Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) một số biện pháp giúp học sinh tăng sự hứng thú học tập môn tự nhiên và xã hội lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.73 KB, 37 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển của thế giới, nước ta cũng đang trên đà phát triển và hội
nhập cùng với nước bạn. Và muốn đất nước phát triển, thốt khỏi tình trạng
nghèo đói – yếu kém thì địi hỏi nước ta phải có một nguồn nhân lực dồi dào để
có thể đáp ứng được yêu cầu hội nhập của đất nước, đưa đất nước đi lên “sánh
vai với các cường quốc năm châu trên thế giới” như lời của Vị Cha già của dân
tộc ta đã dặn dò các thế hệ học sinh. Vậy để có nguồn nhân lực dồi dào như vậy
thì nền giáo dục phải gánh vác một vai trị vơ cùng quan trọng và những nhà
giáo dục phải là những người chở đò buồm lái đưa những chuyến đò tri thức cập
bến bờ vinh quang. Hiện nayđể hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế
giới đòi hỏi Bộ giáo dục và đào tạo triển khai đổi mới toàn diện và đồng bộ về
giáo dục theo 4 trụ cột giáo dục đó là: Học để biết – Học để làm – Học để cùng
chung sống – Học để tự khẳng định mình”.
Để đạt được những mục tiêu giáo dục theo 4 trụ cột trên Bộ giáo dục đã đổi mới
chương trình sách giáo khoa tiểu học. Theo quy luật của sự phát triển, muốn
phát triển thì phải dựa trên cái cũ. Chương trình tiểu học cũng đã dựa trên quy
luật đó nhằm kế thừa và phát huy những thành tựu của chương trình cũ và khắc
phục những hạn chế mà chương trình cũ cịn tồn tại. Cùng với sự đổi mới về
sách giáo khoa là sự đổi mới về phương pháp dạy của thầy và cách học của trị.
Khơng chỉ có những mơn học chính như Tốn, Tiếng việt mà cịn có mơn Tự
nhiên và Xã hội cũng có vai trị vơ cùng quan trọng. Mơn Tự nhiên và Xã hội
trang bị cho các em những kiến thức cơ bản ban đầu về các sự vật hiện tượng
trong tự nhiên – xã hội và các mối quan hệ của con người xảy ra xung quanh
các em. Không những thế mơn Tự nhiên xã hội cịn góp phần bồi dưỡng nhân
các một cách toàn diện về các mặt “ Đức – Trí – Thể - Mĩ”.


Các em học sinh lớp 1 nhận thức còn thiên về tri giác trực tiếp đối tượng mang
tính tổng thể, khả năng phân tích chưa cao, khó nhận ra mối liên hệ giữa các sự
vật, hiện tượng. Vì vậy bằng những phương pháp dạy học tích cực, dưới sự


hướng dẫn của giáo viên tạo cho học sinh hứng thú học tập, tự phát hiện kiến
thức và áp dụng kiến thức vào cuộc sống.
Lựa chọn và sử dụng các phương pháp hợp lí trong giảng dạy Tự nhiên và Xã
hội trước hết là tạo hứng thú cho học sinh sau là phát huy tính tích cực học tập
của học sinh và nâng cao chất lượng dạy học.
2. Mục đích nghiên cứu
- Giúp giáo viên và học sinh hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc tạo
hứng thú trong môn học.
- Từ các bài học các em rút ra được các bài học cho bản thân, các em áp dụng
được các kiến thức đã được học vào cuộc sống hàng ngày.
- Cung cấp cho các em học sinh một số kiến thức cơ bản, ban đầu và thiết
thực về cơ thể người. Các em biết giữ vệ sinh cơ thể và phịng tránh được một
số bệnh tật thơng thường, biết một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên
và xã hội. Đồng thời bước đầu hình thành và phát triển ở các em kĩ năng: tự
chăm sóc sức khỏe bản thân, vui chơi an toàn, biết các thành viên trong gia
đình, lớp học, tập quan sát một số cây, con vật và sự thay đổi thời tiết.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu việc học tập môn Tự nhiên và Xã hội, cụ thể thơng qua việc tìm
hiểu tìm hiểu sách giáo khoa TN&XH, sách giáo viên TN&XH, sách bài tập
TN&XH.
- Nghiên cứu cụ thể thông qua các chủ đề:


+ Chủ đề: Con người và sức khỏe
+ Chủ đề: Xã hội
+ Chủ đề: Tự nhiên
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phân tích tài liệu liên quan đến mơn Tự nhiên và xã hội, cụ thể thơng qua việc
tìm hiểu sách giáo khoa, sách giáo viên TN&XH lớp 1
- Tìm hiểu thông tin thực tế.

