Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) chuyên đề một số GIẢI PHÁP PHỤ đạo học SINH yếu kém môn SINH học 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.95 KB, 18 trang )

Họ và tên : Nguyễn Thị Tuyết
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường THCS Hoàng Hoa.
Tên chuyên đề:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM
MÔN SINH HỌC 8
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Vấn đề học sinh yếu kém hiện nay luôn được xã hội quan tâm và tìm giải
pháp khắc phục. Để đưa nền giáo dục nước nhà phát triển toàn diện thì người giáo
viên khơng những chỉ biết dạy mà còn phải biết nghiên cứu những phương pháp tối
ưu nhất, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, hạ thấp dần tỉ lệ học sinh yếu
kém.
Giúp học sinh yếu, kém củng cố kiến thức cơ bản, bổ trợ những kiến thức
học sinh bị hỏng từ các lớp dưới.
Đồng thời giúp các em có thói quen độc lâp suy nghĩ, tự giác trong học tập, nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện và hạn chế học sinh lưu ban. Thực hiện tốt “Nói
khơng với học sinh ngồi nhầm lớp”.
Với những thực tế trên, ngay từ đầu năm học, các tổ chuyên môn của trường
chúng tôi luôn chú ý quan tâm đến việc tìm “giải pháp để khắc phục học sinh yếu,
kém”, ln tìm ra những biện pháp nhằm dẫn dắt các em học tốt hơn,… Đây sẽ là
nền tảng, là động lực thúc đẩy các em tiếp thu bài đầy đủ, trau dồi tri thức và tiếp
tục vươn xa trên con đường học vấn của mình. Tạo điều kiện tốt cho việc xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực.
Đó chính là lý do mà trường chúng tơi muốn trao đổi, chia sẻ, học hỏi kinh
nghiệm từ các đồng nghiệp,… để tìm ra giải pháp tốt nhất giúp đỡ học sinh yếu,
kém để nâng dần chất lượng
III. Đối tượng:- Học sinh lớp 8.
- Số tiết dạy: 18 tiết
IV. Thực trạng chất lượng môn sinh học 8 của nhà trường năm học 2018 –
2019.
Năm học 2018-2019, tôi được phân công dạy môn Sinh học khối 8. Qua kết


quả khảo sát đầu năm có đến 21,1% học sinh yếu-kém.
Số
HS

Chất

95

Giỏi

Khá

Trung bình

SL %

SL %

SL

4

27

44

4,2

28,4


Yếu

Kém

%

SL %

SL

46,3

20

%

21,1 0
1


lượng đầu
năm
V. Những vấn đề khó khăn học sinh yếu kém thường gặp trong chương trình
Sinh 8.
1. Đặc điểm Sinh 8.
Cấu trúc trong SGK hiện nay, nội dung dành cho nghiên cứu lí thuyết là chủ
yếu, kiến thức vận dụng vào thực tiễn còn hạn chế nên khả năng tiếp thu của học
sinh cịn yếu. Đặc biệt với mơn Sinh học lớp 8, là môn khoa học tự nhiên nghiên
cứu về cơ thể người với kiến thức trừu tượng, khó hình dung đã làm cho học sinh
gặp khó khăn đối với môn học này.

2. Đặc điểm học sinh.
Ở độ tuổi này, học sinh đang bước vào giai đoạn dậy thì, giai đoạn quá độ
chuyển từ thiếu niên sang thanh niên nên cơ thể phát triển mạnh về kích thước và
thể lực, đồng thời có những chuyển biến mạnh mẽ về mặt sinh lí. Chính những
chuyển đổi đó ở các em là những vấn đề kích thích nhu cầu tìm hiểu về bản thân
mình. Đồng thời, sự phát triển cơ bắp khiến các em ham thích được hoạt động, tính
năng động cao. Tuy nhiên, mức độ phát triển của hệ thần kinh chưa đạt đến sự
hồn thiện, do đó các em chóng mệt mỏi, dễ hưng phấn song cũng dễ chuyển sang
trạng thái ức chế khi phải tiếp thu bài một cách thụ động, kém hào hứng, khi sử
dụng những phương pháp khơng địi hỏi phải hoạt động não và hoạt động học tập
tích cực, với hình thức học tập đơn điệu.
3. Cơ sở vật chất:
Đồ dùng, dụng cụ: Mơ hình, tranh vẽ, .... đã cũ, hỏng hóc nhiều và cịn thiếu
nhiều nên chưa đáp úng được cho công tác giảng dạy của giáo viên.
4. Về gia đình:
Đa số các gia đình phụ huynh có hồn cảnh khó khăn và trình độ nhận thức của
phụ huynh còn hạn chế nên phần lớn phụ huynh chỉ quan tâm theo cách riêng của
mình như tạo điều kiện cho con em mình đến lớp. Nhưng chưa có biện pháp theo
dõi q trình đi học, chưa có biện pháp giúp con học ở nhà, chưa kiểm tra được
khả năng tiếp thu của con em ở trường học cũng như chưa kiểm tra thời gian học
hành của con em tại nhà. Dẫn đến chất lượng học tập không cao. Đây là những
nguyên nhân không nhỏ trong việc giảng dạy của giáo viên ở nhà trường.
Với sự đổi mới về chương trình thay SGK hiện nay và sự nhận thức của phụ
huynh cịn có giới hạn nên không nắm được kịp thời về việc học tập của con em
mình. Từ đó chấp nhận thực tế chăm sóc con mình theo một phía, cịn lại là giao
hẳn cho thầy, cô giáo.
VI. Các giải pháp đã thực hiện nhằm nâng cao chất lượng học sinh yếu, kém.
1. Về học sinh.
2



