Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

sáng kiến kinh nghiệm GIẢI PHÁP SÁNG TẠO PHỔ NHẠC CHO THƠ - LỨA TUỔI MẪU GIÁO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.22 KB, 12 trang )

Phòng GD-ĐT Huyện đông triều
Trờng Mầm non sơn ca
Giải pháp sáng tạo
Phổ nhạc cho thơ
- lứa tuổi mẫu giáo -
Tác giả: Dơng Thị
Tâm


Năm học 2009 2010

1/ Tên giải pháp : Phổ nhạc cho thơ

2/ Mục đích chọn giải pháp

Có ngời nói rằng:
Thơ là nhạc, nhạc là thơ ,
mỗi vần thơ đẹp
cũng chính là một nốt nhạc hay.
Với trẻ em mầm non, thơ là một phần không thể thiếu trong nội dung giáo dục
hiện nay ở trờng mẫu giáo, những bài thơ chính là những đôi cánh giúp bé bay bổng
trong không gian diệu kỳ của thế giới thiên nhiên, thế giới con ngời đầy màu sắc.
Thơ với trẻ em mầm non là những hình ảnh vô cùng thân thiết và gần gũi: là bầu
trời, là mặt đất, là hoa cỏ tơi xanh bốn mùa, là ngôi nhà thân yêu mà bé đang sống
là những gì bé thấy qua đôi mắt ngây thơ. Thơ hiện lên trong trẻo, tơi tắn qua giọng
đọc líu lo còn hơi ngọng nghịu của bé, qua những cử chỉ vụng về nhng ngộ nghĩnh
đáng yêu.
Bé yêu thơ và thơ yêu bé
, có phải thế mà đã có rất nhiều nhà
thơ đã viết nên những bài thơ đi cùng năm tháng, qua rất nhiều thế hệ mầm non,
những bài thơ nh còn sống mãi.


Riêng với tôi, một cô giáo dạy mầm non, khi dạy trẻ học và đọc thơ, tôi luôn
mong muốn mình và học sinh của mình sẽ đợc thực sự hoà vào niềm vui, nỗi buồn,
sự yêu mến, sẻ chia tình yêu cuộc sống của tác giả đối với thế giới xung quanh, đặc
biệt là đối với các bé mầm non.
Tôi đợc Đ/c: Hiệu trởng phân công phụ trách các cháu cuă 2 khu:Vĩnh Phú và Vĩnh
Tân thuộc truờng mầm non Sơn Ca
Trẻ ở lớp tôi phụ trách thích đọc thơ, nhng chỉ là với những bài thơ dễ nghe, dễ
thuộc đôi lúc trẻ cha thể hiện hết cái hồn trong thơ, không diễn tả hết đợc nhịp điệu
cũng nh cảm xúc của bài thơ, khiến cho bài thơ cũng nh tiết học trở nên khô cứng.
Một số bài thơ trẻ thuộc rất nhanh vì nội dung ngắn và đơn giản, lời thơ và nhịp điệu
thơ vui tơi, dễ hiểu những bài thơ này có thể nói rằng chỉ cần dạy trẻ ở tiết 1 là trẻ
hầu nh đã thuộc. Nhng lại có một số bài thơ - có thể do vần điệu hơi trúc trắc, có thể
do nội dung bài thơ hơi trừu tợng nên phải đọc đi đọc lại nhiều lần cộng với việc cô
giáo phải diễn giải nội dung, giải thích từ khó thì trẻ mới đọc đợc trôi chảy. Những
tiết thơ thờng không có nhiều đổi mới và trẻ học không mấy hứng thú. Đến nay
những sáng tạo trong tiết thơ hầu nh đã cũ và lặp đi lặp lại, không gây cho ngời dạy
và ngời học hứng thú nhiều.
Từ suy nghĩ trên, tôi luôn trăn trở rất nhiều và cuối cùng đã mạnh dạn đa ra Giải
pháp sáng tạo Phổ nhạc cho thơ nhằm mục đích:
+ Giúp trẻ thuộc và hiểu thơ nhanh hơn
2
+ Giúp cho không khí của tiết dạy sẽ thêm phần vui vẻ, sôi động nhng vẫn giữ
đợc sự lắng đọng của bài thơ trong trẻ, giữ đợc tính chất của phơng pháp bộ môn.

