Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) áp dụng phương pháp hợp tác trong giờ thực hành môn tin học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.84 KB, 14 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Trong thời đại hiện nay, thời đại của nền kinh tế tri thức, cơng nghệ 4.0 thì
Tin học đóng vai trò then chốt cho sự sáng tạo, mở đường, thúc đẩy sự phát triển
các ngành các lĩnh vực khác. Môn Tin học cũng giống như nhiều môn học khác
ở trường Tiểu học, nó có một vị trí đặc biệt không thể thiếu được trong thời đại
hiện nay. Tin học bậc Tiểu học là cơ sở để hình thành kiến thức, kỹ năng thực
hành máy tính, giúp các em tìm kiếm được kiến thức và kỹ năng mới, bài tập
thực hành tin học là công cụ hữu hiệu để kiểm tra kiến thức, kỹ năng của học
sinh. Giúp giáo viên phát hiện được trình độ của học sinh, làm bộc lộ những khó
khăn sai lầm của học sinh trong học tập tin học. Đồng thời có biện pháp giúp các
em mở mang kiến thức, giáo dục tư tưởng đạo đức, kỹ năng cho học sinh. Như
vậy thông qua môn tin học, học sinh được rèn về kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, về
đạo đức và tư duy thực hành, từ đó gây hứng thú học tập và nghiên cứu bộ môn
đối với học sinh trong những năm tiếp theo.
Qua các năm giảng dạy, tôi nhận thấy bộ môn Tin học là một bộ môn mới ở
trường Tiểu học và chưa được quan tâm nhiều vì nhiều lí do khách quan. Trong
dạy học mơn tin, tơi nhận thấy nếu có một phương pháp tốt sẽ rất dễ gây hứng
thú cho học sinh vì học sinh ln muốn học những điều mới lạ, học sinh rất
thích làm quen và khám phá máy tính, có thể nhận thấy đây là một điều kiện
thuận lợi cho giáo viên. Tuy nhiên với chương trình tin học đòi hỏi sự linh hoạt
rất cao của các giáo viên, sử nhạy bén, tư duy có sự quan sát và sáng tạo và kỹ
1


năng sử dụng máy tính của học sinh để giải quết vấn đề, vì vậy địi hỏi phải tìm
ra phương pháp giảng dạy để học sinh dễ hiểu, dễ dàng tìm được sự móc nối
giữa các kiến thức, kỹ năng thực hành.
Với những lí do như trên tơi đã mạnh dạn chọn sáng kiến kinh nghiệm:
“Áp dụng phương pháp hợp tác trong giờ thực hành môn Tin học”.


2. Tên sáng kiến: “Áp dụng phương pháp hợp tác trong giờ thực hành môn Tin
học”.
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Dương Thị Thanh
- Địa chỉ: Trường Tiểu học Tứ Yên, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Điện thoại: 0913.586.664
- Email:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Dương Thị Thanh
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: môn Tin học
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử
- Từ tháng 9/2017 đến nay.
7. Bản chất của sáng kiến
7.1 Nội dung của sáng kiến
Xác định cơ sở thực tiễn của một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo
dục đổi mới phương pháp dạy học – lấy người học làm trung tâm.
Tìm ra những phương pháp mới dựa trên cơ sở khoa học để truyền thụ kiến
thức cho học sinh thêm sinh động và thực tế hơn, đặc biệt đối với chương trình

2


Tin học là phần kiến thức mới và trừu tượng địi hỏi học sinh phải có sự tư duy,
sáng tạo và kỹ năng thực hành trong giải quyết vấn đề cho học sinh.
Để nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, thì phải nâng cao được
chất lượng từ các bộ mơn, trong đó có mơn tin học. Làm thế nào để học sinh lĩnh
hội được kiến thức từ nhiều hướng, nhiều khía cạnh khác nhau từ lý thuyết và từ
thực tế thực hành học sinh hiểu được kiến thức, có những tư duy, sáng tạo dẫn
tới ham học hỏi, u thích mơn học. Từ thực tế đó ta thấy được việc cần thiết
phải có sự đổi mới phương pháp trong giảng dạy và đó cũng là điều cần để có
sáng kiến “Áp dụng phương pháp hợp tác, giúp đở nhau trong giờ thực hành

môn Tin học”.
* Kết quả chất lượng năm học 2017-2018:
Qua những năm giảng dạy thực tế tại trường tôi nhận thấy rằng kĩ năng thực hành thành thạo
của học sinh chủ yếu rơi vào những em giỏi, cịn những em trung bình và yếu thì thao tác thực hành
vẫn chưa chắc chắn, nhiều em vẫn chưa mạnh dạn thao tác và quên các bước thực hiện dẫn đến kết
quả chưa cao.

