Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) dạy tiết tường thuật trong môn lịch sử lớp 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.74 KB, 23 trang )

“Dạy tiết tường thuật trong môn lịch sử lớp 7”
A/ PHẦN THỨ NHẤT
ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Lí do chọn đề tài:
Mơn lịch sử ở trường THCS có vị trí quan trọng trong việc giáo dục và
đào tạo thế hệ trẻ, góp phần giáo dục học sinh phẩm chất đạo đức cách mạng,
truyền thống đấu tranh kiên cường bất khuất để bảo vệ nền độc lập dân tộc của
đất nước.
Ngày nay khi đất nước đang tiến hành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, khi
chúng ta đang từng bước tiếp cận với khoa học cơng nghệ cao của thế giới thì
vấn đề giáo dục truyền thống lịch sử của dân tộc cần phải được coi trọng. Bởi
truyền thống lịch sử của dân tộc chính là cái gốc, nền tảng để chúng ta tiếp thu
cái hiện đại mà không rời xa bản sắc dân tộc, đón nhận cái mới mà khơng xa rời
truyền thống lịch sử của ơng cha ta.
a. Về mặt lí luận :
Trong những năm qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều thay đổi trong
q trình dạy và học. Điều đó thể hiện ở việc thay đổi chương trình, phương
pháp dạy học ở các cấp, định hướng đổi mới phương pháp dạy và học được xác
định trong Nghị quyết TW 4 khóa VII và được cụ thể hóa ở Luật Giáo dục:
“Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm từng trường, lớp học,
môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến
thức vào thực tiễn, tác động đến tư tưởng tình cảm, đem lại niềm vui, hứng
thú học tập cho học sinh”.
Để đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết
định sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần tạo
chuyển biến cơ bản tồn diện về Giáo dục - Đào tạo. Trong Chỉ thị 40 của CP đã
nêu rõ việc bồi dưỡng, nâng cao đội ngũ giáo viên, ngành Giáo dục đã không
ngừng cải tiến về nội dung chương trình sách giáo khoa, về phương pháp giảng
dạy.


Trang 1


“Dạy tiết tường thuật trong môn lịch sử lớp 7”
Như ta đã biết thì Lịch sử là những gì xảy ra trong q khứ, phần lớn là
những gì ta khơng tận mắt nhìn thấy, tai nghe. Học tập mơn lịch sử của bậc trung
học cơ sở là các em phải tiếp cận với nhiều sự kiện lịch sử, với những vị anh
hùng, những danh nhân lịch sử vĩ đại không chỉ của dân tộc mà cả của thế giới
từ cổ đến cận đại, hiện đại. Khi học lịch sử yêu cầu các em phải nhớ sự kiện và
hiểu nội dung bài học một cách chính xác, đầy đủ. Bởi vậy các em phải cần cù,
chịu khó lĩnh hội kiến thức thì mới thực sự đạt được kết quả cao. Vì thế bộ mơn
lịch sử khó gây được hứng thú học tập ở các em.
b. Về mặt thực tiễn :
Trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng ở THCS có nhiều
phương pháp, giáo viên nên kết hợp một cách linh hoạt, hợp lí nhiều phương
pháp, cả phương pháp truyền thống và hiện đại, vận dụng vào từng bài, từng
phần tuỳ vào điều kiện của nhà trường và khả năng của học sinh để lựa chọn
phương pháp sao cho phù hợp.
Trong môn lịch sử ở bậc trung học cơ sở hiện nay nhất là chương trình các
lớp 7,8,9 các bài mang nội dung diễn biến trận đánh chiếm khối lượng kiến thức
khá lớn (quá nửa thời gian lịch sử dân tộc). Nhưng về nghệ thuật và phương
pháp giảng dạy của giáo viên còn nhiều lúng túng, thiếu hấp dẫn, từ đó có thể
làm cho các em khó hiểu, không hấp dẫn không thu hút và lôi cuốn các em vào
bài giảng. Xuất phát từ thực tế ở trên, qua q trình giảng dạy bản thân tơi đã rút
ra một số kinh nghiệm “dạy tiết tường thuật trong môn lịch sử lớp 7” để
muốn tìm tịi sâu hơn, kỹ hơn về cơ sở lý luận để từ đó đối chiếu với thực tiễn
giảng dạy trong các tiết tường thuật diễn biến trận đánh trong môn lịch sử ở nhà
trường. Cũng trên cơ sở đó rút ra cho bản thân những ưu điểm, nhược điểm,
những bài học kinh nghiệm trong việc tái hiện lại các nhân vật, hiện tượng lịch
sử truyền thống đấu tranh hào hùng vẻ vang của dân tộc Việt Nam .

Với việc nghiên cứu đề tài này, tơi mong muốn sẽ góp phần vào giúp giáo
viên tiến hành một giờ dạy học hiệu quả tốt hơn, học sinh tích cực chủ động
trong việc tiếp thu lĩnh hội kiến thức của bài học. Đây cũng là lí do tôi chọn đề
tài này.

Trang 2


“Dạy tiết tường thuật trong môn lịch sử lớp 7”
2. Mục đích viết sáng kiến kinh nghiệm:
Do có nhiều ngun nhân cả chủ quan và khách quan dẫn đến tình trạng học
sinh khơng u thích học bộ mơn Lịch Sử nên chất lượng chưa thực sự được
cao. Để mong muốn chất lượng học tập bộ môn của các em được nâng lên rõ rệt,
bản thân tôi đã mạnh dạn đưa ra đề tài “dạy tiết tường thuật trong môn lịch sử
lớp 7”
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh lớp 7a6 – sĩ số là 45 em : Trường THCS Phương Trung
4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm:
- Học sinh lớp 7a5 – sĩ số là 42 em : Trường THCS Phương Trung
- Học sinh lớp 7a6 – sĩ số là 45 em : Trường THCS Phương Trung
5. Phương pháp nghiên cứu:
Để nghiên cứu được đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp đọc tài liệu :
+ Phương pháp dạy học lịch sử
+ SGK Lịch sử 7 – NXB Giáo Dục

.

