Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) chuyên đề phân loại bài tập nhận biết để bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.95 KB, 24 trang )

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
1. Cơ sở lí luận.
Để góp phần to lớn vào cơng cuộc đổi mới đất nước một cách tồn diện trong
tình hình hiện nay, đổi mới về giáo dục chính là một trong những quốc sách mà
Đảng và nhà nước ta đang rất quan tâm. Đổi mới về giáo dục đòi hỏi đổi mới về
cách tư duy, cách dạy và cách học. Vì vậy, trước những yêu cầu ngày càng cao của
xã hội, mỗi người giáo viên phải luôn đầu tư thời gian, cơng sức tìm tịi, sáng tạo ra
những cách dạy mới, hay phù hợp với sự phát triển của xã hội.
Đặc biệt, đối với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi càng góp phần quan trọng
trong việc đào tạo, bồi dưỡng những nhân tài cho đất nước trong tương lai nên yêu
cầu với mỗi người giáo viên là phải thường xuyên tự đổi mới phương pháp, lựa chọn
phương pháp dạy để học sinh định hướng được việc học sao cho hiệu quả nhất.
2. Cơ sở thực tiễn.
Trong thực tế giảng dạy chương trình và trực tiếp bồi dưỡng học sinh giỏi mơn
hóa học 9 . Khi hướng dẫn học sinh giải bài tập nhận biết hóa học tơi thấy các em
cịn gặp nhiều khó khăn , khó xác định được phương hướng giải quyết vấn đề .Các
em luôn thiếu tự tin khi lựa chọn một thuốc thử để tiến hành nhận biết các chất theo
đề bài cho, không phân biệt rõ đặc điểm của các dạng bài nhận biết dẫn đến kết quả
bài làm thường sai hoặc thiếu chính xác.Do vậy số lượng học sinh giỏi đạt giải chưa
nhiều, chất lượng giải chưa cao.
Vì vậy việc phân loại bài tập nhận biết hoá học là một việc làm rất cần thiết, một
mắt xích quan trọng trong q trình giảng dạy hóa học, là cơ sở có tính khoa học
trong q trình nhận thức của học sinh.
Trên cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn giảng dạy, dự giờ thăm lớp và nghiên cứu tài
liệu. Tôi xin được trao đổi về đề tài: “Phân loại bài tập nhận biết để bồi dưỡng học
sinh giỏi hóa học lớp 9”
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
- Đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng
học sinh giỏi
- Bài tập hóa học là phương tiện hiệu nghiệm trong giảng dạy hóa học bởi: Bài


tập hóa học là một trong những nguồn để hình thành kiến thức, kĩ năng.
- Bài tập hóa học là phương tiện hữu hiện để rèn luyện và phát triển tư duy vì qua
giải bài tập học sinh phải thực hiện mọi thao tác tư duy.
- Bài tập hóa học là cơng cụ để kiểm tra kiến thức, kĩ năng của học sinh.
- Qua việc phân loại và phương pháp giải bài tập nhận biết hố học cịn giáo dục
cho học sinh đạo đức, tác phong của người lao động mới, đó là làm việc có kế hoạch,
cần cù, sáng tạo và có hiệu quả cao.
III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến các dạng bài tập nhận biết hóa học 9.
Chuyên đề mơn Hóa học

1


- Nghiên cứu phương pháp phân loại các dạng bài tập nhận biết hóa học.
- Xác định mục tiêu kiến thức cần phân loại.
- Xây dựng phương pháp phân loại các dạng bài tập nhận biết.
- Xác định giá trị thực của bộ câu hỏi đã xây dựng bằng phương pháp thực
nghiệm tại trường Trung học cơ sở Đồng Thịnh- Sông Lô- Vĩnh Phúc.
IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
- Các dạng bài tập nhận biết hóa học thuộc bộ mơn hóa học 9.
- Đặc điểm riêng, phương pháp để phân loại các dạng bài tập nhận biết hóa
học
2. Đối tượng áp dụng
- Học sinh trường THCS Đồng Thịnh - Sông Lô - Vĩnh Phúc.
- Học sinh giỏi mơn Hóa học lớp 9 trường Trung học cơ sở Đồng Thịnh- Sông
Lô- Vĩnh Phúc.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .
5.1. Nghiên cứu lý thuyết.

Nghiên cứu, phân tích nội dung từng dạng, từng bài và xác định đặc điểm
chung của mỗi dạng bài.
Nghiên cứu phân phối chương trình và kế hoạch giảng dạy bồi dưỡng học
sinh giỏi mơn hóa học 9.
Kết hợp với nghiên cứu các tài liệu liên quan để phân loại các dạng bài tập
nhận biết hóa học 9.
5.2. Điều tra.
Trao đổi với giáo viên, học sinh về tình hình giảng dạy, học tập, từ đó làm cơ sở
cho việc thực nghiệm sư phạm đánh giá hệ thống phân loại đã soạn.
5.3. Thực nghiệm sư phạm.
5.3.1. Địa điểm và thời gian thực nghiệm.
- Thời gian: Từ tháng 9 năm 2011 đến tháng 5 năm 2013 .
- Địa điểm: Trường Trung học cơ sở Đồng Thịnh- Sông Lô- Vĩnh Phúc.
Trường có bề dày thành tích và kinh nghiệm dạy - học. Chất lượng học tập của
trường trong những năm gần đây tăng, số lượng học sinh thi đỗ học sinh giỏi các
mơn văn hóa và thi đỗ vào các trường Trung học phổ thông trong huyện chiếm tỷ lệ
cao.
5.3.2. Bố trí thực nghiệm.
Tổng hợp và sắp xếp các bài tập thành các đề ôn luyện và khảo sát đội tuyển
học sinh giỏi trong quá trình giảng dạy.
5.3.3. Hình thức làm bài thực nghiệm.
Thực nghiệm được tiến hành tại lớp học. Học sinh làm bài trên giấy. Mỗi học
Chuyên đề môn Hóa học

2


sinh được phát một đề ôn luyện gồm các câu hỏi và bài tập đã soạn theo mức độ khó
tăng dần.
5.3.4. Chấm bài và cho điểm.

- Chấm bài: căn cứ theo đáp án đã soạn
- Cho điểm: căn cứ theo thang điểm 10 của toàn bài.
VI. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
- Đề tài được tiến hành nghiên cứu đối với học sinh khá, giỏi và đội tuyển
học sinh giỏi lớp 9 dự thi cấp Tỉnh của trường Trung học cơ sở Đồng Thịnh- Sông
Lô- Vĩnh Phúc.
VII. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
-Thời gian nghiên cứu và đánh giá đề tài được bắt đầu từ tháng 9 năm 2011
đến tháng 5 năm 2013 .
PHẦN II. NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Khi chuẩn bị thực hiện đề tài, năng lực giải các bài tốn nhận biết hóa học
của học sinh là rất yếu. Đa số học sinh cho rằng loại này q khó, khơng phân biệt
được các dạng bài tập nhận biết, quá dài khi trình bày. Các em tỏ ra rất mệt mỏi khi
phải làm bài tập loại này. Vì thế họ rất thụ động trong các buổi học bồi dưỡng và
khơng có hứng thú học tập. Rất ít học sinh có sách tham khảo về loại bài tập này.
Nếu có cũng chỉ là một quyển sách tham khảo về bài tập định lượng ,các loại sách về
bài tập định tính viết về vấn đề này quá ít ỏi. Lý do chủ yếu là do điều kiện kinh tế
gia đình cịn khó khăn hoặc do tâm lý khơng coi trọng bài tập lý thuyết.
II. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH XÂY DỰNG ĐỀ TÀI
Bước 1: Xác định mục đích .
Xác định xem việc phân loại và phương pháp đã xây dựng với mục đích gì, đo
được cái gì, đánh giá được ai, đánh giá như thế nào, những phần nào của môn học
cần được phân loại, nghĩa là phạm vi kiến thức, đối tượng phân loại cần phải xác
định rõ.
Bước 2: Xác định nội dung kiến thức cần kiểm tra.
Để xác định được nội dung kiến thức kiểm tra cần:
+ Phân tích kỹ lưỡng tồn bộ chương trình, tìm ra các mục tiêu cụ thể cần đạt
được trong giảng dạy và học tập.
+ Xác định tầm quan trọng của từng nội dung và thời gian phân bố cho nội dung