- Thảo luận với các thành viên trong tổ tìm ra hướng giải quyết cho bài tập còn
đang vướng mắc.
- Dự giờ đánh giá nhận xét – tiếp thu những ý kiến đóng góp.
- Dạy thực nghiệm
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Học sinh lớp 1 trường Tiểu học An Bình B
- Phạm vi: Nghiên cứu sự hứng thú học tập môn Tự nhiên và xã hội lớp 1

PHẦN NỘI DUNG
A. CƠ SỞ KHOA HỌC


1. Cơ sở lý luận
Theo Lê Nin: Con đường biện chứng của nhận thức chân lý là đi từ trực quan
sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn – đó là
con đường biện chứng của nhận thức chân lý, sự nhận thức hiện thực khách
quan.
Giai đoạn nhận thức cảm tính là giai đoạn mở đầu của q trình nhận thức. Đó
là giai đoạn mà con người trong hoạt động thực tiễn sử dụng các giác quan để
tiến hành phản ánh sự vật – hiện tượng khách quan mang tính cụ thể sinh động,
là bước khởi đầu và cũng là bàn đạp tạo đà cho nhận thức lý tính.
Có thể nói rằng q trình dạy học là con đường chủ yếu hình thành định hướng
giá trị phẩm chất đạo đức nhân cách học sinh. Môn Tự nhiên và Xã hội tạo cho
học sinh có những hiểu biết về tự nhiên, hiểu biết về cuộc sống diễn ra xung
quanh mình, về quan hệ giữa người với người, về các hoạt động của con người.
Như vậy, sử dụng hợp lí các phương pháp trong dạy học Tự nhiên và Xã hội
lớp 1 tức là chúng ta đã tạo nền móng khởi đầu cho sự phát triển nhận thức tư
duy cho các em.
1.


2.

Cơ sở tâm lý học

Sự phát triển của trẻ bây giờ, đặc biệt là lứa tuổi tiểu học diễn ra một cách kì
diệu khiến mọi người xung quanh phải sửng sốt và vui mừng. Tốc độ, mức độ
tính chất của lứa tuổi học sinh Tiểu học diễn ra rất nhanh và có sự thay đổi rõ rệt
giữa các lứa tuổi. Nếu mới khi chào đời các em như một “sinh vật non” chưa
cảm nhận được những lời nói nựng của mẹ, nhưng chỉ vài tháng sau thì các em
có thể nhoẻn miệng cười với những cử chỉ yêu thương của người thân. Và đến
khi vào lớp 1, một bước ngoặt vô cùng quan trọng đối với các em. Đó là sự
chuyển qua một lối sống mới, với những điều kiện hoạt động mới, chuyển qua


một địa vị mới trong xã hội, chuyển qua những quan hệ với người lớn và bạn bè
cùng tuổi.
Khi ở trường mầm non đối với các em hoạt động vui chơi đóng vai trị là chủ
đạo nhưng khi vào lớp 1 các em phải chuyển hoạt động vui chơi thành hoạt
động học tập đóng vai trị làm chủ đạo. Bởi vậy Giáo sư, tiến sĩ Hồ Ngọc Đại có
lí khi cho rằng, 6 tuổi là một bước ngoặt hạnh phúc. Sau 6 tuổi các em sẽ được
đến với thầy, với bạn, đến với nền văn minh nhà trường hiện đại để có thêm
những gì chưa có, chưa được tiếp cận trong thời gian 6 năm vừa qua trong cuộc
sống hàng ngày ở nhà và trường mầm non.
Học sinh Tiểu học “dễ nhớ – dễ quên” mức độ tập trung chú ý vào một vấn đề
nào đó chưa cao. Vì vậy, người giáo viên – những người chở đị phải có các
phương pháp tạo hứng thú học tập cho các em, làm cho giờ học sôi nổi, sinh
động và các em phải thường xuyên được thực hành, luyện tập.
Trong quá trình phát triển của trẻ em trong xã hội hiện đại, các nhà tâm lí học
coi thời điểm lúc trẻ trịn 6 tuổi là bước ngoặt quan trọng. Tâm lý trẻ lúc này
chưa được ổn định, giàu tình cảm, dễ xúc động, bản tính các em lúc này là thích

khám phá. Các em thích tiếp xúc với các sự vật, hiện tượng xung quanh, tuy
nhiên các em lúc này bản tính cũng rất nhanh chán. Do vậy, trong khi giảng dạy
người giáo viên phải kết hợp nhiều phương pháp dạy học phù hợp, sử dụng đồ
dùng dạy học có giá trị cao, cho các em tham gia các buổi sinh hoạt ngoài trời,
tạo điều kiện cho các em khắc sâu được kiến thức, giúp các em phát triển một
các toàn diện.
3. Vai trị của mơn TNXH đối với học sinh Tiểu học
3.1 Đánh giá chung


