Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường THCS trong giai đoạn 2018 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.64 KB, 22 trang )

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN TAM DƯƠNG
TRƯỜNG THCS ĐỒNG TĨNH

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao
chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường THCS trong giai đoạn
2018-2020
Tác giả sáng kiến: Kim Đức Chính

Số điện thoại: 0971.933.111
Email:


Đồng Tĩnh, năm 2019

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu:
Trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI, thế giới đã có những bước
tiến dài, nhanh, mạnh, vững chắc trên con đường khoa học kỹ thuật và đưa nó
vào phục vụ cuộc sống cho con người. Với sự phát triển như vũ bão cuả ngành
khoa học công nghệ thông tin đã và đang đưa con người tiến vào lĩnh vực cơng
nghiệp hố, hiện đại hố nhằm giảm sức lao động và làm ra nhiều sản phẩm chất
lượng cao, giá thành thấp, nâng cao đờì sống vật chất, tinh thần cho mọi người
trong xã hội. Đảng, Nhà nước cũng như mọi người dân Việt Nam luôn mong
ước và quyết tâm xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh. Muốn hoàn thành được sứ mệnh lịch sử và vinh quang đó
chúng ta cần có những “ con người” - những con người xã hội chủ nghĩa.
Những hạt giống đó phải được sự ni nấng, chăm sóc, uốn nắn, vun trồng lâu


dài, gian khổ của toàn thể xã hội trong đó ngành giáo dục và đào tạo đóng vai
trị then chốt. Trong thư gửi cho thầy cô giáo và học sinh nhân ngày khai trường
- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết “...non sơng việt nam có trở nên vẻ vang hay
khơng, dân tộc việt nam có thể sánh vai với các cường quốc năm châu được hay
không, phần lớn là nhờ ở cơng học tập của các em’- đó là lời căn dặn, là ước
nguyện của vị Cha già dân tộc với thế hệ trẻ Việt Nam, đó cũng là vinh dự và
trách nhiệm nặng nề của ngành giáo dục và đào tạo trong sự nghiệp “trồng
người” cho đất nước.
Trong bối cảnh hiện nay, khi đất nước đang chuyển mình từng ngày, từng
giờ theo cơ chế hội nhập, muốn bắt kịp những đổi thay như vậy, đất nước ta phải
có những con người có đủ đạo đức, tri thức, kiến thức khoa học kỹ thuật, kỹ
năng lao động... Nền giáo dục với sứ mệnh đào tạo ra nguồn lực có khả năng
thích ứng với những thay đổi của nền khoa học công nghệ ,việc làm… hội nhập
với nền giáo dục của thế giới, với nền văn hoá, văn minh tiên tiến để có cơ hội
sử dụng kho tàng tri thức nhân loại, đáp ứng được yêu cầu, nhu cầu của đất nước
hôm nay và ngày mai.
Xác định nhiệm vụ của đất nước trong thời kỳ đổi mới, Đảng cộng sản
Việt Nam đã coi “ Giáo dục- Đào tạo là quốc sách hàng đầu “. Tại nghị quyết
TWII khoá VIII của Đảng đã nêu rõ “ Khâu then chốt để thực hiện chất lượng
giáo dục là phải chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ
quản lý và đội ngũ nhà giáo”, “ Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo
dục và được xã hội tơn vinh, giáo viên phải có đủ đức, đủ tài”. Chỉ thị 40 của
Ban bí thư trung ương Đảng đã khảng định “Nâng cao chất lượng quản lý và nhà


giáo vừa là nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu trước mắt vừa mang tính chiến lược lâu
dài và chấn hưng đất nước, đảm bảo đủ số lượng, nâng cao chất lượng, cân đối
về cơ cấu, đạt chuẩn đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới ”. Rõ ràng vấn đề bồi
dưỡng đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ trọng tâm trong mỗi cơ sở giáo dục vì chất
lượng giáo dục trước mắt và trong tương lai tuỳ thuộc vào mỗi nhà giáo.

Vai trò, nhiệm vụ của nhà giáo đã được nêu trong điều 15 luật giáo dục:
“Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục. Nhà
giáo không ngừng học tập , nêu gương tốt cho người học”. Nếu khơng có đội
ngũ nhà giáo thì khơng có nhà trường, khơng có nhà trường thì khơng có sự tồn
tại và phát triển giáo dục.
Bậc trung học cơ sở, về kiến thức văn hố - nó là nền móng cực kỳ quan
trọng cho sự phát triển sau này của các em. Giáo dục ở bậc trung học cơ sở là
tiền đề trong hệ thống giáo dục quốc dân, đây là bậc học tạo nền móng vững
chắc cả về kiến thức cũng như phát triển nhân cách học sinh, tri phối hướng phát
triển nhân cách của một con người,vì vậy việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là
một nhiệm vụ cấp bách, bởi giáo viên là người truyền đạt kiến thức, kỹ năng, lối
sống..”dạy chữ-dạy người” đồng thời là tấm gương mẫu mực để các em học tập
và làm theo.
b. Thực tiễn:
Sau nhiều năm công tác tại trường THCS Đồng Tĩnh, tôi nhận thấy bên
cạnh những mặt mạnh, tích cực vẫn cịn những hạn chế, yếu kém nhất định, chất
lượng giáo dục toàn diện chuyển biến chưa nhiều, phương pháp giảng dạy còn
chậm đổi mới, chưa phát huy được tính chủ động sáng tạo của người học. Một
bộ phận giáo viên còn ngại sử dụng thiết bị dạy học. Một bộ phận giáo viên trình
độ chun mơn cịn hạn chế do cơ chế đào tạo. Một số giáo viên có trình độ
chun mơn đạt chuẩn và trên chuẩn nhưng yếu về phương pháp sư phạm. Chất
lượng học sinh đại trà và chất lượng học sinh giỏi qua kết quả khảo sát trong
những năm học gần đây cho thấy: chất lượng thực chưa cao, chất lượng đại trà
nằm khoảng giữa cuối các trường trong huyện ( lấy kết quả thi vào THPT làm
căn cứ: năm học 2010-2011 xếp 115/147(11/14); Năm học 2011-2012 xếp
122/147(12/14), năm học 2012-2013 xếp thứ 68/147(6/14) , năm học 2013-2014
xếp thứ 83/147(7/14).., Về học sinh giỏi: Nhiều năm đạt 01 giải cấp tỉnh/năm,
năm học 2011-2012 xếp thứ 11/14, năm học 2012-2013 xếp thứ 2/14; Năm
2013-2014 xếp thứ 2/14, năm học 2014-2015 xếp thứ 4/14( riêng lớp 7 xếp thứ
1/14)…học sinh giỏi tỉnh lớp 9: 2017-2018 xếp thứ 3/14, 2018-2019 xếp thứ

3/14. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới kết quả trên, nhưng với chất lượng hiện
tại của nhà trường thì nhiệm vụ của người làm cán bộ quản lý là phải tìm ra giải
pháp khả thi nhằm bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên để nâng
cao chất lượng đại trà và chất lượng học sinh giỏi đi lên, đây là một việc phải
làm và làm ngay đối với mỗi nhà trường .
Về nội dung, tôi đã tập trung theo dõi, nghiên cứu kết quả về thực trạng
chất lượng học tập của học sinh trường THCS Đồng Tĩnh trong những năm qua


cùng với các giải pháp, đề xuất nhằm phát huy mặt mạnh, khắc phục hạn chế
của thực trạng đó tới 2020.
2. Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
ở trường THCS trong giai đoạn 2018 - 2020.
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Kim Đức Chính
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THCS Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương,
tỉnh Vĩnh Phúc.
- Số điện thoại: 0971933111

Email:

4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Kim Đức Chính - Trường THCS Đồng
Tĩnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Ngành GD&ĐT bậc THCS
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Tháng 02 năm
2018
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
1. Cơ sở lý luận khoa học của sáng kiến:
1.1. Chiến lược xây dựng con người của Đảng và Nhà nước Việt Nam
hiện nay:

Đi đôi với xây dựng mơi trường văn hố là chiến lược xây dựng con
người. Đây là khâu then chốt để tạo dựng và thúc đẩy xã hội phát triển hiện tại
cũng như trong tương lai. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã
khảng định :” phát triển khoa học công nghệ cùng với phát triển Giáo dục và
Đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy mạnh Cơng
nghiệp, Hiện đại hố đất nước ”. Trong cuốn xây dựng môi trường văn hố..Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã viết ”Giáo dục và Đào tạo là môi
trường cơ bản để con người rèn luyện và phát triển về mọi phương diện, là chìa
khóa vàng mở cánh cửa để chúng ta bước vào tương lai. xây dựng và đào tạo
được ” con người” thực sự, chúng ta sẽ có một tương lai tươi sáng, ngược lại
chúng ta sẽ có một bóng đen bao phủ”
Hiện nay, chúng ta đang bước vào sự nghiệp Cơng nghiệp hố, hiện đại
hố đất nước cùng chiến lược xây dựng con người - Là hai nhiệm vụ trung tâm
mang tính thời đại, hai nhiệm vụ này quan hệ biện chứng với nhau, tác động qua
lại lẫn nhau, vừa là điều kiện, vừa là tiền đề của nhau; Trong đó xây dựng con
Người vừa là mục tiêu, vừa là động lực để thực hiiện Cơng nghiệp hố, hiện đại
hố đất nước, ngược lại, sự nghiệp Cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá tạo ra các điều
kiện về vật chất, kỹ thuật và văn hoá, xã hội phục vụ chiến lược con người. Mục
đích của Đảng và Nhà nước cũng nguyện vọng của đông đảo nhân dân lao động
Việt Nam là xây dựng một xã hội mà ở đó con người được giải phóng, nhân dân
lao động làm chủ đất nước, như mong ước của Bác “ ...nước ta được hoàn toàn


độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, ...ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được
học hành”. Muốn tiến tới mục tiêu đó trước hết phải “ phát triển con người, với
tư cách vừa là động lực, vừa là mục đích của cách mạng. “… nội dung cốt lõi là
lý tưởng độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư
tưởng Hồ Chí Minh, nhằm mục tiêu tất cả vì con người, vì hạnh phúc và sự phát
triển phong phú, tự do toàn diện của con người.”
Từ quan điểm, nhận thức về vai trò của Con người trên ta thấy: Con
người không chỉ là trung tâm của sự phát triển kinh tế - xã hội với tư cách là

mục tiêu mà còn là động lực và là nhân tố bảo đảm cho sự phát triển của đất
nước theo con đường ta đã chọn. Yếu tố đầu tiên về nguồn lực con người ta cần
xây dựng đó là tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng lực, trình độ quản lý, bí
quyết hành nghề. Trong thời đại khoa học kỹ thuật hiện đại, khoa học cơng nghệ
tiên tiến thì con người khơng chỉ u cầu chăm chỉ, nhiệt tình... lao động mà
phải lao động có trí tuệ chứ khơng thuần t là lao động cơ bắp. Phải nhanh
nhậy, tiếp cận có chọn lọc với khoa học tiên tiên của nhân loại, biến kiến thức đó
thành của mình và vận dụng vào lao động làm ra nhanh, nhiều sản phẩm có chất
lượng tốt cho xã hội. lao động có tri thức là yếu tố quyết định tới sự tăng trưởng
kinh tế xã hội.
Yếu tố thứ hai ta cần xây dựng là đạo đức lao động - Đó là lương tâm,
trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật trong lao động. sự nghiệp Cơng nghiệp hố,
Hiện đại hố đất nước là một q trình cải biến xã hội sâu sắc ở nước ta; Nó địi
hỏi con người phải có ý chí lớn, tình cảm lớn, tư tưởng lớn thì mới giành được
thắng lợi. Vì vậy cần xây dựng một ý chí quyết tâm vượt khó khăn, phát huy
tinh thần u nước, ý chí tự cường dân tộc, ý thức cộng đông trách nhiệm cao
mới có thể lao động sáng tạo làm cho “ dân giàu, nước mạnh” tạo một xã hội “
công bằng, dân chủ, văn minh”. đó là hai yếu tố cơ bản bắt buộc phải có ở con
người trong thời đại mới để “ làm nhân tố cho sự phát triển nhanh chóng và bền
vững “ ở nước ta.
Xây dựng con người là mục tiêu của sự nghiệp Cơng nghiệp hố, hiện đại
hố đất nước nên nó phải là kết quả tổng hợp của tất cả những hoạt động kinh tế,
chính trị, xã hội và văn hố trong đó” hệ tư tưởng là cốt lõi, vốn tri thức là hành
trang bắt buộc phải mang theo. Đảm nhận vinh dự và trách nhiệm nặng nề đó là
nhiệm vụ của tồn xã hội trong đó vai trị của ngành Giáo dục & Đào tạo là then
chốt. Trong giai đoạn hiện nay, phát triển sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo là “
quốc sách hàng đầu “
1.2.Nhiệm vụ cơ bản bậc THCS:
Bậc trung học cơ sở – Bậc học mà ở đó gồm các em lứa tuổi 11 – 15.
Khoa học tâm lý lứa tuổi cho thấy đây là lứa tuổi chuyển tiếp giữa trẻ em và

người lớn. là thời kỳ dậy thì của các em nữ và giai đoạn “ vỡ tiếng” của các em
nam. đây là giai đoạn có sự biến đổi rất lớn về tâm sinh lý con người. Các em rất
nhanh, nhạy cảm với những biến động của tự nhiên và xã hội, vì vậy rất dễ tiếp
thu và làm theo cái tốt cũng như cái xấu của người khác, đặc biệt là của người


lớn; Là giai đoạn hình thành và phát triển có tính bền vững về nhân cách của con
người. Đặc biệt, về kiến thức văn hố - nó là nền móng cực kỳ quan trọng cho
sự phát triển sau này của các em. Với chương trình giảng dạy hiện nay, kiến thức
các em được tiếp thu sẽ củng cố khối kiến thức tiểu học, xây dựng nền móng
cho khối kiến thức bậc THPT sau này phát triển lên. Từ đó có thể nhận định
rằng: giáo dục Trung học cơ sở là một nền móng cực kỳ quan trọng trong q
trình thực hiện chiến lược xây dựng con người trong giai đoạn mới.
1.3. Cơng tác quản lý và vai trị của người cán bộ quản lý giáo dục bậc
THCS:
1.3.1. Vai trò của người cán bộ quản lý.
Nói về vai trị của người cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh khảng định:”.. cán
bộ là cái gốc của mọi công việc”, “công việc thành công hay thất bại đều do cán
bộ tốt hay kém”. Người cán bộ có thể ví như một tấm gương phản ánh tất cả tâm
tư, nguyện vọng cũng như thực trạng của đơn vị mình. Cán bộ ở cơ sở là người
trực tiếp đưa các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước tới
mọi thành viên trong đơn vị ( cùng các lực lượng xã hội xung quanh đơn vị
mình) đồng thời hướng dẫn, tổ chức cho họ thực hiện các đường lối, chủ trương,
chính sách ấy. Thực tế cho thấy bất cứ cơ quan, đơn vị nào mà cán bộ quản lý
tận tâm, tận lực, hăng say với công việc, tập trung , chú trọng tới vấn đề nào thì
vấn đề đó được làm tốt, có hiệu quả cao..” , còn ngược lại ở nơi nào cán bộ quản
lý thiếu năng lực, làm việc thiếu trách nhiệm, lơ là trong công việc hoặc làm
việc theo cảm tính ... thì ở đó kỷ cương, nề nếp khơng được coi trọng… dẫn tới
hiệu quả công việc không tốt. Có thể thấy“ cán bộ là nhân tố quyết định sự thành
bại của cách mạng” . Trong giai đoạn đất nước đang đổi mới, vai trò người cán

bộ càng quan trọng hơn bao giờ hết. Chính vì vậy mà “ đổi mới cán bộ... là mắt
xích quan trọng nhất... để thúc đẩy những cuộc cải cách có ý nghĩa cách mạng”.
1.3.2. Mối quan hệ giữa công tác quản lý giáo dục, đội ngũ giáo viên và
chất lượng học sinh.
Dạy chữ, dạy người, là cả một nghệ thuật khó thể hiện, dạy người, dạy
chữ lại càng khó hơn. Dạy học là một nghệ thuật, làm quản lý càng phải nghệ
thuật hơn. Người cán bộ quản lý không những tham gia giảng dạy, phải giảng tốt
mà còn yêu cầu như trái tim, khối óc điều khiển mọi hoạt động của cơ thể con
người. Trái tim có khoẻ mới đủ sức vận hành máu đi ni cơ thể, khối óc có
minh mẫn, mới sáng tạo, điều khiển được các hành vi hoạt động của con người,
hướng các hoạt động đó vào mục đích có lợi cho cộng đồng và xã hội. Mỗi hành
động, mỗi việc làm của người cán bộ quản lý giáo dục đều có ảnh hưởng rất lớn
đến suy nghĩ và việc làm của giáo viên và học sinh: “ cán bộ nào, phong trào
ấy”, đó là một khảng định đúng đắn đã được kiểm nghiệm qua thực tế; Nó đúng
cho mọi ngành, mọi cấp trong đó có ngành Giáo dục và Đào tạo. Ta đã biết
người cán bộ quản lý giáo dục ở cơ sở là người trực tiếp đưa các đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước tới giáo viên, công nhân viên, học
sinh ( cùng các lực lượng xã hội xung quanh đơn vị mình) đồng thời hướng dẫn,


