Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) một số biện pháp làm sinh động trò chơi âm nhạc giúp trẻ 5 6 tuổi trường mầm non định trung phát triển khả năng âm nhạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.98 KB, 18 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
Lời giới thiệu
Như chúng ta đã biết, nghệ thuật là một dạng hoạt động của con người
nhằm diễn tả cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ, ý tưởng, , kĩ năng sáng tạo,…Nghệ
thuật là kết quả của quá trình nhận thức về thế giới tự nhiên, xã hội và con người,
trong đó con người ln ở vị trí trung tâm. Thơng qua nghệ thuật, con người có
thể tiếp cận kho tàng tri thức của nhân loại để làm giầu vốn hiểu biết của cá nhân.
Nghệ thuật đã và đang được sử dụng như là hình thức, phương tiện để giáo dục
con người. PGS.TS Nguyễn Ánh Tuyết và PGS.TS Ngơ Cơng Hồn đều khẳng
định: Giai đoạn dưới 6 tuổi được coi là giai đoạn khởi đầu – giai đoạn “vàng”
trong quá trình phát triển con người. Đây là thời kì phát cảm về mặt xúc cảm
thẩm mĩ , xúc cảm nghệ thuật (đặc biệt là những xúc cảm tích cực) của trẻ.
Đối với trẻ thơ, âm nhạc là một thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc. Tham gia
vào các hoạt động âm nhạc, trẻ sẽ mạnh dạn - tự tin, thông minh - nhanh nhẹn
hơn. Giáo dục âm nhạc hình thành cho trẻ lịng yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc,
tình yêu thương con người. Thơng qua các hoạt động giáo dục âm nhạc cịn giúp
hình thành và phát triển ở trẻ những thói quen tốt trong sinh hoạt tập thể như:
Tính tổ chức kỷ luật, tự chủ, mạnh dạn trước mọi người. Giáo dục âm nhạc cịn
là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, phát triển thể chất, giúp trẻ phát triển
trí tưởng tượng, củng cố kiến thức trẻ qua học tập, vui chơi. Quá trình trẻ tiếp
xúc và hoạt động âm nhạc như học hát, nghe hát, vận động theo nhạc, chơi trị
chơi âm nhạc... sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển
toàn diện, hài hoà về Đức, Trí, Thể, Mỹ. Chính vì vậy, giáo dục âm nhạc cho trẻ
mầm non là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng.
Trong những năm gần đây, hoạt động giáo dục âm nhạc trong trường mầm
non đã được quan tâm bồi dưỡng và phát triển. Các nội dung trong giờ học đã
được tổ chức phong phú và đạt hiểu quả cao hơn trước. Đặc biệt là các hoạt
động như: Dạy hát, vận động minh họa, nghe hát,… Tuy nhiên, qua thực tế cơng
tác giảng dạy của mình đặc biệt trong các giờ học âm nhạc tơi cảm thấy các trị
chơi âm nhạc còn bị hạn chế: Các trò chơi âm nhạc còn nghèo nàn về đồ dùng,


số lượng trò chơi ít - khơng có trị chơi mới và một số trị chơi khơng phù hợp
với khả năng của trẻ (ví dụ: Trị chơi “Nghe âm thanh đốn tên bạn hát”/ “Nghe
âm thanh đốn số lượng bạn hát” – q khó so với khả năng của trẻ)…v…v…
khiến hiệu quả giáo dục trên trẻ không cao và trẻ không hứng thú khi tham gia.
Nội dung trọng tâm trong các tiết học âm nhạc chủ yếu là dạy hát và vận động
minh họa, rất ít nội dung dạy trị chơi mới. Những tiết dạy hay trong các cuộc thi
giáo viên giỏi cấp trường môn Âm nhạc thường chọn nội dung trọng tâm là dạy
1.

1


hát/ Dạy vận động hoặc nghe hát chứ rất ít giáo viên chọn việc dạy trò chơi mới.
Trên thực tế một số giáo viên nghĩ rằng loại tiết đó mới q? Lạ q? Chưa có
nhiều người dạy nên thơi cứ chọn một nội dung trọng tâm khác cho “an toàn”.
Thực tế cho thấy: Nếu như giáo viên không quan tâm tạo điều kiện học tập cho
trẻ, không sáng tạo trong việc tổ chức, việc dạy học chỉ là hình thức thực hiện
cho xong thì giờ học sẽ trở nên gị bó, căng thẳng, cơ giáo ln ln phải cố
gắng bắt ép sự chú ý của trẻ thì đương nhiên hiệu quả dạy học sẽ không cao.
Là một giáo viên trẻ có tình u đối với nghề dạy học, tơi thiết nghĩ: Tại
sao mình khơng tìm hiểu để sáng tạo ra những cách tổ chức trò chơi âm nhạc
hay nhằm gây hứng thú và làm sinh động hơn các trò chơi âm nhạc? Làm được
điều đó, chắc chắn trẻ của tơi sẽ tham gia vào các hoạt động tích cực hơn: Tự
giác, chủ động và hứng thú hơn rất nhiều. Các trị chơi âm nhạc mới khơng chỉ
giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu được chơi mà qua đó trẻ phát triển tính sáng tạo, sự tự
tin, mạnh dạn cũng như thỏa thích vận động phù hợp theo giai điệu của âm nhạc
theo cách của riêng mình. Với niềm mong muốn đó, tôi đã mạnh dạn chọn đề
tài: “Một số biện pháp làm sinh động trò chơi âm nhạc giúp trẻ 5-6 tuổi
trường mầm non Định Trung phát triển khả năng âm nhạc” để nghiên cứu áp dụng
trong năm học 2018 - 2019 này.

2. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp làm sinh động trò chơi âm nhạc
giúp trẻ 5-6 tuổi trường mầm non Định Trung phát triển khả năng âm nhạc”.
3. Tác giả sáng kiến
Họ và tên: Hồ Thị Huế
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường Mầm non Định Trung
Điện thoại: 0349 599 636

Email:

4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường mầm non Định Trung.
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ lứa tuổi
mẫu giáo lớn tại các trường mầm non.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: tháng 9 năm 2018
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1. Nội dung sáng kiến
7.1.1. Thực trạng trước khi thực hiện đề đài:
Năm học 2018 - 2019, trường Mầm non Định Trung có 6 lớp mẫu giáo
lớn (5 - 6 tuổi) được chia làm hai khu (khu Đồng Vèo và khu Gia Viễn) với
tổng số 176 trẻ và 12 giáo viên. Trong năm học này, tôi được nhà trường phân
2


công chủ nhiệm lớp mẫu giáo lớn ( 5- 6 tuổi) với số lượng trẻ là 34 cháu. Trong
quá trình nghiên cứu - thực hiện đề tài này tôi nhận thấy mình có được rất nhiều
những điều kiện thuận lợi cũng như cịn gặp phải một số những khó khăn như
sau:
* Thuận lợi:
- Trường tôi nằm trên địa bàn nông thôn mới của thành phố, là ngôi
trường nhiều năm đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc, năm học 2018 – 2019

cũng là năm nhà trường đạt danh hiệu trường chuẩn quốc gia mức độ II.
- Lớp học rộng rãi – thống đãng, có đủ các phịng nhóm và được trang bị
đầy đủ các trang thiết bị đồ dùng thuận tiện như: Máy vi tính, ti vi màn hình lớn,
loa đài, giá đồ chơi,…phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
- Đa số trẻ trong lớp đều thông minh, nhanh nhẹn, có sức khỏe tốt để tham
gia vào các hoạt động của trường, lớp.
- 100% trẻ ăn bán trú tại lớp, trẻ sống gần trường học nên đi học đều.
- Bản thân tôi là một giáo viên yêu nghề mến trẻ, ham học hỏi, có khả
năng sư phạm và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Giáo viên trong
một lớp trẻ trung, nắm được những định hướng đổi mới trong phương pháp
giảng dạy, ln đồn kết và sáng tạo trong cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ.
- Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện để
giáo viên có đủ đồ dùng dạy học cũng như được học hỏi và bồi dưỡng chuyên
môn.
- Đa số phụ huynh của lớp nhiệt tình, quan tâm chu đáo tới con em,
thường xuyên trao đổi với giáo viên viên về tình hình của con em mình và rất
nhiệt tình ủng hộ đồ dùng đồ chơi cũng như các nguyên vật liệu khác phục vụ
việc học và dạy của cơ và trẻ.
* Khó khăn:
- Lớp học chưa có nhiều đồ chơi trong góc âm nhạc để cho trẻ có thể phát
huy hết khả năng cũng như sức sáng tạo khi tham gia vào các hoạt động âm
nhạc.
- Các nội dung dạy trẻ trong hoạt động âm nhạc còn rập khn theo kế
hoạch chương trình, hoạt động trị chơi âm nhạc đã được đưa vào chương trình
giảng dạy nhưng nội dung cịn chưa phong phú.
- Mơi trường trong và ngoài lớp học đã được giáo viên chú ý trang trí đẹp
mắt song hầu hết đều ít thay đổi theo từng chủ đề.
- Giáo viên trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy cũng như
trong công tác chủ nhiệm lớp; Khả năng tin học còn hạn chế nên trong q trình
tìm kiếm - cắt ghép nhạc cịn gặp nhiều khó khăn.

.

3


Xuất phát từ những thuận lợi và khó khăn trên mà tơi muốn đi sâu nghiên
cứu, tìm hiểu và đưa ra một số biện pháp làm sinh động trò chơi âm nhạc giúp
trẻ 5-6 tuổi trường mầm non Định Trung phát triển khả năng âm nhạc.
Mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu này, ngay từ đầu năm học tôi đã thực
hiện một cuộc khảo sát đầu năm về khả năng âm nhạc của trẻ lớp mình. Kết quả
thu được như sau:
Bảng 1. Khảo sát thực trạng kĩ năng âm nhạc của trẻ 5- 6 tuổi đầu năm.
(Tổng số: 176 trẻ)
Kết quả đầu năm
Tỉ lệ Chưa Tỉ lệ
(%)
đạt
(%)

Tiêu chí
đánh giá

Đạt

1

Trẻ yêu thích hoạt động trị chơi âm
nhạc

146


83%

30

17%

2

Nghe và cảm nhận giai điệu âm nhạc
(Phân biệt được sự nhanh / chậm
của các trạng thái âm nhạc

74

42%

102

58%

62

35,2%

114

64,8%

51


29%

125

71%

STT

3

4

Kĩ năng vận động theo nhạc
( Mềm dẻo, tự tin, thể hiện động tác
có hồn)
Khả năng sáng tạo các động tác
vận động minh họa phù hợp giai
điệu
( Sáng tạo ra động tác phù hợp với
âm thanh theo cách riêng của mình)

Qua việc điều tra - khảo sát trên tơi đã nắm bắt được những vấn đề cịn
tồn đọng và những khiếm khuyết cần bổ sung và tôi đã hình dung được những
cơng việc mình cần làm tiếp theo cho trẻ ở lớp của mình.
Tơi thấy rằng, trẻ mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi trường Mầm non Định Trung
đều u thích hoạt động trị chơi âm nhạc, vì thế trẻ cũng khá tích cực tham gia
vào hoạt động này. Tuy nhiên, một số trẻ khả năng nghe - cảm nhận giai điệu âm
nhạc, nhịp điệu của bài hát (phân biệt được sự nhanh / chậm của các trạng thái
âm nhạc) và thực hiện vận động nhịp nhàng phù hợp với bài hát, bản nhạc theo

mẫu còn hạn chế, trẻ ít có khả năng phối kết hợp với cô và các bạn để thực hiện
các vận động theo nhạc một cách phong phú. Thậm chí, số trẻ có thể đứng lên để
biểu diễn một cách mạnh dan, tự tin là chưa nhiều. Có nhiều trẻ thực hiện vận
4