+ Khách quan:
- Giáo viên giáo dục ý thức học tập của học sinh ở bộ mơn mình, tạo cho học sinh
sự hứng thú trong học tập bộ môn từ đó sẽ giúp cho học sinh có ý thức vươn lên.
Trong mỗi tiết dạy giáo viên nên liên hệ nhiều kiến thức vào thực tế để học sinh
thấy được ứng dụng và tầm quan trọng của môn học trong thực tiễn.
+ Giá trị kiến thức môn sinh học:
- Giáo viên chỉ cho học sinh thấy giá trị đích thực của mơn sinh học nó làm cơ sở
giúp và hỗ trợ rất nhiều cho các môn học khoa học xã hội, khoa học tự nhiên khác
như: Sử, Hóa, Địa, ...
- Giúp chúng ta rất nhiều trong việc áp dụng trong thực tế, đời sống hàng ngày ...
+ Tích cực chủ động trong học tập:
- Chuẩn bị tốt dụng cụ, kiến thức và xem kiến thức mới ở nhà trước khi lên lớp.
- Giáo viên giới thiệu chuẩn bị kiến thức mới ở nhà và phân chia thời gian học tập
cụ thể. Bên cạnh đó cần tổ chức thảo luận nhóm, trai đổi cùng các bạn ở gần nhà
để có điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Ở lớp biết tổ chức nhóm thảo luận trao đổi, giúp đỡ nhau, em khá kèm em yếu đẻ
cùng nhau tiến bộ và chiếm lĩnh tri thức.
2. Giáo viên.
Để dạy tốt phụ đạo học sinh yếu kém trong lớp học đại trà giáo viên cần định
hướng nội dung, kỹ năng và phương pháp cụ thể.
+ Chuẩn bị:
- Giáo viên cho học sinh chuẩn bị tốt các dụng cụ, thiết bị, kiến thức bài cũ làm
nền tảng vận dụng tìm ra kiến thức mới.
- Giáo viên phân bố học sinh khá giỏi nhận nhiệm vụ cụ thể hỗ trợ, giúp đỡ dạy
kèm thêm cho học sinh yếu kém và ngồi gần để trong q trình thảo luận nhóm
trao đổi và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Đặc biệt, khi gọi một em trong nhóm
nên ưu tiên gọi những em học sinh yếu kém, đồng thời gợi mở những câu hỏi nhẹ
nhàng, khi học sinh đó trả lời được tuyên dương em đó và tun dương cả nhóm
nhằm gây được sự khích lệ học tập của các em đó. Đồng thời, thúc đẩy được tính

đồn kết hỗ trợ giúp nhau trong học tập.
- Giáo viên phải nắm được tâm lý học sinh yếu kém, vì kiến thức bị hổng khơng
theo kịp kiến thức của các bạn dẫn đến ngày càng chán nản, buông thả. Từ nguyên
nhân đó, giáo viên phải có một tâm lý nhẹ nhàng, phóng khống, khơng gị bó,
khơng áp đặt, mọi tình huống ln gợi mở. Đồng thời, ưu tiên các bài tập dễ hoặc
câu hỏi dễ cho các em học sinh yếu kém làm hoặc trả lời và luôn gợi mở, nhắc lại
kiến thức đó dẫn đến làm được bài tập hoặc trả lời được các câu hỏi. Đặc biệt, khi
trả lời cần được tuyên dương trước lớp nhằm khích ngọn lửa học tập trong lịng các
em, đồng thời đẩy mạnh tư tưởng phấn đấu trong em.

3


- Giáo viên tạo ra các nhóm học tập dạy kèm nhau ở nhà (phân bố các em ở nhà
gần nhau), đồng thời đưa ra thi đua ở các nhóm và tổng kết tuyên dương nhóm lớp
đó sau tiết học. Đây là một động lực mạnh thúc đẩy nhằm tạo được sự hòa nhã
nhằm giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.
+ Tiến hành dạy:
Trước khi tiến hành giảng dạy bài mới giáo viên kiểm tra lại kiến thức cũ các
em yếu kém của các nhóm đã chuẩn bị ở nhà (kiến thức dặn dò ở tiết trước) để
nhận xét, so sánh và tuyên dương gây được hưng phấn khi bước vào tiết học mới.
- Trong tiết dạy giáo viên chuẩn bị các dụng cụ, tranh ảnh, hệ thống câu hỏi gợi mở
sinh động, dễ hiểu cho từng đối tượng học sinh.
- Giáo viên phải phân bố được thời gian và định hướng trước tình huống học sinh
trả lời để có hướng chủ động giải quyết, chỉ ra những sai sót, nhầm lẫn của học
sinh. Đặc biệt, cần tạo ra được tình huống nhẹ nhàng, gợi mở, gây kích thích, hưng
phấn trong học tập.
- Khi tổ chức các nhóm phải có đủ các đối tượng như khá, giỏi, yếu, kém để có
điều kiện trao đổi, hỗ trợ nhau cùng tiến bộ.
- Giáo viên khắc sâu kiến thức trọng tâm và cách học và lưu nhớ kiến thức dưới

dạng tổng quát cơ bản làm nền tảng cho việc vận dụng học tập và làm bài tập ở
nhà.
Để thực hiện dạy phụ đạo tốt và đạt hiệu quả cao thì người giáo viên phải chịu
khó đầu tư, nghiên cứu từ nhiều vấn đề.
- Chọn lựa, sử dụng các phương pháp, phát huy tính tích cực, chủ động của học
sinh trong học tập và phát huy khả năng tự học. Hoạt động hóa việc học bằng
những phương pháp dẫn dắt cho học sinh tự thân trải nghiệm chiếm lĩnh tri thức,
tận dụng ưu thế của từng phương pháp dạy học tích cực, chú trọng phương pháp
dạy học. Phát hiện và giải quyết vấn đề thiết thực, trọng tâm cơ bản cần truyền đạt.
- Tìm hiểu về đối tượng học sinh, điều kiện kinh tế, hồn cảnh gia đình để có biện
pháp hỗ trợ.
+ Củng cố:
- Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi để khẳng định sự nhận thức, lĩnh hội kiến thức
của học sinh hoặc dưới dạng bài tập trắc nghiệm khách quan.
- Hệ thống hóa kiến thức dưới dạng các câu hỏi, sơ đồ tư duy.
- Hướng dẫn về nhà.
Đây cũng là một mục tiêu quan trọng giúp học sinh định hướng được việc học ở
nhà và chuẩn bị bài trước ở nhà.
3. Nhà trường.
- Ln có kế hoạch cụ thể cho công tác phụ đạo học sinh yếu, kém.
- Quan tâm sát sao tới công tác phụ đạo học sinh.
- Cùng giáo viên có biện pháp giáo dục với những học sinh có ý thức học kém.
4


