Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) giải pháp dạy bài toán nhiều hơn, ít hơn cho học sinh lớp 2 trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.97 KB, 13 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xun.

1. Tác giả sáng kiến: Bùi Thị Xuân
- Ngày tháng năm sinh: 06/3/1976

Nam, nữ: Nữ

- Đơn vị công tác (hoặc hộ khẩu thường trú): Trường tiểu học Phú Xuân
Bình Xuyên – Vĩnh Phúc
- Chức danh; Phó hiệu trưởng
- Trình độ chun mơn; Đại học
- Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến (ghi rõ đối với từng đồng tác
giả, nếu có): 100%
2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Bùi Thị Xuân


3. Tên sáng kiến: lĩnh vực áp dụng; mô tả bản chất của sáng kiến; các thông tin
cần được bảo mật (nếu có):
- Tên sáng kiến: Giải pháp dạy bài tốn nhiều hơn, ít hơn cho học sinh lớp
2 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Lĩnh vực áp dụng: Sáng kiến được áp dụng dạy cho học sinh tiểu học ở
lớp 2 trong tất cả các trường tiểu học để giải quyết việc học sinh cịn giải tốn
chưa thành thạo về dạng nhiều hơn, ít hơn trong chương trình tốn lớp 2 cũng
như cả bậc học ở tiểu học.
- Mô tả sáng kiến:
+ Về nội dung của sáng kiến:


Mơn tốn trong chương trình tiểu học là mơn học chiếm vị trí quan trọng, ngồi việc cung cấp các
kiến thức, kĩ năng tính tốn cơ bản về tốn học nó cịn nhằm trang bị cho học sinh một hệ thống các kĩ
năng, các phương pháp học tốn. Thơng qua mơn học rèn luyện cho học sinh phương pháp suy nghĩ,
phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề, phát triển trí thơng minh, cách suy nghĩ độc lập ,
linh hoạt sáng tạo. Ngồi ra nó cịn đóng góp khơng nhỏ trong việc hình thành các phẩm chất cần thiết của
con người như: tính cần cù, cẩn thận, ý chí vượt khó khăn, làm việc có kế hoạch, có nề nếp và có tác phong
khoa học.
Trong thự tế làm cơng tác giảng dạy trong nhiều năm học qua tôi nhận thấy kĩ năng làm tính, giải tốn
đặc biệt là giải tốn có lời văn về dạng tốn nhiều hơn, ít hơn của học sinh lớp 2 rất yếu. Đặc biệt hơn nữa
khi bài tốn được nâng cao lên thì hầu như các em đều tính sai.Việc tính sai là do các em chưa hiểu rõ bản
chất của bài toán. Một phần các em khơng hiểu rõ bản chất của dạng tốn là do thầy cơ giáo chưa cho học
sinh phân tích rõ dạng toán để học sinh nắm được bản chất mà dạy học sinh một cách máy móc: cứ bài
tốn có chữ nhiều hơn các em làm tính cộng, bài tốn có chữ ít hơn các em làm tính trừ. Cũng có thể thầy
cơ khơng nói thế nhưng các em tự đúc rút từ một số bài toán các em thường gặp trong sách giáo khoa. Việc


học như vậy các em sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi bài toán đã được năng cao lên. Do vậy làm cho các em
hiểu rõ bản chất của dạng tốn thì dù bài tốn có nâng cao lên hay ở mức bình thường thì hầu hết các em
học sinh ở mọi trình độ đều nắm được cách giải bài tốn một cách đúng nhất.
Qua thực tiễn làm cơng tác giảng dạy dạng tốn nhiều hơn, ít hơn ở lớp 2 tôi đã tư duy, nghiên cứu đưa
ra “Giải pháp dạy bài tốn nhiều hơn, ít hơn cho học sinh lớp 2 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.” với
mong muốn nâng cao chất lượng dạy và học dạng toán nhiều hơn, ít hơn ở lớp 2.