3/Giới thiệu giải pháp
3.1 Về mặt lý luận :
Để có thể đọc đợc diễn cảm bài thơ việc đọc diễn cảm của các cháu sẽ làm ngôn
ngữ của mình thêm sinh động, uyển chuyển, biểu cảm, giúp các cháu thể hiện tình
cảm, suy nghĩ của tác giả
Để thực hiện đợc điều này, trẻ phải suy nghĩ nội dung của tác phẩm từ đó hiểu

tác phẩm sâu sắc, tích luỹ những câu thơ củng cố trí nhớ và lòng yêu thích văn học .
Quá trình học thuộc lòng diễn cảm sẽ phát triển tình cảm, xúc cảm, khả năng cảm thụ
văn học cùng với nó là năng lực hoạt động nghệ thuật
- Việc tìm và chọn các bài thơ trong chong trình để phổ nhạc sao cho bài thơ không
mất đi ý nghĩa, nội dung cơ bản là việc cần chú tâm nhiều
- Phải tham khảo ý kiến của những ngời hiểu biết về âm nhạc vì nhạc phải chuẩn thì
ai đọc nốt nhạc cũng sẽ hát đợc và hát đúng giai điệu.
- Phải chọn giai điệu bài hát phù hợp với nội dung, ý nghĩa bài thơ.
3.2 : Về mặt thực tiễn :
- Đợc ban giám hiệu nhà trờng luôn đầu t về cơ sở vật chất, khuyến khích và động
viên về tinh thần để tôi yên tâm sáng tác.
- Hai giáo viên trong lớp - đều 2 giáo viên giỏi, đều có năng khiếu về âm nhạc nên
việc tiếp thu phần nhạc rất nhanh, đôi khi còn góp ý cho tôi trong việc chọn nốt nhạc,
lời ca sao cho ca từ thật mềm mại, giai điệu thật mợt mà.
- Tôi có khả năng phổ nhạc cho thơ, khả năng nghe nhạc và hát của học sinh tốt.
- Học sinh ở lớp tôi phần lớn đã học qua lứa tuổi mẫu giáo bé nên mạnh dạn, hứng
thú học những điều mới lạ.
- Khả năng âm nhạc của giáo viên còn hạn chế: cha hiểu thật tờng tận về tính chất âm
nhạc ( VD: trờng độ, cao độ, quãng hay cung của bài hát )
3.3 : Biện pháp (Bớc đầu tôi phổ nhạc cho các bài thơ của MG lớn)
* Biện pháp 1: Khảo sát chơng trình dạy môn LQVH lớp mẫu
giáo lớn -
- Trong chơng trình học của trẻ MG lớn có 16 bài thơ:
3
1. Làm anh
2. Bàn tay cô giáo
3. Trăng ơi, từ đâu đến
4. Hạt gạo làng ta
5. Chú Đỗ con
6. Cây dừa

7. Đàn gà mới nở
8. Cô dạy con

9. Hoa cúc vàng
10. Chú bộ đội hành quân trong ma
11. Nàng tiên ốc
12. Chiếc cầu mới
13. ảnh Bác
14. Cô giáo của em
15. Cái bát xinh xinh
16. Mèo đi câu cá
Trong 16 bài thơ trên có 9 bài thơ sáng tác theo kiểu câu 4 từ :
1. Làm anh
2. Bàn tay cô giáo
3. Hạt gạo làng ta
4. Đàn gà mới nở
5. Hoa cúc vàng
6. Chú bộ đội hành quân trong ma
7. Chiếc cầu mới
8. Cái bát xinh xinh
9. Mèo đi câu cá
Có 5 bài thơ viết theo kiểu câu 5 từ:
1. Trăng ơi, từ đâu đến?
2. Chú đỗ con
3. Nàng tiên ốc
4. Cô dạy con
5. Cô giáo của em