động theo nhạc theo khn mẫu một cách máy móc, bên cạnh đó khả năng sáng
tạo các động tác vận động theo nhạc theo cách riêng của mình cũng rất ít.
Qua thực trạng trên, là một giáo viên chủ nhiệm lớp 5 - 6 tuổi tôi tôi luôn
suy nghĩ phải làm thế nào để trẻ thực sự say mê âm nhạc và hứng thú với các bài
hát, bản nhạc và trẻ biết chơi các trò chơi âm nhạc vui vẻ và sáng, đó là việc
khơng hề dễ. Vậy nên, tơi đã tìm tịi, học hỏi và mạnh dạn nghiên cứu để tìm ra
một số biện pháp góp phần phát triển khả năng âm nhạc cho trẻ mẫu giáo lớn 5
-6 tuổi Trường mầm non Định Trung qua việc làm sinh động trò chơi âm nhạc
cho trẻ.
7.1.2. Biện pháp thực hiện.
* Biện pháp 1: Lập kế hoạch.
Lập kế hoạch là một việc rất quan trọng! Một kế hoạch chu đáo, kỹ càng
sẽ giúp người giáo viên hình dung ra được cơng việc cụ thể của mình cần phải
làm đối với từng chủ đề (sự kiện) tương ứng. Từ đó, giáo viên có thể lựa chọn
được những nội dung cũng như chuẩn bị được đồ dùng phù hợp – hiệu quả cho
mỗi nội dung dạy học mà mình đã đề ra.
Để thực hiện được đề tài này, tôi đã tự lập cho mình một bảng kế hoạch để
tổ chức các trị chơi âm nhạc cho trẻ trong từng chủ điểm và sự kiện:
Bảng: Kế hoạch tổ chức các trò chơi âm nhạc trong năm học.
Thời gian Tên trò
chủ đềchơi âm
sự kiện
nhạc


Các phương tiện cần chuẩn bị
Âm nhạc

Đồ dùng

Tháng 9 Vũ điệu Liên khúc nhạc
(Trường dưới ánh không lời về trung
mầm non trăng rằm thu
của bé –
Trung
thu)

5

- Các loại đồ chơi
thường có trong
ngày trung thu:
Trống cơm, trống
da, mặt nạ, đèn
ông sao, đèn lồng,
đèn kéo quân,
vương miện,…
- Trang phục chị
Hằng, Cuội, quạt
mo.

Ứng dụng
tổ chức
trong hoạt
động

Hoạt động
chiều thứ
3: Hướng
dẫn trò
chơi mới


Tháng 10
( Bản
thânNgày
20/10)

Chúng ta Những bản nhạc
là những không lời về trường
người
mầm non, bản thân
vận động
theo nhạc

Tháng 11 Nghệ sĩ
(Nghề
tài ba
nghiệp –
Ngày
20/11)

Tháng 12
( Động
vật – Tết
Noel)


Tháng 1
(Phương
tiện giao
thông )

Tháng 2
(Tết
Nguyên
đán –
Các lễ
hội mùa
xuân)
Tháng 3
(Thực
vật –
Ngày 8/3)

Những quả
Chuông, Khăn
bung bay

- Trang phục biểu
diễn: Váy cho trẻ
- Nơ buộc đầu
( Làm từ những
chiếc khăn bung
bay), dải Ruy
băng, mũ hoa, nơ
tay,…

Những bản nhạc
Mũ con vật, mặt
beat chủ đề động vật nạ con vật, những
chiếc lá

Hoạt động
chiều:
Hướng
dẫn trò
chơi

Những bản nhạc chủ Nơ tay, những
đề giao thông, âm
chiếc Kèn, ...
thanh của các
phương tiện giao
thông

Hoạt động
chiều:
Hướng
dẫn trị
chơi

Vũ điệu
pháo
hoa

Âm thanh của
những tiếng pháo nổ

vui tai, có giai điệu
nhanh/ chậm, tí tách
khác nhau…

- Lá cờ, giải lụa,
nơ tay ( hoa đào,
hoa mai),…
- Trang phục:
Những bộ áo Tết
của trẻ.

Tiết học có
nội dung
trọng tâm
là: Trị
chơi âm
nhạc

Vũ điệu
của
những
chiếc lá
rơi

Những bản nhạc
khơng lời / nhạc cổ
điển/ nhạc giao
hưởng,… có sắc thái
nhẹ nhàng sâu lắng,


- Bộ sưu tập các
loại lá khác nhau
- Những dải Ruy
băng nhiều màu
sắc

Tiết học có
nội dung
trọng tâm
là: Trị
chơi âm

Vũ công
của rừng
xanh/Cu
ộc thi tài
của rừng
xanh
Chuyến
tàu vui
vẻ

Những bản nhạc
không lời hay và có
giai điệu thay đổi
tốc độ khác nhau

Tiết học có
nội dung
trọng tâm

là: Trò
chơi âm
nhạc

6

Hoạt động
chiều:
Hướng
dẫn trò
chơi


nhanh - chậm- cao
trào,….

Tháng 4
( Nước
và hiện
tượng tự
nhiên)

Tháng 5
( Quê
hương –
Đất
nướcBác Hồ)

Nhảy
múa

cùng gió

Những bản nhạc
khơng lời có âm
thanh của các hiện
tượng tự nhiên như:
Suối chảy, mưa,
sấm, chim hót, đặc
biệt là tiếng gió thổi
ở các mức độ khác
nhau)
Vũ điệu Những bản nhạc
những
khơng lời hay về
khúc
q hương, đất nước
nhạc
có các giai điệu
đồng quê nhanh – chậm,...
khác nhau.