đó, định ra các trọng số cụ thể theo thứ tự nội dung tổng quát, nội dung chi tiết.
Việc phân tích nội dung một phần nào đó của mơn học có thể thực hiện theo
những bước sau:
+ Tìm ra những thơng tin mang tính chất sự kiện mà học sinh phải nhớ và nhận
Chun đề mơn Hóa học

3


ra.
+ Tìm ra những nội dung phải được giải thích hay minh họa.
+ Tìm ra những nội dung phức tạp cần được giải thích hay giải nghĩa.
+ Tìm ra những thông tin, nội dung, kỹ năng cần được ứng dụng hay chuyển
dịch thành một tình huống hay hồn cảnh mới.
Bước 3: Phân loại nội dung kiến thức.
Bài tập nhận biết được phân loại bám sát kế hoạch đã vạch ra và tuân thủ
các quy tắc đã nêu ở phần trên.
Số lượng bài tập cần phân loại cần có nhiều dạng.
Sau khi soạn xong, cần rà soát lại nhiều lần để tránh những sơ suất khi soạn
thảo nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn của hệ thống phân loại.
Bước 4: Thực nghiệm để kiểm định giá trị của đề tài.
- Để xác định được chất lượng của đề tài soạn ra tôi đã tiến hành thực nghiệm
khảo sát trên những nhóm đối tượng là học sinh khá, giỏi và đội tuyển học sinh giỏi
lớp 9 cấp Tỉnh từ năm 2011- 2013.
- Bài làm của học sinh được tiến hành trên giấy theo nội dung các đề thi ơn
luyện. Sau đó được chấm và cho điểm dựa trên các tiêu chí:
+ Phương pháp làm bài đúng với dạng tốn phân loại hay khơng.
+ Kết quả bài làm..
+ Bài học kinh nghiệm.
Bước 5: Đánh giá giá trị của đề tài.

Trên cơ sở so sánh bài làm của học sinh ở mỗi câu hỏi với thang điểm chung
của toàn bài, số câu trả lời đúng, số câu sai hoặc chưa làm được trong tổng số các
câu trả lời của một đề, ta xác định được:
+ Mức độ khó của câu hỏi.
+ Mức độ nhận biết các dạng tốn.
+ Mức độ lơi cuốn học sinh .
+ Những khuyết điểm cần điều chỉnh của câu hỏi.
III. KINH NGHIỆM VẬN DỤNG ĐỀ TÀI VÀO THỰC TIỄN
Khi thực hiện đề tài vào giảng dạy, trước hết tôi giới thiệu về các loại bài tập
hóa học trong khi học bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học 9.
Tiếp theo, tơi tiến hành phân loại về bài tập nhập hóa học biết bồi dưỡng kỹ năng
theo dạng. Mức độ rèn luyện từ minh họa đến khó, nhằm bồi dưỡng học sinh phát
triển kỹ năng từ biết làm đến đạt mềm dẻo, linh hoạt và sáng tạo.
Sau đây là một số dạng bài tập nhận biết, cách nhận dạng, kinh nghiệm giải quyết
đã được tôi thực hiện và đúc kết từ thực tế. Trong giới hạn của đề tài, tôi chỉ nêu các
dạng thường gặp, mà tơi đang thử nghiệm và thấy có hiệu quả.
1. Phân loại bài tập chung:
Chun đề mơn Hóa học

4


Việc phân loại bài tập có nhiều quan điểm, song có thể phân loại bài tập thành
loại bài tập: định tính và định lượng. Trong phạm vi của đề tài này tơi chỉ muốn bàn
đến loại bài tập định tính. Vì vậy trong bài tập định tính có thể phân thành các loại
có phạm vi hẹp hơn như: Bài điều chế, tách loại, làm sạch, biến hóa, nhận biết...
Trong số các loại bài tập định tính tơi mốn đi sâu nghiên cứu loại bài tập nhận biết.
2. Sự phân loại bài tập nhận biết:
Trong hệ thống loại bài tập nhận biết có thể phân thành loại bài tập nhận biết các
hợp chất riêng biệt và loại bài tập nhận biết một hỗn hợp.

- Bài tập nhận biết các chất riêng biệt gồm:
+ Bài tập nhận biết bằng hóa chất tự chọn.
+ Bài tập nhận biết bằng một thuốc thử cho trước hoặc hạn chế giới hạn loại hoặc
lượng thuốc thử.
+ Nhận biết không dùng thêm thuốc thử khác mà dùng chính hóa chất cần tìm.
+ Nhận biết theo điều kiện của bài.
- Bài tập nhận biết hỗn hợp:
+ Nhận biết hỗn hợp rắn.
+ Nhận biết hỗn hợp khí.
3. Một số dạng bài tập nhận biết và hướng dẫn giải
3.1. Nhận biết các hóa chất để riêng biệt.
3.1.1. Nhận biết bằng hóa chất tự chọn.
- Đây là loại bài tập có nhiều lời giải, nhiều phương án. Vì vậy cần rèn luyện cho
học sinh biết lựa chọn lời giải cho phù hợp.
*Ví dụ 1:
Nêu phương pháp để nhận biết 4 bình không nhãn đựng các dung dịch sau:
K2CO3, NaOH, NaCl, HCl, H2SO4.
Hướng dẫn
* Cách 1:
- Dùng axit mạnh để nhận biết muối cacbonat ví dụ HCl hoặc dùng Ca(OH) 2 hay
muối tan của kim loại hóa trị (II) để nhận biết muốn cacbonat.
- Dùng quỳ tím để nhận biết NaOH, HCl.
- Cịn lại là NaCl.
* Cách 2;
- Dùng quỳ tím để nhận biết dung dịch làm đỏ quỳ tím HCl, dung dịch làm xanh
quỳ tím Na2CO3, khơng hiện tượng gì là NaCl.
- Sau đó dùng HCl để nhận biết Na2CO3, cịn lại là NaOH.
* Cách 3:
- Dùng muối cacbonat để nhận ra HCl.
- Dùng HCl để nhận ra Na2CO3.

Chuyên đề môn Hóa học

5


- Dùng CuSO4 để nhận ra NaOH.
- Còn lại là NaCl.
* Ví dụ 2:
Nêu phương pháp hóa học để nhận biết các dung dịch có chứa riêng biệt các chất
sau: BaCl2, AlCl3, MgSO4, Na2SO4, KNO3.
Hướng dẫn
* Cách 1:
- Nhận biết BaCl2 bằng H2SO4 hoặc muốn Sunphat tan.
- Nhận biết AlCl3 và MgSO4 bằng NaOH cho kết tủa trắng tan trong kiềm dư là
AlCl3, cho kết tủa trắng không tan trong kiềm dư là MgSO4.
- Nhận biết Na2SO4 bằng BaCl2 cho kết tủa trắng cịn lại khơng hiện tượng gì là
KNO3.
* Cách 2: - Dùng AgNO3 tạo kết tủa là BaCl2, AlCl3 vẩn đục là MgSO4, Na2SO4,
không hiện tượng là KNO3.
- Cho 2 muối tạo kết tủa với AgNO3 tác dụng dung dịch NaOH không dư tạo kết
tủa là AlCl3, không hiện tượng là BaCl2.
- Cho 2 chất còn lại tác dụng NaOH tạo kết tủa là MgSO 4, không hiện tượng là
Na2SO4.
* Cách 3:
- Nhận biết MgSO4, Na2SO4 bằng dung dịch BaCl2 sau đó dùng NaOH nhận biết
MgSO4 do tạo kết tủa, không hiện tượng là Na2SO4.
- Dùng Na2SO4 hoặc các muối sunphat khác nhận biết BaCl2.
- Dùng AgNO3 nhận biết AlCl3, cịn lại là KNO3.
* Ví dụ 3:
Nêu phương pháp nhận biết 5 lọ hóa chất khơng nhãn đựng FeO, CuO, Fe 3O4,

