Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) giải pháp góp phần phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng anh cho học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.43 KB, 14 trang )

I.PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đang bước vào giai đoạn cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, hội nhập
với cộng đồng quốc tế, đặc biệt hơn nước ta đã chính thức là thành viên của WTO.
Vậy nên Tiếng Anh trở nên vô cùng quan trọng và là chiếc cầu nối không thể thiếu để
Việt Nam sánh vai và hòa nhập với các nước trên thế giới, nó được xem như một
ngơn ngữ tồn cầu, là phương tiện đặc biệt hữu ích phục vụ cho việc
giao tiếp, trao đổi kinh tế, văn hóa...v..v..trên tồn thế giới.
Đã nhiều năm nay Tiếng Anh được đưa vào giảng dạy trong các
trường phổ thông theo quan điểm chủ điểm ( Thematic approach) và
đường hướng giao tiếp. Các chủ điểm trong chương trình Tiếng Anh
được phân thành các chủ đề cụ thể, liên tục và dần dần mở rộng
theo nguyên tắc xoáy ốc giúp học sinh luôn củng cố và phát triển
nội dung kiến thức và kĩ năng ngôn ngữ đã học. Các kĩ năng được
luyện tập phối hợp qua đó phát triển kĩ năng nghe, nói, đọc, viết của
học sinh và phát triển kĩ năng giao tiếp .Vì thế người học phải thành thạo
và lưu lốt ở các kỹ năng ngơn ngữ nghe, nói, đọc và viết để giao tiếp. . Bộ Giáo
dục và Đào tạo cũng đã và đang thúc đẩy việc dạy và học ngoại ngữ
với đề án phát triển ngoại ngữ Quốc gia năm 2020 xác định mục tiêu
cơ bản của việc dạy và học tiếng Anh ở tiểu học, đó là: “Dạy và học tiếng Anh ở tiểu
học nhằm giúp học sinh có một cơng cụ giao tiếp mới, bước đầu có khả năng giao
tiếp đơn giản bằng tiếng Anh một cách tự tin, tạo tiền đề để các em có thể sử dụng
tiếng Anh trong học tập, hình thành thói quen học tập suốt đời để trở thành những
cơng dân tồn cầu tương lai trong thời kì hội nhập.” . Điều này đã thể hiện sự
ý thức đầy đủ và định hướng quyết tâm của các cấp quản lí GD
trong việc trang bị cho những chủ nhân tương lai của đất nước ngơn
ngữ chìa khóa này.
Trước yêu cầu đó, đặt ra cho mỗi giáo viên dạy tiếng Anh tiểu học một nhiệm vụ
là phải làm thế nào để giúp các em học sinh mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp.
Đề tài mà tôi nghiên cứu là "Giải pháp góp phần phát triển kỹ năng giao tiếp
Tiếng Anh cho học sinh tiểu học”.. Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ


phần nào giúp giáo viên dạy tiếng Anh tiểu học có được phương pháp tích cực trong
phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh, giúp học sinh tích cực, chủ động, tự tin hơn


trong giao tiếp. Sử dụng tốt Tiếng Anh trong giao tiếp đang là mục tiêu
hướng đến của hoạt động dạy - học môn Tiếng Anh.
2. Những điểm mới của đề tài.
- Tổ chức nhóm học tập nhằm khai thác tối đa sự giúp đỡ lẫn nhau (cooperation).
- Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh một cách thường xuyên trong các hoạt động giao
tiếp của cơ và trị.
- Rèn luyện cho học sinh nói đúng và chuẩn ngay từ khi mới học Tiếng Anh.
-Tạo cho các em môi trường giao tiếp.
3. Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài được nghiên cứu qua thực tế giảng dạy của bản thân tôi với đối tượng là
học sinh lớp 5 . Những vấn đề tôi gặp phải là những vấn đề chung của bộ môn Tiếng
Anh tiểu học, đặc biệt là đối với học sinh lớp 5 – theo chương trình tiếng Anh mới của
Bộ GD & ĐT. Hệ thống giải pháp dễ áp dụng, phù hợp với đặc thù bộ môn và đã được
chứng minh qua thực nghiệm giảng dạy của bản thân tơi. Chính vì thế, đề tài này có
thể áp dụng rộng rãi tại các trường tiểu học.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Thực trạng về kỹ năng giao tiếp môn Tiếng anh 5 trong đơn vị.
Vào đầu năm học 2018 - 2019, tôi được phân công giảng dạy môn Tiếng Anh lớp
5 mới theo chương trình SKG của Bộ GD&ĐT. Điểm mới của chương trình là dạy học chú trọng kỹ năng nghe - nói nhằm phát triển kĩ năng giao tiếp của học sinh. Điều
này địi hỏi phải có sự thay đổi về mặt phương pháp, thủ thuật dạy của giáo viên,
phương pháp học tập của học sinh, đồng thời cũng yêu cầu đáp ứng về cơ sở vật chất
trang thiết bị dạy phù hợp mới mong mang lại hiệu quả tốt nhất cho các tiết dạy.
Thực tế trong đơn vị có những thuận lợi và khó khăn sau:
1.1 Thuận lợi
*Chương trình sách giáo khoa:
- Được xây dựng xoay quanh các chủ đề quen thuộc, sát thực với cuộc sống