- Có kế hoạch dự giờ thăm lớp rút kinh nghiệm, tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ kịp
thời.
4. Gia đình.
- Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình.
- Cần thường xuyên quan tâm việc học tập ở trường và bố trí thời gian học ở

nhà của con em mình.
- Đi họp phụ huynh theo định kỳ, theo dõi sổ liên lạc để trao đổi với giáo viên
và nắm bắt kịp thời việc học tập của con em mình.
- Cung cấp các dụng cụ sách vở đầy đủ để các em học tốt.
5. Cách tổ chức thực hiện thực hiện phụ đạo học sinh yếu kém.
5.1.Lập danh sách, tìm hiểu nguyên nhân học sinh yếu kém.
Tiến hành lập danh sách học sinh yếu ở các lớp và tìm ra những nguyên
nhân dẫn đến học sinh yếu kém như sau:Lười học bài, chăm học bài nhưng mau
quên; chữ viết cẩu thả, khó đọc.
5.2. Xây dựng kế hoạch phụ đạo phù hợp
- Sau khi tìm hiểu được nguyên nhân học sinh yếu kém của lớp, căn cứ vào định
hướng phụ đạo của tổ, vào cấu trúc đề kiểm tra, thi học kì của Sở GD&ĐT cấu trúc
đề thi thời khóa biểu của lớp,... giáo viên tiến hành xây dựng kế hoạch phụ đạo
(trái buổi, ít nhất 1 tiết/tuần).
- Xác định rõ những trọng tâm của các chương trong chương trình Sinh hoc 8, điều
tra những phần học sinh còn hổng kiến thức, hiểu sơ sài để ôn tập.
- Kế hoạch dạy phụ đạo giúp học sinh yếu được lãnh đạo chun mơn kí duyệt và
sẽ thực hiện xun suốt hết học kì.
5.3.Tổ chức các tiết dạy phụ đạo có hiệu quả
Phụ đạo với số lượng học sinh vừa phải, quản lí học sinh chặt chẽ, thay đổi
phương pháp để tạo sự hấp dẫn... Theo sự thống nhất, tiết dạy phụ đạo thường tiến
hành theo các bước sau:
5.3.1.Ôn tập với chủ đề.
Bước 1: Phát vấn học sinh ôn tập kiến thức trọng tâm bằng sơ đồ tư duy, đoạn
clip…
Bước 2: Học sinh tái hiện lại kiến thức (bằng cách lên ghi bảng, ghi vào phiếu học
tập hoặc đọc…) theo yêu cầu của giáo viên.
Bước 3: Nhận xét, rút kinh nghiệm về những nội dung chưa đạt của học sinh
5.3.2. Ôn tập kiến thức kết hợp với đối thoại thực hành.
Khi ôn giáo viên tung ra các vấn đề sau đó cùng tranh luận, giải đáp với học

sinh. Thầy nêu trò trả lời. Trò đặt vấn đề, thầy giải đáp thắc mắc, sau đó cho học
sinh thực hành bài ở phần đã ôn tập. Ôn tập thực hành đối thoại học sinh cảm thấy
rất thoải mái như đang tham gia trò chơi tìm hiểu kiến thức Sinh học, giúp các em
5


nắm bắt kiến thức, có khả năng nhận xét đánh giá, tăng khả năng nhận xét, so
sánh .
5.3.3.Một số dạng câu hỏi thực hành trong ôn tập.
Để các phương pháp ôn tập trên đạt hiệu quả cao đòi hỏi người dạy phải tăng
khả năng thực hành cho học sinh bằng cách trả lời trực tiếp hoặc viết bài. Khi soạn
câu hỏi phải đảm sự phù hợp với đối tượng học sinh và đạt các mức độ yêu cầu
như nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
Sau đây là một số dạng câu hỏi phổ biến để q trình ơn tập của học sinh đạt kết
quả cao.
5.3.3.1.Câu hỏi trắc nghiệm
Đây là loại câu hỏi học sinh chỉ cần điền Đ, S hoặc Khoanh trịn đáp án em cho là
đúng, sắp xếp theo trình tự đúng.
6. Ví dụ minh họa
Chương 2: VẬN ĐỘNG
I.Mục tiêu
-Nêu được các bộ phận chính của xương,chức năng của bộ xương.Nêu đặc điểm
cấu tạo chức năngcác loại khớp.
-Nêu được sự dài ra và to ra của xương,phân biệt xương ngắn xương dài.
-Cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ.So sánh sự khác nhau giữa bộ xương người so bộ
xương thú.
-Vận dụng làm bài tập.
II. Chuẩn bị tài liệu thiết bị dạy học:
SGK,SGV sinh học 8,ôntập sinh học 8,để học tốt sinh học8.
III. Các nội dung cơ bản:

BỘ XƯƠNG
I. Các phần chính của bộ xương:
Bộ xương gồm: Xương đầu, xương thân, xương chi
1, Xương đầu:gồm xương sọ và xương mặt
a, Xương sọ:gồm 8 xương dẹt, cong khớp với nhau bằng khớp bất động (khớp
răng cưa), tạo khoang chứa não.
b, Xương mặt:gồm 6 đôi xương chẵn kết hợp với nhau thành một khối. 3 xương lẻ
trong đó có xương hàm dưới cử động được.
2, Xương thân:gồm cột sống và lồng ngực.
a, Cột sống:gồm 33 – 34 đốt xếp chồng lên nhau, ở giữa có lỗ tủy chứa tủy sống,
giữa 2 đốt sống có đĩa sụn giúp cột sống cử động dễ dàng (khớp bán động), hai bên
chỗ tiết giáp 2 đốt sống có lỗ gian đốt để dây thần kinh và mạch máu đi qua.
Cột sống có hình chữ S, gồm 5 đoạn ( đoạn cổ có 7 đốt, đoạn ngực có 12 đốt, đoạn
thắt lưng có 5 đốt, đoạn cùng có 5 đốt dính nhau, đoạn ngực có 3 - 4 đốt dính
nhau, cột sống có 4 chỗ cong làm trọng tâm cơ thể dồn về 2 chân giúp cho cơ thể
đứng thẳng.
b, Lồng ngực:cấu tạo bởi 12 đốt sống ngực. mỗi đốt khớp với một đơi xương
sườn. Có 10 đơi xương sườn trên đi từ sau ra trước nối với xương ức tạo nên lồng
ngực. Cịn 2 đơi xương sườn dưới không nối với xương ức (xương sườn cụt). Nhờ
6