Ag2O, MnO2.
Hướng dẫn
- Hòa tan các mẫu thử trong HCl. Mẫu có khí vàng lục sinh ra là MnO 2, mẫu có
kết tủa trắng là Ag2O, mẫu tạo dung dịch xanh lam là CuO, mẫu tạo dung dịch vàng
Fe3O4, mẫu tạo dung dịch xanh hóa màu vàng lục trong khơng khí là FeO.
- Phản ứng: MnO2 + 4HCl  MnCl2 + 2H2O + Cl2
Ag2O + 2HCl  2AgCl + H2O.
CuO + 2HCl  CuCl2 + H2O
Fe3O4 + 8HCl  FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O
2FeO + 6HCl + 1/2O2  2FeCl3 + 3H2O
* Ví dụ 4:
Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các hỗn hợp sau: (Fe + Fe 2O3), (Fe +
FeO), (FeO + Fe2O3).
Chuyên đề môn Hóa học

6


Hướng dẫn
Lần lượt đánh số thứ tự vào các hỗn hợp cần nhận biết. Lấy mỗi hỗn hợp một ít
làm mẫu thử để nhận biết.
- Cho dung dịch HCl lần lượt vào ba mẫu thử. Mẫu nào thấy khơng có khí bay
ra là hỗn hợp (FeO + Fe2O3). Hai mẫu cịn lại đều có khí thốt ra:
Fe + 2HCl ��
� FeCl2 + H2
FeO + 2HCl ��
� FeCl2 + H2O
Fe2O3 + 6HCl ��
� 2FeCl3 + 3H2O
- Hai mẫu thử còn lại cho từ từ vào dung dịch CuSO 4 dư và khuấy đều. Lọc kết

tủa hòa tan trong dung dịch HCl dư:
Fe + CuSO4 ��
� FeSO4 + Cu
- Dung dịch thu được cho phản ứng với NaOH. Mẫu nào tạo kết tủa trắng
xanh, hóa nâu đỏ trong khơng khí thì mẫu đó là (Fe + FeO). Mẫu cịn lại tạo kết tủa
nâu đỏ là (Fe + Fe2O3).
FeCl2 + 2NaOH ��
� Fe(OH)2 + 2NaCl
FeCl3 + 3NaOH ��
� Fe(OH)3 + 3NaCl
* Ví dụ 5:
Có bốn chất rắn màu trắng đựng trong bốn lọ riêng biệt mất nhãn là : NaNO 3;
Na2CO3; NaCl; hỗn hợp NaCl và Na2CO3. Hãy trình bày phương pháp hóa học để
phân biệt bốn chất rắn trên.
Hướng dẫn
Chất rắn hòa tan hồn tồn, có bọt khí bay ra là Na2CO3 hoặc hỗn hợp
NaCl+Na2CO3.
Na2CO3
+ 2HNO3 → 2NaNO3 + H2O + CO2.
Lấy dung dịch thu được trong mỗi trường hợp đem thử với dung
dịch AgNO3 :
Nếu tạo
kết tủa trắng thì chất rắn ban đầu là NaCl+Na2CO3.
Nếu
khơng tạo kết tủa trắng thì chất rắn ban đầu là Na2CO3.
NaCl +
AgNO3 → AgCl + NaNO3.
(0,5đ)
+ Hai chất rắn chỉ tan hết trong dung dịch HNO 3 lỗng, khơng thốt
khí là NaCl, NaNO3.

Thử dung dịch thu được với dung dịch AgNO3 :
Nếu tạo
Chun đề mơn Hóa học

7


kết tủa trắng thì chất rắn ban đầu là NaCl.
- Nếu khơng tạo kết tủa trắng thì chất rắn ban đầu là NaNO3.
* Ví dụ 6:
Nêu phương pháp nhận biết các bình khí CO2, SO2, N2, O2, H2.
Hướng dẫn
* Cách 1:
- Làm đục nước vôi trong là CO 2, SO2. Hai khí CO2, SO2 khí làm mất màu dung
dịch Br2 là SO2, cịn lại là CO2.
- Làm tàn đóm đỏ bùng cháy là O2.
- Đốt cháy là H2, đốt không cháy là N2.
* Cách 2:
- Làm mất màu dung dịch Br2 là SO2.
- Làm đục nước vôi là CO2.
- Làm tàn đóm bùng cháy là O2.
- Đốt cháy là H2, đốt khơng cháy là N2.
* Ví dụ 7:
Trình bày phương pháp hóa học phân biệt các bình khí sau: H 2, CH4, C2H4, CO2,
SO2. Viết phương trình hóa học xảy ra.
Hướng dẫn
Dẫn các khí lần lượt đi qua các ống nghiệm chứa dung dịch nước brom. Phân biệt
được 2 nhóm.
- Nhóm 1: Làm mất màu dung dịch nước brom gồm: C2H4 và SO2
- Nhóm 2: Khơng làm mất màu dung dịch nước brom gồm: H2 ; CH4 và CO2

- Nhận ra SO2 ở nhóm 1 bằng cách dẫn 2 khí đó lần lượt đi qua các ống nghiệm
chứa dung dịch nước vôi trong, ống nghiệm nào bị vẩn đục là nhận ra khí SO2.
- Nhận ra CO2 ở nhóm 2 bằng cách dẫn 3 khí đó lần lượt đi qua các ống nghiệm
chứa dung dịch nước vôi trong, ống nghiệm nào bị vẩn đục là nhận ra khí CO2.
- Nhận ra H2 ở nhóm 2 bằng cách dẫn 2 khí còn lại lần lượt đi qua các ống
nghiệm chứa bột CuO nung nóng, ống nghiệm nào mà làm chất rắn từ màu đen
chuyển dần sang màu đỏ và đồng thời có hơi nước xuất hiện, là nhận ra khí H2.
- Khí cịn lại là CH4.
Các PTHH:
SO2 + Br2 + 2H2O   H2SO4 + 2HBr
C2H4 + Br2   C2H4Br2
SO2 + Ca(OH)2   CaSO3 + H2O
CO2 + Ca(OH)2   CaCO3 + H2O
H2 + CuO t  Cu + H2O
0

Chun đề mơn Hóa học

8


Hoặc có thể làm theo cách:
Dẫn các khí lần lượt đi qua các ống nghiệm chứa dung dịch nước vôi trong. Phân
biệt được 2 nhóm.
- Nhóm 1: Làm đục dung dịch nước vôi trong và tạo kết tủa gồm: CO2 và SO2
- Nhóm 2: Khơng làm đục dung dịch nước vôi trong gồm: H2 ; CH4 và C2H4
- Nhận ra SO2 ở nhóm 1 bằng cách dẫn 2 khí đó lần lượt đi qua các ống nghiệm
chứa dung dịch brom, ống nghiệm nào bị mất màu là nhận ra khí SO2.
- Nhận ra C2H4 ở nhóm 2 bằng cách dẫn 3 khí đó lần lượt đi qua các ống nghiệm
chứa dung dịch nước brom, ống nghiệm nào bị mất màu là nhận ra khí C2H4.