hàng ngày của học sinh.
- Ngữ liệu được giới thiệu và luyện tập thông qua các tình huống sinh động,
phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, giúp các em phát triển năng
lực giao tiếp
- Nhà trường không ngừng mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho môn Tiếng
Anh


*Về phía giáo viên:
-Khơng ngừng trau dồi chun mơn, trao đổi kinh nghiệmvới đồng nghiệp để
ngày càng có được những phương pháp phù hợp: Bản thân đã được tham gia tập huấn
chương trình SKG Tiếng Anh 5 mới, nên nắm vững cơ cấu chương trình, cũng như
phương pháp dạy - học cơ bản.
- Thường xuyên học tập nâng cao trình độ: Bản thân đã tham gia lớp học nâng
cao năng lực ngoại ngữ vào dịp hè do Phòng Giáo dục tổ chức.
- Tăng cường tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm, cặp để phát huy sức mạnh
tập thể, hỗ trợ lẫn nhau trong học tập.
- Thường xuyên đổi mới các hình thức tổ chức dạy học tạo hứng thú, đam mê
học tập cho học sinh.
* Về phía học sinh:
- Học sinh rất hào hứng với bộ môn Tiếng Anh, nên ý thức học tập của các em rất
tốt. Đặc biệt thực hiện Cơng văn 784/GDĐT-TH của Phịng GD&ĐT Lệ Thủy về việc
cải thiện môi trường Tiếng Anh cấp Tiểu học, với sự thay đổi tích cực về mơi trường
Tiếng Anh, trong đó bao gồm cả khơng gian, cảnh quan trường lớp, lẫn các hoạt động
bổ trợ dạy học bộ mơn, đã có tác động hết sức tích cực đến hứng thú học tập của học
sinh
- Nhiều học sinh đã hình thành được kỹ năng học tập mơn Tiếng Anh, tích cực
chủ động lĩnh hội kiến thức và có ý thức vận dụng tốt.
1.2. Khó khăn
- Giáo viên sử dụng Tiếng Anh trong tiết dạy cịn ít nên chưa tạo được thói quen

nói bằng Tiếng Anh cho học sinh.
-Trong các tiết luyện nói chỉ dừng lại ở mức độ nói một hoặc một vài câu đối
thoại theo mẫu nên chưa đạt yêu cầu theo ý nghĩa giao tiếp.
- Một số em ngại nói bằng tiếng Anh vì khơng có mơi trường giao tiếp ngồi giờ
học, ít được cọ xát, và còn sợ bị mắc lỗi. Các em ngại hoặc sợ nói Tiếng Anh, hoặc
khi gặp tình huống cụ thể thì thiếu tự tin.
- Học sinh ít có cơ hội tiếp xúc với người nước ngoài nên hạn chế việc giao tiếp.
1.3. Tình hình thực tế của học sinh
Bước vào năm học các em đã bộc lộ rõ khả năng của mình trong mơn học . Tơi
tìm hiểu, quan sát để nắm được khả năng của các em. Sau cuộc khảo sát đầu năm về
kĩ năng nói với một số dạng đề để phân loại đối tượng học sinh để từ đó có biện pháp
cụ thể.


* Phỏng vấn: Interview
Tôi tiến hành phỏng vấn các em những câu hỏi về cá nhân ( Personal information)
để nắm mức độ linh hoạt, tự tin của các em khi giao tiếp bằng các câu hỏi:
1.What’s your name? / How are you? / How old are you?
2.Where do you live? / What your hometown like?
3.What do you do in the morning/ afternoon/ evening?
4.Where did you go on holiday? / How did you get there?
5.How many lessons do you have today?
- Mức 1 : Học sinh mới chỉ trả lời được về tên, tuổi: Câu 1
- Mức 2 : Học sinh trả lời được các câu hỏi về bản thân : câu 1,2,3
- Mức 3 : Học sinh trả lời được các câu hỏi
- Mức 4 : Học sinh trả lời thành thạo và tự tin các câu hỏi trên.
Kết quả kỹ năng nói đầu năm học 2018 – 2019
Lớp
51
52


SS Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6
SL TL
SL TL
SL TL
26 3
11,5 7
26,9 14
53,9
28 4
14,3 6
21,4 13
46,4