Và có hai bài viết theo thể thơ lục bát:
1 . Cây dừa

2 . ảnh Bác
Có thể nói, mỗi bài thơ là một điều kỳ diệu mà càng khám phá ta lại càng thấy lý
thú:
+ Nh bài thơ Trăng ơi, từ đâu đến, tác giả Trần Đăng Khoa đã đa ra những so sánh
vô cùng ngộ nghĩnh, hình ảnh trong thơ rất đặc biệt nhng rất gần gũi với trẻ em. Lời
thơ trong sáng, giản dị, dễ hiểu nh hai em bé đang ngồi ngắm mọi cảnh vật xung
quanh và trò chuyện với nhau: Trăng bay nh quả bóngBạn nào đá lên trời?.
+ Với bài thơ Đàn gà mới nở, tác giả Phạm Hổ lại nh hoà vào không khí đầm ấm
của gia đình yêu thơng, có hình ảnh các chú gà con mới ra đời: lông vàng, mắt đen,
lon ton chạy cái cảm giác chạy líu ríu - chạy biến cả chân theo mẹ làm cho hình
4
ảnh gia đình và cảnh vật làng quê thanh bình trong bài thơ càng thêm phần đẹp hơn
trong con mắt của mỗi ngời .
* Còn rất nhiều bài thơ trong chơng trình mà tôi không thể phân tích hết đợc
trong khuôn khổ một bài viết nhng tôi cũng muốn nói rằng: để phổ nhạc cho các bài
thơ là phải hiểu và nghiên cứu kỹ từng bài thơ, chúng ta phải dựa vào vần và nhịp
điệu của bài thơ để viết thành những bản nhạc phù hợp cho cô và trẻ. Có lẽ vì
những điều trên mà khi đọc những vần thơ hay này, tôi đã có cảm giác nh từng nốt
nhạc đang ngân nga trong đầu, đúng nh phần đầu bài viết này đã nói:
Trong thơ có nhạc - trong nhạc đã có thơ

* Biện pháp 2: Phổ nhạc cho thơ
- ở trong chơng trình học của trẻ đã có một số bài thơ nh: Làm anh, Bàn tay
cô giáo, Hạt gạo làng ta đã đợc các nhạc sĩ phổ nhạc và phổ biến rộng rãi. Dựa
vào đó, tôi đã phổ nhạc cho 8 bài thơ trong đó có một bài thơ do tôi tự sáng tác, có
thể kể tên một số bài thơ đó nh sau ( các bài thơ này đợc phổ nhạc bản nhạc)
1. Chú đỗ con
2. Đàn gà mới nở
3. Cái bát xinh xinh
4. Hoa cúc vàng

5. Cô dạy con
6. ảnh Bác
7. Cô giáo của em
8. Cây dừa
- Tôi đặc biệt yêu thích những câu chuyện ngắn về thiên nhiên trong chơng trình
dành cho trẻ mầm non. Những câu chuyện này phần lớn kể về những điều mà trẻ mắt
thấy, tai nghe trong cuộc sống bình thờng và câu chuyện Chú đỗ con không nằm
ngoài những câu chuyện ấy. Nhng tình tiết của câu chuyện này đối với học sinh lớp
mẫu giáo lớn thì hơi đơn giản nên tôi đã mạnh dạn chuyển thể sang thơ. Bài thơ có 5
khổ, mỗi một khổ thơ là một giai đoạn hình thành, phát triển của cây đỗ.
VD: khổ thơ thứ nhất: đỗ đợc gieo xuống lòng đất, khổ thứ hai là những hạt ma
mang nớc mát tới cho đỗ, khổ thứ t là hình ảnh chị gió thổi những cơn gió trong lành
của mùa xuân đến- ở đây ta hiểu rằng chị gió chính là không khí- và ở khổ thơ cuối
cùng: Ma xuân, Gió xuân, Bác Mặt trời( nớc, không khí, ánh sáng) đã cùng nhau giúp
Đỗ con tỉnh giấc chào đón mùa xuân tơi đẹp. Năm khổ thơ này đã gom gần nh đầy đủ
nội dung và ý nghĩa của câu chuyện, từ đó giúp trẻ hiểu rõ thêm về sự phát triển của
cây và những điều kiện cần - đủ cho cây mau lớn: đất, nớc, không khí, ánh sángRồi
tiếp đó tôi đã phổ nhạc luôn cho bài thơ này, giai điệu bản nhạc nhẹ nhàng, tha thiết,
khi nghe bài hát ta cảm thấy lời hát nh lời dỗ dành yêu thơng dịu dàng của mẹ đối với
em bé, đặc biệt khi hát đến đoạn kết: âm thanh của nhạc, của lời ca mới bừng lên tạo
cho ngời nghe có cảm giác niềm vui, niềm sung sớng tràn ngập trong tâm hồn của
cha mẹ khi đón chào đứa con bé bỏng cất tiếng khóc chào đời, cũng là niềm vui sớng
của cuộc sống đang dang tay đón chào sự ra đời của cây đỗ xinh xắn trong vẻ đẹp ấm
áp của mùa xuân
5