- Khăn bung bay
- Những dải Ruy
băng
- Những chiếc lá,
hoa làm nơ tay,…

Cờ, nơ, dây ruy
băng, ....
Trang phục:

Những bộ quần áo
của các vùng
miền.

nhạc(Tổ
chức giờ
học ở Khu
phát triển
vận động).
Tiết học có
nội dung
trọng tâm
là: Trị
chơi âm
nhạc

Tiết học có
nội dung
trọng tâm
là: Trị
chơi âm
nhạc

* Biện pháp 2: Tìm kiếm - khai thác - làm nhạc theo ý tưởng đã định.
- Một trong những điều kiện quyết định thành công của những trị chơi âm
nhạc chính là hiệu quả của âm thanh. Việc thay đổi tốc độ nhanh - chậm, sắc thái
vui tươi - sâu lắng hay sự xuất hiện mới lạ bởi những âm thanh trẻ thường bắt
gặp hằng ngày sẽ khiến trẻ đặc biệt hứng thú. Tôi đã sưu tầm được một số bản
nhạc trên mạng và cắt ghép theo ý tưởng của mình để phù hợp với từng trò chơi.
- Việc cắt ghép phải thỏa mãn các yêu cầu:

+ Âm nhạc mới lạ, có các sắc thái và giai điệu thay đổi khác nhau đảm
bảo để trẻ vận động từ nhẹ nhàng, nhanh dần rồi mạnh mẽ sau đó chậm dãi hơn
để thả lỏng các cơ tồn thân (Tránh việc cho trẻ vận động nhanh mạnh ngay từ
đầu vì dễ khiến trẻ nhanh mệt mỏi)
+ Phù hợp với nội dung và ý tưởng của trò chơi (Nếu như phù hợp với
chủ đề - sự kiện thì càng tốt)
+ Thời gian hợp lý với độ tuổi của trẻ (Thời gian tối đa: 3 phút)

7


* Biện pháp 3: Biên đạo một số động tác nhảy/ múa/ vận động phù hợp
với trò chơi.
Sau khi đã làm được nhạc phù hợp cho ý tưởng của mỗi trị chơi, tơi bắt
đầu lên ý tưởng cho các động tác vận động phù hợp để gợi ý cho trẻ. Tùy thuộc
vào từng sắc thái âm thanh, tôi sáng tạo ra các động tác vận động với các tính
chất mềm dẻo/ vui tươi/ khỏe khoắn,... phù hợp theo luồng ý tưởng chủ đạo
trong từng trị chơi của mình. Tơi thường áp dụng một số động tác sau:
* Các động tác múa dân gian, dân tộc:
- Guộn cổ tay, ngón tay
+ Hái đào 1 tay ( Tính chất: Mềm, nhẹ nhàng):
Chuẩn bị: Chân đứng thế 5 ( Kí ở cạnh chân trụ), tay bên chân trụ chống
ngang thắt lưng, người nghiêng và hơi cúi về bên chân kí, tay làm động tác.
Nhịp 1: Tay làm động tác để dọc theo người, bàn tay ngửa về phía trước,
tay từ từ đưa lên cao ngang thắt lưng và xế góc 45o, giữ nguyên khuỷu tay.
Nhịp 2: Cổ tay guộn một vịng, sau đó dựng bàn tay.
Nhịp 3: cánh tay úp và vuốt xuống sát bên đùi.
Nhịp 4: Lật bàn tay ngửa.
Khi đứng vuốt lên, chân trụ đứng thẳng, tay vuốt xuống, chân nhún mềm.
Đầu hơi cúi xuống và ngẩng lên theo tay.

+ Hái đào 2 tay (Tính chất: Nhẹ nhàng, mềm):
Phần tay: Hai tay để thế 6b ( Một tay đưa sang một bên cao ngang đầu,
khuỷu tay hơi gập, cổ tay bẻ, lòng bàn tay ngửa. Một tay đưa vào cùng bên tay
cao, bàn tay đỡ vào bên tay cao, khuỷu tay ngang ngực, lòng bàn tay cảm giác
đỡ tay trên, hai tay đỡ cùng hàng với người), guộn cổ tay và ngón tay rồi vuốt
xuống, bàn tay dựng, sau lại đưa lên vị trí cũ hoặc vuốt sang và đổi bên.
Phần chân: Đứng thế 5 (Kí- Một chân trụ, một chân sau đặt ngửa bàn chân – kiễng
gót sát lịng bàn chân trụ), chân kí ngược bên tay làm động tác.
Người trên: Lưng thẳng, người nghiêng bên chân kí, đầu mặt ngẩng theo tay.
Động tác làm kết hợp nhún tại chỗ hoặc bước đi hư hái đào một tay.
+ Xốc tay - Dân tộc Khơ me (Tính chất: Dịu dàng, e lệ)
Gạt tay ở trước ngực hoặc trước chán.
Một tay ngửa, mũi ngón tay hướng thẳng ra trước, khuỷu tay khép, gốc
bàn tay gần người hoặc gần chán. Một tay nằm ngang trên gốc bàn tay kia, lòng
bàn tay hướng ra trước, khuỷu tay nâng. Từ từ gạt bàn tay từ gốc bàn tay ngửa ra
ngoài hết một nhịp, trong khi đó, bàn tay ngửa hơi kéo từ ngồi vào sát người
hoặc sát trán. Sau đó, cả hai bàn tay guộn và đổi ngược lại, bàn tay gạt để ở tư
thế ngửa, bàn tay di chuyển để ở tư thế nằm ngang để gạt.
+ Đi chân vịt – Khơ me (Tính chất: Vui, ngộ nghĩnh)
8


Hai bàn chân đứng tư thế 2a (hai bàn chân song song cách nhau một bàn
chân), chùng đầu gối. Hai tay thẳng xuôi theo người, bàn tay cong ngang hai
bên. Bước đi theo phách, mỗi bước đi, một chân đá hất ngang bên cạnh bàn chân
cong, hai đầu gối chụm nhau.
+ Nhích vai - Khơ me (Tính chất: Vui, nghịch)
Hai tay xuôi thẳng theo người, bàn tay cong ngang hai bên; Hoặc hai tay
ngang vai, khuỷu tay thẳng - bàn tay cong: Một tay giữ nguyên vị trí, tay kia
guộn cổ tay, gập khuỷu tay đưa ra tư thế ban đầu. Sau đó, chuyển sang tay kia