- Nhận ra H2 ở nhóm 2 bằng cách dẫn 2 khí cịn lại lần lượt đi qua các ống
nghiệm chứa bột CuO nung nóng, ống nghiệm nào mà làm chất rắn từ màu đen
chuyển dần sang màu đỏ và đồng thời có hơi nước xuất hiện, là nhận ra khí H2.
- Khí cịn lại là CH4.
Các PTHH:
SO2 + Ca(OH)2   CaSO3 + H2O
CO2 + Ca(OH)2   CaCO3 + H2O
SO2 + Br2 + 2H2O   H2SO4 + 2HBr
C2H4 + Br2   C2H4Br2
H2 + CuO t  Cu + H2O
* Ví dụ 8.
Hãy nhận biết các chất khí riêng biệt sau bằng phương pháp hóa học:
Xiclopropan, propan, propen.
Hướng dẫn
- Lấy mẫu thử
Dùng dung dịch KMnO4 cho vào từng mẫu thử, mẫu nào khí làm mất màu tím
của dung dịch KMnO4 là propen.
- Cịn lại 2 mẫu nhỏ nước brom vào, mẫu nào làm mất màu nước brom là
xiclopropan. Cịn lại khơng làm mất màu nước brom là propan.
0

3CH 2=CH-CH3 + 2KMnO 4 + 4H 2O

3 CH 2(OH)- CH(OH)-CH 3 +2 MnO 2 +2KOH

* Ví dụ 9.
Có bốn chất rắn màu trắng đựng trong bốn lọ riêng biệt mất nhãn là : KNO 3;
K2CO3; KCl; hỗn hợp KCl và K2CO3. Hãy trình bày phương pháp hóa học để phân
biệt bốn chất rắn trên.
Hướng dẫn

Dùng thuốc thử là dung dịch HNO3 loãng, dư cho tác dụng với từng mẫu thử:
- Chất rắn hịa tan hồn tồn, có bọt khí bay ra là K2CO3 hoặc hỗn hợp KCl và
K2CO3.
K2CO3 +
Chun đề mơn Hóa học

9


2HNO3 → 2KNO3 + H2O + CO2.
Lấy dung dịch thu được trong mỗi trường hợp đem thử với dung dịch AgNO3 :
+ Nếu tạo kết tủa trắng thì chất rắn ban đầu là hỗn hợp KCl và K2CO3.
+ Nếu không tạo kết tủa trắng thì chất rắn ban đầu là K2CO3.
KCl + AgNO3 → AgCl + KNO3
Hai chất rắn chỉ tan hết trong dung dịch HNO3 lỗng, khơng thốt khí là KCl,
KNO3.
Thử dung dịch thu được với dung dịch AgNO3 :
+ Nếu tạo kết tủa trắng thì chất rắn ban đầu là NaCl.
+ Nếu khơng tạo kết tủa trắng thì chất rắn ban đầu là NaNO3.
3.1.2. Nhận biết bằng thuốc thử cho trước hoặc giới hạn lượng thuốc thử.
* Ví dụ 1.
Có 5 dung dịch sau: NH4Cl, FeCl2, FeCl3, AlCl3 và MgCl2. Hãy dùng một hóa
chất nhận biết các dung dịch trên.
Hướng dẫn
* Cách 1:
Cho một mẩu kim loại Ba vào các mẫu thử đựng các chất trên:
- Mẫu thử nào có khí mùi khai bay lên là NH4Cl.
Ba + 2H2O  Ba(OH)2 + H2
Ba(OH)2 + 2NH4Cl  BaCl2 + 2NH3  + 2H2O
(mùi khai)


-Mẫu thử cho kết tủa trắng xanh là FeCl2
FeCl2 + Ba(OH)2  Fe(OH)2  + BaCl2
-Đun nóng 2Fe(OH)2 + 1/2O2 + H2O  2Fe(OH)3 
Mẫu thử nào cho kết tủa đỏ nâu là FeCl3
FeCl3 + 3NaOH  Fe(OH)3  + 3NaCl

(màu đỏ nâu)

(màu nâu đỏ)

-Mẫu thử nào cho kết tủa trắng nếu dư Ba thì tan, đó là AlCl3
3Ba(OH)2 + 2AlCl3  2Al(OH)3  + 3BaCl2
2Al(OH)3 + Ba(OH)2  Ba(AlO2)2 +4H2O
-Mẫu thử nào cho kết tủa trắng, đun khơng đổi màu, đó là MgCl2
MgCl2 + Ba(OH)2  BaCl2 + Mg(OH)2 
(màu trắng)

* Cách 2:
Có thể dung dung dịch kiềm ( NaOH , KOH ...) để nhận ra các dung dịch trên
Chun đề mơn Hóa học

10


với cách làm tương tự cách 1
* Ví dụ 2.
Chỉ dùng quỳ tím làm thế nào để phân biêt được dung dịch các chất sau đây:
Na2SO4, Na2CO3, NH4Cl.
Hướng dẫn

Cho một mẩu quỳ tím vào mỗi mẫu thử, mẫu thử nào làm quỳ tím hố xanh là
dung dịch Na2CO3, quỳ tím hố đỏ là dung dịch NH4Cl, quỳ tím khơng đổi màu là
Na2SO4 vì:
Na2CO3 + H2O
NaHCO3 + NaOH
NH4Cl là muối của axit mạnh (HCl) và bazơ yếu (NH4OH) nên thuỷ phân tạo ra
dung dịch có tính axit.
NH4Cl + H2O
NH4OH + HCl
Na2SO4 là muối của axit mạnh (H2SO4) Và bazơ mạnh (NaOH) nên khơng bị thủy
phân.
* Ví dụ 3.
Có 6 lọ khơng nhãn đựng riêng biết từng dung dịch sau: K 2CO3, (NH4)2SO4,
MgSO4, Al2(SO4)3, FeSO4 và Fe2(SO4)3. Dùng dung dịch xút hãy cho biết lọ nào
đựng dung dịch gì?
Hướng dẫn
Lấy mỗi dung dịch một ít để làm thí nghiệm.
- Nhỏ dung dịch NaOH vào từng dd:
+ Dung dịch nào không thấy xảy ra phản ứng đó là K2CO3.
+ Dung dịch nào thấy phản ứng xảy ra có khí mùi khai bay ra. Đó là (NH 4)2SO4
vì: (NH4)2SO4 + 2NaOH  2NH3  + Na2SO4 + 2H2O
+ Dung dịch nào có kết tủa trắng xuất hiện, để lâu ngồi khơng khí kết tủa khơng
đổi màu. Đó là MgSO4
MgSO4 + 2NaOH  Mg(OH)2  + Na2SO4
+ Dung dịch nào thấy có kết tủa keo trắng xuất hiện, nhỏ tiếp NaOH đến dư, kết
tủa tan mất. Đó là Al2(SO4)3
Al2(SO4)3 + 6NaOH  2Al(OH)3  + 3Na2SO4
Al(OH)3 + NaOH dư  NaAlO2 + 2H2O
+ Dung dịch nào thấy xuất hiện kết tủa trắng và kết tủa dần dần chuyển sang màu
nâu. Đó là FeSO4

FeSO4 + 2NaOH  Fe(OH)2  + Na2SO4
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O  4Fe(OH)3 
(màu nâu)

+ Dung dịch nào thấy xuất hiện kết tủa màu nâu. Đó là Fe2(SO4)3
Chun đề mơn Hóa học

11


Fe2(SO4)3 + 6NaOH  2Fe(OH)3  + 3Na2SO4
(màu nâu)

* Ví dụ 4.
Có 4 lọ dung dịch nước của BaCl 2, NaOH, AlNH4(SO4)2 và KHSO4 bị mất nhãn.
chỉ được dùng quỳ tím và chính các hố chất trên. Trình bày phương pháp đơn giản
nhất để phân biệt các lọ hoá chất trên.
Hướng dẫn
Cho quỳ tím tác dụng với các mẫu thử, mẫu nào làm cho quỳ tím hố xanh là
dung dịch NaOH. Mẫu nào làm quỳ tím hố đỏ là dung dịch KHSO4 và
AlNH4(SO4)2. (AlNH4(SO4)2 thủy phân cho môi trường axit nên quỳ tím hóa đỏ .
Cho dung dịch NaOH lần lượt tác dụng với 2 mẫu vừa thử:
- Nếu là AlNH4(SO4)2 thì sẽ có kết tủa, sau đó kết tủa tan ra đồng thời có khí có
mùi khai bay lên là NH3
AlNH4(SO4)2 + 4NaOH = Al(OH)3  + 2Na2SO4 + NH3  + H2O
Al(OH)3 + NaOH = NaAlO2 + 2H2O
(tan)

- Dung dịch cịn lại là BaCl2
* Ví dụ 5.