tổ chức cho họ thực hiện các đường lối, chủ trương, chính sách ấy. Người cán bộ
quản lý giáo dục có đủ năng lực trên các lĩnh vực có liên quan đến cơng tác quản
lý, có đủ phẩm chất đạo đức cách mạng mới có thể đưa phong trào nhà trường đi
lên, điều ngược lại chắc chắn không sai. Từ đó có thể khảng định rằng: nhà
trường có đi lên được hay không, phần lớn đều do cán bộ quản lý tốt hay kém.
Trong công tác quản lý, xây dựng đội ngũ giáo viên, người cán bộ quản lý
tổ chức tuyên truyền, học tâp thường xuyên các đường lối, chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước, các chỉ thị, hướng dẫn của ngành... giúp giáo viên
hiểu rõ, nhận thức đúng về “kỷ cương, tình thương, trách nhiệm” của mình đối
với xã hội, nhà trường và học sinh. Kết hợp tốt với sự quản lý chặt chẽ, tạo điều

kiện đúng mức của cán bộ quản lý, làm cho đội ngũ giáo viên sẽ tâm huyết với
nghề, đem hết khả năng, tận tình giảng dạy, áp dụng triệt để các yêu cầu của
phương pháp mới. Từ đó gây được hứng thú học tập cho học sinh, phát huy khả
năng tìm tịi kiến thức, sáng tạo trong tiếp thu kiến thức của các em.
Trong công tác tổ chức giáo dục học sinh, người cán bộ quản lý thường
xuyên tổ chức tuyên truyền, học tập, giáo dục hướng nghiệp để học sinh nhận
thức đúng động cơ, thái độ học tập, định hướng được con đường đi trong tương
lai. Giúp các em chăm chỉ học hành, tự luyện rèn để hoàn thiện bản thân, với các
việc làm trên chất lượng học tập của học sinh nâng lên là điều tất yếu. Như vậy
ta có thể khảng định: Công tác quản lý quyết định đến chất lượng đội ngũ giáo
viên và kết quả học tập của học sinh và ngược lại,chất lượng học tập của học
sinh phản ánh đúng phần lớn trình độ, năng lực, phẩm chất của người cán bộ
quản lý. Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng.
Trong ngành Giáo dục & Đào tạo, người cán bộ quản lý giáo dục nói
chung và người cán bộ quản lý giáo dục THCS nói riêng ảnh hưởng rất lớn đến
chất lượng nói chung của học sinh. Hiện tại ngành Giáo dục & Đào tạo đã và
đang thực hiện cuộc cải cách về chương trình, sách giáo khoa, kiên quyết chống
tiêu cực trong việc giảng dạy, đánh giá sai về chất lượng học sinh. Chống các
hiện tượng vị thành tích mà báo cáo sai sự thật. Đó thực sự là một cuộc cách
mạng trong ngành giáo dục khi mà làm không tốt nhưng báo cáo lại hay. Tệ nạn
chạy theo thành tích đã ăn sâu vào nếp nghĩ, việc làm của mọi người trong nhiều
năm. Thật là khó khi phải thay đổi hẳn cách nghĩ, cách làm, nhưng đó là cơng
việc mà Đảng, Nhà nước và nhân dân đã giao phó cho ngành giáo dục. Mỗi cán
bộ, giáo viên, nhân viên trong ngành giáo dục phải thấy được vinh dự và trách
nhiệm của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng cao cả đó. Đối với
lứa tuổi trung học cơ sở, người cán bộ quản lý cần phải làm gì, tác động đến các
đối tượng nào và tác động như thế nào để hoàn thành nhiệm vụ của cấp học
trong chiến lược xây dựng con người của Đảng trong giai đoạn mới. Đó là nội
dung cơ bản mà sáng kiến này đề cập tới, trọng tâm là nâng cao chất lượng đại
trà và chất lượng học sinh giỏi ở bậc THCS.

1.3.3. Phương pháp nghiên cứu:


- Thực trạng đội ngũ giáo viên và chất lượng học tập của học sinh ở
Trường THCS Đồng Tĩnh trong những năm gần đây cùng các yếu tố tác động tới
thực trạng đó.
2. Đặc điểm tình hình của địa phương và nhà trường:
2.2.1 Đặc điểm tình hình của địa phương:
Xã Đồng Tĩnh nằm phía bắc huyện Tam Dương, có diện tích 1036 ha, số
hộ gia đình là 3536 hộ, dân số 11952 người. Tồn xã được chia thành 14
đội(thơn), mức thu nhập bình quân khoảng 17.100.000 đ/người/năm (thấp nhất
huyện Tam Dương). Là một xã đất rộng, người đông vào bậc nhất huyện Tam
Dương. Điều kiện kinh tế nhìn chung khó khăn, cuộc sống của người dân nơi
đây vẫn cịn đói nghèo hơn nhiều so với các địa phương khác trong huyện. Số hộ
nghèo hiện vẫn còn khá nhiều và phần lớn là các hộ gia đình vẫn cịn con đi học
trong các trường. Các nguồn thu của địa phương hầu như trông vào nông nghiệp
nên ảnh hưởng rất lớn đến khả năng hỗ trợ, đầu tư kinh phí cho các hoạt động
dạy và học của nhà trường.
2.2.2 Đặc điểm tình hình nhà trường:
Từ năm học 2012-2013 đến năm học 2018-2019, đội ngũ giáo viên nhà
trường thường xuyên thiếu từ 6 đến 10 giáo viên. Thời điểm hiện tại nhà trường
có 21 giáo viên/14 lớp(tỷ lệ 1,5 giáo viên/lớp). Về cơ sở vật chất nhà trường
hiện có 11 phịng học (trong đó kiên cố: 06, tạm: 05), diện tích nhà trường
4360m2 chỉ đạt bình qn khoảng gần 8m2/HS, phịng học bộ mơn hiện khơng
có. Phịng làm việc, phịng họp của cán bộ, giáo viên nhà trường là dãy nhà kho
của hợp tác xã được xây dựng từ năm 1970.
Những thống kê trên cho thấy cơ sở vật chất phục vụ cho dạy học của nhà
trường vừa yếu lại vừa thiếu; đội ngũ giáo viên không đáp ứng về số lượng theo
định biên chưa nói tới chất lượng. Đây là bức tường cao khó vượt qua trong
cơng tác nâng cao chất lượng đội ngũ cũng như nâng cao chất lượng giáo dục.

Từ đặc điểm trên nhà trường có các thuận lợi, khó khăn như sau:
+Thuận lợi:
- Được sự quan tâm, tôn trọng của Đảng, Chính quyền và nhân dân địa
phương
- Học sinh hầu hết có ý thức, thái độ đúng trong học tập, ngoan ngỗn, tơn
trọng, lễ phép với thầy, cơ giáo
+ Khó khăn:
- Điều kiện địa phương cịn nghèo nên việc đầu tư cơ sở vật chất cho dạy
và học còn hạn chế.
- Địa bàn khá rộng nên việc đi học của học sinh gặp nhiều khó khăn.
- Các gia đình có con em đang học tại trường, hầu hết cịn nghèo nên đầu
tư cho con em học tập còn hạn chế.


3. Thực trạng chất lượng dạy học ở trường THCS Đồng Tĩnh trong
những năm gần đây cùng các yếu tố tác động tới thực trạng đó:
Trường THCS Đồng Tĩnh - Hiện tại là trường có số lớp và số học sinh
nhiều nhất của huyện Tam Dương. Thời điểm hiện tại trường có 14 lớp với 555
học sinh; cán bộ, giáo viên hai mươi bốn người. Hiện tại, cán bộ, giáo viên
100% đạt trình độ chuẩn đào tạo (73,1% đạt trình độ đại học).
Về giáo dục đạo đức cho học sinh trong những năm gần đây, với sự quan
tâm của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền, đồn thể và sự kết hợp tốt giữa gia đình
với nhà trường, hầu hết học sinh có đạo đức tốt, khá (bình qn đạt hơn 90% ).
Thể hiện ở kết quả trong hai năm vừa qua khơng có học sinh nào vi phạm pháp
luật, mắc các tai tệ nạn xã hội, khơng có học sinh có những biểu hiện vơ lễ với
thầy cơ giáo; Các hiện tượng đánh chửi nhau thi thoảng mới xẩy ra ở mức độ
nhẹ. Tỷ lệ xếp loại hạnh kiểm khá, tốt của nhà trường phù hợp bình quân chung
của huyện Tam Dương. Về chất lượng học tập của học sinh, Trường THCS
Đồng Tĩnh đứng trong khoảng giữa của huyện Tam Dương trong hai năm gần
đây. Hàng năm nhà trường đều tổ chức khảo sát chất lượng thực ở tất cả các môn

học và các khối lớp .
4. Kết quả:
Những việc mà nhà trường đã làm được trong những năm qua:
- Đối với đội ngũ giáo viên, nhân viên:
+ Khảo sát đội ngũ giáo viên nhà trường:
Tư tưởng chính trị
Tổng số GV tham gia đánh giá :21