đó khi hơ hấp lồng ngực có thể nâng lên, hạ xuống dễ dàng. Do con người có dáng
đứng thẳng nên lồng ngực không bị kẹp giữa 2 chi trước nên lồng ngưc phát triển
nở rộng ra hai bên.
3, Xương chi:gồm xương chi trên và xương chi dưới có các phần tương tự nhau,
nhưng cũng có những phần khác nhau để phù hợp chức năng lao động và đứng
thẳng.
a, Xương chi trên: gắn với cột sống nhờ xương đai vai.
- Xương đai vai: gồm xương bả vai và xương đòn.

- Xương tay: gồm xương cánh tay, xương cẳng tay (có xương trụ và xương quay),
các xương cổ tay, các xương bàn tay và các xương ngón tay.
b, Xương chi dưới:gắn với cột sống nhờ xương đai hông.
- Xương đai hông gồm 3 đôi là xương chậu, xương hang, xương ngồi gắn với
xương cùng và gắn với nhau tạo thành xương chậu vững chắc.
- Xương chân: gồm xương đùi, xương bánh chè, xương cẳng chân (có xương chày
và xương mác), các xương cổ chân ( có xương gót lớn, phát triển về phía sau), các
xương bàn chân và các xương ngón chân.
II. Khớp xương.
Khớp xươnglà nơi tiếp giáp giữa các đầu xương.
- Có 3 loại khớp xương: khớp động, khớp bán động, khớp bất động
1, Khớp động:Cử động dễ dàng, linh hoạt. Ví dụ : Khớp ở tay, chân như: Khớp
đầu gối, khớp ở cổ tay, cổ chân, …. Khớp động có cấu tạo: gồm hai đầu xương,
mặt khớp mỗi đầu xương có sụn trơn nhẵn, đàn hồi để giảm ma sát, có dây chằng
nối hai đầu xương với nhau. Giữa khớp có bao hoạt dịch (bao chứa dịch khớp)
ngăn đơi hai xương và tiết ra chất dịch nhờn (giảm ma sát) giúp hai đầu xương
chuyển động dễ dàng. Ví dụ:Khớp đầu gối, khớp khủy tay, khớp cổ tay…
2, Khớp bán động:gồm hai đầu xương, mặt khớp mỗi đầu xương có sụn trơn nhẵn,
đàn hồi, giữa khớp có đĩa sụn làm hạn chế cử động của khớp Ví dụ:Khớp cột sống.
ở trẻ em đĩa sụn đàn hồi tốt nên cột sống mềm mại, dễ uốn. người già đĩa sụn dẹp
lại nên cột sống cử động khó khăn.
3, khớp bất động:là các khớp ở xương sọ, xương mặt. Các khớp cố định nhờ các
răng cưa nhỏ hoặc mép xương lợp vẩy cá nên không cử động được.
4, Ý nghĩa của các loại khớp với hoạt động của cơ thể.
Sự hình thành các loại khớp khác nhau ở các phần cơ thể thể hiện sự thích nghi
giữa cấu tạo và chức năng hoạt động của cơ thể.
a, Phần xương đầu:trừ xương hàm dưới duy nhât cử động nhờ khớp động, giúp
nhai, nghiền thức ăn và phát âm. Các xương còn lại là khớp bất động thích nghi với
các chức năng:
- Tạo hộp sọ vững chắc để chứa và bảo vệ não.

- Xương mặt khớp bất động để giữ khôn mặt và nét mặt.
b, Phần xương thân:gồm cột sống và lồng ngực. Các xương này chủ yếu khớp
bán động, cử động hạn chế giúp thực hiện 2 chức năng:
- Bảo vệ tủy sống và các nội quan.
- Hỗ trợ cử động của cơ thể như cử động hô hấp, xoay, cúi, ngửa người… .

7


c, Phần xương chi:các xương khớp động với nhau cử động linh hoạt, giúp chi
dưới vừa thực hiện chức năng nâng đỡ, vừa thực hiện chức năng vận động. giúp
chi trên cầm nắm, chế tạo và sử dụng công cụ lao động.
CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA XƯƠNG
I. Cấu tạo của xương
1. Cấu tạo của xương dài
+ Hai đầu xương khơng có cấu tạo hình ống, mặt ngồi là lớp mơ xương cứng
mỏng. trong là mơ xương xốp có các nan xương xếp theo hướng chịu lực và chứa
nhiều tủy đỏ. Bọc hai đầu xương là lớp sụn.
+ Thân xương hình ống có:
- Ngồi cùng là màng xương: là mơ liên kết sinh ra mô xương để làm cho xương
phát triển
- Phần giữa là xương, mô xương cứng,
- Trong là khoang xương chứa tủy xương, ở trẻ em chứa tủy đỏ (là mơ liên kết có
khả năng sinh hồng cầu), ở người già được thau bằng mô mỡ (tủy vàng).
2. Chức năng của xương dài:
Các phần của
xương
Đầu xương
Thân xương


Cấu tạo

Chức năng

- Sụn bọc đầu xương.
- Mô xương xốp gồm các
nan xương
- Màng xương
- Mô xương cứng
- Khoang xương

- Giảm ma sát trong khớp xương.
- Phân tán lực tác động.
- Tạo các ô chứa tủy đỏ xương
- Giúp xương phát triển to về bề
ngang.
- Chiu lực, đảm bảo vững chắc.
- Chứa tuỷ đỏ ở trẻ em, sinh hồng
cầu; chứa tuỷ vàng ở người lớn.