Có 4 chất bột màu trắng tương tự nhau là : NaCl, AlCl 3, MgCO3, BaCO3. chỉ
được dùng nước cùng các thiết bị cần thiết (lị nung, bình điện phân...). Hãy trình
bày cách nhận biết từng chất trên.
Hướng dẫn
Lấy từng lượng muối nhỏ để làm thí nghiệm:
- Hồ tan vào H2O, tách thành 2 nhóm.
+ Nhóm 1: Tan trong H2O là NaCl và AlCl3
+ Nhóm 2: Khơng tan là Mg CO3 và BaCO3
- Điện phân dung dịch các muối nhóm 1 (có màng ngăn)
,n  2NaOH + Cl2 + H2 
2NaCl + 2H2O  d. pcom
,n  2Al(OH)3  + 3Cl2 + 3H2 
2AlCl3 + 6H2O  d. pcom
Khi kết thúc điện phân, ở vùng catơt của bình điện phân nào có kết tủa keo
xuất hiện, đó là bình đã chứa muối AlCl3, bình kia là NaCl.
- Thực hiện phản ứng:
H2 +Cl2 � 2HCl
Hồ tan muối nhóm 2 vào dd HCl.
MgCO3 + 2HCl � MgCl2 + CO2  +H2O
BaCO3 + 2HCl � BaCl2 + CO2  + H2O
Điện phân dung dịch NaCl ( có màng ngăn) để thu dung dịch NaOH.
Chuyên đề mơn Hóa học

12


Dùng dung dịch NaOH để phân biệt muối MgCl 2 và BaCl2. Từ đó suy ra
MgCO3 và BaCO3.
MgCl2 + 2NaOH � Mg(OH)2  + 2NaCl
* Ví dụ 6:

Chỉ dùng quỳ tím nhận biết 4 dung dịch sau: Na2CO3, NaOH, HCl, Ba(OH)2.
Hướng dẫn
Cho các mẫu thử tác dụng quỳ tím, mẫu thử là đỏ quỳ tím là HCl, các mẫu cịn lại
làm xanh quỳ tím. Lấy HCl vừa tìm được cho tác dụng với các mẫu thử cịn lại, mẫu
nào có khí bay ra là Na2CO3.
Lấy Na2CO3 cho tác dụng 2 chất còn lại, chất nào tạo kết tủa với Na 2CO3 là
Ba(OH)2, chất khơng có hiện tượng là NaOH.
* Ví dụ 7:
Chỉ dùng H2O và CO2 nhận biết 5 chất bột trắng BaCO 3, BaSO4 , Na2SO4 Na2CO3
và NaCl .
Hướng dẫn
- Hịa tan vào H2O khơng tan là BaCO3, BaSO4 còn lại là tan. Sục CO 2 vào ống
nghiệm chứa 2 mẫu không tan trong H2O, mẫu nào tan là BaCO3, còn lại là BaSO4.
- Cho Ba(OH)2 vừa tạo ra vào 3 dung dịch tan trong H2O => khơng có hiện tượng
là NaCl, 2 dung dịch có kết tủa là Na 2SO4 và Na2CO3 sau đó lại sục CO2 vào 2 kết
tủa đó, nếu kết tủa tan là BaCO 3 =>chất ban đầu là Na2CO3, cịn lại khơng tan là
BaSO4 => chất đầu là Na2SO4.
* Ví dụ 8:
Cho ba bình mất nhãn:
Bình X chứa dung dịch KHCO3 và K2CO3.
Bình Y chứa dung dịch KHCO3 và K2SO4.
Bình Z chứa dung dịch K2CO3 và K2SO4.
Chỉ dùng quỳ tím, dung dịch HCl, dung dịch Ba(OH)2 và ống nghiệm; hãy phân
biệt các dung dịch chứa trong các bình trên? Viết phương trình phản ứng minh hoạ.
Hướng dẫn
- Điều chế dung dịch BaCl2: Cho dung dịch Ba(OH)2 vào ống nghiệm, cho tiếp
quỳ tím vào, quỳ tím hố xanh. Cho từ từ dung dịch HCl vào đến khi quỳ chuyển
sang màu tím thì dừng lại, ta điều chế được dung dịch BaCl2
Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O
- Lấy một lượng nhỏ từng dung dịch X, Y, Z cho vào từng ống nghiệm riêng biệt

đánh số thứ tự
+ Cho dung dịch BaCl2 vào từng ống nghiệm đến dư, các ống nghiệm đều tạo kết tủa
trắng: Kết tủa từ X chứa BaCO3; từ Y chứa BaSO4; từ Z chứa hỗn hợp BaCO3 và BaSO4.
K2CO3 + BaCl2 → BaCO3 + 2KCl
Chun đề mơn Hóa học

13


K2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2KCl
+ Cho dung dịch HCl tới dư vào từng ống nghiệm chứa các kết tủa: Nếu kết tủa
nào tan hết thì ban đầu là dung dịch X, nếu kết tủa tan một phần thì đó là dung dịch
Z, cịn lại là dung dịch Y
BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + CO2  + H2O
* Ví dụ 9:
Cho 7 lọ chứa các dung dịch (riêng biệt): NH 4Cl; Zn(NO3)2; (NH4)2SO4;
phenolphtalein; K2SO4; HCl, NaCl không nhãn. Chỉ dùng thêm dung dịch Ba(OH)2
làm thuốc thử có thể nhận biết được bao nhiêu chất trong số các chất đã cho? Viết
PTHH của các phản ứng để minh họa.
Hướng dẫn
Dùng thuốc thử Ba(OH)2 cho đến dư:
*Trước hết nhận được 5 chất
- Chỉ có khí mùi khai  NH4Cl
2NH4Cl + Ba(OH)2  2NH3 � + BaCl2 + 2H2O
- Có khí mùi khai +  trắng  (NH4)2SO4
(NH4)2SO4 + Ba(OH)2  2NH3 + BaSO4 + 2H2O
- Chỉ có  trắng  K2SO4
2K2SO4 + Ba(OH)2  2KOH + BaSO4
- Dung dịch có màu hồng  phenolphtalein
- Có  , sau đó  tan  Zn(NO3)2

Zn(NO3)2 + Ba(OH)2  Ba(NO3)2 + Zn(OH)2 
Zn(OH)2 + Ba(OH)2  BaZnO2 + 4H2O
*Sau đó, lấy một ít dd (Ba(OH) 2 + phenolphtalein) cho vào 2 ống nghiệm. Cho từ
từ từng giọt dung dịch HCl và dd NaCl vào mỗi ống nghiệm:
- ống nghiệm mất màu hồng sau một thời gian  dd HCl
- dung dịch còn lại là NaCl.
* Ví dụ 10:
a Có 4 gói bột màu đen tương tự nhau: CuO, MnO 2 , Ag2O, FeO. Chỉ dùng dung
dịch axit HCl có thể nhận biết được những oxit nào?
b. Chỉ được dùng thêm quỳ tím, hãy nhận biết các dung dịch sau đựng riêng biệt
bị mất nhãn: HCl, NaOH, MgCl2, NaCl. Viết các phương trình hố học xảy ra (nếu
có).
a. Dùng dung dịch HCl có thể nhận ra cả 4 oxit.
Khi nhỏ dung dịch axit HCl vào từng chất, nếu thấy:
- Tạo ra dung dịch màu xanh là CuO.
Chun đề mơn Hóa học