Tốt

Khá

Trung bình Yếu

Đạo đức, lối sống

19

Chấp hành đường lối chủ trương
chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước

21

Chấp hành các quy chế của ngành,
quy định của trường

16

5


Trung thực trong cơng tác, đồn kết
nội bộ

15

4

Tinh thần đấu tranh phê và tự phê

16

5

Tín nhiệm của đồng nghiệp và phụ
huynh học sinh

15

3

3

Tư tưởng công tác lâu dài tại đơn
vị

16

2


3

Trình độ đào tạo:

2

2


Trình độ đào tạo

Năm học

Tổng
số

2012-2013

32

20

11

1

96,9

2013-2014


30

23

7

0

100

2014-2015

29

22

7

0

100

2015-2016

30

23

7


0

100

2016-2017

25

20

5

0

100

2017-2018

22

17

5

0

100

2018-2019


21

17

4

0

100

Trên
chuẩn

Đạt
chuẩn

Chưa đạt Tỷ lệ %
chuẩn
Đạt chuẩn trở lên

Ghi
chú

Chất lượng đội ngũ

Giáo viên Giáo viên Giáo viên Giáo viên Giáo viên
giỏi tỉnh
giỏi huyện giỏi trường trung bình còn yếu

Năm học


Tổng
số

2012-2013

32

1

1

8

19

3

2013-2014

32

1

5

10

15


1

2014-2015

30

2

6

12

10

0

2015-2016

29

3

6

12

8

0


2016-2017

25

2

4

10

9

1

2017-2018

22

2

3

9

8

1

2018-2019


21

2

2

8

8

0

Năng lực sư phạm
-Tổng số GV tham gia đánh giá :21
Kiến thức ngành

Tốt

Khá

Trung
bình

Tâm lý sư phạm

16

3

2


Kiểm tra đánh giá kết quả học tập và rèn luyện
của học sinh theo phương pháp mới

15

4

2

Thơng tin chính trị, xã hội và nhân văn, kỹ năng
ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ

19

1

1

Lập kế hoạch giảng dạy, soạn giáo án theo
phương pháp mới

18

3

Tổ chức các hoạt động dạy học phát huy được
tính tích cực của học sinh

16


3

2

Yếu


Nhìn chung, qua kết quả khảo sát đội ngũ hầu hết giáo viên nhà trường có
tư tưởng chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, yên tâm công tác. Số lượng
giáo viên giỏi khá ổn định, cụ thể:
Năm học 2010-2011: Thi GVG đạt 01 giải nhất, 01 giải nhì cấp huyện, 02
giải nhì cấp tỉnh.
Năm học 2012-2013: Thi GVG đạt 03 giải ba, 02 giải KK cấp huyện, 01
giải KK cấp tỉnh.
Năm học 2013-2014: Thi CBTV giỏi đạt 01 giải nhất cấp huyện, 01 giải
nhì cấp tỉnh.
Năm học 2014-2015: Đạt 01 giải nhất, 01 giải ba E-learning tỉnh, 01 giải
KK E-learning cấp huyện.
-Năm học 2015-2016: Đạt 02 giải nhất, 01 giải ba E-learning tỉnh.
-Năm học 2016-2017: Đạt 01 giải KK GVG tỉnh, 01 giải ba Elearningtỉnh.
-Năm học 2017-2018: Đạt 01 giải ba E-learning tỉnh
-Năm học 2018-2019 10 Hiện chưa thi cấp nào
- Đối với học sinh:
Thi vào lớp 10 PTTH:
- Năm học 2010-2011: xếp thứ 114/147
- Năm học 2011-2012: xếp thứ 122/147
- Năm học 2012-2013: xếp thứ 68/147
- Năm học 2013-2014: xếp thứ 83/147
- Từ năm học 2014 -2015 Sở GD&ĐT không xếp thứ tự các trường

Năm học 2017-2018 kết quả thấp: 132/147
Chất lượng đại trà:

Hạnh kiểm
Năm học

2012-2013
2013-2014
2014-2015
2015-2016

Tốt

Học lực

Khá:

Tbìn
h

Yếu

Giỏi: Khá:

T
bình

Yếu

Kém


TS

437

144

31

53

211

286

60

2

%

71,41

23,53

5,07

8,06

34,48


46,73

9,8

0,33

TS

430

128

45

52

245

263

43

%

71,3

21,2

6,77


8,6

40,6

43,6

7,1

TS

410

141

38

48

233

263

40

5

%

69,6


23,9

6,5

8,1

39,6

44,7

6,8

0,8

TS

478

75

8

0

32

229

274


26

%

85,2

13,3

1,4

0

5,8

40,8

48,8

4,6


2016-2017
2017-2018

TS

478

53


0

0

21

198

262

50

%

90,2

9,8

0

0

4,0

37,8

49,3

9,4


0

28

210

249

52

5,14

38,6

46,8

9,5

TS
%

492
84,8

79
14,5

4
0,7


Chất lượng học sinh giỏi:
Năm học 2010 -2011 nhà trường có 01 em đạt giải KK cấp tỉnh; cấp
huyện đạt 22 giải (01 giải nhì, 03 giải ba, 18 KK), về TDTT: đạt 02 giải
(01 giải nhất, 01 giải ba).
Năm học 2011 -2012 nhà trường có 12 em học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 đạt
giải học sinh giỏi cấp huyện, 01 cấp tỉnh ( 01giải ba), về TDTT có 02 học sinh
tham gia đội tuyển của huyện đạt giải nhất quốc gia
Năm học 2012-2013 nhà trường có 42 em học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 đạt
giải học sinh giỏi cấp huyện, 15 cấp tỉnh ( 4 giải nhì, 6 giải ba, 5 kk). khảo sát
của sở, trường xếp thứ 2/30 trường trong tỉnh tham gia.
Năm học 2013-2014 nhà trường có 46 em học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 đạt
giải học sinh giỏi cấp huyện, 12 em đạt giải cấp tỉnh ( 4 giải nhì, 5 giải ba, 3
KK). Chất lượng học sinh giỏi của trường đứng thứ 2/14 trường của huyện Tam
Dương, nhiều học sinh của nhà trường phát huy tốt khả năng học tập của mình
và được đánh giá cao khi vào học THPT.
Năm học 2014-2015 Đạt 18 giải cấp tỉnh (01 giải nhì, 06 giải ba, 09
KK), về TDTT, Văn nghệ: 01 giải nhất, 01 giải ba. Cấp huyện, học sinh nhà
trường đạt 67 giải - giải văn hóa đạt 58 ( 03 giải nhất, 09 giải nhì, 21 giải ba, 25
KK), TDTT: đạt 06 giải nhất, 02 nhì.
Năm học 2015-2016 Đạt 19 giải cấp tỉnh (01 giải nhất, 03 giải nhì). Cấp
huyện, học sinh nhà trường đạt 75 giải ( Về HSG văn hóa đạt 68 giải 03 giải
nhất, 09 giải nhì, 19 giải ba, 37 KK)
+ Thi NCKHKT: Đạt 01 giải ba
+ Thi TDTT, Văn nghệ: đạt 01 giải nhì, 03 giải ba, 01 KK.
Năm học 2016-2017 Đạt 9 giải cấp tỉnh, 57 giải cấp huyện,
+ Thi NCKHKT: Đạt 01 giải ba
Năm học 2017-2018 Đạt 11 giải cấp tỉnh (01 giải nhất, 02 giải nhì). Cấp
huyện, học sinh nhà trường đạt 36 giải.
Năm học 2018-2019: Thời điểm hiện tai- tháng 02/2019, nhà trường đạt

