Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm:Một số biện pháp góp phần nâng cao khả năng ghi nhớ kiến thức cho học sinh trong môn địa lí 12”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.4 KB, 10 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm
I – ĐẶT VẤN ĐỀ
1)Lí do chọn đề tài.
Trong các kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông, đại học - cao đẳng hiện hành của Bộ
Giáo dục & Đào tạo, bộ mơn Địa Lí có nội dung ôn thi tập trung chủ yếu vào kiến
thức Địa lí lớp 12 với các lĩnh vực kiến thức về Địa lí tự nhiên và Địa lí kinh tế - xã
hội Việt Nam. Với một khối lượng kiến thức lớn, với hệ thống số liệu đa dạng, phức
tạp đòi hỏi kĩ năng ghi nhớ cao, nhớ nhiều trong quá trình ôn tập của học sinh.
Qua kết quả các kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông, đại học - cao đẳng cho thấy
chất lượng bài làm của thí sinh các mơn xã hội nói chung và mơn Địa lí nói riêng là
chưa cao, điểm dưới trung bình chiếm tỉ lệ rất lớn.
Bản thân tôi là một giáo viên giảng dạy bộ mơn Địa lí trong nhà trường phổ thơng,
ngày đêm trăn trở là dạy như thế nào, bằng cách gì để học sinh học tốt, nhớ tốt, có kết
quả học tâp cao. Dạy thế nào đề học sinh tự giác học, u thích mơn học và khơng coi
Địa lí là bộ mơn phụ...
Xuất phát từ những lí do trên tơi quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp góp phần
nâng cao khả năng ghi nhớ kiến thức cho học sinh trong mơn Địa lí 12”
2)Cơ sở khoa học của việc chọn đề tài.
a)Cơ sở lí luận.
Trong điều 28- Luật Giáo dục nêu rõ; “Phương pháp giáo dục & đào tạo phải phát
huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh.... nhằm bồi dưỡng
phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn”
Như vậy, để học sinh lĩnh hội được tốt kiến thức mơn Địa lí khơng chỉ cần có trí nhớ
mà quan trọng hơn là các em cần nhận thức chúng trên cơ sở phân tích tổng hợp, so
sánh, hệ thống hóa, khái quát hóa các sự vật - hiện tượng địa lí cụ thể. Do đó, người
giáo viên phải rèn luyện và phát huy năng lực tư duy cho học sinh trong q trình học
tập, khơng chỉ dừng lại ở việc dạy cái gì mà là dạy như thế nào để học sinh có suy
nghĩ độc lập, sáng tạo, có khả năng tư duy nhanh.
Bởi vậy mục đích chính trong đề tài là rèn luyện kĩ năng ghi nhớ kiến thức, tăng khả
năng thực hành, kết hợp nhuần nhuyễn lí thuyết với thực hành, gắn liền lí luận với
thực tiễn sinh động vì “Lí luận khơng liên hệ với thực tiễn là lí luận sng, thực tiễn


mà khơng có lí luận là thực tiễn mù qng ”- (Trích dẫn Hồ Chí Minh, tồn tập, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, trang 496)
b)Cơ sở thực tiễn
Đặc trưng chung khi học các mơn học xã hội nói chung và bộ mơn Địa lí nói riêng
là phải ghi nhớ một khối lượng kiến thức lớn, nhiều sự kiện, nội dung kiến thức đa
dạng trong nhiều lĩnh vực, yêu cầu học sinh phải có kĩ năng ghi nhớ khoa học, biết