Điểm< 5
SL TL
2
7,7
5
17,9

Điểm >5
SL TL
24 92,3
23 82,1

*Những nhận xét sau kiểm tra:
Căn cứ vào kết quả khảo sát kĩ năng nói vào đầu năm học cho thấy: Tỉ lệ học
sinh nói Tiếng Anh đạt mức 1,2 chiếm tỉ lệ khá cao. Cụ thể: lớp 5 1 : 2 em chiếm tỉ lệ
7,7%; lớp 52 : 5 em chiếm tỉ lệ 17,9%. Tỉ lệ học sinh đạt mức 4 còn thấp: lớp 5 1 : 3 em

chiếm tỉ lệ 11,5%; lớp 52: 4 em chiếm tỉ lệ 14,3%. Học sinh cịn rụt rè, ngại nói sai,
chưa thật sự tự tin trong giao tiếp; một số em trả lời các câu hỏi cá nhân về bản thân
còn chưa trả lời được.
Nhằm phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh tại trường Tiểu học nói chung
và tại trường tơi đang cơng tác nói riêng, tơi mạnh dạn đưa ra các giải pháp như sau:
2. Giải pháp góp phần phát triển kĩ năng giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh
Tiểu học.
2.1 Tổ chức nhóm học tập nhằm khai thác tối đa sự giúp đỡ lẫn nhau (cooperation).
Thảo luận nhóm (Group discussion) là kỹ năng vừa giúp bạn phát huy được sức
mạnh trí tuệ tập thể vừa phát huy được tính chủ động, sáng tạo của từng thành viên.
Các em được phân nhóm nhỏ từ 3 đến 5 em cùng thảo luận một vấn đề nhỏ trong việc
học môn Tiếng Anh hoặc học sinh có thể bắt cặp đơi, các em tự do trao đổi chủ đề mà
giáo viên vừa đưa ra. Kết thúc thảo luận học sinh trình bày lại bằng Tiếng Anh.


Hình thức làm việc theo cặp thích hợp với hoạt động hội thoại giữa hai người với
nhau, do vậy sẽ phù hợp với các loại bài tập:
1) Luyện mẫu câu sau phần giới thiệu ngữ liệu mới và sau một vài phút luyện
tập với cả lớp (Giáo viên - học sinh; nửa lớp - nửa lớp, cặp mở, cặp đóng).
2) Luyện các bài hội thoại ngắn: đóng lại bài hội thoại, làm các bài hội thoại
tương tự với gợi ý cho sẵn.
3) Các bài tập luyện giao tiếp.
Hình thức làm việc theo cặp nhóm có nhiều ưu điểm, đặc biệt trong việc luyện
tập các chức năng lời nói song trong thực tế, khi học sinh làm việc theo cặp hoặc
nhóm, giáo viên khơng thể kiểm sốt hết được lời nói của học sinh và cũng khơng
nhất thiết phải kiểm sốt hết.
Có nhiều cách tổ chức làm việc theo cặp, nhóm.
* Hoạt động cặp :
a- Giữa giáo viên và học sinh
b- Cặp mở : Giữa hai học sinh không ngồi gần nhau.

c- Cặp đóng : Giữa hai học sinh ngồi kề nhau.
Với hình thức này giáo viên phải quy định nhiệm vụ của từng học sinh trong
cặp – hỏi trả lời và ngược lại hoặc vai A - vai B và ngược lại đổi vai.
* Hoạt động nhóm:
Trong trường hợp tổ chức làm việc theo nhóm nếu lớp chật, thì có thể tổ chức
cho hai học sinh ngồi ở hai hàng ghế sát nhau ngồi quay đầu lại với nhau tạo thành
nhóm 4 người mà khơng cần học sinh di chuyển nhiều trong lớp, khơng làm lãng phí
thời gian.
- Khi chia nhóm phải đảm bảo phù hợp về số lượng.
- Cần phân đều số lượng học sinh cho mỗi nhóm.
- Một nhóm có bao nhiêu học sinh là tuỳ ở sĩ số của lớp.
- Yếu tố ảnh hưởng đến chia nhóm là vị trỗ ngồi của học sinh trong nhóm.
- Có thể đặt tên cho các nhóm bằng Tiếng Anh như theo chữ số, màu sắc, loài
hoa, con vật hay những tính từ mà các em thích ...
* Một số ví dụ để tổ chức cho hoạt động cặp, nhóm.
Hoạt động luyện tập cặp
Example1: ( English 5 ) -Unit 11.What’s the matter with you? Lesson 1: ( 1,2,3)
+ Activity 1: Giáo viên sử dụng những bức tranh về các vấn đề sức khỏe thường
gặp ( common healthy problems), học sinh luyện tập theo cặp ( using the pictures)


Eg:

S1: What’s the matter with you?
S2: I have a toothache.
Tương tự các cặp khác lần lượt luyện tập theo các bức tranh,
+ Activity 2: Tổ chức cho học sinh luyện tập theo nhóm dưới hình thức:
Brainstorming :Tự đưa ra các vấn đề sức khỏe của bản thân và giao tiếp với bạn.
Hoạt động luyện tập nhóm
+ Take a survey : (Group work).

