Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) một số biện pháp để dạy tốt phân môn tập đọc cho học sinh lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (923.36 KB, 36 trang )

Một số biện pháp để dạy tốt phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 3

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Chúng ta đã biết, bậc Tiểu học là bậc học đầu, là bậc học nền tảng của hệ
thống giáo dục quốc dân. Bậc Tiểu học tạo ra những cơ sở ban đầu rất cơ bản và
bền vững cho trẻ tiếp tục học lên các cấp học trên, đồng thời nó hình thành
những cơ sở ban đầu, đường nét ban đầu về nhân cách, về tri thức và kĩ năng, về
hành vi và tính nết. Tất cả những tri thức, kĩ năng, hành vi đó của các em hình
thành thơng qua các mơn học nói chung và mơn Tiếng Việt nói riêng.
Trong nhà trường Tiểu học, cùng với các mơn học, mơn Tiếng Việt có vị
trí rất quan trọng. Bởi vì mơn Tiếng Việt có mục tiêu hình thành và phát triển ở
học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, đọc, mói, viết) để học tập và giao
tiếp góp phần rèn luyện các thao tác tư duy; cung cấp kiến thức sơ giản về Tiếng
Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa và
văn học của người Việt Nam và nước ngồi; bồi dưỡng tình u Tiếng Việt và
hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần
hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Để đạt được mục
tiêu này, giáo viên cần phối hợp dạy tốt tất cả các phân mơn: Tập đọc, Chính tả,
Tập làm văn, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Tập viết. Trong đó phân mơn Tập đọc
là phân mơn giữ vai trị hết sức quan trọng, khơng thể thiếu được. Phân mơn Tập
đọc như một chìa khóa đầu tiên để giúp các em bước vào kho tàng tri thức khoa
học vô tận của nhân loại. Những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn
hóa, khoa học, tư tưởng, tình cảm, .... Muốn tiếp thu nền văn minh của nhân loại
để có một cuộc sống bình thường trong xã hội hiện tại thì mỗi con người ngay ở
lứa tuổi Tiểu học phải tập đọc để biết đọc. Biết đọc con người có khả năng chế
ngự một phương tiện văn hố cơ bản để giúp họ giao tiếp được với thế giới bên
trong của người khác, thông hiểu tư tưởng của người khác. Qua nội dung bài
Tập đọc sẽ cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản để hình thành kĩ năng
sử dụng Tiếng Việt. Đặc biệt qua những bài văn , bài thơ ... các em sẽ có những
rung động tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp, khơi dậy năng lực hành


động, sức mạnh sáng tạo cũng như bồi dưỡng tâm hồn, biết suy nghĩ một cách lơ
gíc cũng như biết tư duy có hình ảnh. Dạy Tập đọc tốt sẽ có tác dụng tích cực tới
việc hình thành nhân cách của học sinh. Chính vì thế đọc trở thành nhu cầu cấp
bách đầu tiên của con người.

1 /36


Một số biện pháp để dạy tốt phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 3
Dạy Tập đọc chính là dạy một kĩ năng. Vì vậy, nó địi hỏi người giáo viên
phải có phương pháp sáng tạo khi sử dụng sách giáo khoa, sách giáo viên nắm
vững và thực hiện đúng các u cầu có tính ngun tắc, vận dụng linh hoạt, sáng
tạo sát với thực tế và đối tượng học sinh. Có như vậy mới nâng cao chất lượng
giảng dạy tập đọc và góp phần tích cực vào việc đào tạo những con người năng
động, sáng tạo trong thời kì cơng nghiệp hố - hiện đại hố. Đúng như nhà triết
học cổ Hy Lạp nói : "Dạy học khơng phải là chất đầy vào một cái thùng rỗng
mà làm bừng sáng lên ngọn lửa".
Trên thực tế, khi dạy một bài tập đọc, muốn học sinh đọc đúng, đọc hay
không phải là dễ. Bởi vì nếu chỉ dạy cho học sinh đọc được văn bản thơi thì
khơng phải là q khó nhưng để có một bài dạy hồn thiện và đem lại hiệu quả
cao thì khơng đơn giản. Ở lớp ba, một tuần học sinh được học 3 tiết Tập đọc
(trong đó có nửa tiết kể chuyện), nếu giáo viên khơng chịu khó tìm tịi suy nghĩ,
bài nào cũng chỉ có một cách dạy như nhau thì việc học tập đọc thật là nhàm
chán. Hơn nữa, về phương pháp, nhiều giáo viên cịn thực hiện một cách máy
móc, thiếu linh hoạt, phần lớn là áp đặt theo sách giáo viên, sách hướng dẫn
không để ý đến đối tượng học sinh ở thực tiễn lớp mình dạy.
Về phía học sinh cũng còn nhiều hạn chế, nhiều em còn đọc chậm, còn
ngọng giữa n và l, cá biệt có những em đọc cịn đánh vần. Tốc độ đọc khơng đều
lúc nhanh, lúc chậm, tuỳ hứng. Có em đọc đúng, lưu lốt lại chưa biết thể hiện
giọng đọc, cách ngắt, nghỉ giọng, nhịp thơ cho phù hợp với nội dung bài.

Vậy dạy Tập đọc như thế nào sẽ mang lại hiệu quả cao cho học sinh Tiểu
học? Đó là điều trăn trở của nhiều giáo viên. Là một giáo viên dạy khối ba, tơi
ln tự đặt cho mình câu hỏi: Làm thế nào để chữa lỗi phát âm cho học sinh,
làm thế nào để các em đọc nhanh hơn, hay hơn, diễn cảm hơn ? Làm thế nào để
các em hiểu văn bản được đọc, nhất là làm thế nào để hiểu được "văn", làm thế
nào để phối hợp đọc thành tiếng và đọc hiểu, để cho những gì đọc được tác động
vào chính cuộc sống của các em .
Nhận rõ được tầm quan trọng của môn Tập đọc và xuất phát từ tình hình
thực tế với mong muốn các em học sinh sẽ có những tiết học tập đọc thật tốt, tơi
đã đi sâu nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp để dạy tốt phân môn Tập đọc
cho học sinh lớp 3”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Việc nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp để dạy tốt phân môn Tập đọc
cho học sinh lớp 3” nhằm hướng tới các mục đích sau:
2 /36


Một số biện pháp để dạy tốt phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 3
- Tìm hiểu yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học phân môn Tập đọc
lớp 3.
- Nắm được bản chất của phương pháp tích cực hoá hoạt động học tập.
- Nắm được cá c hoạt động của thầy và trò trên lớp theo phương pháp
dạy học mới.
- Đưa ra một số phương pháp dạy học tích cực, hiệu quả trong các
giờ dạy phân mơn Tập đọc lớp 3.
III - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. ĐỐI TƯỢNG

Học sinh lớp 3
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

- Nghiên cứu SGK, SGV, các tài liệu tham khảo.
- Điều tra, khảo sát học sinh.
- Thăm dò giáo viên trong khối 3 trường tôi
- Thống kê, phân loại.
- Tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học.

3 /36


Một số biện pháp để dạy tốt phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 3

PHẦN II:GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.CƠ SỞ LÝ LUẬN
Đọc là một kĩ năng quan trọng hàng đầu của con người. Không biết đọc,
con người không thể tiếp thu nền văn minh của nhân loại, không thể sống một
cuộc sống bình thường. Nhờ biết đọc, con người có thể tự học, học nữa, học
mãi, học suốt đời. Chính vì vậy, dạy học ở các lớp đầu cấp Tiểu học là rất quan
trọng.
Đọc là hoạt động nhận tin. Hoạt động đọc chỉ xảy ra khi người đọc
nắm được chữ viết. Đọc là dùng mắt và cơ quan thị giác để chuyển các kí
hiệu chữ viết trong văn bản thành dịng âm thanh ngơn ngữ vang lên trong
khơng khí hoặc trong đầu, sau đó dùng các thao tác tư duy để người đọc
thông hiểu nội dung văn bản.
Tập đọc có nhiệm vụ quan trọng nhất là hình thành và phát triển năng lực
cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kĩ năng như là bốn yêu cầu chất
lượng của đọc. Đó là đọc thành tiếng (đọc đúng, đọc nhanh), đọc thầm, đọc
hiểu, đọc diễn cảm. Chúng được rèn luyện và hỗ trợ cho nhau.
Dạy Tập đọc chính là bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và tâm hồn lành
mạnh, trong sáng, tình yêu cái đẹp, cái thiện và thái độ ứng xử đúng mực trong
cuộc sống cho các em. Nó cịn tạo hứng thú đọc sách và u thích Tiếng Việt.