khái quát, tổng hợp, phân loại kiến thức, hình thành kĩ năng phân tích, đánh giá tốt để
nắm nội dung bài học một cách hiệu quả nhất.
Thực trạng chung hiện nay là phần lớn học sinh khi học môn Địa lí lớp 12, thường
có thói quen là học thuộc lịng những kiến thức lý thuyết mà giáo viên truyền thụ, các
kĩ năng phân tích phương tiện trực quan, bảng số liệu cịn hạn chế, ghi nhớ kiến thức
cịn máy móc, tồn tại lối học vẹt, nhớ nhanh nhưng cũng quên nhanh.
3) Mục đích, nhiệm vụ của việc thực hiện đề tài:
Quan điểm chính của đề tài cũng nhằm hướng đến mục đích là phát huy triệt để
tinh thần tự giác, hăng say lĩnh hội tri thức và ý thức tự học của học sinh, thơng qua
đó giúp các em hình thành tốt kĩ năng ghi nhớ kiến thức, nâng cao hiệu quả ơn tập,
chuẩn bị tốt cho các kì thi.
Muốn vậy, nhiệm vụ của bản thân người đứng lớp nhất thiết phải tạo điều kiện
cho học sinh chủ động hơn trong quá trình học tập, giao việc cho các em trực tiếp đi
tìm chìa khóa mở cánh cửa tri thức một cách hứng thú, say mê, để làm sao học sinh
nhận thấy kết quả kiến thức có được là cơng sức lao động của chính các em. “Nếu rèn
luyện cho người học có phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho
họ lịng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ
được nâng lên gấp bội”- (Trích Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học
phổ thơng-Trang 33).
Trên thực tế, q trình giảng dạy mơn Địa lí ở trường phổ thơng, tơi nhận thấy “Một
số biện pháp góp phần nâng cao khả năng ghi nhớ kiến thức cho học sinh trong mơn
Địa lí 12” là một giải pháp tương đối hữu ích cho bản thân để giúp học sinh nắm

vững, nắm chắc kiến thức.
4) Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
Trong nội dụng hạn hẹp của đề tài chủ yếu tập trung vào đối tượng học sinh trung
học phổ thông ở khối 12, đang đối mặt với nhiều kì thi quan trọng như: thi tốt nghiệp,
thi đại học- cao đẳng…
Thông qua các phương pháp rèn kĩ năng ghi nhớ kiến thức như: rút gọn, giãn lược
câu; tiếp cận kiến thức trừu tượng thông qua biện pháp liên hệ thực tiễn sinh động;
khai thác triệt để các phương tiện trực quan...
Người viết trong một thời gian dài đã thường xuyên vận dụng các phương pháp kể
trên vào q trình giảng dạy, càng có động lực hơn trong những năm gần đây khi tồn
ngành đang sơi nổi với phong trào dạy học tích cực, đổi mới phương pháp giảng dạy
một cách toàn diện và đồng bộ. Trong hai năm trở lại đây, bản thân tác giả đã tiến
hành áp dụng triệt để vào thực tiễn nhằm thăm dị giá trị thực tế của sáng kiến thơng
qua hai lớp học thực nghiệm và đối chứng tại trường, kết quả thu được là khá khả
quan, đó cũng là cơ sở cho sự ra đời của đề tài: “Một số biện pháp góp phần nâng cao
khả năng ghi nhớ kiến thức cho học sinh trong mơn Địa lí 12


II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1) Các biện pháp cụ thể:
+ Biện pháp rút gọn câu.
+ Biện pháp tăng cường liên hệ thực tiễn để tiếp cận hệ thống kiến thức trừu tượng.
+ Biện pháp ghi nhớ kiến thức sách giáo khoa thơng qua hệ thống hình ảnh, bản đồ,
Atlat.
+Một số biện pháp kết hợp như: Học theo chủ điểm, học nhóm, giải đề theo thời gian
quy định…
2) Mục đích và cách thức tiến hành .
a) Rút gọn câu
* Mục đích: Nhằm tối giản các kênh chữ xuống mức gọn nhất, giảm bớt sức ép về
dung lượng kiến thức trong bài học, giúp học sinh dễ ghi nhớ nội dung trên cơ sở khái

