Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) một số biện pháp cơ bản để giúp học sinh rèn đọc và học tốt phân môn tập đọc cho học sinh lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.51 KB, 17 trang )

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài:
Tiếng Việt là một trong số các ngôn ngữ hết sức phong phú, đa d ạng và có
sức biểu cảm. “ Tiếng Việt là ngơn ngữ có tính thẩm mĩ cao, có nh ững đ ặc
sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.” .
Từ ngữ Tiếng Việt tinh tế và giàu hình ảnh, nếu biết cách vi ết, cách đ ọc
các từ ngữ, các câu văn một cách chính xác sẽ giúp chúng ta truyền đ ạt đ ến
người nghe những nội dung thông tin một cách hiệu quả nh ất. Bậc h ọc
Tiểu học là bậc học nền tảng quan trọng trong hệ th ống giáo dục qu ốc
dân. Nếu ở bậc tiểu học các em học tốt, nắm vững kiến thức thì sẽ là nh ịp
cầu vững chắc bắc nhịp cho các bậc học tiếp theo. Trong ch ương trình ti ểu
học thì các mơn học đều có tầm quan trọng ngang nhau. M ỗi mơn h ọc có
một đặc thù riêng nhưng có thể hỗ trợ lẫn nhau. Phân mơn tập đọc có m ột
vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống các môn học ở tiểu học và có ảnh
hưởng trực tiếp đến các mơn học khác. Biết đọc là có thêm cơng c ụ m ới đ ể
học tập, để giao tiếp và nó cũng chính là chìa khố đ ể ti ếp cận v ới các môn
học khác. Nếu các em đọc yếu, đọc chậm thì các em khơng th ể h ọc t ốt các
mơn học cịn lại.
2. Mục đích của đề tài:
Trong q trình giảng dạy nhận thấy được sự quan trọng của môn Tập
đọc, đặc biệt học sinh hiện nay tôi đang dạy lại khơng có h ứng thú v ới
phân mơn này và đọc rất yếu. Để giúp học sinh học tốt h ơn môn T ập đ ọc
đặc biệt là học sinh lớp 2, tôi đã suy nghĩ và trăn tr ở rất nhi ều và quy ết
định nghiên cứu và thực hiện đề tài này.


3. Nhiệm vụ của đề tài:
Nhiệm vụ của đề tài là nghiên cứu đưa ra những biện pháp dạy h ọc t ốt
nhất để học sinh có thể đọc và tìm hiểu nội dung các bài tập đọc một cách
tốt nhất.


4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã sử d ụng m ột s ố ph ương pháp
nghiên cứu như sau:
4.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận : Đọc và nghiên cứu nh ững tài liệu có
liên quan đến những vấn đề cấn nghiên cứu.
4.2. Phương pháp quan sát điều tra : Phân tích hệ th ống hóa tài li ệu thu
thập được
4.3. Phương pháp thực nghiệm : Tổ chức dạy thực nghiệm để kiểm tra
tính khả thi và hiệu quả của việc rèn đọc cho học sinh ở lớp 2 qua các ti ết
học.
1.

5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tơi xin đ ược trình bày m ột s ố bi ện
pháp cơ bản để giúp học sinh rèn đọc và học tốt phân môn T ập đ ọc cho
học sinh lớp 2.
6. Đối tượng nghiên cứu của đề tài.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là học sinh lớp 2.1 trong năm học 20112012.
7. Khẳng định tính mới của đề tài.
Việc rèn đọc cho học sinh không phải là đề tài m ới, đã đ ược r ất nhi ều
người nghiên cứu, nhưng việc rèn đọc cho học sinh như thế nào cho hiệu
quả nhất, học sinh đọc được tốt nhất, đó chính là điều tơi mu ốn trình bày
trong đề tài này.


PHẦN NỘI DUNG

1.


A. CƠ SỞ KHOA HỌC

Hiện nay các môn học ở bậc tiểu học đều có tầm quan trọng ngang nhau.
Chúng ta khơng thể nói mơn học này chính hay môn học kia ph ụ. M ỗi môn
học đều có mục tiêu riêng đề ra sao cho phù h ợp v ới môn h ọc. Dù th ế
nhưng các môn học lại là công cụ hỗ trợ qua lại lẫn nhau. Trong mơn
Tiếng Việt thì phân mơn tập đọc có thể hỗ trợ cho tất cảc các mơn h ọc
khác như: Toán, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Âm nhạc....
Dạy tốt phân môn tập đọc không chỉ giúp các em rèn kĩ năng đ ọc, nghe, nói
mà cịn cung cấp, trau dồi cho các em một lượng v ốn từ ng ữ r ất phong
phú, phát triển tư duy, mở rộng sự hiểu biết về cuộc sống, có h ứng thú
đọc sách giúp các em học tốt các môn học khác.
B. THỰC TRẠNG
1.Thuận lợi:
* Đa số học sinh được phụ huynh quan tâm giúp đỡ nên có đầy đ ủ sách v ở
để học tập.
* Được sự quan tâm của BGH nhà trường và đặc biệt là tổ chuyên môn
luôn quan tâm giúp đỡ tôi để tôi được tiến bộ.
* Trường lớp khang trang, sạch sẽ thoáng mát, có đầy đủ các trang thiết b ị
phục vụ cho công tác giảng dạy của tôi được tốt h ơn.
* Trong cơng tác giảng dạy, tơi ln tích cực, nhiệt tình, hết lịng vì học
sinh.Bản thân tơi ln tự nghiên cứu, cố gắng học hỏi tài liệu, sách báo,
đồng nghiệp để vận dụng phương pháp dạy học sao cho đạt hiệu quả cao
nhất, tạo hứng thú cho các em môn học này.