Mục đích của hoạt động này là giúp học sinh ôn lại cách hỏi và trả lời về các vấn đề
sức khỏe thường gặp
Cách tổ chức: chia lớp thành 4 nhóm – Các nhóm hỏi đáp theo cặp các thành
viên trong nhóm.
Example
Common healthy problems survey. By.................
Name
Healthy problem
Minh
fever
Ly
Sore throat
…..
…………………..
* Khi tiến hành các hoạt động cặp hoặc nhóm, cần lưu ý :
+ Giáo viên phải có sự chuẩn bị tốt. Có mẫu hoặc ví dụ cho trước, cung cấp đủ
ngữ liệu cần thiết cho bài tập.
+ Quy định thời gian luyện tập.
+ Cần phân cặp hay nhóm hợp lý, có thể chọn học sinh có cùng trình độ, hoặc
khác trình độ nhận thức để làm việc với nhau tuỳ theo từng ý đồ và tính chất của bài
tập. Đề ra quy ước bắt đầu và kết thúc hoạt động (gõ thước, vỗ tay).
+ Có sự theo dõi, bao quát chung của giáo viên. Có sự hỗ trợ kịp thời của giáo
viên khi học sinh trong nhóm gặp khó khăn (giáo viên đi quanh lớp lắng nghe và giúp
đỡ những học sinh yếu và giải đáp thắc mắc của học sinh).
+ Sau khi học sinh hồn thành bài tập trong nhóm, cần có sự kiểm tra phản hồi
kịp thời như nhận xét, góp ý kiến, chữa lỗi hoặc cung cấp mẫu đúng.
+ Khi hoạt động nhóm giáo viên có thể kết hợp nhiều phương pháp giúp học
sinh luyện tập như: repetition, substitution, change into form và kết hợp các đồ dùng
dạy học như máy chiếu, tranh ảnh, phiếu học tập, bảng phụ để hướng dẫn...
2.2. Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh một cách thường xuyên trong các hoạt

động giao tiếp của cơ và trị.


Đa số giáo viên Tiểu học dạy Tiếng Anh “ lười” nói Tiếng Anh trong các tiết
dạy, giáo viên cịn nói Tiếng Việt nhiều . Tơi nghĩ đây là một trong những lí do làm
cho học sinh chưa tự tin khi đàm thoại bằng Tiếng Anh. Như chúng ta đã biết, học
sinh Tiểu hoc còn rất ngây thơ và dễ bắt chước, nếu giáo viên thường xun nói Tiếng
Anh thì những câu nói đó sẽ thấm dần vào tâm trí của học sinh, khi cần nói tự nhiên
các em sẽ tự phát ra được.
Theo phương pháp đổi mới, các em được khuyến khích sử dụng Tiếng Anh càng
nhiều càng tốt tùy theo trình độ của đối tượng.Trong lớp học cần tạo cơ hội cho học
sinh giao tiếp bằng nhiều hình thức: T- Whole class, T-S, S –S. Giáo viên là người
hướng dẫn các em làm quen với đàm thoại từ những tình huống đơn giản đến đàm
thoại theo chủ điểm, chủ đề.
Trong các hoạt động trên lớp, thường thường giáo viên cần sử dụng tồn bộ tiếng
Anh (mainly English), đơi khi phải dùng Tiếng Việt (mainly Vietnamese) và đôi
khi sử dụng cả hai ngôn ngữ ( a mixture of the two languages)
English
Introducing the lesson
Checking attendance
Organizing
Classroom control / discipline
Giving praise
Presenting new language
Introducing a new text
Asking questions on the text
Correcting errors
Setting homework

Vietnamese


Both












Trong các tiết dạy tôi thường xuyên sử dụng những câu lệnh, những mẫu câu
giao tiếp bằng Tiếng Anh đơn giản như chào hỏi, hỏi sức khỏe, hỏi ngày tháng trước
khi bắt đầu tiết học.
Ví dụ: Beginning of lesson ( Bắt đầu tiết học)
*Good morning. How are you?
Example: T: Goodmorning, everybody!. How are you today?
Ss: Goodmorning, teacher. We’re fine.
T: What’s the weather like today?
Ss: It’s sunny.


T: What’s the date today?
Ss: It’s the seventh of January.
*Did you have a nice weekend?
*Have you done your homework?
*Let’s play a game now, shall we?