Khối

TSHS

3
74
4
71
5
69
Tổng cộng 214
* Thuận lợi:

SL
30
25
23
78

HTT
%
40,5
35,2

33,3
36,4

SL
44
46
46
136

HT
%
59,5
64,8
66,7
63,6

CHT
SL
%
0
0
0
0
0
0
0
0

Được sự quan tâm của các ban ngành cấp trên, phòng máy tính được trang
bị 13 máy hoạt động tốt và hệ thống mạng.


3


Ngay từ đầu năm học nhà trường đã xác định rõ trọng tâm nâng cao chất
lượng giáo dục học sinh qua từng bộ môn, từng thời điểm, từng giai đoạn. Từng
bước nâng cao chất lượng giáo dục chung của nhà trường.
Các em học sinh đoàn kết giúp đở lẫn nhau, cùng nhau phấn đấu vươn lên
trong học tập.
* Khó khăn:
Trường Tiểu học Tứ Yên ở xa trung tâm huyện, trường thuộc xã đặc biệt
khó khăn. Đời sống dân cư cịn gặp nhiều khó khăn và trình độ dân trí chưa cao,
nhiều phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của con em. Đa số các em cũng
khơng có điều kiện tiếp xúc nhiều với máy tính, nên chưa có kỹ năng sử dụng
máy tính, do đó học sinh chưa có định hướng cho suy nghĩ tìm tịi và tư duy,
sáng tạo cho bộ mơn.
Trình độ nhận thức của một số học sinh cịn thấp chưa xác định được mục
đích, động cơ học tập, khơng có sự phấn đấu vươn lên trong học tập, có thói
quen lười suy nghĩ, ỉ lại hay dựa vào giáo viên, bạn bè. Khác với môn học khác,
mơn Tin học địi hỏi phải có sự tư duy, thao tác, kỹ năng sử dụng máy tính ở các
em đều thiếu.
Số tiết thực hành trong chương trình sách giáo khoa còn chưa đủ,học sinh
chưa kịp làm quen với thao tác thực hành máy tính thì thời lượng giành cho tiết
thực hành đã hết, nên chưa đáp ứng được yêu cầu về kỹ.
7.1.1. Áp dụng phương pháp hợp tác trong giờ thực hành mơn tin học:
a) Thành lập nhóm học hợp tác :
* Xác định số lượng học sinh trong nhóm hợp tác:
4



Sau khi các mục tiêu của bài thực hành. Tôi quyết định số lượng học sinh
mỗi nhóm. Số lượng học sinh trong nhóm phụ thuộc vào nội dung bài học cũng
như số lượng máy. Đối với những yêu cầu dễ, tơi cho học sinh làm việc theo
nhóm đơi (mỗi nhóm 2 học sinh), u cầu khó tơi cho học sinh thảo luận nhóm
lớn (mỗi nhóm 4 - 5 học sinh)
* Lựa chọn các thành viên vào nhóm hợp tác:
Tơi sắp xếp các thành viên vào một nhóm, sao cho các thành viên nhóm
càng đa dạng càng tốt. Nhóm hoạt động có hiệu quả là nhóm gồm các thành viên
có năng lực đa dạng: khả năng nhận thức cao, trung bình và thấp, đa dạng về
thành
phần xuất thân, điều kiện kinh tế, mơi trường sống ... Với nhóm như vậy, mỗi
một vấn đề cần giải quyết sẽ chứa đựng sự cân nhắc, toàn diện hơn.

5


* Xác định thời gian duy trì nhóm hợp tác :
Cần duy trì hoạt động nhóm đến thời điểm đủ độ ổn định và có thể thành
cơng. Khi các nhóm cũ có vấn đề và hoạt động kém hiệu quả tơi giải tán nhóm
và thành lập nhóm mới. Nếu khơng lập nhóm mới học sinh sẽ khơng học được
các kĩ năng cần thiết cho việc giải quyết vấn đề, trong quá trình hợp tác với bè
bạn. Việc học sinh lần lượt được hoạt động cùng nhóm với tất cả các bạn trong
lớp, sau một học kì hay năm học, là điều hết sức có ý nghĩa. Nó giúp cho việc
xây dựng trong các em cảm nhận tích cực và lành mạnh về sự hợp tác, mang lại
cho các em nhiều cơ hội để thực hành các kĩ năng cần thiết cho việc hoạt động
trong các nhóm mới. Học sinh có cơ hội giao tiếp với nhiều nét tính cách riêng,
khác nhau ... Điều đó, làm tăng ý nghĩa giao lưu, giao tiếp, mở rộng và nâng cao
kiến thức năm học. Tránh việc đánh giá thấp sức mạnh của các nhóm học tập đa
dạng trong việc nâng cao chất lượng học tập, sự phong phú và tính tích cực tham
gia của mọi thành viên.

