Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) HƯỚNG dẫn học SINH PHƯƠNG PHÁP GIẢI bài tập DI TRUYỀN về LAI một cặp TÍNH TRẠNG và LAI HAI cặp TÍNH TRẠNG môn SINH học 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.13 KB, 16 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HƯỚNG DẪN HỌC SINH PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP DI TRUYỀN
VỀ LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG VÀ LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG
MƠN SINH HỌC 9

Quảng Ninh, tháng 10 năm 2018

1


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HƯỚNG DẪN HỌC SINH PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP DI TRUYỀN
VỀ LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG VÀ LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG
MƠN SINH HỌC 9

Họ tên: Phạm Thị Thu Hà
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường THCS Duy Ninh

Quảng Ninh, tháng 10 năm 2018

I. PHẦN MỞ ĐẦU
2



1. Lý do chọn sang kiến:
Môn Sinh học trong trường THCS là mơn học có ý nghĩa và vị trí quan
trọng đối với việc đào tạo thế hệ trẻ theo mục tiêu giáo dục đã được Nhà nước
xác định, giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản cần thiết về thế giới
sống, về con người làm cơ sở bước đầu cho sự hình thành thế giới quan khoa
học, giáo dục lịng u thiên nhiên, đất nước và có niềm tin vào khoa học tự
nhiên.
Trong chương trình Sinh học lớp 9, đề cập tới mợt vấn đề mới, đó là phần
“Di truyền và Biến dị”. Di truyền học là một lĩnh vực mũi nhọn của thời đại phát
triển khoa học kĩ thuật hiện nay, được phát huy mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực
của sản xuất và đời sống. Học sinh THCS sau khi đã tốt nghiệp THCS về lao
động sản xuất hoặc học lên THPT không thể không nắm được những kiến thức
cơ bản nhất về di truyền học. Đây là mợt vấn đề khó và tương đối trừu tượng,
đòi hỏi kiến thức của thầy và khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh. Việc giải
quyết các bài tập di truyền là một yêu cầu rất quan trọng, khơng thể thiếu được
trong chương trình Sinh học lớp 9 cũng như nội dung liên quan đến việc học
môn Sinh học lớp 11, 12 cấp THPT.
Trong quá trình dạy học môn Sinh học lớp 9, tôi nhận thấy một trong số
các dạng bài tập khó đối với học sinh là dạng bài tập phần Di truyền, cụ thể là về
lai mợt cặp tính trạng và lai hai cặp tính trạng của Menđen. Mặc dù thời gian
dành cho chương “ Các thí nghiệm của Menđen” có 6 tiết nhưng chủ yếu là cung
cấp kiến thức về lý thuyết, và chỉ có mợt tiết bài tập chương. Do đó, học sinh
vẫn chưa nắm rõ được hết các dạng bài tập và còn gặp khó khăn khi gặp phải
các dạng bài tập này. Vì vậy để giảng dạy bợ mơn Sinh học phần Di truyền học
đạt kết quả tốt hơn, giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản, có cơ sở để giải
bài tập từ đơn giản đến phức tạp một cách nhanh chóng và chính xác; từ đó phát
huy được vai trị tích cực, chủ đợng, sáng tạo của học sinh, giúp học sinh có cơ
hợi hiểu sâu hơn và nâng cao kỹ năng làm bài tập phần Di truyền học, đờng thời
rèn thói quen tự học và thái đợ u thích mơn Sinh học vì vậy tơi chọn viết sáng
kiến kinh nghiệm “ Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập Di truyền

về lai một cặp tính trạng và lai hai cặp tính trạng môn Sinh học 9”.
2. Điểm mới của sáng kiến:
“ Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập Di truyền về lai một
cặp tính trạng và lai hai cặp tính trạng môn Sinh học 9” có thể xem là mợt
sáng kiến khơng mới, đã có nhiều đồng nghiệp nghiên cứu đề cập. Tuy nhiên cái
mới của sáng kiến kinh nghiệm này là nhằm đưa ra những nguyên tắc chung về
kỹ năng làm từng dạng bài tập, giúp học sinh nắm vững lý thuyết, hình thành ở
học sinh những kiến thức cơ bản, có hệ thống về phần Di truyền học cụ thể là về
lai một cặp tính trạng và lai hai cặp tính trạng, từ đó xác định được các dạng bài
tập cơ bản của phần Di truyền cụ thể là về lai một cặp tính trạng và lai hai cặp
tính trạng, trên cơ sở đó để tổng hợp và đưa ra phương pháp giải bài tập mợt
cách nhanh chóng, chính xác.
Sáng kiến kinh nghiệm này có thể có nhiều giáo viên nghiên cứu. Song
bản thân tôi từ thực tế qua nhiều năm giảng dạy cùng với việc học hỏi từ các bạn
3