guộn- hai tay đuổi nhau. Trong khi đó, hai vai nhích mẩy liên tục. Chú ý giữ sao
cho không bị rụt cổ.
+ Đánh chiêng - Tây Nguyên (Tính chất: Vui, rộn ràng)
Phân tích động tác:
Tay trái, bàn tay nắm hờ cao bằng đầu, khuỷu tay gập góc vng hơi xế
trước (Tư thế cầm chiêng). Tay phải thấp ngang người, bàn tay nắm, khuỷu tay
gập vng góc. Bàn tay phải ngửa đánh vào khuỷu tay trái (Núm chiêng) sau đó
vẽ một vịng trịn nhỏ úp bàn tay đưa thẳng khuỷu tay sang bên cạnh. Tiếp theo,
lại vẽ một vòng tròn nhỏ ngửa bàn tay đánh vào, vẽ hai vòng tròn (vẽ hai vòng
tròn giống động tác vịng khăn của dân tộc Mơng). Chân đứng nhún bật tại chỗ
hoặc vừa đi vừa nhún bật hoặc nhảy hất một chân ra sau, người hơi đổ về phía trước.
+ Sát coong - Tây nguyên (Tính chất: Vui tươi, nhịp nhàng, khỏe
khoắn)
Phân tích động tác:
Hai tay để tư thế 6b (Một tay dơ lên cao, bàn tay ngang đầu - khuỷu tay
gập; Một tay gập trước ngực, hai bàn tay nắm hờ, vị trí tay để chếch về đằng
trước 45o. Hai khuỷu tay hơi nâng lên rồi nhấn xuống theo nhịp bật hoặc đi rung.
* Một số động tác nhảy:
- Nhảy đơn (Một mình trẻ thể hiện): Tùy sức sáng tạo và ý thích của trẻ
- Nhảy đơi (Trẻ nhảy cùng bạn): Hai trẻ có thể khốc tay nhau-tay còn
lại dơ cao vung những dải ruy băng hoặc khăn bung bay - chạy bật vòng tròn
quanh nhau lắc đầu... sau đó đổi bên,....
=> Thường áp dụng khi thể hiện vận động nhanh – mạnh với âm nhạc có
tốc độ nhanh hơn ( Ví dụ: Với trị chơi “Nhảy múa cùng gió” tơi áp dụng khi âm
nhạc nhanh - mạnh lên đến đỉnh điểm. Đó là lúc có bão đến - những làn gió thổi
ào ào rất nhanh….thì các con cũng sẽ vận động nhảy đôi cùng nhau cũng rất
nhanh- khỏe và ngộ nghĩnh. Chính sự nhanh nhẹn- khỏe khoắn và ngộ nghĩnh
của các động tác nhảy đôi rất thu hút trẻ nên lúc này là thời điểm mang lại cho
nhiều niềm vui và hứng thú nhất)
* Một số động tác cổ điển châu âu, một số tư thế Ba- lê (Chủ yếu để trẻ

hưởng ứng theo cô): Các tư thế tay, Bát- tơ- măng, Ba- lăng-xê,...
9


- Batements (Bát- tơ – măng)
Là chuyển động của chân ra một hướng nào đó rồi quay lại hướng chân
trụ ở vị trí duỗi thẳng. Động tác tiến hành với nhịp 2/4 hoặc 4/4 nhanh, chân thế
1 (Chữ V - hai gót chân sát nhau, mũi chân nọ cách mũi chân kia một bàn chân)
mở, thế 2b (Hai bàn chân song song sát nhau). Một chân làm trụ, một chân miết
sàn đưa ra và kéo chân về đều đặn theo các phía trước, sang bên cạnh và về đằng
sau. Trong thời gian chuyển động của chân, đầu gối thẳng, xương hơng mở, cân
bằng và nâng lên.
Với tính chất nhẹ nhàng- uyển chuyển của các động tác Ba-lê, tôi thường
áp dụng để thể hiện các vận động khi âm nhạc có giai điệu nhẹ nhàng, êm ái.
( Ví dụ: Trong trị chơi “Nhảy múa cùng gió” tơi áp dụng khi âm nhạc lắng
xuống - cơn bão qua đi - gió thổi nhẹ hơn cũng chính là ở thời gian cuối trị chơi
nhằm mục đích thư giãn các cơ của tồn thân sau quãng thời gian vận động tích
cực theo giai điệu của âm nhạc.
* Biện pháp 4: Lên ý tưởng và nội dung cho từng trò chơi. (Để truyền
cảm hứng cho trẻ và hướng dẫn trẻ cách chơi).
* Ví dụ 1: Trị chơi “Nhảy múa cùng gió”
Tổ chức trong giờ học âm nhạc, NDTT là dạy TCÂN mới)
Chủ đề: Nước và hiện tượng tự nhiên
- Cách chơi:
Các con hãy nhắm mắt lại, giữ thật yên tĩnh và lắng nghe thật tinh: Dường
như những làn gió đang đến chơi với lớp mình đấy! Khi âm nhạc nổi lên chính
là lúc những làn gió của tự nhiên vào đến lớp mình rồi. Khi đó, các con hãy thức
dậy và cùng nhau nhảy múa cùng gió nhé! Khi âm nhạc có giai điệu nhẹ nhàng
tức là những làn gió đang thổi nhẹ - Khi đó, các con hãy làm những động tác
nhẹ nhàng, uyển chuyển. Khi âm nhạc có giai điệu nhanh hơn tức là gió đã thổi

mạnh hơn rồi! Khi gió thổi mạnh thì các con cũng sẽ làm những động tác nhanh
nhẹn hơn. Và khi âm nhạc lên đến đỉnh điểm nhanh nhất thì tức là khi bão đã về!
Bão về thì gió sẽ thổi như thế nào? Cây cối lúc này ra sao? Gió thổi nhanhmạnh – ào ào giống như muốn cuốn đi tất cả mọi thứ..... vậy thì các con cũng
hãy nghĩ ra những động tác thật là nhanh – khỏe mạnh ( có thể là nhảy – múa
đơi với nhau). Sau đó, âm nhạc sẽ lại lắng xuống – Cơn bão đã qua đi! Khi bão
qua đi gió lại thổi như thế nào? Bầu trời lại ra sao? Các con hãy lại cùng nhau
vận động nhẹ nhàng và khi cơn bão đã qua hẳn thì những làn gió lại cùng nhau đi
ngủ - làm động tác đi ngủ.
- Luật chơi:

10


Trẻ cần phải thực hiện các vận động phù hợp với giai điệu của âm nhạc.
Khi chơi khơng nói chuyện hoặc cười đùa to vì như vậy sẽ khơng nghe được sự
thay đổi tốc độ của âm nhạc.
- Đồ dùng cần chuẩn bị khi chơi:
Những chiếc khăn bung bay, dải ruy băng nhiều màu sắc.
- Ứng dụng tổ chức trò chơi trong các hoạt động:
Sau khi trẻ đã biết cách chơi và luật chơi của trị chưoi này, có khả năng
chơi tốt, giáo viên có thể ứng dụng tổ chức cho trẻ trong rất nhiều các hoạt động
của trẻ như:
+ Tổ chức trong giờ biểu diễn nghệ thuật tổng hợp,
+ Hoạt động ngồi trời ( Trị chơi vận động/ Giao lưu trò chơi với các khối lớp),
+ Tổ chức trò chơi trong hoạt động chiều ( Thậm trí có thể sử dụng trò
chơi cho trẻ vận động sau khi ngủ dậy...)
* Ví dụ 2: Trị chơi “Vũ điệu của những chiếc lá rơi”
Tổ chức trong giờ học âm nhạc, NDTT: Dạy TCÂN mới. (Nếu tổ chức ở
ngồi trời thì hiệu quả sẽ cao hơn) Chủ điểm: Thực vật.
- Cách chơi: Khuyến khích trẻ quan sát hình ảnh những chiếc lá rơi và

tưởng như chúng đang nhảy múa.
Hướng dẫn trẻ: Cô đố các con biết: Khi gió thổi làm cho cây cối đu dưa
thì những chiếc lá trên cây sẽ bị làm sao?( Bị rụng - rơi). Gió thổi nhẹ, những
chiếc lá rơi từ trên cây xuống từ từ, bay bay là là mặt đất. Khi gó thổi mạnh,
những chiếc lá đua nhau rơi xuống, ào ào, quay quay như chong chóng rồi nhập
vào với những chiếc lá rơi khác bay đi khắp nơi như đang nhảy múa khắp sân
trường.....Hôm nay, các con hãy cùng nhau tưởng tượng mình như là những
chiếc lá đó để cùng nhau nhảy múa. Các con hãy chú ý nghe nhạc thật tinh và
vận động – nhảy múa theo nhạc. Tốc độ nhanh / chậm của âm nhạc thể hiện gió
thổi nhanh/ nhẹ. Chúc những chiếc lá ngày hơm nay sẽ có những điệu nhảy múa
( vũ điệu) thật đẹp và vui nhộn!
- Đồ dùng cần chuẩn bị khi chơi: Mũ hoa, Bộ sưu tập các loại lá.
* Ví dụ 3: Trị chơi: “ Tài năng của rừng xanh”
Tổ chức trong giờ hoạt động chiều thứ 3- Hướng dẫn trò chơi âm nhạc
mới
Chủ điểm: Động vật.
- Cách chơi:
Các con sẽ đóng giả làm những lồi vật của rừng xanh. Hôm nay, rừng
xanh mở một cuộc thi tài có tên là : “Vũ cơng của rừng xanh” để tìm ra lồi vật
có điệu nhảy đẹp nhất. Mỗi bạn sẽ có một mũ/ mặt nạ con vật để đeo. Cuộc thi
hôm nay sẽ mở nhạc để cho các lồi vật thể hiện tài nhảy múa của lồi mình.
Các con vật sẽ được thỏa sức sáng tạo các động tác nhảy múa phù hợp theo giai
11


điệu của âm nhạc. Khi nào âm nhạc kết thúc thì mỗi con vật hãy dừng lại ở một
hình dáng đặc trưng của lồi mình. Lồi vật nào có những điệu nhảy/ dáng kết
đẹp nhất sẽ được phong là “vũ công của rừng xanh”
- Đồ dùng cần chuẩn bị khi chơi : Mũ con vật, mặt nạ con vật, những chiếc lá
xanh.

* Biện pháp 5: Bổ sung đồ dùng đồ chơi làm sinh động trò chơi âm
nhạc.
- Với tư duy trực quan của trẻ mầm non, đồ dùng trực quan và đồ chơi là
những phương tiện cực kỳ quan trọng quyết định hiệu quả của mọi hoạt động và
trò chơi âm nhạc cũng khơng nằm ngồi đó. Nếu như những giai điệu của âm
nhạc là linh hồn của múa, “là điều kiện cần” để trẻ chơi thì đồ dùng âm nhạc sẽ
là “điều kiện đủ” để trẻ đạt được kết quả phát triển tốt nhất qua trò chơi âm
nhạc.
- Thật vậy, nếu như chơi mà khơng có đồ dùng để chơi thì làm sao có
hứng thú? Khơng có hứng thú thì làm sao có một giờ học tích cực? Nếu giờ học
khơng tích cực thì hiệu quả đạt được liệu có được như mong muốn? Đương
nhiên câu trả lời là: KHƠNG.
- Hiểu rõ được điều đó, tơi và giáo viên cùng lớp đã ý thức trong việc sưu
tầm, tự tạo ra những đồ dùng đồ chơi mới phục vụ cho trẻ tham gia các trị chơi
âm nhạc. Đó là những gì thì chỉ cần nhìn vào “Bảng kế hoạch” tơi đã lập ngay từ
đầu năm là sẽ có đáp án:
+ Các loại đồ chơi thường có trong ngày trung thu: Trống cơm, trống da,
mặt nạ, đèn ông sao, đèn lồng, đèn kéo quân, vương miện,…Trang phục chị
Hằng, chú Cuội, quạt mo.
+ Mũ con vật
+ Mặt nạ con vật
+ Những chiếc lá cây: Đây là nguồn nguyên liệu rất sẵn có và dễ tìm
nhưng cũng mang lại hứng thu khơng hề ít đối với trẻ.
+ Khăn bung bay: Trẻ vừa có thể dùng để chơi vừa làm nơ buộc đầu rất đẹp.
+ Dải Ruy băng nhiều màu sắc: Không chỉ để phục vụ việc trẻ thể hiện
động tác chuyển động của Gió mà qua đó trẻ cịn được làm những “Vũ cơng
múa lụa” khi chơi trong Góc.
+ Nơ tay, mũ hoa,
+ Trang phục biểu diễn: Váy xòe,...
- Bằng việc thường xuyên chuẩn bị các đồ dùng – đồ chơi sáng tạo cho

các trị chơi âm nhạc thì vơ hình chung tơi cũng đã bổ sung thêm được rất nhiều
12


