Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) một số biện pháp nâng cao chất lượng đại trà môn tiêng anh ở trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1001.14 KB, 26 trang )

Phòng GD&ĐT Vĩnh Tờng
Trờng thcs thợng trng

Chuyên đề
Mt s bin pháp nâng cao chất lượng đại
trà môn Tiêng anh ở trường THCS”
GV :
Phùng Thị Vân Thi

1


Năm học: 2017 - 2018
==================

A. PHN M U
ỏn ngoi ngữ năm 2020 Những năm gần đây của thủ tướng chính phủ
đã nêu rõ: đổi mới tồn diện dạy hoc Ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc
dân, đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt ngiệp các trường chuyên
nghiệp đều có đủ năng lực ngoại ngữ, sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp,học
tập, làm việc trong môi trường đa ngôn ngữ”. Dựa vào những thông tư mà đề án
nêu chúng ta càng nhận định được tầm quan trọng của việc day và học ngoại
ngữ, Hơn nữa biết một ngoại ngữ là đã có trong tay thêm một cơng cụ giao tiếp
mới ngồi tiếng mẹ đẻ.Ngay từ khi học ngoại ngữ chúng ta đã được thầy cô giáo
dạy:”Biết thêm một ngoại ngữ là sống thêm một cuộc đời”. Điều này cho đến
nay vẫn còn nguyên giá trị và sẽ cịn mãi cho thế hệ sau này
Vì vậy để học sinh có thể tiếp cận ngơn ngữ một cách hiệu quả và có thể
sử dụng chúng một cách triệt để thì ngay từ khi mới làm quen với môn học này
chúng ta cần tạo cho các em sự hứng thú, say mê môn học, tạo điều kiện cho các
em tham gia vào q trình tiếp thu ngơn ngữ một cách chủ động và sáng tạo, từ
đó mới có thể nâng cao được chất lượng đại trà của môn học đặc thù này.Đây là


một vấn đề rất quan trọng đối với mỗi giáo viên nói riêng và đối với các nhà
truờng nói chung.Qua thực tế giảng dạy nhiều năm là một giáo viên Tiếng
Anh,tơi ln mong muốn đóng góp một phần vào việc dạy cho các em học sinh
THCS có được một lượng kiến thức cơ bản để làm nền tảng cho các em trong
quá trình học tiếng Anh ở các lớp trên. Chính vì vậy tơi đã mạnh dạn chọn tên
chuyên đề là: Một số biện pháp nâng cao chất lượng đại trà môn Tiêng anh ở
trường THCS”

2


B. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
Để nâng cao chất lượng đại trà môn Tiếng Anh trong trường THCS, giáo
viên phải trang bị cho mình một lượng kiến thức cơ bản để đáp ứng nhu cầu dạy
và học, cần thay đổi phương pháp dạy học cho phù hợp với tình hình mới và các
đối tượng học sinh. Giáo viên phải luôn cập nhật kiến thức, trau dồi về chuyên
môn nghiệp vụ.
Trong soạn bài, giáo viên cần chú ý: tránh rập khuôn,phải đầu tư nhiều thời
gian hơn cho bài soạn, Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy,
nghiên cứu tài liệu tham khảo để bổ sung kiến thức cho mình. Có như vậy thì bài
dạy mới hay, có chất lượng và kết quả mới được nâng cao.Hôm nay tôi mạnh
dạn đưa ra một số kinh nghiệm cơ bản trong quá trình giảng dạy như sau.
1.1. Quan tâm đến đặc điểm tâm - sinh lý của học sinh.
Lứa tuổi học sinh THCS, nhất là học sinh lớp 9 là lứa tuổi hết sức nhạy
cảm, thuộc vào giai đoạn giữa trẻ em và người lớn, khơng cịn là trẻ em nhưng
cũng chưa phải là người lớn, thích làm theo ý mình, thích cái lạ, thích bạn bè,
ham chơi, thiếu tập trung trong học tập, học ngẫu hứng….
Nắm bắt được điểm này ở các em, đặc biệt là những em học lực yếu kém,
giáo viên đã tìm cách thay đổi phương pháp học cho các em: vừa học vừa chơi,
tạo cho các em khơng khí nhẹ nhàng thoải mái khi hoạt động nhóm, hoạt động

cặp. Với những em có vẻ nhút nhát, chưa tự tin khi hoạt động tập thể, ngại nói
tiếng Anh, sợ nói ra dễ bị sai, giáo viên hỏi học sinh bằng những câu hỏi dễ nhất
để khuyến khích và động viên các em.
Người giáo viên lên lớp cần phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý của học
sinh để có phương pháp giảng dạy phù hợp: ứng xử nhẹ nhàng, bình tĩnh, thân
thiện, coi học sinh như là người con, người em trong gia đình, cùng trị chuyện
tâm sự với các em. Ln dành tình cảm cho học sinh, đặc biệt là những học sinh
3