+ Bài soạn lịch sử 7 – NXB Giao dục
- Phương pháp dự giờ, rút kinh nghiệm:

Tôi đã dự giờ các đồng nghiệp trong trường và rút ra được rất nhiều điều bổ ích.
- Phương pháp kiểm tra, đối chiếu, so sánh
Bản thân tôi thường xuyên kiểm tra kĩ năng thực hành của học sinh, so sánh, đối
chiếu qua từng bài rồi nghiên cứu nhằm rút kinh nghiệm trong quá trình giảng
dạy.
6. Phạm vi nghiên cứu và kế hoạch nghiên cứu:
- Phạm vi nghiên cứu : Trong học kì I của năm học 2015 – 2016
- Kế hoạch nghiên cứu:
+ Tháng 8 – 9 : Nghiên cứu tìm giải pháp khắc phục những tồn tại
+ Tháng 10- 11 : Áp dụng những giải pháp đã tìm để nâng cao hiệu quả dạy học
+ Tháng 12: Tiến hành kiểm tra đối chiếu.
+ Tháng 1 : Kết thúc quá trình nghiên cứu

Trang 3


“Dạy tiết tường thuật trong môn lịch sử lớp 7”
B. PHẦN THỨ HAI
NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Những nội dung lí luận
Khái niệm : Tường thuật là kể lại có đầu có cuối một cách cụ thể, tỉ mỉ về quá
trình, diễn biến của sự kiện lịch sử, hành động điển hình của quần chúng, nhân
vật lịch sử. Tường thuật có chủ đề, có tình tiết nhằm kích thích trí tưởng tượng
,sự sáng tạo của học sinh về hình ảnh quá khứ.
Bài tường thuật được xây dựng trên cơ sở nội dung sách giáo khoa, nhưng
giáo viên phải tạo hình ảnh cụ thể, sinh động, chính xác về biểu tượng quá khứ
đang được thể hiện, vì vậy các em sẽ dễ hứng thú với việc học tập lịch sử hơn.
- Đặc trưng :
+ Có đầu có cuối cụ thể, tỉ mỉ
+ Có chủ đề, tư tưởng và tình cảm

- Trường hợp:
+ Qúa trình diễn biến của sự kiện, biến cố lịch sử quan trọng có ý nghĩa giáo
dục, giáo dưỡng.
+ Hành động điển hình của quần chúng, của một nhân vật lịch sử để tạo học sinh
biểu tượng lịch sử chính xác, có nội dung phong phú.
+ Khi cần rút ra kết luận có nghĩa là tường thuật không chỉ dừng lại ở tái hiện
lịch sử mà cịn là biện pháp để giải thích bản chất những sự kiện lịch sử phức
tạp.
- Cấu tạo:
+ 3 phần : mở đầu -> sự kiện diễn ra và lên đến đỉnh cao -> kết thúc
+ 5 phần : mở đầu -> tình tiết phát triển -> tình tiết phát triển lên đỉnh cao -> sự
căng thẳng giảm đi -> kết thúc.
- Yêu cầu :
+ Có đầu có cuối 1 cách cụ thể, tỉ mỉ
+ Phải là bức tranh sinh động, chân thực, gợi cảm, nổi rõ chủ đề, có tính giáo
dục cao và đảm bảo được tính lịch sử ( thời gian, không gian, ngôn ngữ)
+ Tạo biểu tượng rõ ràng, chính xác

Trang 4


“Dạy tiết tường thuật trong môn lịch sử lớp 7”
+ Kết hợp hài hòa miêu tả - tường thuật . Hai cái này sẽ thực hiện đồng thời, phụ
trợ và bổ sung cho nhau.
II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu :
1/ Về giáo viên :
- Khi dạy tiết tường thuật thường là giáo viên lúng túng trong phương
pháp, làm việc rất nhiều vì đặc trưng của các tiết này là giáo viên phải tái tạo lại
hiện tượng lịch sử, nhân vật lịch sử, hay nói cách khác là giáo viên phải dựng lại
hiện trường lịch sử trước học sinh. Như vậy rõ ràng địi hỏi ở giáo viên phải có

kiến thức chuẩn, chắc, ngôn ngữ phải mạch lạc trong sáng, nghệ thuật sư phạm
phải nhuần nhuyễn nhịp nhàng.
- Việc giảng - ghi - phân tích và phát vấn ở dạng bài này rất khó và
thường hay bị rời rạc cho nên địi hỏi người giáo viên phải có sự phối hợp nhịp
nhàng trong việc giảng, đặt câu hỏi và hướng dẫn học sinh ghi như thế nào để
không làm mất sự thu hút hấp dẫn học sinh, khơng làm lỗng, làm rời rạc kiến
thức.
2/ Về học sinh :
- Tư duy môn lịch sử đối với các em học sinh ở bậc trung học cơ sở chưa
phát triển nhiều, vì vậy các em thường ghi nhớ một cách chi tiết và thuộc lịng
một cách máy móc nên học đó rồi qn đó. Hay nói cách khác sự hiểu, nhận
định đánh giá các sự kiện lịch sử, hiện tượng lịch sử, nhân vật lịch sử cịn rất
yếu.
- Sự nhận thức về mơn địa lý như việc xác định khu vực, địa cảnh, khoảng
cách của các em còn rất hạn hẹp nên vốn kiến thức để làm nền cho việc mô tả
diễn biến trận đánh trong lịch sử cũng rất khó khăn. Kỹ năng tường thuật trên
bản đồ chưa tốt.
3. Về cơ sở vật chất:
Ngay từ đầu năm học nhà trường đã kiểm tra, giám sát việc sử dụng đồ dùng
và thiết bị dạy học. Trường có các trang thiết bị cơ bản để phục vụ cho nhu cầu
môn học. Tuy nhiên vẫn còn thiếu các lược đồ diễn biến của các trận đánh.
4. Những ưu điểm và nhược điểm khi thực hiện vấn đề nghiên cứu