3. Cấu tạo xương ngắn và xương dẹt
- Ngồi là mơ xương cứng .
- Trong là mơ xương xốp gồm nhiều nan xương chứa tủy đỏ.
II. Sự to ra và dài ra của xương
1, Sự to ra của xương
Xương to thêm về bề ngang là nhờ sự phân chia của các tế bào ở màng xương tạo
ra các tế bào mới đẩy vào trong và hóa xương.
2, Sự dài ra của xương:
Giữa thân xương và đầu xương có một phần sáng hơn là sụn tăng trưởng. để tìm
hiểu vai trị sụn tăng trưởng người ta làm thí nghiệm sau:

* Thí nghiệm: Ở bê 1 tháng tuổi: đóng 4 đinh thép vào 4 vị trí A, B, C, D ở 2 bên
sụn tăng trưởng của xương đùi bê. Khi bê được 3 tháng tuổi chụp X quang, thấy
kết quả như hình trên.
* Nhận xét:
+ Bê 3 tháng tuổi:
- Khoảng cách BC không thay đổi.
- Khoảng cách AB và CD dài hơn của bê 1 tháng tuổi.
8


* Giải thích: do giữa 2 điểm A và B, C và D có lớp sụn tăng trưởng. Các tế bào
sụn tăng trưởng phân chia làm xương dài ra.
* Kết luận: Xương dài ra do sự phân chia các tế bào ở lớp sụn tăng trưởng .
III. Thành phần hóa học và tính chất của xương
Xương có hai tính chất cơ bản là mềm dẻo (đàn hồi) và rắn chắc. Để xác định
thành phần hóa học và tính chất của xương, người ta tiến hành 2 thí nghiệm sau:
* Thí nghiệm 1:ngâm xương trong dung dịch HCl 10% sau 15 phút lấy ra uốn thử
thấy xương mềm.
Giải thích TN1:Khi ngâm xương trong HCl 10% trong 10 – 15 phút, chất vô cơ
(Muối Can xi) tác dụng với HCl 10% tạo nên muối CaCl2 dễ tan trong nước, vì
vậy trong xương chỉ cịn chất hữu cơ nên xương mềm dẻo.
* Thí nghiệm 2:Đốt một xương khác trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi khơng
cháy nữa,khơng cịn thấy khói bay lên. Bóp nhẹ phần xương đã đốt thấy xương tan
vụn.
* Giải thích TN2:khi đốt xương trên ngọn lửa đèn cồn thì chất hữu cơ bị cháy hết,
chỉ cịn lại chất vơ cơ, làm xương giòn, dễ gãy.
* Kết luận:
+ Thành phần hóa học của xương gồm
- Chất vơ cơ: Muối canxi, phốt pho chiếm 2/3 khối lượng xương.
- Chất hữu cơ (cốt giao) chiếm 1/3 khối lượng xương.

+ Tính chất của xương: sự kết hợp giữa chất hữu cơ và chất vô cơ làm xương rắn
chắc và mềm dẻo (đàn hồi).
* Khả năng gãy xương liên quan đến lứa tuổi vì:
- Ở tuổi thiếu niên, tỉ lệ chất cốt giao (hữu cơ) nhiều hơn vơ cơ (muối khống) nên
xương mềm dẻo khó gãy. Sụn tăng trưởng cịn hoạt động manh mẽ nên khi xương
bị gãy thì khả năng phục hồi xương gãy nhanh.
- Ở người già xương bị phân hủy nhanh hơn sự tạo thành, tỉ lệ chất cốt giao (hữu
cơ) giảm, nên xương xốp, giòn dễ gãy. Sụn tăng trưởng khơng cịn hoạt động nên
khi xương bị gãy thì khả năng phục hồi xương gãy diễn ra chậm, không chắc chắn.
CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA CƠ
I. Cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ
1, Bắp cơ:
- Bao ngoài là màng liên kết.
- Ở trong gồm nhiều bó cơ, mỗi bó cơ gồm nhiều sợi cơ (tế bào cơ) được bọc trong
màng liên kết.
- Hai đầu bắp cơ có gân bám vào các xương qua khớp, phần giữa phình to là bụng
cơ.
2, Tế bào cơ (sợi cơ):gồm nhiều tơ cơ. Tơ cơ gồm 2 loại là tơ cơ dày và tơ cơ
mảnh xếp xen kẽ nhau. Tơ cơ mảnh thì trơn, tơ cơ dày có mấu sinh chất. Tơ cơ dày
và tơ cơ mảnh xếp xen kẽ nhau tạo nên các vân sáng, tối.
II. Các loại cơ trong cơ thể:
Trong cơ thể gồm có 3 loại cơ là cơ vân, cơ trơn và cơ tim. Các cơ này có đặc điểm
khác nhau.
III. Tính chất của cơ.
9


* Tính chất của cơ:là co và dãn.Cơ co khi có kích thích từ mơi trường và chịu sự
điều khiển của hệ thần kinh.
+ Cơ chế sự co cơ:Khi có kích thích vào cơ quan thụ cảm sẽ xuất hiện xung thần

kinh theo nơron hướng tâm về trung ương thần kinh rồi theo nơron li tâm tới cơ
quan phản ứng (cơ) để trả lời kích thích (co cơ).
* Ý nghĩa của hoạt động co cơ
Cơ thường bám vào xương qua khớp, khi cơ co làm xương cử động dẫn đến sự vận
động của cơ thể.
HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ
I. Công cơ
Khi cơ co đã tạo ra 1 lực tác động vào vật, làm vật di chuyển, tức là cơ đã sinh ra
công. Công của cơ được sử dụng vào các thao tác vận động và lao động.
Cách tính cơng của cơ:
Nếu có một lực F tác động vào vật làm vật dịch chuyển một quãng đường s theo
phương của lực thì sản sinh ra một cơng A
A= F . s
Trong đó:
- Đơn vị tính lực là niutơn,
- Độ dài s là mét,
- Công A là jun; 1J = 1 Nm)
* Hoạt động của cơ chịu ảnh hưởng của:
- Trạng thái thần kinh: tinh thần sảng khối, ý thức cố gắng thì cơ co tốt hơn, năng
suất lao động cao.
- Nhịp độ lao động: lao động với nhịp độ vừa phải thì thời gian lao động lâu hơn,
lâu bị mỏi mệt.
- Khối lượng của vật di chuyển hợp lí sẽ làm việc lâu bị mỏi mệt.
- thể tích của cơ: bắp cơ lớn thì khả năng co cơ mạnh hơn.
II. Sự mỏi cơ
Khi cơ được cung cấp đầy đủ oxy thì khơng xảy ra sự tích tụ axit láctic. Khi thiếu
oxy cơ vẫn co, duỗi được nhưng có sự tích tụ axit láctic và dẫn đến mỏi cơ.
+ Mỏi cơ là hiện tượng cơ khơng đáp ứng lại khi cơ bị kích thích mà trước đó
nó đã từng đáp ứng.
Hiện tượng mỏi cơ xảy ra sau một đợt làm việc nặng nhọc kéo dài. Triệu chứng