Thơng qua dạy tập đọc, làm cho học sinh thấy thích học, thích đọc, u thích
sách.
Khơng những thế, đọc đúng, đọc hay, hiểu văn bản giúp học sinh có
phương pháp học tốt. Từ đó, các em sẽ có hiểu biết sâu sắc về thực tế cuộc sống,
văn học, cảm xúc của mỗi người càng thêm phong phú, chân thật.
Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là q trình chuyển dạng từ chữ
viết sang lời nói có âm thanh và thơng hiểu nó (ứng với hình thức đọc thành
tiếng) là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa
khơng có âm thanh (ứng với đọc thầm). Đọc không chỉ là công việc giải một bộ
mã gồm phần chữ viết và phát âm, nghĩa là nó khơng chỉ là sự đánh vần lên theo
tiếng theo đúng như các ký hiệu chữ viết mà cịn là một q trình nhận thức để
có khả năng thơng hiểu những gì được đọc. Q trình dạy học gồm có hai mặt
hữu cơ với nhau, hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh.
Người giáo viên đóng vai trị là người tổ chức hoạt động của học sinh. Mỗi học
4 /36


Một số biện pháp để dạy tốt phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 3
sinh đều được hoạt động, đều được bộc lộ mình, đều được phát triển. Một điều
cần chú ý là hoạt động học chỉ có thể đạt hiệu quả cao nếu học sinh tiến hành
các hoạt động học tập một cách tích cực, chủ động, tự giác với một động cơ
nhận thức sâu sắc.
Thực tế, ở trường tôi, việc dạy đọc bên cạnh những thành công cịn có
những hạn chế nhất định. Học sinh chưa đọc được như mong muốn. Kết quả
đọc của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành kĩ năng đọc.
Các em chưa nắm chắc được công cụ hữu hiệu để lĩnh hội tri thức, tư tưởng, tình
cảm của người khác chứa đựng trong văn bản được đọc. Vì vậy, bên cạnh nhiệm
vụ rèn kĩ năng đọc, cịn có nhiệm vụ làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, đời sống
và kiến thức văn học cho các em. Dạy đọc không chỉ giáo dục tư tưởng đạo đức
mà giáo dục tính cách, thị hiếu, thẩm mĩ cho học sinh.

II - THỰC TRẠNG VIỆC DẠY VÀ HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC Ở LỚP 3.
Là giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy nhiều năm, tôi nhận thấy
về kỹ năng đọc của học sinh cịn có nhiều hạn chế. Phần lớn các em mới
chỉ dừng ở việc đọc thông thạo, trôi chảy( đọc như một cái máy) mà chưa
biết đọc đúng, chưa biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm
từ, chưa thể hiện được sắc thái tình cảm, nội dung của bài đọc. Điều đó hạn
chế khả năng giao tiếp và việc phát huy năng lực trí tuệ của học sinh đối
với việc tiếp thu kiến thức mới ở tất cả các mơn học khác.Tơi ln lo lắng
vì chất lượng đọc của học sinh lớp tơi cịn nhiều mặt hạn chế. Ngay từ đầu
năm học tôi đã nắm bắt tình hình và sức học của các em. Phần lớn học sinh
lớp tơi đọc cịn chậm, phát âm chưa chuẩn, đọc còn ngọng, ... Số học sinh
đọc tốt trong lớp cịn ít. Chính vì lẽ đó dẫn đến kết quả : chữ viết mắc
nhiều lỗi chính tả, giờ kể chuyện không biết cách kể hay, không hấp dẫn
người nghe, ... Hơn nữa, các em còn nhỏ, mải chơi, nhiều học sinh lại thiếu
sự quan tâm nhắc nhở của bố mẹ, chưa hiểu rõ tầm quan trọng của việc
đọc, càng chưa có ý thức cao trong việc luyện đọc. Bởi vậy, chất lượng
đọc của các em còn kém so với yêu cầu cần đạt của phân môn Tập đọc lớp
3. Cụ thể là:
- Tốc độ đọc chưa đúng, có học sinh đọc quá nhanh nhưng cũng có
những em đọc quá chậm.
- Phát âm chưa đúng, đôi khi các em không dựa vào văn bản để đọc
mà đọc theo cảm tính, đọc vẹt.
- Một số em đọc còn lẫn âm đầu hoặc vần.
5 /36


Một số biện pháp để dạy tốt phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 3
- Kĩ năng hiểu nội dung đoạn đọc còn yếu.
- Một số học sinh trước yêu cầu đọc diễn cảm đã đọc với giọng
không phù hợp với nội dung đoạn đọc, uốn lưỡi quá khi đọc các âm s, r và

chưa thể hiện được cảm xúc.
III - KHẢO SÁT ĐẦU NĂM.
Ngay từ đầu năm học, sau khi nhận chủ nhiệm lớp 3C được 1 tháng, tôi
đã khảo sát và phân loại học sinh về phân mơn Tập đọc như sau:
- Số học sinh u thích môn Tập đọc: 15 học sinh - 31,9%
- Số học sinh chưa hứng thú đọc :
32 học sinh - 68,1%
Cụ thể là :
Phân loại
Số học sinh
Tỷ lệ %
- Số học sinh đọc ngọng, ngắt nghỉ không
18
38.2%
đúng chỗ, không đúng nhịp
- Số học sinh đọc chậm và đánh vần
7
14,8%
- Số học sinh đọc đúng
20
42,5%
- Số học sinh đọc hay
2
4,2%
IV. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.
Trong trường Tiểu học, Tiếng Việt là môn học quan trọng có nhiệm vụ
hình thành năng lực ngơn ngữ cho học sinh được thể hiện qua bốn dạng hoạt
động: nghe - nói - đọc - viết. Trong đó, Tập đọc là phân mơn đảm nhiệm việc
hình thành và phát triển cho học sinh kĩ năng quan trọng: Kĩ năng đọc. Tuy
nhiên, lứa tuổi Tiểu học là lứa tuổi ưa hoạt động, những điều mới lạ luôn hâp

dẫn các em. Quá trình học tập sinh động, sáng tạo sẽ giúp các em phát huy tối đa
tính tích cực trong học tập, giúp học sinh bộc lộ được năng lực sáng tạo và óc
tưởng tưởng tượng phong phú của mình.
Vì vậy, trong q trình giảng dạy, tơi đã mạnh dạn áp dụng một số các
biện pháp sau:
1. BIỆN PHÁP 1: CHUẨN BỊ VÀ SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC CÓ
HIỆU QUẢ, ĐÚNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA BÀI DẠY.
Đồ dùng dạy học là một trong những phương tiện quan trọng trong dạy
tập đọc ở Tiểu học. Nó giúp học sinh hiểu biết cụ thể, sinh động về văn bản
được đọc, qua đó cịn kích thích học sinh hứng thú học tập.
Đồ dùng dạy học còn là phương tiện để giáo viên dạy kiến thức cho học
sinh về câu, từ, hình ảnh. Với tầm quan trọng của việc sử dụng đồ dùng dạy học,
6 /36


Một số biện pháp để dạy tốt phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 3
yêu cầu đặt ra đối với người giáo viên là phải biết sử dụng đồ dùng dạy học
nhuần nhuyễn và biến nó trở thành một kĩ năng dạy học cơ bản của mình.
Khi khai thác sử dụng đồ dùng cần xác định rõ mức độ yêu cầu của đồ
dùng đó đối với bài dạy cụ thể như: có tác dụng gây hứng thú và kích thích học
sinh hoạt động học; sử dụng dễ dàng, thuận lợi và đảm bảo kiến thức cơ bản;
đảm bảo tính khoa học. tính sư phạm, tính thẩm mĩ; đồ dùng nhằm khai thác nội
dung kiến thức và rèn kĩ năng gì; sử dụng trong phần nào của tiết học.
Đồ dùng trực quan phục vụ cho phân mơn Tập đọc có các loại sau: tranh
minh họa, bản đồ, các loại bảng phụ, băng giấy, vật thật, băng hình, ..... Có
những loại đồ dùng có sẵn, song cũng có những đồ dùng giáo viên tự làm, tự
sưu tầm. Ngoài tận dụng những tranh minh họa trong sách giáo khoa, trong bộ
đồ dùng được cấp, tơi cịn bổ sung cho bộ đồ dùng thêm đa dạng bằng cách đi
đâu gặp bất cứ đồ dùng nào như băng hình, tranh ảnh, lịch ..... có liên quan đến
chương trình Tập đọc lớp ba là tơi sưu tầm mang về. Tuy nhiên, chỉ chuẩn bị đồ

dùng thơi thì chưa đủ mà quan trọng là khai thác, sử dụng đồ dùng đó như thế
nào để một giờ dạy đạt hiệu quả cao nhất?
Trong tất cả các giờ Tập đọc, tôi đều tận dụng tranh ảnh trong sách giáo
khoa một cách triệt để. Đặc biệt, tôi lưu ý cách đưa tranh, quan sát tranh, để thu
hút sự tập trung của các em. Chính vì thế, các em rất thích được quan sát tranh
và mạnh dạn trình bày những cảm nhận của mình trước nội dung của các bức
tranh đó. Những cảm nhận của các em trước mỗi bức tranh dù chỉ là một phát
hiện nhỏ, tôi cũng rất trân trọng, đáng được biểu dương, khích lệ. Từ những bức
tranh trong SGK, các em đã cảm nhận được cái hay, cái đẹp của tranh và nội
dung bài Tập đọc. Qua tranh, tơi có thể kết hợp giảng từ, giảng ý cho học sinh.
Song song với việc sử dụng tranh minh hoạ, tơi cịn sử dụng bản đồ Việt
Nam để giới thiệu cho học sinh các địa danh liên quan tới bài Tập đọc. Qua bản
đồ, học sinh xác định được vị trí, một số địa danh có liên quan đến bài học một
cách nhanh chóng, thu hút sự tập trung vào bài ngay từ phút đầu, tạo tâm lý
hứng khởi cho học sinh. Sau khi giới thiệu bài hoặc giới thiệu địa danh xong, tôi
cất bản đồ ngay, tránh sự mất tập trung, phân tán của các em.
Đồ dùng làm thay đổi khơng khí và sơi nổi nhất là băng hình, cát sét. Mỗi
khi xem băng hình, học sinh được đi “du lịch qua màn ảnh nhỏ ” một cách sống
động. Hơn thế nữa, các em được ngắm cảnh đẹp thanh bình, êm ả của mỗi vùng
quê Việt Nam trong thời gian rất ngắn, nhưng đã để lại cho các em ấn tượng khó
qn đối với mỗi học trị. Hơn nữa, các bài hát gắn với nội dung bài hoặc bài hát
7 /36