Trong khu vờn xinh xắn
Có một chú đỗ con
Ngủ dới lòng đất ấm
Chẳng dậy cùng bình minh

Rồi một sáng mùa xuân
Ma xuân gieo lấm tấm
Ma nhẹ nhàng khẽ gọi
Đỗ con ơi, dậy mau !
Nhng đỗ con làu bàu:
Em lạnh, không dậy đâu !
Rồi lại nằm cuộn mình
Ngủ dới lòng đất ấm
Chị gió xuân bay tới
Cũng nhẹ nhàng vẫy gọi
Nhng đỗ con làu bàu
Em lạnh, không dậy đâu !
Ma và gió cùng nhau
Gọi mặt trời tỏa sáng
Đỗ con bừng tỉnh giấc
Chào đón một mùa xuân.
- Trong bài thơ Chú đỗ con ta thấy hiện lên bức tranh mùa xuân, mùa khởi đầu
cho những cuộc sống mới, là thời gian mà chồi non vơn mình lên thành cây thì ở bài
thơ Đàn gà mới nở ta lại thấy hiện lên hình ảnh buổi tra mùa hè, trong khu vờn nơi
làng quê Việt Nam thanh bình có đàn gà con mới nở, lon ton chạy theo mẹ. Trong
khổ 2 và 3 của bài thơ, tôi đã đa vào phần đọc lời không nhạc- có trống đệm- vì tôi
muốn trẻ đợc nghe thật rõ ràng lời thơ và cũng là để tăng yếu tố bất ngờ, cảm giác sôi
động nh các chú gà con đang chạy xung quanh mình. Câu kết của bài hát đợc hát thật
chậm để ngời nghe có cảm giác bình yên, nhẹ nhàng, lắng đọng trong tâm hồn.
Đàn gà mới nở
6
Mời quả trứng tròn
Mẹ gà ấp ủ
Mời chú gà con
Hôm nay ra đủ

Lòng trắng lòng đỏ
Thành mỏ thành chân,
Cái mỏ tí hon
Cái chân bé xíu;
Lông vàng mát dịu
Mắt đen sáng ngời
ơi chú gà ơi
Ta yêu chú lắm!
Ta thả chú ra
Chạy ăn cùng mẹ
Chạy biến cả chân
Chạy sao nhanh thế
Vờn tra gió mát
Bớm bay chập chờn
Quanh đôi chân mẹ
Một rừng chân con


- Bài thơ Cái bát xinh xinh cũng nói về tình cảm gia đình nhng lại theo một
khía cạnh khác, bài thơ mang tính nhẹ nhàng- tình cảm- thể hiện sự yêu thơng trân
trọng sản phẩm mà cha mẹ bé đã bỏ bao mồ hôi, công sức mới làm ra cái bát. Bài thơ
cũng thể hiện sự vui mừng hồ hởi của bé khi đợc cha mẹ tặng cho cái bát xinh xinh.
Giai điệu của bài hát theo đó mà cũng nhộn nhịp, vui tơi nhng cũng tràn đầy tình
cảm. Trong bài hát có một số câu thơ mà tôi đã nhắc đi nhắc lại 2 lần để tạo độ nhấn
và cũng là để cho giai điệu thêm mợt mà, dễ nghe.
Cái bát xinh xinh
Mẹ cha công tác
Nhà máy Bát Tràng
Mang về cho bé
Cái bát xinh xinh