Tự nhiên và Xã hội là môn học cung cấp và trang bị cho học sinh những kiến
thức cơ bản về tự nhiên, xã hội trong cuộc sống hằng ngày đang diễn ra xung
quanh các em. Giúp các em có một cách nhìn khoa học, phương pháp tiếp cận
khoa học phù hợp trình độ các em về cuộc sống xung quanh, tránh cho học sinh
những hiểu biết lan man, đại khái, hình thức tồn tại bên ngồi sự vật hiện tượng.
Ngoài việc cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản về sức khỏe, con
người, về sự vật – hiện tượng đơn giản trong tự nhiên, xã hội, bộ mơn Tự nhiên
và Xã hội cịn bước đầu hình thành cho các em các kỹ năng như:
- Tự chăm sóc cho bản thân, ứng xử và đưa ra các quyết định hợp lý trong đời
sống để phòng tránh một số bệnh tật, tai nạn.
- Quan sát, nhận xét, đặt câu hỏi, diễn đạt những hiểu biết của mình (bằng lời
nói hoặc hình vẽ) về các sự vật – hiện tượng đơn giản trong tự nhiên, xã hội.
- Hình thành và phát triển ở học sinh những thái độ, hành vi như: có ý thức thực
hiện các quy tắc giữ gìn vệ sinh, an tồn cho bản thân, gia đình và cộng đồng,
yêu thiên nhiên, gia đình, trường học, quê hương, đất nước.
3.2 Vai trị TN-XH lớp 1.
Mơn Tự nhiên và Xã hội cung cấp cho học sinh những kiến thức ban đầu và cơ
bản về con người, môi trường xung quanh. Qua đó, giúp các em phát triển năng
lực quan sát, tư duy, lòng ham hiểu biết khoa học và khả năng áp dụng những
kiến thức đã học vào thực tiễn, giúp các em hình thành nhân cách một cách

hồn diện. Cụ thể:
Giúp các em lĩnh hội được những kiến thức ban đầu, thiết thực về:
- Con người và sức khỏe: Các em nhận biêt được các bộ phận bên ngoài của cơ
thể và các giác quan (các bộ phận chính, vai trị nhận biết thế giới xung quanh


của các giác quan, vệ sinh cơ thể và các giác giác quan, vệ sinh răng miệng).
Biết phải giữ vệ sinh cá nhân, ăn đủ no, uống đủ nước, vui chơi, nghỉ ngơi hợp
lí tốt cho sức khỏe.
- Xã hội:
+ Các em biết về các thành viên trong gia đình, sự gắn bó – quan tâm – chăm
sóc giữa các thành viên trong gia đình. Nhà ở và đồ dùng trong nhà (địa chỉ nhà
ở, chỗ ăn, ngủ, làm việc, học tập, tiếp khách, … và các đồ dùng cần thiết trong
gia đình.)Biết giúp cha mẹ làm những cơng việc nhỏ trong nhà. An tồn khi ở
nhà (phịng tránh đứt tay, chân, bỏng, điện giật…).
+ Lớp học: Biết các thành viên trong lớp học, các đồ dùng trong lớp học, giữ
gìn lớp học gọn gàng, sạch sẽ.
+ Thơn, xóm, xã, phường, nơi đang sinh sống: Nhận biết được các cảnh quan
nơi mình đang sinh sống, biết chấp hành đúng luật An tồn giao thơng.
- Tự nhiên: Học sinh có cơ hội hịa mình khám phá thiên nhiên, biết cấu tạo và
mơi trường sống của 1 số lồi cây, của 1 số con vật phổ biến ( tên gọi, đặc điểm
và ích lợi hoặc tác hại đối với con người,…) và một số hiện tượng tự nhiên
(mưa, nắng, gió, rét,…)

B. THỰC TRẠNG


Sau đây là kết quả khảo sát của học sinh lớp 1 của trường TH An Bình B trước
khi sử dụng các phương pháp dạy học tạo hứng thú học tập và ứng dụng công
nghệ thông tin vào dạy học môn Tự nhiên và Xã hội:


Biểu hiện của HS Thường xuyên Thỉnh thoảng

Không bao giờ

Học bài về nhà

80%

15%

5%

Chuẩn bị bài

30%

48%

22%

Chú ý nghe giảng 61%

37%

2%

61%

11%


31%

46%

trước khi đến lớp

và làm bài đầy đủ
Tích cực phát biểu 28%
ý kiến
Chờ đợi giờ học

23%

mơn TN&XH
Ngun nhân:
Học sinh tiểu học chưa hiểu biết, khám phá những cái mới, tự nhiên, xã hội,
con người xung quanh. Nhưng ở các em mức tập trung chú ý còn thấp nên giáo
viên cần tạo ra sự hứng thú, kích thích sự tò mò, ham học hỏi ở mỗi tiết dạy.
Song trong thực tế, người giáo viên chưa coi trọng môn học này. Đặc biệt là ít
đầu tư cho tiết dạy. Tình trạng dạy “chay” cịn phổ biến. Học sinh tư duy cụ thể
còn chiếm ưu thế, phương pháp dạy học truyền thống làm cho học sinh dễ mệt


mỏi, chán nản trong giờ học, khó tiếp thu bài học. Giờ học diễn ra nặng nề,
khơng duy trì được khả năng chú ý của các em.
Một số giáo viên khơng thấy được rằng dạy học theo hướng tích cực tức là tăng
cường hoạt động học tập của cá nhân, kích thích động cơ bên trong của người
học làm cho người học tích cực, chủ động, tự tin phát triển khả năng suy lí, óc
phê phán tìm ra kiến thức mới. Do vậy học sinh rơi vào thế thụ động nhận thức.