có hồn cảnh khó khăn để các em được chia sẻ và cảm thông, giúp các em tránh
xa sự mặc cảm .Từ đó khơng ngừng phấn đấu vươn lên trong học tập.
1.2 Sắp xếp chỗ ngồi hợp lí cho các đối tượng học sinh:
Chỗ ngồi của các em học sinh cũng là một vấn đề quan trọng ảnh hưởng
không nhỏ đến chất lượng học tập của các em. Bởi lẽ, khi đến lớp, các em không
những chỉ học ở thầy cơ, mà cịn phải học ở bạn rất nhiều, bạn bè chính là nơi để
các em luyện tập, giao tiếp, trao đổi thông tin và cả những kiến thức đã lĩnh hội
được từ thầy cô để các em trở thành những đơi bạn cùng tiến, nhóm bạn cùng
tiến.
Do đó, khi học sinh thực hành giao tiếp theo nhóm hay theo cặp, giáo viên
cần sắp xếp chỗ ngồi hoặc phân nhóm học sinh cho hợp lí để các em có thể thi
đua với nhau theo từng nhóm hay cặp,ví dụ: Với đối tượng học sinh trung bình
yếu, các em sẽ được ngồi cạnh những học sinh giỏi của lớp; đối tượng học sinh
yếu, kém ngồi cạnh những em khá, giỏi.
Tuy nhiên, tùy theo đặc điểm tình hình học sinh yếu kém của từng lớp mà
giáo viên bố trí chỗ ngồi cho các em phù hợp; tránh sự mặc cảm, tự ti về trình
độ học tập. Cần nắm chắc vị trí chỗ ngồi của từng học sinh yếu – kém, thường
xuyên kiểm tra, theo dõi sự tiến bộ của các em.
1.3. Dành sự quan tâm thích đáng đối với học sinh yếu kém.
Trong quá trình giảng dạy, người giáo viên nên quan tâm đến các đối

tượng học sinh: Giỏi, khá, trung bình, yếu, kém. Riêng đối với học sinh yếu
kém, giáo viên cần dành thời gian nhiều hơn: gần gũi, hướng dẫn tỉ mỉ, tận tình.
Thường xuyên chú ý đến việc học bài, làm bài của các em để kịp thời nhắc nhở,
động viên các em. Đây là một việc làm quan trọng và cần thiết nhằm nâng cao
chất lượng bộ môn cho học sinh yếu kém.
Từ trước đến nay, mỗi một giáo viên khi lên lớp đều mong muốn được
hướng dẫn hết những kiến thức cơ bản của bài học trong phạm vi của một tiết
dạy nên phần lớn đều tập trung cho tất cả các đối tượng trung bình, khá và giỏi
mà chưa dành sự quan tâm thích đáng đến đối tượng học sinh yếu kém. Bởi lẽ
đối tượng này sẽ làm “cháy giáo án” nếu chúng ta không biết vận dụng linh hoạt
và sáng tạo các phương pháp tổ chức hoạt động trong giờ học.
4


Trong khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiến thức bài học, ngoài việc kết
hợp nhuần nhuyễn các phương pháp phù hợp với các đối tượng học sinh giáo
viên cần chú ý đến sự tiếp thu của đối tượng học sinh yếu kém bằng cách nhấn
mạnh, nói chậm hay nhắc lại kiến thức cần lưu ý để đối tượng này dễ hiểu bài
hơn. Khi kiểm tra, đánh giá dành những câu hỏi dễ, gợi mở để giúp các em tự tin
trả lời câu hỏi.
Khi sử dụng đồ dùng dạy học, nên dùng những tranh trái cây, đồ vật , con
vật quen thuộc, gần gũi …để học sinh đọc lên từ tiếng Anh. Ngoài tranh ảnh,
cards, posters, băng, đài... giáo viên nên hướng dẫn cho các em làm một bảng
phụ cá nhân. Chỉ bằng một tờ lịch hay một tấm bìa cũ để viết nội dung mà giáo
viên cần truyền đạt cho học sinh. Bài học sẽ hứng thú hơn nếu giáo viên biết
cách tổ chức các trò chơi như “Bingo”, “Guessing”; hoặc tổ chức cho các em
làm bài tập trắc nghiệm qua trị chơi “Rung chng vàng” mà các em thường
hay xem ở trên truyền hình. Bằng cách đó người dạy sẽ lôi cuốn được tất cả các
đối tượng học sinh kể cả những em hằng ngày thường tỏ ra nhút nhát cũng tham
gia rất sôi nổi.