Trong chương trình sách giáo khoa, có rất nhiều các bài tập về dạng tốn
nhiều hơn, ít hơn. Có bài tốn về ít hơn thì ta làm tính trừ, có bài tốn về ít hơn
ta lại làm tính cộng. Tương tự cũng với dạng tốn nhiều hơn: có bài tốn nhiều
hơn ta làm tính cộng, có bài tốn nhiều hơn ta lại làm tính trừ. Vậy làm thế nào
để giúp học sinh nắm bắt được phương pháp giải các bài tốn dạng nhiều hơn, ít
hơn một các nhanh nhất. Tôi đã vận dụng giải pháp sau:
Giải pháp: Xác định số lớn, số bé trong dạng tốn nhiều hơn, ít hơn

Bước 1: Học sinh cần đọc kĩ đề bài
Khi cần giải một bài tốn có lời văn nào chúng ta không thể bỏ qua việc đọc kĩ đề bài. Vì khi đọc kĩ đề
bài HS sẽ xác định được bài tốn cho biết gì và bài tốn hỏi ta cái gì. Việc đọc đề tốn tưởng chừng rất đơn
giản nhưng nếu không hướng dẫn học sinh đọc rõ ràng, ngắt ý, câu cho đúng thì dẫn đến học sinh đọc
nhưng khơng hiểu bài tốn nói gì.
Bước 2: Tóm tắt bài tốn
Tóm tắt bài tốn cũng là khâu quan trọng khơng thể bỏ qua, vì khi học sinh hiểu được nội dung u cầu
của bài tốn thì các em mới tóm tắt được nội dung bài tốn . Có hai cách tóm tắt nội dung bài tốn là: tóm
tắt bằng lời văn hoặc sơ đồ đoạn thẳng. Tuy nhiên riêng về bài tốn dạng nhiều hơn, ít hơn ta nên hướng
dẫn học sinh tóm tắt bài tốn bằng sơ đồ đoạn thẳng để học sinh dễ nhận biết được bản chất của bài toán.
Bước 3: Xác định số lớn, số bé trong bài toán


Đây là bước quan trọng cũng là mấu chốt để học sinh có cách giải đúng dạng tốn này. Sau khi tóm tắt
bài tốn bằng sơ đồ đoạn thẳng, các em nhìn vào sơ đồ sẽ dễ dàng nhận thấy: đoạn thẳng nào dài hơn thì
đó chính là số lớn, đoạn thẳng nào ngắn hơn thì đó chính là số bé. Hay giáo viên cần cho học sinh biết rõ
cái gì nhiều hơn ta gọi đó là số lớn, cái gì ít hơn ta gọi đó là số bé
Ví dụ 1: Lan có 12 bút chì, Minh có nhiều hơn Lan 5 bút chì. Hỏi Minh có bao nhiêu cái bút chì?
GV hỏi: Lan có bao nhiêu bút chì?
HS: 12 cái bút chì
GV: Minh có nhiều hơn Lan mấy bút chì?
HS: Minh có nhiều hơn Lan 5 bút chì
GV: Minh có nhiều hơn Lan 5 bút chì. Minh nhiều hơn Lan, vậy Minh sẽ có số bút chì là một số lớn. Cịn
Lan sẽ có số bút chì là một số bé. Bài tốn hỏi gì?
HS: Bài tốn hỏi Minh
GV: Vừa rồi ta xác định Minh là số lớn hay số bé?
HS: Minh là số lớn
GV: Vậy tìm số bút chì của Minh ta làm tính gì?
HS: Ta làm tính cộng
GV: Khi xác định được số lớn, số bé trong bài tốn nhiều hơn, ít hơn. Nếu bài tốn u cầu đi tìm số lớn ta

sẽ làm tính cộng.
Ví dụ 2: Bị có 13 con, bị nhiều hơn trâu 4 con. Hỏi trâu có bao nhiêu con?
GV: Bị có bao nhiêu con?
HS: Bị có 13 con
GV: Bị có nhiều hơn trâu mấy con?
HS: Bị có nhiều hơn trâu 4 con