b) Hợp tác theo nhóm:
Phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhằm hình thành ở học sinh khả năng
giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp bằng miệng, khả năng hợp tác, khả năng thích ứng
và khả năng độc lập suy nghĩ. Học sinh phải trao đổi với nhau, chia sẻ kinh
nghiệm để hình thành kiến thức, kĩ năng đặc biệt là thực hành trên máy tính.
Mỗi thành viên đều được hoạt động tích cực, khơng thể ỷ lại vào một vài
thành viên năng động và nổi trội khác. Tuy nhiên, giáo viên cần phải lưu ý, học
sinh thường coi thảo luận trong nhóm như một hình thức cạnh tranh mà trong đó
họ chiến thắng bằng cách đánh bại ý kiến của người khác, nhóm khác. Do đó,
6


cần khuyến khích tính hợp tác của các em trong cùng một nhóm và giữa các
nhóm với nhau, thi đua nhưng không cạnh tranh.
Như vậy, phương pháp hợp tác trong nhóm cho phép các thành viên trong
nhóm chia sẻ những suy nghĩ, băn khoăn, kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân,
cùng nhau xây dựng nhận thức, thái độ mới. Bằng cách nói ra những điều mình
đang nghĩ, mỗi người có thể nhận thức rõ trình độ hểu biết của mình về vấn đề
học tập được nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì. Bài học trở thành sự
học hỏi lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên. Thành
công của lớp học phụ thuộc vào sự nhiệt tình tham gia của mọi thành viên. Vì
vậy, phương pháp này cịn gọi là phương pháp huy động mọi người cùng tham
gia.
Theo phương pháp này, học sinh dễ hiểu, dễ nhớ hơn vì họ được tham gia
trao đổi, trình bày vấn đề nêu ra, cảm thấy hào hứng khi được đóng góp một
phần cơng sức của mình trong sự thành cơng chung của lớp. Điều này thực sự có
ý nghĩa khi phương pháp này được thực hiện trong các giờ thực hành vì kết quả
và sản phẩm làm việc sẻ được thấy rõ.
Khi hợp tác làm việc với nhau sẽ hình thành cho học sinh một số kĩ năng và
thái độ cần thiết.

- Về kĩ năng:
+ Kĩ năng tìm kiếm thơng tin.
+ Kĩ năng trao đổi thơng tin: trình bày và tiếp nhận thơng tin
+ Kĩ năng làm việc trong môi trường hợp tác.
+ Khả năng phối hợp với người khác cùng hồn thành cơng việc.
7


+ Biết kết hợp sử dụng thành quả của người khác để hồn thành cơng việc
của mình.
+ Có ý thức và có khả năng tổ chức người khác cùng hợp tác làm việc. Biết
chỉ huy điều hành công việc.
- Về thái độ:
+ Ý thức hợp tác trong công việc.
+ Ý thức chịu trách nhiệ trong nhóm.
+ Ý thức tơn trọng thành quả lao động của người khác.
+ Ý thức cùng người khác hướng tới mục đích hoạt động chung.
c) Đánh giá kết quả hoạt động nhóm hợp tác:
Tổng kết đánh giá là khâu cuối cùng của hoạt động. Sự đánh giá và kết luận
của giáo viên cũng tác động không nhỏ đến chất lượng làm việc nhóm. Sau khi
các nhóm làm việc cho ra các sản phẩm, nếu giáo viên đánh giá chi tiết mặt tốt,
chưa tốt của sản phẩm, so sánh các sản phẩm của các nhóm với nhau để học sinh
nhận ra được những ưu, khuyết của mình, sau đó giáo viên nêu lên kết luận (đưa
ra chân lý khoa học) thì học sinh sẽ hiểu sâu sắc và nắm vững vấn đề; đồng thời
học sinh sẽ quyết tâm hơn trong lần làm bài tiếp theo. Ngược lại, nếu giáo viên
không đánh giá sản phẩm và sự làm việc của sinh viên sẽ khiến học sinh mất đi
hứng thú và động lực làm việc và như vậy hoạt động nhóm hợp tác sẽ khơng thể
có hiệu quả.
- Các nhóm đánh giá kết quả làm việc của nhau:


8


Hãy để các nhóm tự đánh giá lẫn nhau, đây là một kênh để đảm bảo cho
học sinh phát huy khả năng tổng kết đánh giá. Và đồng thời cũng giúp cho giáo
viên có
thể đưa ra kết quả cuối cùng phù hợp nhất.
- Giáo viên đánh giá, nhận xét kết quả làm việc của các nhóm hợp tác:
Cơng việc này có thể tiến hành song song hoặc sau khi đã có sự đánh giá
giữa các nhóm với nhau. Đánh giá khả làm việc của nhóm: Các nhóm làm việc
có khoa học hay khơng. Những ai tích cực, những ai lười biếng hay làm chuyện
riêng, cần rút kinh nghiệm gì,… Giáo viên nên nhận xét cụ thể, khách quan và
tốt nhất nên cho điểm để khích lệ tinh thần học tập của sinh viên.
d) Kết hợp sử dụng phần mềm Netop School trong thực hành:
Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và qua thực tế giảng dạy nhiều năm tôi
mạnh dạn đưa phần mềm NETOP SCHOOL vào ứng dụng giảng dạy trong
trường học.
Tơi đã sắp xếp lại phịng máy một cách có trật tự và khoa học, đặt tên cho
các máy, kiểm tra sự thông mạng nội bộ và tiến hành Download và cài đặt phần
mềm quản lý dạy học NetOp School phiên bản mới nhất. Chọn máy có cấu hình
mạnh làm máy Teacher cịn lại dùng cho máy student. Tơi đánh số máy, phân
máy cụ thể cho từng học sinh trong từng thời điểm năm học. Điều này để dễ
theo dõi, quản lí, tránh được sự tranh dành máy móc gây mất trật tự và bảo vệ
máy được tốt. Sau đó tổ chức cho học sinh học tập mơn Tin học thông qua phần
mềm NETOP SCHOOL:

9


- Tại máy chủ người giáo viên có thể chiếu bài giảng xuống một hay toàn

bộ các máy Student. Toàn bộ các máy Student sẽ nhìn thấy máy của Teacher chỉ
xem mà khơng sử dụng chuột phím được. Từ đó người giáo viên sẽ hướng dẫn
bài học xuống các máy của học sinh ngồi một cách trực quan
- Khi đã giảng xong bài giáo viên sẽ tắt chế độ chiếu bài giảng để học sinh
thực hành. Tại máy teacher giáo viên theo dõi các máy student đang thực hành
để từ đó có thể giúp đỡ các em trong q trình thực hành hoặc phát hiện những
máy vi phạm: Chơi game hoặc làm việc khác.
- Teacher giúp đỡ một máy student trong q trình thực hành nếu nhóm đó
đề nghị giúp đỡ hoặc qua máy chủ người giáo viên phát hiện nhóm đó vẫn chưa
làm bài được.
- Trong q trình theo dõi học sinh thực hành người giáo viên sẽ phát hiện
được các máy chơi game hoặc thực hành không đúng nội dung bài học. Từ đó
người giáo viên ra lời cảnh báo đến máy vi phạm thông qua hệ thống chat qua
phần mềm. Nếu em đó cố tình vi phạm thì giáo viên có thể khóa máy hoặc mời
em đó ra khỏi phịng máy và báo về thầy cơ chủ nhiệm lớp để có biện pháp giáo
dục
- Khóa các máy student hoặc một số máy nghịch ngợm.
- Ngoài ra người giáo viên còn gửi bài tập đến các máy học sinh và thu bài
về chấm điểm…..
- Giáo viên có thể chiếu bài giảng đến từng máy để học sinh quan sát, làm
mẫu cho các học sinh quan sát.

10


- Có thể chiếu bài mẫu của 1 học sinh nào đó cho tất cả các máy khác theo
dõi.
- Đưa kết quả, các lỗi hay mắc phải của một máy nào đó đến các máy khác
cùng xem để rút kinh nghiệm. Đặc biệt giáo viên từ xa có thể giúp học sinh cùng
điều khiển chuột và bàn phím để tăng kỹ năng thực hành cho các em mà không

phải xuống tận máy cầm tay giúp học sinh cùng làm.
- Cùng một lúc quản lý được nhiều máy tính, giám sát hoạt động của các
máy.
- Có thể gửi bài tập, văn bản cho tất cả các máy của học sinh và nhận bài từ
các máy của học sinh.
- Trong quá trình giáo viên giảng giải thì giáo viên có thể khóa chuột và
bàn phím của tất cả học sinh, học sinh chỉ có thể là xem ngồi ra khơng thể sử
dụng máy để chạy chương trình nào khác.
- Vấn đề quan trọng nữa là giáo viên có thể giám sát triệt để việc học tập
của từng máy, phát hiện ra ngay những máy vi phạm như là chơi trò chơi, chạy
ứng dụng khác. Từ đó ngăn chặn kịp thời. Vấn đề này khó có thể thực hiện đối
với sử dụng máy chiếu.
- Chạy một ứng dụng nào đó trên tất cả các máy của học sinh. Các máy con
có thể khơng là trong cùng 1 phòng.
- Chỉ bằng vài ba bước giáo viên có thể tắt máy của một vài hay tất cả các
máy của học sinh…