1.4. Dạy kiến thức mới cho học sinh trong từng phần, kỹ năng.
Trong SGK Tiếng Anh lớp 8,9 mỗi đơn vị bài học được chia thành nhiều
phần và các kỹ năng cụ thể như:
- Getting started + Listen and read
- Speaking skill
- Listening skill
- Reading skill
- Writing skill
Trong mỗi phần hoặc mỗi kĩ năng, giáo viên có thể đưa ra các thủ thuật,
phương pháp sao cho phù hợp; đưa ra các hoạt động sinh động, dễ hiểu nhằm
mục đích thu hút và phát huy được tính tích cực của học sinh. Sau đây là một số
kinh nghiệm mà chúng tôi áp dụng để dạy từng phần hoặc từng kĩ năng trong
từng đơn vị bài học.
a. Getting started + Listen and read
5


Giúp học sinh làm quen và cảm thấy hứng thú với chủ đề sắp học trong
bài, đồng thời ôn luyện lại những kiến thức đã học có liên quan đến bài mới.
Giáo viên cần nắm vững ý đồ của các bài tập. Để tiến hành các yêu cầu bài tập ở
phần này, người thầy có thể sử dụng các thủ thuật khác nhau tùy theo những
mục đích và yêu cầu khác nhau của từng bài học.
- Sử dụng tranh ảnh, bản đồ, vật thật.
- Thiết kế những trị chơi ngơn ngữ hấp dẫn, lôi cuốn tất cả các em cùng
tham gia gây khơng khí sơi động, hứng khởi trước khi vào bài mới.
- Hỏi các kiến thức của bài cũ liên quan đến bài mới.
- Đối với học sinh trung bình, yếu kém gióa viên có thể sử dụng cả Tiếng
Anh và Tiếng Việt.
- Cần tạo cơ hội cho học sinh hỏi lại giáo viên hoặc học sinh hỏi đáp lẫn
nhau để gây hứng thú, phát huy tính tích cực của học sinh.

Ví dụ 1: Unit 3: A trip to the countryside (English 9 – Page 22, 23)
- Giáo viên có thể chia lớp thành 2 đội, các em nghĩ về một số hoạt động
thường diễn ra ở nông thôn và điền vào Network trên bảng như sau:

Activities in the countryside

- Học sinh các tổ cố gắng nghĩ và viết; tổ nào viết được nhiều từ đúng, có liên
quan đến chủ đề thì tổ đó chiến thắng.
Đáp án gợi ý:
- Feed pigs, cows, chicken, dogs …
- Collect eggs

- Grow rice

- Play soccer

- Water vegetables

- Fly kites

- Swim in the river
6


Ví dụ 2: Unit 4: Learning a foreign language (English 9- p32,33)
- Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh đưa ra những hoạt động học để cải thiện và
nâng cao Tiếng Anh của mình.
Read English newspapers

How to improve

your English

7


Possible answers:
+ Do the homework
+ Do more grammar exercises in grammar books
+ Speak English to friends in class
+ Read English stories
+ Watch English TV programs
+ Use a dictionary for reading
+ Learn to sing English songs
+ Listen to the English radio programs
Ví dụ 3: Unit 3: At home(English 8 – Page 57)
Giáo viên có thể đưa ra câu hỏi mở để học sinh tự trả lời theo ý hiểu
của mình.” What is the telephone used for?

To chat with friends
What is the telephone used
for?

Possible answers:
to have a massage
to call someone
to make arrangements
to talk to a person who lives far from
8



get information
to relax by watching films or listening to favorite songs
b. Speaking skill
Cần phối hợp sử dụng thường xuyên các hình thức luyện tập nói theo cặp
(pairs) hoặc theo nhóm (groups) để các em có nhiều cơ hội sử dụng Tiếng Anh
trong lớp.Các em học tốt hơn có thể giúp đỡ cho các em học yếu hơn.
Cần hướng dẫn cách tiến hành, làm rõ yêu cầu bài tập hoặc gợi ý hay cung
cấp ngữ liệu trước khi cho học sinh thực hành.
Ngữ cảnh cần được giới thiệu rõ ràng, sử dụng thêm giáo cụ trực quan để
gợi ý hay tạo tình huống.
Giáo viên phải ln khích lệ học sinh sử dụng kiến thức đã học để sử dụng
trong giao tiếp. Có thể mở rộng tình huống, khai thác các tình huống có liên
quan đến cuộc sống thật của các em.
Ví dụ : Unit 1: My friends (English 8 – Page 28-29)
Sau khi học sinh luyện tập miêt tả bức tranh trong sách giáo khoa trang
28 về vị trí các đồ đạc trong nhà bếp, và sắp xếp đồ đạc trong phịng khách nhà
bà Vui. Giáo viên có thể u cầu các em tưởng tưởng và miêu tả phòng khách
hoặc phòng ngủ của gia đình mình.