2. Khó khăn :
- Là địa bàn đơng dân cư nhập cư, đủ mọi thành ph ần, đa s ố h ọc sinh là
con công nhân bố mẹ thường tăng ca nhiều, nên việc quan tâm đến con
cái còn rất ít.

- Đầu năm học tôi được phân công chủ nhiệm lớp 2/1 gồm 44 học sinh.
Ngay từ đầu năm học sinh đọc rất yếu và chậm, có em v ừa đọc v ừa đánh
vần từng chữ. Khi đến giờ tập đọc tôi thấy các em tỏ ra th ờ ơ, th ụ động
khơng có gì hứng thú. Nhiều em ngại đọc to, đọc tr ước l ớp, ch ỉ khi nào cơ
chỉ định mới đứng lên đọc. Trong lớp có đến gần 60% học sinh đ ọc ch ậm
và yếu.
Với những thuận lợi và khó khăn trên tơi đã tìm ra một số biện pháp th ực
hiện như sau:
C. NỘI DUNG
1.Dạy phân môn tập đọc cho HS:
1.1 Sự chuẩn bị của giáo viên
* Để day một tiết tập đọc có hiệu quả thì khâu chuẩn bị của giáo viên h ết
sức quan trọng. Phân mơn tập đọc rất khó để tổ ch ức các hình th ức, các
trị chơi khác nhau như các môn Tự nhiên và Xã hội, Đạo đức...nên khi dạy
việc chuẩn bị bài để tìm ra các hoạt động lơi cuốn học sinh là r ất khó.
Theo kinh nghiệm của bản thân, tôi xin đưa ra những việc mà tôi đã chu ẩn
bị cho một tiết tập đọc như sau:
- Xác định mục tiêu của bài tập đọc.
- Lập kế hoạch cho các hoạt động.
- Xác định các từ mà học sinh hay đọc sai, các t ừ khó, từ cần gi ải nghĩa,
câu văn dài cần ngắt nghỉ cho hợp lí trong từng đoạn. Khi xác định giáo
viên chủ động nghiên cứu xem trong bài từ nào mà học sinh trong lớp đọc
hay sai, từ nào có thể sẽ gây cho học sinh mơ hồ khó hiểu thì giáo viên l ưu
ý các từ đó cho học sinh luyện đọc và giải nghĩa chứ không d ựa c ứng nh ắc
vào Sách Giáo viên để dạy. Như vậy trong các từ cần luyện đọc và giải


nghĩa trong Sách Giáo viên và Sách Giáo viên hướng dẫn thì có nh ững t ừ
chúng ta lấy nếu phù hợp với học sinh tại lớp nh ưng cũng có th ể b ỏ n ếu
chúng ta thấy từ đó học sinh lớp mình đọc được hay hiểu đ ược nghĩa rồi

và có thể thể thêm vào các từ học sinh còn hay đọc sai, t ừ h ọc sinh ch ưa
hiểu để giải nghĩa cho học sinh.
VD: Khi dạy bài: “Sự tích cây vú sữa” (Tiếng Việt 2 tập 1), trong các từ mà
Sách Giáo viên gợi ý, tôi lưu ý những từ mà h ọc sinh hay đ ọc sai đ ể luy ện
đọc như: vùng vằng, mỏi mắt, khản tiếng, run rẩy, trổ ra, ồ khóc. Ngoài
hai từ hướng dẫn để giải nghĩa là: vùng vằng, la cà tôi đ ưa thêm
từ rét (khi đọc bài này có HS sẽ hiểu rét là sợ) để cho học sinh hiểu nghĩa
là lạnh không phải sợ.
* Sau khi đã chuẩn bị một số công việc như đã nêu trên tôi bắt tay vào công
việc luyện đọc. Nhiều giáo viên cho rằng đã là giáo viên c ần gì luy ện đ ọc
nhìn vào là đọc được chứ có gì khó nên thường coi nhẹ phần chu ẩn b ị
luyện đọc này ở nhà. Riêng bản thân tôi trong những việc chuẩn bị cho
một tiết tập đọc thì phần luyện đọc ở nhà lại chiếm nhiều thời gian nh ất.
Nhiều khi luyện đọc tơi có cảm giác như mình đang tập làm m ột diễn viên
vậy. Để tiết tập đọc có thể lơi cuốn học sinh thì phần đọc m ẫu c ủa giáo
viên vô cùng quan trọng. Nếu cơ đọc khơng hay, khơng chu ẩn thì làm sao
khuyến khích được học sinh đọc tốt. Vì vậy phần chuẩn bị luy ện đọc ở
nhà là hết sức quan trọng và tôi nghĩ không thể thiếu đ ược nếu chúng ta
muốn dạy tốt phân môn này.
VD: Khi dạy bài: “Chiếc bút mực” (Tiếng việt 2- tập 1). Trong bài tập đọc
này tôi phải thể hiện và phân biệt được bốn lời kể đó là: người d ẫn
chuyện, lời của cơ giáo, lời của Mai và lời của Lan. V ới l ời d ẫn chuy ện thì
phải đọc với giọng kể rõ ràng và chậm rãi, giọng của bạn Lan buồn, gi ọng
của bạn Mai thì dứt khốt pha chút nuối tiếc, giọng của cơ giáo thì d ịu
dàng, thân mật. Với bốn giọng đọc khác nhau như thế mà nếu giáo viên
khơng tập đọc trước ở nhà thì khi lên lớp phần đọc mẫu của giáo viên
chắc chắn sẽ không mang lại hiệu quả. Mà phần đọc mẫu l ại là ph ần gây
hứng thú và thu hút HS vào bài tập đọc nhiều nhất.
1.2 Một số kinh nghiệm để hướng dẫn HS tìm hiểu bài trong giờ Tập
đọc:



* Trong phần hướng dẫn tìm hiểu bài tơi thấy có nhi ều giáo viên th ường
yêu cầu học sinh đọc thầm xong sau đó mới đưa ra câu hỏi để học sinh tr ả
lời. Làm như vậy thì khi đọc học sinh sẽ khơng có định h ướng đ ược mình
đọc để làm gì. Vì thế khi muốn học sinh trả lời câu hỏi tôi th ường đ ưa ra
yêu cầu trước để học sinh định hướng sau đó mới yêu cầu h ọc sinh đ ọc
thầm đoạn nào hay từ đâu đến đâu để trả lời:
VD: Khi dạy bài : “Có cơng mài sắt, có ngày nên kim”(Ti ếng Vi ệt 2-t ập 1)
giáo viên nêu câu hỏi: Lúc đầu, cậu bé học hành thế nào? yêu cầu học sinh
đọc thầm đoạn 1 để trả lời câu hỏi này. Giáo viên nêu câu hỏi: Cậu bé th ấy
bà cụ đang làm gì? Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 2 để trả lời câu h ỏi.
* Với cách đưa ra câu hỏi định hướng trước như vậy học sinh đọc sẽ có
mục đích và trả lời vừa sát với nội dung câu hỏi vừa trả l ời nhanh.
* Hiện nay trong hệ thống câu hỏi trong Sách Giáo viên thì có m ột s ố câu
hỏi tương đối dài và khó đối với học sinh . Vì th ế việc đi ều ch ỉnh c ủa B ộ
đưa ra đã giúp cho giáo viên mạnh dạn chủ động khi d ạy h ọc. V ới nh ững
câu hỏi để tìm hiều bài thì tơi thường chia ra thành các câu hỏi nh ỏ, ng ắn
gọn để học sinh trả lời.
VD: Khi dạy bài: “ Chuyện bốn mùa” ( Tiếng Việt 2 tập 2). Câu h ỏi s ố 2
trong bài là: Em hãy cho biết mùa xuân có gì hay:
1.
2.

Theo lời của nàng Đơng
Theo lời của bà Đất

Tơi đổi câu hỏi là: Em hãy cho biết theo l ời kể của nàng Đơng thì mùa xn
có gì hay? Theo lời của bà Đất thì mùa xn có gì hay?
Bài: “Tôm Càng và Cá Con”(Tiếng Việt 2- tập 2), Câu h ỏi s ố 3 là: Đi và

vẩy có con có lợi ích gì? Tơi chia ra làm hai câu h ỏi nh ỏ: Đi của Cá Con có
lợi ích gì? Vẩy của Cá Con có lợi ích gì? Câu h ỏi số 5: Em th ấy Tôm Càng có
gì đáng u ? Tơi thay bằng dạng câu hỏi trắc nghiệm: Em hãy khoanh trịn
vào chữ cái có câu đúng nhất:
Tơm Càng đáng khen vì:
1 Tơm Càng biết khen bạn.


2 Tơm Càng có tài búng càng rất giỏi.
3 Tơm Càng dũng cảm cứu bạn thoát nạn, biết lo lắng cho bạn.
Bài: “ Sông Hương”( Tiếng Việt 2-tập 2), Câu hỏi số 3: Vì sao nói sơng
Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho thành ph ố Huế? Tôi cũng
thay bằng dạng câu hỏi trắc nghiệm: Em hãy khoanh vào ch ữ cái có câu tr ả
lời đúng nhất:
Nói sơng Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho thành phố Huế vì:
1.

Sơng Hương rất rộng.

b. Sơng Hương có hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ sông.
c. Sông Hương làm cho thành phố Huế thêm đẹp, làm cho khơng khí thành
phố trở nên trong lành, làm tan biết mọi tiếng ồn ào.
Khi cho học sinh tìm hiểu bài ở đoạn một ứng với câu hỏi m ột nh ưng câu
số 3 cũng nằm trong phần trả lời của đoạn 1 thì tơi đưa ln câu h ỏi 3 lên
tìm hiều sau đó mới tìm hiểu câu hỏi 2 sau. Nghĩa là khi cho h ọc sinh đ ọc
thầm đoạn nào thì sẽ cho học sinh trả l ời tất cả các câu h ỏi có liên quan
đến đoạn đó.
Với cách dạy như trên thì mỗi khi đưa ra câu hỏi tôi th ấy h ầu nh ư c ả l ớp
đều giơ tay phát biểu ý kiến chứ khơng cịn tình tr ạng h ọc sinh ng ồi m ột
cách thụ động như những năm học mà tôi chưa thực hiện.


2. Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh:
Muốn rèn đọc cho học sinh trước hết giáo viên cần phải đọc đúng và hi ểu
được thế nào là đọc đúng? Đọc đúng là s ự tái hiện về m ặt âm thanh m ột
cách chính xác khơng có lỗi. Đọc đúng là khơng đọc th ừa hay thi ếu âm, v ần,
tiếng. Đọc đúng phải thể hiện hệ thống ngữ âm chuẩn tức là đọc đúng
chính âm khơng đọc theo cách phát âm địa phương.
VD: luôn luôn đọc thành luông luông, đau tay đọc thành đao tai, ch ấm muối
đọc thành chấm múi......


* Để thực hiện các giải pháp rèn đọc có hiệu quả trước hết tơi đi tìm hi ểu
những ngun nhân chủ yếu từ các em học sinh đọc chậm và yếu:
- Đa số các em rơi vào tình trạng đọc yếu là những em gia đình đều có
hồn cảnh khó khăn. Ba mẹ lo làm kinh tế gia đình, ch ưa quan tâm đến
việc con em mình, cịn khốn trắng cho giáo viên
- Nhiều em đi học về là bỏ sách vở đi làm giúp bố mẹ không quan tâm đ ến
việc học và làm bài .
- Thời gian ở nhà các em không học bài và chuẩn bị bài chu đáo tr ước khi
đến lớp.
- Sau khi đã tìm hiểu những ngun nhân, tơi liên hệ với Giáo viên chủ
nhiệm năm trước để nắm rõ hơn đối tượng học sinh của mình cần rèn.
* Nói về các lỗi mà học sinh thường mắc phải để rèn đọc thì có r ất
nhiều như: đọc khơng biết ngắt nghỉ đúng chỗ, đọc quá nhanh, đọc rời r ạc
ê a, đọc lẫn lộn âm vần......Sau đây tôi ch ỉ đ ưa ra m ột s ố kinh nghi ệm rèn
đọc cho ba loại lỗi mà tôi thấy học sinh mắc nhiều và cần phải rèn đọc đó
là:
- HS đọc chưa nắm hết các vần .
- HS đọc chậm, rời rạc, không biết ngắt nghỉ đúng chỗ .
- HS hay đọc lẫn lộn giữa các vần có âm cuối là n/ng; c/t và thanh

hỏi/ngã.

2.1 HS chưa nắm hết các vần:
- Đây là nhóm mà việc rèn đọc rất khó và phải tốn nhiều th ời gian. Yêu c ầu
của trình độ học sinh khi lên lớp Hai là các em ph ải n ắm đ ược t ất c ả các
âm, vần, có thể đọc trơn được các tiếng mà khơng phải đánh vần. Nh ưng
khi lên lớp Hai rất nhiều em đọc rất yếu, chưa nắm được hết các vần ở
lớp Một. Nguyên nhân này tôi nghĩ không phải do ở l ớp Một các em ch ưa
nắm được mà giáo viên lớp Một cứ cho lên mà do th ời gian nghỉ hè các em


khơng được sự quan tâm của gia đình. Hết năm học là các em tha h ồ ch ơi
không được ba mẹ nhắc nhở tập đọc nên khi vào đầu năm các em qn
hết. Với nhóm này tơi rèn đọc cho các em bằng cách:
+ Trong giờ học phân môn Tập đọc phải thường xuyên gọi các em đ ọc.
Mặc dù các em đọc sai rất nhiều nhưng những vần các em đã n ắm đ ược sẽ
được luyện và củng cố khắc sâu. Còn những vần mà học sinh ch ưa n ắm
được tôi ghi vào sổ xem em này sai những vần gì đ ể có k ế ho ạch rèn đ ọc.
Với những em đọc chưa nắm rõ hết vần thường các em rất l ười đọc nên
khi rèn đọc cho các em thì chỉ cho các em đọc câu ng ắn đ ể các em không
cảm thấy chán. Khi tiến hành rèn đọc nên áp dụng cách đọc đồng thanh đ ể
các em có thể dựa vào bạn đọc theo. Cách lớp đọc th ầm theo dõi khi b ạn
đọc to trước lớp cũng là một cách đọc theo để các em quen dần.
+ Để giúp các em nắm được các vần thì ngồi giờ h ọc chính tơi t ận d ụng
mọi thời gian vào các giờ nghỉ để rèn cho các em đọc. Trước hết tôi cho các
em ôn lại các vần mà các em chưa nắm được sau đó tìm những tiếng, từ
gần gũi mà các em thường nghe để các em đọc lại.
VD: HS chưa nắm được vần như: oac, oăt, iêt, uya, uych, ui, uy ..tơi cho h ọc
sinh nhìn các vần này đọc nhiều lần. Sau đó tơi tìm tiếng, t ừ gần gũi với
học sinh mà có chứa các vần đó như: oac - áo khốc, oăt - nh ọn ho ắt, iêt –