*Are you ready?
Asking for repetition: ( Yêu cầu nhắc lại)
*Would you mind repeating…?
*Could you say it again?
*Pardon?
Asking for clarification: ( Yêu cầu giải nghĩa)
*What is it? Please tell me again.
*What do you mean?
*Could you explain more about..?
Asking for ideas/opinions( Nêu ý kiến)
*What do you think about that…(name)?
*Do you have any ideas/opinions?
*How about you?
Checking: ( Kiểm tra)
*Is that clear?
*Okay so far?
*Have you got it / that?
2.3. Rèn luyện cho học sinh phát âm chuẩn từ vựng và đúng ngữ điệu
Nhiều người quan điểm rằng học sinh tiểu học cịn nhỏ, khơng cần phát âm chuẩn
như người bản xứ nhưng đối với tơi thì ngược lại: Phải tập cho học sinh nói đúng và
chuẩn ngay khi mới học Tiếng Anh. Bởi người xưa có câu “ Tre già dễ uốn” và một
phần vì kinh nghiệm bản thân đã nhiều năm dạy Tiếng Anh ở Tiểu học nên tôi thấy
được những mặt hạn chế của học sinh mình. Nếu giáo viên lơ là trong việc sửa lỗi
phát âm, không chú ý đến trọng âm từ, ngữ điệu câu thì khi nghe người phát âm đúng
các em sẽ không nhận ra và khơng hiểu được người đối diện đang nói gì. Mặt khác
các em sẽ lúng túng, khơng biết thầy mình dạy đúng hay người đó nói đúng, làm cho
người khác e dè, thiếu tự tin trong giao tiếp
Thùc tÕ, ngữ điệu rất quan trọng trong việc giao tiếp đàm
thoại với ngời khác, đặc biệt là ngời nớc ngoài. Có thể những từ mà



sự phát âm cha thật đúng nh tiết tấu, ngữ âm, ngữ điệu mà
đúng thì ngời nớc ngoài cũng sẽ hiểu. Ngợc lại nếu ta phát âm các
từ đúng, mà tiết tấu, ngữ âm, ngữ điệu lại sai thì ngời nớc ngoài
cũng sẽ khó hiểu thậm chí không hiểu là g×. NhiỊu ngêi khi míi
häc tiÕng Anh thêng nghÜ r»ng chỉ cần phát âm đúng các từ mà
không chú ý đến tiết tấu, ngữ âm, ngữ điệu. Thực ra phát âm
đúng các từ mới chỉ là điều kiện cần nhng cha đủ.
Trong câu nói của ngời Anh ta thấy có hiện tợng khác hẳn,
nhng vẫn đợc "nhấn giọng" xuất hiện gần nh cách đều nhau trong
dòng chảy âm thanh, giữa chúng là vẫn nói nhanh và lớt qua không nhấn mạnh, tạo cho ngời nghe cảm giác là ngời Anh nói nhanh
hơn ngời Việt. Trong một câu tiếng Anh bình thờng, những từ có ý
nghĩa, có nội dung diễn đạt chính thờng đợc "nhấn giọng". Những
loại câu nói khác nhau sử dụng ngữ điệu khác nhau.
Ví dụ :
His name

is Tam

(Tên anh ấy là Tam).
Nhng:
His name

is Tam?

(Tên anh ấy là Tam phải không?).
Giỏo viờn thng xuyờn cho hc sinh nghe bng đĩa, cho các em tiếp xúc nhiều
với giọng đọc chuẩn của người bản xứ và cho các em nghe lặp đi lặp lại nhiều lần,
chú ý ngữ điệu câu, khuyến khích các em bắt chước giọng đọc trong băng đĩa, cú nh
vy cỏc em s phát âm chuẩn và đúng ngữ điệu từ đó các em sẽ

mạnh dạn, t tin khi giao tiếp.
2.4. Sử dụng cử chỉ điệu bộ khi đối thoại.
Như các thầy cơ đã biết người nước ngồi khi nói chuyện với người khác họ
thường sử dụng nét mặt, cử chỉ, điệu bộ để diễn đạt điều muốn nói, làm cho người
đối diện dễ hiểu và có cảm giác gần gũi trong giao tiếp. Tại sao chúng ta học ngôn
ngữ của họ mà không học cách thể hiện như thế để hoàn thiện hơn trong giao tiếp?.
Đây là lí do mà tơi chọn biện pháp này để góp phần tạo sự tự tin khi giao tiếp Tiếng
Anh.