qt hố sự vật, hiện tượng Địa lí một cách lôgic, khoa học.
Phương pháp này trong văn học gọi là “nhãn tự”(con mắt thơ), tức nội dung cả tứ thơ
chứa đựng trong một từ. Trong việc ghi nhớ kiến thức của bộ mơn Địa lí xuất phát từ
một vài “từ khố” tiêu biểu có thể triển khai ra nội dung kiến thức thành một câu, một
đoạn văn trên cơ sở sử dụng các mối quan hệ nhân - quả, các dẫn chứng, số liệu để
hoàn thiện.
- Trên thực tế nhược điểm dễ nhận thấy nhất là khả năng khái quát vấn đề ở học sinh
còn hạn chế, các em thường không phân biệt được đâu là nội dung chính, nội dung cơ
bản dễ dẫn đến triển khai lệch hướng, lạc đề, rơi vào lan man.
* Biện pháp tiến hành: - Giáo viên trong q trình đứng lớp ln chú ý hướng dẫn các
em nắm ý chính, tóm tắt nội dung, hình thành kĩ năng khái quát vấn đề, rút gọn câu, ý
một cách cô đọng nhất.
- Giáo viên triển khai thường xun các hoạt động nhóm, khuyến khích các em tăng
cường thoát ly sách giáo khoa, báo cáo độc lập theo phương pháp tóm tắt và triển khai
ý theo cách của mình, học sinh các nhóm góp ý, giáo viên bổ sung hoàn thiện nội
dung kiến thức.
- Biện pháp kết hợp: Trong q trình giảng dạy tơi thường khuyến khích sự nhiệt tình
tham gia của các em thơng qua biện pháp lập quỹ điểm, tích lũy điểm cộng, điểm
thưởng: Học sinh báo cáo thoát ly tốt tài liệu, sách giáo khoa…khái quát tốt vấn đề
giáo viên tiến hành cho điểm thưởng, điểm cộng…
+ Học sinh được bốn điểm cộng tương đương với điểm 10, được 3 điểm cộng ứng
với điểm 9 trong cột kiểm tra thường xuyên...
+ Học sinh được 2 điểm cộng trở lên không phải lên bảng trả bài cũ hàng tuần.
+ Khi triển khai hoạt động nhóm học sinh khơng hồn thành nhiệm vụ giáo viên có
thể khiển trách nếu ở mức độ nhẹ, trừ điểm tích lũy nếu vi phạm nhiều. Với biện pháp
kết hợp này, học sinh học bài rất sôi nổi và hào hứng, các em ln có động lực để
phấn đấu và thi đua trong quá trình học tập.


* Ví dụ: Mục 4)Chiến lược phát triển dân số và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động

của nước ta (trang 71-Địa lí 12- Ban cơ bản)
Nội dung sách giáo khoa

Ý tóm tắt

- Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số,
đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương chính sách, pháp luật về - Giảm tỉ lệ gia tăng dân số.
dân số và kế hoạch hóa gia đình
- Có chính sách hợp lí tạo bước chuyển biến thực hiện lại phân
- Chuyển cư.
bố dân cư giữa các vùng trong cả nước.
- Xây dựng quy hoạch và chính sách thích hợp nhằm đáp ứng - Chuyển dịch cơ cấu dân cư
xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn - thành thị.
nông thôn - thành thị.
- Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở vùng trung du,
miền núi; phát triển công nghiệp nông thôn để khai thác tài
nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động của đất nước.
- Đẩy mạnh hợp tác xuất khẩu lao động.

- Phát triển công nghiệp ở nông
thôn và trung du, miền núi.
- Xuất khẩu lao động.

