Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

sáng kiến kinh nghiệm dạy tiết thực hành tin học 9 đạt hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1014.53 KB, 11 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
****
I. MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, 0 giờ 1-11, VN đón công dân thứ 90 triệu, “dân số
vàng”. Sau giai đoạn “dân số vàng”, VN sẽ bước vào giai đoạn “dân số già” rất
nhanh chóng. Vì thế, toàn xã hội đang có rất nhiều người trẻ hôm nay phải tăng
tốc trong việc học, việc làm, việc phát triển, hoàn thiện bản thân mình.
Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ nói chung của
ngành tin học nói riêng, tin học là một phần không thể thiếu được của nhiều
ngành trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội, phục vụ đời sống
con người. Ngành giáo dục đào tạo phải đầu tư phát triển về mọi mặt, trong đó
nguồn nhân lực là phải đào tạo ra một thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, nắm vững
tri thức khoa học công nghệ để làm chủ trong mọi hoàn cảnh công tác và hoạt
động xã hội nhằm đáp ứng được nhu cầu trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước, hội nhập kinh tế thế giới.
Để đáp ứng được các yêu cầu trên, môn Tin học đã được đưa vào giảng
dạy ở các trường Trung học và Tiểu học với vai trò là môn học tự chọn. Môn tin
học cũng là một môn khoa học, có nhiệm vụ trang bị cho học sinh những hiểu
biết cơ bản về công nghệ thông tin và vai trò của nó trong xã hội hiện đại. Môn
học này giúp học sinh bước đầu làm quen với phương pháp giải quyết vấn đề
theo quy trình công nghệ và kĩ năng sử dụng máy tính phục vụ học tập và cuộc
sống.
Tin học dành cho THCS:
Tin học quyển 1. Biết soạn thảo văn bản.
Tin học quyển 2. Làm quen với bảng tính.
Tin học quyển 3. Biết viết lập trình.
Tin học quyển 4. Biết sử dụng và khai thác thông tin Internet, phần trình
chiếu.
Với thời lượng 2 tiết/tuần với tất cả các lớp ở cấp học, là môn học có
những đặc thù riêng liên quan chặt chẽ với sử dụng máy tính. Đặc trưng của
môn Tin học là lí thuyết đi đôi với thực hành, đặc biệt ở lứa tuổi THCS phần


thực hành còn chiếm thời lượng nhiều hơn.
Qua thời gian trực tiếp giảng dạy môn Tin học nói chung, Tin học 9 nói
riêng bản thân tôi nhận thấy rằng nhiều học sinh còn yếu về kĩ năng thực hành
trên máy, một số em còn ngại thực hiện các thao tác trên máy mà chỉ quan sát
các học sinh khác trong nhóm thực hành (học sinh khá-giỏi). Do đó các tiết thực
hành ít khi đạt yêu cầu chất lượng.
Xuất phát từ thực tế nói trên, trong quá trình dạy học tôi luôn băn khoăn
trăn trở làm thế nào nâng cao chất lượng trong mỗi giờ thực hành giúp các em
thành thạo các thao tác cơ bản với máy tính, nên trong quá trình giảng dạy tôi
luôn chú trọng đến việc hướng dẫn, chia nhóm thực hành sao cho các đối tượng
học sinh đều có thời gian tiếp xúc, sử dụng máy nhiều, giúp các em có thể tự
khám phá, tự học và sáng tạo.
1
Là một giáo viên dạy môn Tin học tự chọn, qua vài năm giảng dạy tôi xin
đưa ra sáng kiến kinh nghiệm: “DẠY TIẾT THỰC HÀNH TIN HỌC 9
ĐẠT HIỆU QUẢ”
II. CƠ SỞ KHOA HỌC
Công nghệ thông tin là một trong các phương tiện quan trọng nhất của sự
phát triển, đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục
của thế giới hiện đại, trong đó có Việt Nam. Chúng ta đang ở thời đại thông tin
kĩ thuật số, thời đại Internet. Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương chính
sách đầu tư và phát triển về ứng dụng công nghệ thông tin như:
- Chỉ thị số 58-CT/TW của bộ chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát
triển CNTT trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đã chỉ rõ: “Ứng
dụng và phát triển CNTT là một nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội, là phương tiện chủ lực để đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách
phát triển so với các nước đi trước”.
- Chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ GD&ĐT về tăng cường giảng
dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục đã chỉ rõ: Nâng cao nhận
thức về vai trò của CNTT; ứng dụng và phát triển CNTT trong giáo dục và đào