Có cành hoa cúc
Nở xòe rung rinh
Từ hòn đất sét
Qua bàn tay mẹ
Qua bàn tay cha
Thành cái bát hoa
Nâng niu bé giữ
Mỗi bữa hàng ngày
Công cha công mẹ
Bé cầm trên tay.
7
- Trên cái bát xinh xinh của bé có hình ảnh cành hoa cúc rung rinh làm ta liên
tởng đến một khu vờn nhà tràn ngập hoa cúc. Hoa cúc vàng giấu đi cái vẻ đẹp dịu
dàng, nồng nàn của nó trong mùa đông giá rét, và khi những hạt ma xuân đầu tiên
bay tới cũng là lúc hoa cúc nở bừng muôn cánh chào đón năm mới. Chỉ lúc ấy ta mới
thấy hết vẻ đẹp rực rỡ đầy ý nghĩa của hoa cúc khi hoa nở trong vờn hay trớc thềm
nhà trong ngày tết.
- Bài hát Hoa cúc vàng với giai điệu tha thiết, nhẹ nhàng nh một tia nắng dịu
dàng sởi ấm muôn ngời, muôn nhà trong ngày xuân đến
Hoa cúc vàng
Suốt cả mùa đông
Nắng đi đâu miết
Trời đắp chăn bông
Còn cây chịu rét
Sớm nay nở hết
Đầy sân cúc vàng
Thấy mùa xuân đẹp
Nắng lại về chăng?
ồ, chẳng phải đâu
Mùa đông nắng ít

Cúc gom nắng vàng
Vào trong lá biếc
Chờ cho đến Tết
Nở bung thành hoa
Rực vàng hoa cúc
ấm vui mọi nhà.

Cô dạy con
Sáng tác: Cô giáo Dơng Thị Tâm
Mẹ, mẹ ơi cô dạy
Bài phơng tiện giao thông
Máy bay bay đờng không
Ôtô chạy đờng bộ
Tàu, thuyền, canô đó
Chạy đờng thủy mẹ ơi
Con nhớ lời cô rồi
Khi đi trên đờng bộ
Nhớ đi trên vỉa hè
Khi ngồi trên tàu xe
Không thò đầu cửa sổ
Đến ngã t đờng phố
Đèn đỏ, con phải dừng
Đèn vàng, con chuẩn bị
Đèn xanh, con mới đi.
Lời cô dạy con ghi
Không bao giờ quên đợc.

8
- Bài thơ Cô dạy con là lời tâm sự của em bé với mẹ của mình về những lời
dạy của cô giáo: dạy bé làm quen với phơng tiện và luật lệ giao thông. Đây cũng

chính là bài thơ mà tôi sáng tác trong năm học 2009- 2010, bài thơ này đã đợc BGH
Trờng tôi chọn và đa vào chơng trình giảng dạy cho các bé MG trờng tôi . Lời thơ nhẹ
nhàng nên giai điệu bài hát cũng mợt mà, đầm ấm, truyền cảm nh lời mẹ dạy con.
Song song với tình cảm của mẹ, cô giáo dành cho con hoặc ngợc lại, chúng ta
thấy trong văn học mầm non còn tồn tại một tình cảm vô cùng thiêng liêng: đó là tình
cảm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi- thiếu nhi dành cho Bác. Bác Hồ trong bài thơ
ảnh Bác hiện lên nh một ngời ông thân thiết và gần gũi, luôn bên các cháu cả khi
lúc cháu chơi hay trong lúc bom đạn chiến tranh. Có thể nhà thơ Trần Đăng Khoa khi
viết bài thơ này cũng không ý thức đợc rằngảnh Bác của anh nói riêng và hàng
triệu tác phẩm văn học khác nói chung đã tạo dựng và tôn vinh hình ảnh Bác Hồ sống
mãi ngàn đời cùng với cháu con nớc Việt. Lời ca, tiếng nhạc của bài hát tha thiết, nhẹ
nhàng nói lên sự yêu thơng, sự sâu lắng trong mỗi ngời khi gặp lại:
ảnh Bác
Nhà em treo ảnh Bác Hồ
Bên trên là một lá cờ đỏ tơi
Ngày ngày Bác mỉm miệng cời
Bác nhìn các cháu vui chơi trong nhà
Ngoài sân có mấy con gà
Ngoài vờn có mấy quả na chín rồi
Em nghe nh Bác dạy lời
Cháu ơi, đừng có chơi bời đâu xa
Trồng rau, quét bếp, đuổi gà
Thấy tàu bay Mỹ nhớ ra hầm ngồi
Bác lo bao việc trên đời
Ngày ngày Bác vẫn tơi cời với em.
Bài thơ này khi dạy trẻ tôi thờng thấy trẻ nhầm lẫn giữa 2 câu:
Ngày ngày Bác mỉm miệng cời
và Ngày ngày Bác vẫn mỉm cời với em nên khi sáng tác nhạc cho bài thơ, khi hát
theo giai điệu trẻ không nhầm lẫn nữa. Đây là u điểm của phổ nhạc cho thơ vì trớc
đây khi dạy trẻ đọc thơ, cách sửa khi trẻ đọc nhầm từ- câu rất khô khăn và không đạt