cây viết, uya – đêm khuya, uych- chạy huỳnh huỵch, ui – túi k ẹo, uy – khuy
áo.... để cho học sinh rèn đọc. Khi nào học sinh có th ể nhìn ti ếng , t ừ có
chứa vần mà đầu năm học sinh chưa nắm đọc tr ơn thì tơi chuy ển qua cho
các em đọc câu. Mới đầu đọc một câu, hai câu sau tăng dần lên r ồi đến
đoạn và cuối cùng là bài.
- Khi dạy cho học sinh nắm lại phần vần thì tơi cũng chỉ th ực hi ện m ột
cách từ từ. Mỗi ngày tơi chì cho học sinh học từ 2 đến 3 vần. Nếu chúng ta
vội vàng giao một loạt các vần mà các em chưa nắm được thì các em sẽ
chán và khơng nhớ được. Khi giao vần nào về cho các em rèn đọc thì hơm
sau tơi sẽ kiểm tra ngay các vần đó. Phần giao vần để cho học sinh rèn đ ọc
ở nhà giáo viên phải kết hợp với cả phụ huynh thì mới có hiệu quả.
- Trong q trình dạy bài mới ở phân môn tập đọc và dạy các môn h ọc
khác có liên quan đến các vần mà giáo viên đang rèn đọc thì giáo viên ph ải
tận dụng gọi ngay học sinh đọc. Có th ể khi đ ến ti ếng đó h ọc sinh khơng


đọc được thì giáo viên sẽ nhắc cho học sinh đọc và đây chính là c ơ h ội cho
các em được tiếp cận nhiều hơn với các vần mà các em ch ưa n ắm. Nhìn
nhiều đọc nhiều chắc chắn các em sẽ quen.
- Một kinh nghiệm rèn cho đối tượng học sinh này tôi đ ưa cho các em
những cuốn truyện tranh cho các em mượn đọc. Lưu ý chỉ chọn nh ững
cuốn truyện có nội dung ngắn mang tính giáo dục. Hơm sau tơi hỏi m ột vài
câu về nhân vật trong chuyện đó xem các em có nắm được khơng.
VD: Khi cho HS đọc truyện:" Cậu bé Mồ Côi và chiếc bật lửa thần", tôi đ ưa
ra một số câu hỏi như: Có được nhiều tiền Cậu bé Mồ Cơi đã làm gì? Cậu
có tham lam khơng? Cậu có biết giúp đỡ mọi người khơng? Trong truy ện ai
là kẻ tham lam?....
Khi được đọc truyện tôi thấy các em rất thích thú đọc và h ầu nh ư đ ều tr ả
lời được các câu hỏi. Tôi kết hợp với cả phụ huynh đề nghị cố gắng một
tuần mua cho em 1- 2 cuốn chuyện cho các em đ ọc. Tôi h ỏi m ượn c ả h ọc

sinh trong lớp xem bạn nào có chuyện mang cho cơ m ượn sau đó ch ọn l ọc
và giao cho học sinh mượn đọc. Mục đích của việc đọc này là tôi mu ốn các
em tiếp xúc càng nhiều với chữ càng tốt, giúp học sinh tích c ực trong việc
đọc hơn. Không những vậy mà giáo viên còn tập được cho học sinh kh ả
năng đọc hiểu.
Việc rèn cho nhóm học sinh chưa nắm rõ vần cần ph ải đ ược giáo viên
thực hiện một cách liên tục, kiên trì, rèn trong tất cả các mơn học và tận
dụng mọi thời gian có thể để rèn.
2.2. HS hay đọc lẫn lộn giữa các vần có âm cuối là n/ng; c/t và đọc sai
tiếng có thanh hỏi/ngã:
VD: hiên ngang đọc là hiên ngan, đôi mắt đọc là đôi mắc, vuông vức đọc
là vuông vứt, sửa bài đọc là sữa bài, vấp ngã đọc là vấp ngả....
* Để rèn cho các em thì phần giáo viên đọc mẫu hết sức quan trọng. Muốn
làm tốt việc này thì khâu luyện đọc của giáo viên khi chu ẩn b ị ở nhà là vô
cùng cần thiết và quan trọng. Khi giáo viên đọc m ẫu phải đọc đúng, đ ọc
hay, đọc chuẩn thì sẽ thu hút học sinh, giúp cho học sinh chăm chú nghe và
có cơ sở để đọc lại bài cho đúng.


* Những học sinh đọc sai các vần có âm cuối là n/ng, c/t và đọc sai các
tiếng có thanh hỏi/ngã không chỉ do cách phát âm theo ti ếng đ ịa ph ương
( đa số học sinh là người Nam ) mà nguyên nhân ch ủ yếu còn do h ọc sinh
khơng hiểu nghĩa của từ. Như vậy ngồi việc đọc mẫu cần th ật chuẩn của
giáo viên thì phải cho học sinh hiểu được nghĩa của từ. Khâu luyện đọc
trong tiết tập đọc luôn được giáo viên xem trọng nhưng giải nghĩa từ ch ưa
thật sự chú trọng. Nhiều giáo viên chỉ cho học sinh nhìn các từ đó và đ ọc
trong phần chú giải thế là xong . Học sinh đọc xong giáo viên không bi ết
học sinh có hiểu được khơng. Khi cho học sinh giải nghĩa t ừ giáo viên nên
kết hợp cả phần chú giải trong Sách giáo khoa và ph ần giải nghĩa miệng
của giáo viên. Nhiều từ có thể dùng cả cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, vật th ật ,