tạo sẽ tạo một bước chuyển cơ bản trong quá trình đổi mới nội dung, chương
trình, phương pháp giảng dạy, học tập và quản lí giáo dục.
Phấn đấu thực hiện các mục tiêu cụ thể của ngành là: Tổ chức tốt việc
dạy và học tin học ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học nhằm phổ cập tin
học trong nhà trường,
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
****
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
Thực tế qua những năm trực tiếp giảng dạy bộ môn cũng như trao đổi với
đồng nghiệp tôi nhận thấy: Hầu như học sinh đều rất yêu thích và hứng thú với
môn Tin học. Tuy chất lượng bộ môn qua các năm học cao, nhưng kĩ năng thực
hành trên máy của học sinh còn yếu, thậm chí một số học sinh còn rất ngại khi
sử dụng máy tính để rèn luyện kĩ năng.
1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của Phòng Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo địa
phương, Chi Bộ, Ban Giám hiệu nhà trường trong công cuộc đổi mới phương
pháp dạy học; tạo mọi điều kiện thuận lợi về CSVC trang thiết bị dạy học.
- Giáo viên giảng dạy được đào tạo theo đúng chuyên ngành.
- Phần lớn các em học sinh có ý thức tự học cao, luôn tìm tòi học hỏi
những kiến thức mới trong học tập và rất hứng thú với môn Tin học.
2. Khó khăn:
- Vẫn còn một số em học sinh tiếp thu kiến thức còn chậm, đặc biệt là kĩ
năng thực hành trên máy của học sinh còn yếu, thậm chí một số học sinh còn rất
ngại khi sử dụng máy tính để rèn luyện các kĩ năng vì sợ mình gõ chậm và sai.
2
- Chỉ có một phòng thực hành/22 lớp, có một số tiết thực hành phải dạy ở
phòng thao giảng vì trùng tiết ở một số lớp. Số lượng máy rất ít, thường có 7 –
10 máy hoạt động, 3 học sinh/máy, một số em còn lại chỉ đứng xem bạn thực
hành. Chưa có bàn để máy vi tính, chỉ sử dụng bàn học sinh. Không khí trong
phòng máy không thoáng làm cho học sinh không tập trung vào bài giảng ảnh

hưởng rất lớn trong quá trình giảng dạy và học tập.
- Học sinh trên địa bàn chủ yếu thuộc vùng nông thôn, sự quan tâm của
phụ huynh đến việc học tập của con em còn nhiều hạn chế, điều kiện để các em
có máy vi tính ở nhà là rất khó, hầu hết các em chỉ được tiếp xúc, làm quen với
máy tính trong giờ học dẫn đến việc sử dụng máy của học sinh còn lúng túng,
chất lượng giờ thực hành chưa cao. Một bộ phận học sinh chưa coi trọng môn
học, xem đây là một môn phụ nên chưa có sự đầu tư thời gian cho việc học.
II. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Khảo sát chất lượng học tập bộ môn:
Kết quả khảo sát đầu năm lớp 9 năm học 2012-2013 (tiết thực hành)
Qua khảo sát chất lượng đầu năm học, tôi thấy giờ thực hành học sinh rất
ngại thực hành trên máy, thao tác thực hành chưa chuẩn, đa số chỉ có học sinh
khá giỏi thực hành, số còn lại chỉ quan sát, khi giáo viên hỏi và yêu cầu thực
hành thì không thực hành được.
2. Thiết kế bài dạy thực hành phải phù hợp với nhiều đối tượng học sinh
Để thiết kế một bài dạy phù hợp cho nhiều đối tượng học sinh thì tối
thiểu nhất phải làm được những việc sau:
- Xác định được mục tiêu trọng tâm của bài học về kiến thức, kĩ năng,
thái độ tình cảm. Tìm ra được những kĩ năng cơ bản dành cho học sinh yếu, kém
và kiến thức, kĩ năng nâng cao cho học sinh khá giỏi.
- Tham khảo thêm tài liệu Sách giáo viên, sách bài tập, … để mở rộng và
đi sâu hơn vào bài giảng, giúp giáo viên nắm một cách tổng thể, để giải thích
cho học sinh khi cần thiết.
- Nắm được ý đồ của sách giáo khoa để xây dựng và thiết kế các hoạt
động học tập phù hợp với tình hình thực tế của đối tượng và trình độ học sinh,
điều kiện dạy học.
- Chuẩn bị tốt phòng thực hành, các thiết bị dạy học.
- Hoàn chỉnh tiến trình của một giờ dạy học với đầy đủ các hoạt động cụ
thể.
3. Điều hành tổ chức hoạt động của học sinh trên lớp