hiệu quả=> qua đó giúp trẻ tự tin bớc vào lớp 1
Bài thơ Cô giáo của em đợc phổ nhạc với giai điệu nhanh, vui tơi để
9
phần nào động viên, khuyến khích trẻ mạnh dạn bớc vào tiểu học, để cho trẻ hiểu rõ
thêm một lần nữa Cô giáo nh mẹ hiền:
Cô giáo của em
Năm trớc em còn bé
ở nhà mẹ dạy em
Nào biết đâu ở trờng
Cô giáo em hiền thế
Cô dạy em ngồi ghế
Ngay ngắn và nghiêm trang
Cô dạy em xếp hàng
Bạn sau nhờng bạn trớc
Cô dạy em dùng thớc
Kẻ cho thẳng từng dòng
Rồi dạy em viết chữ
Chữ o hình cánh cung.
Em yêu cô giáo thế
Nh yêu mẹ của em
* Biện pháp 3: Viết bản nhạc và hát theo nhạc đệm :
- Tôi đã hát thử giai điệu của bài hát + nhạc đệm cho đồng nghiệp trong lớp, trờng
cũng nh các đồng chí trong BGH nghe và đã nhận đợc sự góp ý rất chân thành, tỷ mỷ
về lời ca, nốt nhạc cũng nh giai điệu của bài hát.
- Dựa trên vốn nhạc lý đã có và tham khảo ý kiến của ngời biết về âm nhạc, tôi đã viết
ra bản nhạc, hát thử giai điệu cho thật chuẩn sau đó hát với đàn đệm=> diễn đạt lời
ca, giai điệu trên đàn cho khớp.
- Sửa và hoàn chỉnh các nốt nhạc, độ cao thấp, ngân nga của bài hát cho hợp lý.
- Tôi đã hát và thu âm các ca khúc vào đĩa CD để mọi ngời cùng nghe.
* Biện pháp 4: Sử dụng các bài hát vào tiết dạy;