Một số biện pháp để dạy tốt phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 3
được phổ nhạc từ bài thơ vừa học khiến bài thơ trở nên gần gũi hơn, lắng đọng
lại trong lòng học sinh sau tiết học.
Đồ dùng dạy học được sử dụng trong hầu hết các bước của bài dạy: giới
thiệu bài, giảng từ, giảng ý, giảng hình ảnh, rèn kĩ năng sống hoặc củng cố bài.
Trong một tiết Tập đọc, thông thường, giáo viên không chỉ sử dụng một đồ dùng

mà có thể sử dụng nhiều đồ dùng khác nhau để góp phần đem lại hiệu quả cho
giờ dạy.
Ví dụ 1: Bài “Nhà rơng ở Tây Nguyên” - TV 3/tập 1 - trang 127, tôi sử
dụng tranh về nhà rông và bản đồ Việt Nam để giới thiệu bài giúp học sinh hình
dung rõ về hình ảnh nhà rơng và biết Tây Ngun ở vị trí nào trên đất nước ta.
Ngồi ra, tơi cịn sử dụng các vật thật như liềm, cuốc, ... để giải nghĩa từ “nơng
cụ”. Hơn nữa, nếu có điều kiện, tơi cho học sinh xem băng về hình ảnh người
Tây Nguyên đang múa rơng chiêng vừa để học sinh hình dung rõ về điệu múa
đặc sắc của đồng bào Tây Nguyên cũng như những sinh hoạt cộng đồng của
người Tây Nguyên gắn với nhà rông. Trong phần củng cố, tôi cho học sinh xem
đoạn băng giới thiệu về các sinh hoạt cộng đồng của người Tây Nguyên. Như
vậy, mặc dù chưa được đến Tây Nguyên nhưng học sinh như được du lịch đến
Tây Nguyên.

8 /36


Một số biện pháp để dạy tốt phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 3

- Ví dụ 2: Bài “Anh Đom Đóm” - TV 3/tập 1 - trang 143, tôi lại cho học
sinh xem một đoạn băng về đom đóm đang bay. Từ đó, tơi vừa giới thiệu bài vừa
giảng từ “đom đóm”. Ngồi ra, tơi cịn sử dụng tranh ảnh động về mặt trời đang
xuống núi để giúp học sinh hình dung rõ hơn về hình ảnh “mặt trời gác núi”,
một hình ảnh rất trừu tương đối với học sinh mà nếu chỉ nói bằng lời thì học sinh
sẽ rất khó hình dung. Tơi cịn sử dụng tranh ảnh về con vạc, con cò bợ để học
sinh biết thêm về các con vật được nói tới trong bài. Để giúp học sinh hiểu được
những hình ảnh đẹp về đom đóm, tơi đã cho học sinh xem một đoạn băng về
nhiều con đom đóm đang bay trong đêm như những ngơi sao bừng nở. Từ đó
giúp học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp của bài thơ. Ngoài tranh ảnh và
băng hình sưu tầm được, trong bài này, tơi cịn khai thác triệt để hình ảnh trong

sách giáo khoa khi giảng về hoạt động của các con vật vào ban đêm mà anh
Đom Đóm đã chứng kiến khi đi gác. Qua đó, học sinh sẽ hình dung rõ hơn về
cuộc sống sinh động của các loài vật vào ban đêm ở làng quê và thêm yêu cảnh
vật ở làng quê.
9 /36


Một số biện pháp để dạy tốt phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 3
- Ví dụ 3: Với bài: "Bài hát trồng cây" của Bế Kiến Quốc, trước khi dạy
tơi đã tìm hiểu và thấy bài thơ này được nhạc sĩ Thanh Ly phổ nhạc nên tôi đã
sưu tầm bản nhạc.

Cuối tiết học, tôi cho các em củng cố và ghi nhớ bài bằng bài hát này.
Thật bất ngờ, sau khi nghe bài hát và hát theo, học sinh nắm rất chắc nội dung.
Hơn nữa, tất cả học sinh trong lớp đã nhanh chóng thuộc bài thơ. Vậy đây cũng
là một biện pháp giúp học sinh ghi nhớ bài thơ.
Như vậy, nhờ chuẩn bị đồ dùng chu đáo, đầy đủ, sắp xếp và khai thác đồ
dùng trong mỗi tiết học hợp lý mà học sinh lớp tôi không chỉ hiểu từ ngữ trong
bài mà còn tiếp thu bài sâu hơn, thích thú với phân mơn Tập đọc hơn.
2. BIỆN PHÁP 2: GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ TỐT CHO VIỆC ĐỌC MẪU.
Cũng như các môn học khác, phân môn Tập đọc cũng cần làm mẫu. Làm
mẫu trong dạy Tập đọc chính là việc đọc mẫu của giáo viên. Thực tế, học sinh
10 /36


Một số biện pháp để dạy tốt phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 3
lớp 3 khó tự mình có thể đọc đúng, đọc hay được. Giáo viên phải là người
hướng dẫn, làm mẫu cho học sinh tiếp xúc với văn bản. Nhất là khi học sinh đọc
sai hoặc phần hướng dẫn cách luyện đọc diễn cảm đoạn văn (khổ thơ), đọc diễn
cảm cả bài thì nhất thiết cần đến sự đọc mẫu của giáo viên. Giáo viên đọc mẫu

tốt sẽ góp phần khơng nhỏ vào việc rèn đọc cho học sinh Vì vậy, tơi ln có ý
thức quan tâm đến việc điều chỉnh cách đọc của mình: tự để ý đến giọng nói,
cách nói, cách đọc; tự quan sát, tự đánh giá (qua kết quả đọc của học sinh) để
mình đọc đúng hơn, đọc hay hơn làm cách đọc mẫu cho học sinh học tập. Học
sinh được tiếp xúc một cách trực tiếp sẽ gây những ấn tượng đầu tiên cho các
em. Nó quyết định việc học sinh u thích hay khơng u thích văn bản được
đọc. u cầu cô đọc mẫu phải đảm bảo chất lượng, đọc đúng, chuẩn, đọc rõ
ràng, trôi chảy, đọc đủ lớn, nhanh vừa phải và diễn cảm.
Tôi nhận thấy, ngay từ lớp 1, việc đọc mẫu của giáo viên cũng rất cần
thiết. Càng lên lớp cao việc đọc mẫu của giáo viên đòi hỏi càng phải linh hoạt,
phụ thuộc vào từng bài học, từng đối tượng học sinh cụ thể. Thông thường, giáo
viên đọc mẫu theo các hình thức khác nhau :
- Đọc từ, cụm từ
- Đọc câu, đoạn
- Đọc cả bài
Chính vì vậy, trước giờ lên lớp, thơng qua việc chuẩn bị bài dạy kĩ càng,
tôi xác định giọng đọc, cách đọc, sau đó dùng bút chì gạch chân những từ cần
nhấn giọng, chỗ ngắt nhịp, chỗ ngắt nghỉ, đánh dấu dòng thơ, câu thơ cần luyện
đọc tại SGK để tiện cho việc giảng dạy của mình. Ngồi ra, trước mỗi bài, bao
giờ tôi cũng đọc bài vài lượt để chọn giọng đọc, cách đọc cho phù hợp nhất, đọc
mẫu cho học sinh trong giờ dạy.
Ví dụ 1: Bài “Anh Đom Đóm” - TV3/tập 1 - trang 143, tơi đã nghiên cứu
kĩ sách giáo viên và thấy được ngoài giọng đọc và cách ngắt nhịp thơ, nhấn
giọng như sách đã hướng dẫn, khi đọc hai khổ thơ cuối cần đọc với giọng vui
tươi và giáo viên cần lưu ý học sinh cách ngắt hơi ở khổ thơ thứ ba và giọng đọc
của khổ thơ này (kéo dài giống như lời ru). Ngồi các từ cần nhấn giọng như
SGV, tơi nhận thấy cần nhấn giọng thêm vào một số từ khác như: vung ngọn
đèn.
Giờ lên lớp, tôi tiến hành đọc mẫu như sau: Sau phần giới thiệu bài, tôi
đọc mẫu với giọng nhẹ nhàng, riêng hai khổ thơ cuối đọc với giọng tươi vui để

phù hợp với nội dung tả Đom Đóm rất chuyên cần, cuộc sống của các loài vật
vào ban đêm ở làng quê rất đẹp và sinh động. Ngoài ra, tơi cịn nhấn giọng vào
11 /36