Các em thơng minh, nhanh nhạy, có óc tưởng tượng phong phú đó là tiền đề
cho việc đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học nói chung và bộ mơn Tự
nhiên và Xã hội nói riêng.
Muốn có giờ học hiệu quả thì người giáo viên phải thay đổi các hình thức dạy
học, lựa chọn kết hợp các phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại để
nâng cao chất lượng giờ dạy. Có như vậy học sinh mới hứng thú học tập và giờ
học mới đạt hiệu quả cao.
C. NỘI DUNG
1. Các phương pháp tạo hứng thú học tập môn Tự nhiên xã hội lớp 1
Do nội dung môn Tự nhiên và Xã hội phong phú và đa dạng nên địi hỏi khi dạy
mơn này người giáo viên phải biết phối hợp nhiều phương pháp một cách linh
hoạt để tạo hứng thú học tập cho các em.
Đối với bản thân tơi, tơi cho rằng khơng có một phương pháp nào là vạn
năng, mỗi phương pháp đều có ưu điểm và nhược điểm nhất định. Do vậy, trong
quá trình dạy học người giáo viên cần vận dụng chúng một cách linh hoạt đảm
bảo cho học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, tạo hứng thú học tập cho
các em.
* Một số phương pháp dạy học TN&XH:


- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp thảo luận
- Phương pháp thực hành
- Phương pháp đóng vai
- Phương pháp trò chơi học tập
- Phương pháp khen thưởng
Tuy nhiên với đặc trưng của môn học GV cần chú trọng hướng dẫn học sinh
biết cách quan sát, nêu ý kiến, tìm hiểu, phát hiện ra những kiến thức mới về tự
nhiên và xã hội phù hợp với lứa tuổi các em. Đối tượng quan sát là tranh ảnh, sơ

đồ, mẫu vật, là khung cảnh gia đình, lớp học, cơ sở ở địa phương, là cây cối,
con vật và một số hiện tượng thời tiết cần thiết diễn ra hằng ngày.
2. Một số phương pháp dạy học đặc trưng môn TN&XH
2.1. Phương pháp đàm thoại
a) Khái niệm:
Phương pháp đàm thoại là phương pháp giáo viên đặt ra những câu hỏi để học
sinh và giáo viên đối thoại nhằm gợi mở, dẫn dắt HS lĩnh hội nội dung bài học.
Căn cứ vào tính chất hoạt động nhận thức người ta phân biệt 3 hình thức đàm
thoại sau:
- Đàm thoại tái hiện: Giáo viên đưa ra những câu hỏi chỉ yêu cầu học sinh nhớ
lại những kiến thức đã biết và trả lời dựa vào trí nhớ khơng cần suy luận.


- Đàm thoại giải thích – minh họa: nhằm làm sáng tỏ một đề tài nào đó, giáo
viên lần lượt nêu ra những câu hỏi kèm theo những ví dụ minh họa để học sinh
dễ hiểu, dễ nhớ. Hình thức này rất có hiệu quả khi có sự hỗ trợ của phương tiện
nghe nhìn.
- Đàm thoại tìm tịi: giáo viên dùng hệ thống câu hỏi được sắp xếp hợp lí để dẫn
dắt học sinh từng bước phát hiện ra bản chất của sự vật, tính quy luật của hiện
tượng đang tìm hiểu, kích thích sự ham muốn hiểu biết.
Trong q trình dạy học, giáo viên có thể sử dụng cả 3 hình thức, tuy nhiên, sử
dụng hình thức đàm thoại tìm tịi sẽ tạo được sự hứng thú ở các em hơn.
b) Tác dụng:
- Phương pháp đàm thoại được vận dụng tốt sẽ có tác dụng kích thích tính tích
cực, hứng thú, độc lập sáng tạo của HS trong học tập. Bồi dưỡng cho học sinh
năng lực diễn đạt bằng lời nói và làm khơng khí lớp học sơi nổi.
- Phương pháp đàm thoại khơng chỉ có tác dụng giúp học sinh tìm ra kiến thức
mà cịn có tác dụng đánh giá kết quả học tập của học sinh. Nhờ đó giáo viên
thường xun thu được những tín hiệu ngược từ phía học sinh để điều chỉnh
hoạt động dạy và học.

c) Cách tiến hành
Giáo viên có thể tổ chức hoạt động của học sinh theo 3 phương án sau:
- Phương án 1: Giáo viên đặt những câu hỏi nhỏ, riêng lẻ rồi chỉ định từng học
sinh trả lời. Tổ hợp các câu trả lời là nguồn tri thức mới.
- Phương án 2: Giáo viên nêu trước một câu hỏi tương đối lớn, kèm theo những
gợi ý liên quan đến câu hỏi. HS giúp nhau trả lời từng bộ phận của câu hỏi lớn.