GV: Bò nhiều hơn trâu 4 con. Vậy bò là số lớn hay số bé?
HS: Bò là số lớn
GV: Bò là số lớn, vậy trâu là số bé.
Bài toán hỏi trâu hay bị?
HS: Bài tốn hỏi số trâu
GV: Vậy tìm số trâu ta làm tính gì?
HS: tìm số trâu ta làm tính trừ
GV: Khi xác định được số lớn, số bé trong bài tốn nhiều hơn, ít hơn. Nếu bài tốn u cầu đi tìm số bé ta
sẽ làm tính trừ.
Qua hai bài toán trên rõ ràng chúng ta thấy vẫn là dạng tốn nhiều hơn nhưng ở ví dụ 1 ta thực hiện tính
cộng vì bài tốn u cầu đi tìm số bút của Minh ( số bút chì của Minh chính là số lớn ). Cịn ví dụ 2 ta thực
hiện tính trừ vì bài tốn u cầu đi tìm số trâu ( số con trâu chình là số bé). Qua hai ví dụ trên giáo viên
giúp học sinh hiểu được. Đối với bài toán về nhiều hơn, ít hơn ta cần đọc kĩ đề bài, tóm tắt được nội dung
bài toán để xác định rõ đâu là số lớn, đâu là số bé

(cái gì nhiều hơn là số lớn, cịn cái gì ít hơn sẽ là số

bé). Khi đó giáo viên sẽ nhấn mạnh cho học sinh biết nếu bài toán hỏi số lớn ta sẽ làm tính cộng, bài tốn
hỏi số bé ta sẽ làm tính trừ. Qua vận dụng làm nhiều bài toán học sinh chỉ cần đọc đề bài xong các em đã
xác định ngay được số lớn, số bé trong bài toán nhiều hơn, ít hơn mà khơng cần phải tóm tắt mới nhận ra
được. Sẽ rất nhanh gọn trong trường hợp các em làm bài thi trắc nghiệm chỉ cần yêu cầu ghi kết quả, các
em chỉ mất rất ít thời gian đã tìm ra ngay cách tính để nhẩm kết quả.

Ví dụ: Cam có 27 quả và ít hơn qt 7 quả. Hỏi quýt có bao nhiêu quả?
Học sinh đọc lên sẽ rễ ràng nhận thấy cam ít hơn quýt, vậy cam sẽ là số lớn, quýt sẽ là số bé. Tìm qt
là tìm số lớn vậy ta sẽ làm tính cộng: lấy 27 + 7 = 34 quả
Ngoài ra giáo viên cần nhấn mạnh để các em nắm thêm các thuật ngữ khác khi vận dụng giải bài toán
dạng nhiều hơn, ít hơn vì khơng phải bài tốn nào cũng cho rõ các thuật ngữ nhiều hơn, ít hơn mà các
bài toán lại cho các thuật ngữ khác như: cao hơn, dài hơn; to hơn, nặng hơn... học sinh phải hiểu ý nghĩa


của các từ đó chính là nhiều hơn . Các thuật ngữ: ngắn hơn, thấp hơn, bé hơn, nhẹ hơn.... đó chính là ít
hơn.
Ví dụ:
a. Nam cân nặng 35 kg, Minh nhẹ hơn Nam 5 kg. Hỏi Minh nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
b. Đoạn dây thứ nhất dài 38 cm, đoạn dây thứ hai dài hơn đoạn dây thứ nhất 5 cm. Hỏi đoạn dây thứ
hai dài bao nhiêu xăng - ti – mét ?
Bước 4: Trình bày bài giải
- Học sinh đi giải bài tốn gồm có 3 bước
+ Viết câu trả lời
+ Viết phép tính
+ Viết đáp số
Để cho câu trả lời của học sinh chính xác khi làm bài cần nhắc các em phải bám sát vào câu hỏi của
bài tốn để trả lời. Cịn phần phần danh số hay đơn vị tính học sinh cũng hay dễ nhầm lẫn giáo viên cũng
phải lưu ý cho học sinh hiểu bài u cầu tìm gì thì danh số chính là cái phải tìm để tránh nhầm lẫn cho học
sinh.
Bước 5: Kiểm tra kết quả
Học sinh làm bài xong GV yêu cầu HS thử lại bằng cách lấy số lớn trừ đi số bé xem có ra kết quả là số
của phần nhiều hơn hay ít hơn mà đề bài cho khơng.
Ví dụ:
Bố 36 tuổi và nhiều hơn con 26 tuổi. Hỏi con bao nhiêu tuổi?
Bài giải:
Con có số tuổi là:

36 – 26 = 10 ( tuổi)
Đáp số: 10 tuổi


Thử lại: Lấy tuổi bố trừ đi tuổi con tìm được xem có đúng với đề bài là bố hơn con 26 tuổi khơng. Nếu
đúng thì bài tốn ta tìm được là đúng
36 – 10 = 26 ( tuổi)
Vậy 26 đúng bằng số tuổi bố hơn con của đề bài ra. Vậy kết quả của bài toán là đúng.

+ Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
Sáng kiến đã được áp dụng tại nhà trường và đem lại hiệu quả rõ rệt. Đa số
các em trong một lớp dạy đã nắm bắt tốt dạng tốn nhiều hơn, ít hơn kể cả khi
đã được nâng cao hơn và các em làm tốt các bài về dạng tốn nhiều hơn, ít hơn.
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp
trong đơn theo ý kiến của tác giả với các nội dung sau:
+ So sánh việc áp dụng sáng kiến trong đơn tôi viết và việc khơng áp dụng
sáng kiến thì kết quả chênh lệch nhau là rất lớn.
Lớp mà tôi sử dụng giải pháp mới học sinh hiểu bài, làm rất tốt các dạng
bài tập dạng tốn nhiều hơn, ít hơn ở tất cả các đối tượng học sinh.
Cịn lớp khơng áp dụng phương pháp mới, học sinh lúng túng không nắm
bắt được phương pháp giải bài tốn nhiều hơn, ít hơn khi đã được nâng cao.
So sánh chất lượng môn học khi chưa áp dụng sáng kiến và khi áp dụng thử
nghiệm sáng kiến với 69 học sinh.

Điểm

Trước khi áp dụng

Sau khi áp dụng


So sánh


sáng kiến

sáng kiến

9-10

6 = 8,7 %

18 = 26,08 %

Tăng 17,38%

7-8

13 = 18,8%

35 = 50,7%

Tăng 31,9%

5-6

35 = 50,8%

16 = 23,2%

Giảm 27,6%


3-4

12 = 17,4%

0

Giảm 17,4%

1-2

3 = 4,3%

0

Giảm 4,3%

+ Số tiền làm lợi (nếu có thể tính được) và nêu cách tính cụ thể:
Số tiền làm lợi có thể lên đến hàng chục triệu đồng. Vì khi tơi sử dụng giải pháp trên học sinh của tôi
hiểu bài, làm được bài không cần cha mẹ các em phải cho các em đến các trung tâm để học thêm và mất
tiền mua thêm sách tham khảo.
Ví dụ: Mỗi tuần các em đi học 1 buổi/ tháng x 9 tháng = 9 buổi x 40.000 đồng = 360.000 đồng . Cả lớp
30 em x 360.000 đồng = 10.800.000 đồng. Chưa kể các em phải mua thêm sách tham khảo.
+ Mang lại lợi ích xã hội: nâng cao việc tính tốn nhanh, vận dụng vào thực tế cuộc sống tốt. Đặc biệt
giúp các em có hứng thú học tập tích cực và tạo một mơi trường học tập thân thiện gần gũi.

- Các thông tin cần được bảo mật (nếu có);
4. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến;
Nhà trường cần trang bị đầy đủ trang thiết bị dạy học để hỗ trợ cho giáo viên
giảng dạy, ngoài ra từng tiết học mà giáo viên chuẩn bị đồ dùng trực quan để

học sinh dễ nắm bắt được nội dung bài học. Học sinh có đầy đủ đồ dùng học
tập, sách giáo khoa.
5. Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức
nào hoặc những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có);


Sáng kiến có khả năng áp dụng cho tất cả các trường tiểu học trong huyện,
trong tỉnh Vĩnh Phúc. Đối tượng là các em học sinh lớp 2.
Tôi làm đơn nay trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến xem xét và công
nhận sáng kiến. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực,
đúng sự thật, khơng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hồn
tồn chịu trách nhiệm về thơng tin đã nêu trong đơn.