mỏi cơ gây ra là cơ thể mệt nhọc, buồn ngủ, nhức đầu.
1, Nguyên nhân của sự mỏi cơ
+ Nguyên nhân sự mỏi cơ: do cơ thể khơng được cung cấp đủ oxy nên tích tụ axit
láctíc trong cơ, gây đầu độc cơ, làm cơ mỏi mệt.
- Nguyên nhân thần kinh: do tế bào thần kinh điều khiển cơ bị giảm khả năng hoạt
động sau một thời gian điều khiển cơ co rút kéo dài.
- Nguyên nhân do cơ: các chất dinh dưỡng có trong cơ bị huy động để tạo ra năng
lượng cho co cơ bị giảm dần và một số chất thải như axit láctíc, CO2 ứ đọng trong
cơ gây mỏi cơ.
2, Biện pháp chống mỏi cơ
+ Khi bị mỏi cơ cần:
10


- Lao động hợp lí, vừa sức giúp cơng của cơ sinh ra cao nhất và khắc phục hiện
tượng mỏi cơ.
- Trạng thái thần kinh sảng khối thì hiệu quả cơng việc cao, cơ lâu mỏi. Vì vậy
cần chuẩn bị cho công việc về tinh thần và vật chất.
- Nghỉ ngơi hợp lí.
- Thở sâu kết hợp với xoa bóp cơ cho máu lưu thông nhanh.
- Sau khi chạy nên đi bộ từ từ đến khi hô hấp trở lại bình thường mới nghỉ ngơi và
xoa bóp cơ.
+ Trong lao động để cho cơ lâu mỏi và có năng suất lao động cao cần:
- Làm việc nhịp nhàng, vừa sức.
- Thường xuyên rèn luyện cơ thông qua lao động, thể dục thể thao nhưng tránh quá
giờ, quá sức.
- Cần có tinh thần thoải mái, vui vẻ.
III. Thường xuyên luyện tập để rèn luyện cơ.
+ Khả năng co cơ phụ thuộc vào những yếu tố :
- Thần kinh: tinh thần sảng khối, ý thức cố gắng thì cơ co tốt hơn

- Thể tích của cơ
- Lực co cơ.
- Khả năng dẻo dai, bền bỉ
+ Luyện tập thường xuyên có tác dụng:
- Giúp tăng thể tích của cơ (thân hình cường tráng), tăng lực co cơ và làm việc dẻo
dai, năng suất lao động tăng.
- Giúp xương cứng rắn, phát triển cân đối.
- Giúp tăng khả năng hoạt động của các hệ cơ quan như tuần hồn, hơ hấp, tiêu
hóa….
- Giúp tinh thần ln sảng khối, học tập và làm việc hiệu quả.
* Phương pháp luyện tập để có kết quả tốt nhất:
+ Đối với học sinh: thường xuyên tập thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ, tham gia
các môn thể thao như chạy, nhảy, bơi lội, bóng đá, bóng chuyền, tham gia các trò
chơi dân gian như kéo co, nhảy bao bố, nhảy dây…
+ Tham gia lao động vừa sức, phù hợp lứa tuổi.
TIẾN HÓA CỦA HỆ VẬN ĐỘNG VỆ SINH HỆ VẬN ĐỘNG
I, Sự phát triển và tiến hóa của bộ xương người.
1, Sự phát triển của bộ xương người.
* Giai đoạn phôi: bộ xương được cấu tạo bởi mô liên kết màng. Về sau phần lớn
biến thành mô sụn. Từ mơ liên kết màng và mơ sụn có những điểm hóa xương
thành mơ xương. Sự hóa xương diễn ra trong suốt thời kì thiếu niên và thanh niên.
* Bộ xương phát triển chậm lại ở nam tuổi 20 – 25 và ở nữ tuổi 18 – 20. Ở tuổi già
xương bị phân hủy nhanh hơn sự tạo thành, trong xương chứa nhiều muối vơ cơ
nên giịn, dễ gãy.
2, Sự tiến hóa của bộ xương người so với bộ xương thú.
a, Sự giống nhau giữa bộ xương người và bộ xương thú
- Đều có các phần như nhau: xương đầu, xương thân và xương chi.
- Thành phần hóa học, cấu tạo xương giống nhau.
11



- Đều có 3 loại xương: dài, ngắn, dẹt.
- Đều có 3 loại khớp: độn, bán động, bất động.
b, Sự khác nhau giữa bộ xương người và bộ xương thú
Bảng: Sự khác nhau giữa bộ xương người và bộ xương thú.
Các phần so
Bộ xương người
Bộ xương thú
sánh
- Tỷ lệ sọ / mặt. - Lớn, phần sọ não lớn hơn
- Nhỏ, phần sọ não nhỏ hơn
- Lồi cằm
xương mặt.
xương mặt.
xương mặt
- Phát triển
- Khơng có
- Cột sống
- Cong 4 chỗ hình chữ S, có 2 lồi - Cong hình cung, 1 vòm cong
trước (phần cổ và thắt lưng), 2
lồi sau.
lồi sau (phần lưng và phần cùng)
- Lồng ngực
- Nở sang 2 bên, ít xương sườn.
- Nở trước – sau, nhiều xương
sườn.
- Xương chi
- Chi trước nhỏ hơn chi sau, các - Phần tự do chi trước và chi sau
khớp linh hoạt hơn chi sau.
không khác nhau nhiều về mức