bè đồng nghiệp, tôi đã đầu tư nghiên cứu và đưa vào giảng dạy ngày càng có
hiệu quả ở đơn vị mình. Sáng kiến được thực hiện là cơ sở làm tài liệu nghiên
cứu, tham khảo cho giáo viên và học sinh khối 9.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Thực trạng của vấn đề cần nghiên cứu.
1.1. Khảo sát thực tế
Kết quả thống kê chất lượng học tập bộ môn sinh học của học sinh khối 9
học kì I năm học 2016-2017 như sau:
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Lớp TSHS

SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
9
28
5
17,9
10
35,7
9
32,1
4
14,3
2
9
28
4
14,3
10
35,7
9
32,1
5
17,9

3
9
29
5
17,2
9
31,0
10
34,5
5
17,3
K9
85
14
16,5
29
34,1
28
32,9
14
16,5
Như vậy qua kết quả cho thấy chất lượng học tập bợ mơn sinh cịn thấp,
số lượng học sinh yếu cịn nhiều,
1.2. Thuận lợi
Chương các thí nghiệm của Menđen là chương có nhiều kiến thức liên
quan nhiều đến thực tế cuộc sống nên khi học về chương này đa số các em đều
hứng thú. Vì vậy trong quá trình giảng dạy tơi thấy đa số các em hoạt đợng tích
cực, xây dựng bài sơi nổi. Bên cạnh đó giiáo viên tham gia giảng dạy môn sinh
học 9 luôn ln tích cực tìm tịi nghiên cứu tài liệu, thay đổi phương pháp giảng
dạy để giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn các kiến thức về di truyền. Ban giám hiệu

nhà trường rất quan tâm đến đội ngũ giáo viên nên thường xun kiểm tra, dự
giờ đợt xuất vì vậy tay nghề của giáo viên ngày càng rèn luyện vững vàng
hơn.Thư viện có nhiều sách, đặc biệt là sách về các dạng bài tập di truyền nên
tạo điều kiện cho các em có cơ hợi tìm đọc để hiểu.Thiết bị dạy học của nhà
trường cơ bản đầy đủ cũng tạo thuận lợi cho giáo viên trong quá trình giảng dạy
về phần này.
1.3. Khó khăn
Các tiết để giải bài tập trong SGK rất ít nên chỉ có rất ít bài tập được
hướng dẫn học sinh giải, do đó, học sinh cịn rất lúng túng khi gặp các dạng bài
tập liên quan. Kỹ năng giải bài tập của học sinh còn hạn chế, tư duy lơgic tốn
học, khả năng sáng tạo của học sinh cịn yếu. Thời gian của mợt tiết học ngắn
(45 phút), không đủ để giải tất cả các dạng bài tập trong sách giáo khoa và sách
bài tập, không đủ để cung cấp nhiều phương pháp giải bài tập Sinh học khác
nhau. Phân phối chương trình quy định thời gian dành cho việc vận dụng vào
giải bài tập rất ít nên giáo viên và học sinh khơng có đủ thời gian để thực hành
giải các dạng bài tập này trên lớp được. Giáo viên còn thiếu tài liệu tham khảo,
chưa tích cực thu thập, cập nhật thêm thơng tin, kiến thức sinh học. Mợt vài bợ
phận học sinh cịn xem nhẹ môn học, lĩnh hội kiến thức dạng học vẹt, qua loa,
đại khái, do đó trong lớp cịn thiếu chú ý, thiếu tập trung suy nghĩ thảo luận, ít
tham gia xây dựng bài dẫn đến chất lượng học tập, lĩnh hợi kiến thức cịn thấp.
4