14


- Tạo ra chất khí màu vàng, mùi hắc là MnO2.
- Tạo ra chất kết tủa trắng là Ag2O.
- Tạo ra dung dịch không màu là FeO.
� CuCl2 + H2O
CuO + 2HCl ��
t
MnO2 + 4HCl ��
� MnCl2 + Cl2 + 2H2O
� 2AgCl + H2O
Ag2O + 2HCl ��

� FeCl2 + H2O
FeO + 2HCl ��
b. Dùng giấy quỳ tím nhận ra các dung dịch. Nếu thấy:
- Quỳ tím chuyển đỏ là dung dịch HCl.
- Quỳ tím chuyển xanh là dung dịch NaOH.
- Không đổi màu là MgCl2 và NaCl.
Dùng dung dịch NaOH thử với 2 dung dịch không làm biến đổi quỳ tím. Nếu
thấy xuất hiện kết tủa trắng là MgCl2. Cịn lại là NaCl
� Mg(OH)2 + 2NaCl
2NaOH + MgCl2 ��
* Ví dụ 11:
Cho các dung dịch sau mỗi dung dịch đựng trong một lọ mất nhãn: NH 4Cl;
(NH4)2SO4; KCl; AlCl3; FeCl2; FeCl3; ZnSO4. Hãy nhận biết các dung dịch sau mà
chỉ dùng một dung dịch chứa một chất tan.
Hướng dẫn
+ Lấy mỗi dung dịch một lượng cần thiết để tiến hành nhận biết.
+ Tiến hành nhận biết bằng dung dịch Ba(OH)2 dư ta được kết quả ở bảng sau:
0

Ba(
OH)2 dư

N
H4Cl

(N
H4)2S
O4

KCl


Al
Cl3

Fe
Cl2

Fe
Cl3

ZnS
O4


khai


khai
&↓
trắng

khô
ng hiện
tượng


trắng,
tan hết



trắng
xanh


nâu đỏ


trắng
tan một
phần

+ Phản ứng xảy ra:
2NH4Cl + Ba(OH)2 → BaCl2 + 2NH3↑ + 2H2O
(NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + 2NH3↑ + 2H2O
2AlCl3 + 3Ba(OH)2 → 2Al(OH)3↓ + 3BaCl2
2Al(OH)3 + Ba(OH)2 → Ba(AlO2)2 + 4H2O
hoặc: 2Al(OH)3 + Ba(OH)2 → Ba[Al(OH)4]2
FeCl2 + Ba(OH)2 → Fe(OH)2↓ + BaCl2
2FeCl3 + 3Ba(OH)2 → 2Fe(OH)3↓ + 3BaCl2
Chun đề mơn Hóa học

15


ZnSO4 + Ba(OH)2 → Zn(OH)2↓ + BaSO4↓
Zn(OH)2 + Ba(OH)2 → BaZnO2 + 2H2O
3.1.3. Nhận biết khơng dùng thêm hóa chất.
* Ví dụ 1:
Khơng dùng một hố chất nào khác hãy phân biệt các dung dịch: NaHCO 3,
NaCl, Na2CO3 Và CaCl2.

Hướng dẫn
Giả sử cho các chất tác dụng với nhau lần lượt, ta có bảng sau:
NaH
CO3
NaH

N

CaCl2

Na2CO

aCl

3

Đun
nhẹ

CO3

CaCO3


thử
sẽ

NaCl
CaCl
2


chỉ
thử

Đun
nhẹ

CaCO3


CaC
O3 
Na C

CaCO

Dựa vào bảng trên ta
thấy khi cho một mẫu
nhỏ vào 3 mẫu thử kia
xảy ra một trong 4
trường hợp. Trong các
trường hợp trên, duy
có trường hợp 3 chỉ
một lần đã phân biệt
được
NaHCO3,
CO3 Vì khi cho CaCl2
lúc đầu có kết tủa:

2

3
Na2

O3
vào
CaCl2 + Na2CO3 = 2NaCl + CaCO3 
Đun nhẹ các dung dịch còn lại, lại xuất hiện kết tủa vì.
2NaHCO3 + CaCl2 = Ca(HCO3)2 + 2NaCl
Ca(HCO3)2 t  CaCO3  + H2O + CO2
Như vậy dung dịch cịn lại khơng tác dụng là NaCl.
* Ví dụ 2:
Nếu phương pháp nhận biết 5 dung dịch: NaOH, (NH 4)2CO3, BaCl2, MgCl2,
H2SO4. Không dùng thuốc thử khác.
Hướng dẫn
Giả sử cho các chất tác dụng với nhau lần lượt, ta có bảng sau:
o

Dung
dịch

NaO
H

NaOH
(NH4)2

(NH4)2C
O3
NH3 


NH3

Chun đề mơn Hóa học

Ba
Cl2

MgCl2

H2SO4

0



0





CO2 
16


CO3



BaCl2


0



0

MgCl2





0

H2SO4

0

CO2 





0
0

Khi cho mỗi chất tác dụng vỡi mẫu thử của các chất còn lại nếu sau 4 lần thử có 2
lần kết tủa, 2 lần có khí => chất có tác dụng là (NH4)2CO3.

- Một lần có khí khai, 1 lần kết tủa => là NaOH.
- Một lần có khí khơng màu, 1 lần kết tủa chất thử là H2SO4.
- Hai lần kết tủa là BaCl 2 hoặc MgCl2 cho tác dụng với H2SO4. Nếu chất nào tạo
kết tủa với H2SO4 là BaCl2, chất cịn lại là MgCl2.
* Ví dụ 3:
Nêu phương pháp nhận biết các dung dịch sau mà không dùng thêm thuốc thử
khác: NaHCO3, Na2CO3, BaCl2 ,Na3PO4 , H2SO4 .
Hướng dẫn
Giả sử cho các chất tác dụng với nhau lần lượt, ta có bảng sau:
Dung
dịch

NaHCO

Na2CO3

BaCl2

Na3P
O4

H2SO4

0

0

0

CO2


3

NaHC
O3



Na2CO

0



0

CO2


3

BaCl2

0



Na3PO

0


0

H2SO4

CO2 

CO2 





0

4



0

- Chất nào sau 4 lần thử, 1 lần có khí là NaHCO3.
- Chất nào sau 4 lần thử, 1 lần có kết tủa 1 lần là khí là NaHCO3.
- Chất nào sau 4 lần thử, 3 lần có khí là BaCl2.
- Chất nào sau 4 lần thử, chỉ có đúng 1 lần kết tủa là Na3PO4.
- Chất nào sau 4 lần thử, 2 lần có khí và 1 lần kết tủa là H2SO4.
* Ví dụ 4:
Khơng dùng hố chất nào khác hãy phân biệt 4 dung dịch chứa các hoá chất sau:
NaCl, NaOH, HCl. Phenolphtalein.
Hướng dẫn:

- Ta nhỏ lần lượt một mẫu thử vào ba mẫu thử còn lại đến khi nào thấy 2 mẫu
thử nhỏ vào nhau biến thành màu hồng thì cặp đó là dung dịch NaOH và
Chun đề mơn Hóa học
17


phenolphtalein. Còn lại là dung dịch NaCl và dung dịch HCl. Chia ống nghiệm có
màu hồng thành hai phần. Lấy hai mẫu thử đựng dung dịch NaCl và dung dịch HCl,
mỗi mẫu thử đổ vào một ống nghiệm màu hồng, mẫu nào làm màu hồng mất đi là
dung dịch HCl ( vì axit trung hồ hết NaOH, nên mơi trường trung tính,
phenolphtalein khơng đổi màu). Ta phân biệt được dung dịch HCl và dung dịch
NaCl.
- ống nghiệm từ màu hồng chuyển sang không màu, lúc này chỉ chứa NaCl và
phenolphtalein. Ta dùng nó để nhận biết dung dịch NaOH bằng cách nhỏ vào một
trong hai ống nghiệm chưa phân biệt, ống nghiệm nào biến thành màu hồng đó là
NaOH, ống cịn lại là phenolphtalein.
* Ví dụ 5:
Mỗi ống nghiệm chứa một trong các dung dịch sau: KI, BaCl 2, Na2CO3, Na2SO4,
NaOH, (NH4)2SO4, nước Clo. Không dùng thêm chất khác, hãy trình bày cách nhận
biết mỗi chất trên.
Hướng dẫn
Giả sử cho các chất tác dụng với nhau lần lượt, ta có
bảng sau:
KI

B
aCl2

Na2C
O3


Na2
SO4

(NH4)
2

SO4

Na

Nước Clo

OH

KI

Màu vàng
mùi hắc

BaCl2

Kh

BaC
O3 

ơng

Ba

SO4 

BaSO


4

Kh
ơng

biểu

biểu

hiện

hiện

Na2C
O3
Na2S
O4
(NH4
)2SO4
NaO

NH3




H
Nước
Clo

I
2



CO2


tím

sẫm

Chun đề mơn Hóa học

18


Chiết từ các dung dịch ra các mẫu thử nhỏ.
+Mẫu thử nước clo mùi hắc, màu vàng.
+ Còn 6 mẫu chưa biết. Lấy một mẫu đó đổ vào 5 mẫu còn lại đến khi nào 3
trong 5 mẫu được đổ xuất hiện kết tủa thì ta kết luận: Mẫu đem thử chứa BaCl 2.Ba
mẫu xuất hiện kết tủa thì dung dịch trước phản ứng chứa Na 2CO3, Na2SO4,
(NH4)2SO4. Hai mẫu khơng có biểu hiện chứa NaOH và KI.
+ Lấy mẫu thử nước clo đổ lần lượt vào hai dung dịch KI và NaOH.
Dung dịch nào cho xuất hiện các hạt màu tím sẫm thì dd đó chứa KI, cịn lại là dd
NaOH.

+ Lấy dung dịch NaOH đổ vào 3 mẫu thử Na 2CO3, Na2SO4, (NH4)2SO4, mẫu thử
nào có mùi khai bay ra mẫu thử đó là dung dịch (NH 4)2SO4 còn lại là Na2CO3 Và
Na2SO4.
+ Lấy mẫu thử nước clo đổ vào dung dịch còn lại, mẫu thử nào sủi bọt thì mẫu đó
chứa Na2CO3 mẫu cịn lại là Na2SO4.
Cl2 + Na2CO3  CO2 + NaCl + NaClO
Vì (Cl2 + H2O  HCl + HClO )
* Ví dụ 6:
Có các dung dịch bị mất nhãn, gồm: NaHCO3, HCl, Ba(HCO3)2, MgCl2, NaCl.
Hãy nêu phương pháp phân biệt các dung dịch mà không được lấy thêm chất khác
( kèm theo các phương trình phản ứng nếu có.
Hướng dẫn
Trích mỗi chất làm nhiều mẫu để thí nghiệm
- Nhiệt phân các dung dịch thì nhận ra NaHCO 3 có sủi bọt khí; cịn Ba(HCO3)2 có
sủi bọt khí và có kết tủa.
t
2NaHCO3 ��
� Na2CO3 + H2O + CO2 
t
Ba(HCO3)2 ��� BaCO3  + H2O + CO2 
- Dùng dung dịch Na2CO3 thu được để thử các dung dịch cịn lại, nếu có sủi bọt
khí là HCl, nếu có kết tủa là MgCl2, chất cịn lại là NaCl
Na2CO3 + 2HCl ��
� 2NaCl + H2O + CO2 
Na2CO3 + MgCl2 ��
� MgCO3  + 2NaCl
3.1.4. Nhận biết theo điều kiện của bài:
* Ví dụ 1:
Có 6 ống nghiệm đánh số từ 1 đến 6 chứa các dung dịch NaOH, (NH 4)2SO4,
Ba(NO3)2, Pb(NO3)2, CaCl2, Na2CO3 cho biết mỗi ống nghiệm đựng chất gì ?

Biết:
a. Dung dịch 2 cho kết tủa với các dung dịch 1, 3, 4.
b. Dung dịch 5 cho kết tủa với các dung dịch 1, 3, 4.
c. Dung dịch 2 không tạo kết tủa với dung dịch 5.
0

0

Chun đề mơn Hóa học

19


d. Dung dịch 1 không tạo kết tủa với các dung dịch 3, 4.
e. Dung dịch 6 không phản ứng dung dịch 5.
f. Cho 1 giọt dung dịch 3 vào dung dịch 6 thấy kết tủa, lắc tan .
Hướng dẫn
Giả sử cho các chất tác dụng với nhau lần lượt, ta có bảng sau:
Dung
dịch

NaO
H

NaOH
(NH4)2

(NH4)2
SO4
NH3


NH3

Na2
CO3
0

Ba(N
O3)2
0

0

Pb(N
O3)2

CaCl2

Pb(O
H)2 

Ca(OH
)2










SO4
Na2CO

0

Ba(NO

0





Pb(NO







0

CaCl2

Ca(O
H)2


CaSO4




0



3

0

)

3 2

PbCl2

)

3 2

PbCl2

- dung dịch 3 + dung dịch 6 => kết tủa lắc tan => dung dịch 3 là Pb(NO 3)2; dung
dịch 6 là NaOH.
- Dung dịch 6 không phản ứng với dung dịch 5
=> Dung dịch 5 là Na2CO3.
Dung dịch 5 cho kết tủa với dung dịch 3

- Dung dịch 2 không tạo kết tủa với 5 => dung dịch 2 là (NH4)2SO4.
- Dung dịch 1 không tạo kết tủa với 3, 4 => dung dịch 1 là Ba(NO 3)2. Vậy dung
dịch 4 là CaCl2 => nghiệm lại bằng phản ứng .
* Ví dụ 2:
Có 6 ống nghiệm đánh số từ 1 đến 6 đựng các dung dịch NaNO 3, CuCl2, Na2SO4,
K2CO3, Ba(NO3)2, CaCl2.
Xác định từng dung dịch biết khi trộn các dung dịch có:
- Dung dịch 1 cho kết tủa với các dung dịch 3 và 6.
- Dung dịch 2 cho kết tủa với các dung dịch 3 và 6.
- Dung dịch 4 cho kết tủa với dung dịch 6.
- AgNO3 cho kết tủa với dung dịch 2.
Hướng dẫn
Chun đề mơn Hóa học