03 giải cấp tỉnh(02 giải nhì, 01 KK) xếp thứ 3/14.
+ Thi NCKHKT: Đạt 01 giải KK
Trong 5 năm qua, học sinh nhà trường đã tham gia nhiều lần khảo sát ( do
sở, phòng và nhà trường tổ chức). Qua khảo sát đã đánh giá được chất lượng
thực; nhìn vào chất lượng thực qua khảo sát: Các mơn đều có tiến bộ, riêng 2


mơn Văn, Tốn thì tỷ lệ đạt từ trung bình trở lên thấp( môn Văn khoảng trên
60%- tỷ lệ khá, giỏi cịn thấp, khoảng gần 20%; tỷ lệ trung bình trở lên của mơn
Tốn cịn thấp hơn. chất lượng khảo sát thực trên phù hợp với kết quả thi vào các
trường phổ thông trung học của học sinh. Trong năm năm gần đây, tỷ lệ thi vào
THPT ( đỗ vào hệ a ) bình quân đạt 92,4%. Đội ngũ giáo viên nhà trường được
công nhận danh hiệu giáo viên giỏi các cấp và có HSG cấp tỉnh, huyện ổn định
hàng năm. Ban giám hiệu đã thường xuyên, liên tục kiểm tra việc soạn giảng của
giáo viên . động viên, khen chê kịp thời, đúng lúc, đúng cách. nêu cao dân chủ
hoá trong nhà trường, phát huy được sự sáng tạo của đội ngũ giáo viên trong
giảng, tính tích cực, chủ động của học sinh trong tiếp thu kiến thức; Đối xử công
bằng với mọi thành viên, xử lý nghiêm khắc, có lý, có tình với các biểu hiện tích
cực cũng như tiêu cực trong đơn vị và hơn hết là sự gương mẫu trong công việc,
sự quản lý chặt chẽ, dám nghĩ, dám làm và làm thực sự trong việc đánh giá chất
lượng học sinh. Đó là những nguyên nhân cơ bản dẫn tới thành công.
- Những việc chưa làm được trong hai năm qua:
Nhìn vào số liệu kiểm tra thực thấy rằng :
+ Đội ngũ giáo viên còn thiếu nhiều, số ít chưa n tâm cơng tác, chưa
tâm huyết với nghề, năng lực thực chất của một vài GV còn yếu.
+ Còn số lượng khá lớn học sinh chưa chú ý, đầu tư và có động cơ, thái độ
học tập chưa đúng. kết quả học tập còn thấp.
5. Các nguyên nhân dẫn đến kết quả trên:
5.1. Đội ngũ cán bộ và công tác quản lý:
Đây là lực lượng tuy ít so với đội ngũ giáo viên song có vai trò quyết định

tới chất lượng dạy học của các nhà trường. Trong công tác quản lý chuyên môn,
một phương pháp quản lý hiện nay còn mắc là xem xét hồ sơ là chủ yếu mà ít
quan tâm đến việc thực làm của giáo viên, học sinh trên lớp. việc kiểm tra sử
dụng đồ dùng dạy học của giáo viên trên lớp. Việc khảo sát chất lượng thực,
kiểm tra triển khai các chuyên đề không được thực hiện thường xuyên dẫn đến
sự giảng dạy qua loa, đại khái của giáo viên. Việc chú trọng quá nhiều vào làm
số lượng hồ sơ theo qui định của giáo viên làm cho sự giảng dạy thiếu quan tâm
chiều sâu; Ngồi ra cơng tác quản lý dạy thêm, học thêm thiếu chặt chẽ - là
nguyên nhân trọng yếu làm giảm chất lượng học tập của học sinh
5.2. Đội ngũ giáo viên
Hiện nay, hầu hết các trường trong huyện Tam Dương đủ về số lượng,
trình độ đào tạo chuẩn hoặc trên chuẩn. Nhiều giáo viên có trình độ, hăng say
chun mơn, có trách nhiệm, lương tâm với nghề nghiệp. Trường THCS Đồng
Tĩnh hiện tại biên chế thiếu 8 giáo viên nên hầu hết phải dạy vượt qui định. Phần
lớn giáo viên nhà trường phải nuôi con ăn học nên đời sống cịn khó khăn, ảnh
hưởng khơng nhỏ đến công tác giảng dạy.
5.3. Học sinh:


Nhìn vào số liệu thực và qua kiểm tra thấy rằng: cịn số lượng khá lớn học
sinh có động cơ, thái độ học tập chưa đúng nên chưa chú ý, đầu tư đúng mức
cho học tập thể hiện ở kết quả học tập cịn thấp.
Qua tìm hiểu cụ thể một số khá lớn học sinh quan niệm học xong cũng về làm
ruộng do nhà nghèo, vì nếu thi đỗ, gia đình cũng khơng có tiền ni ăn học. Một
số tự ty mình học đã yếu có cố cũng khơng thể thi đỗ vào các trường được; Một
số ít do sự quản lý lỏng lẻo, kiểm tra, cho điểm khơng chính xác của giáo viên
sinh ra lười học, mải chơi; Một số do sự quản lý quá chặt của gia đình nên đến
trường chỉ với mục đích trốn việc. Ngược lại, một số em đến trường là nghĩa vụ
mà gia đình bắt làm. Các nhận thức trên đều dẫn đến động cơ, thái độ học tập
sai, kết quả học tập thấp kém.

5.4. Cơ sở vật chất và sự kết hợp tham gia giáo dục của các lực lượng
trong xã hội:
5.4.1. Về cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho dạy và học:
Thực tế hiện nay ở Trường THCS Đồng Tĩnh CSVC quá thiếu, mặc dù
đã đầu tư khá nhiều trong những năm gần đây nhưng phòng học tại thời điểm
này mới đạt 50% nhà kiên cố, số còn lại là nhà cấp 4 đã xng cấp, nhiều lớp
học, phịng làm việc của lãnh đạo, giáo viên xây từ những năm 70 của thế kỷ
XX vẫn được sử dụng sau khi tu sửa chút ít. Nhà thấp, khơng đủ ánh sáng cho
các em học tập, các phịng học bộ mơn khơng có; Bàn ghế học sinh đủ cho các
em ngồi học nhưng có khoảng 50% đã quá cũ.
5.4.2. Về sự kết hợp tham gia giáo dục của các lực lượng trong xã hội.
Thực trạng hiện nay các trường THCS của huyện Tam Dương đã có sự
quan tâm, giúp đỡ của các lực lượng xã hội rất nhiều, đặc biệt là Phòng GD&ĐT
Tam Dương. Trong những năm gần đây đã đầu tư cho cảc trường nhiều trang
thiết bị hiện đại, nhưng chỉ sự qua tâm giúp đỡ của phòng giáo dục thơi là chưa
đủ, cần phải có sự giúp đỡ của tồn xã hội. Thực trạng đó thể hiện rõ nhất là cơ
sở vật chất hiện đều còn thiếu, đặc biệt là các phịng học bộ mơn. Trường THCS
Đồng Tĩnh là một trong những đơn vị khó khăn nhất trong số các trường THCS
của huyện Tam Dương. Đảng, Chính quyền địa phương quan tâm nhiều tới nhà
trường, nhưng chủ yếu là chất lượng học tập của các em, tới học sinh giỏi, cịn
nói tới xây dựng cơ sở vật chất thì đành bng xi. Một địa phương đặc biệt
khó khăn, các nguồn thu khơng có hoặc có rất ít làm sao địi hỏi nhiều. Với
CSVC như vậy thì chất lượng học tập như hiện nay là đã có sự cố gắng rất nhiều
của đội ngũ giáo viên.
Việc kết hợp giáo dục đạo đức cũng như văn hoá hiện nay với các lực
lượng trong xã hội nhìn chung thuận lợi, song điều cần nêu ra ở đây là phụ
huynh học sinh. Số ít có sự “ quan tâm “ quá mức cần thiết tới việc học tập của
các em, làm các em lười học, ỷ vào bố mẹ. Số ít lại phó mặc cho nhà trường,
không tạo điều kiện cho con em mình học tập. Nhiều trường hợp giáo viên
khơng tập trung được để bồi dưỡng ( không thu tiền ) do học sinh phải đi lao