=> Sau khi rút gọn câu,giáo viên hình thành cho học sinh kĩ năng triển khai ý thông
qua việc sử dụng các mối quan hệ nhân - quả, các số liệu, dẫn chứng để hoàn thiện nội
dung ban đầu.
b) Tăng cường liên hệ thực tiễn để tiếp cận hệ thống kiến thức trừu tượng.
+ Mục đích: Giúp học sinh nhìn nhận, đánh giá vấn đề một cách toàn diện, thiết thực
hơn, đặc biệt với những nội dung kiến thức trừu tượng, khó hình dung, thơng qua biện
pháp liên hệ thực tiễn các em sẽ dễ dàng nhận dạng và lĩnh hội nhanh chóng, những

sự vật - hiện tượng địa lí quen thuộc hàng ngày sẽ giúp các em ghi nhớ lâu, qua đó
hình thành kĩ năng phân tích, đánh giá, tổng hợp vấn đề chặt chẽ, lôgic hơn.
+ Biện pháp: - Trong quá trình giảng dạy, giáo viên đặt ra những tình huống, những
vấn đề quen thuộc, gần gũi với cuộc sống hàng ngày để học sinh liên hệ.
- Để tăng cường tính xác thực giáo viên có thể thực hiện một số tình
huống phỏng vấn nhỏ, lấy ví dụ thực tế trong gia đình, địa phương mỗi học sinh.
+ Ví dụ 1: Để minh họa cho đặc điểm “Nền nông nghiệp nước ta đang chuyển dần từ
nền nông nghiệp cổ truyền sang phát triển nền nơng nghiệp hàng hóa”, giáo viên có
thể phát vấn học sinh:
? Gia đình các em thường dùng dụng cụ gì để sản xuất trên đồng ruộng.
=> (hơn 2/3 học sinh trả lời là dùng máy móc: máy cày, máy tuốt…)
? Để sản phẩm cho năng suất cao, gia đình em đã áp dụng những biện pháp gì?
(Bón các loại phân hóa học như: đạm, lân, kali giúp cây tăng trưởng nhanh, phun
thuốc trừ cỏ, trừ sâu, thuốc kích thích giúp cây trồng phịng và trừ các loại bệnh…)
? Sản phẩm gia đình làm ra phục vụ chủ yếu cho mục đích gì? (Chủ yếu để bán ra
thị trường lấy tiền phục vụ cho tái sản xuất và chi phí hàng ngày)


=> Giáo viên kết luận: Ở địa phương các em cũng giống như tình hình chung của
nền nơng nghiệp cả nước là đang chuyển từ trình độ thơ sơ, lạc hậu (sức người, vật
nuôi) sang nền nông nghiệp hiện đại, với trình độ khoa học kĩ thuật ngày càng cao (sử
dụng máy móc hiện đại, sử dụng lượng phân bón, hóa chất lớn) =>Nền nơng nghiệp
hàng hóa thay thế dần nơng nghiệp cổ truyền).
=> Ví dụ 2: Để khắc sâu kiến thức: “Cơ cấu ngành nông nghiệp đang chuyển dịch
theo hướng tích cực là giảm dần tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng dần tỉ trọng ngành chăn
ni”
Giáo viên lấy ví dụ: Gia đình bạn Việt có 9 sào ruộng, cách đây 5 năm tồn bộ diện
tích dành hết vào việc trồng lúa.
Từ năm 2005 đến nay Bố bạn có sự thay đổi như sau:
- Dành 2 sào để trồng rau, đào ao thả cá, nuôi lợn.