độ phát triển và khả năng hoạt
- xương chậu
- Nở rộng
động.
- Xương đùi
- Phát triển – khỏe
- Hẹp
- Xương bàn
- Xương ngón ngắn. Xương bàn - Bình thường.
chân
chân hình vịm
- Xương ngón dài. Xương bàn
- Lớn, phát triển về phía sau
chân phẳng.
- Xương gót
- Nhỏ
II. Sự tiến hóa của hệ cơ người so với hệ cơ thú
+ Cơ chi trên phân hóa theo hướng thích nghi với lao động, thể hiện ở:
- Số lượng cơ nhiều.
- Phân hóa thành nhiều nhóm nhỏ.
- Chi trên có khớp linh hoạt, ngón cái đối diện các ngón khác.
Cơ vận động cánh tay, cẳng tay, bàn tay, đăc biệt cơ ngón cái nhiều và phát triển
giúp tay cử động linh hoạt và thực hiện nhiều động tác phức tạp trong lao động..
+ Cơ chi dưới phân hóa theo hướng thích nghi với tư thế đứng thẳng, thể hiện ở:
Cơ mông, cơ đùi, cơ chân lớn, khỏe chủ yếu để gấp, duỗi.
+ Con người có tiếng nói phong phú nên cơ vận động lưỡi phát triển.
+ Cơ mặt phân hóa giúp con ngưới biểu hiện tình cảm.
III. Vệ sinh hệ vận động.
+ Để cơ và xương phát triển cân đối cần rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên
và lao động vừa sức

+ Để chống cong vẹo cột sống: trong học tập cần ngồi đúng tư thế, trong lao động
khi mang vác cần cân đối cả 2 bên tránh mang, vác lệch 1 bên…. .
Một số câu hỏi kiểm tra đánh giá
Phần trắc nghiệm.
12


Câu 1. Loại xương nào dưới đây không tham gia cấu tạo nên lồng ngực ?
A. Xương cột sống
B. Xương đòn
C. Xương ức
D. Xương sườn
Câu 2. Loại xương nào dưới đây được xếp vào nhóm xương dài ?
A. Xương hộp sọ
B. Xương đùi
C. Xương cánh chậu
D. Xương đốt sống
Câu 3. Trong xương dài, vai trò phân tán lực tác động thuộc về thành phần nào
dưới đây ?
A. Mô xương cứng
B. Mô xương xốp
C. Sụn bọc đầu xương
D. Màng xương
Câu 4. Ở xương dài, màng xương có chức năng gì ?
A. Giúp giảm ma sát khi chuyển động
B. Giúp xương dài ra
C. Giúp xương phát triển to về bề ngang
D. Giúp dự trữ các chất dinh dưỡng
Câu 5. Ở xương dài của trẻ em, bộ phận nào có chứa tủy đỏ ?
A. Mô xương xốp và khoang xương

B. Mô xương cứng và mô xương xốp
C. Khoang xương và màng xương
D. Màng xương và sụn bọc đầu xương
Câu 6. Chọn cặp từ thích hợp để điền vào các chỗ trống trong câu sau : Xương to
ra về bề ngang là nhờ các tế bào …(1)… tạo ra những tế bào mới đẩy …(2)… và
hóa xương.
A. (1) : mơ xương cứng ; (2) : ra ngồi
B. (1) : mơ xương xốp ; (2) : vào trong
C. (1) : màng xương ; (2) : ra ngoài
D. (1) : màng xương ; (2) : vào trong
Câu 7. Ở người già, trong khoang xương có chứa gì ?
A. Máu
B. Mỡ
C. Tủy đỏ
D. Nước mơ
Câu 8. Cơ thể người có khoảng bao nhiêu cơ ?
A. 400 cơ
B. 600 cơ
C. 800 cơ
D. 500 cơ
Câu 9. Chọn từ thích hợp để điền vào dấu ba chấm trong câu sau : Mỗi … là một
tế bào cơ.
A. bó cơ
B. tơ cơ
C. tiết cơ
D. sợi cơ
Câu 10. Cơ có hai tính chất cơ bản, đó là
A. co và dãn.
B. gấp và duỗi.
C. phồng và xẹp.

D. kéo và đẩy.
Câu 11. Khi ném quả bóng vào một rổ treo trên cao, chúng ta đã tạo ra
A. phản lực.
B. lực đẩy.
C. lực kéo.
D. lực hút.
13


Câu 12. Hiện tượng mỏi cơ có liên quan mật thiết đến sự sản sinh loại axit hữu cơ
nào ?
A. Axit axêtic
B. Axit malic
C.Axit acrylic
D. Axit lactic
Câu 13. Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở bộ xương người mà khơng tồn tại ở các
lồi động vật khác ?
A. Xương cột sống hình cung
B. Lồng ngực phát triển rộng ra hai bên
C. Bàn chân phẳng
D. Xương đùi bé
Câu 14. Trong bàn tay người, ngón nào có khả năng cử động linh hoạt nhất ?
A. Ngón út
B. Ngón giữa C. Ngón cái
D. Ngón trỏ
Phần tự luận
Câu 1: trình bày đặc điểm cấu tạo và chức năng của xương dài.
Đáp án
Đặc điểm cấu tạo và chức năng của xương dài:
các phần của

xương
Đầu xương

cấu tạo

Chức năng

Sụn bọc đầu xương

Giảm ma sát trong các khớp
xương

Mô xương xốp gồm
các nan xương
Thân xương

Màng xương
Mô xương cứng
Khoang xương

Phân tán lực tác động
Tạo các ô chứa tủy đỏ
Giúp xương phát triển to về bề
ngang
Chịu lực, đảm bảo vững chắc
Chứa tủy đỏ ở trẻ em, sinh hồng
cầu, chứa tủy vàng ở người lớn

Câu 2: Thành phần hóa học của xương có ý nghĩa gì với chức năng của
xương?