9


c. Listening skill
Đây là phần luyện tập kỹ năng khá khó đối với các em học sinh, để học
sinh hứng thú và học tập đạt kết quả cao thì giáo viên nên lồng ghép các hoạt
động nghe và nói tiếng Anh với hình thức " vừa chơi - vừa học hướng dẫn các
em ở tập nghe tiếng Anh qua đài, tivi, nghe các bài hát bằng tiếng Anh ...
Giáo viên cần sự lôi cuốn, thu hút học sinh vào nội dung bài nghe
bằng các hình thức hoạt động, các kỹ thuật dạy nghe phù hợp cho từng giai
đoạn của một tiết dạy nghe. Sáng tạo những đồ dùng nghe phù hợp với nội

dung của bài nghe: tranh ảnh, mơ hình, băng ...
- Giới thiệu nội dung sắp nghe, làm rõ ngữ cảnh của bài.
Giáo viên cần giới thiệu một số từ mới, cấu trúc ngữ pháp mới chủ
chốt có trong bài nghe và có ảnh hưởng đến nội dung bài nghe.
Giáo viên cần tạo cơ hội cho học sinh luyện các kỹ năng cần thiết
trong khi nghe như đoán từ, đốn nội dung trong ngữ cảnh, nghe ghép
thơng tin với tranh, nghe điền thông tin vào bảng ...
Giáo viên cần chọn, sử dụng và phối hợp linh hoạt các phương pháp,
kỹ thuật sao cho phù hợp với bài nghe. Ngoài bài tập SGK, thầy cơ giáo có
thể đưa ra các bài tập phù hợp, có tính năng giao tiếp thực tế cao như:
Ví dụ: Unit 7: Saving energy – Listen (b) - (English 9 - Page 60)
Listen again and fill in:
The sun can be an …………….source of power.
Solar energy doesn’t cause ……………
A lot of …………in the world are already using solar energy.
It’s possible to …………… solar energy for a number of days.
Solar panels are installed on the …………. of a house to receive the
energy from the sun.
We can save natural resources by using solar energy …………of coal, gas
and oil.
-Giáo viên hướng dẫn, sau đó học sinh suy đốn theo gợi ý
10


* Câu 1: Phải là một tính từ bắt đầu bằng một nguyên âm (a,e,u,i,o).
* Câu 2: Phải là một danh từ.
* Câu 3: Phải là một danh từ.
* Câu 4: Phải là một động từ.
Answer keys
1. effective


4. store

2. pollution

5. roof

3. countries

6. instead

d. Reading skill
Để dạy đọc một bài khóa có hiệu quả, giáo viên cần chú ý đến nhiều đối
tượng học sinh để từ đó đưa ra những biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém, kích
thích được sự sáng tạo, năng động ở học sinh khá giỏi và làm sao cho tiết học
trở nên sống động, lôi cuốn.
- Giáo viên cần biết kết hợp các kỹ năng nói và viết hợp lý trong tiết dạy
để học sinh có thể phát biểu những ý kiến, nhận xét của mình về đoạn văn.
- Giáo viên nên chuẩn bị bảng phụ, phiếu thông tin (cards) để cho học
sinh thực hành đọc đoạn văn và điền thông tin vắn tắt về nội dung đoạn văn.
Ví dụ 1: Unit 1: A visit from a penpal – Read (Page 9,10)
Đọc lại bài đọc, sau đó điền vào bảng với các thơng tin đúng về đất
nước Malaysia:
MALAYSIA
Area:

…………………..

Population:


…………………..

Climate:

…………………..

Unit of currency:

…………………..

Capital City:

…………………..

Official religion:

…………………..
11


National language: …………………..
Compulsory second language:

…………………..

Answer keys
1. 329,758

5. Kuala Lumpur


2. over 22 million

6. Islam

3. tropical

7. Bahasa Malaysia

4. ringgit

8. English

- Hoặc giáo viên có thể sử dụng bảng phụ để cho học sinh làm bài tập trắc
nghiệm trước khi trả lời câu hỏi về đoạn văn và giúp các em dễ dàng hơn trong
việc tìm thong tim cho các câu trả lời về nội dung bài học.
1. The word “Jeans” comes from ……………
Ví dụ 2: Unit 2: Clothing – Read (English 9 - Page 19,20)
* Multiple choice
A. Asia

B. Europe C. Africa

D. America

2. The 1960’s fashions were …………….
A. shirts

B. shorts C. jeans

D. skirts


3. More and more people began wearing Jeans in the 1970s because they
became ……………
A. cheaper

B. stronger

C. more fashionable

D. better

4. Finally, Jeans became high fashion clothing in the ……………
A. 1960s

B. 1970s C. 1980s

D. 1990s

5. The sale of jeans stopped growing because of …………
A. wars
C. designers
situation

B. styles of Jeans
D. the worldwide economic

12


Possible answers:

1. B

2. C

3. A

4. C

5. B

e. Writing skill.
Các bài luyện tập viết thường bắt đầu một bài mẫu ở trong SGK. Thông
qua hoạt động đọc hiểu, học sinh nắm bắt cách trình bày viết một bài theo mục
đích hay yêu cầu nhất định. Để thực hiện bài này, giáo viên cần làm tốt phần
hướng dẫn mẫu của các bài tập đọc và phát hiện, sau đó giải thích u cầu của
bài viết.
GV cần làm rõ tình huống và yêu cầu của bài viết.
GV nên khai thác sự đóng góp ý kiến của cả lớp hay nhóm trước
khi HS làm việc cá nhân.
GV có thể xây dựng bài qua bước nói trước, sau đó HS viết cá nhân.
Ví dụ 1: Unit 5: The media: Write (English 9- P 44)
Viết một đoạn văn về lợi ích của Internet
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm.
- Sau đó mỗi nhóm đưa ra những lợi ích riêng của nhóm mình.
- Giáo viên thu thập của các nhóm rồi chốt lại những lợi ích của Internet
mà học sinh có thể dựa vào và viết bài của mình.
* The benefits of the Internet
+ The Internet as a source of information
- News
- Weather forecast


- Articles
- Economy

- Trade
+ The Internet as a means of education
- On- line lessons
- On- line schools
- Self- study
13


+TheInternetasasourceofentertainment
- Music
- Movies
- Games

- Shopping

- Fashion
Ví dụ 2: Unit 9 – Natural disasters – Write – English 9 ( P79 - 80)
Giáo viên giao cho mỗi nhóm 6 bức tranh, mỗi bức tranh thể hiện
nội dung của câu chuyện. Yêu cầu học sinh đốn và sắp xếp theo trình tự nhất
định.

14


Sau khi hồn thành xong, mỗi nhóm đưa kết quả của mình dán trên bảng
phụ. Sau đó, học sinh lật sách ra và kiểm tra lại trước khi vào bài học chính.

Giáo viên hướng dẫn học sinh dùng thì Q khứ đơn để mô tả lại hành
động đã xảy ra, kết hợp với việc sử dụng từ gợi ý để viết thành câu hoàn chỉnh
1.5. Phụ đạo học sinh yếu kém
Theo tôi đây là một công việc rất quan trọng trong việc nâng cao chất
lượng đại trà.Ngay từ đầu năm và căn cứ vào tình hình học tập của các lớp dưới,
giáo viên bộ mơn có thể lập danh sách những en học sinh dứoi trung bình để tập
trung vào lớp phụ đạo.Trong q trình dạy tơi thường phân chia các em yếu ra
từng nhóm khác nhau, yếu về từ vựng tơi xếp vào cùng một nhóm, cịn các em
yếu về ngữ pháp xếp vào nhóm riêng.
-Trong nhóm yếu về từ vựng đa số các em chưa biết cách học từ vựng
tiếng anh, không hiểu từ loại của từ, học nhưng chưa nhớ rõ nghĩa, với các em
trong nhóm nay giáo viên nên sử dụng biên pháp đó là tranh thủ 15 phút đầu
giờ , nhờ cán sự bộ môn hoặc những em học tốt nhất trong lớp đi kiểm tra và
giúp đỡ các em học sinh yếu từ vựng này, mỗi ngày ôn 3 đến 4 từ.Đến buổi phụ
đạo lần sau giáo viên sẽ kiểm tra tất cả từ vựng mà giáo viên yêu cầu các em
học,.Như vậy mỗi tuần số từ vựng của các em tăng lên một cách đáng kể.
- Riêng các em yếu về ngữ pháp, giáo viên phụ đạo cho các em theo từng
chuyên đề và từng loại nhình bài tập khác nhau
+ Chia động từ trong ngoặc
+ Chuyển câu sang thể phủ định và nghi vấn để thực hành các thì
+ Đặt câu hỏi với từ gạch chân
+ Viết lại câu giữ nguyên nghĩa
+ Tìm lỗi sai rồi sửa lại cho đúng
- Trước khi đưa ra dạng bài tập nào đó, giáo viên nên dành 15 phút đầu
giờ để nhắc lại những kiến thức cơ bản về phần ngữ pháp đó