- Chuyển 3 sào sang trồng cỏ ni bị thịt.
- 4 sào trồng lúa phục vụ gia đình và phát triển chăn ni.
=>Giáo viên đặt câu hỏi: Việc sản xuất trước 2005 so với nay có điểm gì khác nhau ?
=> Học sinh trả lời: Sản xuất nơng nghiệp gia đình bạn Việt giảm tỉ lệ trồng trọt, tăng
tỉ lệ ngành chăn nuôi.
c)Ghi nhớ kiến thức sách giáo khoa thơng qua hệ thống hình ảnh, bản đồ, atlat.
*)Tăng cường khả năng ghi nhớ thông qua việc gắn nội dung kiến thức với hình
ảnh:
+Mục đích: Việc gắn nội dung kiến thức với các hình ảnh giúp học sinh ghi nhớ
nhanh và cũng liên tưởng nhanh, khắc phục tình trạng học vẹt, ghi nhớ máy móc.
+Biện pháp:
- Giáo viên sử dụng các hình ảnh có liên quan đến nội dung kiến thức để
học sinh dễ liên tưởng, dễ suy luận, hướng dẫn các em sắp xếp, hệ thống hóa hình ảnh
theo thứ tự nội dung kiến thức tương ứng.
- Trong các bài dạy trên lớp giáo viên vận dụng thường xuyên các hình
ảnh liên tưởng, tạo thành thói quen cho các em trong cả q trình học.
+Ví dụ 1: Trình bày cơ sở hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp ở vùng Bắc
Trung Bộ .
Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác hệ thống nguồn lực phát triển ngành nông lâm - ngư nghiêp dựa trên hình vẽ minh họa (trang 156 - sgk Địa Lí 12 - Ban cơ
bản).
=> Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng các hình ảnh trong hình vẽ (trâu, bị, cây
cơng nghiệp, lợn, vùng biển... để liên tưởng đến các sự vật - hiện tượng địa lí có liên
quan => Rút ra các yếu tố về nguồn lực, các ngành kinh tế chính của khu vực Bắc
Trung Bộ.


Lát cắt từ Tây sang Đông thể hiện cơ cấu nơng-lâm-ngư nghiệp của Bắc Trung Bộ.
* Kết quả:
Hình ảnh


=>Nguồn lực

=>Ngành kinh tế

Gắn liền với cơ sở thức ăn là: đồng cỏ
Kí hiệu về đại gia
Phát triển thế mạnh chăn ni
phân bố ở khu vực đồi trước núi của
súc: trâu, bò…
đại gia súc.
Bắc Trung Bộ…
Cây cà phê, cao
su…

Đất feralit, nguồn nước, khí hậu….

Chun canh cây cơng nghiệp
lâu năm.

Lợn

Gắn với các nguồn lực phát triển như:
vùng lương thực, hoa màu…

Sản xuất lương thực, nuôi
lợn...

Vùng biển

Các bãi tôm, cá, các vũng vịnh, đầm,

phá..

Phát triển ngành thuỷ sản.

*Ghi nhớ kiến thức sách giáo khoa thơng qua hệ thống bản đồ, Atlat.
+Mục đích:
Nhằm rèn luyện kĩ năng thực hành, thao tác làm việc với bản đồ, Atlat một cách
hiệu quả nhất. Khi học sinh hình thành tốt các kĩ năng trên đồng nghĩa với việc các em
cụ thể hóa được nội dung kiến thức sách giáo khoa lên bản đồ. Đặc biệt trong các kì
thi tốt nghiệp hiện hành, khi vào phòng thi các em được phép sử dụng Atlat để làm
bài. Do vậy sử dụng tốt Atlat cũng chính là các em đã có được quyển sách giáo khoa
thứ hai.
Trong tập Atlat Việt Nam, hầu hết các bài thuộc chương trình Địa lí 12 đều gắn liền
với hệ thống các bản đồ tương ứng.
Ví dụ: Phần “Đặc điểm chung tự nhiên” gắn với các bản đồ Địa hình, Khí hậu, sơng
ngịi….
Phần “Địa lí dân cư” gắn với các bản đồ Dân số, bản đồ Dân tộc kèm theo các
biểu đồ, kí hiệu…. (trang 15, 16…. Atlat)
+Biện pháp:
- Trong quá trình dạy học giáo viên luôn chú trọng tập trung hướng dẫn học sinh rèn
luyện kĩ năng khai thác hệ thống bản đồ, Atlat, bảng số liệu…, gắn nội dung kiến thức
sách giáo khoa, kiến thức chuẩn của từng bài học lên bản đồ, Atlat.
- Nội dung chính của các bài học mơn Địa lí thường theo sắp xếp lôgic như: Đặc
điểm, hiện trạng, nguyên nhân, biện pháp….. Do vậy, khi sắp xếp kiến thức lên bản
đồ, Atlat giáo viên phân biệt cho học sinh nhận thấy:
. Đặc điểm, hiện trạng phát triển nên tập trung phân tích nhiều vào các biểu đồ
trong các trang Atlat, chú ý đến q trình tăng trưởng thơng qua hệ thống số liệu các
giai đoạn (kèm dẫn chứng để chứng minh). => Động tác này đối với kì thi tốt nghiệp
trung học phổ thông sẽ giúp các em giải tỏa bớt gánh nặng ghi nhớ số liệu.