động giúp gia đình. Tất cả các biểu hiện trên đều làm giảm chất lượng học tập
của học sinh.
Trên đây là thực trạng hiện nay về chất lượng dạy học của Trường THCS
Đồng Tĩnh cùng các nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự thành công, sự đứng yên,
dậm chân tại chỗ, sự giảm sút chất lượng học tập của học sinh do nhiều ngun
nhân trong đó có vai trị của người cán bộ quản lý giáo dục.
6, Những giải pháp cơ bản đến hết năm 2020
Căn cứ chiến lược xây dựng con người trong giai đoạn hiện nay của Đảng
cộng sản việt nam.
Căn cứ mục tiêu phấn đấu, tinh thần kiên quyết chống các biểu hiện tiêu
cực của ngành Giáo dục & Đào tạo.
Căn cứ vào nhiệm vụ năm học của Bộ Giáo dục & Đào tạo, các hướng
dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc,
của Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Tam Dương.
Căn cứ vào những phân tích về những việc đã làm được và chưa làm được
của Trường THCS Đồng Tinh trong hai năm qua cùng với các nguyên nhân cơ
bản tạo ra sự thành bại đó .
Căn cứ tình hình thực tại của địa phương.
Phần tiếp theo của sáng kiến, tôi xin đưa ra một số giải pháp mà người cán
bộ quản lý Trường THCS Đồng Tĩnh cần thực hiện đến năm 2020, nhằm phát
huy những thành cơng đã có và khắc phục những tồn tại trong nhiệm vụ nâng
dần chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn của học sinh Trường THCS Đồng
Tĩnh như sau:
6.1. Bồi dưỡng tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, cho đội ngũ
Đây là công việc nhằm nâng cao nhận thức về thế giới quan, nhân sinh quan cho
đội ngũ giáo viên nhằm tạo ra sự nhạy bén, khả năng thích ứng về mặt xã hội
nhất là trong cuộc hội nhập và cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế, nền khoa học
Công nghệ -Thông tin- Tri thức. Nhận thức đó tạo nên sức mạnh, niềm tin và lý

tưởng của từng giáo viên, từ đó xác định rõ vị trí, vai trò, trách nhiệm của đội
ngũ giáo viên trong việc giáo dục học sinh. Bồi dưỡng lịng nhân ái, tình thương
yêu con người, giáo dục ý thức “Kỷ cương- Tình thương- Trách nhiệm” đặc biệt
bồi dưỡng cái “ tâm ” nghề nghiệp với phương châm: “Lấy hiệu quả chất lượng
công việc và uy tín làm tiêu chí và thước đo giá trị công tác, học tập phấn đấu
của người thầy”. Hoạt động của người thầy “Tất cả vì hiệu quả hoạt động của
mỗi người học”. Vì vậy, nhà trường cần bồi dưỡng cho đội ngũ thấm nhuần quan
điểm, đường lối lãnh đạo, chính sách của Đảng và Nhà nước, thực hiện quan
điểm chỉ đạo của ngành bằng các văn bản pháp luật, các văn bản chỉ đạo của
ngành, nhất là sự chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ
thông tin trong giảng dạy, kiểm tra đánh giá học sinh .Hoạt động này được thông
qua trong các buổi họp hội đồng sư phạm, họp tổ chuyên môn, hội thảo chuyên
đề, qua các buổi hoạt động ngoài giờ lờn lớp. Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức,


nhân cách, lối sống để mỗi giáo viên thực sự là thước đo chuẩn mực, là hình
mẫu thần tượng trong mỗi HS.
Trong thời gian gần đây, thực tế đã xảy ra ở nhiều nơi, nhiều cơ sở giáo dục là
phẩm chất đạo đức nhà giáo của một số người ảnh hưởng rất xấu tới hình ảnh
người thầy; một số cá nhân lợi dụng điều đó để cơng kích, nói xấu đội ngũ giáo
viên làm truyền thống tôn sư trọng đạo của xã hội xuống cấp. Vì vậy cần tăng
cường rèn cho đội ngũ về đạo đức, chuẩn mực sư phạm, bản lĩnh.. trong giao
tiếp đối xử với các lực lượng trong xã hội và học sinh. Trường hợp những giáo
viên làm ảnh hưởng đến uy tín người thầy cần xử lý nghiêm khắc theo qui định.
Cần tăng cường bồi dưỡng để mỗi cán bộ giáo viên có nhận thức đầy đủ
về mục đích, yêu cầu, nội dung, ý nghĩa của cuộc vận động “Hai không” với bốn
nội dung; cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh”, với phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện , học sinh tích
cực” được thể hiện qua chất lượng giáo dục, thực hiện mỗi thầy cô giáo là
“ Tấm gương sáng về đạo đức , tự học và sáng tạo” , lồng ghép tư tưởng đạo đức

Hồ Chí Minh và kỹ năng sống vào bài giảng.
6.2. Nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ :
Hiện nay hầu hết giáo viên của trường trình độ đào tạo chuẩn hoặc trên
chuẩn. nhiều giáo viên có chun mơn vững, hăng say cơng tác, có trách nhiệm,
lương tâm với nghề nghiệp. tuy nhiên cũng còn giáo viên trách nhiệm chưa cao,
làm việc chưa hết trách nhiệm. người cán bộ quản lý phải cập nhật thường xuyên
các thông tin, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng,Nhà nước, cuả ngành
giúp họ nhận thức kịp thời sự biến chuyển của đất nước, nhiệm vụ trọng tâm của
mình trong mỗi thời điểm. kết hợp với cơng đồn, phải xây dựng được sự đoàn
kết, thống nhất thực sự trong tập thể. thương yêu, đùm bọc lẫn nhau khi khó
khăn hoạn nạn. chăm lo cuộc sống của họ như của mình .cần nắm cụ thể các
thơng tin để hiểu rõ hồn cảnh, tâm tư, nguyện vọng của họ để giải quyết, giúp
đỡ kịp thời. biến nhà trường thành mái ấm thứ hai của họ.
Trong công việc, người cán bộ quản lý phải nêu cao tinh thần dân chủ
hố trong nhà trường. phân cơng lao động đảm bảo mặt bằng với mọi người. về
chuyên môn, từ khi có chỉ thị "hai khơng" của bộ trưởng , cần xây dựng cho đội
ngũ giáo viên khả năng phát hiện và sử lý các biểu hiện tiêu cực của học sinh
trong kiểm tra, thi cử. phải động viên, tạo điều kiện cho đội ngũ đi học đầy đủ
các lớp chuyên đề do sở, phòng giáo dục tổ chức, học các lớp đại học nâng cao
trình độ. phát huy được sự sáng tạo của đội ngũ giáo viên trong giảng dạy. Chú
trọng việc kiểm tra và phải thực hiện thường xuyên, liên tục việc soạn giảng,
việc chuẩn bị và sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên khi lên lớp giảng dạy.
chọn tổ trưởng chun mơn có năng lực, thường xuyên tổ chức dạy các chuyên
đề ở các tổ ít nhất mỗi tháng 2 lần, đặc biệt chú trọng tới phương pháp phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong tiếp thu kiến thức, tổ chức
khảo sát nghiêm túc chất lượng học tập của học sinh dưới nhiều hình thức: đột
xuất, hàng tháng, mỗi kỳ căn cứ kết quả đó để đánh giá năng lực và tinh thần, ý


thức trách nhiệm của giáo viên. xếp loại giáo viên theo qui định đầy đủ, dân chủ

từ các tổ chuyên môn. phải cho điểm cụ thể và xếp được thứ tự ( đây là việc đơn
giản nhưng rất khó thực hiện). từ đó động viên, khen chê kịp thời, đúng lúc,
đúng cách. Khi sử lý các sai phạm của giáo viên cần cơng minh, nghiêm khắc,
nhưng có lý, có tình. tiến tới mục đích: xây dựng được một đội ngũ giáo viên
giỏi về chuyên môn, tâm huyết với nghề, hết lịng vì nhà trường, vì học sinh thân
u.
6.3. Bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy cho đội ngũ giáo viên
Xã hội càng phỏt triển thì yêu cầu đặt ra đối với giáo dục ngày càng cao.
Trước đây phương pháp dạy học là thầy truyền thụ, học sinh thụ động tiếp thu.
Phương pháp này không phù hợp với hiện tại, giáo dục ngày nay phải đào tạo ra
những con người năng động, sáng tạo… nên phải đổi mới phương pháp giảng
dạy cho phù hợp với tinh hình hiện nay. Việc đổi mới bắt đầu từ việc đổi mới
cách soạn, làm thế nào để chuyển biến chất lượng giáo án thì mới có chất lượng
giờ dạy tốt. Muốn làm được như vậy thì người thầy phải đào sâu suy nghĩ, trao
đổi, thảo luận để đi đến thống nhất cách xây dựng một giáo án khoa học, cải
tiến, soạn trên papoi, giáo án điện tử. Đây được xem là một chuyên đề được tổ
chức thường xuyên. Đổi mới cách dạy, bồi dưỡng cho đội ngũ cách dạy tiếp cận
phương pháp “Lấy HS làm trung tâm” . Từ thực tế của đội ngũ, cán bộ quản lý
cùng tổ chuyên môn tăng cường dự giờ, rút kinh nghiệm, tăng cường các hội
thảo chuyên đề, tăng cường dự giờ các đợt thi đua hội thi chào mừng ngày nhà
giáo Việt Nam 20-11, ngày quốc tế phụ nữ, ngày 26-3… Sau các đợt thi hội
giảng cần đánh giá, xếp loại để mỗi cá nhân tự nhận ra ưu nhược điểm của mình
và có hướng phấn đấu. Đổi mới việc sử dụng và khai thác thiết bị dạy học,sử
dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Tổ chức tập huấn sử dụng thiết bị dạy
học, thường xuyên kiểm tra sổ dự giờ, giáo án.
6.4. Đổi mới hoạt động của tổ chuyên môn.
Đây là hoạt động trọng tâm, nhà trường là trung tâm bồi dưỡng, tổ chuyên
môn là đơn vị bồi dưỡng, cần cải tiến hoạt động của tổ về cả nội dung và hình
thức để tránh nhàm chán, tổ chuyên môn sinh hoạt vào thứ 5 tuần 2-3 trong
tháng, trong tổ chun mơn phân thành nhóm(mơn) để dự giờ, rút kinh nghiệm