Trang 5


“Dạy tiết tường thuật trong môn lịch sử lớp 7”
a. Những ưu điểm:
Việc đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm đã và đang được
áp dụng trong nhà trường để giúp học sinh phát huy được vai trị chủ động của

mình trong việc lĩnh hội kiến thức, kích thích khả năng tích cực, chủ động, sáng
tạo của học sinh bằng cách giáo viên tăng cường sử dụng các phương pháp dạy
học mới tạo hứng thú trong việc học tập của học sinh.
b.Những hạn chế:
Chúng ta đã và đang đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực
của học sinh trong học tập. Song một thực tế đáng buồn là cịn nhiều thầy cơ
giáo chưa thực sự quan tâm đến cải tiến phương pháp giảng dạy mới cho phù
hợp với đối tượng và đặc trưng bộ môn, nhất là đối với bộ môn Lịch Sử.
III/ Giải pháp để thực hiện các tiết giảng dạy tường thuật trong lịch sử:
Để có thể dạy tốt một tiết tường thuật mơn Lịch sử thì người giáo viên phải biết
phân loại và lựa chọn nội dung sao cho thích hợp để tiết dạy đạt được kết quả
cao.
1/ Phân loại và lựa chọn nội dung :
a/ Phân loại :
Thường có 03 dạng chính :
- Chiến tranh xung đột phe phái : Dạng bài này thường gặp nhiều ở lịch sử lớp 8.
- Chiến tranh xâm lược : Gặp nhiều ở lịch sử lớp 7,9.
- Chiến tranh vệ quốc (Khởi nghĩa, kháng chiến) thường gặp ở lớp 6,7,8,9.
b/ Nội dung cần lựa chọn :
Hướng phát triển tư duy lịch sử của sách giáo khoa đã chứa đựng quan
điểm “Chính nghĩa” và “Phi nghĩa” trong các cuộc chiến tranh. Điều này thể
hiện rõ ràng ở cách lựa chọn và trình bày chi tiết trong các bài học của sách giáo
khoa. Đây là điểm mấu chốt để lựa chọn nội dung giảng dạy về :
- Chiến tranh vệ quốc :
Chú trọng các sự kiện và hoạt động của phe khởi nghĩa và ý nghĩa trận đánh.
- Chiến tranh xâm lược :

Trang 6



“Dạy tiết tường thuật trong môn lịch sử lớp 7”
Chú trọng ý đồ, chiến thuật, chiến lược của lực lượng xâm lược và các cách ứng
phó của lực lượng vệ quốc.
- Chiến tranh xung đột nội bộ phe phái :
Chú trọng miêu tả khách quan, tiến trình của các phe phái, các lực lượng.
2/ Phương pháp giảng dạy 01 tiết tường thuật cuộc kháng chiến
chống quân xâm lược :
Từ những nhận định về các dạng bài, nội dung cơ bản trên, ta có thể hình
thành cách dạy của bài tường thuật trận đánh như sau :
a/ Kết hợp sử dụng bản đồ, sơ đồ, lược đồ - giảng và ghi bảng :
+ Bản đồ, sơ đồ, lược đồ : Là phương tiện rất cần thiết và không thể thiếu
được trong việc giảng dạy mơn lịch sử nói chung và dạng bài tường thuật đánh
nói riêng. Bản đồ, sơ đồ phải được minh họa rõ ký hiệu các phe phái tham chiến
trong từng giai đoạn trong cả q trình tiến cơng, hoặc phịng thủ, phản cơng rút
lui, các nơi đóng qn, xây dựng căn cứ, mai phục… Các ký hiệu trên bản đồ
vừa phải mang tính khoa học và mang tính giáo dục qua màu sắc của những mũi
tên.
+ Ngoài ra cần phải có thêm một số tranh ảnh, hình ảnh khác để minh họa
nhằm giúp các em tái tạo lại nhân vật lịch sử một cách cụ thể, giúp bài giảng
sinh động, lôi cuốn hấp dẫn các em, dễ nhớ, nhớ lâu.
* Ví dụ : - Hình ảnh các bơ lão giơ những cánh tay miệng hô vang trong
Hội Nghị Diên Hồng…
- Đoạn thơ khi cuộc kháng chiến lần thứ 2 thắng lợi “…Sau hai
tháng phản công quyết liệt. Đánh tan tành nửa triệu quân Nguyên…”
b/ Phần giảng của giáo viên :
+ Cách một :
Giáo viên tường thuật trên bản đồ, lược đồ, học sinh chỉ cần chú ý vào lời
tường thuật của giáo viên và cách chỉ bản đồ. Rồi sau đó học sinh tường thuật lại
trên bản đồ. Cách này thường học sinh khá giỏi tiếp thu được nhưng học sinh
yếu thì bị hạn chế và dễ quên.


Trang 7


“Dạy tiết tường thuật trong môn lịch sử lớp 7”
+ Cách hai :
Giáo viên vừa giảng vừa ghi, vừa phát vấn; Học sinh cũng phải nghe, vừa
nhìn, ghi và phát biểu. Cách này học sinh giỏi tiếp thu được nhưng học sinh yếu
chỉ ghi khơng thể nghe, nhìn và phát biểu được mà kiến thức khi trình bày lại
khơng liền mạch, sự tái tạo lại các trận đánh bị đứt quãng nên sau khi học sinh
tường thuật lại sẽ khó, hiệu quả không cao.
+ Cách ba :
Giáo viên tường thuật từng giai đoạn, kết hợp với phân tích, phát vấn,
chốt, ghi chính. Rồi sau đó giới thiệu lại một cách tổng quát trận đánh trên bản
đồ, lược đồ hay ;
- Tường thuật lại kiến thức theo từng giai đoạn hoặc tổng quát.
- Khái quát lại bài học rút ra điểm riêng của từng trận đánh, có thể liên hệ
so sánh với các trận đánh khác.
* Ví dụ : Trận Bạch Đằng 1288 so sánh với trận Bạch Đằng 938 và 981…
Phương pháp này bao hàm được cả phân tích, phát vấn, ghi và tường
thuật.
Sau khi tiến hành cách dạy theo cách này, các em khá, giỏi và trung bình
đều nắm được và các em tái hiện lại được diễn biến trên lược đồ hay bản đồ và
nhớ lâu.
c/ Cách ghi bảng :
- Nên ghi theo trình tự thời gian và theo 02 cột để đối chiếu (Hai cột biểu
thị cho 02 lực lượng đối kháng theo kiểu “cái răng lược”. Mỗi cột biểu thị chi
tiết của diễn biến theo giai đoạn của mỗi bên và phải mang tính điển hình quyết
định.
- Nội dung ghi cần phải chọn lọc những sự kiện thật điển hình nhưng