- Phương án 3: Giáo viên nêu một câu hỏi chính kèm theo gợi ý, nhằm tổ chức
cho học sinh thảo luận hoặc đặt những câu hỏi phụ để học sinh giúp nhau tìm
lời giải đáp. Câu hỏi chính giáo viên đưa ra thường kích thích tranh luận. Trước
những vấn đề như vậy, ý kiến học sinh thường khác nhau. Giáo viên đưa ra
những câu hỏi phụ để học sinh tự rút ra kết luận. Thông tin mới là nội dung
tranh luận, câu hỏi chính và lời giải đáp tổng kết.
Trong cả 3 phương án trên, giáo viên chỉ là người đưa ra vấn đề, gợi ý, trọng tài,
còn học sinh phải tìm ra câu trả lời. Học sinh tự tìm ra kiến thức, điều này tạo sự
hứng thú, say mê khám phá, học tập.
- Ví dụ: Bài 22: Cây rau ( TN&XH lớp 1, trang 46 )
Để trả lời câu hỏi: “Hãy cho biết tên các bộ phận của cây rau có thể dùng để làm
thức ăn?”
Học sinh có thể có nhiều câu trả lời khơng giống nhau nhưng dựa vào những
câu hỏi phụ:
- Hãy cho biết các bộ phận của cây rau?
- Cây rau em mang đến lớp bộ phận nào ăn được?
- Em thích ăn loại rau nào?….
Học sinh tìm được câu trả lời: tùy vào các loại rau khác nhau mà ứng với phần
của cây được dùng làm thức ăn ( thân, củ, hoa, lá, quả…)

2.2. Phương pháp quan sát
a) Khái niệm:



Phương pháp quan sát là hình thức dạy học GV hướng dẫn học sinh cách sử
dụng các giác quan để tri giác trực tiếp, có mục đích các đối tượng trong TNXH mà khơng có sự can thiệp vào q trình diễn biến của các sự vật, hiện tượng
đó.
b) Tác dụng của phương pháp quan sát
- Phương pháp quan sát được sử dụng phổ biến trong dạy học môn Tự nhiên và
Xã hội
- Quá trình quan sát giúp học sinh nhận biết hình dạng, đặc điểm bên ngồi của
cơ thể người, cây cối, một số con vật và các hiện tượng đang diễn ra trong môi
trường tự nhiên trong cuộc sống hàng ngày.
- Sử dụng phương pháp quan sát tạo được hứng thú học tập cho học sinh, phù
hợp quá trình nhận thức học sinh tiểu học, các em được trực tiếp quan sát tranh
ảnh, vật thật.
- Dạy học sử dụng phương pháp quan sát giúp bài dạy thêm phần phong phú
kèm theo ví dụ minh họa làm cho bài giảng sinh động, cụ thể, hấp dẫn người
nghe.
- Phương pháp quan sát dễ kết hợp các phương pháp khác như phương pháp
phân tích giảng giải, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp đàm thoại,…
làm cho các em học sinh không bị nhàm chán.
c) Tiến trình tổ chức quan sát
- Bước 1: Xác định mục đích quan sát
Trong một bài học, không phải mọi kiến thức cần lĩnh hội đều được rút ra từ
quan sát. Vì vậy, giáo viên cần xác định rõ việc tổ chức cho học sinh quan sát
nhằm đạt mục tiêu, kiến thức, kỹ năng nào?


- Bước 2: Lựa chọn đối tượng quan sát
+ Khi đã xác định được đối tượng quan sát, tuy theo từng nội dung học tập mà
giáo viên lựa chọn đối tượng quan sát phù hợp trình độ học sinh và điều kiện

của địa phương.
+ Đối tượng quan sát có thể là các sự vật hiện tượng, các mối quan hệ đang diễn
ra trong môi trường tự nhiên – xã hội hoặc các tranh ảnh, mơ hình, mẫu vật, sơ
đồ….
+ Diễn tả các sự vật hiện tượng đó. Khi lựa chọn đối tượng quan sát giáo viên
nên ưu tiên lựa chọn các vật thật để giúp học sinh hình thành biểu tượng sinh
động.
+ Đối tượng quan sát: Tranh ảnh chụp hoặc vẽ các cảnh trên đường đi học có
thể gây nguy hiểm hoặc cách tham gia giao thơng an tồn được phóng to.
+ Đối tượng của mơn TN&XH rất đa dạng, phong phú và gần gũi với học sinh.
Vì vậy, bên cạnh tranh ảnh, mẫu vật, mơ hình, …. Giáo viên cần sử dụng khung
cảnh thiên nhiên xung quanh gia đình, trường học và các hoạt động sống ở địa
phương để tạo cơ hội cho các em được quan sát trực tiếp.
+ Tổ chức cho học sinh quan sát cuộc sống ở địa phương vào buổi sáng hoặc
buổi chiều.
- Bước 3: Tổ chức và hướng dẫn học sinh quan sát
+ Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh quan sát theo các nhân, theo nhóm hoặc
cả lớp, điều này phụ thuộc vào số đồ dùng chuẩn bị được và khả năng quản lý
của giáo viên cũng như khả năng tự quản, hợp tác nhóm của học sinh.
+ Tuỳ theo mục đích và đối tượng quan sát, giáo viên hướng dẫn cho các em sử
dụng các giác quan để phán đoán, cảm nhận sự vật hiện tượng (mắt nhìn, tai


nghe, tay sờ, mũi ngửi, … ) thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập. Hệ thống câu
hỏi, bài tập đuợc xây dựng dựa trên mục đích quan sát và trình độ hiểu biết của
học sinh nhằm hướng học sinh đến đối tượng quan sát:
Điều khiển tri giác và hướng dẫn tư duy học sinh theo hướng quan sát cần thiết.
Giúp học sinh phân tích, tổng hợp, khái quát những điều đã quan sát, liên hệ với
các đối tượng mà các em đã nhìn thấy rồi rút ra kết luận khách quan, khoa học.
- Bước 4: Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả về đối tượng được quan sát.