giúp nhau tiến bộ. Từ kế hoạch của trường, tổ lập kế hoạchvà triển khai kế
hoạch, được đem ra thảo luận, trao đổi, đưa ra các tiêu chí thi đua, các thành
viên trong tổ xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho riêng mình. Cần phân cơng
nhiệm vụ cho các thành viên trong tổ cụ thể, sau mỗi công việc cần kiểm tra,
đánh giá công việc, xếp loại thi đua chính xác. Chỉ đạo hoạt động của tổ tập
trung vào việc hội thảo khoa học về đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng
công nghệ thông tin vào bài giảng, kiểm tra đánh giá học sinh… Cử giáo viên
dạy giỏi dạy mẫu cho các thành viên dự và học tập. Cần bố trí, sắp xếp chương
trình, nội dung bồi dưỡng, thời gian đảm bảo theo hướng phân hóa, theo nhu cầu
của người học. Cần kết hợp bồi dưỡng điểm với bồi dưỡng rộng, giữa nội dung
thiết thực và nội dung nâng cao. Trong thực tế, hoạt động của tổ chun mơn
cịn nặng tính hình thức, nể nang, việc rút kinh nghiệm sau dự giờ chưa giúp cho


người dạy cũng như người nghe thấy được những vấn đề cần thiết, hoạt động
chuyên đề chưa hiệu quả còn mang tính hình thức, hiệu qủa áp dụng sau chun
đề chưa cao... Những vấn đề nêu trên đều ảnh hưởng đến việc nâng cao chất
lượng đội ngũ. Người cán bộ quản lý cần phải làm chuyển biến những tồn tại đó.
Cần bồi dưỡng phương pháp quản lý cho tổ trưởng chuyên môn, cần cải tiến
hoạt động quản lý của tổ chun mơn bằng kế hoạch, khoa học, có tính thực
tiễn, kiểm tra đánh giá chặt chẽ, sử dụng đúng người đúng việc. Nhà trường
dùng phương pháp “Kích cầu bằng kinh tế” vừa khuyến khích động viên những
giáo viên có ý thức bồi dưỡng tốt chuyên môn, vừa tạo đà cho những giáo viên
cầu thị tiến bộ . Xây dựng khối đoàn kết trong tập thể sư phạm.
6.5. Xây dựng cho học sinh động cơ, thái độ học tập đúng đáp ứng
được yêu cầu hiện nay của xã hội
Cần xây dựng cụ thể nội qui học sinh. Qui định rõ nghĩa vụ, trách nhiệm
của người học sinh khi đến trường. qua giáo viên chủ nhiệm, qua tổ chức đoàn
đội cần hướng các em vào các hoạt động tập thể, đưa nhà trường thành nơi
khơng chỉ học tập, rèn luyện mà cịn là nơi vui chơi, giải trí của các em “ học mà

chơi, chơi mà học”. Các hoạt động cần tổ chức đa dạng, phong phú dưới nhiều
hình thức như thi Olimpic Tốn, Vật Lý, thi bình luận văn học, thi ngâm thơ, thi
cầu lông, đá cầu...để các em thấy đến trường là một nhu cầu khơng thể thiếu. Từ
đó giáo dục ý thức, động cơ, thái độ học tâp đúng cho các em, giúp các em phát
huy tính tích cực, chủ động trong tiếp thu kiến thức, hăng say trong học tập.
Chống thói học vẹt, các hiện tượng gian lận trong kiểm tra, thi cử, các tai tệ nạn
trong xã hội. Hàng tuần, phải có nhận xét, đánh giá thi đua giữa các khối, lớp,
khuyến khích, động viên và phê bình kịp thời, xử lý nghiêm khắc các sai phạm
bất kể học sinh nào nếu không chịu sửa chữa (chú ý là các em thường phản ứng
rất mạnh nếu khen chê khơng chính xác, khơng đúng thực tế, xúc phạm tới nhân
cách của các em quá thể). Vì vậy cần dân chủ, cho các em bàn bạc, thống nhất ở
mỗi lớp trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
6.6. Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho
dạy và học :
Về vấn đề này, người cán bộ quản lý phải thực hiện tốt mối quan hệ với
cấp trên, đồng thời phải tích cực tham mưu với Đảng, Chính quyền địa phương;
Kêu gọi sự đầu tư của các lực lượng trong xã hội. Xây dựng phòng học kiên cố
cho nhà trường. Do tại thời điểm này nhà trường mới đạt 50% phòng học kiên
cố, số còn lại là nhà cấp 4 đã xuông cấp, nhà thấp, không đủ ánh sáng cho các
em học tập. Số lớp quá nhiều nên phải học trong các lán để xe, phịng để bồi
dưỡng học sinh giỏi thường là phịng phó hiệu trưởng và kho sách. Các phịng
học bộ mơn, phịng thí nghiệm chưa có. Đặc biệt phịng làm việc của lãnh đạo
và của giáo viên quá tồi tàn, chật hẹp, không đủ chỗ ngồi cho giáo viên. Với
thực tế hiện nay của nhà trường, việc làm tốt các mối quan hệ trên để xây dựng
các phòng học, phòng chức năng là nhiệm vụ cấp bách của người cán bộ quản
lý. Vấn đề này thực sự là khó vì xây dựng CSVC là nhiệm vụ của địa phương
nhưng địa phương lại nghèo, không thể làm được. Vậy làm thế nào, theo tôi -


Đó là vận động các tổ chức, cá nhân trong xã hội kết hợp tham mưu tích cực,

tham mưu liên tục với các cấp, các ngành đầu tư xậy dựng CSVC cho nhà
trường, chuyển trường đến địa điểm mới trong thời gian ngắn nhất (2020).
Về xây dựng cảnh quan sư phạm, nhà trường đã có sân trường được bê
tơng hố, cảnh quan sư phạm được xây dựng nhìn chung hài hồ, cây xanh,
bóng mát tạm ổn. Hiện tại cần đầu tư cho qui hoạch và làm vườn hoa, cây cảnh.
Thực sự tạo cho nhà trường thành nơi không chỉ học tập, rèn luyện mà cịn là
nơi vui chơi, giải trí của các em.
6.7. Kiện toàn đội ngũ
Về đội ngũ giáo viên hiện nay thiếu về số lượng, thiếu cục bộ ở một số
môn người cán bộ quản lý cần đề đạt với cấp trên để có đủ giáo viên ở các môn
học, không để hiện tượng dạy chéo ban xẩy ra. Đối với giáo viên hợp đồng (do
thiếu giáo viên biên chế nên nhà trường có 8 giáo viên hợp đồng), một số chưa
có kinh nghiệm giảng dạy và quản lý học sinh dẫn tới chất lượng học tập của các
em thấp. Cần tăng cường thăm lớp dự giờ, tư vấn nghiệp vụ sư phạm… cho đội
ngũ này để nâng cao chất lượng giảng dạy…(hiện nhà trường có 03 giáo viên
hơp đồng thường xuyên có học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi học sinh giỏi
cấp huyện, tỉnh).
6.8 Kết hợp với hội phụ huynh học sinh và các lực lượng xã hội:
Đối với phụ huynh học sịnh cần củng cố và tăng cường hoạt động của hội
phụ huynh. Thắt chặt mối quan hệ giữa phụ huynh với nhà trường và giáo viên
chủ nhiệm. Giáo viên bộ môn qua việc thông báo kịp thời các kết quả học tập,
rèn luyện của các em để cùng giáo dục, tạo điều kiện tốt nhất để các em học tập
ở trường cũng như ở nhà. vận động xây dựng các quỹ hội phục vụ cho công tác
khen thưởng và đầu tư trang thiết bị cho dạy và học.
6.9. Thực hiện tốt công tác của người cán bộ quản lý:
Trước hết người cán bộ quản lý phải nghiêm khắc với bản thân. Luôn tự
học, tự rèn để tự hồn thiện mình về mọi mặt. Trong Ban giám hiệu, phải xây
dựng mối đoàn kết thống nhất, cùng nhau xây dựng kế hoạch năm học dựa trên
nhiệm vụ năm học và các văn bản hướng dẫn của ngành cho phù hợp với thực tế
đơn vị . Cơng việc hàng tuần phải có lịch họp bàn vào thứ hai hoặc thứ bảy và