3
Trong điều kiện CSVC của trường, với một giờ thực hành, việc quan
trọng đầu tiên là chia nhóm thực hành. Mỗi nhóm phải có học sinh khá giỏi, lựa
chọn nội dung đưa vào thực hành phù hợp với nhiều đối tượng học sinh.
• Chuẩn bị trước tiết học: Vệ sinh phòng máy, khởi động các máy của
giáo viên và học sinh, giáo viên kiểm tra và bổ sung từng máy về các phần mềm,
tài liệu, … liên quan tiết thực hành (giáo viên có thể dùng phần mềm NetOp
School để thực hiện).
• Cách chia nhóm: Chia nhóm từ 2-3 học sinh/máy. Các nhóm có thể tự
cử nhóm trưởng của nhóm mình, nhóm trưởng phân công việc cho các tổ viên.
Giáo viên có thể chỉ định từ trước.
• Các bước tiến hành:
- Giáo viên nêu vấn đề, yêu cầu và nội dung thực hành. Hướng dẫn các
kĩ năng thao tác trong bài thực hành, thao tác mẫu cho học sinh quan sát,
khuyến khích học sinh tích cực hoạt động.
- Cần chỉ định thời gian đối với từng hoạt động.
- Giáo viên quản lí, giám sát học sinh thực hành theo nhóm: Giáo viên
có thể đưa ra nhiều cách để thực hiện thao tác giúp các em rèn luyện và nâng
cao kĩ năng. Theo dõi quan sát và bổ trợ khi cần. Chỉ rõ thao tác nào được dành
cho đối tượng học sinh yếu, kém thao tác nào dành cho học sinh khá, giỏi trong
nhóm. Phát hiện các nhóm thực hành không hiệu quả để uốn nắn kịp thời. Luôn
có tin thần trách nhiệm giúp đỡ, nhưng tránh can thiệp sâu làm hạn chế khả năng
độc lập sáng tạo của học sinh.
- Giáo viên có thể kiểm tra hiệu quả làm việc của các nhóm bằng cách
chỉ định một học sinh trong nhóm thực hiện lại các thao tác đã thực hành. Nếu
học sinh được chỉ định không hoàn thành nhiệm vụ, trách nhiệm gắn cho các
thành viên trong nhóm, đặc biệt là nhóm trưởng. Hoặc cho các nhóm trưởng
kiểm tra, đánh giá kết quả thực hành lẫn nhau. Làm được như vậy các em sẽ tự
giác và có ý thức hơn trong học tập. Giáo viên nhận xét, bổ sung và tổng kết
kiến thức.