khơng vì thế mà làm mất đi tính liên tục và quyết định trận đánh (cần linh hoạt
theo từng bài).
* Ví dụ : - Các phe phái tham chiến.
+ Lực lượng mỗi bên, Quân số, thành phần người chỉ huy…
+ Thời gian : Bắt đầu diễn biến cho đến khi kết thúc

Trang 8


“Dạy tiết tường thuật trong môn lịch sử lớp 7”
+ Địa điểm : Căn cứ, địa bàn hoạt động chiến trường…
- Các giai đoạn và tiến trình : Cần chọn lọc để ghi tiến trình, kết
quả từng giai đoạn, kết quả cuối cùng…
- Điểm riêng của trận đánh
+ Vị trí, địa hình, căn cứ, thời tiết, khí hậu…
+ Thành phần lực lượng người chỉ huy…
+ Hoàn cảnh khách quan…
+ Chiến lược chiến thuật…
Những điểm riêng này là những nhân tố giúp ta phân tích nguyên nhân
thắng lợi hay thất bại, ý nghĩa, bài học kinh nghiệm của các trận đánh. Đồng
thời đây cũng là điểm chốt lại để khắc sâu kiến thức và làm học sinh nhớ lâu,
gây được ấn tượng về những trận đánh qua tiết giảng tường thuật.
d/ Về học của học sinh :
- Bản đồ lịch sử giúp các em ghi nhớ địa danh gắn liền với những đặc
điểm của điều kiện thiên nhiên nơi xảy ra sự kiện lịch sử, vì vậy học sinh phải
thực sự chú ý khi giáo viên hướng dẫn cách trình bày tất cả các nội dung trong
sách giáo khoa qua quan sát trên bản đồ.
- Nhìn vào bản đồ lịch sử góp phần phát triển óc quan sát, trí tưởng tượng,
tư duy và ngơn ngữ cũng như tính tích cực của học sinh. Nhìn vào bản đồ lịch sử
nào học sinh cũng thấy thích nhận xét, phán đốn, hình dung những hiện tượng

lịch sử được phản ánh suy nghĩ và diễn đạt bằng lời nói chính xác, rõ ràng, trong
sáng, khúc chiết những hiện tượng lịch sử đã qua.
III/ Tổ chức thực hiện qua 01 tiết tường thuật cụ thể :
* Ví dụ : Lịch sử lớp 7- bài 7- tiết 14- mục II.
+ Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên- Mông lần thứ 2
1/ Khâu chuẩn bị :
* Của giáo viên : Phải tiến hành như sau :
- Nắm chắc kiến thức để tường thuật.
- Phải chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng phục vụ cho tiết dạy :
+ Lược đồ : Chuẩn bị sẵn trên máy chiếu

Trang 9


“Dạy tiết tường thuật trong môn lịch sử lớp 7”
: Các mũi tên tấn công , hướng tấn công
+ Bản đồ

: Chuẩn bị sẵn trên máy chiếu
: Các mũi tên tấn công , hướng tấn công

+ Tranh ảnh, thơ, chuyện kể lịch sử.
+ Bảng niên biểu (nếu có).
- Dụng cụ chỉ bản đồ, lược đồ…
* Của học sinh :
- Soạn, tìm hiểu các câu hỏi đã cho nhằm đáp ứng được việc giáo viên
phát vấn trên lớp.
- Những bài có bản đồ, lược đồ trong sách giáo khoa bắt buộc các em phải
xem trước, nắm được hướng tiến công của địch và sự chuẩn bị cho trận đánh của
mỗi phía.

2/ Tiến hành bài giảng :
Tuần 12

Ngày soạn: 5.11.2015

Tiết 24

Bài 14: BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC
MÔNG - NGUYÊN (THẾ KỈ XIII) - tiết 1
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức :
- Việc chuẩn bị cho cuộc xâm lược Đại Việt lần thứ hai của nhà Nguyên chu đáo
hơn so với lần một.
- Nhờ sự chuẩn bị chu đáo , đường lối đánh giặc đúng đắn và với quyết tâm cao ,
quân dân Đại Việt đã giành thắng lợi vẻ vang .
2. Tư tưởng :
Bồi dưỡng cho học sinh lòng căm thù giặc , niềm tự hào dân tộc và lòng biết ơn
tổ tiên đã kiên cường mưu trí bảo vệ chủ quyền đất nước
3. Kỹ năng.
- Học diễn biến các trận đánh bằng cách chỉ lược đồ.
Trang 10

.


“Dạy tiết tường thuật trong môn lịch sử lớp 7”
- Đọc và vẽ lược đồ lịch sử.
- Phân tích, đánh giá, nhận xét các sự kiện lịch sử.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Giáo viên

- Lược đồ kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên ( 1285 )
- Tranh minh hoạ Thoát Hoan nằm trong ống đồng trốn về nước .
- Đoạn trích “ Hịch tướng sỹ “.
2. Học sinh
- Tranh ảnh có liên quan đến bài học.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1/ Ổn địnhlớp:
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Nhà Trần đã làm gì để xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng ? Quân
đội nhà Trần có gì giống và khác so với thời Lý ?
3/Bài mới :
a.Giới thiệu bài :
Sau khi xây dựng chính quyền, nhà Trần đã bắt tay ngay vào cơng cuộc xây
dựng bộ máy nhà nước, phục hồi sản xuất. Ngồi ra, cịn phải chuẩn bị nhiều
mặt để đối phó với âm mưu xâm lược của bọn Mông – Nguyên. Vậy, cuộc
kháng chiến của quân và dân ta diễn ra như thế nào ? -> bài hôm nay.
b.Dạy bài mới.