tranh ảnh minh hoạ, phân tích so sánh nghĩa giữa các từ để giải nghĩa giúp
các em dễ hiểu và hiểu sâu hơn.
VD: vấp ngã học sinh đọc thành vấp ngả, như vậy phải cho học sinh hiểu
được nghĩa của từ ngã và ngả. Ngã( ngã trong từ vấp ngã là thân sát trên
mặt nền, do bị mất thăng bằng), ngả( ngả là ngả đường, nghiêng ngả, ngả
đầu vào lòng mẹ, ngả mũ ra chào....) hay vuông v ức đọc thành vuông v ứt.
Giáo viêncho học sinh hiểu nghĩa từ vuông vức ( vng với nh ững cạnh,
góc rõ ràng), vứt ( vứt rác, vứt bỏ...)
* Khi luyện đọc giáo viên cũng nên hướng dẫn cách cong lưỡi, uốn l ưỡi,
cách mở miệng để học sinh biết cách đọc và đọc cho chuẩn.
* Khi dạy tập đọc ở phần luyện đọc giáo viên nên cho h ọc sinh đ ọc th ầm
sau đó u cầu học sinh tự tìm những tiếng, từ mà mình cảm thấy khó đ ọc,
hay đọc sai trong bài. Khi học sinh tìm thì cho các em nêu tho ải mái nên sẽ
có rất nhiều nhưng sau đó giáo viên ph ải định h ướng l ại các ti ếng có âm
vần hay thanh dễ lẫn mà học sinh trong lớp hay đọc sai đ ể rèn cho h ọc
sinh. Giáo viên không nên bám vào Sách Giáo viên để luy ện đọc các t ừ khó
trong đó. Rèn đọc là phải dựa vào thực tế lớp học của mình đ ể rèn cho
đúng đối tượng, đúng loại lỗi cần rèn.
VD: Khi dạy bài: "Bím tóc đi sam" ( Tiếng Việt 2- t ập 1), giáo viên cho
học sinh đọc thầm sau đó nêu các từ khó đọc, giáo viên định h ướng các l ỗi
mà đối tượng đang cần rèn là những lỗi về thanh h ỏi/ngã, các v ần có âm
cuối là c/t nên tơi sẽ cho học sinh rèn đọc các t ừ: bím tóc nhỏ, ngã phịch,
ồ khóc, khn mặt, vui vẻ, gãi đầu.


* Khi cho học sinh đọc thì giáo viên phải viết từ đó lên bảng sau đó l ưu ý
các tiếng có lỗi mà học sinh cần rèn bằng cách gạch chân b ằng ph ấn
màu.Khi rèn cho học sinh thì giáo viên cần gọi học sinh là đối tượng đang
cần rèn đọc cá nhân để biết em có đọc đúng không. Nếu đọc không đúng
giáo viên gọi 1 học sinh đọc thật tốt khơng mắc lỗi đọc sau đó u cầu

nghe và đọc lại. Nếu trong lớp khơng có em nào đ ọc th ật t ốt thì giáo viên
sẽ đọc cho học sinh nghe để học sinh đọc lại. Khâu đọc m ẫu này r ất quan
trọng vì chúng ta đang rèn cho học sinh đọc đúng thì nhất thi ết ng ười đọc
mẫu cho học sinh nghe để đọc lại phải thật chuẩn.
* Giáo viên hướng dẫn cụ thể ở ngay những bài đầu về cách phát âm
những tiếng có thanh hỏi và ngã, các vần có âm cuối là n/ng, c/t nh ư: khi
phát âm các tiếng có thanh hỏi thì đọc lên giọng, các tiếng có thanh ngã thì
đọc xuống giọng, vần an khi đọc đầu lưỡi uốn lên chạm chân răng, hơi
ra bị cản. Những tiếng có vần ang thì khi đọc miệng há, h ơi ra t ự do.
Những tiếng có vần at, tiếng có vần ac cũng t ương tự. Tuỳ theo ti ếng có
chứa thanh và vần cần rèn đọc mà giáo viên đưa ra cách phát âm cho
chuẩn.
* Khi đã hướng dẫn cách đọc nên cho học sinh phân bi ệt gi ữa các t ừ nh ư:
vẻ-vẽ (vẻ là vẻ đẹp, vẻ bề ngoài...vẽ là vẽ tranh, vẽ vời .....) ngang-ngan
(ngang là hiên ngang, ngang ngược, hàng ngang......ngan là con ngan...). Cách
này vừa giúp học sinh hiểu đúng nghĩa của từ vừa giúp học sinh tìm ra cách
đọc đúng nhất.
* Rèn đọc cho học sinh khơng chỉ gói gọn trong phân môn Tập đ ọc mà ph ải
ở tất cả các mơn học và ngay cả những lúc trị chuyện ngoài gi ờ v ới các em.
Thấy sai chỗ nào là sửa liền cho học sinh.
* Việc rèn đọc về các lỗi hay đọc lẫn lộn giữa các vần có âm cuối là n/ng;
c/t và đọc sai tiếng có thanh hỏi/ngã này trước hết sẽ giúp các em h ọc t ốt
phân môn tập đọc sau là sẽ hỗ trợ cho tất cả các môn học khác về việc h ọc
sinh hiểu được nghĩa của từ.
* Khi cho học sinh luyện đọc giáo viên cũng nên tổ chức cho học sinh thi
đua đọc với nhau nhưng chọn cùng trình độ để thi. Có th ể cho các em cùng
có nhóm đọc sai loại lỗi giống nhau thi đọc. Hình th ức thi đua sẽ giúp cho
học sinh hứng thú hơn, cố gắng hơn.