11


- Về phần mềm NetOp School thì yêu cầu các máy phải được nối mạng Lan
(mạng cục bộ), cấu hình tương đối mạnh nhất là máy chủ. Có khi bị đứt kết nối,
treo máy con, thông tin đến máy con chậm.
7.1.2. Kết quả thực hiện:
Từ thực tế dạy học của bản thân những năm gần đây các lớp 3, 4, 5 trường
Tiểu học Tứ Yên tôi nhận thấy phương pháp này có những mặt tích cực sau đây:
Giờ học trở lên sinh động, giảm bớt kiến thức trừu tượng, không xa vời
thực tế mà thiết thực với học sinh, gây hứng thú thực sự cho học sinh, sự u
tích mơn học tăng lên rõ rệt. Phát huy được sự tích cực chủ động của học sinh
trong nắm bắt kiến thức từ thực tiễn và từ kỹ năng thực hành.

Kết quả: Sau khi tiếp thu xong các nội dung bài học, học sinh giúp đở nhau
thực hành ngay, kết quả khá khả quan. Có hơn 90% học sinh ở những lớp tôi
giảng dạy trả lời là rất hứng thú với bài học, hiểu bài hơn, dễ nhớ hơn, u thích
mơn học hơn.
Qua thời gian áp dụng phương pháp trên tôi nhận thấy chất lượng dạy và
học của nhà trường nói chung của mơn Tin học nói riêng ngày càng được nâng
cao, chất lượng giáo dục ngày càng có sự chuyển biến rõ rệt. Vị thế của nhà
trường được xã hội ghi nhận.
Với việc ứng dụng những biện pháp trên trong từng tiết dạy thực hành tôi
thấy rằng kết quả thực hành qua các thao tác và các bước của học sinh yếu và
trung bình được chắc chắn và thành thạo hơn, các em khá giỏi thực hành nhanh
hơn, một số học sinh thao tác thự c hành trở thành kĩ xảo. Cụ thể bằng bảng tổng hợp kết quả
kiểm tra cuối năm 2018-2019 như sau:

12


Khối

TSHS

Điểm 9-10
SL
%
3
73
31
42,4
4
74

40
54,2
5
71
25
35,2
Tổng cộng 218
96
44
7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến

Điểm 7-8
SL
%
21
28,8
17
22,9
21
29,6
59
27,1

Điểm 5-6
SL
%
21
28,8
17
22,9

25
35,2
63
28,9

Sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng cho đối tượng là học sinh lớp 3, 4, 5
ở trường Tiểu học Tứ n. Ngồi ra sáng kiến cịn có thể áp dụng cho đối tượng
học sinh các trường tiểu học trên phạm vi tồn tỉnh.
8. Những thơng tin cần được bảo mật: Không
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
- Nhà trường trang bị phòng máy đầy đủ về số lượng máy tính.
- Bản thân ln học hỏi nâng cao trình độ chun mơn.
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia
áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có).
10.1 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác
giả:

Khối

TSHS

HTT
HT
CHT
SL
%
SL
%
SL

%
3
73
31
42,4
42
57,5
0
0
4
74
40
54,2
34
45,8
0
0
5
71
25
35,2
46
64,8
0
0
Tổng cộng
218
96
44
122

56
0
0
10.2 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của của tổ chức, cá nhân:
11. Danh sách những tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng hoặc áp dụng
sáng kiến lần đầu (nếu có):
13


Tên tổ chức/ cá
TT
1
2
3

Phạm vi/ lĩnh vực áp dụng sáng
Địa chỉ

nhân
Khối 3
Khối 4
Khối 5

Tứ Yên, ngày

Tiểu học Tứ Yên
Tiểu học Tứ Yên
Tiểu học Tứ Yên
tháng 5 năm 2019


kiến
Hợp tác thực hành môn Tin học
Hợp tác thực hành môn Tin học
Hợp tác thực hành môn Tin học
Tứ Yên, ngày 6 tháng 5 năm 2019

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tác giả sáng kiến

Vũ Mạnh Hùng
Dương Thị Thanh
…………., ngày ….. tháng ….. năm…….
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ

14



×