15


Ví dụ : Khi muốn yêu cầu học sinh làm bài tập chia động từ ở thì quá khứ

đơn, trước khi đưa lên bảng một số câu cụ thể, giáo viên nên nhắc lại phần kiến
thức cơ bản
Thì quá khứ đơn ( the simple past tense)
Công thức:
S + Ved/V2 + O
Cách dùng: để diễn tả một hành động hay một sự việc đã xảy ra tại một
thời điểm xác địng trong quá khứ, các trạng từ đi kèm là: yesterday,last..,… ago,
in + năm…
Chú ý nếu động từ có quy tắc ta thêm – ed, nếu bất quy tắc ta chuyển sang
cột hai trong bảng động tf bất quy tắc
Chú ý: Nếu động từ có qui tắc -----> ta thêm –ED
Nếu động từ bất qui tắc ----> ta chuyển sang cột hai trong bảng
động từ bất qui tắc.
Nhắc lý thuyết trước như thế thì khi áp dụng làm bài tập, nhìn vào câu
thấy có những từ đi kèm như :yesterday, last Sunday, three years ago…thì các
em dễ dàng chia động từ được ngay.
Và điều quan trọng khi làm bài tập dạng này là giáo viên bộ môn phải yêu cầu
học sinh học thuộc lòng tất cả các động từ bất qui tắc.
*Đối với dạng bài tập chuyển câu sang thể phủ định hoặc nghi vấn, giáo
viên có thể yêu cầu học sinh thực hiện các bước sau:
Bước 1 : xác định chủ từ, động từ.
Bước 2 : xác định thì của động từ.
Bước 3: xác định loại động từ ( động từ thường hay động từ đặc biệt;
động từ có qui tắc hay động từ bất qui tắc nếu ở thì quá
khứ).
Đây là loại bài tập hoàn thành câu với động từ ở thể phủ định, nói cách
khác đây là loại bài tập chuyển câu sang thể phủ định.

16



Muốn làm được bài này, giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện các bước
sau:
- Xác định động từ
- Xác định thì của động từ :
- Xác định loại động từ : động từ có quy tắc hay khơng.
Muốn chuyển câu sang thể phủ định, chúng ta nên mượn trợ động từ ( vì
động từ chính là động từ thường); vì câu chia ở thì quá khứ đơn nên trợ động từ
cần mượn là“ did”, câu phủ định phải thêm “not”. Khi mượn trợ động từ thì
động từ chính phải trả về nguyên mẫu(bỏ – ed).
* Một dạng bài tập khác : đặt câu hỏi với từ gạch dưới
Với loại bài tập này, giáo viên cần giúp học sinh thực hiện theo các bước sau:
- Xác định từ để hỏi cho từ hoặc cụm từ được gạch dươí.
- Xác định chủ từ, động từ.
- Xác định thì của động từ.
- Xác định loại động từ.
*Tương tự như đặt câu hỏi với từ gạch dưới, đối với loại bài tập đặt câu
hỏi với từ cho sẵn trong ngoặc, giáo viên cần giúp học sinh thực hiện các bước
sau:
- Xác định từ để hỏi dùng để hỏi cho từ hoặc cụm từ nào? cho cái gì?
VD: What?

----->

hỏi về vật , sự việc

Who ?

----->


hỏi về người

Where? ----->

hỏi về nơi chốn

When? ----->

hỏi về thời gian

Why?

hỏi về nguyên nhân , lý do

----->

v.v…. và v.v…..
- Xác định chủ từ, động từ.
- Xác định thì của động từ.
17


- Xác định loại động từ.
Phụ đạo học sinh yếu kém chủ yếu là cho các em làm những dạng bài tập
cơ bản. Khi các thao tác đã nhuần nhuyễn, giáo viên bộ mơn có thể cho các em
làm quen với các dạng đề kiểm tra, đề thi học kỳ để các em có được những kỹ
năng làm bài tốt hơn.
Mỗi một buổi dạy phụ đạo là một loại hình bài tập khác nhau. Sau 4 tiết
phụ đạo sẽ có một bài kiểm tra xem mức độ hiểu bài của các em có tiến triển
khơng? Các em có làm được bài tập đã học chưa?

1.6. Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học
Những phần mềm hỗ trợ việc soạn giảng như Power point, Violet hoặc
Adode Presenter có nhiều tính năng ưu việt, dễ sử dụng được rất nhiều giáo viên
đánh giá cao và việc sử dụng công nghệ thông tin vào trong các bài giảng, giáo
viên có thể khai thác sâu nội dung của bài trong một tiết học, đặc biệt phát triển
các kỹ năng Nghe, Nói, Đọc hiểu là những kỹ năng cần được rèn luyện nhiều
trước khi hiểu và nhớ bài. Cho phép giáo viên tiết kiệm “thời gian chết” (xóa
bảng, viết bảng, nhớ những nội dung mà bất ngờ quên...). Ngân hàng hình ảnh,
sự linh động của các slide giúp giáo viên dẫn nhập vào bài học một cách ấn
tượng và thu hút, bởi vì trong giảng dạy ngoại ngữ nói chung và mơn ngoại ngữ
lớp 9 nói riêng vai trị của hình ảnh là rất quan trọng. Hình ảnh khơng chỉ dùng
để minh họa bài học mà còn biểu đạt được những nội dung khác về đất nước
học, văn hóa xã hội của một đất nước. Như vậy đối với tất cả các đối tượng học
sinh kể cả các em trung bình, yếu kém sẽ cũng sẽ tham gia một cách tự nhiên
vào bài học ln thấy có hứng thú với từng tiết học.
Với việc ứng dung CNTT vào trong công tác giảng dạy các đối tượng học
sinh sẽ có nhiều thời gian tích cực tham gia xây dựng bài và thêm sự hứng thú
hơn trong từng tiết học, điều đó đồng nghĩa với việc lượng kiến thức tiếp thu
được nhiều hơn và thời gian thực hành trong mỗi tiết học cũng sẽ nhiều hơn. Tôi
cũng sử dụng những phần mềm này để thiêt kế một số trị chơi ngơn ngữ như :
Noughts and crosses, Lucky numbers, Shark attack, …; hoặc các dạng bài tập
trắc ghiệm, điền khuyết.
- Đối với một số học sinh đại trà giáo viên có sự khó khăn trong việc giới thiệu
một số từ mới bởi vì một số chủ điểm trong SGK lchưa thực sự gần gũi với các
18