* Trong quá trình rèn đọc cho học sinh, giáo viên nên tránh chê mà chỉ
khen. Có thể em đó đọc chưa tốt nhưng có th ể khen em đ ọc có ti ến b ộ và
khuyến khích em cố gắng hơn. Lời khen, lời động viên của giáo viên có ảnh
hưởng rất lớn đến q trình rèn đọc cho các em.
2.3 HS đọc chậm, rời rạc, không biết ngắt nghỉ đúng ch ỗ:
* Nhóm này việc rèn đọc nhẹ nhàng hơn nhiều vì các em đã bi ết h ết m ặt
chữ. Những em này thường đọc từng tiếng rời rạc, không ngắt ngh ỉ đúng
chỗ. Mặc dù các em đọc được nhưng sẽ không diễn đạt đúng ý của câu văn
và như vậy thì sẽ khơng hiểu được bài và có thể hiểu sai sang nghĩa khác.
VD: Khi dạy học ở mơn tốn giáo viên gọi học sinh đọc bài tốn :V ừa cam
vừa qt có 45 quả, trong đó có 25 quả cam. Hỏi có bao nhiêu qu ả quýt? Có
thể sẽ có em đọc bài và ngắt là: Vừa cam vừa/ quýt có 45 quả, trong đó có
25 quả cam. Hỏi có bao nhiêu quả quýt? Vì thế cần h ướng d ẫn ng ắt cho
đúng để giúp học sinh thấy dễ hiểu khi đọc xong đề bài và tìm cách gi ải
bài tốn như: Vừa cam vừa quýt/ có 45 quả, trong đó có 25 qu ả cam./ H ỏi
có bao nhiêu quả quýt?
* Để luyện đọc cho học sinh thì trước hết giáo viên ph ải h ướng dẫn
cách ngắt nghỉ cho đúng và hướng dẫn học sinh đọc theo c ụm t ừ .Khi nhìn
một câu văn dài các em có cảm giác khó đọc vì thế việc xác định ra nh ững
cụm sẽ giúp học sinh dễ đọc hơn.
VD: Chú chim sâu vui cùng vườn cây và các loài chim bạn. Nh ưng trong trí
thơ ngây của chú cịn mãi sáng ngời hình ảnh một cánh hoa mận trắng,
biết nở cuối đơng để báo trước mùa xuân tới. ( Trong bài "Mùa xuân đ ến"
Tiếng Việt 2 - tập 2). Tôi hướng dẫn cách ngắt thành cụm t ừ nh ư sau: Chú
chim sâu / vui cùng vườn cây / và các lồi chim bạn./ Nh ưng trong trí th ơ
ngây của chú / cịn mãi sáng ngời/ hình ảnh m ột cánh hoa m ận tr ắng,/
biết nở cuối đông /để báo trước mùa xuân tới.
* Khi hướng dẫn học sinh ngắt giọng, giáo viên sẽ phải vi ết lên b ảng ph ụ
để học sinh dễ theo dõi hơn. Đầu tiên giáo viên sẽ đọc mẫu nh ưng tr ước
khi đọc mẫu giáo viên đưa ra yêu cầu trước là hãy theo dõi sau đó ch ỉ ra

những chỗ giáo viên ngắt. Khi đọc xong giáo viên gọi h ọc sinh nêu nh ững
chỗ mà cô vừa ngắt. Nếu học sinh nêu đúng giáo viên sẽ dùng ph ấn g ạch


chéo sau những từ cần ngắt. Còn nếu học sinh nêu ch ưa đúng giáo viên sẽ
đọc lại cho học sinh phát hiện và tìm ra chỗ cần ngắt.
* Khi học sinh đã quen dần thì giáo viên có th ể cho học sinh phát huy tính
tích cực của học sinh bằng cách cho học sinh tự tìm nh ững chỗ có th ể ngắt
theo cụm từ rồi nêu cho cô và cả lớp nghe. Học sinh sẽ nêu đúng hoặc sai.
Nếu đúng giáo viên khen ngợi động viên, nếu sai cũng không chê mà s ửa
lại cho đúng để học sinh luyện đọc.
* Ngoài cách hướng dẫn học sinh ngắt theo cụm từ thì giáo viên ph ải
thường xuyên rèn kĩ năng ngắt hơi khi gặp dấu phẩy và nghỉ h ơi lâu h ơn
một chút khi gặp dấu chấm.
* Để rèn những học sinh này theo kinh nghiệm của bản thân thì tơi th ấy
cần phải cho học sinh luyện đọc thật nhiều. Đọc càng nhiều càng tốt.Việc
rèn đọc không chỉ dừng ở phân môn tập đọc mà cần rèn ở tất cả các môn
học. Rèn cả khi nói chuyện giao tiếp.
D. HIỆU QUẢ:
Sau khi thực hiện cách dạy phân môn tập đọc và rèn đọc cho học sinh
theo từng loại lỗi ở lớp tôi dạy như đã trình bày ở trên tơi th ấy h ọc sinh
tiến bộ một cách rõ rệt. Giờ tập đọc học sinh học sôi nổi và h ứng thú h ơn,
các em đọc to rõ ràng, khơng cịn tình trạng học sinh đọc ê, a đánh v ần
từng tiếng như đầu năm học. Đặc biệt rất nhiều em đã đọc diễn c ảm các
bài tập đọc. Các câu hỏi đưa ra đều được tất cả học sinh hăng hái phát
biểu.