Hoạt động dạy và học
Hoạt động 1

Nội dung kiến thức cần đạt
I. Cuộc kháng chiến lần thứ
nhất chống quân xâm lược
Mông Cổ. ( 1258 ).
1. Âm mưu xâm lược Đại Việt
của Mông Cổ (Không học)
2. Nhà Trần chuẩn bị kháng

Hoạt động 2


chiến và đánh bại quân Mông
Cổ.

Trang 11


“Dạy tiết tường thuật trong môn lịch sử lớp 7”
? Khi được tin quân Mông Cổ xâm lược a. Nhà Trần chuẩn bị :
nước ta, vua Trần đã làm gì ?

- Cuối năm 1257 được tin Mông

- Ban lệnh cả nước sắm sữa vũ khí

Cổ chuẩn bị xâm lược vua Trần

Gv phân tích chủ trương đúng đắn của nhà ban lệnh cả nước sắm sửa vũ
Trần trong việc huy động tồn dân tham gia khí, qn đội ngày đêm luyện
kháng chiến.

tập võ nghệ

? Tại sao, vua Trần ra lệnh bắt giam sứ giả - Bắt giam sứ giả Mông Cổ, ban
của quân Mông Cổ ?

lệnh cho cả nước chuẩn bị

Không hàng giặc, quyết chiến


chống xâm lược.

* Giáo viên treo lược đồ “cuộc kháng chiến
chống quân xâm lược Mông Cổ năm 1258.
- Hs kẻ bảng vào vở.

b. Diễn biến :
Quân Mông Quân ta

? Quân Mông Cổ xâm lược nước ta vào
thời gian nào, bao nhiêu quan, do ai chỉ

Cổ
- 1 – 1258, 3 Vua

Trần

vạn

Tông

quân Thái

Mông Cổ do chặn giặc ở

huy?
- Gv u cầu hs xác định hướng tấn cơng của

Ngột


Lương phịng tuyến.

Hợp Thai chỉ

mông cổ trên bản đồ.
? Quân ta làm gì ?Việc làm đó có phải là sợ

huy tiến vào ta
xâm

giặc không?
- Do thế giặc mạnh ta cho quân rút về Thăng
Long, nhân dân ta thực hiện chủ trương “
vườn khơng nhà trống” => qn ta xi về
đóng ở Thiên Mạc. Đẩy giặc vào thế suy yếu
để rồi tiêu diệt giặc. Đây là kế “lấy ít đánh
nhiều, lấy yếu đánh mạnh” của nhà Trần.
- Vua Trần lo lắng hỏi Trần Thủ Độ. Ông trả
lời: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ
đừng lo”

Sau đó quân
khỏi

lược Thăng Long,

nước ta .

thực hiện “


- Quân giặc Vườn không
theo

đường nhà trống ”

sông

Thao,

tiến

xuống

Bạch Hạc, rồi
tiến đến vùng
Bình

Lệ

Nguyên

bị

chặn lại.
Tiến
vào Mở
Trang 12

rút


cuộc


“Dạy tiết tường thuật trong môn lịch sử lớp 7”
? Tình hình qn Mơng Cổ khi tiến vào

Thăng

Thăng Long. Sau đó qn ta làm gì?

điên

? Vì sao, qn ta đánh bại quân Mông

tàn phá, thiếu Đầu

Cổ ?

lượng

Biết chớp thờ cơ, sử dụng cách đánh thông

lực lượng tiêu

thạo.

hao
Ngày 29 – 1 - Kháng chiến

* Học sinh chia nhóm thảo luận : 3 phút.

? Em hãy tìm những chi tiết thể hiện sự
quyết tâm của nhân dân ta trong cuộc

Long phản công lớn
cuồng ở Đông Bộ
thực,

1258

quân lần thứ nhất

Mông Cổ phải kết thúc thắng
rút khỏi Thăng lợi.

kháng chiến ?
- Bắt giam sứ giả Mông Cổ 3 lần vào ngục
- Cả nước sắm sửa vũ khí, quân đội ngày

Long chạy về
nước

đêm luyện tập.
- Nhân dân thực hiện chủ trương “ vườn
không nhà trống”
- Thái sư Trần Thủ Độ nói “ Đầu thần chưa
rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo”
- Khi quân Mông Cổ đi cướp phá nhân dân
ở các địa phương đã quyết liệt chống trả.
? Em hãy nêu cách đánh giặc của nhân
dân ta trong cuộc kháng chiến này ?

- Chủ trương “ vườn không nhà trống”.
- Khi giặc mạnh ta rút lui để bảo tồn lực
lượng, khi chúng khó khăn ta phản công lại.
Hoạt động 3
- Năm 1279 Nam Tống bị quân Mông Cổ
tiêu diệt, Năm 1281. Hốt Tất Liệt lập ra nhà
Ngun.Trung quốc hồn tồn bị qn Mơng
Cổ thống trị (quân Mông Nguyên).
? Sau khi xâm lược nước ta năm 1258 bị

Trang 13

II.

CUỘC KHÁNG CHIẾN

LẦN

THỨ

QUÂN

HAI

XÂM

CHỐNG
LƯỢC

NGUYÊN ( 1285 )

1. Âm mưu xâm lược Chăm
Pa và Đại Việt của nhà
Nguyên.
- Năm 1283 Nhà Nguyên cử Toa
Đô chỉ huy 10 vạn quân tiến
đánh Chăm Pa. Sau khi chiếm
được Chăm - Pa Quân Nguyên


“Dạy tiết tường thuật trong môn lịch sử lớp 7”
thất bại qn Ngun có âm mưu gì?

cố thủ phía bắc chờ đánh Đại

- Sau khi thất bại năm 1258 quân Mông Cổ Việt.
không chịu từ bỏ âm mưu xâm lược nước
Đại Việt . Vua Nguyên lúc bấy giờ là Hốt Tất
Liệt ráo riết chuẩn bị xâm lược Chămpa và
Đại Việt.
- Năm 1283, 10 vạn quân Nguyên do Toa
Đô chỉ huy xâm lược Chămpa nhưng đã bị
nhân dân Chăm- Pa tiến hành chiến tranh du
kích đánh trả nhưng thất bại, quân Nguyên
chiếm được Chăm - Pa, cố thủ phía Bắc chờ
đánh Đại Việt.
? Hốt Tất Liệt cho quân xâm lược Chămpa
và Đại Việt nhằm mục đích gì ?
- Làm cầu nối thơn tính các nước ở phía
Nam Trung Quốc => Hốt Tất Liệt cho quân
xâm lược Chămpa trước.