Phú Xuân, ngày 30 tháng 01 năm 2020
NGƯỜI VIẾT ĐƠN
(Ký và ghi rõ họ tên)

Bùi Thị Xuân


TÊN CƠ QUAN/ĐƠN VỊ:

CỘNG HÒA XÃ

TRƯỜNG TH PHÚ XUÂN

HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: …../BNX-THPX

Phú Xuân, ngày 3 tháng 02 năm 2020

BẢN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
VÀ ĐỀ NGHỊ CƠNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xun

Đơn vị cơng tác: Trường tiểu học Phú Xuân nhận được đơn đề nghị công
nhận sáng kiến của Ông (bà): Bùi Thị Xuân
- Ngày tháng năm sinh: 06/3/1976

Nam, nữ: Nữ

- Đơn vị công tác (hoặc hộ khẩu thường trú): Trường tiểu học Phú XuânBình Xuyên – Vĩnh Phúc


- Chức danh; Phó hiệu trưởng
- Trình độ chun mơn; Đại học sư phạm
- Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến (ghi rõ đối với từng đồng tác
giả, nếu có): 100%
- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (nếu có): Bùi Thị Xuân
- Tên sáng kiến: Giải pháp dạy bài tốn nhiều hơn, ít hơn cho học sinh lớp 2 trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc.

- Lĩnh vực áp dụng: Sáng kiến được áp dụng dạy cho học sinh tiểu học ở lớp 2
trong tất cả các trường tiểu học để giải quyết việc học sinh còn lúng túng trong
việc giải các bài toán về dạng nhiều hơn, ít hơn.
Sau khi nghiên cứu đơn đề nghị cơng nhận sáng kiến.
- Tôi tên là: Dương Thị Đức
- Chức vụ: Hiệu trưởng

Thay mặt Cho Trường tiểu học Phú Xuân nhận xét, đánh giá như sau:
1. Đối tượng được công nhận sáng kiến:
- Giải pháp: Học sinh nắm chắc hiểu rõ và làm tốt các dạng tốn về nhiều
hơn, ít hơn.
2. Nhận xét, đánh giá về nội dung sáng kiến: Nêu rõ quan điểm của cá nhân
theo các nội dung (bằng cách trả lời các câu hỏi sau đây):


a) Đảm bảo tính mới, tính sáng tạo vì:
- Khơng trùng với nội dung của giải pháp trong đơn đăng ký sáng kiến nộp trước;
- Chưa bị bộc lộ công khai trong các văn bản, sách báo, tài liệu kỹ thuật đến mức căn cứ vào đó có thể
thực hiện ngay được;
- Không trùng với giải pháp của người khác đã được áp dụng hoặc áp dụng thử, hoặc đưa vào kế hoạch
áp dụng, phổ biến hoặc chuẩn bị các điều kiện để áp dụng, phổ biến;
- Chưa được quy định thành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm bắt buộc phải thực hiện.
b) Giải pháp có khả năng mang lại lợi ích thiết thực:
- Mang lại hiệu quả kinh tế:
Số tiền làm lợi có thể lên đến hàng chục triệu đồng. Vì khi sử dụng giải pháp trên học sinh hiểu bài, làm
được bài không cần cha mẹ các em phải cho các em đến các trung tâm để học thêm.
Ví dụ: Mỗi tuần các em đi học 1 buổi/ tháng x 9 tháng = 9 buổi x 40.000 đồng = 360.000 đồng . Cả lớp
30 em x 360.000 đồng = 10.800.000 đồng. Chưa kể các em phải mua thêm sách tham khảo.
- Mang lại lợi ích xã hội: nâng cao việc tính tốn nhanh, vận dụng vào thực tế cuộc sống tốt. Đặc biệt
giúp các em có húng thú học tập tích cực và tạo một mơi trường học tập thân thiện gần gũi.
c) Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức nào:

Sáng kiến có khả năng áp dụng cho tất cả các trường tiểu học đối tượng là các
em học sinh lớp 2.
3. Kiến nghị đề xuất:



Đề nghị Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xun cơng nhận sáng kiến “Giải
pháp dạy bài tốn nhiều hơn, ít hơn cho học sinh lớp 2 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ”của

đồng

chí Bùi Thị Xuân.
Xin trân trọng cảm ơn./.
LÃNH ĐẠO CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
(Ký ghi rõ họ và tên)



×