mui thuyền, làm bằng gỗ, tre, nứa,
lá… có cầu thang lên xuống. Làng chạ thường gồm vài chục gia đình, sống ven đồi, ven
sông, ven biển.
- Đi lại: Họ đi lại bằng thuyền là chủ yếu.
* Trang phục:
+ Nam: đóng khố mình trần.
+ Nữ: mặc váy, áo sẻ giữa, có yếm che ngực, cắt tóc ngắn hoặc bỏ xỗ, búi tó...
+ Ngày lễ họ thích đeo các đồ trang sức như khuyên tai, đội mũ cắm lông chim.
2.4. Kiểm tra đánh giá hoạt động
- HS hỏi thầy cơ những gì em chưa biết
- HS: Các nhóm báo cáo kết quả (nhận xét lẫn nhau)
- GV nhận xét, chốt kiến thức.

3. Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang có gì mới?
3.1. Mục tiêu
Biết đặc điểm đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang.
3.2. Phương thức
Hoạt động cặp đôi.
GV giao nhiệm vụ cho HS: Kết hợp quan sát một số hình ảnh (hoa văn trên mặt trống
đồng, mộ chơn người chết, cảnh đua thuyền, sự tích trầu cau,...) và đọc thông tin trong
mục 3 SGK/40.

10


BÁNH CHƯNG, BÁNH DẦY

11


- Trình bày đặc điểm đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang?
3.3. Gợi ý sản phẩm
- Thường tổ chức lễ hội, vui chơi. Nhạc cụ: Trống đồng, chiêng, khèn...
- Cư dân Văn Lang có một số phong tục, tập quán: tục ăn trầu, nhuộm răng, làm bánh
chưng, bánh dầy trong những dịp lễ tết.
- Tín ngưỡng:
+ Tục thờ cúng các lực lượng tự nhiên.
+ Tục chôn người chết cùng đồ quý giá.
=> Đời sống vật chất hoà quyện đời sống thinh thần tạo nên tình cảm cộng đồng sâu sắc.
2.4. Kiểm tra đánh giá hoạt động
- HS hỏi thầy cơ những gì em chưa biết
- HS: Các nhóm báo cáo kết quả (nhận xét lẫn nhau)
- GV nhận xét, chốt kiến thức.

III. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu
- Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hồn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội
ở hoạt động hình thành kiến thức về:
+ Nông nghiệp và các nghề thủ công
+ Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang
+ Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang
- Rèn kĩ năng làm bài tập lập bảng thống kê.
2. Phương thức
- GV giao nhiệm vụ cho HS hoạt động cá nhân
Lập bảng thống kê những đặc điểm chính về đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn
Lang?
Lĩnh vực
Đặc điểm
- Ăn: Cơm nếp, cơm tẻ, cá, rau...
- Mặc
+ Nam: đóng khố mình trần.
+ Nữ: mặc váy, áo sẻ giữa, có yếm che ngực, cắt tóc ngắn hoặc bỏ
xỗ, búi tó...
+ Ngày lễ họ thích đeo các đồ trang sức như khuyên tai, đội mũ cắm
Đời sống
lông chim.
vật chất
- Ở:
+ Nhà sàn mái cong hình thuyền hoặc mái trịn hình mui thuyền, làm
bằng gỗ, tre, nứa, lá...
+ Làng chạ thường gồm vài chục gia đình, sống ven đồi, ven sơng,
ven biển.
- Đi lại: Họ đi lại bằng thuyền là chủ yếu.
Đời sống - Thường tổ chức lễ hội, vui chơi.

tinh thần
- Phong tục, tập quán: tục ăn trầu, nhuộm răng, làm bánh chưng bánh
12


dầy.
- Tín ngưỡng:
+ Tục thờ cúng các lực lượng tự nhiên.
+ Tục chôn người chết cùng đồ quý giá.
4. Kiểm tra đánh giá hoạt động
- GV kiểm tra kết quả làm việc của học sinh, hỗ trợ những em còn khó khăn.
- HS chia sẻ kết quả làm việc trước cả lớp.
IV. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG:
1. Mục tiêu
- Nhằm vận dụng những kiến thức mới đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề
trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống.
- HS tự sưu tầm tranh ảnh về các công cụ lao động thời Văn Lang, các lễ hội và các nét
sinh hoạt văn hóa cổ truyền trong làng xã...
2. Phương thức
GV giao nhiệm vụ cho học sinh (làm bài tập ở nhà, sưu tầm tranh ảnh).
2.1. Sưu tầm tranh ảnh về các công cụ lao động, các lễ hội và các nét sinh hoạt văn hóa
cổ truyền thời Văn Lang?
2.2. Ở địa phương em hiện nay cịn lưu giữ những nét văn hóa đặc sắc nào của cư dân
Văn Lang? Liên hệ trách nhiệm bản thân?
- Học sinh làm việc cá nhân tại nhà: sưu tầm tranh ảnh, viết báo cáo ngắn gọn (khoảng
100 từ).
- Giáo viên đánh giá sản phẩm của học sinh: Nhận xét, tuyên dương, khen ngợi...
3. Gợi ý sản phẩm
- Tranh ảnh học sinh sưu tầm.
- Những nét văn hóa đặc sắc của cư dân Văn Lang còn lưu giữ hiện nay:

+ Làm bánh chưng bánh dầy trong các dịp lễ tết.
+ Thờ cúng các lực lượng thiên nhiên.
+ Các trò chơi dân gian.
+ Tục ăn trầu...
- Trách nhiệm bản thân: giữ gìn, bảo tồn, phát huy, tuyên truyền bạn bè, gia đình, làng
xóm...

13


4. Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động
- Học sinh trình bày sản phẩm hoạt động vào đầu tiết học sau.
- Giáo viên đánh giá sản phẩm của học sinh: Nhận xét, tuyên dương, khen ngợi...
Bình Xuyên,ngày 18 tháng 11 năm 2019
Người thực hiện
Ngô Thị Hiền

14



×