2. Các giải pháp để tổ chức thực hiện
Sáng kiến “ Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập Di truyền về
lai một cặp tính trạng lai hai cặp tính trạng môn Sinh học 9 ” là sáng kiến
nhằm giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, biết nhận dạng bài tập khi giải các dạng bài
tập liên quan, đồng thời giúp học sinh nâng cao kỹ năng làm bài tập và rèn thói
quen tự học.
Để có thể giảng dạy các tiết bài tập mợt cách có hiệu quả bên cạnh việc

cung cấp lý thuyết trọng tâm, nắm chắc chuẩn kiến thức, kỹ năng của bài, giáo
viên cần phải tìm các phương pháp giảng dạy hiệu quả để hướng dẫn cho học
sinh. Vì vậy tơi đã xây dựng phương pháp giảng dạy các kiến thức cơ bản để học
sinh biết cách giải các dạng bài tập phần Di truyền một cách chính xác.
Cách hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập di truyền về lai
một cặp tính trạng và lai hai cặp tính trạng mơn sinh học 9:
2.1. Lai một cặp tính trạng
a. Khái niệm
Là phép lai trong đó cặp bố mẹ đem lai khác nhau về một cặp tính trạng
thuần chủng tương phản
b. Quy luật liên quan
Quy luật phân li: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền
trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở
cơ thể thuần chủng của P.
c. Một số dạng bài tập và phương pháp giải
c.1. Dạng 1: Xác định kiểu gen, kiểu hình và tỉ lệ phân li về kiểu gen
và kiểu hình ở F.
Ở bài tốn dạng này đề bài thường cho biết tính trợi, lặn của tính trạng
hay gen quy định tính trạng và kiểu hình của P, dạng này được gọi là bài toán
thuận.
* Cách giải:
+ Viết kí hiệu gen quy định tính trạng
+ Từ kiểu hình của P suy ra kiểu gen P
+ Viết sơ đồ lai từ P đến F theo yêu cầu của đề bài, qua đó xác định được tỉ lệ
phân li kiểu gen và kiểu hình ở F.
* Ví dụ:
Ở r̀i giấm, thân xám là trợi hồn tồn so với thân đen. Gen quy định
tính trạng nằm trên NST thường. Cho con đực thân xám thuần chủng giao phối
với con cái thân đen, xác định tỉ lệ phân li về kiểu gen và kiểu hình ở F2.
Giải:

- Quy ước: gen B quy định thân xám, b thân đen.
P:
♀ Thân đen x ♂ Thân xám
bb
BB
GP:
b
B
F1:
Bb (Thân xám)
F1 x F1 :
Bb
x
Bb
5


GF1:
(1B: 1b),
(1B: 1b)
F2: TLKG: 1BB: 2Bb: 1bb
TLKH: 3 thân xám: 1 thân đen
c.2. Dạng 2: Xác định kiểu gen và kiểu hình của P
c.2.1. Đề bài cho biết P thuần chủng và sự phân li kiểu hình ở F2
* Cách giải:
+ Dựa vào số liệu các kiểu hình suy ra tỉ lệ kiểu hình. Trường hợp đề bài cho tỉ
lệ kiểu hình thì biện luận để suy ra kiểu gen và kiểu hình của P. Khi biện ḷn có
thể dựa vào định luật hoặc căn cứ vào số tổ hợp kiểu hình.
+ Viết sơ đờ lai từ P đến F2
* Ví dụ:

Khi cho giao phấn giữa 2 cây cà chua thuần chủng với nhau được F 1, cho
F1 tiếp tục giao phấn với nhau được F2 gồm 1201 quả đỏ và 399 quả vàng.
- Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2
Cho 2 cây F2 giao phấn với nhau thì F 3 thu được 50% quả đỏ và 50% quả vàng.
Xác định kiểu gen và kiểu hình của 2 cây cà chua F2 đó.
Giải:
Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F 2: 1201: 399 = 3 quả đỏ: 1 quả vàng, mặt khác
P thuần chủng, mặt khác P thuần chủng, vậy sự di truyền màu sắc quả bị chi
phối bởi định luật phân li của Menđen, trong đó quả đỏ là tính trạng trợi, cịn
quả vàng – lặn
Từ lập ḷn trên ta có sơ đờ lai sau:
P: Quả đỏ
x
Quả vàng
AA
aa
GP:
A
a
F1:
Aa: quả đỏ
F1 x F1 :
Aa
x
Aa
GF1:
(1A: 1a)
(1A: 1a)
F2: TLKG: 1AA: 2Aa
: 1 aa