Giáo viên nhận xét ngắn gọn về tình hình làm việc của các nhóm để
kịp thời động viên, khuyến khích các nhóm thực hành tốt và rút kinh nghiệm đối
với các nhóm chưa thực hành tốt, có thể cho điểm thực hành.
Ví dụ: Minh hoạ về thiết kế và điều hành tổ chức các hoạt động của tiết thực
hành
Bài thực hành 10: THỰC HÀNH TỔNG HỢP (tiết 3)
 Thiết kế bài học:
a/ Xác định mục tiêu trọng tâm của bài:
• Học sinh ôn luyện kiến thức, kĩ năng:
+ Nhập nội dung cho bài trình chiếu.
+ Tạo màu nền cho trang chiếu, áp dụng mẫu bài trình chiếu, thêm màu
nền cho bài trình chiếu có sẵn và định dạng văn bản.
+ Thêm hình ảnh minh họa vào trang chiếu, thêm nội dung và sắp xếp bài
trình chiếu.
4
+ Thêm các hiệu ứng động cho bài trình chiếu.
• Xác định các kĩ năng, kiến thức các đối tượng học sinh cần đạt:
+ Đối tượng học sinh yếu, kém: Nhập nội dung, tạo màu nền cho trang
chiếu, áp dụng mẫu bài trình chiếu, định dạng văn bản. Thêm hình ảnh minh
họa vào trang chiếu, thêm các hiệu ứng động cho bài trình chiếu ở mức đơn
giản.
+ Đối tượng học sinh trung bình: Nhập nội dung, tạo màu nền cho trang
chiếu, áp dụng mẫu bài trình chiếu, thêm màu nền cho bài trình chiếu có sẵn
và định dạng văn bản. Thêm hình ảnh minh họa vào trang chiếu, thêm nội
dung và sắp xếp bài trình chiếu, thêm các hiệu ứng động cho bài trình chiếu.
+ Đối tượng học sinh khá-giỏi: Nhập thành thạo nội dung, tạo màu nền
cho trang chiếu, áp dụng mẫu bài trình chiếu, thêm màu nền cho bài trình
chiếu có sẵn và định dạng văn bản. Thêm hình ảnh minh họa vào trang chiếu,
thêm nội dung và sắp xếp bài trình chiếu, thêm các hiệu ứng động cho bài
trình chiếu.

b/ Chuẩn bị phòng máy, thiết bị dạy học (máy tính, màn hình LCD 42 – 50
inch), sao chép một số file hình ảnh liên quan đến bài thực hành.




5



Hoạt động 1: Khởi động PowerPoint. Tạo màu nền, nhập nội dung văn bản,
chèn hình ảnh.
• Mục tiêu: Học sinh tạo được màu nền, nhập nội dung văn bản và chèn
hình ảnh cho tất cả các trang chiếu. Hoạt động theo nhóm, ưu tiên đối tượng học
sinh yếu, kém. Sau khi đã phân nhóm thực hành phù hợp, giáo viên tiến hành
các bước:
+ Nêu nội dung và các yêu cầu của hoạt động 1.
+ Hướng dẫn học sinh thảo luận theo nhóm với yêu cầu (tương tự hình
99 trang 119 SGK) trước khi bắt tay vào thực hành bằng các câu hỏi sau:
Nội dung văn bản trên từng trang chiếu như thế nào?
Có màu nền, vị trí và định dạng văn bản ra sao trên mọi trang
chiếu?
Màu chữ nổi rõ trên màu nền, có cỡ chữ thích hợp nhằm tác dụng
gì?
+ Giáo viên thao tác cho các nhóm quan sát, đặc biệt là đối tượng học
sinh yếu, kém.
+ Tổ chức hướng dẫn cho các nhóm thực hành: Đối tượng học sinh
yếu, kém thao tác nhập nội dung, tạo màu nền cho trang chiếu, áp dụng mẫu bài
trình chiếu, định dạng văn bản, thêm hình ảnh minh họa vào trang chiếu. Cho
học sinh thực hiện từng thao tác một để ghi nhớ. Giáo viên quan sát, tuỳ từng

trường hợp cụ thể để chỉ dẫn thêm (VD: Áp dụng bố trí thích hợp cho từng trang
chiếu, dàn ý trang 120 SGK, ).