em khiến các em khó tưởng tượng. Nhưng với việc ứng dụng CNTT trong bài
giảng giáo viên sử dụng các hình ảnh trên Internet học sinh có thể hiểu biết được
nhiều hơn, dễ tượng tượng hơn và đồng nghĩa với viêc các em sẽ có ứng thú với

mơn học hơn.
Ví dụ 1: UNIT 10: LIFE ON OTHER PLANETS (English 9- P.83)
-Với một số hình ảnh trong SGK học sinh cũng rất khó dể tưởng tượng
nhưng với các hình
-Với những hình ảnh rõ nét và có màu sắc này bằng cách sử dụng bài
giảng powerpoint học sinh sẽ dẽ nhận biết hơn

19


Ví dụ 2: UNIT 4: OUR PAST (English 8- P.42)
- Trong tiết luyện viết kể lại câu truyện “How the tiger got his stripes”
Giáo viên có thể sử dụng một số hình ảnh liên quan đến cốt truyện giúp các em
dễ dàng hiểu được nội dung câu chuyện, hơn nữa các em sẽ có hứng thú hơn
trong giờ luyện viết của mình

20


-Hơn nữa, việc sử dụng có hiệu quả các phương tiện hổ trợ dạy học, các
thiết bị nghe nhìn phục vụ việc rèn luyện kỹ năng ngoại ngữ là yêu cầu bắt buộc
trong giờ học ngoại ngữ. Vì vậy, chúng tơi tích cực đầu tư vào việc soạn giảng
giáo án điện tử, khai thác và ứng dụng hiệu quả trong việc giảng dạy. Chúng tôi
cũng đã làm thử nghiệm giáo án E-learning vào việc dạy Tiếng Anh ở trường
THCS Thượng Trưng.
1.7. Quan tâm đến việc củng cố kiến thức và hướng dẫn phương pháp
làm bài tập về nhà cho học sinh.
Đây là một hoạt động rất quan trọng và cần thiết bởi sau một tiết học các
em cần biết mình đã học được những gì, phải học và vận dụng những kiến thức
cơ bản nào vào bài tập, cách làm bài tập trong sách bài tập nhưthế nào. Đối với

học sinh yếu kém hoạt động này địi hỏi phải có sự cụ thể và tỉ mỉ hơn, cần
hướng dẫn học sinh sắp xếp thời gian tự học, chuẩn bài trước khi đến lớp....
- Sau mỗi bài học giáo viên cần tổng kết, khái quát lại bài học để củng cố
khắc sau kiến thức cho học sinh bằng cách nhắc lại yêu cầu của bài học.
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập ở nhà.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị trước bài mới.
Ví dụ : Sau khi học xong tiết học về kĩ năng đọc Unit 9: Natural
disasters- Read (English 9 – P. 78, 79), giáo viên có thể dùng bản đồ tư duy để
hệ thống kiến thức và nội dung cần nhớ trong bài.

21


- Sau khi củng cố kiến thức xong, giáo viên ra bài tập về nhà cho học sinh
và hướng dẫn cách làm bài
1.8. Chú trọng bài ôn tập cho học sinh
Bài ơn tập nhằm mục đích hệ thống lại các kiến thức và kỹ năng cơ
bản cho học sinh sau khi học xong một phần, một bài hoặc một chủ đề của
môn học. Khi hướng dẫn học sinh ôn tập, giáo viên cần hệ thống hóa lại tất
cả các kiến thức, kỹ năng cơ bản và các cấu trúc câu thường gặp để học
sinh có thể nắm vững và khơng bị lúng túng khi vận dụng vào làm các bài
kiểm tra hoặc bài thi.
22


Ví dụ 1: The past simple with WISH
- Nhắc lại cách chia động từ đứng sau “Wish”.
- Nhắc lại cách chia động từ ở thì q khứ (động từ có quy tắc/
động từ bất quy tắc)
- Lưu ý động từ “to be” sau “Wish” chỉ một dạng “WERE”.