Tơi thường u cầu học sinh khi đối thoại thì phải nói kết hợp với sử dụng cử chỉ
điệu bộ, điều này giúp các em nhớ mẫu câu lâu hơn và góp phần phát triển tốt kĩ năng
giao tiếp.
Example: Unit 11: What’s the matter with you? Lesson 1: Part 2: Point and say
Nam: What’s the matter with you?
( Thể hiện thái độ lo lắng, đưa tay về phía bạn)
Mai: I have a headace.
( Nam ôm đầu)
2.5. Tạo cho học sinh mơi trường giao tiếp.
Mơi trường giao tiếp có vai trị quan trọng đối với hoạt động học tập của học
sinh, mơi trường giao tiếp tích cực sẽ giúp học sinh tự tin, năng động trong việc rèn
luyện kỹ năng giao tiếp và sử dụng ngoại ngữ thành thạo.Chúng ta nên tạo mơi
trường nói Tiếng Anh từ những câu nói đơn giản nhất nhằm tạo thói quen nói Tiếng
Anh cho các em để học sinh thường xuyên sử dụng Tiếng Anh trong giao tiếp thực tế.
Để tạo dựng thói quen này, tôi tổ chức cho các em sinh hoạt Câu lạc bộ nói
Tiếng Anh : Tơi chia lớp thành các nhóm từ 4-6 em, cứ sau một chủ điểm ( 2-3 Units)
sinh hoạt một lần. Các em được luyện nói theo chủ đề, chủ điểm mà các em đã được
học, tôi hướng dẫn cách thức làm việc, cùng với chủ nhiệm CLB soạn nội dung và trò
chơi phù hợp với chủ điểm, sau đó các em tự sinh hoạt dưới sự điều hành của bạn lớp
trưởng đóng vai trị là chủ nhiệm CLB và các bạn trưởng nhóm.

Ví dụ : Trong buổi sinh hoạt CLB nói Tiếng Anh, sau chủ điểm 1( sau Unit 3),
tôi tổ chức cho các em sinh hoạt : “Talk about Personal information” giúp học sinh
rèn luyện thành thạo các cách chào hỏi, giới thiệu về bản thân, hỏi nhau về tuổi tác,
nơi ở, các thành viên trong gia đình…Greeting, Introducing yourself, describing
family and family members, asking about ages, address…..
Giáo viên cần tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa, câu lạc bộ Tiếng Anh tạo
cho học sinh mơi trường giao tiếp, có cơ hội giao lưu, hỏi đáp cùng bạn về những chủ
đề quen thuộc, gần gũi trong cuộc sống
Vào các buổi sáng chào cờ thứ 2 đầu tuần nhà trường thường tổ chức cho học
sinh giao lưu Tiếng Anh, cho học sinh lên trình bày các topic đơn giản về các chủ đề
quen thuộc hàng ngày như: bản thân, gia đình, thói quen, sở thích…. Sau đó các em
tự do hỏi đáp lẫn nhau. Tơi nhận thấy các em rất hào hứng khi trình bày trước bạn bè,
trước trường và rất nhiều em xung phong để được hỏi đáp cùng bạn bè. Trong các
buổi sinh hoạt ngoại khóa Tiếng Anh các em cịn được giao lưu, hát múa những bài


hát Tiếng Anh cùng bạn, cùng thầy cô; được nghe những câu chuyện bằng Tiếng Anh,
chơi những trò chơi Tiếng Anh.
*Để chuẩn bị cho buổi sinh hoạt ngoại khóa giao lưu hùng biện Tiếng Anh:
- Phát động các lớp tự đưa ra câu hỏi, câu đố, bài hát… bằng Tiếng Anh liên
quan đến các chủ đề đã học hoặc thực tế.
- Lựa chọn học sinh hùng biện, học sinh dẫn chương trình, sắp xếp nội dung,
chương trình.
*Tiến trình tiến hành:
-Để tạo khơng khí thân mật, vui tươi, phấn khởi tơi thường cho học sinh hát một
số bài hát Tiếng Anh thiếu nhi vui nhộn, vừa hát vừa nhảy múa : Baby shark; head
shoulder, knee, toes……
-Tổ chức trò chơi tập thể: shark attack để học sinh đoán từ “ ENGLISH
SPEAKING CLUB”.
- Trò chơi hái hoa dân chủ: mỗi em bốc 1 câu hỏi để trả lời để tất cả các đối