6

Hình 99
Đối tượng học sinh khá -giỏi: Nhập nội dung, tạo màu nền cho trang chiếu, áp
dụng mẫu bài trình chiếu, thêm màu nền cho bài trình chiếu có sẵn và định dạng
văn bản. Thêm hình ảnh minh họa vào trang chiếu, thêm nội dung và sắp xếp bài
trình chiếu. Yêu cầu học sinh phải biết thực hiện các chỉnh sửa định dạng văn
bản nhất quán trên các trang chiếu, đặc biệt lưu ý đến màu chữ. Giáo viên kiểm
tra đánh giá kết quả thực hiện hoạt động. Chú ý điều chỉnh một số lỗi học sinh
hay mắc phải trong quá trình thực hành.
Hoạt động 2: Tạo các hiệu ứng động cho bài trình chiếu.
• Mục tiêu: Biết sử dụng các hiệu ứng động một cách hợp lí.
+ Với đối tượng học sinh yếu: Biết cách xuất hiện của các trang chiếu
khi bắt đầu được hiển thị (còn gọi là chuyển tiếp trang chiếu).
+ Với đối tượng học sinh trung bình: Biết chuyển tiếp trang chiếu và
cách xuất hiện của các đối tượng trên trang chiếu (gọi ngắn gọn là hiệu ứng
động).
+ Với đối tượng học sinh khá - giỏi: chuyển tiếp trang chiếu và tạo
hiệu ứng động một cách hợp lí.
Tổ chức hoạt động:
+ Nêu nội dung và các yêu cầu của hoạt động 2.
+ Hướng dẫn học sinh thảo luận theo nhóm với các câu hỏi sau:
Nêu các bước đặt hiệu ứng chuyển cho các trang chiếu.
Nêu các bước tạo hiệu ứng động cho các đối tượng.
+ Tổ chức hướng dẫn cho các nhóm thực hành:
Đối tượng học sinh yếu, kém: thao tác thực hiện theo các bước
đặt hiệu ứng chuyển cho các trang chiếu (trang 111 SGK). Cơ bản làm

được chuyển trang chiếu khi nháy chuột.
7

Hình 96. Tạo hiệu ứng chuyển trang chiếu
Đối tượng học sinh khá -giỏi: thành thạo các bước đặt hiệu ứng chuyển
cho các trang chiếu, tạo hiệu ứng động theo các bước trang 113 SGK một cách
hợp lí.

Yêu cầu học sinh:
• Bài trình chiếu phản ánh đúng nội dung bài viết.
• Nội dung văn bản trên từng trang chiếu ngắn gọn, cô đọng.
8
1. Chọn hiệu ứng chuyển tiếp
4. Chuyển trang chiếu khi nháy
chuột
2. Chọn tốc độ chuyển tiếp
3. Chọn âm thanh đi kèm
5. Tự động chuyển trang chiếu
1. Chọn hiệu ứng
2. Áp dụng cho mọi
trang chiếu
• Có màu nền, vị trí và định dạng văn bản thống nhất trên mọi trang chiếu.
• Màu chữ nổi rõ trên màu nền, có cỡ chữ thích hợp để dễ đọc.
• Nội dung từng trang chiếu được minh họa bằng các hình ảnh phù hợp.
• Có hiệu ứng động chuyển trang chiếu thống nhất và hiệu ứng động xuất
hiện văn bản và hình ảnh một cách hợp lí.
Trong quá trình này, đối tượng học sinh yếu quan sát và thực hiện lại một
số thao tác theo yêu cầu của giáo viên.
+ GV quản lí, giám sát học sinh thực hành theo nhóm, nhắc nhở, điều
chỉnh kịp thời các nhóm thực hành không hiệu quả.