Choose the best answer
a. I wish I ……… a teacher.
A. am

B. was

C. were

D. be

C. having

D. had

b. She wishes she ……………. a new house.
A. have

B. has

Ví dụ 2: Về câu bị động (Passive voice)
- Giáo viên có thể gọi học sinh nhắc lại những kiến thức có liên quan.
- Gọi học sinh khác bổ sung (nếu cần thiết)
- Giáo viên chốt lại cụ thể một cách rõ ràng, dễ hiểu, dễ nhớ.
- Giáo viên cho bài tập cụ thể, yêu cầu học sinh làm.
- Gọi học sinh lên bảng chữa bài, giáo viên nhận xét.
* Cách chuyển:
+ Lấy tân ngữ của câu chủ động làm chủ ngữ trong câu bị động.
+ Sau chủ ngữ câu bị động ta chia to be ( to be chia theo “thì” câu chủ
động và “chủ ngữ” câu bị động).
+ Động từ chính câu chủ động được dùng lại và đưa ra quá khứ phân từ.

Be (not) + V(past participle)Eg: People grow rice in tropical countries.
→ Rice is grown in tropical countries.
- Với câu bị động dùng với động từ “ khiếm khuyết”/ modal verbs: must,
can, should,…... ta dùng cấu trúc sau:
Modal Verb(not) + be + V (past participle)
exercise carefully.

Eg:

You

must

do

this

23


→ This exercise must be done carefully.
Giáo viên đưa ra bài tập cụ thể:
Chuyển các câu sau đây sang câu bị động:
People use milk for making butter and cheese.
They made the fire in the traditional way.
Mary is cutting the cake with the sharp knife.
He was repairing the computer when I came.
They are going to build a new supermarket next year.
We haven’t finished our homework yet.
You may use this room for the classroom.

Nobody believes his story.
Answer keys:
Milk is used for making butter ang cheese.
The fire was made in the traditional way.
The cake is being cut with a sharp knife by Mary.
The computer was being repaired when I came.
A new supermarket is going to be built next year.
Our homework hasn’t been finished yet.
This room may be used for the classroom.
His story isn’t believed.
* Trường hợp đặc biệt, nếu “chủ ngữ” của câu chủ động mang nghĩa phủ
định thì câu đó chính là câu phủ định, yêu cầu học sinh chuyển theo dạng câu
phủ định
1.9. Tổ chức nhiều hình thức kiểm tra đánh giá.
Đánh giá học sinh là một khâu rất quan trọng trong q trình giảng
dạy, nó giúp giáo viên nắm bắt được khả năng thực tế của từng học sinh trong

24


lớp để từ đó giáo viên có biện pháp điều chỉnh kịp thời, khắc phục những điểm
còn hạn chế.
Trong quá trình dạy học giáo viên cần sử dụng nhiều cách thức
đánh giá khác nhau để đánh giá học sinh một cách chính xác và phải xem lại yêu
cầu chuẩn kiến thức bộ môn để ra đề kiểm tra cho phù hợp. Ngoài các bài kiểm
tra được quy định trong chương trình, giáo viên có thể đưa ra thêm các bài kiểm
tra như kiểm tra vấn đáp, kiểm tra viết ngắn ở đầu mỗi tiết học (5-10 phút).
Trong các bài kiểm tra viết cần kết hợp cả bài tập trắc nghiệm và bài tập tự luận,
các bài tập cần sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó và phải đảm bảo những yêu
cầu cơ bản nhất về kiến thức và kỹ năng.

Giáo viên cần vận dụng cách đánh giá theo nhiều chiều: giáo viên
đánh giá học sinh, học sinh đánh giá lẫn nhau và nêu cao ý thức tự đánh giá ở
mỗi học sinh. Chẳng hạn khi kiểm tra vấn đáp, sau khi học sinh trả lời xong
giáo viên gọi một học sinh khác nhận xét và cho điểm. Khi cho học sinh làm bài
kiểm tra viết ngắn, giáo viên đưa ra hai đề thi khác nhau cho học sinh làm, sau
đó tổ chức để hai học sinh ngồi cùng một bàn chấm chéo bài của nhau. Qua việc
chấm bài của bạn, học sinh sẽ tự đánh giá được khả năng của bản thân.
1.10. Chú trọng tiết chữa bài kiểm tra
Chữa toàn bộ các bài kiểm tra, kể cả các bài kiểm tra của Phòng
GD,sở GD theo định kỳ, giúp học sinh nhớ lâu và hiểu rõ bản chất của những
câu mình đã làm sai và giúp học sinh hiểu biết thêm một số từ mới, một số cấu
trúc ngôn ngữ thường được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày xuất hiện trong
mỗi bài kiểm tra. Từ đó giúp các em làm bài kiểm tra tốt hơn và không mắc
những lỗi sai cơ bản mà đã mắc phải ở bài kiểm tra trước.

25


×