Đáp án
- Thành phần hữu cơ là chất kết dính và đảm bảo tính đàn hồi của xương.
- Thành phần vơ cơ: canxi và photpho làm tăng độ cứng của xương. Nhờ vậy
xương vững chắc, là cột trụ của cơ thể.
Câu 3: Trình bày cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ.
Đáp án
- Bắp cơ bao gồm nhiều bó cơ. Bó cơ gồm rất nhiều sợi cơ bọc trong màng liên
kết. hai đầu bắp cơ có gân bám với xương qua khớp, phần giữa phình to là bụng cơ
- Sợi cơ gồm nhiều tơ cơ. Tơ cơ có 2 loại là: tơ cơ dày có mấu sinh chất và tơ cơ
mảnh trơn xen kẽ nhau.
- Phần tơ cơ giữa 2 tấm Z là đơn vị cấu trúc của tế bào cơ.
Câu 4: Cơng cơ là gì? Sử dụng khi nào?
14


Đáp án
- Khi cơ co tạo 1 lực tác động lên vật, làm vật di chuyển, tức là sinh ra 1 công.
- Công cơ được sử dụng vào các thao tác vận động và lao động
Câu 5: Nguyên nhân của sự mỏi cơ?
Đáp án
- Sự oxi hóa các chất dinh dưỡng do máu mang tới tạo ra năng lượng cung cấp cho
sự co cơ, đồng thời sản sinh ra nhiệt và chất thải là khí cacbonic.
- Nếu cơ thể khơng được cung cấp đầy đủ oxi trong thời gian dài sẽ tích tụ axit
lactic đầu độc cơ, dẫn tới sự mỏi cơ.
Câu 6: Khả năng co cơ phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Đáp án
Khả năng co cơ phụ thuộc vào 4 yếu tố:
- Thần kinh
- Thể tích của cơ
- Lực co cơ

- Khả năng dẻo dai bền bỉ
Câu 7: Khi bị mỏi cơ cần làm gì?
Đáp án
Khi bị mỏi cơ cần:
- Nghỉ ngơi , thở sâu kết hợp với xoa bóp cho máu lưu thơng nhanh
- Sau hoạt động chạy ( khi tham gia thể thao) nên đi bộ từ từ đến khi hơ hấp trở lại
bình thường mới nghỉ ngơi và xoa bóp.
Câu 8 : Để xương và cơ phát triển cân đối chúng ta cần làm gì?
Đáp án
- Có 1 chế độ dinh dưỡng hợp lí
- Tắm nắng để cơ thể chuyển hóa tiền vitamin D thành vitamin D. Nhờ có
vitaminD mà cơ thể có thể chuyển hóa canxi tạo ra xương)
- Rèn luyện thân thể và lao động vừa sức.
Câu 9: Để chống cong vẹo cốt sống, trong lao động phải chú ý những điểm gì?
Đáp án
- Khi mang vác vật nặng, ko nên vượt quá sức chịu đựng, không mang vác về 1
bên liên tục trong thời gian dài mà phải đổi bên. Nếu có thể thì phân chia làm 2
nửa để 2 tay cùng xách cho cân
- Khi ngồi vào bàn học tập hay làm việc cần đảm bảo tư thế ngồi ngay ngắn, khơng
cuối gị lưng, khơng nghiêng vẹo.
Câu 10: Xương có tính chất và thành phần hóa học như thế nào ? .
Đáp án
1- Xương có tính chất và thành phần hóa học:
* Xương có 2 tính chất
- Đàn hồi
- Rắn chắc
* Thành phần hóa học của xương.
- Chất hữu cơ (chất cốt giao) đảm bảo cho xương có tính đàn hồi
- Chất vô cơ chủ yếu là các muối canxi làm cho xương có tính rắn chắc.
15



Câu 11: Việc tạm nghỉ hay thể dục nhẹ giữa buổi học có ý nghĩa gì để hạn chế
mỏi cơ hay khơng? Giải thích.
- Trong nhiều tiết ngồi học và ghi chép bài có thể dẫn đến trạng thái mệt mỏi thần
kinh và mỏi cơ.
- Việc nghỉ giải lao giữa buổi học, ngoài ý nghĩa giảm bớt trạng thái căng thẳng
trong thần kinh; Còn là cơ hội để cơ thể thay đổi vận động. Điều này cũng như
việc tập thể dục nhẹ giữa giờ đều có tác dụng kích thích hoạt động tuần hoàn máu,
tăng cường đào thải chất bã, trong đó có axit láctíc khỏi cơ; Đồng thời bổ sung khí
O2 và chất dinh dưỡng đến cơ, giúp cơ thể phục hồi và tránh mỏi.
- Ngoài ra sự thay đổi trạng thái hoạt động thần kinh trong nghỉ giải lao giúp thần
kinh phục hồi khả năng hưng phấn, chuẩn bị cho tiết học sau.
*Kết quả đợt khảo sát sau khi triển khai chuyên đề tại nhà trường:
Sĩ số Giỏi

Khá

Trung bình

SL %

SL %

SL
44

28,4

Yếu


Kém

%

SL %

SL

46,3

20

21,1

0

7,3

0

Chất
lượng
đầu
năm

95

4


4,2

27

Chất
lượng
cuối
năm

95

6

6,3

30 31,7 52 54,7 7

%

0

IV. KẾT LUẬN:
Để đạt được kết quả tốt trong giảng dạy người thầy phải có niềm say mê,
tình u thương đối với mọi học trị, tính kiên nhẫn, có niềm tin và khơng ngại
khó.
Là giáo viên đứng lớp, được tiếp xúc với các em hàng ngày, hiểu được tâm lí
của lứa tuổi học trị, ln tạo cho các em niềm tin: “Mỗi ngày đến trường là một
niềm vui”. Khi các em đã yêu thích mơn học rồi thì việc hạn chế được tỉ lệ học
sinh yếu kém là khơng khó.
Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã trau rồi, học hỏi, tích lũy được trong

thời gian qua với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng đại
trà môn Sinh học và giảm tỉ lệ học sinh yếu kém trong nhà trường.
Chắc chắn cịn nhiều thiếu sót, rất mong sự đóng góp nhiệt tình của các đồng
nghiệp để chun đề của tơi được hồn thiện hơn.

16


Hoàng Hoa, ngày 23 tháng 10 năm 2019
Người viết

Nguyễn Thị Tuyết

17


18



×