TLKH: 3 quả đỏ
: 1 quả vàng
- Từ tỉ lệ 1 quả đỏ: 1 quả vàng suy ra đây là kết quả của phép lai phân tích giữa
cây quả đỏ dị hợp (Aa) và cây quả vàng (aa) ở F2. Vậy ta có sơ đờ lai:
F2: Quả đỏ
x
Quả vàng
Aa
aa
GF2: (1A: 1a)
a
F3:
TLKG: 1Aa
:
1aa
TLKH 1 Quả đỏ :
1 Quả vàng
c.2.2. Đề bài cho biết tính trội, lặn và kiểu hình của F
* Cách giải:
+ Dựa vào kiểu hình của F để biện luận và xác định kiểu gen, kiểu hình của P.
+ Viết sơ đờ lai từ P đến F
* Ví dụ:
Ở người mắt đen trợi hồn tồn so với mắt xanh. Gen quy định màu mắt nằm
trên NST thường.
6


- P phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để các con sinh ra đều mắt đen?
- P phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để con sinh ra có người mắt
đen, có người mắt xanh

Giải:
Con đều mắt đen, vậy trong kiểu gen của con ít nhất phải có 1 gen trợi.
Quy ước: D – mắt đen; d – mắt xanh. Từ đó suy ra kiểu gen và kiểu hình của
P có những khả năng sau đây:
+ P: ♀ mắt đen x
♂ mắt đen
DD
DD
GP:
D
D
F1:
DD (100% mắt đen)
+ P: ♀ mắt đen x
♂ mắt đen
DD
Dd
GP:
D
(1D : 1 d)
F1:
1DD : 1Dd (100% mắt đen)
+ P: ♀ mắt đen x
♂ mắt đen
Dd
DD
F1 tương tự như trên
+ P: ♀ mắt đen x ♂ mắt xanh
DD
dd

GP:
D
d
F1:
Dd (100% mắt đen)
+ P: ♀ mắt xanh x ♂ mắt đen
dd
DD
GP:
d
D
F1:
Dd (100% mắt đen)
c.2.3. Đề bài cho biết kiểu hình của P và tính trạng do một gen quy
định
* Cách giải:
+ Dựa vào 1 phép lai để xác định tính chất trợi, lặn của tính trạng
+ Viết sơ đờ lai dựa vào kết quả của phép lai.
* Ví dụ:
Ở người mắt đen trợi hoàn toàn so với mắt xanh Gen quy định màu mắt
nằm trên NST thường. P phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để các con
sinh ra đều mắt đen?
Giải:
Con đều mắt đen, vậy trong kiểu gen của con ít nhất phải có 1 gen trợi.
Quy ước: D: mắt đen : d mắt xanh. Từ đó suy ra kiểu gen và kiểu hình của
P có những khả năng sau đây:
+ P: ♀ mắt đen
DD

x


♂ mắt đen
DD
7


GP:

D

D

F1:

DD (100% mắt đen)

+ P: ♀ mắt đen

x

♂ mắt đen

DD
GP:
F1:

Dd

D


(1D: 1d)

1DD: 1Dd (100% mắt đen)

+ P: ♀ mắt đen

x

♂ mắt đen

Dd

DD

+ P: ♀ mắt đen

x

♂ mắt xanh

DD
GP:

dd

D

F1:

d

Dd (100% mắt đen)

+ P: ♀ mắt xanh

x

♂ mắt đen

dd
GP:
d
F1:
Dd (100% mắt đen)
2.2. Lai hai cặp tính trạng
a. Khái niệm

DD
D

Là phép lai trong đó cặp bố mẹ đem lai khác nhau về hai cặp tính trạng thuần
chủng tương phản.
b. Quy luật liên quan
Quy luật phân li độc lập: Các cặp nhân tố di truyền (cặp gen) đã phân li
đợc lập trong q trình phát sinh giao tử.
c. Một số dạng bài tập và phương pháp giải
c.1. Dạng 1: Xác định kiểu gen, kiểu hình, tỉ lệ phân li kiểu gen, kiểu
hình ở F
Đề bài thường cho biết tính chất di truyền của mỗi loại tính trạng và kiểu
hình của P.
* Cách giải:

+ Từ kiểu hình của P suy ra kiểu gen
+ Viết sơ đờ lai từ P đến F.
8


* Ví dụ:
Ở gà, cho rằng gen A quy định chân thấp, a – chân cao. BB – lông đen, Bb –
lông đốm (trắng đen), bb – lông trắng. Mỗi gen nằm trên mợt nhiễm sắc thế Cho
nịi gà thuần chủng chân thấp, lơng trắng giao phối với nịi gà chân cao, lông đen
được F1. Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau. Xác định tỉ lệ phân li kiểu gen và
kiểu hình ở F2.
Giải:
P: Gà chân thấp, lơng trắng

x

Gà chân cao, lông đen

AAbb

aaBB

Ab

aB

GP:
F1:

AaBb – Gà chân thấp, long đốm


F1 x F1 :

AaBb

x

AaBb

GF1: (AB: Ab : aB : ab) (AB: Ab : aB : ab)
F2:
Tỉ lệ kiểu gen: 1AABB: 2 AABb: 1 Aabb
2 AaBB: 4 AaBb: 2 Aabb
1 aaBB: 2 aaBB: 1 aabb
Tỉ lệ kiểu hình: 3 gà chân thấp, lông đen : 6 gà chân thấp, lông đốm
3 gà chân thấp, lông trắng : 2 gà chân cao, lông đốm
1 gà chân cao, lông đen : 1 gà chân cao, lông trắng
c.2. Dạng 2: Xác định kiểu gen của P khi biết P thuần chủng và tỉ lệ
phân tính ở F2
* Cách giải:
+ Xác định thành phần gen của F1 suy từ tỉ lệ phân tính của từng cặp tính trạng.
+ Xác định sự phân li của các gen thơng qua tỉ lệ phân tính của phép lai bằng
tích của các tỉ lệ phân tính cơ bản của từng cặp tính trạng.
+ Từ kiểu hình của P suy ra kiểu gen của nó và viết sơ đờ lai.
* Ví dụ:
Khi cho lai hai giống cà chua thuần chủng quả màu đỏ, dạng quả bầu và
quả màu vàng, dạng quả tròn được F1 đều cho cà chua quả đỏ, dạng trịn. Tiếp
tục cho F1 giao phấn với nhau thì ở F2 thu được 901 cây quả đỏ, tròn; 299 cây
9



quả đỏ, bầu: 301 cây quả vàng, tròn: 103 quả vàng, bầu. Hãy xác định kiểu gen
của P và viết sơ đồ lai từ P đến F2
Giải:
Tỉ lệ phân li của từng cặp tính trạng ở F2:
Quả đỏ : Quả vàng = (901+299):(301+103)=3:1
Quả tròn : Quả bầu = (901+301):(299+103)=3:1
Như vậy, màu sắc quả cũng như hình dạng quả đều bị chi phối bởi định luật
phân li, trong đó các quả trịn và quả đỏ đều là các tính trạng trợi.
Quy ước: A – quả đỏ; a – quả vàng
B – quả tròn; b – quả bầu
Từ những tỉ lệ phân tích trên suy ra F1: Aa x Aa
Bb x Bb
Như vậy F1 dị hợp tử về 2 cặp gen.
Tỉ lệ phân tích ở F2 là 9 cây quả đỏ trịn: 3 cây quả vàng tròn: 3 cây quả đỏ bầu:
1 cây quả vàng bầu = (3 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng) (3 cây quả tròn : 1 cây
quả bầu). Điều đó chứng tỏ các gen đã phân li đợc lập. Vậy ta có sơ đờ lai:
P: Cây quả đỏ, bầu dục
x
Cây quả vàng, tròn
AAbb
aaBB
GP:
Ab
aB
F1:
AaBb – Cây quả đỏ, tròn
F1 x F1 :
AaBb
x

AaBb
GF1: (AB : Ab : Ab : ab), (AB : Ab : Ab : ab)
F2

AB
Ab
aB
ab

AB
AABB
AABb
AaBB
AaBb
Ab
AABb
Aabb
AaBb
Aabb
aB
AaBB
AaBb
aaBB
aaBb
Ab
AaBb
Aabb
aaBb
aabb
- Tỉ lệ kiểu gen: 1 AABB : 2 Aabb : 1 Aabb

2 AaBB : 4 AaBb : 2 Aabb
1 aaBB : 2 aaBb : 1 aabb
- Tỉ lệ kiểu hình: 9 cây quả đỏ tròn : 3 cây quả đỏ bầu :
3 cây quả vàng tròn : 1 cây quả vàng bầu
c.3. Dạng 3: Xác định kiểu gen, kiểu hình của P khi biết các gen chi
phối các tính trạng và phân li độc lập
*Cách giải:
+ Từ kiểu hình của F, đặc biệt là các tính trạng lặn, suy ra kiểu gen của nó, từ
đó suy tiếp ra kiểu gen của P.
10