đồ chơi cho Góc Âm nhạc của lớp tơi. Đó cũng như là các nguyên liệu mở cho
góc chơi âm nhạc mà ở đó trẻ tha hồ thay- mặc- trang điểm cho nhau bằng
những món đồ phụ kiện biểu diễn bắt mắt. Bởi lẽ hiệu quả của hoạt động chơi
trong góc Âm nhạc cũng góp phần lớn giúp trẻ phát triển các kĩ năng âm nhạc.
* Biện pháp 6: Phối hợp với phụ huynh để việc phát triển kĩ năng cho
trẻ đạt kết quả cao.
- Để trẻ phát triển được tốt, ngoài tất cả những biện pháp mà giáo viên
chúng ta nỗ lực cố gắng cịn một điều khơng thể thiếu và có ý nghĩa lớn đó chính
là sự phối kết hợp của phụ huynh. Nếu như chúng ta quan tâm giúp đỡ mong trẻ
phát triển từng ngày thì phụ huynh cũng vậy thậm trí họ cịn mong mỏi và hi
vọng hơn ta! Trường Mầm non nơi tôi công tác thuộc địa bàn nông thôn, phần
đông phụ huynh lớp tôi đều là người làm nông nghiệp nhưng họ cũng quan
tâm và đặt niềm tin, hy vọng ở con em mình rât nhiều. Tôi nhận thấy rằng họ
cũng rất mong muốn nắm được tình hình hoạt động của trẻ trên lớp. Chính vì
vậy, thơng qua những giờ đón - trả trẻ cũng như những cuộc họp đầu và cuối
năm, tôi thường xuyên gặp gỡ, trò chuyện với các bậc phụ huynh nhằm trao
đổi thông tin để kết quả phát triển trẻ đạt được mức tốt nhất.
Qua những buổi trò chuyện ấy, phụ huynh lớp tôi phần nào nắm bắt
được nội dung chương trình giáo dục hiện hành và đặc biệt là ý nghĩa của
hoạt động âm nhạc đối với sự phát triển tồn diện của trẻ. Từ đó, các bậc phụ
huynh cũng giúp đỡ chúng tôi rất nhiều trong việc ủng hộ nguyên vật liệu để
làm đồ chơi và giúp trẻ ôn luyện các kĩ năng âm nhạc khi ở nhà.
Với một số trẻ khả năng phát triển ngơn ngữ cịn hạn chế, trẻ nhút nhát
hoặc thể lực kém thì tơi thường xuyên trao đổi với phụ huynh bằng nhiều
cách khác nhau: Với mỗi chủ đề, tơi khuyến khích phụ huynh chuẩn bị đồ
chơi, tranh ảnh ở nhà để cùng dạy trẻ;

- Ngồi ra, mỗi khi ở trường có tổ chức chương trình văn nghệ chào
mừng ngày hội - ngày lễ nào thì tơi cũng chủ động mời phụ huynh đến dự để
cổ vũ tinh thần cho các con và phần nào hiểu hơn về hoạt động âm nhạc ở
trường mầm non.
- Không những thế, tôi cũng tư vẫn giúp phụ huynh hiểu rằng: Ngoài
những khi biểu diễn ở trường, ở lớp ra thì việc tham gia biểu diễn văn nghệ
tại thơn xóm nơi trẻ sinh sống cũng là một cơ hội giúp trẻ phát huy được sự tự
tin, khả năng âm nhạc cũng như khả năng giao tiếp- sự hòa đồng với mọi
người.
13


Tôi tin tưởng rằng: Sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường
trong việc phát triển kĩ năng âm nhạc nói chung và trị chơi âm nhạc nói riêng
sẽ tạo điều kiện giúp trẻ có cơ hội phát huy những tài năng- năng khiếu âm
nhạc nói riêng và phát triển tồn diện nhân cách cho trẻ nói chung.
7.2. Khả năng áp dụng của sáng kiến:
Những giải pháp nêu trên đã được thực hiện rộng rãi và đạt hiệu quả
trong lĩnh vực phát triển thẩm mỹ cho trẻ ở một số trường mầm non trên địa
bàn thành phố. Tôi nhận thấy, để đạt được tối ưu hiệu quả các giải pháp thì
giáo viên cần phải linh hoạt trong việc phối hợp hài hòa các giải pháp bởi mỗi
giải pháp điều có những ưu thế riêng, các giải pháp này hỗ trợ cho giải pháp
kia ngược lại; vì thế, giáo viên cần biết khai thác và vận dụng những ưu thế
của từng giải pháp để có những kết quả tốt nhất.
8. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Giáo viên cần có trình độ chun mơn đạt chuẩn từ chuẩn trở lên.
Giáo viên luôn đề cao tinh thần học hỏi để nâng cao kiến thức cơ bản, kỹ
năng thực hành của từng nội dung âm nhạc, nắm vững phương pháp dạy học
theo chương trình giáo dục mầm non mới theo Thông tư 28/2016/TT – B’GDĐT
ngày 30/12/2016 sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình Giáo dục

mầm non, sáng tạo trong tiết dạy. Khi tổ chức các hoạt động âm nhạc đặc biệt là
hoạt động trò chơi âm nhạc luôn phải lấy trẻ làm trung tâm.
Giáo viên tích cực tìm tịi, học hỏi và nâng cao khả năng âm nhạc của bản
thân, đặc biệt là khả năng biên soạn các động tác, các bài múa minh họa cho bài
hát, bản nhạc thêm phong phú, sáng tạo và hấp dẫn trẻ.
Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện thuận lợi về thời gian cũng như
cơ sở vật chất để giáo viên thực hiện việc áp dụng sáng kiến có hiệu quả.
Phụ huynh học sinh quan tâm đến chất lượng học tập của trẻ cũng như
chất lượng giảng dạy của cơ.
9. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến:
9.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Qua đề tài nghiên cứu này giúp cho giáo viên nhận thấy được thực trạng
về khả năng âm nhạc đặc biệt là khả năng vận động theo nhạc của trẻ mẫu giáo
lớn trường mầm non Định Trung trong năm học vừa qua, để từ đó đưa ra những
14