- Tôi đã sử dụng các bài hát vào các tiết dạy nhằm gây hứng thú cho trẻ vì hiện nay
trong chơng trình GDMN rất cần có sự đổi mới không ngừng về hình thức tổ chức.
Những bài thơ phổ nhạc đợc tôi sử dụng vào các phần trong tiết dạy:
+ Sử dụng vào phần mở bài để gây yếu tố bất ngờ.
+ Sử dụng trong trò chơi Những nốt nhạc vui- trẻ nghe giai điệu, đoán tên tranh
hoặc bài thơ, sự vật
+ Sử dụng cho phần cuối của tiết dạy để trẻ lắng đọng nội dung bài thơ, câu
chuyện trong tâm hồn.
+ Dùng để chuyển tiếp giữa hai phần của tiết dạy.
4/ Kết quả giải pháp :
- Với cô giáo:
10
+ Nâng cao đợc hình thức và nghệ thuật lên lớp ở tiết dạy LQVH nói riêng và các tiết
học khác nói chung.
+ Khả năng nghe và hiểu tác phẩm văn học rõ ràng hơn.
+ Khả năng âm nhạc của tôi nâng cao rõ rệt, tiết dạy sôi động, và lôi cuốn học sinh.
+ Tôi đang tiếp tục su tầm và phổ nhạc cho các bài thơ còn lại trong chơng trình văn
học MG lớn và mở rộng phạm vi sang chơng trình văn học của MG nhỡ và bé.
- Với học sinh:
Kết quả trên trẻ
STT Tên nội dung Đầu năm Cuối năm
1 Hứng thú đọc thơ 59% 98%
2 Thuộc thơ trọn vẹn 54% 95%
3 Thuộc từng đoạn thơ 72%( sau tiết 1) 100%
+ Trẻ hứng thú, say mê đọc thơ và hát nhẩm theo bài hát cùng cô trên tiết học.
+ Rất thích học thuộc các bài hát và luôn hát cho nhau nghe.
+ Khả năng hiểu thơ nâng lên rõ rệt: trả lời câu hỏi rõ ràng, đúng ý, nắm đợc thứ tự
các câu thơ trong bài nhanh hơn.
+ Trẻ thích đi học, yêu thích môn LQVH nhiều hơn.
+ Khả năng giao tiếp tốt tăng cao: trẻ tự tin, mạnh dạn hơn hẳn khi biểu diễn, nói

chuyện trớc đám đông hoặc trớc mặt ông bà, bố mẹ, đặc biệt là trớc ngời lạ.
5, Đánh giá giải pháp :
5.1 : Tính mới - Giúp trẻ nhanh thuộc thơ, cảm thụ đợc các tác phẩm thơ một cách
sinh động nhất,hấp dẫn nhất, thể hiện đợc diễn cảm của bài thơ
5.2 Khả năng áp dụng:
- Những bài thơ đợc phổ nhạc này có thể áp dụng vào các tiết học: GDAN, Tạo hình,
MTXQ
- Tôi và các bạn đồng nghiệp đã sử dụng những bài hát này để dạy trẻ trong năm học
này, trong đó có bài hát Cô dạy con đã đợc sử dụng cho tiết dạy chuyên đề
LQVH của nhà trờng do cô giáoTô Thị Hoài thể hiện tại chuyên đề đó, tiết dạy này
đã đạt loại xuất sắc của nhà trờng.
- Ngoài ra, các bài hát còn đợc sử dụng trong các tiết LQVH điểm của trờng,
5.3 / Hiệu quả :
- Giáo viên cần hiểu rõ bài thơ, tác phẩm VH.
- Giáo viên cần phải nắm vững nhạc lý.
- Giáo viên phải nắm đợc tâm lý lứa tuổi của trẻ MG lớn nói riêng và trẻ mầm non nói
chung, đặc biệt là chất lợng của học sinh tại lớp
- Đi cùng với những kinh nghiệm trên là lòng yêu nghề mến trẻ, tôi luôn có ý thức
tìm tòi, sáng tạo ra nhiều hình thức đổi mới cho tiết dạy, hoạt động .
11
- Biết lắng nghe ý kiến đóng góp của BGH, của chị em đồng nghiệp để từ đó tìm ra
những tồn tại không hợp lý, chỉnh sửa bài hát cho phù hợp.
- Tôi đã giữ gần nh tuyệt đối nguyên vẹn lời trong các bài thơ, chỉ hơi luyến láy hoặc
đổi chỗ một vài từ cho phù hợp với giai điệu bài hát.
- Có một số bài hát nh: Hoa cúc vàng, Cây dừa cô nên hát cho trẻ nghe vì giai điệu
hơi khó, không hợp với giọng hát của trẻ.
Tôi đã tham khảo các bài thơ, các bài phân tích tác phẩm văn học qua SGK:
- Thơ chọn với lời bình - Nhà XB Giáo dục
- Những bài thơ em yêu Phạm Hổ
- Những đoạn văn hay của học sinh Tiểu học Trần Hòa Bình

Mạo Khê, ngày 18 tháng 5 năm 2010
Ngời viết

Dơng Thị Tâm
12

×