tượng học sinh đều được tham gia và tự tin hơn trong cuộc chơi, tôi phân câu hỏi ra
thành 3 loại tương đương với 3 loại hoa khác nhau: Hoa đỏ câu hỏi khó, hoa xanh câu
hỏi trung bình, hoa vàng câu hỏi dễ, sau mỗi câu trả lời đúng các em nhận được một
món quà nhỏ.
Phần hùng biện bằng Tiếng Anh: 3 em đại diện lên bốc thăm chủ đề hùng biện
của mình, các em tự tin trình bày topic và trả lời các câu hỏi của các bạn khán giả. Ba
giải thưởng sẽ được trao cho 3 bạn thể hiện phần thi của mình, giải nhất sẽ trao cho
bạn nào nói Tiếng Anh trơi chảy nhất, nội dung súc tích nhất, phong cách tự tin nhất
và trả lời câu hỏi nhanh và đúng nhất.
Cuối buổi sinh hoạt giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm, tuyên dương một số em
điển hình nói Tiếng Anh tốt, động viên các em phát huy năng lực của mình, khích lệ
các em cố gắng sử dụng Tiếng Anh mọi lúc mọi nơi có thể ví dụ như trên đường về
nhà, trong giờ ra chơi….
Những hoạt động giao lưu, vui chơi ngoại khóa này thật sự bổ ích và lí thú với
học sinh Tiểu học. Các em thấy vui vẻ, hứng thú với Tiếng Anh vì vừa được học, vừa
được chơi, vừa được giao lưu học hỏi nhau. Đây chính là hoạt động giao tiếp của các
em .
3. Những kết quả đạt được khi áp dụng đề tài.
Với việc vận dụng sáng kiến kinh nghiệm này, bản thân tôi đã đạt được một
số kết quả hết sức khả quan. Trước hết, học sinh có hứng thú học tập hơn, tích


cực chủ động sáng tạo để mở rộng vốn hiểu biết, đồng thời cũng rất linh hoạt
trong việc thực hiện nhiệm vụ lĩnh hội kiến thức và phát triển kỹ năng. Khơng
khí học tập sơi, nổi nhẹ nhàng. Học sinh có cơ hội để khẳng định mình, khơng
cịn lúng túng, lo ngại khi bước vào giờ học, tự tin hơn trong giao tiếp. Đây cũng
chính là những nguyên nhân đi đến những kết quả tương đối khả quan của các
lớp mà tơi đã dạy. Kết quả kĩ năng nói trong bài kiểm tra cuối kì I năm 20182019
Lớp
51

52

SS Điểm 9-10
SL TL
26
7
26,9
28
6
21,4

Điểm 7-8
SL TL
12 46,2
15 53,6

Điểm 5-6
SL
TL
7
26,9
7
25

Điểm< 5
SL
TL
0
0
0

0

Điểm >5
SL
TL
26
100
28
100

*Những nhận xét sau kiểm tra:
Nhìn vào bảng kết quả cho thấy tỉ lệ học sinh đạt điểm 9-10 tăng lên đáng kể: lớp
51: 7 em chiếm tỉ lệ 26,9%, lớp 5 2: 6 em chiếm tỉ lệ 21,4%, tỉ lệ học sinh đạt điểm 5-6
giảm xuống: lớp 51: 7 em chiếm tỉ lệ 26,9%, lớp 5 2: 7 em chiếm tỉ lệ 25%; tỉ lệ học
sinh điểm dưới 5 khơng cịn. Từ kết quả trên cho thấy, nếu giáo viên đầu tư tốt cho
giảng dạy, áp dụng phương pháp phù hợp thì chúng ta sẽ gặp hái được chất lượng và
hiệu quả như mong muốn.
III. PHẦN KẾT LUẬN
1. Ý nghĩa của đề tài:
Qua thực tế giảng dạy ở trường, tơi có thể nói rằng việc nâng cao chất lượng dạy
và học Tiếng Anh cho học sinh là vơ cùng quan trọng vì: Nếu như các em có được
hứng thú đối với mơn học thì các em mới nỗ lực phấn đấu hết mình để đạt được kết
quả cao trong học tập.
Vì vậy luôn luôn học tập đổi mới, làm cho trẻ bất ngờ về khả năng làm mới
phong cách dạy của mình là thành công lớn của thầy cô trong việc thu hút trẻ học
mơn Tiếng Anh. Tuỳ từng hồn cảnh thời gian, địa điểm và điều kiện vật chất tinh
thần cụ thể mà giáo viên có thể sáng tạo ra cách giảng dạy Tiếng Anh mới cho tiết
học. Phương pháp dạy học phải phù hợp với đặc điểm của từng lớp học sinh; tác
động đến tình cảm, đem lại niềm vui, tạo được hứng thú học tập cho học sinh.
Sau khi áp dụng thành công đề tài này bản thân tôi đã gặt được những kết quả

đáng kể và những kinh nghiệm quý báu để phát triểm kĩ năng giao tiếp Tiếng Anh cho
học sinh như sau:


Thứ nhất: Cần tổ chức nhóm học tập nhằm khai thác tối đa sự giúp đỡ lẫn nhau.
Thứ hai: Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh một cách thường xuyên trong các hoạt
động giao tiếp của cơ và trị. Giáo viên phải luôn tạo môi trường ngoại ngữ trong giờ
học và phải sử dụng tiếng Anh như là ngơn ngữ chính để giao tiếp. Tùy theo khối lớp
và đối tượng học sinh, giáo viên có thể sử dụng những câu tiếng Anh ngắn gọn, đơn
giản, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thuộc.
Thứ ba : Cần rèn luyện cho học sinh phát âm chuẩn từ vựng và đúng ngữ điệu.
Thứ tư: Luyện tập cho học sinh sử dụng cử chỉ, điệu bộ khi đối thoại, giao tiếp
Thứ năm : Tạo cho học sinh mơi trường giao tiếp tích cực.
Bên cạnh đó:
- Phải ln biết khích lệ học sinh sử dụng kiến thức đã học để sử dụng trong
giao tiếp.
- Không nên quá chú ý đến lỗi của học sinh trong khi nói. Hãy để các em nghe và
nói tự nhiên. Đừng bao giờ buộc học sinh phải dừng nói trong khi học sinh đó đang cố
gắng diễn tả ý nghĩa của mình bằng tiếng Anh, làm như vậy sẽ khiến các em cảm thấy
sợ mắc lỗi khi nói.
- Nên lồng ghép các hoạt động nghe và nói tiếng Anh với hình thức " vừa chơi vừa học",hướng dẫn các em tập nghe tiếng Anh qua đài, tivi, nghe các bài hát bằng
tiếng Anh ....
Bằng việc tạo ra các môi trường ngoại ngữ như vậy thì học sinh mới có thể tự tin
giao tiếp .
Giáo viên cần phải chọn, sử dụng và phối hợp linh hoạt các phương pháp giảng
dạy để đưa lại hiệu quả cao nhất.
2. Kiến nghị, đề xuất:
Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy,mục đích dạy học cũng như những thành công
và hạn chế trong khi thực hiện đề tài, để góp phần cho việc dạy tiếng Anh nói chung,
và phát triển kỹ năng giao tiếp nói riêng đạt chất lựơng ngày càng tốt hơn bản thân tơi

có những kiến nghị thiết thực sau:
* Về phía cơ sở
Nhà trường cần tăng trưởng mục sách tham khảo, tài liệu tham khảo môn
Tiếng Anh phục vụ công tác dạy học tại thư viện trường để giáo viên, học sinh có nhu
cầu được tiếp cận kiến thức một cách dễ dàng.
Mua sắm thêm trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học ngoại ngữ. Hiện nay các
loại phương tiện, đồ dùng dạy học dành cho bộ mơn Tiếng Anh cịn thiếu thốn như


băng, đĩa, tranh ảnh,… Vì vậy đề nghị các cấp lãnh đạo cần tăng cường mua sắm,
trang bị đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy.
* Về phía ngành
Sở, phịng GD&ĐT, Phịng GD&ĐT nên thường xun tổ chức các hội thảo
chuyên môn, các lớp tập huấn về phương pháp giảng dạy theo từng cụm trường,
huyện, toàn tỉnh để tạo không gian học tập, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm cho giáo
viên tiếng Anh từ đó đúc rút thêm kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy- Tổ chức các
đợt tập huấn, các hội thảo về phương pháp dạy Tiếng Anh tiểu học nói chung và dạy
giao tiếp nói riêng cho giáo viên.
Đề nghị Sở, Phịng GD - ĐT tổ chức nhiều hơn các buổi tập huấn bổ sung, chia
sẻ kinh nghiệm giảng dạy bộ môn. Tạo điều kiện cho giáo viên Tiếng Anh tổ chức
những buổi hoạt động ngoại khoá “Vui học Tiếng Anh” cho học sinh để các em có
thêm hứng thú học tốt hơn.
Tăng cường tổ chức câu lạc bộ tiếng Anh, tổ chức các cuộc hội thảo về đổi mới
phương pháp giảng dạy, tổ chức các tiết dạy mẫu các bài khó , các tiết dạy áp dụng
công nghệ thông tin… để trao đổi kinh nghiệm .
Cần lựa chọn và thống nhất về chương trình, sách giáo khoa bộ mơn Tiếng Anh
tiểu học.
Trên đây là một vài kinh nghiệm mà tôi đã đúc rút được trong quá trình giảng
dạy tiếng Anh tại trường cũng đã đạt được những thành công nhất định. Tôi mạnh dạn
nêu ra để hội đồng khoa học xem xét, bổ sung, góp ý kiến để tơi có thêm những kinh

nghiệm trong giảng dạy nhằm nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ và góp phần
nâng cao chất lượng kỹ năng giao tiếp của học sinh nói riêng và giáo dục tồn diện
cho học sinh nói chung . Đây là ý kiến chủ quan của cá nhân tôi nên không tránh khỏi
những hạn chế. Rất mong nhận được sự tham gia góp ý của Hội đồng khoa học, Ban
giám hiệu nhà trường và bạn bè đồng nghiệp .
Xin chân thành cảm ơn !



×