KẾT LUẬN
1. Kết quả đạt được:



Với những phương pháp rèn luyện trên, học sinh l ớp tôi đã đ ọc bài
tương đối tốt. Các em đọc to, rõ ràng hơn, trả lời câu h ỏi tốt h ơn. K ết qu ả
cụ thể như sau:

Tổng số hs : 44

Giỏi

Khá

Trung
bình

Yếu

Khảo sát đầu năm 10/44

14/44

9 /44

11/44

Kiểm tra giữa kì I 20/44

15/44

4/44


5/44

Kiểm tra cuối kì I 31/44

8/44

4/44

1/44

2. Ý nghĩa của đề tài:
Việc giúp cho học sinh thích thú với giờ tập đọc và việc rèn đ ọc cho h ọc
sinh là rất quan trọng và cần thiết. Rèn đọc đúng không những giúp các
em hiểu đúng nội dung và cảm thụ được bài tập đọc mà còn giúp các em
học tốt các môn học khác. Ở độ tuổi này các em cần ph ải đ ược giáo viên
quan tâm để uốn nắn cho các em, tạo cho các em có m ột thái đ ộ h ọc t ập
nghiêm túc.
3. Những nhận định chung hướng phát triển của đề tài:
Muốn dạy tốt phân môn tập đọc và rèn đọc tốt cho học sinh thì tr ước h ết
giáo viên phải tận tâm với nghề. Có tận tâm thì giáo viên sẽ tìm tịi h ọc h ỏi


để đưa ra cách dạy tốt nhất, dễ hiếu nhất. Ngồi tận tâm ra thì trình đ ộ
chun mơn là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng trong cơng tác
giảng dạy. Muốn có được chun mơn giỏi thì giáo viên phải không ng ừng
học hỏi các đồng nghiệp. Chú ý lắng nghe nh ững góp ý t ừ phía ban giám
hiệu và các giáo viên trong trường. Phải ln ln tự trau dồi cho mình
vốn kiến thức qua sách báo, các loại truyền thông. Bản thân h ọc sinh cần
nắm vững những phương pháp giảng dạy đặc trưng mang hiệu quả của
môn học.

- Với học sinh tiểu học thì sự gần gũi, nhẹ nhàng quan tâm đ ến các em là
vô cùng cần thiết để học sinh ham học hơn.
- Giọng nói cũng là một yếu tố quyết định sự thành công khi d ạy đ ọc và
rèn đọc cho học sinh. Giáo viên phải nói thật rõ ràng, phát âm chu ẩn. Nếu
giáo viên đã có sẵn giọng nói hay dễ thu hút người nghe thì nên t ận d ụng
vào những cái có sẵn kết hợp với việc rèn luyện thêm đ ể nâng cao hi ệu
quả trong giảng dạy. Cịn nếu giáo viên nói chưa hay, nói cịn nhanh, ch ưa
rõ ràng, phát âm chưa thật chuẩn thì bắt buộc ph ải kiên trì luy ện t ập và
tập một cách nghiêm túc, tập thường xuyên.
- Trong khi dạy nên tổ chức thi đua đọc gây h ứng thú cho h ọc sinh.
- Nên đưa ra nhiều hình thức khen thưởng kịp thời đối với mỗi h ọc sinh dù
học sinh tiến bộ nhiều hay ít.
- Trước khi lên lớp cần nghiên cứu, chuẩn bị bài th ật kĩ.
- Phải có sự quan tâm đặc biệt đến những học sinh yếu và đề ra nh ững
cách dạy riêng để các em có thể tiếp thu được.
- Việc rèn cho những học sinh yếu phải được giáo viên thực hiện m ột cách
liên tục, kiên trì, sáng tạo thì mới đạt kết quả.
- Trong quá trình dạy cần phát huy tính tích cực c ủa h ọc sinh, giúp h ọc
sinh ln tìm ra những điều hay, những cái mới trong t ừng câu văn.
4. Ý kiến đề xuất.
Để dạy học tốt môn Tập đọc tôi có một số ý kiến đề xuất nh ư sau :


- Trang bị đầy đủ các tranh, ảnh phục vụ các tiết học.
- Các tổ khối lớp thường xuyên thao giảng mơn T ập đọc, tìm ra nh ững
phương pháp dạy học hiệu quả nhất, phát huy tính tích c ực c ủa h ọc sinh.
Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân trong việc rèn đọc và h ọc
tốt phân môn Tập đọc mà tôi đã thực hiện và thấy có hiệu quả. Chắc ch ắn
trong phần trình bày này sẽ cịn nhiều thiếu sót nên rất mong q đồng
nghiệp góp ý bổ sung để tơi vững vàng hơn trong công tác giảng dạy.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

An Bình, ngày 2 tháng 1 năm 2012
Người thực hiện

Nguyễn Thị Hiệp

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.
2.
3.

Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 2– tập 1, tập 2.
Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 – tập 1, tập 2.
Hỏi và đáp về dạy và học Tiếng Việt lớp 2.



×