+ Sau khi quan sát, thu thập thông tin, học sinh xử lý các thông tin thông qua
hoạt động ( phân tích, đối chiếu, so sánh, tổng hợp, nhận xét, …) để rút ra kết
luận khoa học về các đối tượng.
+ Hình thức báo cáo có thể bằng lời, phiếu học tập, hay phương tiện dạy học.
Giáo viên tổ chức cho học sinh hoàn thiện các kiến thức, kỹ năng và bổ sung
các kiến thức cần thiết.
+ Ví dụ: Bài 22: Cây rau ( TN&XH lớp 1, Trang 46 )
Sau khi quan sát cây rau trong vườn trường học sinh sẽ có các thơng tin: Các
loại cây rau và nơi sống của chúng. Phân biệt và nói được tên các bộ phận chính
của cây rau.
Qua phân tích, so sánh học sinh rút ra kết luận:
Có rất nhiều loại rau khác nhau như: rau ăn lá( bắp cải, xà lách, …), rau ăn củ
(củ cải, cà rốt, …), rau ăn hoa( thiên lí, …), và rất nhiểu các loại rau khác… Các
loại rau này có thể khác nhau về hình dạng, kích thước nhưng chúng đều có rễ,
thân và lá.
d) Hạn chế


- Đồ dùng dạy học còn hạn chế, sơ sài, tốn nhiều thời gian.
- Khó phân bố thời gian hợp lí, dễ bị cháy giáo án.
- Sử dụng phương pháp quan sát đòi hỏi cao sự kết hợp linh hoạt với các
phương pháp và GV phải bao quát tốt lớp học.

2.3 Phương pháp thực hành
a) Khái niệm:


Phương pháp thực hành là PPDH do giáo viên tổ chức cho học sinh trực tiếp
thao tác trên đối tượng, nhằm giúp học sinh hiểu rõ và vận dụng lí thuyết vào
thực hành, luyện tập, hình thành kĩ năng.

b) Cách tiến hành:
Khi sử dụng phương pháp thực hành có thể tiến hành theo các bước sau:
- Bước 1: Giúp học sinh hiểu vì sao thực hiện kĩ năng đó và một số thông tin
quan trọng khác.
- Bước 2: Giáo viên hướng dẫn để học sinh biết trình tự các bước và cách thực
hiện thao tác. Cách tốt nhất là học sinh được xem trình diễn hoặc nghiên cứu
tình huống. Trong trường hợp phải làm mẫu giáo viên làm với tốc độ vừa phải
để học sinh dễ theo dõi. Cách tốt nhất là giáo viên vừa làm vừa kết hợp giải
thích cách thao tác.
- Bước 3: Tổ chức cho học sinh thực hành
+ Có thể thực hành cá nhân hoặc nhóm. Tuy nhiên giáo viên cần tạo điều kiện
để học sinh thực hành cá nhân.
+ Giáo viên chú ý quan sát để nhanh chóng phát hiện khó khăn sai sót và những
em cần được chỉ bảo thêm.
- Bước 4: Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả thực hành trước lớp.
Ví dụ: Bài 7: Thực hành: đánh răng và rửa mặt. (TN&XH lớp 1,Trang 16)
Giáo viên dùng mơ hình răng hướng dẫn để học sinh biết trình tự các bước chải
răng và cách thực hiện các thao tác, vừa làm vừa nói các bước:
+ Chuẩn bị cốc và nước sạch.


+ Lấy kem đánh răng vào bàn chải.
+ Chải răng theo hướng đưa bàn chải từ trên xuống, từ dưới lên.
+ Lần lượt chải mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai của răng.
+ Súc miệng kĩ rồi nhổ ra, vài lần.
+ Rửa sạch và cất bàn chải vào đúng chỗ sau khi đánh răng (cắm ngược bàn
chải).
Sau đó tổ chức cho học sinh thực hành chải răng tại lớp. Giáo viên chia lớp
thành các nhóm nhỏ. Các em thực hành trong nhóm của mình, sau đó đại diện
các nhóm trình bày cho cả lớp Qua bài học, học sinh sẽ biết đánh răng đúng

cách và áp dụng vào vệ sinh hằng ngày.

2.4 Phương pháp thảo luận
a) Khái niệm:
- Phương pháp thảo luận là cách tổ chức đối thoại giữa học sinh và giáo viên,
giữa học sinh và học sinh nhằm huy động trí tuệ của tập thề để giải quyết một
vấn đề do môn học đặt ra, hoặc một vấn đề do thực tế cuộc sống địi hỏi, đề tìm
hiểu và đưa ra những giải pháp, kiến nghị, quan niệm mới.
- Trong quá trình dạy học thường sử dụng cả hai hình thức thảo luận sau:
+ Thảo luận theo nhóm: học sinh làm việc từng nhóm khoảng từ 2 đến 6 người.
Các nhóm có thể thảo luận một vấn đề giống hay những vấn đề khác nhau. Khi
thảo luận nhóm tất cả mọi người cần tham gia. Cuối cùng đại diện nhóm trình
bày kết quả. Giáo viên là người tổng kết rút ra kết luận.