triển khai kịp thời. Mọi công việc phải dân chủ bàn bạc, không cửa quyền, độc
đốn trong cơng việc. Trong phân cơng lao động, phải nhìn việc chọn người,
đảm bảo cơng bằng, hợp khả năng, trình độ hiện có của mỗi giáo viên. Gương
mẫu, tận tụy trong mọi công việc và đặc biệt phải dám đi đầu trong việc làm
thật, báo cáo thật, không vị thành tích mà làm sai lệch sự thật. Nhanh, nhạy
trong sử lý cơng việc, đặc biệt cần có chế độ động viên, khen thưởng cả về tinh
thần và vật chất thoả đáng với những giáo viên có đóng góp cơng sức trong việc
giữ và nâng chất lượng đại trà, chất lượng học sinh giỏi. Hiện nay đội ngũ giáo
viên có trình độ đại học khá nhiều. Để quản lý tốt trong chuyên môn, người cán
bộ quản lý cần phải khắc phục khó khăn về gia đình, độ tuổi tham gia học tập


nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ đủ “sức” lãnh đạo nhà trường trong giai
đoạn hiện nay.
6.10. Kiểm tra đánh giá
Muốn đạt hiệu quả theo mục tiêu đề ra thì bất cứ cơng việc nào khi đã triển khai
đều phải coi trọng khâu kiểm tra đánh giá. Kiểm tra ln đan xen trong các hoạt
động,việc kiểm tra khơng có nghĩa chỉ là đánh giá kết quả mà còn để uốn nắn,
khắc phục kịp thời những sai phạm. Thực tế ở trường THCS Đồng Tĩnh trong
những năm qua đã tiến hành có hiệu quả; đã kiểm tra thường xuyên, phát hiện
và điều chỉnh kịp thời từ việc xây dựng kế hoạch- Tổ chức chỉ đạo- Kiểm tra
đánh giá phát hiện những hạt nhân tốt để bồi dưỡng.Việc kiểm tra đánh giá là
công việc không thể thiếu, kiểm tra bằng nhiều hình thức. Với giáo viên, tiến
hành kiểm tra tồn diện, kiểm tra chuyên đề, kiểm tra chấm chữa bài cho học
sinh, kiểm tra đột xuất...Với học sinh, kiểm tra khảo sát định kỳ, khảo sát nhanh,
kiểm tra đột xuất việc ghi chép bà...Việc kiểm tra phải thường xuyên, xây dựng
thang điểm cụ thể có tác dụng cao trong việc nâng chất lượng đại trà và chất
lượng học sinh giỏi.
*Bài học kinh nghiệm:
Đề tài áp dụng thử từ tháng 9 năm 2017, áp dụng từ năm học 2017- 2018

đến nay tại Trường THCS Đồng Tĩnh. Bản thân tôi thấy một số vấn đề cốt lõi
dẫn đến thành công như sau:
* Rèn thầy trước, luyện trị sau vì đội ngũ giáo viên là nhân tố trực tiếp quyết
định tới chất lượng giáo dục của nhà trường.
* Cần quan tâm đúng mức đến đời sống vật chất cũng như tinh thần của đội ngũ
giáo viên, từ đó hiểu được tâm tư, nguyện vọng của họ mà có những biện pháp
thích hợp để họ tự giác, tồn tâm, tồn ý với cơng tác giảng dạy.
*Tăng cường khảo sát, kiểm tra dưới mọi hình thức để đánh giá đúng và uốn nắn
kịp thời các tồn tại cho cả thầy và trò.
* Đối với đội ngũ cốt cán, cần có chế độ ưu tiên rõ, cụ thể về vật chất để họ đầu
tư thời gian cho cơng việc.
Trong q trình nghiên cứu và làm đề tài này, tôi đã thu được những kết
quả nhất định .Từ công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nhà trường dẫn tới chất
lượng học sinh giỏi, học sinh đại trà ngày càng khởi sắc. Bản thân tôi hiểu rõ
hơn, sâu hơn tầm quan trọng của chiến lược xây dựng con người của đảng trong
giai đoạn hiện nay. thấy rõ vai trò, trách nhiệm nặng nề mà vinh dự của những
người đứng trên “ mặt trận” giáo dục. Ở đó là cuộc chiến xố bỏ nghèo nàn, lạc
hậu, bất cơng trong xã hội... Trên “mặt trận” đó những nhà giáo “ đúc “ được
những con người bằng xương bằng thịt, những” con người “ có đủ đạo đức mà
xã hội yêu cầu, trên vai mang đủ tri thức tiên tiến của nhân loại. Đó là những


nhân tố quyết định tương lai ngày mai của đất nước. muốn có được những con
người đó trong tương lai thì ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, họ phải được
sống và học tập trong một môi trường văn hóa tiên tiến, đậm bản sắc dân tộc, họ
phải được sự chăm sóc, vun xới của tồn xã hội mà trách nhiệm nặng nề và vinh
dự đó đặt trên vai các nhà giáo.
Để nhà trường đáp ứng được chiến lược xây dựng con người mới của
Đảng, việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là khâu then chốt bởi họ là những người
trực tiếp tạo nên sự chuyển biến cho hệ thống giáo dục nước nhà. Vai trò của

người cán bộ quản lý trong ngành giáo dục trong việc nâng cao chất lượng văn
hố cho học sinh muốn thành cơng càng đòi hỏi cao hơn. Người cán bộ quản lý
phải là mối tổng hoà trong các mối quan hệ với xã hội. Với thực trạng hiện nay
của Trường THCS Đông Tĩnh, muốn hồn thành nhiệm vụ trong q trình thực
hiện chiến lược con người của Đảng, mục tiêu của ngành; Trước mắt là các giải
pháp theo tơi, có thể nói là khả thi nhất trong thực tế hiện nay. Mong rằng, với
sự chỉ dẫn, góp ý của các đồng chí trong Hội đồng sáng kiến, nó sẽ trở thành tư
liệu q, giúp cán bộ quản lý giáo dục ở các trường THCS trong đó có tơi hồn
thành xuất sắc nhiệm vụ.
8. Những thông tin cần được bảo mật: Không
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng của các trường bậc THCS;
10. Đánh giá lợi ích thu được:
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả:
- Khi chưa áp dụng sáng kiến này, chất lượng thi vào PTTH của nhà
trường trong 2 năm vừa qua xếp ở thứ 112,132/147 trường trong tỉnh và thứ 1013/14 trường trong huyện. Chất lượng học sinh giỏi ở tốp giữa của huyên Tam
Dương.
- Khi áp dụng sáng kiến này, chất lượng đại trà của nhà trường chưa có
chuyển biến nhiều song căn cứ thực tại, dự kiến đạt kết quả cao hơn khoảng 10
bậc trở lên. Kết quả học sinh giỏi lớp 9 đạt 03 giải cấp tỉnh( 02 giải nhì, 01 giải
KK) và ở tốp đầu của huyên Tam Dương.
- Khi áp dụng Sáng kiến này, tôi rất chú trọng tới việc dân chủ hóa về tài
chính. Động viên, khen thưởng kịp thời cho giáo viên, nhân viên, học sinh có
thành tích, tơi thấy nội bộ đồn kết, thống nhất, làm việc có tinh thần trách
nhiệm cao, học sinh có tinh thần, thái độ học tập rõ ràng. Nhà trường đã xây
dựng được niềm tin của Đảng, Chính quyền và nhân dân địa phương.
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:
- Kết quả giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh có tiến bộ so với

năm học trước khi áp dụng sáng kiến.


- Nội bộ đồn kết, thống nhất, làm việc có tinh thần trách nhiệm, học sinh
có tinh thần, thái độ học tập rõ ràng. Nhà trường đã xây dựng được niềm tin của
Đảng, Chính quyền và nhân dân địa phương.
- Trong năm học này, mặc dù còn thiếu giáo viên, nhân viên (khoảng 10
người), nhưng từ sáng kiến này kết hợp với chế độ khen thưởng phù hợp với sự
cố gắng của mỗi giáo viên, đội ngũ đã có những tiến bộ về tinh thần, ý thức,
trách nhiệm trong công việc.
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng
sáng kiến lần đầu:
Số Tên tổ chức/cáĐịa chỉ
TT nhân
1

Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến

Trường THCS Xã Đồng Tĩnh, huyện Tam CBQL ngành GD&ĐT bậc
Đồng Tĩnh
Dương, tỉnh Vĩnh Phúc
THCS

Đồng Tĩnh, ngày tháng năm 2019

Đồng Tĩnh, ngày 28 tháng 02 năm 2019

Thủ trưởng đơn vị


Tác giả sáng kiến

(Ký tên, đóng dấu)

(Ký, ghi rõ họ tên)

HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG
Tổng điểm:………….
Xếp loại:…………….
Đồng Tĩnh, ngày tháng 3 năm 2019
TKHĐ



×