- Nhà Nguyên cho quân xâm lược Chămpa 2. Nhà Trần chuẩn bị kháng
trước làm bàn đạp tấn công Đại Việt.

chiến

? Sau khi chiếm dược Chăm Pa nhà - Vua Trần triệu tập hội nghị ở
Nguyên đã làm gì?

bến Bình Than, bàn kế phá giặc.

Hoạt động 4
? Biết tin quân Nguyên có ý định xâm lược
Đại Việt , vua Trần đã làm gì ?
- Triệu tập hội nghị các vương hầu ở bến
Bình Than bàn kế đánh giặc.
? Em hãy nêu một tấm gương tiêu biểu của
tuổi trẻ đánh giặc thời Trần?
- Học sinh đọc đoạn in nghiêng SGK/ 58

Trang 14


“Dạy tiết tường thuật trong môn lịch sử lớp 7”
- Hồi văn Hầu Trần Quốc Toản có lịng u
nước sâu sắc , đã đến bến bình than nhưng
khơng được dự họp vì mới 15 tuổi, Quốc
Toản tức giận bóp nát quả cam trong tay lúc
nào khơng biết . Sau đó về quê Quốc Toản đã
tổ chức đạo quân lớn dương cao lá cờ nêu
sáu chữ vàng “ Phá cường địch báo ơn Vua

“ Ngày đêm luyện tập sẵn sàng cùng nhân - Trần Quốc Tuấn được cử làm
dân đánh giặc .

chỉ huy cuộc kháng chiến. Ông

? Người được vua Trần cử làm chỉ huy soạn hịch tưỡng sĩ để động viên
cuộc kháng chiến. Ơng đã làm gì. Mục tinh thần chiến đấu.
đích?

- Năm 1285 vua Trần mời các

- Gv cung cấp cho hs một số đoạn trích của bơ lão dự hội nghị Diên Hồng
Hịch tướng sĩ.

để bàn kế đánh giặc.

Trần Quốc Tuấn đã đọc hịch tướng sĩ ->
Khơi dậy lịng u nước và khích lệ tinh thần
u nước .
- Năm 1285 Vua Trần triệu tập hội nghị Diên
Hồng và mời tồn bộ các bơ lão có uy tín để
bàn cách đánh giặc.
? Hội nghị diên Hồng có tác dụng gì đến
việc chuẩn bị kháng chiến?
Đây là hội nghị thể hiện ý chí kiên trung của
nhân dân Đại Việt.

- Cả nước chuẩn bị sẵn sàng,

? Nhà Trần cịn làm gì để chuẩn bị kháng quân đội tập trận lớn ở Đông Bộ

chiến?

Đầu.

- Nhà Trần đã mở cuộc tập trận lớn ở Đông
Bộ Đầu . Sau cuộc tập trận , cả nước được
lệnh sẵn sàng đánh giặc , quân sỹ đều thích
hai chữ “ Sát thát” vào cánh tay )

Trang 15


“Dạy tiết tường thuật trong môn lịch sử lớp 7”
? Việc quân sĩ thích hai chữ sát thát vào
cánh tay có ý nghĩa gì ?
Thể hiện quyết tâm cao độ của quân sĩ thà
chịu chết không chịu mất nước.

3. Diễn biến và kết quả của

Hoạt động 5

cuộc kháng chiến :

* Giáo viên trình chiếu lược đồ cuộc kháng
chiến lần thứ hai chống quân Nguyên . Giới
thiệu kí hiệu cơ bản và u cầu hs trình bày
đường tấn cơng, rút lui của ta và địch.

* Ví dụ minh họa : Lịch sử lớp 7- bài 7- mục II.

“CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ HAI CHỐNG QUÂN XÂM
LƯỢC NGUYÊN 1285”
“Diễn biến và kết quả của cuộc kháng chiến”
(Giáo viên chiếu bản đồ lên bảng)
Phương pháp cũ :

Phương pháp mới :

(Giáo viên vừa tường thuật vừa ghi

(Theo ý chủ quản của bản thân)
Giáo viên giới thiệu các ký hiệu trên
bản đồ vừa tường thuật, vừa phân tích,

- GV khơng hỏi

vừa phát vấn, vừa ghi ngắn gọn
- 01/1285: 50 vạn - Lực lượng của - 01/1285 : Thoát
quân Nguyên do giặc lần này so Hoan với 50 vạn
Thoát Hoan chỉ với lần thứ nhất

quân ồ át tràn vào

huy vào nước ta đi

nước ta theo 2

theo 2 hướng :

hướng :


+ Lạng Sơn

+ Lạng Sơn

+ Sông Hồng

+ Sông Hồng

- Học sinh ghi sau - Các trận đánh - Giáo viên tường - Ta chặn đánh rồi
đó
tiếp

tường

thuật diễn ra trên vùng thuật trên máy và rút về Vạn Kiếp
biên giới thấy giặc ghi
Trang 16


“Dạy tiết tường thuật trong môn lịch sử lớp 7”
mạnh Trần Hưng
Đạo rút về Vạn
Kiếp.
- Giáo viên phân

- Giáo viên tường

tích câu nói của


thuật

Trần Thủ Độ, tiếp

phân tích câu nói

tục tường thuật và

của Trần Thủ Độ.

phát

vấn

cho học sinh ghi.
- Giáo viên tiếp
- Sau 1 số trận tục tường thuật
đánh nhằm tiêu trên máy chiếu

- Về Thăng Long

hao sinh lực giặc

quân ta thực hiện

ta rút về Thăng

“ vườn không nhà

- Giáo viên phân Long tiếp tục thực

tích

hiện

trống ”.