+ Thảo luận cả lớp: được tiến hành để tăng số lượng học sinh tham gia, tăng giá
trị nhận thức thúc đẩy việc suy nghĩ có phê phán. Áp dụng hình thức này giáo
viên phải bao qt tồn bộ lớp học, tránh tình trạng một số em ngồi chơi gây
mất trật tự.
b) Tác dụng
- Thảo luận có tác dụng góp phần hình thành năng lực làm việc tập thể, thể hiện
trên 3 mặt:
+ Học sinh được tập dợt tham gia tìm hiểu, giải quyết một vấn đề do tình huống
học tập hoặc do thực tế đề ra.
+ Học sinh được học hỏi bạn, biến kiến thức của bạn thành kiến thức của mình.
Thơng qua thảo luận, giúp các em nâng cao năng lực cá nhân..
+ Sử dụng trí tuệ tập thể theo phương châm: hợp tác đề đạt được kết quả cao.
+ Thảo luận dưới sự hướng dẫn của giáo viên còn tạo ra mối quan hệ hai chiều
giữa GV- HS, HS- HS giúp giáo viên nắm được hiệu quả giáo dục.
Trong quá trình thảo luận học sinh giữ vai trị tích cực, chủ động tham gia thảo

luận. Giáo viên giữ vai trò nêu vấn đề, gợi ý khi cần thiết và tổng kết thảo luận.
Nội dung thảo luận là những vấn đề gần gũi với cuộc sống và cũng có thể có
nhiều cách giải quyết khác nhau. Điều này làm các em học tập sơi nổi, tích cực
và hứng thú hơn với môn học.
c) Cách tiến hành:
- Bước 1: Chuẩn bị nội dung thảo luận


Giáo viên cần chọn nội dung thảo luận thích hợp với học sinh. Trước khi đưa ra
đề tài cần thảo luận, giáo viên cần nghiên cứu xem học sinh đã biết làm gì, cảm
thấy gì? Sẽ suy nghĩ gì về đề tài này?
- Bước 2: Tiến hành thảo luận
+ Mở đầu giáo viên cần thông báo về vấn đề cần thảo luận, hình thức và cách
thức thảo luận.
+ Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm. Mỗi nhóm làm việc độc
lập.
+ Giáo viên quan sát theo dõi và giúp đỡ khi cần thiết.
- Bước 3: Tổng kết và đánh giá thảo luận.
+ Giáo viên hoặc học sinh tổng kết thảo luận và trình bày những ý kiến đã được
thống nhất của tập thể các nhóm. Cuộc thảo luận có thể kết thúc mở, tức là
khơng nhất thiết phải đi đến việc xác định đúng hoặc sai. Có thể hướng dẫn học
sinh vận dụng những tri thức thảo luận được vào thực tế.
+ Giáo viên đánh giá các ý kiến phát biểu, nhận xét về tinh thần, thái độ làm
việc chung của nhóm và cá nhân.
Ví dụ: Bài 22: Cây rau ( TN&XH lớp 1. Trang 46 )
Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm nói về các loại rau và lợi ích của chúng
Nhóm 1: Thảo luận trả lời câu hỏi (các em thường ăn loại rau nào?)
Nhóm 2: Thảo luận trả lời câu hỏi (ăn rau có lợi gì cho sức khỏe?)
Nhóm 3: Thảo luận trả lời câu hỏi ( trước khi dùng rau làm thức ăn người ta
phải làm gì?)



Qua việc thảo luận nhóm học sinh trả lời và GV rút ra kết luận:
- Có rất nhiều loại rau như: rau cải, rau muống, khoai tây, cà rốt, rau bí, rau cần,
bầu, bí, su su, …
- Ăn rau có lợi cho sức khỏe, giúp tránh được các bệnh như: táo bón, chảy máu
chân răng …
- Rau được trồng ở trong vườn, ngồi ruộng nên dính nhiều đất bụi và cịn được
bón phân ….Vì vậy, cần phải rửa sạch rau trước khi ăn.

2.5 Phương pháp đóng vai
a) Khái niệm
Phương pháp đóng vai là cách tổ chức cho học sinh tham gia giải quyết một
tình huống của nội dung học tập gắn liền với thực tế cuộc sống bằng cách diễn
xuất một cách ngẫu hứng mà không cần kịch bản hay luyện tập trước.
b) Tác dụng
- Trong khi tiến hành diễn xuất, học sinh xúc cảm với vai một nhân vật nào đó,
phát huy tính tưởng tượng và xâm nhập vào cuộc sống. Qua đó học sinh được
rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề một cách hợp lí, tự nhiên.
- Trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội, phương pháp đóng vai là dạng hoạt
động sáng tạo và có vai trị rất quan trọng vì:
+ Học sinh được hình thành kĩ năng giao tiếp.
+ Học sinh được bộc lộ thái độ và cảm xúc.