Một số biện pháp để dạy tốt phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 3
các từ ngữ gợi tả tính nết của Đom Đóm và hoạt động của các con vật ở làng quê
vào ban đêm: lan dần, chuyên cần, lên đèn, rất êm, suốt một đêm, lặng lẽ, long
lanh, vung ngọn đèn, quay vịng, rộn rịp, tắt.
Ví dụ 2: Bài “Nhớ Việt Bắc” - TV 3/tập 1 - trang 115, ngoài đọc như sách
giáo viên đã hướng dẫn, tôi nhận thấy cần chú ý thêm ngắt nhịp thơ ở một số câu
thơ sau và cũng cần nhấn giọng thêm ở từ “nhớ” để thể hiện tình cảm của người
cán bộ khi trở về xuôi với đất và người Việ Bắc.
Nhớ khi giặc đến/ giặc lùng
Rừng cây/ núi đá/ ta cùng đánh Tây.
Mênh mông/ bốn mặt sương mù
Đất trời ta/ cả chiến khu một lòng.
- Đối với đọc mẫu từ, cụm từ: Khi theo dõi học sinh luyện đọc nối tiếp
dòng thơ, nếu phát hiện ra nhiều học sinh đọc sai từ, tơi đọc mẫu lại từ đó để
giúp học sinh đọc phát âm theo cho đúng.
Ví dụ 1: Bài “Anh Đom Đóm” - TV 3/tập 1 - trang 143, cần chú ý học
sinh đọc đúng các từ: long lanh, lặng lẽ, bừng nở.
Ví dụ 2: Bài “Chú ở bên Bác Hồ” - TV3/tập 2 - trang 16, cần chú ý đọc
đúng các từ: Kon Tum, Đắk Lắk.
- Khi hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm, tôi đọc mẫu cả bài với các bài thơ
hoặc chọn một đoạn văn với các bài văn dài.
Ví dụ 1: Bài “Anh Đom Đóm” - TV 3/tập 1 - trang 143, tơi đọc mẫu cả
bài sau khi học sinh đã hiểu nội dung bài. Học sinh nghe tôi đọc mẫu để phát
hiện ra giọng đọc của bài và các từ ngữ cần nhấn giọng.
Ví dụ 2: Bài “Nhà rơng ở Tây Ngun” - TV 3/tập 1 - trang 127, sau khi

tìm hiểu nội dung bài, tơi lại đọc mẫu đoạn 1, cịn các đoạn còn lại học sinh sẽ tự
phát hiện giọng đọc dựa vào cách đọc của đoạn 1.
Như vậy, việc đọc mẫu của giáo viên hết sức linh hoạt trong giờ dạy (bất
cứ lúc nào nếu học sinh đọc chưa chính xác). Tuy nhiên, dù đọc mẫu dưới bất cứ
hình thức nào cũng cần có một giọng đọc mẫu tốt. Đó là mức độ chuẩn để học
sinh lấy đó làm tiêu chí rèn đọc đúng, đọc hay, kích thích hứng thú luyện đọc
của các em.
Muốn có giọng đọc hay, phù hợp với nội dung bài, trước hết giáo viên
phải nghiên cứu kĩ càng nội dung của từng bài. Nếu bài Tập đọc là một văn bản
nghệ thuật thì lời đọc của giáo viên phải khơi gợi được hứng thú và phát triển
được trí tưởng tượng của các em. Với các văn bản nghệ thuật hoặc có tính nghệ
12 /36


Một số biện pháp để dạy tốt phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 3
thuật, đọc mẫu của giáo viên phải diễn cảm. Cịn với những văn bản thơng
thường như: Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội”, Chương
trình xiếc đặc sắc, .... chỉ cần đọc đúng chứ không cần đọc diễn cảm.
Để đọc diển cảm bài thơ, trước hết giáo viên cần nghiên cứu kĩ nội dung
bài thơ, tìm hiểu xuất xứ bài thơ, hiểu mạch cảm xúc của tác giả. Từ đó, xác
định giọng đọc cho mỗi bài thơ sao cho có sức hấp dẫn, lơi cuốn học sinh.
Ví dụ: Bài “Nhớ Việt Bắc” - TV 3/tập 1 - trang 115
Bài thơ này viết theo thể thơ lục bát mang một âm điệu mượt mà, tình
cảm của thể thơ truyền thống của dân tộc. Ngồi ra, trong bài cịn sử dụng các từ
xưng hơ “ta, mình” rất gần gũi với người đọc. Âm điệu của bài thơ khi đọc phải
tốt lên tình cảm gắn bó, thân thiết của tác giả với đất và người Việt Bắc. Hơn
nữa, để đọc hay, giáo viên cần phải hiểu xuất xứ, cảm xúc của tác giả khi viết
bài thơ này. Bài thơ “Nhớ Việt Bắc” được viết vào năm 1955 khi Chính phủ rời
chiến khu Việt Bắc, nơi cán bộ Cách mạng đã sống và chiến đấu trong kháng
chiến chống Pháp, đã cùng chia ngọt, sẻ bùi cùng đồng bào Việt Bắc. Trở về

xi nhưng trong lịng mỗi người vẫn không nguôi nỗi nhớ chiến khu, nhớ Việt
Bắc.
Tóm lại, giọng đọc mẫu của giáo viên được coi là một đồ dùng dạy học vô
cùng quan trọng và không thể thiếu. Khi đọc mẫu, giáo viên luôn chú ý đến
giọng đọc mẫu của mình sao cho có hiệu quả cao nhất. Giáo viên phải đọc đúng,
diễn cảm một cách chắc chắn, nghĩa là dù nhiều lần đọc mẫu nhưng giọng vẫn
phải giống nhau. Nếu đọc mà mỗi lần đọc một khác thì khơng thể gọi là đọc
mẫu. Điều này khẳng định nhiệm vụ của giáo viên Tiểu học. Mỗi chúng ta phải
luôn luôn tu dưỡng, rèn luyện cho mình có một giọng đọc truyền cảm, gây sự
chú ý của học sinh ngay từ phút đầu tiên của bài học.
3. BIỆN PHÁP 3: CHÚ TRỌNG VIỆC RÈN ĐỌC ĐÚNG CHO HỌC SINH.
Đọc đúng là tiền đề của đọc hay cũng như hiểu nội dung văn bản. Ngược
lại, nếu không hiểu điều mình đang đọc thì khơng thể đọc nhanh và diễn cảm
được. Nhờ đọc đúng mà hiểu đúng, hay chính nhờ hiểu đúng mà đọc được đúng.
Vì vậy, trong dạy học, không thể xem nhẹ kĩ năng nào, cũng như không thể tách
rời chúng.
3.1. Đối với học sinh đọc chậm, đánh vần từng tiếng, từ, trong các giờ tập
đọc, tơi năng gọi các em đọc. Khi các em đó đọc, tôi cố gắng nghe các em đọc
và cho các em đọc những đoạn văn ngắn, đọc những câu văn hay, cô đọc trước
rồi gọi các em đọc theo để khơi gợi hứng thú. Đặc biệt, thường xuyên cho các
13 /36


Một số biện pháp để dạy tốt phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 3
em thực hành nói. Khi đọc, khi giao tiếp, nói đến đâu, tơi sửa sai, sửa ngọng đến
đó. Với đối tượng này, khơng thể sốt ruột được, phải kiên trì, động viên các em
kịp thời, dù là một sự cố gắng hay sự tiến bộ nhỏ của các em để động viên các
em có ý thức vươn lên. Các em được luyện đọc không những trong giờ Tập đọc
mà trong các giờ học khác như giờ Luyện từ và câu, Tập làm văn, Kể chuyện,
Đạo đức, TNXH ... Cả ngoài giờ học như giờ ra chơi, giờ truy bài, giờ sinh hoạt