+ Viết sơ đờ lai từ P đến F.
* Ví dụ:
Ở người, gen A quy định tóc xoăn, gen a quy định tóc thẳng; Gen B quy
định mắt đen, gen b quy định mắt xanh. Các gen này nằm trên 2 cặp NST
thường. Bố mẹ phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để con sinh ra có
bốn khả năng: tóc xoăn, mắt đen; tóc xoăn, mắt xanh; tóc thẳng, mắt đen; tóc
thẳng, mắt xanh.
Giải:
Con tóc thẳng, mắt xanh có kiểu gen là aabb, do đó nó phải nhận giao tử
ab của bố và của mẹ, như vậy trong kiểu gen của bố và của mẹ tối thiểu phải
mang gen a và b.
Với 4 kiểu hình khác nhau ở con phải được hình thành từ 4 tổ hợp giao tử
khác nhau. Như vậy, có thể xảy ra các trường hợp là 1 bên P phải dị hợp tử
về cả 2 cặp gen để cho 4 loại giao tử, còn 1 bên chỉ cho loại giao tử mang ab,
hoặc mỗi bên P cho 2 loại giao tử, trong đó có ab và P dị hợp về 1 cặp gen
khác nhau.
Căn cứ vào những lập luận trên ta có những sơ đờ lai sau:
+ P: Mẹ ♀ tóc xoăn, mắt đen x Bố ♂ tóc thẳng, mắt xanh

AaBb
GP :

x

aabb

(AB : Ab : aB : ab)

F1 :

ab

AaBb : Aabb : aaBb : aabb

Tóc xoăn, mắt đen : Tóc xoăn, mắt xanh: tóc thẳng, mắt đen: tóc thẳng, mắt
xanh
Hoặc ngược lại,
+ P: ♀ Mẹ tóc thẳng, mắt xanh

x

♂ bố tóc xoăn, mắt đen

aabb

AaBb

Kết quả cũng tương tự như trên.
+ P: ♀ Mẹ tóc xoăn, mắt xanh


x

♂ bố tóc thẳng mắt đen

Aabb
GP:
F1:

aaBb

(Ab : ab)

(aB ab)
AaBb : Aabb : aaBb : aabb
11


Tóc xoăn, mắt đen : tóc xoăn, mắt xanh : tóc thẳng, mắt đen : tóc thẳng, mắt
xanh
Ngược lại,
P: ♀ Mẹ tóc thẳng mắt đen

x

♂ Bố tóc xoăn, mắt xanhw

aaBb

Aabb


Kết quả cũng tương tự trên.
c.4. Dạng 4: Xác định kiểu gen và kiểu hình của P khi biết tỉ lệ của
một vài kiểu hình ở F.
* Cách giải:
+ Từ tỉ lệ của mợt vài kiểu hình ở F suy ra tính chất di truyền của tính trạng về
quy luật di truyền chi phối tính trạng
+ Xác định kiểu gen và kiểu hình có thể có của P, từ đó viết sơ đờ lai.
* Ví dụ:
Khi lai hai giống thuần chủng của mợt lồi thực vật được F1. Cho F1 tiếp tục
giao phấn với nhau, ở F2 thu được 3202 cây trong đó có 1801 cây cao quả đỏ.
Biết rằng các tính trạng tương ứng là cây thấp, quả vàng và di truyền theo quy
ḷt trợi hồn tồn, khơng xảy ra hốn vị gen. Xác định kiểu gen và kiểu hình
của P, viết sơ đồ lai từ P đến F2
Giải:
Tỉ lệ của cây cao, quả đỏ ở F2 là:

Từ đó suy ra cây cao, quả đỏ đều là các tính trạng trội và chúng bị chi phối bởi
quy luật phân li độc lập. Quy ước: B – quả đỏ, b – quả vàng, A – cây cao, a –
cây thấp.
Để F2 xuất hiện số tổ hợp bằng 16 thì P đờng hợp tử và khác nhau về những cặp
gen alen, do đó kiểu gen và kiểu hình của P có 2 khả năng sau:
+ P: Cây cao, quả đỏ x

Cây thấp, quả vàng

AABB

aabb


+ P: Cây cao, quả vàng
AAbb

x Cây thấp, quả đỏ
aaBB

F1: Đều có kiểu gen và kiểu hình là AaBb (cây cao, quả đỏ)
12


F1 x F1 :
GF1:

AaBb

x

(AB : Ab : aB : ab)

AaBb
(AB : Ab : aB : ab)

F2: 1 AABB : 2 AABb : 1 Aabb : 2 AaBb : 4 AaBb :
2 Aabb : 1 aaBB : 2 aaBb : 1 aabb
Tỉ lệ kiểu hình: 9 cây cao, quả đỏ : 3 cây cao, quả vàng
3 cây thấp, quả đỏ: 1 cây thấp, quả vàng.
3. Kết quả cụ thể
Kết quả cụ thể mơn sinh cuối kì I năm học 2017-2018 sau khi áp dụng
sáng kiến này vào giảng dạy như sau:
Lớp


TSHS

Giỏi

Khá

TB

Yếu

SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9
32
7
21,9
10
31,3
14
43,7
1
3,1
2

9
32
6
18,7
11
34,4
14
43,8
1
3,1
3
9
33
7
21,2
11
33,3
13
39,4
2
6,1
4
9
32
5
15,7
13
40,6
13
40,6

1
3,1
K9
129
25
19,4
45
34,9
54
41,8
5
3,9
Với việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này vào trong giảng dạy bước
đầu đã đạt được kết quả cụ thể, chất lượng bộ môn sinh được nâng lên rõ rệt, tỉ
lệ học sinh yếu đã giảm rõ rệt. Học sinh ngày càng u thích học bợ mơn này
hơn, đặc biệt là chương di truyền. Kĩ năng giải bài tập của học sinh đã được
nâng lên . Khi đưa ra các bài tập di truyền học sinh đã biết được bài tập đó là
dạng bài tập lai mợt cặp tính trạng hay là lai hai cặp tính trạng. Từ đó các em đã
có phương pháp giải đúng và chính xác. Chất lượng bợ mơn sinh 9 được nâng
lên góp mợt phần nhỏ vào chất lượng giáo dục chung của nhà trường, đã đưa
chất lượng giảng dạy của nhà trường ngày càng tiến lên.
1

III. PHẦN KẾT LUẬN
1. Ý nghĩa của sáng kiến
- Trong q trình cơng tác giảng dạy bợ mơn Sinh học lớp 9 phần Di truyền
học, đặc biệt sau khi hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập phần Di
truyền thì tiếp thu nhận thức của học sinh có sự tiến bộ rõ rệt ở các mặt sau:
+ Học sinh dễ dàng giải các bài tập một cách nhanh chóng và chính xác.
+ Rèn luyện khả năng tư duy lơgic và kỹ năng tổng hợp, khái qt hố

- Phần Di truyền và Biến dị đề cập tới nhiều kiến thức mới so với chương
trình Sinh học 6, 7, 8. Vì vậy việc giúp học sinh hiểu rõ kiến thức lí thuyết cũng
như nắm vững cách nhận biết các dạng bài tập về các quy luật di truyền của
Menđen giúp học sinh có kĩ năng nhận dạng các loại bài tập, tránh nhầm lẫn
13


giữa các dạng bài tập, giúp hình thành ở học sinh kĩ năng tổng hợp, tư duy lơgic,
từ đó sẽ góp phần tăng thêm hứng thú học tập cho học sinh.
2. Những kiến nghị, đề xuất
Phần Di truyền là phần kiến thức khó đối với học sinh. Do đó, muốn học
sinh tiếp thu tốt kiến thức của phần này người giáo viên phải có kiến thức sâu
rợng, có kinh nghiệm trong truyền thụ kiến thức, được học sinh yêu mến và lơi
cuốn được các em có hứng thú học tập bộ môn Sinh học. Đối với nhà trường cần
trang bị đầy đủ hơn phương tiện, đồ dùng dạy học, tài liệu tham khảo cho giáo viên
để giáo viên có thể thực hiện tốt các tiết dạy của mình.
Trên đây là mợt số kinh nghiệm mà tơi muốn trình bày qua sáng kiến: “
Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập Di truyền về lai một cặp tính
trạng và lai hai cặp tính trạng môn Sinh học 9”. Tuy nhiên, vì mới vào nghề,
kinh nghiệm giảng dạy cịn hạn chế cũng như các phương tiện dạy học nên sáng
kiến của tơi cũng khơng tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp
ý kiến của ban giám hiệu nhà trường, đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm này
của tôi đạt kết quả cao hơn.

14


IV. NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GD&ĐT QUẢNG
NINH.
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

15


……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

16



×