. Đối với các nội dung liên quan đến sự phân bố thì tập trung khai thác nhiều
vào bản đồ, khoanh vùng các đối tượng đặc trưng theo từng vùng, miền khác nhau.
+Ví dụ: Trình bày tình hình phát triển ngành ngoại thương nước ta (bài 31- sgk Địa
lí 12 – Vấn đề phát triển thương mại, du lịch )
Khai thác nội dung trên Atlat

Kêt quả (tương ứng nội dung sách giáo khoa)

Giáo viên hướng dẫn học sinh lựa chọn
các đối tượng trên bản đồ một cách hợp lí
nhất để rút ra các đặc điểm tương ứng với
sách giáo khoa (bản đồ thương mại-trang
24 - Atlat)
* Để làm rõ được giá trị kim ngạch xuất
nhập khẩu ở nội dung trang 138-SGK (Địa => Giá trị kim ngạch xuất –nhập khẩu giai đoạn
từ năm 2000 đến 2007 có mức tăng trưởng
lí 12- ban cơ bản) giáo viên hướng dẫn
học sinh tiến hành phân tích biểu đồ hình nhanh. Trong đó:
- Giá trị nhập khẩu tăng từ 15,6 đến 62,8 tỉ
cột đôi về giá trị xuất-nhập khẩu trong
Atlat (trang 24), tìm được nội dung tương USD.
ứng giữa sách giáo khoa với bản đồ Atlat - Giá trị xuất khẩu tăng từ 14,5 lên 48,6 tỉ USD.
=> trình bày được tình hình tăng trưởng => Giá trị nhập khẩu lớn hơn giá trị xuất khẩu
của ngoại thương nước ta, rút ra kết luận, 14,8 tỉ USD (2007)
giải thích nguyên nhân.
→ Nhập siêu.
* Để giải thích được ngun nhân của tình =>Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu:
trạng nhập siêu ngày càng tăng, giáo viên
+ Hàng hóa nhập khẩu chủ yếu là nguyên- vật

hướng dẫn các em phân tích biểu đồ hình liệu, máy móc, thiết bị có giá trị cao.
quạt về cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu
+ Hàng hóa xuất khẩu chủ yếu là các sản
của nước ta, so sánh giá trị của các nhóm
phẩm ngành nơng - lâm - ngư nghiệp, hàng cơng
hàng hóa.
nghiệp nhẹ…có giá trị thấp hơn.
→ Giá trị nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu =>
→ Rút ra kết luận.
nhập siêu.

* Để phân tích được yếu tố thị trường xuất =>Thị trường xuất khẩu lớn nhất hiện nay là Hoa
nhập khẩu giáo viên hướng dẫn học sinh Kì, Nhật Bản, Trung Quốc..
lựa chọn bản đồ Ngoại thương (2007),
Thị trường nhập khẩu chủ yếu là Nhật Bản,
định hướng cho học sinh chú ý nhiều đến
Xingapo, Trung Quốc, Đài Loan…
vị trí, màu sắc, kích thước các kí hiệu, các
đối tượng địa lí trong bản đồ..

=>Như vậy tình hình hoạt động ngoại thương của nước ta (bài 31-sgk Địa lí 12) có sự
tương ứng trên bản đồ như sau:


Đặc điểm (sách giáo khoa)

Khai thác trên bản đồ, Atlat

- Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu.


Phân tích biểu đồ hình cột đơi về giá trị
xuất - nhập khẩu.

- Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu.

Phân tích biểu đồ hình quạt về cơ cấu hàng
hóa xuất nhập khẩu.