tập thể. Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh giao bài để giúp các em luyện đọc ở
nhà. Ngồi ra, tơi cịn phân cơng các em đọc khá giúp bạn đọc yếu. Cứ như vậy,
các em đọc chậm, còn đánh vần đã tiến bộ lên rất nhiều.
3.2. Đối với các em đọc còn nhầm lẫn l - n. Nếu phát âm không chuẩn,
các em sẽ không thể hiện được cái hay, cái đẹp của tác phẩm tới người nghe, làm
cho người nghe thấy khó chịu giống như khi ăn cơm gặp phải hạt sạn vậy. Để
giúp các em sửa ngọng, tôi hướng dẫn các em phát âm và phân tích như sau:
Khi đọc âm l, đầu lưỡi cong lên chạm vào răng hàm trên, luồng hơi đi mạnh
hơn và thoát ra đằng miệng và hai bên lưỡi. Khi đọc âm n, đầu lưỡi cần
chạm vào răng hàm dưới, mặt lưỡi phía trên chạm vào hàm ếch. Khi luồng
hơi đi ra, hàm dưới hạ xuống để luồng hơi thoát ra đằng mũi. Sau mỗi lần
hướng dẫn, tôi yêu cầu các em đọc từng từ để các em phải đọc đúng. Ngồi ra,
tơi cịn sửa ngọng cho các em bằng cách trực quan hố sự mơ tả âm vị và hướng
dẫn học sinh quan sát, tự kiểm tra mình đang phát âm nào. /n/ là một âm mũi,
khi phát âm, sờ tay vào mũi sẽ thấy mũi rung. Cịn khi phát âm /l / mũi khơng
rung. Sau đó, luyện cho học sinh phát âm /l/ bằng cách bịt chặt mũi đọc: la, lô,
lo, lu, lư. Khi bịt chặt mũi, học sinh không thể phát âm các tiếng: na, nô, no , nu,
nư. Hay tôi yêu cầu các em quay mặt vào nhau từng đôi một và đọc các từ có
chứa l và n. Học sinh sẽ quan sát lưỡi của bạn khi đọc và sẽ biết bạn đọc đúng
hay sai để sửa cho bạn.
Ví dụ 1: Bài “Nhớ lại buổi đầu đi học” - TV 3/tập 1 - trang 51, học sinh
thường đọc sai các từ: nao nức, nảy nở, lần này, nép.
Ví dụ 2: Bài “Ông ngoại” - TV 3/tập 1 - trang 34, học sinh thường đọc
sai các từ: lặng lẽ, năm nay, loang lổ.
3.3. Đối với học sinh đọc ngắt nghỉ không đúng.
- Luyện đọc đúng còn bao gồm cả việc đọc đúng tiết tấu, đọc đúng chỗ
ngắt, nghỉ hơi, ngữ điệu câu. Học sinh phải biết dựa vào quan hệ ngữ pháp giữa
các tiếng, từ để ngắt hơi đúng.

14 /36



Một số biện pháp để dạy tốt phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 3
Ví dụ 1: Bài “Ơng ngoại” - TV 3/tập 1 - trang 34, giáo viên cần luyện
cho học sinh không đọc tách một từ ra làm hai trong câu "Những cơn gió nóng
mùa/ hè đã nhường chỗ cho luồng khí mát/ dịu mỗi sáng.”
Ví dụ 2: Bài “Cơ giáo tí hon” - TV 3/tập 1 - trang 17, cần hướng dẫn học
sinh không đọc tách từ chỉ loại với danh từ nó đi kèm trong câu "Bé đưa mắt
nhìn đám/ học trị, tay cầm nhánh/ trâm bầu nhịp nhịp trên tấm bảng.”
Ví dụ 3: Bài “Nắng phương Nam” - TV 3/tập 1 - trang 94, học sinh
không được đọc tách giới từ với danh từ đi sau nó trong câu "Chợ hoa trên/
đường Nguyễn Huệ đông nghịt người"; hay không được đọc tách từ "là" với
danh từ đi sau nó trong câu "Hơm nay đã là/ hai mươi tám Tết".
- Ngoài ra, dựa vào quan hệ cú pháp, học sinh phải biết ngắt hơi đúng
ranh giới của cụm từ.
Ví dụ 1: Bài “Nhà rơng ở Tây Nguyên” - TV 3/tập 1 - trang 127, cần đọc
"Nhà rông thường được làm bằng các loại gỗ bền/ chắc như lim, gụ, sến, táu.”
mà không đọc "Nhà rông thường được làm bằng các loại gỗ bền chắc/ như lim,
gụ, sến, táu ".
- Việc ngắt hơi phải phù hợp với các dấu câu: nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu
hơn ở dấu chấm. Tuy nhiên, khi đọc một văn bản, ngoài việc ngắt giọng dựa
vào các dấu câu, học sinh còn cần phải nắm được các quan hệ ngữ pháp để đọc
đúng chỗ ngắt giọng. Thực tế cho thấy, khi đọc các bài văn xuôi, học sinh
thường mắc lỗi ngắt giọng ở những câu dài có cấu trúc ngữ pháp phức tạp.
Ví dụ: Bài “Nhớ lại buổi đầu đi học” - TV 3/tập 1 - trang 51, cần chú ý
khi đọc câu dài “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở
trong lịng tơi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.” Với
các câu phức tạp như vậy, giáo viên dùng bảng phụ viết sẵn câu văn, gọi học
sinh nêu cách ngắt trên bảng phụ như sau: “Tôi quên thế nào được những cảm
giác trong sáng ấy/ nảy nở trong lòng tôi/ như mấy cánh hoa tươi/ mỉm cười

giữa bầu trời quang đãng.” Sau khi đánh dấu chỗ ngắt hơi, giáo viên cho các
học sinh khác nhận xét, tìm ra chỗ chưa phù hợp và điều chỉnh (nếu có).
- Ngồi ra, đọc đúng bao gồm cả một số tiêu chuẩn của đọc diễn cảm như
đọc đúng các ngữ điệu câu: lên giọng ở câu hỏi, hạ giọng ở cuối câu kể, thay đổi
giọng phù hợp với tình cảm cần diễn đạt trong câu cảm. Với câu cầu khiến cần
nhấn giọng phù hợp để thấy rõ các nội dung cầu khiến khác nhau. Ngồi ra cịn
phải hạ giọng khi đọc bộ phận giải thích của câu.
Ví dụ 1: Bài “Chú ở bên Bác Hồ” - TV 3/tập 2 - trang 16, với các câu
hỏi , khi đọc cần cao giọng ở cuối câu.
15 /36


Một số biện pháp để dạy tốt phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 3
- Chú bây giờ ở đâu?
Chú ở đâu, ở đâu?
Trường Sơn dài dằng dặc?
Trường Sa đảo nổi, chìm?
Hay Kon Tum, Đắk Lắk?
Ví dụ 2: Bài “Cậu bé thông minh” - TV 3/tập 1 - trang 4, lời của người
dẫn chuyện xen kẽ giữa lời của nhân vật cần đọc hạ giọng xuống thấp hơn:
- Muôn tâu Đức Vua - cậu bé đáp - bố con mới đẻ em bé, bắt con đi xin
sữa cho em. Con không xin được, liền bị đuổi đi.
4. BIỆN PHÁP 4: RÈN CÁCH NGẮT GIỌNG BIỂU CẢM, CÁCH NGẮT
NHỊP THƠ.
4.1. NGẮT GIỌNG BIỂU CẢM.
Ngoài việc dạy học sinh cách ngắt giọng thể hiện đúng quan hệ ngữ pháp,
tơi cịn dạy học sinh biết cách ngắt giọng biểu cảm. Đó là chỗ ngừng lâu hơn
bình thường hoặc chỗ ngừng khơng do logic mà do ý đồ của người đọc nhằm
gây ấn tượng về cảm xúc. Các dấu câu cũng là biểu hiện ngắt giọng logic. Cũng
có khi sự ngừng giọng thể hiện sự ngập ngừng khơng muốn nói hay thể hiện sự

xúc động. Ngắt giọng biểu cảm là phương tiện tác động đến người nghe, thiên
về cảm xúc. Ngắt giọng biểu cảm là những chỗ ngừng, chỗ lắng, sự im lặng có
tác dụng truyền cảm, tập trung sự chú ý của nghe vào sau chỗ ngừng góp phần
tạo hiệu quả nghệ thuật cao.
Ví dụ 1: Bài “Giọng quê hương”- TV 3/tập 1 - trang 76, có bốn câu có
dấu ba chấm nhưng mỗi chỗ có dấu ba chấm lại đọc một cách khác nhau để thể
hiện một dụng ý khác nhau:
- Xin lỗi. Tôi quả thật chưa nhớ ra anh là ... ( giọng ngạc nhiên, hơi kéo
dài để thể hiện sự lúng túng)
- Mẹ tôi là người miền Trung... Bà qua đời đã hơn tám năm rồi. ( đọc
giọng nghẹn ngào, xúc động, dừng lại hơi lâu ở dấu 3 chấm để thể hiện sự xúc
động)
Ví dụ 2: Bài “Trận bóng dưới lịng đường” - TV 3/tập 1 - trang 54”, dấu
ngắt quãng lại thể hiện sự hối hận trước lỗi lầm mà Quang và các bạn đã gây ra:
- Ông ơi... cụ ơi...! Cháu xin lỗi cụ. (giọng ngập ngừng, hối hận)
4.2. NGẮT NHỊP THƠ.