+ Nhận xét đánh giá kết quả hoạt động 2.
+ Kiểm tra 1-2 học sinh: Trình bày lại các thao tác trong 2 hoạt động.
+ Tổ chức cho các nhóm tự nhận xét về kết quả và sự tích cực của các
thành viên trong nhóm tạo cho các em có ý thức thi đua cao trong học tập.
+ Giáo viên tổng kết, bổ sung kiến thức:
• Nhấn mạnh lợi ích của việc sử dụng bài trình chiếu.
• Chỉ cho học sinh thấy việc thiết đặt các hiệu ứng động tùy
chọn theo lệnh Slide Show → Custom Animation để điều khiển
tốt hơn trật tự xuất hiện của các đối tượng trên trang chiếu, .
Nhận xét ngắn gọn về tình hình làm việc của các nhóm để nhắc nhở,
khuyến khích tạo không khí thi đua nhau trong học tập ở các nhóm.
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Qua thời gian áp dụng phương pháp, tôi nhận thấy giờ thực hành thực sự
thu hút các đối tượng học sinh hơn chứ không còn là giờ học của các đối tượng
học sinh khá giỏi. Học sinh hoạt động tích cực hơn, các thao tác trên máy thực
hiện khá thuần thục. Các đối tượng học sinh hỗ trợ được cho nhau để cùng học,
cùng tiến bộ.
Kết quả kiểm 1 tiết lớp 9 học kì II năm học 2012-2013 (tiết thực hành)
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Để thực hiện tốt một tiết dạy thực hành tin học phù hợp với các đối tượng
học sinh thì phải thực hiện được các vấn đề sau:
• Thiết kế bài dạy phù hợp với nhiều đối tượng học sinh, giáo viên phải
nắm bắt đối tượng học sinh về kĩ năng thực hành và phân loại đối tượng rõ ràng,
chính xác.
• Điều hành tổ chức hoạt động của học sinh trên lớp, giáo viên cần đưa ra
hệ thống bài tập thực hành, yêu cầu về các kĩ năng sát với từng đối tượng học
sinh.
9
• Điều hành các hoạt động của học sinh một cách linh hoạt, tạo cơ hội
cho các đối tượng học sinh được thực hành. Đánh giá và theo dõi kết quả học

tập theo từng đối tượng học sinh, khen những học sinh thực hành tốt, nghiêm
túc, nhắc nhở những học sinh thực hành chưa tốt, chưa nghiêm túc.
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
****
Tin học cũng là một môn khoa học. Để tạo hứng thú học tập cho học sinh
và từng bước nâng cao chất lượng bộ môn đòi hỏi người giáo viên phải tìm tòi,
đổi mới phương pháp dạy học phù hợp, hiệu quả.
Trong quá trình dạy học áp dụng việc tổ chức hoạt động nhóm phù hợp
với các đối tượng học sinh trong giờ thực hành tôi nhận thấy rằng các em thực
hiện các kĩ năng cơ bản trên máy thành thạo hơn, tích cực tự giác trong các giời
học và các em áp dụng được nhiều kiến thức được học vào cuộc sống hàng
ngày. Nếu áp dụng phương pháp dạy học này trong những giờ thực hành của các
khối lớp khác tôi tin chắc rằng nó sẽ góp phần không nhỏ trong việc nâng cao
chất lượng bộ môn.
Trên đây là kinh nghiệm được đúc kết từ thực tiễn giảng dạy của bản
thân. Rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô, bạn bè đồng nghiệp để tôi
có thể hoàn chỉnh hơn đề tài này, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
Xin chân thành cảm ơn!
10
MỤC LỤC
Trang
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1
I. MỞ ĐẦU
1
II. CƠ SỞ KHOA HỌC
2
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
3
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

3
1. Thuận lợi
3
2. Khó khăn
3
II. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
4
1. Khảo sát chất lượng học tập bộ môn
4
2. Thiết kế bài dạy thực hành phải phù hợp với nhiều đối tượng học
sinh 4
3. Điều hành tổ chức hoạt động của học sinh trên lớp
4
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
11
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
11
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
12
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách Bài tập Tin học 9 – Nhà xuất bản Giáo dục.
2. Tin học cho Giáo Viên – Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
Tác giả: Nguyễn Chí Trung – Nguyễn Thị Thắm.
11

×