- Phân bố của thị trường xuất nhập khẩu.

Bản đồ Ngoại thương (2007)

- Khi đề ra yêu cầu giải thích nguyên nhân của một sự vật - hiện tượng địa lí giáo viên
hướng dẫn các em sử dụng các mối quan hệ giữa các đối tượng trên bản đồ, Atlat để
trả lời.
Ví dụ: Để giải thích cho tình trạng nhập siêu của ngoại thương nước ta (biểu đồ cột
đôi - Atlat trang 24), giáo viên hương dẫn học sinh sử dụng biểu đồ hình quạt về cơ
cấu hàng hóa xuất nhập khẩu để giải thích (do chênh lệch về giá trị hàng hóa các mặt
hàng giữa xuất và nhập khẩu)
=>Tóm lại, kĩ năng khai thác bản đồ có nhiều mức độ khác nhau, có thể phân ra các
dạng từ thấp đến cao như:
- Đọc hiểu các đối tượng có sẵn trên bản đồ(thơng qua các kí hiệu, màu sắc, kích
thước sự vật-hiện tượng).
- Phân tích các đối tượng địa lí: thơng qua khai thác bản đồ, biểu đồ, hệ thống số
liệu…để rút ra các đặc điểm cơ bản.
- Vận dụng các mối liên hệ của các đối tượng để giải thích được nguyên nhân, hiện
trạng của sự vật-hiện tượng địa lí…….
+ Trong trường hợp học sinh vào phịng thi khơng nhớ được các đặc điểm cơ bản của
đối tượng địa lí trong sách giáo khoa thì giáo viên trong q trình dạy ơn hướng dẫn
các em đọc kĩ yêu cầu và phân loại, xem xét câu hỏi của đề thi là tập trung vào yếu tố

nào trong các nhóm: đặc điểm, tình hình phát triển, phân bố, nguyên nhân, phương
hướng…sau đó tiến hành khai thác kiến thức trên bản đồ, hệ thống biểu đồ trong Atlat
để đưa ra câu trả lời đúng trọng tâm, đặc biệt chú ý đến những kiến thức của sách giáo
khoa đã được gắn lên bản đồ (như ví dụ về “tình hình ngoại thương” nêu trên).
d) Các phương pháp kết hợp: Với các biện pháp giúp học sinh ôn thi tốt môn Địa lí
nêu trên, giáo viên phổ biến cho học sinh một số phương pháp kết hợp như: phương
pháp học theo chủ điểm, học nhóm ở nhà, tự giải đề theo thời gian quy định…giúp
quá trình học ôn đạt hiệu quả cao, qua đó rèn luyện được kĩ năng dùng từ, đặt câu,
phân chia thời gian làm bài một cách hợp lí và khoa học hơn.
3. Kết quả kiểm tra nhận thức của học sinh
* Sau khi áp dụng các biện pháp nêu trên trong quá trình giảng dạy tại một số lớp, tôi
ra đề kiểm tra 1 tiết ở các lớp 12B3, 12B4 trong đó lớp 12B3 là lớp dạy thực nghiệm
(TN) có áp dụng các biện pháp trong sáng kiến, còn lớp 12B4 là lớp dạy đối chứng
(ĐC), không sử dụng các phương pháp nêu trên, trình độ các em có thể coi như nhau.


* Kết quả:
- Trước khi dạy thực nghiệm: (Học kì I năm học 2009 - 2010 )

<5

5–6

7–8

9

12B3 (TN)

16.9 %


64.8 %

12.6 %

4.7 %

12B4 (ĐC)

17.6 %

60.8 %

15.7 %

5.9 %

Điểm
Lớp

- Sau khi dạy thực nghiệm: (Học kì II năm hoc 2009 – 2010)

<5

5–6

7–8

9


Điểm
Lớp
12B3 (TN)

2.7%

23.5 %

57.3 %

16.5 %

12B4 (ĐC)

14.3 %

49 %

26.8 %

9.9 %

* Từ bảng thống kê trên chúng ta có thể thấy kết quả nhận thức của học sinh phần
lớn là đạt yêu cầu, đa số học sinh ở lớp thực nghiệm nắm được kiến thức và tỉ lệ học
sinh đạt điểm khá giỏi cao.