16 /36


Một số biện pháp để dạy tốt phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 3
Sau khi học sinh đã đọc đúng, để giúp học sinh đọc hay, đọc diễn cảm tôi
tiến hành rèn cho học sinh cách ngắt nhịp thơ. Ngay từ đầu năm học, tôi đã cho
các em làm quen với các kí hiệu đọc.
- Ngắt hơi : / ( ghi sau ngay từ cần ngắt )
- Nghỉ hơi : // ( ghi sau từ cần nghỉ hơi )
- Nhấn giọng : _
( gạch dưới từ cần nhấn )
- Kéo dài :
( ghi dưới từ kéo dài )

- Lên cao giọng :
( ghi bên phải từ cần lên cao )
- Hạ thấp giọng :
( ghi bên phải từ cần hạ giọng )
- Đọc vắt sang :
C
( ghi nối liền giữa 2 dịng thơ )
Nhịp thơ chính là đặc trưng cơ bản để phân biệt thơ với văn xuôi. Thơ có
nhịp ngắn: 2/2/2 thể hiện sự dồn dập, có nhịp dài 4/4 thể hiện sự sâu lắng. Thơ
lục bát phổ biến ngắt nhịp 2/4, 2/4/2 hoặc 2/2/4, 3/3, 3/5. Đôi khi lại 3/3, 4/4 ...
Thể thơ bát cú ngắt theo nhịp 4/3 hoặc 3/4. Thơ 4 tiếng lại ngắt nhịp 2/2 hoặc
4/4.
Việc ngắt nhịp thơ không theo một khuôn mẫu, công thức nào, mà chỉ
ngắt làm sao khi đọc lên câu thơ ấy hay hơn, có hình ảnh hơn, thể hiện được
đúng nội dung, ý tưởng mà tác giả gửi gắm trong đó. Bởi vậy, khi hướng dẫn
học sinh cách đọc, tôi thường hướng dẫn học sinh hiểu từ ngữ, cách khai thác
bài và tìm hiểu sâu về biện pháp nghệ thuật để học sinh tự tìm ra cách ngắt nhịp
cho đúng.
Ví dụ 1: Bài “Anh Đom Đóm” - TV 3/tập 1 - trang 143 thuộc thể thơ 4
chữ mang âm hưởng của một bài đồng dao vui nhộn, hồn nhiên. Vì vậy, cần ngắt
nhịp thơ 4/ 4.
Ví dụ 2: Bài “Quạt cho bà ngủ” - TV 3/tập 1 - trang 2, hầu hết các dòng
thơ ngắt nhịp 4/4. Tuy nhiên cũng có 1 số dịng thơ ngắt nhịp 1/3 hoặc 2/2:
Ơi/ chích chịe ơi!/
Chim đừng hót nữa,/
Bà em ốm rồi,/
Lặng/ cho bà ngủ.//
Hoa cam,/ hoa khế/
Chín lặng trong vườn,/
Bà mơ tay cháu/

Quạt/ đầy hương thơm.//
17 /36


Một số biện pháp để dạy tốt phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 3
Để giúp các em đọc hay, ngắt nhịp thơ đúng, tôi đã hướng dẫn để học sinh
phát hiện được nhịp thơ của toàn bộ bài. Sau đó, tơi sẽ lưu ý học sinh những
dịng thơ có cách ngắt nhịp khác với cách ngắt nhịp đặc trưng của bài thơ đó.
Ví dụ 3: Bài “Bài hát trồng cây” - TV 3/tập 2 - trang 109. Bài thơ như là
một lời hát có vần có điệu, xen kẽ giữa một dòng thơ 3 chữ với một dòng thơ 4
chữ. Toàn bộ bài thơ ngắt nhịp cuối mỗi dòng thơ, nhịp dồn dập như để thúc
giục mọi người hãy tích cực tham gia trồng cây.
Ai trồng cây/
Người đó có tiếng hát/
Trên vịm cây/
Chim hót lời mê say.//
Ví dụ 4: Bài “Nhớ Việt Bắc” - TV 3/tập 1 - trang 115, một bài thơ viết ở
thể thơ lục bát để ca ngợi đất và người Việt Bắc đẹp và đánh giặc giỏi, tôi đã
hướng dẫn học sinh ngắt nhịp bốn dòng đầu để học sinh nhận ra nhịp thơ chủ
đạo của thơ lục bát là 2/4 (đối với câu 6), 2/2/4 hoặc 4/4 (đối với câu 8).
Ta về,/ mình có nhớ ta/
Ta về,/ ta nhớ/ những hoa cùng người.//
Rừng xanh/ hoa chuối đỏ tươi/
Đèo cao nắng ánh/ dao gài thắt lưng.//
Tuy nhiên, vẫn có câu thơ khơng ngắt nhịp thơ qui luật trên. Tôi đã hướng
dẫn kĩ hơn với các dịng thơ đó:
Nhớ khi giặc đến/ giặc lùng/
Rừng cây/ núi đá/ ta cùng đánh Tây.//
Mênh mông/ bốn mặt sương mù/
Đất trời ta/ cả chiến khu một lòng.//

Như vậy, để rèn cho học sinh có cách ngắt nhịp thơ đúng nhất, người giáo
viên cần giúp các em hiểu rõ nội dung và dụng ý nghệ thuật mà tác giả sử dụng.
Trên cơ sở đó các em sẽ tìm ra cách ngắt nhịp thơ đúng nhất, cách đọc hay nhất.
5. BIỆN PHÁP 5: SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI ĐỂ RÈN KĨ NĂNG
ĐỌC HIỂU.
Trong quá trình lên lớp, việc dẫn dắt để học sinh rút ra cho mình cách đọc,
cách cảm thụ văn bản là một việc làm đòi hỏi người giáo viên phải biết kết hợp
nhiều kĩ năng sư phạm. Trong đó, hệ thống câu hỏi dẫn dắt học sinh là một biện
18 /36


Một số biện pháp để dạy tốt phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 3
pháp hiệu quả. Mục đích sử dụng hệ thống câu hỏi là giúp học sinh nắm bài một
cách chủ động, có hệ thống. Đồng thời, nó cịn có tác dụng gợi mở cho học sinh
tự tìm ra được hướng tiếp nhận văn bản để qua đó rút ra được cách đọc diễn cảm
văn bản.
Để có hệ thống câu hỏi gợi mở phù hợp, giáo viên phải biết sử dụng kết
hợp nhuần nhuyễn các loại câu hỏi: Câu hỏi tái hiện, câu hỏi gợi mở, câu hỏi
phát hiện, câu hỏi sáng tạo, câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi khái quát,...
Việc sử dụng các câu hỏi phải tuân theo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn
giản đến phức tạp, từ tái hiện đến khái quát.
Muốn cho học sinh đọc hiểu văn bản một cách sâu sắc thì việc sắp xếp,
lựa chọn các câu hỏi liên quan đến bài đọc là một việc vô cùng quan trọng. Từ
đó, học sinh sẽ hiểu văn bản và sẽ đọc hay, đọc diễn cảm văn bản. Để đạt được
chuẩn kiến thức và kĩ năng đối với từng bài, sách Tiếng Việt lớp 3 đã coi trọng
đúng mức việc hình thành ở học sinh năng lực đọc hiểu văn bản đọc thông qua
hệ thống câu hỏi cuối mỗi bài. Tuy nhiên, đó chỉ là những câu hỏi cơ bản nhất.
Ngồi các câu hỏi đó, giáo viên cần có thêm các câu hỏi khái quát, các câu hỏi
sáng tạo phù hợp với đối tượng học sinh lớp mình để học sinh tiếp thu bài dễ
dàng hơn. Hệ thống câu hỏi này cần giúp cho học sinh hiểu:

- Hiểu từ ngữ trong bài thơ, bài văn.
- Phát hiện các chi tiết, hình ảnh; các dấu hiệu nghệ thuật đơn giản.
- Ý nghĩa, giá trị của tác phẩm
- Biết rung động trước cái hay, cái đẹp của bài thơ, tình cảm của tác giả.
Tuy nhiên, khi chuẩn bị hệ thống câu hỏi, mỗi giáo viên cần cân nhắc thật
kĩ lưỡng sao cho phù hợp trình độ học sinh của từng lớp, tránh quá tải, nặng nề.
Luyện đọc thầm, đọc hiểu là kỹ năng được chuyển từ ngoài vào trong, từ đọc to
đến đọc nhỏ, đọc mấy máy môi đến đọc bằng mắt, không mấp máy mơi. Giáo
viên phải tổ chức q trình từ ngồi vào trong, cần kiểm sốt q trình đọc thầm
của học sinh bằng cách xác định đọc thầm cho học sinh từng đoạn, khi học sinh
đọc thầm giáo viên cũng phải đọc thầm theo để đề phòng hoặc phát hiện những
học sinh không đọc thầm mà đã giơ tay ( nếu thấy học sinh đọc quá nhanh,
nhanh hơn cả cô), giáo viên đưa ra câu hỏi từ đoạn đó. Nếu thấy học sinh lúng
túng thì có nghĩa là em đó khơng đọc bàì.
Ví dụ 1: Bài “Đơi bạn”, tơi đọc thầm một đoạn, thấy học sinh đọc q
nhanh thì tơi đưa ra câu hỏi ở đoạn đó (Thành và Mến kết bạn vào dịp nào?).
Với những biện pháp như trên, bắt buộc học sinh phải đọc thầm để tìm hiểu nội
dung bài. Giờ tập đọc cũng kiểm tra như vậy, từ đó giúp các em tích cực tự giác
19 /36