“vườn - Giáo viên phát - Ta lùi về phía

khơng nhà trống vấn phân tích

Nam

” để chống giặc,
quân ta rút nữa về
phía Nam.
- Giáo viên tường -

Thoát

- Thoát Hoan hùng
Hoan

hổ kéo vào Thăng

thuật tiếp cho học hùng hổ kéo vào - Giáo viên tường Long.
sinh ghi

Thăng Long, phố thuật

trên


máy

phường vắng lặng chiếu và ghi

- Rút về phía Bắc

chúng khiếp sợ

sơng Hồng

vội về đóng ở phía

- 01/1285 Toa Đơ

Bắc sơng Hồng

được lệnh đánh

- Cùng thời gian

lên Nghệ an -

Toa Đơ ở mạn

Thanh hóa.

Nam được lệnh
đánh lên Nghệ An


Trang 17


“Dạy tiết tường thuật trong môn lịch sử lớp 7”
- Thanh Hóa quân
dân ta chiến đấu - Giáo viên tường
anh dũng nhưng thuật

theo

các

- Giáo viên tường không ngăn nổi hướng mũi tên đã
thuật học sinh ghi

thế giặc mạnh.

tạo trên máy chiếu

- Thốt Hoan cho khơng ghi
mở cuộc tấn cơng

- Thốt Hoan tấn

quyết định xuống - Giáo viên tường công quyết định
phái Nam, lệnh thuật và ghi

xuống phía Nam .

Toa Đơ từ Thanh

Hóa tiến ra tạo

- Toa Đơ từ Thanh

thành 2 gọng kìm Nhằm mục đích gì Hóa đánh ra tạo
hịng

tiêu

diệt ?

thành 2 gọng kìm .

quân chủ lực và
- Giáo viên phân bắt sống tồn bộ - Giáo viên phát
tích tấm gương đầu não của cuộc vấn phân tích tấm
Trần Bình Trọng

kháng chiến.

gương Trần Bình
Trọng và liên hệ.

- Tiếp tục tường

- Tường thuật và

thuật cho học sinh

ghi.


ghi.

- Quân ta chiến
đấu

dũng

cảm,

Thóat Hoan phải
rút quân về Thăng
- Ta rút về Thiên

Long lâm vào tình

Trường – Trường

thế bị động và

Yên quân giặc từ

thiếu lương thực

hai mặt Nam Bắc

trầm trọng.

đánh vào, tình thế
- Giáo viên phân nguy ngập Trần - Giáo viên phát

tích cho học sinh Hưng Đạo bình vấn phân tích, ghi. - Từ tháng 5 -

Trang 18


“Dạy tiết tường thuật trong môn lịch sử lớp 7”
ghi.

tĩnh tổ chức cuộc

1285, qn ta bắt

hành

đầy

đầu phản cơng :

mưu trí đánh lạc

Tây Kết, Hàm Tử,

hướng quân giặc,

Chương

rút quân ra mạn

tiến


Đông Bắc sau đó

Long

ơng cùng vua Trần

Ngun tháo chạy.

qn

Dương,

vào
->

Thăng
qn

dong thuyền nhẹ - Giáo viên phát
vào Nam chiếm vấn ? Em có suy
- Giáo viên hỏi lại

Thanh

Hóa, nghĩ gì về cách

chốt lại 1 câu củng cố lực lượng đánh của quân dân
phần 1 : Em có chuẩn

bị


tổng ta trong buổi đầu

suy nghĩ gì về phản cơng.

của cuộc kháng

cách

của

chiến ? Sau đó

qn dân ta trong

giáo viên yêu cầu

buổi

cuộc

các em tập trung

kháng chiến, sau

lên bảng và giáo

đó

viên


viên tường thuật

chuyển sang mục

lại tồn bộ và

2.
* Phương pháp cũ :

khơng phân tích.
* Phương pháp mới :

đánh
đầu
giáo

- Bài dạy tường thuật không thoải mái - Giáo viên cảm thấy thoải mái hơn,
rời rạc vì thời gian giáo viên và học học sinh nắm chắc kiến thức và có kỹ
sinh ghi mất nhiều.

năng tường thuật tốt, liền mạch khơng

- Khi củng cố thì học sinh tường thuật bị đứt quãng. Học sinh thấy hứng thú
không liền mạch nắm chưa chắc trên khi xem trên máy chiếu .
bản đồ.

- Sau khi củng cố các đối tượng khá,
giỏi, trung bình đều tường thuật được,
em yếu giáo viên gợi ý thì tường thuật

được.

4/Củng cố :
Trang 19


“Dạy tiết tường thuật trong môn lịch sử lớp 7”
- Nhà Trần chuẩn bị chống quân Nguyên xâm lược ra sao ? Tác dụng của sự
chuẩn bị đó ?
- Sự kiện nào chứng tỏ ý chí quyết tâm chống giặc của nhà Trần ?
- Tường thuật diễn biến của cuộc kháng chiến lần thứ hai trên lược đồ? kết
quả ?
5/Dặn dò :
- Học bài và chuẩn bị trước phần III.
- Đọc và tìm hiểu trước Hình 32 lược đồ cuộc kháng chiến lần thứ ba; Hình
33 lược đồ chiến thắng Bạch Đằng 1288.
- Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ ba có gì
giống và khác so với lần thứ hai?
IV/ Kết quả thực hiện :
Sau khi dạy xong 2 lớp bản thân tự thể nghiệm theo 2 cách như trình bày ở trên.
Qua câu hỏi trắc nhiệm yêu cầu học sinh làm việc với bản đồ, lược đồ thì kết
quả như sau :
* Kết quả cách 1 (Phương pháp cũ) :
Lớp 7A5 tổng số 35 học sinh.
Giỏi : 05 em, 3 em nhận thức đầy đủ có kỹ năng tường thuật tốt.
Khá 22 em thì có 15 em tường thuật khá, cịn 7 em nắm kiến thức có kỹ
năng tường thuật trung bình.
Trung bình 8 em có 5 em nắm được kiến thức cịn 3 em không nắm được
* Kết quả cách 2 (Phương pháp mới) :
Lớp 7A6 tổng số 45 học sinh.