+ Phát triển tính tự tin vào bản thân.
+ Tạo ra những tình huống giúp học sinh suy nghĩ và tự đưa ra quyết định.
c)Cách tiến hành
- Bước 1: Lựa chọn tình huống
Giáo viên, học sinh cùng lựa chọn tình huống đóng vai và xác dịnh việc đóng

vai đó nhằm đạt mục đích gì.
- Bước 2: Chọn người tham gia
Học sinh tình nguyện tham gia hoặc giáo viên cử và được học sinh hứng thú
chấp nhận đóng vai.
- Bước 3: Chuẩn bị diễn xuất
Các vai diễn bàn bạc cách thể hiện, GV chỉ gợi ý khi cần thiết và tạo cơ sở vật
chất cho vở diễn. Giáo viên hướng dẫn hoc sinh tự đặt mình vào vị trí các nhân
vật và cần xử lí như thế nào khi gặp tình huống đó.
- Bước 4: Thể hiện vai diễn
Một số học sinh diễn xuất, những học sinh khác theo dõi.
- Bước 5: Đánh giá kết quả
+ Giáo viên hướng dẫn thảo luận và đánh giá vở diễn về sự thể hiện nội dung và
có thể cả nghệ thuật diễn xuất.
+ Giáo viên yêu cầu một số học sinh khác đóng vai theo cách mà em đã lựa
chọn
+ Giáo viên giúp học sinh tự rút ra bài học cho bản thân.


Ví dụ: Bài 14: An tồn khi ở nhà ( TN&XH lớp 1, trang 30 )
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các hình ở trang 31 SGK và đóng vai thể
hiện lời nói, hành động phù hợp với tình huống xảy ra trong từng hình.
Nhóm 1, nhóm 2: đóng vai xử lí tình huống 1
Nhóm 3, nhóm 4: đóng vai xử lí tình huống 2
Nhóm 5, nhóm 6: đóng vai xử lí tình huống 3
Học sinh tự thảo luận, đóng vai xử lí theo cách của mình một cách tự nhiên. Các
nhóm khác theo dõi, bổ sung.
Qua việc đóng vai xử lí tình huống, học sinh rút được kết luận cho bài học và
kinh nghiệm cho bản thân: không được để đèn dầu và các vật dễ gây cháy trong
màn. Nên tránh xa các vật dễ gây cháy bỏng, khi sử dụng đồ dùng điện phải thật
cẩn thận.


2.6 Phương pháp trò chơi học tập
a) Khái niệm:
- Trò chơi học tập là trị chơi có nội dung gắn với hoạt động học tập của học
sinh.
- Giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi và học.
b) Tác dụng
- Trong tiết học tự nhiên xã hội, việc tổ chức cho học sinh chơi vào bất cứ phần
nào của bài học đều rất quan trọng vì các lí do:


+ Làm thay đổi hình thức học tập.
+ Làm khơng khí lớp học được thoải mái và dễ chịu hơn.
+ Làm cho quá trình học tập trở thành hình thức vui chơi hấp dẫn.
+ Học sinh thấy vui, nhanh nhẹn, cởi mở hơn.
+ Học sinh thấy tự giác và tích cực hơn.
+ Học sinh được củng cố và hệ thống hố kiến thức.
c) u cầu
- Các trị chơi phải thú vị, tạo dược khơng khí vui vẻ để học sinh thích tham gia.
- Phải thu hút đa số (hoặc tất cả) học sinh tham gia.
- Trò chơi đơn giản, dễ chơi.
- Trị chơi khơng được tốn nhiều thời gian, sức lực để không ảnh hưởng đến
hoạt động tiếp theo của tiết học hoặc ảnh hưởng đến tiết học khác.
- Quan trọng hơn trị chơi phải thể hiện được mục đích học tâp, khơng đơn
thuần là trị chơi giải trí.
d) Cách xây dựng một trị chơi học tập
Giáo viên có thể lựa chọn bất kì một hoạt động nào để tổ chức thành trò chơi
bằng cách vận dụng các nhân tố cơ bản của trị chơi:
- Phải thể hiện được tính thi đua giữa các nhóm
- Có quy định về sự thưởng, phạt



- Cách chơi rõ ràng
- Có cách tính điểm
Để xây dựng một trò chơi học tập giáo viên cần lựa chọn từ các hoạt động học
tập đảm bảo được những yếu tố cơ bản trên.
e) Cách tổ chức một trò chơi
- Giới thiệu tên trò chơi
- Cho học sinh chơi thử ( nếu cần)
- Học sinh chơi
- Nhận xét kết quả trò chơi, nhận xét thái độ của người tham dự và rút kinh
nghiệm
- Kết thúc:Giáo viên hỏi học sinh đã học được điều gì qua trị chơi hoặc giáo
viên tổng kết bài học qua trị chơi.
Ví dụ: Bài 22: Cây rau ( TN&XH lớp 1, trang 46 )
Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò “ Đố bạn rau gì”
Mục tiêu: HS được củng cố những hiểu biết về cây rau mà các em vừa được học
Cách tiến hành:
Yêu cầu mỗi tổ cử 2 bạn đại diện lên chơi và phát cho mỗi em một cái khăn
sạch để bịt mắt.
Các em tham gia đứng thành vòng tròn.


×