Một số biện pháp để dạy tốt phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 3
học tập. Đối với học sinh yếu, tơi ln động viên, khuyến khích các em đó gây
được phong trào đọc thầm cho học sinh
Ví dụ 2: Bài “Anh Đom Đóm” - TV 3/tập 1 - trang 143. Dựa vào các câu
hỏi trong sách giáo khoa, tôi đã đưa ra hệ thống câu hỏi như sau để giúp học
sinh hiểu văn bản:
1) Câu hỏi 1 sách giáo khoa.
2) Anh Đom Đóm lên đèn đi gác vào thời gian nào? (Câu hỏi thêm)
3) Trong hai khổ thơ đầu, từ nào được tác giả nhắc lại nhiều lần? Nhắc

lại như vậy để nói lên điều gì? (Câu hỏi thêm)
4) Từ nào trong bài thể hiện sự chăm chỉ, cần cù của anh Đom Đóm?
(Câu hỏi thêm)
5) Hai khổ thơ đầu nói về đức tính gì của Đom Đóm? (Câu hỏi thêm)
6) Câu hỏi 2 sách giáo khoa.
7) Câu hỏi 3 sách giáo khoa.
8) Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để có hình ảnh đẹp như vậy?
Vì sao tác giả lại so sánh như vậy? (Câu hỏi thêm)
9) Đom Đóm và các con vật cịn được gọi bằng gì? (Câu hỏi thêm)
10) Qua bài thơ, nhà thơ Võ Quảng muốn nói với chúng ta điều gì? (Câu
hỏi thêm)
Như vậy, với bài thơ này, tôi không chỉ sử dụng các câu hỏi trong sách
giáo khoa mà còn sử dụng các câu hỏi khai thác về nghệ thuật và khái qt nội
dung bài. Từ đó, thơng qua các câu trả lời, học sinh sẽ hiểu rõ hơn về nội dung
chính của bài và cảm nhận được cái hay của bài thơ.
Ví dụ 3: Bài “Nhớ Việt Bắc” - TV 3/tập 1 - trang 115. Với bài này, tôi đã
sử dụng các câu hỏi sau:
1) Trong hai dòng thơ đầu, tác giả dùng từ xưng hô rất thân mật là “ta”
và “mình”. Vậy “ta” là chỉ ai và “mình” là chỉ ai?(Câu hỏi thêm)
2) Câu hỏi 2 phần a sách giáo khoa.
3) Câu hỏi 3 sách giáo khoa.
4) Từ nào được lặp lại nhiều lần? Lặp lại như vậy để làm gì? (Câu hỏi
thêm)
5) Câu hỏi 2 phần b sách giáo khoa.
6) Bài thơ nói lên điều gì?(Câu hỏi thêm)
Vậy với bài thơ này, tôi đã thay câu hỏi 1 trong sách giáo khoa bằng câu
hỏi khác. Ngoài ra, thứ tự các câu hỏi trong sách giáo khoa cũng được tôi thay
20 /36



Một số biện pháp để dạy tốt phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 3
đổi sao cho phù hợp với cách khai thác nội dung. Với hệ thống câu hỏi như vậy,
học sinh sẽ nắm được nội dung bài.
6. BIỆN PHÁP 6: DẠY TẬP ĐỌC TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC
PHÂN MÔN KHÁC CỦA MÔN TIẾNG VIỆT VÀ CÁC MƠN HỌC
KHÁC.
6.1. Mơn Tiếng Việt
Phân mơn Tập đọc có quan hệ mật thiết với các phân môn khác của môn
Tiếng Việt. Nhưng phải nói đến mối quan hệ mật thiết số 1 với phân mơn Chính
tả và Luyện từ và câu. Nếu học sinh đọc đúng thì sẽ viết đúng chính tả và ngược
lại, nếu học sinh viết đúng thì học sinh sẽ đọc đúng, đặc biệt là sẽ không đọc
ngọng. Hơn nữa, nội dung các bài viết chính tả thường gắn với bài Tập đọc. Vì
vậy, khi viết chính tả cũng chính là một lần giúp học sinh đọc đúng văn bản đã
học trong tiết Tập đọc.
Ví dụ 1: Bài “Cậu bé thông minh” - TV 3/tập 1 - trang 4. Sau khi học
xong bài tập đọc này, đến tiết Chính tả , học sinh sẽ viết đoạn ba của bài ( từ
Hơm sau ... xẻ thịt chim.)
Ví dụ 2: Bài “Ai có lỗi?” - TV 3/tập 1 - trang 12. Sau khi học xong bài
tập đọc này, đến tiết Chính tả , học sinh sẽ viết đoạn ba của bài
Nếu phân mơn Chính tả hỗ trợ học sinh trong việc đọc đúng thì phân mơn
Luyện từ và câu lại hỗ trợ đắc lực trong việc cảm nhận cái hay, cái đẹp của bài
văn, bài thơ thông qua các biện pháp nghệ thuật. Hơn nữa, khi đọc diễn cảm các
bài văn, bài thơ, người đọc cần nhấn giọng vào các từ gợi tả, gợi cảm. Việc nắm
chắc về từ chỉ đặc điểm, trạng thái sẽ giúp học sinh nhanh chóng tìm được các từ
cần nhấn giọng trong bài.
Ví dụ 1: Bài “Anh Đom Đóm” - TV 3/tập 1 - trang 143. Ngồi khai thác
về nội dung, tơi đã khai thác thêm kiến thức về Luyện từ và câu qua câu hỏi:
“Tìm một hình ảnh đẹp của anh Đom Đóm trong bài thơ? Tác giả sử dụng biện
pháp nghệ thuật gì để có hình ảnh đẹp như vậy? Vì sao tác giả lại so sánh như
vậy?”. Để trả lời các câu hỏi trên, học sinh cần vận dụng kiến thức về so sánh đã

học. Qua biện pháp nghệ thuật so sánh, học sinh sẽ hình dung rõ hơn vẻ đẹp của
đom đóm vào ban đêm.
Phân mơn Tập đọc khơng chỉ có quan hệ với phân mơn Chính tả và Luyện
từ và câu mà nó cịn có quan hệ với các phân môn khác của môn Tiếng Việt như
Kể chuyện, Tập làm văn. Phân môn Kể chuyện sẽ tái hiện lại văn bản đã học
trong tiết Tập đọc đầu tuần giúp học sinh hiểu sâu hơn, đọc tốt hơn văn bản đó.
21 /36


Một số biện pháp để dạy tốt phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 3
Ví dụ 1: Bài “Cậu bé thông minh” - TV 3/tập 1 - trang 4. Sau khi tìm
hiểu bài, luyện đọc lại bài tập đọc này, học sinh sẽ dựa vào tranh và dựa vào trí
nhớ kể lại từng đoạn của câu chuyện cậu bé thông minh. Như vậy, qua phần
luyện đọc, học sinh sẽ nhớ được nội dung truyện để kể lại. Và qua phần kể
chuyện, học sinh sẽ nắm chắc hơn văn bản đã đọc cũng như nội dung bài.
Ví dụ 2: Bài “Cuộc họp của chữ viết” - TV 3/tập 1 - trang 44. Bài tập
đọc này có liên quan đến các tiết Tập làm văn của tuần 5 và tuần 7: “Tập tổ chức
cuộc họp.”
6.2. Các mơn khác
Khơng chỉ có quan hệ chặt chẽ với các phân môn của môn Tiếng Việt, mà
phân mơn Tập đọc cịn có quan hệ với các mơn khác. Ví dụ như trong chương
trình Đạo đức lớp 3 có nhiều bài liên quan đến những nội dung học trong phân
môn Tập đọc. Nhờ biết xử lý các hành vi đạo đức mà học sinh sẽ hiểu rõ hơn nội
dung của các bài văn hoặc bài thơ và trả lời được các câu hỏi trong phần tìm
hiểu nội dung bài. Chẳng hạn như bài: Biết ơn các thương binh, liệt sĩ; Quan
tâm, chăm sóc ơng bà, cha mẹ, anh chị em. Hay trong chương trình Tự nhiên xã
hội lớp 3 cũng có bài liên quan đến Tập đọc như bài: Thành thị, nông thôn, ...
Hơn nữa, khi học các mơn khác cũng địi hỏi học sinh cần đọc thầm, hoặc
đọc thành tiếng. Nếu học tốt các môn đó thì kĩ năng đọc của học sinh cũng sẽ
hồn thiện hơn.