Giỏi : 15 em, nhận thức đầy đủ và có kỹ năng tường thuật tốt.
Khá 25 em, nhận thức và có kỹ năng tường thuật khá.
Trung bình 4 em : 3 em nắm được kiến thức và khả năng tường thuật
trung bình, cịn 01 em không nắm được.
V/ Rút kinh nghiệm :
Qua bài dạy 01 tiết tường thuật trận đánh trên bản đồ bản thân rút ra được
những kinh nghiệm sau :

Trang 20


“Dạy tiết tường thuật trong môn lịch sử lớp 7”
- Nhận thức lịch sử của người thầy giáo ở giai đoạn chuẩn bị các đồ dùng
như lược đồ, bản đồ, sơ đồ tranh ảnh… và thiết kế bài học có vai trị hết sức
quan trọng và chính là yếu tố nền tảng dẫn tới thành công trong tiết dạy tường
thuật của giáo viên.
- Nghệ thuật ngôn ngữ diễn đạt trong khi tường thuật phải hết sức lưu
loát, dứt khoát, khúc chiết, trong sáng dễ hiểu để tái tạo lại hiện trường lịch sử
trên bản đồ nhằm thu hút tối đa sự chú ý của học sinh, là một yêu cầu quan trọng
cho sự thành công của tiết tường thuật.
- Người thầy cần có sự kết hợp một cách hợp lý các kỹ năng thao tác nghề
nghiệp đặc biệt là kỹ năng diễn đạt bằng lời nói và kỹ năng viết, trình bày bảng
phải kết hợp phát vấn, phân tích, giảng và ghi bảng nhuần nhuyễn.
- Có như vậy mới đạt kết quả cao trong tiết dạy giúp cho tiết dạy thành
công.
C. PHẦN THỨ BA
Kết luận và khuyến nghị
1. Kết luận:
- Để nâng cao hiệu quả dạy và học là mục tiêu phấn đấu của toàn ngành
giáo dục, của các bộ môn trong nhà trường, của bản thân các thầy cô giáo trong

nhà trường phổ thông, đặc biệt trong môn lịch sử là môn mà không hấp dẫn,
không được giới trẻ ưa thích.
- Vì vậy thơng qua mơn học lịch sử giáo viên phải tiến hành giáo dục tư
tưởng cho học sinh quan trọng nhất là giáo dục lòng yêu nước tinh thần tự hào
dân tộc, lòng tin yêu vào Đảng và Bác Hồ và con đường xã hội chủ nghĩa đã lựa
chọn.
- Trong công tác giảng dạy ở môn lịch sử trong nhà trường phổ thông, bản
thân tôi đã rút ra được một ít kinh nghiệm song chắc chắn rằng cịn nhiều vấn đề
nan giải, khơng những bản thân tơi mà cả các đồng nghiệp khác cũng còn phải
đầu tư suy nghĩ nghiên cứu nhiều mới có thể thu được kết quả như mong muốn.
Qua nội dung của giải pháp hữu ích này bản thân tơi rất mong được sự
đóng góp của bạn đọc và đồng nghiệp.

Trang 21


“Dạy tiết tường thuật trong môn lịch sử lớp 7”
2. Khuyến nghị:
Để thực hiện đề tài sáng kiến kinh ngiệm “ Dạy tiết tường thuật trong môn
lịch sử 7” đạt được kết quả cao. Tôi cũng mạo muội đề nghị với ngành, các cấp,
nhà trường có thẩm quyền xem xét và tạo điều kiện mua các đồ dùng thiết bị
như : Máy chiếu, tranh ảnh, lược đồ, các mẫu vật để phục vụ cho môn Lịch sử.
Nhà trường cần mua thêm một số tư liệu, tài liệu tham khảo và cách giảng dạy
trong bộ môn lịch sử.
Trên đây là đề tài nghiên cứu của tôi, tôi xin cam đoan “ Đề tài sáng kiến
kinh nghiệm” của tôi viết trên đây hồn tồn là do chính tơi tự viết, khơng sao
chép của bất kì ai. Trong q trình giảng dạy mơn lịch sử, hiểu biết và kinh
nghiệm của tôi chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Kính đề nghị Hội
đồng khoa học các cấp có ý kiến đánh giá, nhận xét giúp tơi viết sáng kiến kinh
nghiệm của mình được hồn chỉnh hơn.

Cuối cùng tơi xin chân thành cảm ơn tập thể giáo viên và học sinh trường
THCS Phương Trung đã giúp đỡ tơi hồn thành đề tài này.
Nhận xét của HĐKH

Phương Trung, ngày 22/4/2016

Trường THCS Phương Trung

Người viết

Lê Thị Hoa

MỤC LỤC
Trang 22


“Dạy tiết tường thuật trong môn lịch sử lớp 7”
A. PHẦN THỨ NHẤT

1. Lí do chọn đề tài...............................................................trang 01
2. Mục đích nghiên cứu……………………………………trang 03
3. Đối tượng nghiên cứu……………………………….......trang 03
4. Đối tượng thực nghiệm………………………………… trang 03
5. Phương pháp nghiên cứu….……………………………..trang 03
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu………………………...trang 03
B. PHẦN THỨ HAI

1. Nội dung lí luận…………………………………….……trang 04
2. Thực trạng vấn đề………………………………………..trang 05
3. Giải pháp…………………………………....................trang 06-20

4. Kết quả thực hiện………………………………………...trang 20
C. PHẦN THỨ BA

Kết luận và khuyến nghị…………………………………trang 21
1 Kết luận…………………………………………………….trang 21
2. Khuyến nghị……………………………………………….trang 22
D. PHẦN THỨ TƯ

Mục lục……………………………………………………...trang 23

Trang 23



×