20


Giả sử cho các chất tác dụng với nhau lần lượt, ta có bảng sau:
NaNO

CuCl2

3

Na2S
O4

K2
CO3


Na(N
O3)2

CaCl2

NaNO
3

CuCl2



Na2SO



ít



4

K2CO3





Na(N
O3)2






CaCl2





ít
- Dung dịch 6 tạo kết tủa với các dung dịch 1, 2, 3 => dung dịch 6 là K2CO3, dung
dịch 1,2,3 là CuCl2, Ba(NO3)2, CaCl2.
- Dung dịch 4 tạo kết tủa duy nhất với 6 => dung dịch 4 là CuCl 2 => dung dịch 1,
2 là Ba(NO3)2. Vì dung dịch 2 tạo kết tủa với AgNO 3 => dung dịch 2 là CaCl 2, dung
dịch 1 là Ba(NO3)2.
- Dung dịch 3 tạo kết tủa với các dung dịch 1 và 2 => dung dịch 3 là Na 2SO4 =>
còn lại là dung dịch NaNO3.
3.2. Nhận biết hỗn hợp:
Nguyên tắc của nhận biết hỗn hợp là vừa nhận biết vừa tách loại do đó địi hỏi sự
lựa chọn phương án chính xác.
* Ví dụ 1:
Nêu phương án nhận biết bình khí chứa các CO, CO2, SO2, SO3, H2.
Hướng dẫn
Cho hỗn hợp qua dung dịch BaCl 2 có kết tủa trắng là bình có khí SO 3, khí ra khỏi
dung dịch BaCl2 cho qua dung dịch Br2 dư, nếu dung dịch Br2 nhạt màu chứng tỏ
trong bình có SO2. Khí qua dung dịch Br2 cho qua dung dịch Ca(OH)2 dư có kết tủa
là bình có CO2, khí sau khi qua dung dịch Ca(OH)2 cho qua dung dịch H2SO4 đặc,
làm khơ hỗn hợp cịn lại đem đốt và làm lạnh nếu có H 2O chứng tỏ là bình có H2, có

khí làm đục nước vơi trong chứng tỏ là bình có chứa CO.
* Ví dụ 2:
Một dung dịch chứa Na2SO3, Na2SO4, Na2CO3. Nêu phương án nhận biết từng
muối.
Hướng dẫn
Cho dung dịch tác dụng với BaCl2 => BaSO4, BaSO3, BaCO3
Chun đề mơn Hóa học

21


Hịa tan kết tủa bằng HCl => phần khơng tan là BaSO 4 => ban đầu là Na2SO4,
phần tan sinh ra khí, thu khí cho qua dung dịch Br 2 => mất màu là SO2. Vậy chất ban
đầu là Na2SO3, khí khơng làm mất màu dung dịch Br 2 cho qua dung dịch Ca(OH)2 có
kết tủa chứng tỏ có CO2 =>. Vậy dung dịch ban đầu là Na2CO3.
* Ví dụ 3:
Nêu phương pháp phân biệt từng chất trong hỗn hợp Fe, Mg, Al, Ag.
Hướng dẫn
Hòa tan hỗn hợp trong HCl nếu khơng tan là Ag cịn lại là Fe, Mg, Al. Tan trong
HCl tạo dung dịch FeCl2, AlCl3, MgCl2.
Cho dung dịch hỗn hợp tác dụng với NaOH dư nên có kết tủa trắng hóa nâu là
dung dịch có FeCl2. Vậy hỗn hợp đầu có Fe, có kết tủa trắng khơng tan trong NaOH
dư là dung dịch có MgCl2 => hỗn hợp đầu có Mg. Phần dung dịch sục CO 2 vào thấy
có kết tủa trắng => hỗn hợp đầu là Al.
* Ví dụ 4:
Nêu phương pháp nhận biết từng oxit trong hỗn hợp gồm: FeO, Fe 2O3, CuO,
Ag2O, Al2O3.
Hướng dẫn
- Hòa tan hỗn hợp trong dung dịch NaOH dư, lọc phần dung dịch sục CO 2 vào có
kết tủa => hỗn hợp đầu có Al2O3.

- Hỗn hợp cịn lại hịa tan trong HCl tạo kết tủa AgCl => hỗn hợp đầu có Ag 2O.
Phần dung dịch cho tác dụng NaOH có kết tủa xanh, đỏ hỗn hợp đầu có CuO; kết tủa
nâu đỏ chứng tỏ hỗn hợp có chứa Fe2O3; kết tủa trắng xanh hóa nâu chứng tỏ hỗn
hợp đầu có FeO.
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN.
Từ việc áp dụng đề tài “ Phân loại bài tập nhận biết hoá học để bồi dưỡng
học sinh giỏi hóa học lớp 9 ” trong việc bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi cấp
huyện, cấp tỉnh đã cho kết quả khá khả quan. Số lượng học sinh đạt giải trong các kỳ
thi chọn học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh không ngừng tăng lên, chất lượng giải
cũng ngày càng cao.

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
1. Qua nghiên cứu lý thuyết về phân loại bài tập nhận biết hóa học 9, cho thấy:
- Bài tập nhận biết là loại bài tập khó đòi hỏi học sinh phải sử dụng nhiều thao tác
trong tư duy và tư duy phải thật mềm dẻo, nhanh nhạy, đặc biệt kiến thức phải chắc
chắn, khả năng khái quát cao, vì vậy đối tượng chủ yếu là học sinh giỏi mới phát huy
hết khả năng tư duy sáng tạo. Đối với học sinh đại trà vẫn cần áp dụng cho học sinh,
Chun đề mơn Hóa học

22


tuy nhiên chỉ sử dụng loại bài đơn giản không địi hỏi nhiều kiến thức.
- Ngồi ra cần rèn luyện cho học sinh khả năng tổng hợp, phân tích và biết phân
loại bài tập nhận biết thành hệ thống, lấy đó làm cơ sở để xây dựng cho các phương
pháp giải sao cho phù hợp.
2. Trong quá trình áp dụng cần phức tạp hóa dần những yêu cầu của bài tập
nghĩa là thực hiện việc giải bài tập từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Ngồi
bài tập nhận biết cần phối hợp đồng bộ với hệ thống các loại bài tập, nó sẽ hỗ trợ cho

việc rèn luyện bài tập nhận biết có hiệu quả hơn.
3. Sau thực nghiệm sư phạm và xử lý số liệu cho thấy: việc phân loại bài tập nhận
biết hóa học 9 giúp học sinh nhận biết nhanh hơn và có phương pháp giải bài tập hóa
học phù hợp với mỗi dạng bài tập nhận biết.
II. KIẾN NGHỊ
Do những hạn chế về mặt thời gian nghiên cứu, địa điểm thực nghiệm sư
phạm nên tôi mới chỉ xây dựng được đề tài về phân loại bài tập nhận biết để bồi
dưỡng học sinh giỏi hóa học lớp 9 dành cho học sinh ở trường Trung học cơ sở Đồng
Thịnh- Sông Lô- Vĩnh Phúc, mỗi dạng chỉ được khảo sát trên một số lượng hạn chế
học sinh. Bởi vậy chúng tôi đề nghị:
1. Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng bổ sung thêm những cách phân loại bài tập
nhận biết hóa học 9.
2. Với hệ thống phân loại đã xây dựng đạt tiêu chuẩn về độ khó, độ phân
biệt, độ tin cậy cao của bài tập, khi đưa vào sử dụng cần tiếp tục khảo sát, sửa chữa
để nâng cao chất lượng .
3. Tiếp tục xây dựng hệ thống phân loại các dạng bài tập khác thuộc mơn hóa
học để có thể kiểm tra đánh giá một cách toàn diện kết quả học tập của học sinh khá,
giỏi và đội tuyển học sinh giỏi lớp 9.
4. Do phương pháp phân loại các bài tập nhận biết hóa học 9 có nhiều ưu điểm
và có tính đổi mới theo hướng tích cực trong kiểm tra đánh giá nên các cấp quản lý
giáo dục cần định hướng và đầu tư hơn nữa, áp dụng phương pháp này để kiểm tra
đánh giá kết quả học tập của học sinh ở nhiều môn học.
Trong khi viết đề tài này chắc chắn tôi chưa thấy hết được những ưu điểm và tồn
tại trong tiến trình áp dụng, tơi rất mong muốn được sự góp ý phê bình của các đồng
nghiệp để đề tài ngày càng hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn !
Sông Lô, ngày 16 tháng 4 năm 2013
Người viết sáng kiến

Trần Đình Trường

Chun đề mơn Hóa học

23


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Để hoàn thành được sáng kiến kinh nghiệm trên tôi đã tham khảo và nghiên cứu
một số tài liệu của các tác giả sau:
1. Cao Cự Giác
2. Nguyễn Xuân Trường
3. Ngô Ngọc An
4. Đào Hữu Vinh
5. Vũ Anh Tuấn

Chun đề mơn Hóa học

24



×