7. BIỆN PHÁP 7: MỘT SỐ TRÒ CHƠI ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG TIẾT
TẬP ĐỌC.
Trị chơi học tập là hình thức học tập thơng qua trị chơi. Việc tổ chức
hướng dẫn cho học sinh các trò chơi luyện đọc nhằm mục đích đổi mới cách dạy
học, tạo khơng khí vui tươi, hồn nhiên, nhẹ nhàng, sinh động trong giờ dạy.
Đồng thời các trị chơi đó giúp cho việc luyện đọc của học sinh có hiệu quả hơn.
Để thực hiện được mục đích đề ra, các trị chơi phải tạo điều kiện cho học
sinh được rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, đặc biệt là kĩ năng đọc. Các trị chơi
cịn phải biết kích thích khả năng ứng xử ngơn ngữ của học sinh và rèn tư duy
linh hoạt, tác phong nhanh nhẹn, tháo vát, tự tin của học sinh.
Trò chơi vừa củng cố kiến thức cho các em vừa giải trí. Thực sự trị chơi
đã làm cho các em: "Học mà vui - Vui mà học".
Thực tế đã cho thấy, mỗi khi giáo viên tổ chức các trò chơi trong tiết học
sẽ làm cho tiết học trở lên sôi nổi, nhẹ nhàng, sinh động hơn. Học sinh nắm kiến
thức một cách chủ động, khơng gị ép, căng thẳng, nhồi nhét, giúp các em phát
22 /36


Một số biện pháp để dạy tốt phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 3
huy năng lực, tư duy sáng tạo một cách tự nhiên. Đó là quan điểm và cách thực
hiện của tơi trong các giờ học nói chung và giờ tập đọc nói riêng. Trước mỗi bài
tập đọc, tôi đều nghiên cứu kĩ nội dung nghệ thuật của bài, tìm tịi những trị
chơi phục vụ cho bài học để các em thư giãn, thể hiện tài năng, năng khiếu của
mình. Ngồi ra, tơi cũng xác định rõ yêu cầu của trò chơi, chuẩn bị chu đáo,
hướng dẫn đầy đủ, rõ ràng cách chơi và luật chơi, thực hiện chơi trong thời gian
hợp lí.
Căn cứ vào đặc điểm của từng thể loại văn bản, tôi đã sử dụng một số các
trò chơi sau:
* Trò chơi thi đọc tiếp sức:
- Mục đích: Luyện tác phong nhanh nhẹn, tập trung chú ý để phối hợp nhịp

nhàng giữa các bạn trong nhóm với nhau khi đọc thành tiếng từng dịng thơ nối
tiếp.
- Chuẩn bị :
+ Một đồng hồ để tính thời gian đọc của mỗi nhóm
+ Lập các nhóm có số người chơi bằng nhau
+ Cử 1 học sinh làm trọng tài, công bố bài thơ sẽ thi đọc.
- Tiến hành:
a) Trọng tài công bố tên bài đọc, nêu cách chơi và tính điểm
- Mỗi người trong nhóm chỉ đọc 1 hoặc 2 dòng (tùy theo bài do trọng tài
quy định) theo thứ tự từ câu thứ nhất đến câu cuối cùng. Cả nhóm đọc nối tiếp
nhau vịng cho hết bài.
- Mỗi dịng thơ đọc chính xác, đúng quy định được nhận một sao. Không
thưởng sao với các trường hợp sai (mỗi trường hợp sai trừ 1 sao):
+ Đọc sai , lẫn hay thừa, thiếu tiếng trong dòng thơ.
+ Đọc tiếp dòng thơ sau khi người trước chưa xong.
+ Đọc quá số dịng quy định.
b) Từng nhóm lần lượt đọc tiếp sức như sau:
- Đứng tại chỗ (hoặc 2 nhóm lên bảng đứng thành hàng ngang quay mặt
xuống các bạn.)
- Trọng tài hơ "bắt đầu", em số 1 đọc 2 dịng đầu to, rõ ràng chính xác và
nhanh. Dứt tiếng cuối cùng, em thứ 2 đọc tiếp. Cứ như vậy cho đến người cuối
cùng của nhóm và cho đến hết bài.
Ví dụ 1: Bài “Anh Đom Đóm” - TV 3/tập 1 - trang 143
+ Học sinh 1: Mặt trời gác núi. Bóng tối lan dần
+ Học sinh 2: Anh Đóm chuyên cần. Lên đèn đi gác
+ ...............................................................................
23 /36


Một số biện pháp để dạy tốt phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 3

c) Trọng tài tính thời gian, ghi kết quả số phút đọc xong toàn bài của từng
nhóm. Các trường hợp đọc sai từ, đọc thừa hoặc thiếu đều không được nhận
ngôi sao thưởng.
- Giáo viên tổng kết và tuyên dương nhóm được nhiều điểm và có thời
gian đọc ít nhất, là nhóm thắng cuộc thi đọc thơ tiếp sức.
* Trò chơi : Đọc truyện theo vai
- Mục đích: + Rèn kĩ năng đọc đúng, rõ ràng. Người kể chuyện đọc đúng
ngữ điệu các nhận vật trong truyện.
+ Luyện kĩ năng đọc thầm.
- Chuẩn bị :
+ Học sinh lập nhóm theo vai.
+ 4 học sinh tham gia ban giám khảo (BGK ) theo dõi, xếp loại A, B , C
từng nhóm, cơng bố kết quả cuộc thi.
- Tiến hành:
a) Giáo viên phổ biến luật chơi: Từng nhóm lên thi tự phân vai giới thiệu cho
khán giả biết.
- BGK hô “bắt đầu đọc.”
- Tiêu chuẩn xếp loại:
+ Hồn thành tốt: Đọc lời dẫn chuyện rõ ràng chính xác, lời nhân vật rõ ràng
đúng ngữ điệu, thể hiện nét mặt, cả nhóm phối hợp với nhau nhịp nhàng tự
nhiên.
+ Hồn thành: Đọc lời dẫn chuyện rõ ràng chính xác, lời nhân vật chưa rõ
ràng, đúng ngữ điệu, cả nhóm phối hợp với nhau nhịp nhàng tự nhiên.
+ Chưa hoàn thành: Đọc lời dẫn chuyện và lời nhân vật đều chưa rõ ràng,
rành mạch, cả nhóm chưa phối hợp với nhau để đọc tốt.
b) Từng nhóm thi đọc truyện phân vai
- Giáo viên cùng BGK nhận xét đánh giá chung, chọn nhóm đọc tốt.
Ví dụ 1: Bài “Mồ cơi xử kiện” - TV 3/tập 1 - trang 139
Phân vai ( nhóm 4 học sinh ):
+ Học sinh 1 : đọc lời người dẫn chuyện

+ Học sinh 2: đọc lời nhân vật Mồ Côi
+ Học sinh 3: đọc lời nhân vật chủ quán
+ Học sinh 4: đọc lời nhân vật bác nơng dân
* Trị chơi: Thi đặt câu hỏi về bài đọc:
- Mục đích:
24 /36


Một số biện pháp để dạy tốt phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 3
+ Qua việc tập đặt và trả lời câu hỏi về bài tập đọc trong SGK Tiếng Việt
3, góp phần nâng cao trình độ đọc hiểu văn bản của học sinh.
+ Rèn khả năng tư duy linh hoạt, sáng tạo; luyện cách đặt câu hỏi nhanh
nhạy, thông minh, cách trả lời câu hỏi đúng ý và diễn đạt rõ ràng; nâng cao ý
thức làm việc tập thể trong nhóm. tổ.
- Chuẩn bị:
+ Bài tập đọc trong SGK Tiếng Việt 3.
+ Lập hai nhóm (tổ) thi hỏi - đáp (mỗi nhóm 4 đến 5 học sinh hoặc cả tổ
cùng tham gia, tùy thời gian và điều kiện thực hiện). Mỗi nhóm (tổ) có bút và
một tờ giấy trắng (khổ A4) để ghi câu hỏi; một số đoạn băng dính đã cắt sẵn để
dán các tờ ghi câu hỏi lên bảng; đồng hồ để tính thời gian thi.
+ GV hoặc 1 HS làm trọng tài.
- Cách tiến hành:
(1). Giáo viên nêu luật chơi: Trong khoảng thời gian 3 - 5 phút, hai nhóm
(tổ) phải đặt được thật nhiều câu hỏi (khơng giống hồn tồn với câu hỏi trong
SGK) về nội dung toàn bài tập đọc (hoặc 1 đoạn) cho trước; nhóm (tổ) nào có số
lượng câu hỏi đặt ra nhiều hơn là thắng cuộc. Các câu hỏi xoay quanh các mẫu
câu đã học như : Ai? (Cái gì? Con gì?), Là gì? làm gì? Thế nào? Ở đâu? Bao
giờ? Như thế nào? Vì sao? Để làm gì?
(2). Mỗi nhóm có thể bàn bạc, trao đổi để tìm ra câu hỏi đúng và hay, hoặc
nhóm (tổ) trưởng phân cơng mỗi người trong nhóm (tổ) tìm đặt 1 đến 2 câu hỏi

về một đoạn rồi thông qua các bạn trước khi chép vào giấy cho sạch sẽ, rõ ràng
(có đánh số từ câu 1 đến câu cuối cùng).
Hết thời gian quy định (trọng tài hơ “hết giờ”), hai nhóm (tổ) đem tờ ghi
kết quả dán lên bảng lớp; trọng tài đọc từng câu hỏi của mỗi nhóm cho cả lớp
nghe và cùng nhận xét, đánh giá, cho điểm như sau:
+ Mỗi câu hỏi đúng (đúng nội dung bài, đúng ngữ pháp và chính tả) được
tặng một bơng hoa điểm tốt.
+ Câu sai ngữ pháp hoặc không đúng nội dung bài tập đọc đều khơng
được tính điểm; nếu chỉ sai về chính tả thì mỗi lỗi bị trừ.
(3). Trọng tài tính điểm đặt câu hỏi của từng nhóm để cơng nhận nhóm (tổ)
chiến thắng trong cuộc thi.
Ví dụ 1: Bài “Cửa Tùng” - TV 3(trang 109), HS có thể đặt các câu hỏi như
sau:
(1) Con thuyền của tác giả xuôi trên dịng sơng nào?
(2) Dịng sơng Bến Hải in đậm dấu ấn gì?
25 /36


×