giải pháp trong việc tổ chức và thực hiện các hoạt động âm nhạc nói chung và
hoạt động trị chơi âm nhạc của trẻ mẫu giáo lớn nói riêng đạt kết quả tốt hơn
trong những năm học tới.
Nâng cao thị hiếu thẩm mĩ cho trẻ, nuôi dưỡng, bồi dưỡng cảm xúc nghệ
thuật, khơi gợi ở trẻ những rung động về cái đẹp, trẻ yêu thích cái đẹp của thiên
nhiên và con người, tạo cho trẻ có lịng mong muốn được bảo vệ và tạo ra cái
đẹp cho cuộc sống.
Rèn luyện và phát triển các kĩ năng âm nhạc cho trẻ đặc biệt là các kĩ
năng trong hoạt động trò chơi âm nhạc.
Tạo cơ hội cho trẻ được tự mình khám phá, trải nghiệm và thể hiện cảm
xúc và nhu cầu hoạt động nghệ thuật.
Có thể nói rằng, khi áp dụng sáng kiến vào thực tiễn sẽ góp phần giúp cho

trẻ được tiếp xúc và trải nghiệm nhiều với thiên nhiên, cuộc sống; đồng thời với
sự hướng dẫn, gợi mở của cô giáo đã giúp trẻ được hoạt động và phát triển theo
cách riêng của mình, bản thân trẻ được tự nhận xét, trao đổi, chia sẻ và thể hiện
khả năng của bản thân, trẻ trở lên tự tin, năng động và sáng tạo hơn. Đó là một
nhân tố giáo dục để phát triển nhân cách cho trẻ tốt nhất, chuẩn bị cho trẻ bước
vào giai đoạn của các bậc học phổ thông.
Bảng 2. Đánh giá kết quả đạt được trên trẻ cuối năm học.
(Tổng số: 176 trẻ )
Kết quả
STT

1

2

Tiêu chí đánh gía

Tỉ lệ

(%)

Chưa
đạt

176

100%

0


0%

160

91,4%

16

8,6%

152

86,4%

24

13,6%

Đạt

Trẻ yêu thích hoạt động vận động
theo nhạc
Nghe và cảm nhận giai điệu âm
nhạc
(Phân biệt được sự nhanh / chậm của
các trạng thái âm nhạc)

Tỉ lệ

(%)


Kĩ năng vận động theo nhạc
3

(Mềm dẻo, tự tin, thể hiện động tác có
hồn)
15


4

Khả năng sáng tạo các động tác vận
động minh họa phù hợp giai điệu
(Sáng tạo ra động tác phù hợp với âm
thanh theo cách riêng của mình)

143

81,2%

33

18,8%

9.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:
Sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: “Một số biện pháp làm sinh động trò
chơi âm nhạc giúp trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi Trường mầm non Định Trung
phát triển khả năng âm nhạc” đã giúp trẻ tham gia vào hoạt động âm nhạc nói
chung và hoạt động vận động theo nhạc nói riêng hứng thú, tích cực hơn. Các

giải pháp này giúp cho trẻ được rèn luyện và phát triển hơn nữa những kĩ năng
trong hoạt động âm nhạc, từ đó, khả năng âm nhạc của trẻ đã tiến bộ rõ rệt.
Những giải pháp của sáng kiến thực sự là phù hợp với thực tế, phù hợp
đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, phù hợp với nhu cầu nhận thức và hứng thú của trẻ
độ tuổi mẫu giáo lớn (5- 6 tuổi). Đặc biệt các giải pháp đưa ra giúp phát huy một
cách tốt nhất khả năng âm nhạc của mỗi trẻ.
10. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc
áp dụng sáng kiến lần đầu gồm:
ST
T
1

Trường MN Định Trung

Định Trung – Vĩnh
Yên – Vĩnh Phúc

2

Trường MN Đồng Tâm A

Đồng Tâm A– Vĩnh
Yên – Vĩnh Phúc

3

Trường MN Hoa Sen

Tên tổ chức/cá nhân


Địa chỉ

Tích Sơn – Vĩnh Yên
Vĩnh Phúc

16

Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến
Các lớp mẫu giáo
lớn
5 – 6 tuổi.
Lĩnh vực:
Phát triển thẩm mỹ


Vĩnh Yên, ngày … tháng ... năm 2019

Vĩnh Yên, ngày …. tháng ….năm 2019

Xác nhận của Lãnh đạo nhà trường

Người nộp đơn

(ký tên, đóng dấu)

(ký, ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thị Thủy


Hồ Thị Huế

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Để có thể thể thực hiện và hồn thành được sáng kiến kinh nghiệm này,
tơi đã truy cập mạng Internet để tìm hiểu cũng như sưu tầm các bản nhạc, tham
khảo những bài nhảy- múa biên đạo cho trẻ trong các chương trình như: Nhảy
cùng Bibi, Hi 5,…tham khảo một số tài liệu sau:
STT

TÊN TÀI LIỆU

NHÀ XUẤT BẢN

TÊN TÁC GIẢ

NXB Giáo dục

TS. Nguyễn Ánh
Tuyết
Trường
CĐSP
MG TWII
Nhóm tác giả:
-TS. Phan Thị
Lan Anh,
-ThS. Lương Thị
Bình
-TS. Phạm Thị
Mai Chi
-ThS. Lê Thị


1

Tâm lý học trẻ em

2

Giáo dục trẻ em

3

Tuyển chọn trò chơi, bài hát, - NXB Giáo dục
thơ ca, truyện, câu đố theo - Viện chiến lược
chủ đề ( dành cho trẻ 5-6 tuổi) và chương trình
giáo dục – TT
nghiên cứu chiến
lược và phát triển
chương
trình
GDMN.

NXB Giáo dục

17


Khánh Hịa
-ThS. Hồng Thu
Hương
4


Giáo trình Múa

5

Giáo trình Múa tập 2

NXB Đại học sư
Trần Minh Trí
phạm
NXB Đại học sư
Trần Minh Trí
phạm

18



×