III. KẾT LUẬN
Sau khi mạnh dạn đưa ra:“Một số biện pháp góp phần nâng cao khả năng ghi nhớ
kiến thức cho học sinh trong mơn Địa lí 12”làm chun đề báo cáo trước tổ chuyên
môn, tôi được anh em đồng nghiệp ủng hộ và tiến hành phổ biến rộng rãi cho học

sinh, kết quả đại trà trong bộ môn được đẩy cao, học sinh nắm bài nhanh, nhớ lâu, các
tiết học giảm bớt được nặng nề, tránh được nhàm chán nhờ các hình ảnh sinh động,
các tình huống đặt ra liên hệ hết sức gần gũi, đời thường, như chính các em đang được
nói về mình, đem bài học đến gần với cuộc sống, kiến thức bài học không cịn trừu
tượng, khơ khan mà trở nên quen thuộc, dễ nắm bắt và thiết thực hơn.
Trong quá trình giảng dạy ở trường, quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi, bồi dưỡng
khối ôn thi đại học, thông qua việc áp dụng linh hoạt các phương pháp nêu trên và


không ngừng học hỏi bạn bè đồng nghiệp, trong lĩnh vực chuyên môn của bản thân tôi
đã đạt được một số kết quả nhất định:
Kết quả thi học sinh giỏi: đội thi có điểm bình qn xếp thứ nhất tồn
tỉnh mơn Địa Lí 10(2006-2007); Xếp nhất tồn tỉnh mơn Địa Lí 11 (2008-2009)
Kết quả điểm thi bình qn mơn Địa Lí của kì thi đại học, cao đẳng
2009-2010: xếp thứ 4 tồn tỉnh....

IV. KIẾN NGHỊ
Với lịng nhiệt huyết của tuổi trẻ, với sự say mê chuyên môn của những nhà giáo
yêu nghề, bản thân tôi luôn cố gắng hết sức và phấn đấu không ngừng để được làm
việc, để được cống hiến cho nghề, vun đắp cho nghành, chung tay xây dựng đất nước.
Tuy vậy với lịng nhiệt tình dĩ nhiên là chưa đủ, khoa học luôn yêu cầu sự chính xác,
kiến thức ln phát triển khơng có điểm dừng, trong báo cáo không thể tránh khỏi
những hạn chế, sai sót do góc nhìn một chiều của cá nhân... Tơi rất mong nhận được
sự góp ý, bổ sung của các thầy cô đi trước và của đồng nghiệp để đề tài được hồn
thiện hơn.
Trong q trình áp dụng tại cơ sở, tôi thấy các phương pháp trên là khá hiệu quả, đi
đúng hướng với mục tiêu đổi mới phương pháp giảng dạy hiện nay, chất lượng dạy và
học trong trường được cải thiện rất nhiều; Vậy nên nếu được phổ biến, đề tài mong
được áp dụng rộng hơn cho cả khối 10 và 11 trong bộ mơn Địa Lí nói chung.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Chí Minh, tồn tập, NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội. 2000.
2. Đổi mới phương pháp dạy học Địa lí ở Trung học phổ thơng. NXB Giáo dục. 2004.
PGS. TS Nguyễn Đức Vũ, Phạm Thị Sen.
3. Lí luận dạy học Địa lí. NXB ĐHSP. 2004. Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc.


4. Những vấn đề chung về đổi mới Giáo dục trung học phổ thông – NXB Giáo dục
2004.
5. Sách giáo khoa Địa Lí 12(hiện hành). NXB Giáo dục.
6. Atlat địa lí Việt Nam. NXB Giáo dục.
7. Một số trang Web có liên quan.



×